Khai Thị Quyển 1- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chương 7: Thức Khuya Dậy Sớm, Vì Ai Mà Bận Rộn?
Hòa Thượng Tuyên Hóa
22/08/2021
Thức Khuya Dậy Sớm, Vì Ai Mà Bận Rộn?
Mình phải thức khuya dậy sớm lễ Phật, niệm Phật, cầu tiêu tan tội chướng.
Nên vì Pháp mà bận rộn.
Túc hưng dạ mỵ vi thùy mang.
Chúng sinh nan độ phả kham thương.
Mê chư trần lao tánh điên đảo.
Nhĩ đề diện mệnh háo vô phương.
Nghĩa là:
Thức khuya, dậy sớm vì ai rộn?
Chúng sinh khó độ thật đáng thương.
Mê mờ đời bụi lòng đảo lộn.
Nhéo tai trỏ mặt, dạy chẳng xong.
"Túc hưng" nghĩa là dậy sớm, "Dạ mỵ" nghĩa là ngủ ban đêm. Có những người luôn làm nô lệ cho bản thân mình. Thức khuya dậy sớm tại vì sao? Cứu cánh vì ai mà bận rộn lăng xăng như vậy? Vì người khác? Vấn đề này tôi tin chắc rằng có nhiều người không giải đáp được, thậm chí có người còn nói: "Tôi không bận rộn chuyện gì cả, không lăng xăng gì hết!"
Như vậy thật cũng lạ. Có những người làm việc mà cũng chẳng rõ công việc của mình là gì. Giống như con buôn, những kẻ ngày đêm lăng xăng bận rộn lo cho chuyện buôn bán của mình đến nỗi đêm ngủ không yên giấc. Ðó gọi là thức khuya dậy sớm lăng xăng vì đồng tiền. Cho đến những kẻ sĩ, nông, công, thương, bởi vì muốn thành công nên không còn tự chủ, phải thức khuya dậy sớm. Trong Thi-kinh có một đoạn như sau:
Kê ký minh dĩ hỷ, triều ký doanh hỷ.
Phi kê tắc minh, thương giăng chi thanh.
Nghĩa là:
Gà gáy sáng ư? Trời hừng tỏ ư?
Chẳng phải gà gáy! Ấy! Tiếng ruồi bay!
Nghĩa là gà đã gáy sáng rồi, bây giờ mình phải dậy. Phải chăng là ban ngày rồi? Ồ! Nào phải là tiếng gà gáy, đó chỉ là tiếng con ruồi xanh mà thôi. Ðoạn văn nầy trong Thi-kinh diễn tả các vị hiền minh quân chủ thời xưa. Các vị thấy đó, tuy thân làm hoàng đế mà đêm ngủ cũng không ngon giấc, vì mãi lo trời chóng sáng phải lâm triều xử lý công việc đến nỗi nghe tiếng ruồi bay mà tưởng lầm là tiếng gà gáy. Như vậy thì thức khuya dậy sớm vì dân mà bận rộn. Nên nói rằng: "Nhất nhân hữu khánh triệu dân lại chi." Nghĩa rằng một người có phước thì triệu dân được nhờ. Cũng như nếu một nước có một vị minh quân, vị vua hiền, nhân nghĩa trị vì thì trăm dân sẽ được hưởng ấm no hạnh phúc. Nên một vị quân vương sao lại không thể thức khuya dậy sớm để lo lắng hạnh phúc cho dân chứ?
Là người tu Ðạo, chúng ta cần phải thức khuya dậy sớm, không vì lợi mà bận rộn cũng chẳng vì danh mà lăng xăng. Mình phải vì Pháp mà bận rộn. Mình phải "Túc dạ phỉ giải, dĩ sự chư Phật" nghĩa là ngày đêm không mệt mỏi phụng sự chư Phật. Mình phải dậy sớm thức khuya ngày ngày lễ Phật, tụng kinh để biểu thị tâm trung thực, lòng chân thành của người con Phật. Ðây không phải là lòng nghĩ một đằng mà miệng nói một nẻo, hoặc nói mà không làm.
Khi lạy Phật phải chuyên tâm thành ý, vì lạy Phật có thể tiêu trừ tội chướng. "Phật tiền đảnh lễ tội diệt hà sa," nghĩa là đảnh lễ trước mặt Phật tiêu tội nghiệp nhiều như cát sông Hằng. May rằng tội không có hình tướng, nếu như có thì sẽ nhiều như cát trên sông Hằng vậy. Do đó mình phải thức khuya dậy sớm lễ Phật, niệm Phật, cầu cho tội chướng của mình tiêu trừ; mình nên vì Pháp mà bận rộn.
Thật khó mà đo lường bản tính của chúng sanh. Ví như những kẻ thích ăn ngọt mà cho họ đồ chua thì họ không thích, không vui. Kẻ thích đồ chua mà cho đồ ngọt thì y lại chẳng vui mừng. Ðối với hạng người như vậy, nếu không biết phẩm tánh của họ thì khó có thể độ họ được. Bởi vì Phật có trí huệ, Ngài biết được căn tánh của chúng sinh, nên tùy nghi ứng hóa, bôn ba không ngại lao khổ để độ chúng sinh. Song le, chúng sinh không những chẳng sinh lòng cảm động, lại còn chẳng chịu tiếp thọ sự dạy bảo của Phật Bồ-tát. Cho nên nói rằng: "Chúng sinh nan độ phả kham thương." Nghĩa rằng chúng sinh khó độ chẳng đáng thương sao? Chữ "thương" ở đây có nghĩa là bi thương. Vì chúng sinh ngu muội, điên đảo nên chư Phật Bồ-tát mới sinh lòng xót thương vậy.
Tại sao chúng sinh lại khó độ như vậy? Ðó là bởi "mê chư trần lao tánh điên đảo." Nghĩa là bị trần lao làm cho mê hoặc, điên đảo. Ðó là lời giải đáp. Bởi vì chúng sinh, trong vô lượng kiếp đã bị lục trần làm cho nhiễm ô sâu đậm. Lặn hụp trong biển khổ, triển chuyển trầm luân, điên đảo, ngược ngạo, lấy sự khổ làm niềm vui, lấy điều sai cho là đúng. Ví như ngày nay con người ưa thích ăn mặc theo thời trang, chẳng những không có chút trang nghiêm nào mà còn sinh ra nhiều hậu quả không tốt về sau. Người đời ai ai cũng biết nhưng đều phạm vào cái lỗi đó. Ai ai cũng tranh giành, ganh đua, không biết rằng biển khổ thì vô biên, nhưng quay đầu thì sẽ tới bến. Cũng giống như những võ khí chiến tranh bây giờ, loài người chẳng những không hủy bỏ chúng đi mà còn mỗi ngày tìm cách làm cho chúng thêm tinh xảo, nổ lực phát minh ra những thứ giết người cho thật tối tân, thật tinh vi. Quý-vị xem, đây không phải là chuyện điên đảo thì là gì?
Bởi vì sự điên đảo của chúng sinh cho nên tất cả các vị thánh nhân, thiện-tri-thức đều hết lòng khuyên dạy chúng sinh; giống như người lớn dạy đứa trẻ con, kéo tai mà huấn dụ. Dù vậy, chúng sinh cũng chẳng chịu nghe theo; thậm chí còn tìm trăm phương nghìn cách để che dấu tội lỗi của mình, không cho kẻ trên biết. Ðây thật chính là "Nhĩ đề diện mệnh hóa vô phương." Nghĩa là kéo tai, chỉ vào mặt để dạy nhưng cũng không sao dạy được.
Ôi! Bản lĩnh phạm tội của chúng sinh thật vô song; ngay đến Phật Bồ-tát còn cảm thấy khó độ chúng sinh. Quý-vị thấy có thật đáng bi thương chăng?
Giảng ngày 16 tháng 6, năm 1958
Mình phải thức khuya dậy sớm lễ Phật, niệm Phật, cầu tiêu tan tội chướng.
Nên vì Pháp mà bận rộn.
Túc hưng dạ mỵ vi thùy mang.
Chúng sinh nan độ phả kham thương.
Mê chư trần lao tánh điên đảo.
Nhĩ đề diện mệnh háo vô phương.
Nghĩa là:
Thức khuya, dậy sớm vì ai rộn?
Chúng sinh khó độ thật đáng thương.
Mê mờ đời bụi lòng đảo lộn.
Nhéo tai trỏ mặt, dạy chẳng xong.
"Túc hưng" nghĩa là dậy sớm, "Dạ mỵ" nghĩa là ngủ ban đêm. Có những người luôn làm nô lệ cho bản thân mình. Thức khuya dậy sớm tại vì sao? Cứu cánh vì ai mà bận rộn lăng xăng như vậy? Vì người khác? Vấn đề này tôi tin chắc rằng có nhiều người không giải đáp được, thậm chí có người còn nói: "Tôi không bận rộn chuyện gì cả, không lăng xăng gì hết!"
Như vậy thật cũng lạ. Có những người làm việc mà cũng chẳng rõ công việc của mình là gì. Giống như con buôn, những kẻ ngày đêm lăng xăng bận rộn lo cho chuyện buôn bán của mình đến nỗi đêm ngủ không yên giấc. Ðó gọi là thức khuya dậy sớm lăng xăng vì đồng tiền. Cho đến những kẻ sĩ, nông, công, thương, bởi vì muốn thành công nên không còn tự chủ, phải thức khuya dậy sớm. Trong Thi-kinh có một đoạn như sau:
Kê ký minh dĩ hỷ, triều ký doanh hỷ.
Phi kê tắc minh, thương giăng chi thanh.
Nghĩa là:
Gà gáy sáng ư? Trời hừng tỏ ư?
Chẳng phải gà gáy! Ấy! Tiếng ruồi bay!
Nghĩa là gà đã gáy sáng rồi, bây giờ mình phải dậy. Phải chăng là ban ngày rồi? Ồ! Nào phải là tiếng gà gáy, đó chỉ là tiếng con ruồi xanh mà thôi. Ðoạn văn nầy trong Thi-kinh diễn tả các vị hiền minh quân chủ thời xưa. Các vị thấy đó, tuy thân làm hoàng đế mà đêm ngủ cũng không ngon giấc, vì mãi lo trời chóng sáng phải lâm triều xử lý công việc đến nỗi nghe tiếng ruồi bay mà tưởng lầm là tiếng gà gáy. Như vậy thì thức khuya dậy sớm vì dân mà bận rộn. Nên nói rằng: "Nhất nhân hữu khánh triệu dân lại chi." Nghĩa rằng một người có phước thì triệu dân được nhờ. Cũng như nếu một nước có một vị minh quân, vị vua hiền, nhân nghĩa trị vì thì trăm dân sẽ được hưởng ấm no hạnh phúc. Nên một vị quân vương sao lại không thể thức khuya dậy sớm để lo lắng hạnh phúc cho dân chứ?
Là người tu Ðạo, chúng ta cần phải thức khuya dậy sớm, không vì lợi mà bận rộn cũng chẳng vì danh mà lăng xăng. Mình phải vì Pháp mà bận rộn. Mình phải "Túc dạ phỉ giải, dĩ sự chư Phật" nghĩa là ngày đêm không mệt mỏi phụng sự chư Phật. Mình phải dậy sớm thức khuya ngày ngày lễ Phật, tụng kinh để biểu thị tâm trung thực, lòng chân thành của người con Phật. Ðây không phải là lòng nghĩ một đằng mà miệng nói một nẻo, hoặc nói mà không làm.
Khi lạy Phật phải chuyên tâm thành ý, vì lạy Phật có thể tiêu trừ tội chướng. "Phật tiền đảnh lễ tội diệt hà sa," nghĩa là đảnh lễ trước mặt Phật tiêu tội nghiệp nhiều như cát sông Hằng. May rằng tội không có hình tướng, nếu như có thì sẽ nhiều như cát trên sông Hằng vậy. Do đó mình phải thức khuya dậy sớm lễ Phật, niệm Phật, cầu cho tội chướng của mình tiêu trừ; mình nên vì Pháp mà bận rộn.
Thật khó mà đo lường bản tính của chúng sanh. Ví như những kẻ thích ăn ngọt mà cho họ đồ chua thì họ không thích, không vui. Kẻ thích đồ chua mà cho đồ ngọt thì y lại chẳng vui mừng. Ðối với hạng người như vậy, nếu không biết phẩm tánh của họ thì khó có thể độ họ được. Bởi vì Phật có trí huệ, Ngài biết được căn tánh của chúng sinh, nên tùy nghi ứng hóa, bôn ba không ngại lao khổ để độ chúng sinh. Song le, chúng sinh không những chẳng sinh lòng cảm động, lại còn chẳng chịu tiếp thọ sự dạy bảo của Phật Bồ-tát. Cho nên nói rằng: "Chúng sinh nan độ phả kham thương." Nghĩa rằng chúng sinh khó độ chẳng đáng thương sao? Chữ "thương" ở đây có nghĩa là bi thương. Vì chúng sinh ngu muội, điên đảo nên chư Phật Bồ-tát mới sinh lòng xót thương vậy.
Tại sao chúng sinh lại khó độ như vậy? Ðó là bởi "mê chư trần lao tánh điên đảo." Nghĩa là bị trần lao làm cho mê hoặc, điên đảo. Ðó là lời giải đáp. Bởi vì chúng sinh, trong vô lượng kiếp đã bị lục trần làm cho nhiễm ô sâu đậm. Lặn hụp trong biển khổ, triển chuyển trầm luân, điên đảo, ngược ngạo, lấy sự khổ làm niềm vui, lấy điều sai cho là đúng. Ví như ngày nay con người ưa thích ăn mặc theo thời trang, chẳng những không có chút trang nghiêm nào mà còn sinh ra nhiều hậu quả không tốt về sau. Người đời ai ai cũng biết nhưng đều phạm vào cái lỗi đó. Ai ai cũng tranh giành, ganh đua, không biết rằng biển khổ thì vô biên, nhưng quay đầu thì sẽ tới bến. Cũng giống như những võ khí chiến tranh bây giờ, loài người chẳng những không hủy bỏ chúng đi mà còn mỗi ngày tìm cách làm cho chúng thêm tinh xảo, nổ lực phát minh ra những thứ giết người cho thật tối tân, thật tinh vi. Quý-vị xem, đây không phải là chuyện điên đảo thì là gì?
Bởi vì sự điên đảo của chúng sinh cho nên tất cả các vị thánh nhân, thiện-tri-thức đều hết lòng khuyên dạy chúng sinh; giống như người lớn dạy đứa trẻ con, kéo tai mà huấn dụ. Dù vậy, chúng sinh cũng chẳng chịu nghe theo; thậm chí còn tìm trăm phương nghìn cách để che dấu tội lỗi của mình, không cho kẻ trên biết. Ðây thật chính là "Nhĩ đề diện mệnh hóa vô phương." Nghĩa là kéo tai, chỉ vào mặt để dạy nhưng cũng không sao dạy được.
Ôi! Bản lĩnh phạm tội của chúng sinh thật vô song; ngay đến Phật Bồ-tát còn cảm thấy khó độ chúng sinh. Quý-vị thấy có thật đáng bi thương chăng?
Giảng ngày 16 tháng 6, năm 1958
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.