Khai Thị Quyển 1- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chương 29: Biểu Hiện Của Ðức Hạnh
Hòa Thượng Tuyên Hóa
22/08/2021
Biểu Hiện của Ðức Hạnh
Tu đạo nghĩa là tu đạo đức chơn chính, không chướng ngại ai, cũng không sợ ai chướng ngại mình.
Lúc bắt đầu tu, người học Phật-pháp phải gieo hạt giống xuống đất. Sau khi hạt giống được gieo, nó có thể nẩy mầm lớn lên chăng? Xem nhân duyên có đủ hay không. Hạt giống thuận lợi nẩy nở khi tất cả trợ duyên đều đầy đủ. Nếu chẳng đầy đủ thì hạt giống có thể bị tiêu hủy. Nếu xét khi mình phát Bồ-đề tâm, trồng chủng tử Bồ-đề xuống rồi, hãy xem chủng tử đó trồng được xuống sâu hay không, có kiên cố lắm không?
Nếu mình trồng đủ sâu, đủ kiên cố chắc thật, thì tương lai chủng tử sẽ sinh căn phát nhạ. Muốn được kết quả Bồ-đề thì cần phải một thời gian tương đương, coi thử mình sẽ dụng công như thế nào? Nếu mình dụng công tới tấn, khai ngộ chứng quả, thành tựu giác đạo, thì có thể coi như là gặt hái được thành công.
Từ lúc chủng tử sinh căn phát nhạ đến lúc ra hoa kết trái; quá trình đó trải qua một thời gian dài cần ta luôn bồi dưỡng, tưới nước, bón phân. Phân bón là gì? Tức là đạo đức. Người tu hành ở bất cứ mọi nơi phải nương nơi đạo đức, lấy đạo đức làm căn bản của giới điều.
Ðạo Nho nói rằng:
"Ðức giả bổn dã, tài giả mạt dã." Nghĩa là đức là gốc mà tiền tài vật chất là ngọn. Ðức hạnh là gốc của con người, còn tiền tài vật chất là những thứ ngọn ngành. Người tu Ðạo lúc nào cũng phải biết tiếc phước, đừng nên phí phạm tiền bạc vật chất. Như vậy trải qua ngày tháng lâu dài thì có thể bồi dưỡng đức hạnh của mình. Hoa quả sinh ra rất là mau thành. Nếu như mình không ra sức bồi dưỡng tưới nước, bón phân thì hoa quả đó rất dễ bị khô héo rồi chết đi. Cho nên đối với người tu, điều quan trọng nhất là phải chú trọng đến đức hạnh.
Ðức hạnh là ở nơi rất nhỏ nhặt mà tập thành: "Vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi" nghĩa là đừng coi những chuyện thiện nhỏ mà không làm, rồi chỉ chờ làm những chuyện thiện lớn. Chuyện thiện lớn chẳng có nhiều đâu. Núi to là do từng hạt bụi nhỏ kết tập thành, bụi tuy nhỏ nhưng kết tập nhiều thì thành một khối núi lớn. Ðức hạnh tuy là nhỏ, nhưng nếu mình tích tập nhiều thì cũng có thể thành một khối đức hạnh lớn vậy.
Không đi ngược lại đạo đức tức là đức hạnh. Không chướng ngại kẻ khác tức là đạo đức. Bất luận làm chuyện gì, nên xem bổn phận mình là giúp đỡ người khác. Trên phương diện lợi ích, thời gian, văn hóa hay trí huệ, hoặc tất cả mọi sự, nếu mình trở ngại người khác, không làm lợi ích cho ai cả, tức là mình đã đi ngược lại với đạo đức. Cho nên nhất cử nhất động, nhất ngôn nhất hạnh mình chớ đi ngược lại đạo đức căn bản. Nếu muốn tu đạo, trước tiên cần bồi dưỡng đạo đức, không có đức hạnh thì không thể tu đạo được. Có người muốn tu đạo thì ma chướng tới tìm, bởi vì người nầy chẳng có đức hạnh. Cho nên nói rằng:
Ðức giả bổn dã, tài giả mạt dã.
Nghĩa là:
Ðạo đức là gốc, tiền tài là ngọn.
Ðạo đức giống như mặt trời mặt trăng, giống như trời đất, và cũng giống như tánh mạng con người vậy. Không có đạo đức thì mình không có tánh mạng, không có mặt trời mặt trăng, và cũng chẳng có thiên địa. Thế nào là đạo đức? Tức là lấy việc làm lợi ích cho người khác làm chủ, không chướng ngại người khác làm tông chỉ, trong tâm lại sung mãn Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
1. Nhân: Là tâm nhân ái không muốn sát hại sinh mạng kẻ khác.
2. Nghĩa: Lòng nhận thức biết làm chuyện gì phải, và làm hết sức đứng đắn, đúng với trung-đạo, không có thái quá cũng không có thiếu sót, không nghiêng về bên phải cũng chẳng lệch qua phía trái, luôn luôn trung-đạo. Hiểu biết nghĩa lý thì không ăn cắp. Người có nghĩa khí thì không bao giờ ăn cắp đồ vật kẻ khác.
3. Lễ: Là lễ thứ lễ mạo, lễ tiết. Nếu mình có lễ tiết thì không làm những chuyện gian dâm. Ăn cắp và tà dâm đều là thứ không hợp với lễ nghĩa, đi ngược lại với luân thường.
4. Trí: Người có trí huệ thì không bao giờ uống rượu, hay hút thuốc xì ke, ma túy, những thứ độc dược. Người ngu si thì mới làm những thứ điên đảo nầy.
5. Tín: Người có thành tín thì không bao giờ nói dối cả.
Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, đó gọi là Ngũ-thường. Hễ mình có đầy đủ Ngũ-thường này tức là có đạo, có đức. Cho nên đạo đức là do từ nơi tâm sinh ra. Nhưng khi phát ra thì nó có nhiều hình thái: có xanh, vàng, đỏ, trắng, và đen. Ðó là biểu hiện của đức hạnh, là ánh sáng của đức hạnh. Cho nên ông Hàn Dũ trong bài Nguyên Ðạo có một đoạn văn nói rằng: "Bác ái chi vị Nhân. Nhân nhi nghi chi chi vị Nghĩa. Do thị nhi chi yên chi vị Ðạo. Túc hồ kỷ vô ỷ ư ngoại chi vị Ðức." Nghĩa là lòng bác ái tức là lòng Nhân. Lòng nhân đúng cách (hợp lẽ) thì gọi là Nghĩa. Nhờ đó mà tiến tới gọi là Ðạo. Ðầy đủ nơi mình không dựa vào bên ngoài nên gọi là Ðức." Ông Mạnh Tử cũng nói rằng: "Nhân nghĩa lễ trí căn ư tâm, kỳ sinh sắc dã, túy nhiên kiến ư diện, áng ư bối, thí ư tứ thể, tứ thể bất ngôn nhi dụ." Nghĩa là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí sinh gốc rễ trong tâm mình. Màu sắc của nó chiếu soi nơi vẻ mặt, sáng soi nơi lưng, vận dụng nơi tay chân. Tứ thể không cần nói nhưng biểu hiện đã rõ. Người có đức thì không những biểu hiện nơi khuôn mặt của mình, mà ngay trên lưng của mình cũng lưu lộ ánh sáng đức độ, thậm chí cho đến tay chân cũng có thể biểu hiện ra đạo đức đó. Ðức tướng nầy không cần nói mà tự nó phát hiện ra, khiến ai ai cũng thấy một cách rõ ràng. Sự biểu hiện của đức hạnh chân chính đó là do công phu dụng công. Ðức hạnh nầy mình không thể giả trang được, nếu như hư dối thì chỉ tạm thời thôi, chớ không thể vĩnh viễn lừa dối người khác được.
Tu đạo nghĩa là tu chơn chính đạo đức, không chướng ngại kẻ khác, cũng không sợ người khác chướng ngại mình. Ai chướng ngại mình thì mình đều tiếp nhận cả. "Nghịch lai thuận thọ" (chuyện đến nghịch ý mình, song cứ tùy thuận thọ nhận), ai đối với mình không có từ bi, vô lý, đều là thiện-tri-thức của mình. Nếu mình có thể "nghịch lai thuận thọ" thì mới thấy được công phu nhẫn nhục của mình. Ðừng để lời nói của kẻ khác động tâm mình. Có những người làm như "bất động" vì không biết hổ thẹn, đó là không đúng. Mình phải tu "bất động," tức là phải nhẫn nhục những điều mà người ta không nhẫn nhục nổi. Vậy mới gọi là chân chính công phu, còn ngược lại mình phải từ đầu mà luyện tập.
Trong Lão-giáo nói: "Tam hoa tụ đỉnh, ngũ khí triều nguyên," nghĩa là biểu hiện của đạo đức viên mãn rồi. Những tín đồ trong Phật-giáo nghe qua danh từ nầy thì cho là ngoại đạo. Kỳ thật thế nào gọi là ngoại đạo? Thế nào là nội đạo? Tên nầy chẳng có gì là ngoại hay nội đạo cả. Ðó chỉ dùng để hình dung kết quả thành tựu của sự tu hành. "Tam hoa" có nghĩa là tinh, khí, thần, ba thứ nầy đã biến hóa trở thành một thứ quang hoa. "Ngũ khí" tức là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, năm khí nầy đã hoàn toàn viên mãn, nên gọi là ngũ khí triều nguyên.
Trong Phật-giáo, khi đạo đức đã viên mãn rồi thì sẽ đạt được Ðạiviên kính-trí, Bình-đẳng Tánh-trí, Diệu-quán Sát-trí, Thành-sở tác trí. Tức là Tam Thân, Tứ Trí, Ngũ Nhãn, Lục Thông, không thiếu một thứ nào. (Tam Thân: pháp thân, báo thân, hóa thân; Tứ Trí: Ðại viên cảnh trí, Bình đẳng tánh trí, Diệu quán sát trí, Thành sở tác trí; Ngũ nhãn: Phật nhãn, pháp nhãn, huệ nhãn, thiên nhãn, nhục nhãn; Lục thông: thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông, túc mạng thông, lậu tận thông). Thiếu một thứ tức là không đạt tới được cảnh giới viên mãn. Cho nên Phậtgiáo vạn đức trang nghiêm, có thể bao quát tất cả mọi tôn giáo, mà mọi tôn giáo chỉ là một bộ phận của Phật-giáo. Vì vậy tôi thường nói: "Phật-giáo cũng như đại học, Lão-giáo và những tôn giáo cao siêu khác thì coi như trung học, các tôn giáo thế gian như Nho-giáo chỉ ở trình độ tiểu học mà thôi."
Tại tiểu học, trung học hay đại học mọi người đều là học sinh; trong thế giới các tôn giáo, tín đồ là những nhân sĩ của tôn giáo. Vì thế mình không thể phân môn biệt loại, phân chia ngăn cách, cho tôn giáo mình là tốt, tôn giáo khác là xấu: "Nhập giả nô chi, xuất giả ô chi" nghĩa là theo thì thuộc phe mình, không theo mình thì bị chê bai, thái độ quan niệm đó là sai lầm. Tất cả mọi tôn giáo đều là một bộ phận của Phật-giáo. Quan điểm này mới đúng. Bởi vì đức Phật nói: "Tất cả chúng sinh đều có đức tướng trí huệ của Như Lai, đều có thể thành Phật." Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh. Vậy thì ngoại đạo cũng là chúng sinh, cũng có cơ hội thành Phật, thì làm sao mình lại bỏ ngoại đạo ra ngoài Phật-giáo được? Phạm vi của Phật-giáo thì bao trùm tận hư không, biến pháp giới, không có biên tế, không có rào cản ngăn cách chia rẽ, không có mình và người. Cho nên người học Phật phải có tâm lượng quảng đại, đừng quá nhỏ hẹp.
Ở trong đạo Lão, người có đức hạnh thì có một sự biểu hiện mà người khác nhìn vào có thể biết, như là tóc trắng như hạc, mặt mày nhan sắc hết sức hồng hào tươi tốt, trẻ trung. Ðó là vì sao? Là bởi vì đạo đức của họ cảm chiêu biến hóa mà thành. Tuy là đầu bạc nhưng tóc không bị khô cằn, lại có khí rất là quang nhuận, một sợi tóc của họ có thể phóng quang. Người có công phu, có khai ngũ-nhãn rồi khi nhìn sẽ biết ngay.
Phật-giáo thì còn cao hơn một tầng nữa bởi vì không những tóc phóng quang, mà toàn thân, mỗi chân lông đều phóng quang. Mỗi một lỗ chân lông của họ đều khác với những người phàm phu. Người có công phu tu hành trong Phật-giáo thì có thể làm tóc trắng biến thành đen, răng rụng rồi mọc trở lại. Người trong đạo Lão cũng có những kẻ làm răng rụng mọc lại, song họ không thể làm toàn thân, mỗi lỗ chân lông phóng quang được, đó là chỗ khác biệt với Phật-giáo vậy. Quý-vị muốn coi người nầy có phải là thiện-tri-thức hay không? Không cần phải có ngũ-nhãn, chỉ cần mình có tu luyện thì sẽ nhìn và biết được người đó phải là thiệntri-thức không? Người đó có đức hạnh không. Người không có đức hạnh thì mặt mũi ghê tởm, xấu xí làm ai cũng sợ hãi, lánh xa.
Giảng tối ngày 17 tháng 12, năm 1982
Tại Vạn Phật Thánh Thành
Tu đạo nghĩa là tu đạo đức chơn chính, không chướng ngại ai, cũng không sợ ai chướng ngại mình.
Lúc bắt đầu tu, người học Phật-pháp phải gieo hạt giống xuống đất. Sau khi hạt giống được gieo, nó có thể nẩy mầm lớn lên chăng? Xem nhân duyên có đủ hay không. Hạt giống thuận lợi nẩy nở khi tất cả trợ duyên đều đầy đủ. Nếu chẳng đầy đủ thì hạt giống có thể bị tiêu hủy. Nếu xét khi mình phát Bồ-đề tâm, trồng chủng tử Bồ-đề xuống rồi, hãy xem chủng tử đó trồng được xuống sâu hay không, có kiên cố lắm không?
Nếu mình trồng đủ sâu, đủ kiên cố chắc thật, thì tương lai chủng tử sẽ sinh căn phát nhạ. Muốn được kết quả Bồ-đề thì cần phải một thời gian tương đương, coi thử mình sẽ dụng công như thế nào? Nếu mình dụng công tới tấn, khai ngộ chứng quả, thành tựu giác đạo, thì có thể coi như là gặt hái được thành công.
Từ lúc chủng tử sinh căn phát nhạ đến lúc ra hoa kết trái; quá trình đó trải qua một thời gian dài cần ta luôn bồi dưỡng, tưới nước, bón phân. Phân bón là gì? Tức là đạo đức. Người tu hành ở bất cứ mọi nơi phải nương nơi đạo đức, lấy đạo đức làm căn bản của giới điều.
Ðạo Nho nói rằng:
"Ðức giả bổn dã, tài giả mạt dã." Nghĩa là đức là gốc mà tiền tài vật chất là ngọn. Ðức hạnh là gốc của con người, còn tiền tài vật chất là những thứ ngọn ngành. Người tu Ðạo lúc nào cũng phải biết tiếc phước, đừng nên phí phạm tiền bạc vật chất. Như vậy trải qua ngày tháng lâu dài thì có thể bồi dưỡng đức hạnh của mình. Hoa quả sinh ra rất là mau thành. Nếu như mình không ra sức bồi dưỡng tưới nước, bón phân thì hoa quả đó rất dễ bị khô héo rồi chết đi. Cho nên đối với người tu, điều quan trọng nhất là phải chú trọng đến đức hạnh.
Ðức hạnh là ở nơi rất nhỏ nhặt mà tập thành: "Vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi" nghĩa là đừng coi những chuyện thiện nhỏ mà không làm, rồi chỉ chờ làm những chuyện thiện lớn. Chuyện thiện lớn chẳng có nhiều đâu. Núi to là do từng hạt bụi nhỏ kết tập thành, bụi tuy nhỏ nhưng kết tập nhiều thì thành một khối núi lớn. Ðức hạnh tuy là nhỏ, nhưng nếu mình tích tập nhiều thì cũng có thể thành một khối đức hạnh lớn vậy.
Không đi ngược lại đạo đức tức là đức hạnh. Không chướng ngại kẻ khác tức là đạo đức. Bất luận làm chuyện gì, nên xem bổn phận mình là giúp đỡ người khác. Trên phương diện lợi ích, thời gian, văn hóa hay trí huệ, hoặc tất cả mọi sự, nếu mình trở ngại người khác, không làm lợi ích cho ai cả, tức là mình đã đi ngược lại với đạo đức. Cho nên nhất cử nhất động, nhất ngôn nhất hạnh mình chớ đi ngược lại đạo đức căn bản. Nếu muốn tu đạo, trước tiên cần bồi dưỡng đạo đức, không có đức hạnh thì không thể tu đạo được. Có người muốn tu đạo thì ma chướng tới tìm, bởi vì người nầy chẳng có đức hạnh. Cho nên nói rằng:
Ðức giả bổn dã, tài giả mạt dã.
Nghĩa là:
Ðạo đức là gốc, tiền tài là ngọn.
Ðạo đức giống như mặt trời mặt trăng, giống như trời đất, và cũng giống như tánh mạng con người vậy. Không có đạo đức thì mình không có tánh mạng, không có mặt trời mặt trăng, và cũng chẳng có thiên địa. Thế nào là đạo đức? Tức là lấy việc làm lợi ích cho người khác làm chủ, không chướng ngại người khác làm tông chỉ, trong tâm lại sung mãn Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
1. Nhân: Là tâm nhân ái không muốn sát hại sinh mạng kẻ khác.
2. Nghĩa: Lòng nhận thức biết làm chuyện gì phải, và làm hết sức đứng đắn, đúng với trung-đạo, không có thái quá cũng không có thiếu sót, không nghiêng về bên phải cũng chẳng lệch qua phía trái, luôn luôn trung-đạo. Hiểu biết nghĩa lý thì không ăn cắp. Người có nghĩa khí thì không bao giờ ăn cắp đồ vật kẻ khác.
3. Lễ: Là lễ thứ lễ mạo, lễ tiết. Nếu mình có lễ tiết thì không làm những chuyện gian dâm. Ăn cắp và tà dâm đều là thứ không hợp với lễ nghĩa, đi ngược lại với luân thường.
4. Trí: Người có trí huệ thì không bao giờ uống rượu, hay hút thuốc xì ke, ma túy, những thứ độc dược. Người ngu si thì mới làm những thứ điên đảo nầy.
5. Tín: Người có thành tín thì không bao giờ nói dối cả.
Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, đó gọi là Ngũ-thường. Hễ mình có đầy đủ Ngũ-thường này tức là có đạo, có đức. Cho nên đạo đức là do từ nơi tâm sinh ra. Nhưng khi phát ra thì nó có nhiều hình thái: có xanh, vàng, đỏ, trắng, và đen. Ðó là biểu hiện của đức hạnh, là ánh sáng của đức hạnh. Cho nên ông Hàn Dũ trong bài Nguyên Ðạo có một đoạn văn nói rằng: "Bác ái chi vị Nhân. Nhân nhi nghi chi chi vị Nghĩa. Do thị nhi chi yên chi vị Ðạo. Túc hồ kỷ vô ỷ ư ngoại chi vị Ðức." Nghĩa là lòng bác ái tức là lòng Nhân. Lòng nhân đúng cách (hợp lẽ) thì gọi là Nghĩa. Nhờ đó mà tiến tới gọi là Ðạo. Ðầy đủ nơi mình không dựa vào bên ngoài nên gọi là Ðức." Ông Mạnh Tử cũng nói rằng: "Nhân nghĩa lễ trí căn ư tâm, kỳ sinh sắc dã, túy nhiên kiến ư diện, áng ư bối, thí ư tứ thể, tứ thể bất ngôn nhi dụ." Nghĩa là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí sinh gốc rễ trong tâm mình. Màu sắc của nó chiếu soi nơi vẻ mặt, sáng soi nơi lưng, vận dụng nơi tay chân. Tứ thể không cần nói nhưng biểu hiện đã rõ. Người có đức thì không những biểu hiện nơi khuôn mặt của mình, mà ngay trên lưng của mình cũng lưu lộ ánh sáng đức độ, thậm chí cho đến tay chân cũng có thể biểu hiện ra đạo đức đó. Ðức tướng nầy không cần nói mà tự nó phát hiện ra, khiến ai ai cũng thấy một cách rõ ràng. Sự biểu hiện của đức hạnh chân chính đó là do công phu dụng công. Ðức hạnh nầy mình không thể giả trang được, nếu như hư dối thì chỉ tạm thời thôi, chớ không thể vĩnh viễn lừa dối người khác được.
Tu đạo nghĩa là tu chơn chính đạo đức, không chướng ngại kẻ khác, cũng không sợ người khác chướng ngại mình. Ai chướng ngại mình thì mình đều tiếp nhận cả. "Nghịch lai thuận thọ" (chuyện đến nghịch ý mình, song cứ tùy thuận thọ nhận), ai đối với mình không có từ bi, vô lý, đều là thiện-tri-thức của mình. Nếu mình có thể "nghịch lai thuận thọ" thì mới thấy được công phu nhẫn nhục của mình. Ðừng để lời nói của kẻ khác động tâm mình. Có những người làm như "bất động" vì không biết hổ thẹn, đó là không đúng. Mình phải tu "bất động," tức là phải nhẫn nhục những điều mà người ta không nhẫn nhục nổi. Vậy mới gọi là chân chính công phu, còn ngược lại mình phải từ đầu mà luyện tập.
Trong Lão-giáo nói: "Tam hoa tụ đỉnh, ngũ khí triều nguyên," nghĩa là biểu hiện của đạo đức viên mãn rồi. Những tín đồ trong Phật-giáo nghe qua danh từ nầy thì cho là ngoại đạo. Kỳ thật thế nào gọi là ngoại đạo? Thế nào là nội đạo? Tên nầy chẳng có gì là ngoại hay nội đạo cả. Ðó chỉ dùng để hình dung kết quả thành tựu của sự tu hành. "Tam hoa" có nghĩa là tinh, khí, thần, ba thứ nầy đã biến hóa trở thành một thứ quang hoa. "Ngũ khí" tức là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, năm khí nầy đã hoàn toàn viên mãn, nên gọi là ngũ khí triều nguyên.
Trong Phật-giáo, khi đạo đức đã viên mãn rồi thì sẽ đạt được Ðạiviên kính-trí, Bình-đẳng Tánh-trí, Diệu-quán Sát-trí, Thành-sở tác trí. Tức là Tam Thân, Tứ Trí, Ngũ Nhãn, Lục Thông, không thiếu một thứ nào. (Tam Thân: pháp thân, báo thân, hóa thân; Tứ Trí: Ðại viên cảnh trí, Bình đẳng tánh trí, Diệu quán sát trí, Thành sở tác trí; Ngũ nhãn: Phật nhãn, pháp nhãn, huệ nhãn, thiên nhãn, nhục nhãn; Lục thông: thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông, túc mạng thông, lậu tận thông). Thiếu một thứ tức là không đạt tới được cảnh giới viên mãn. Cho nên Phậtgiáo vạn đức trang nghiêm, có thể bao quát tất cả mọi tôn giáo, mà mọi tôn giáo chỉ là một bộ phận của Phật-giáo. Vì vậy tôi thường nói: "Phật-giáo cũng như đại học, Lão-giáo và những tôn giáo cao siêu khác thì coi như trung học, các tôn giáo thế gian như Nho-giáo chỉ ở trình độ tiểu học mà thôi."
Tại tiểu học, trung học hay đại học mọi người đều là học sinh; trong thế giới các tôn giáo, tín đồ là những nhân sĩ của tôn giáo. Vì thế mình không thể phân môn biệt loại, phân chia ngăn cách, cho tôn giáo mình là tốt, tôn giáo khác là xấu: "Nhập giả nô chi, xuất giả ô chi" nghĩa là theo thì thuộc phe mình, không theo mình thì bị chê bai, thái độ quan niệm đó là sai lầm. Tất cả mọi tôn giáo đều là một bộ phận của Phật-giáo. Quan điểm này mới đúng. Bởi vì đức Phật nói: "Tất cả chúng sinh đều có đức tướng trí huệ của Như Lai, đều có thể thành Phật." Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh. Vậy thì ngoại đạo cũng là chúng sinh, cũng có cơ hội thành Phật, thì làm sao mình lại bỏ ngoại đạo ra ngoài Phật-giáo được? Phạm vi của Phật-giáo thì bao trùm tận hư không, biến pháp giới, không có biên tế, không có rào cản ngăn cách chia rẽ, không có mình và người. Cho nên người học Phật phải có tâm lượng quảng đại, đừng quá nhỏ hẹp.
Ở trong đạo Lão, người có đức hạnh thì có một sự biểu hiện mà người khác nhìn vào có thể biết, như là tóc trắng như hạc, mặt mày nhan sắc hết sức hồng hào tươi tốt, trẻ trung. Ðó là vì sao? Là bởi vì đạo đức của họ cảm chiêu biến hóa mà thành. Tuy là đầu bạc nhưng tóc không bị khô cằn, lại có khí rất là quang nhuận, một sợi tóc của họ có thể phóng quang. Người có công phu, có khai ngũ-nhãn rồi khi nhìn sẽ biết ngay.
Phật-giáo thì còn cao hơn một tầng nữa bởi vì không những tóc phóng quang, mà toàn thân, mỗi chân lông đều phóng quang. Mỗi một lỗ chân lông của họ đều khác với những người phàm phu. Người có công phu tu hành trong Phật-giáo thì có thể làm tóc trắng biến thành đen, răng rụng rồi mọc trở lại. Người trong đạo Lão cũng có những kẻ làm răng rụng mọc lại, song họ không thể làm toàn thân, mỗi lỗ chân lông phóng quang được, đó là chỗ khác biệt với Phật-giáo vậy. Quý-vị muốn coi người nầy có phải là thiện-tri-thức hay không? Không cần phải có ngũ-nhãn, chỉ cần mình có tu luyện thì sẽ nhìn và biết được người đó phải là thiệntri-thức không? Người đó có đức hạnh không. Người không có đức hạnh thì mặt mũi ghê tởm, xấu xí làm ai cũng sợ hãi, lánh xa.
Giảng tối ngày 17 tháng 12, năm 1982
Tại Vạn Phật Thánh Thành
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.