Khai Thị Quyển 2- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chương 6: 11. Khai Thị Nhân Ngày Lễ Phật Ðản
HT. Tuyên Hóa
22/08/2021
11. KHAI THỊ NHÂN NGÀY LỄ PHẬT ÐẢN
(Vạn Phật Thành ngày 1 tháng 5 năm 1982)
Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni trong quá khứ đã: Tam kỳ tu phước huệ,Bách kiếp chủng tướng hảo. Nghĩa là trong ba A-tăng-kỳ kiếp Ngài tu phước, huệ, và hàng trăm kiếp thì vun trồng tướng hảo. Ngài tu khổ hạnh, làm những việc khó ai làm được; tu hạnh nhẫn nại, chịu đựng những chuyện người đời khó nhẫn nại được. Vì chúng sinh mà Ngài phát tâm Bồ Ðề, tu Nhất Thiết Trí, không tiếc thân mạng để giáo hóa chúng sinh. Kiếp này qua kiếp khác Ngài nhẫn khổ nại lao; ăn những thứ mà người ta không muốn ăn, nhường nhịn những chuyện mà người ta không thể nhường nhịn. Cho nên Ngài mới thành Phật, chứng quả Bồ Ðề.
Phật không phải tu một ngày một đêm mà thành; Ngài phải tu ba A-tăng-kỳ kiếp, rồi sau đó thị hiện Tám Tướng Thành Ðạo (3). Tám Tướng Thành Ðạo này là gì? Tướng thứ nhất là từ nơi trời Ðâu Suất giáng sinh. Cõi trời Ðâu Suất là nơi Pháp Vương Tử chuẩn bị thành Phật (Bổ Xứ) trú ngụ. Tướng thứ nhì là Trụ Thai. Phật ở trong bào thai thì Ngài luôn chuyển Pháp Luân giáo hóa chúng sinh, vì tất cả chúng sinh hữu duyên mà Ngài thuyết Pháp. Tướng thứ ba là Xuất Thai. Phật ra khỏi thai là ngày mùng tám tháng tư. Sau khi ra khỏi thai rồi thì Ngài một tay chỉ trời một tay chỉ đất mà nói:
"Thiên thượng thiên hạ, Duy ngã độc tôn!"
Nghĩa là:
"Trên trời dưới đất, Không ai tôn quý bằng ta!"
Có phải chăng Ðức Phật hết sức cống cao ngã mạn? Tôi không phải là luật sư biện hộ cho Phật, nhưng Phật đích thực là người xứng đáng được mang danh hiệu như vậy. Mới sinh ra mà nói vậy là Ngài muốn giới thiệu cho chúng sinh hiểu Ðạo. Ngày Phật ra đời có chín con rồng phun nước tắm Ngài; lớn lên trong cung, Ngài học đủ pháp thế gian. Tất cả những kỹ năng của người đời
Ngài đều học qua. Nói là học nhưng thật ra Ngài thông đạt vô ngại.
Một hôm Ngài đi dạo chơi bốn cửa thành thì thấy cảnh sinh, lão, bịnh, tử, nên ý thức được đời người toàn là khổ đau, trải qua sinh, trụ, dị, diệt, cũng là thành, trụ, hoại, không. Nhận thấy rằng sinh, lão, bịnh, tử khổ thật là đầy dẫy phiền não, đời người chẳng có ý nghĩa gì nên Ngài mới xả bỏ địa vị phú quý mà ra đi; đó là một trong Tám Tướng Thành Ðạo.
Phật tu hạnh Ðầu Ðà có thể nói là giỏi bậc nhất. Khi ở núi Tuyết Sơn thì mỗi ngày Ngài dụng công tu hành, chỉ ăn một hạt mè để duy trì sinh mạng, chẳng hề uống vitamin A, B, C gì cả. Sau đó Ngài thọ sữa dê do một cô gái cúng dường rồi tới gốc Bồ Ðề mà tịnh tọa và phát nguyện rằng: "Nếu ta không chứng được Chánh Ðẳng Chánh Giác thì nhất định không đứng dậy." Liền đó Ngài ngồi trong 49 ngày. Cơ duyên thành thục, nửa đêm Ngài nhìn thấy sao mai rồi ngộ Ðạo, thốt nhiên chứng đắc trạng thái không sinh không diệt, không tăng không giảm, không dơ không sạch, bổn lai thanh tịnh bản thể, diệu minh chơn tâm.
Là đệ tử của Phật ở thời Mạt Pháp này, chúng ta cần phải làm người Phật tử chân chánh. Phải biết rằng Phật và các Tổ Sư trong quá khứ tu hành không phải dễ dàng. Bây giờ mình mỗi ngày tuy không phải ăn một hạt mè, song chỉ cần đừng ham ăn đồ ngon, đừng ham vitamin, ham bổ dưỡng là được. Thân này là bọc thịt thối do bốn đại giả hợp, chẳng quý báu gì; bây giờ mình lại vì cái túi da hôi hám này mà làm trâu làm ngựa, làm nô lệ! Không biết mình làm nô lệ như vậy bao lâu rồi, không biết tạo ra bao nhiêu ác nghiệp rồi mà bây giờ cũng chưa chịu "khán phá phóng hạ," chưa chịu nhìn cho thông suốt và buông bỏ nó, vẫn tiếp tục làm trâu ngựa; thật là chẳng có giá trị gì cả. Cho nên mình phải quay về cội nguồn nguyên thủy của mình.
Học Phật, tu hành, là để biết rõ nhân sinh là thống khổ, rồi chứng quả thành Phật, đó mới chính thật là chân lý. Nên hôm nay, nhân ngày Phật Ðản, chúng ta phải y lời Phật dạy, lấy thân Phật làm thân mình, lấy hành vi của Phật làm hành vi của mình, lấy tâm Phật làm tâm mình, lấy nguyện của Phật làm nguyện của mình, lấy chí của Phật làm chí của mình. Phải nhẫn nại học hỏi tinh thần không sợ gian nan, khổ cực. Ðược vậy thì ai cũng sẽ thành Phật, đạt ngộ liễu sinh thoát tử.
Vì cầu Nhất Thiết Trí nên Phật không tiếc thân mạng, phát khởi tinh thần dũng mãnh tu hành. Bây giờ mình không chịu được cực nhọc thì làm sao mà thành Phật được? Khi đã xuất gia lại không chân chính tu hành thì thật là cô phụ tấm lòng của chư Phật, chư Bồ Tát và các Tổ Sư! Nếu một ngày mà lòng tham không trừ, lòng tranh không dẹp, lòng cầu danh lợi chẳng phá bỏ, lòng ích kỷ tự lợi cứ tăng trưởng, thì còn mặt mũi nào đối diện với Phật, với cha mẹ, tổ tiên được? Ðừng nên nghĩ tới thân mình, mà phải vì kẻ khác. Phải tinh tấn tu hành; đừng uổng phí thời giờ. Con quỷ Vô Thường không biết chừng nào lại; khi nó tới thì dù mình muốn sống thêm vài ngày cũng không xong:
"Mạc đãi lão lai phương học Ðạo,
Cô phần đô thị thiếu niên nhân." Dịch là:
"Ðừng chờ già lão mới chịu tu,
Mộ phần đầy dẫy bọn trẻ măng."
Ở đời, sinh rồi chết, chết rồi sinh; nếu sống không xứng đáng thì chết làm súc sinh. Khi thân này đã mất thì vạn kiếp khó phục hồi. Nên chi đừng tự lừa dối mình, đừng làm ông luật sư để tự biện hộ. Cứ nghĩ rằng chẳng cần tu hành, có ngày Phật sẽ giúp mình thành Phật! Ngay như Tôn giả A Nan là em của Phật, song Phật cũng không thể ban bố Tam muội cho ngài A Nan, mà chính ngài A Nan phải tự nỗ lực tu hành.
Vì thế, các vị tới Vạn Phật Thành tức là tới Tuyển Phật Trường (nơi thi tuyển để thành Phật); các vị phải học cho giỏi thì đến lúc làm bài thi mới có thể đậu được. Ðừng chờ tới khi thi rớt, lúc đó hối hận thì đã trễ!
12. BÁCH KHỔ GIAO TIÊN
(Vạn Phật Thành ngày 1 tháng 5 năm 1982)
Lúc Ðức Phật Thích Ca rời hoàng cung tu Ðạo thì bên cha có ba người,(4) bên mẹ có hai người cùng theo Ngài; song những người này cuối cùng đều rời bỏ Phật. Nhân duyên như thế nào? Ba người nói Phật tu quá khổ, họ chịu không nổi nên bỏ Phật để tu pháp môn khác; còn hai người kia khi thấy Phật uống sữa dê thì cho rằng Phật không chịu khổ, tham hưởng thụ, do đó họ cũng bỏ Phật. Các vị thử quan sát xem: căn tánh của chúng sinh khó mà làm vừa lòng được; nên nói: "Chư Phật nan mãn chúng sanh nguyện."
Chúng sinh ham muốn đủ thứ. Hễ muốn gì thì tham cái đó, tham không đáy. Nên nếu bạn làm vừa lòng họ điều này, thì họ lại tham muốn thứ khác. Tham dục là cái túi tham không đáy. Không lúc nào lòng tham dục này có thể mãn túc được; hết tham cái này lại tham cái kia. Ðẻ ra là đã bắt đầu tham rồi; từ trẻ thơ cho đến lúc tráng niên, từ tráng niên đến già lão, từ già đến chết, cả một đời là tham cầu. Tham cầu danh thì chết vì danh; tham cầu lợi thì chết vì lợi. Tham danh thì bị lửa thiêu cho chết, tham lợi thì bị nước dìm cho chết; cho nên đó là hai cái nạn về nước và lửa. Còn nếu mình ham cầu vinh hoa phú quý thì chết vì gió. Ðó là ba mối họa của người đời (Tam Tai). Chúng sinh coi trọng thế sự quá sức, không chịu buông bỏ!
Ðức Phật Thích Ca lúc tu hành thì biết nhẫn khổ nại lao, thế mà bạn đồng đạo bỏ Ngài để tu pháp ngoại đạo khác. Hiện tại chúng ta theo Pháp Phật tu hành nên có rất nhiều người không đồng ý, cho rằng quá sức khổ, lại chịu thiệt thòi quá lớn đi. Những kẻ đó không phát lòng chân thành, không sinh nguyện chân thật. Nhiều vị xuất gia rồi thì chỉ biết ăn rồi chờ chết, không lý hội được vấn đề sinh tử của mình, rồi hết sức tùy tiện bê bối mặc cho ngày tháng trôi qua, khi con quỷ Vô Thường tới thì không có chỗ nào để bám víu cả, sống hay chết đều chẳng được tự do.
Những người xuất gia như vậy thật lãng phí thời gian. Ðừng nên nghĩ rằng mình theo Phật Giáo thì tha hồ tùy tiện tạo nghiệp. Nếu nghĩ vậy thì mình là những kẻ tội nhân. Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni tu pháp môn khổ hạnh mà người khác không chịu nổi nên cuối cùng Ngài mới khai ngộ thành Phật. Lúc đầu Ngài dạy Pháp Tứ Ðế: Khổ, Tập, Diệt, Ðạo. Khổ thì có ba loại khổ (Tam khổ), có tám loại khổ (Bát khổ), có vô lượng khổ. Ba loại khổ thì gồm có Khổ khổ, Hành khổ, và Hoại khổ.
Khổ khổ là gì? Tức là cái khổ của những kẻ bần cùng.
Hoại khổ là cái khổ của những kẻ phú quý.
Hành khổ là cái khổ của những kẻ không giàu không nghèo.
Khổ khổ, hay cái khổ của những kẻ bần cùng là gì? Là không có nhà cửa để ở, không có áo quần ấm để che lạnh, không có áo quần mỏng để mặc khi trời nóng, lại cũng không có thực phẩm mà ăn. Ðó là hoàn cảnh hết sức khổ, cái khổ ở trong cái khổ, cái khổ ở trên cái khổ, vạn cái khổ quấn quýt với nhau.Tại sao phải chịu khổ như vậy? Bởi vì kiếp xưa chẳng chịu tu hành, hoặc là lừa sư diệt tổ, hoặc là khinh Pháp mạn giáo, làm đủ thứ ác nghiệp, chỉ nghe theo danh lợi hão huyền, nghe theo lời xúi giục xảo quyệt của lòng mình, không biết tu hành, nên mới đọa lạc, chịu tất cả khổ não đó. Những kẻ thọ khổ, đại đa số là do hàng thú vật đầu thai; bởi vì kiếp trước hủy báng Ðại Thừa, lừa sư diệt tổ, nên đọa lạc xuống địa ngục, rồi từ địa ngục chuyển thành quỷ đói, rồi thành súc sanh, sau cùng làm người. Nhưng làm người thì các căn không đầy đủ, ngũ quan không có đoan chánh.
Thứ hai là Hoại khổ. Ðó là cái khổ không phải người nghèo chịu nhưng là cái khổ của những người phú quý chịu. Kẻ giàu thì áo quần, ăn mặc, nhà cửa đều vẹn toàn; có xe hơi, tàu thủy, có đủ điều sung sướng, nhưng đột nhiên gặp phải hỏa hoạn thiêu sạch hết mọi thứ vật dụng chẳng còn gì cả. Hoặc bị rớt máy bay, hay ngồi thuyền bị chết chìm trong biển, đó đều là Hoại khổ. Giàu đương nhiên là tốt rồi nhưng bất ngờ, khi tai họa xảy ra, cái gì cũng không còn cả, đó gọi là "hoại." "Hoại" ở đây không phải là phá hoại sự khổ sở mà là phá hoại phước báo của mình.
Thứ ba là Hành khổẩ, tức là cái khổ mà kẻ giàu người nghèo gì cũng chịu. Kẻ bình thường, từ trẻ thơ tới tráng niên, rồi từ tráng niên đến già, rồi già rồi chết, trải qua biến chuyển từng phút từng giây mà tự mình không làm chủ được. Lúc già rồi thì mắt mờ, tai điếc, thậm chí tay chân không còn linh hoạt nữa. Ðó là hình tướng của Hành khổ.
Ba cái khổ trên đây có thế lực rất lớn ở thế gian này, tất cả anh hùng hào kiệt đều chạy không thoát những cái khổ này, thậm chí chết vì khổ. Các vị nghĩ coi điều này có đáng thương xót chăng?"Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo." Báo ứng chỉ là chuyện sớm hay muộn mà thôi; họa, phước nhỏ như sợi lông cũng không bao giờ sai. Cho nên mình đừng theo bản tánh của mình mà làm càn, tạo đủ thứ ác nghiệp. Nhất thất túc thành thiên cổ hận, Tái hồi đầu dĩ bách niên thân! (Khi sẩy chân, sẽ ân hận ngàn thu, Quay đầu lại, đời người đã trăm năm!)
Ở thế gian, bất luận mình làm gì cũng cần phải có chính khí. Người xuất gia cần phải hộ trì Chánh Pháp, hành trì Chánh Pháp, lúc nào cũng phải theo khuôn khổ nề nếp, không nên phạm giới, dù hết sức nhỏ. Nếu mình không cẩn thận thì rất dễ tạo nghiệp; cho nên nói: "Ðịa ngục môn tiền Tăng Ðạo đa." (Cửa địa ngục đầy ắp kẻ tu hành.)
Người xuất gia nếu không giữ giới luật, theo quy củ, thì nhất định sẽ đọa địa ngục, chẳng có ngoại lệ gì đâu! Bởi vì mình đã biết rõ mà còn cố phạm thì tội tăng gấp ba lần người thường. Ðây không phải là chuyện nói đùa đâu; đừng nghĩ rằng Phật, Bồ Tát không thấy chuyện mình làm, rồi mình muốn làm gì thì làm. Trong lòng các vị nghĩ chuyện gì thì trời đều biết cả, hà huống là Phật và Bồ Tát! Ðừng cho rằng Phật và Bồ Tát không có mắt rồi mình mặc tình làm loạn, làm càn. Ðó giống như là "yếm nhĩ đạo linh," bịt tai đánh chuông ăn cắp rồi chạy trốn mà cứ tưởng người khác không nghe. Thật là tự mình lừa dối chính mình, sau cùng sẽ chịu quả báo, lúc đó có hối hận thì đã muộn.
(Vạn Phật Thành ngày 1 tháng 5 năm 1982)
Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni trong quá khứ đã: Tam kỳ tu phước huệ,Bách kiếp chủng tướng hảo. Nghĩa là trong ba A-tăng-kỳ kiếp Ngài tu phước, huệ, và hàng trăm kiếp thì vun trồng tướng hảo. Ngài tu khổ hạnh, làm những việc khó ai làm được; tu hạnh nhẫn nại, chịu đựng những chuyện người đời khó nhẫn nại được. Vì chúng sinh mà Ngài phát tâm Bồ Ðề, tu Nhất Thiết Trí, không tiếc thân mạng để giáo hóa chúng sinh. Kiếp này qua kiếp khác Ngài nhẫn khổ nại lao; ăn những thứ mà người ta không muốn ăn, nhường nhịn những chuyện mà người ta không thể nhường nhịn. Cho nên Ngài mới thành Phật, chứng quả Bồ Ðề.
Phật không phải tu một ngày một đêm mà thành; Ngài phải tu ba A-tăng-kỳ kiếp, rồi sau đó thị hiện Tám Tướng Thành Ðạo (3). Tám Tướng Thành Ðạo này là gì? Tướng thứ nhất là từ nơi trời Ðâu Suất giáng sinh. Cõi trời Ðâu Suất là nơi Pháp Vương Tử chuẩn bị thành Phật (Bổ Xứ) trú ngụ. Tướng thứ nhì là Trụ Thai. Phật ở trong bào thai thì Ngài luôn chuyển Pháp Luân giáo hóa chúng sinh, vì tất cả chúng sinh hữu duyên mà Ngài thuyết Pháp. Tướng thứ ba là Xuất Thai. Phật ra khỏi thai là ngày mùng tám tháng tư. Sau khi ra khỏi thai rồi thì Ngài một tay chỉ trời một tay chỉ đất mà nói:
"Thiên thượng thiên hạ, Duy ngã độc tôn!"
Nghĩa là:
"Trên trời dưới đất, Không ai tôn quý bằng ta!"
Có phải chăng Ðức Phật hết sức cống cao ngã mạn? Tôi không phải là luật sư biện hộ cho Phật, nhưng Phật đích thực là người xứng đáng được mang danh hiệu như vậy. Mới sinh ra mà nói vậy là Ngài muốn giới thiệu cho chúng sinh hiểu Ðạo. Ngày Phật ra đời có chín con rồng phun nước tắm Ngài; lớn lên trong cung, Ngài học đủ pháp thế gian. Tất cả những kỹ năng của người đời
Ngài đều học qua. Nói là học nhưng thật ra Ngài thông đạt vô ngại.
Một hôm Ngài đi dạo chơi bốn cửa thành thì thấy cảnh sinh, lão, bịnh, tử, nên ý thức được đời người toàn là khổ đau, trải qua sinh, trụ, dị, diệt, cũng là thành, trụ, hoại, không. Nhận thấy rằng sinh, lão, bịnh, tử khổ thật là đầy dẫy phiền não, đời người chẳng có ý nghĩa gì nên Ngài mới xả bỏ địa vị phú quý mà ra đi; đó là một trong Tám Tướng Thành Ðạo.
Phật tu hạnh Ðầu Ðà có thể nói là giỏi bậc nhất. Khi ở núi Tuyết Sơn thì mỗi ngày Ngài dụng công tu hành, chỉ ăn một hạt mè để duy trì sinh mạng, chẳng hề uống vitamin A, B, C gì cả. Sau đó Ngài thọ sữa dê do một cô gái cúng dường rồi tới gốc Bồ Ðề mà tịnh tọa và phát nguyện rằng: "Nếu ta không chứng được Chánh Ðẳng Chánh Giác thì nhất định không đứng dậy." Liền đó Ngài ngồi trong 49 ngày. Cơ duyên thành thục, nửa đêm Ngài nhìn thấy sao mai rồi ngộ Ðạo, thốt nhiên chứng đắc trạng thái không sinh không diệt, không tăng không giảm, không dơ không sạch, bổn lai thanh tịnh bản thể, diệu minh chơn tâm.
Là đệ tử của Phật ở thời Mạt Pháp này, chúng ta cần phải làm người Phật tử chân chánh. Phải biết rằng Phật và các Tổ Sư trong quá khứ tu hành không phải dễ dàng. Bây giờ mình mỗi ngày tuy không phải ăn một hạt mè, song chỉ cần đừng ham ăn đồ ngon, đừng ham vitamin, ham bổ dưỡng là được. Thân này là bọc thịt thối do bốn đại giả hợp, chẳng quý báu gì; bây giờ mình lại vì cái túi da hôi hám này mà làm trâu làm ngựa, làm nô lệ! Không biết mình làm nô lệ như vậy bao lâu rồi, không biết tạo ra bao nhiêu ác nghiệp rồi mà bây giờ cũng chưa chịu "khán phá phóng hạ," chưa chịu nhìn cho thông suốt và buông bỏ nó, vẫn tiếp tục làm trâu ngựa; thật là chẳng có giá trị gì cả. Cho nên mình phải quay về cội nguồn nguyên thủy của mình.
Học Phật, tu hành, là để biết rõ nhân sinh là thống khổ, rồi chứng quả thành Phật, đó mới chính thật là chân lý. Nên hôm nay, nhân ngày Phật Ðản, chúng ta phải y lời Phật dạy, lấy thân Phật làm thân mình, lấy hành vi của Phật làm hành vi của mình, lấy tâm Phật làm tâm mình, lấy nguyện của Phật làm nguyện của mình, lấy chí của Phật làm chí của mình. Phải nhẫn nại học hỏi tinh thần không sợ gian nan, khổ cực. Ðược vậy thì ai cũng sẽ thành Phật, đạt ngộ liễu sinh thoát tử.
Vì cầu Nhất Thiết Trí nên Phật không tiếc thân mạng, phát khởi tinh thần dũng mãnh tu hành. Bây giờ mình không chịu được cực nhọc thì làm sao mà thành Phật được? Khi đã xuất gia lại không chân chính tu hành thì thật là cô phụ tấm lòng của chư Phật, chư Bồ Tát và các Tổ Sư! Nếu một ngày mà lòng tham không trừ, lòng tranh không dẹp, lòng cầu danh lợi chẳng phá bỏ, lòng ích kỷ tự lợi cứ tăng trưởng, thì còn mặt mũi nào đối diện với Phật, với cha mẹ, tổ tiên được? Ðừng nên nghĩ tới thân mình, mà phải vì kẻ khác. Phải tinh tấn tu hành; đừng uổng phí thời giờ. Con quỷ Vô Thường không biết chừng nào lại; khi nó tới thì dù mình muốn sống thêm vài ngày cũng không xong:
"Mạc đãi lão lai phương học Ðạo,
Cô phần đô thị thiếu niên nhân." Dịch là:
"Ðừng chờ già lão mới chịu tu,
Mộ phần đầy dẫy bọn trẻ măng."
Ở đời, sinh rồi chết, chết rồi sinh; nếu sống không xứng đáng thì chết làm súc sinh. Khi thân này đã mất thì vạn kiếp khó phục hồi. Nên chi đừng tự lừa dối mình, đừng làm ông luật sư để tự biện hộ. Cứ nghĩ rằng chẳng cần tu hành, có ngày Phật sẽ giúp mình thành Phật! Ngay như Tôn giả A Nan là em của Phật, song Phật cũng không thể ban bố Tam muội cho ngài A Nan, mà chính ngài A Nan phải tự nỗ lực tu hành.
Vì thế, các vị tới Vạn Phật Thành tức là tới Tuyển Phật Trường (nơi thi tuyển để thành Phật); các vị phải học cho giỏi thì đến lúc làm bài thi mới có thể đậu được. Ðừng chờ tới khi thi rớt, lúc đó hối hận thì đã trễ!
12. BÁCH KHỔ GIAO TIÊN
(Vạn Phật Thành ngày 1 tháng 5 năm 1982)
Lúc Ðức Phật Thích Ca rời hoàng cung tu Ðạo thì bên cha có ba người,(4) bên mẹ có hai người cùng theo Ngài; song những người này cuối cùng đều rời bỏ Phật. Nhân duyên như thế nào? Ba người nói Phật tu quá khổ, họ chịu không nổi nên bỏ Phật để tu pháp môn khác; còn hai người kia khi thấy Phật uống sữa dê thì cho rằng Phật không chịu khổ, tham hưởng thụ, do đó họ cũng bỏ Phật. Các vị thử quan sát xem: căn tánh của chúng sinh khó mà làm vừa lòng được; nên nói: "Chư Phật nan mãn chúng sanh nguyện."
Chúng sinh ham muốn đủ thứ. Hễ muốn gì thì tham cái đó, tham không đáy. Nên nếu bạn làm vừa lòng họ điều này, thì họ lại tham muốn thứ khác. Tham dục là cái túi tham không đáy. Không lúc nào lòng tham dục này có thể mãn túc được; hết tham cái này lại tham cái kia. Ðẻ ra là đã bắt đầu tham rồi; từ trẻ thơ cho đến lúc tráng niên, từ tráng niên đến già lão, từ già đến chết, cả một đời là tham cầu. Tham cầu danh thì chết vì danh; tham cầu lợi thì chết vì lợi. Tham danh thì bị lửa thiêu cho chết, tham lợi thì bị nước dìm cho chết; cho nên đó là hai cái nạn về nước và lửa. Còn nếu mình ham cầu vinh hoa phú quý thì chết vì gió. Ðó là ba mối họa của người đời (Tam Tai). Chúng sinh coi trọng thế sự quá sức, không chịu buông bỏ!
Ðức Phật Thích Ca lúc tu hành thì biết nhẫn khổ nại lao, thế mà bạn đồng đạo bỏ Ngài để tu pháp ngoại đạo khác. Hiện tại chúng ta theo Pháp Phật tu hành nên có rất nhiều người không đồng ý, cho rằng quá sức khổ, lại chịu thiệt thòi quá lớn đi. Những kẻ đó không phát lòng chân thành, không sinh nguyện chân thật. Nhiều vị xuất gia rồi thì chỉ biết ăn rồi chờ chết, không lý hội được vấn đề sinh tử của mình, rồi hết sức tùy tiện bê bối mặc cho ngày tháng trôi qua, khi con quỷ Vô Thường tới thì không có chỗ nào để bám víu cả, sống hay chết đều chẳng được tự do.
Những người xuất gia như vậy thật lãng phí thời gian. Ðừng nên nghĩ rằng mình theo Phật Giáo thì tha hồ tùy tiện tạo nghiệp. Nếu nghĩ vậy thì mình là những kẻ tội nhân. Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni tu pháp môn khổ hạnh mà người khác không chịu nổi nên cuối cùng Ngài mới khai ngộ thành Phật. Lúc đầu Ngài dạy Pháp Tứ Ðế: Khổ, Tập, Diệt, Ðạo. Khổ thì có ba loại khổ (Tam khổ), có tám loại khổ (Bát khổ), có vô lượng khổ. Ba loại khổ thì gồm có Khổ khổ, Hành khổ, và Hoại khổ.
Khổ khổ là gì? Tức là cái khổ của những kẻ bần cùng.
Hoại khổ là cái khổ của những kẻ phú quý.
Hành khổ là cái khổ của những kẻ không giàu không nghèo.
Khổ khổ, hay cái khổ của những kẻ bần cùng là gì? Là không có nhà cửa để ở, không có áo quần ấm để che lạnh, không có áo quần mỏng để mặc khi trời nóng, lại cũng không có thực phẩm mà ăn. Ðó là hoàn cảnh hết sức khổ, cái khổ ở trong cái khổ, cái khổ ở trên cái khổ, vạn cái khổ quấn quýt với nhau.Tại sao phải chịu khổ như vậy? Bởi vì kiếp xưa chẳng chịu tu hành, hoặc là lừa sư diệt tổ, hoặc là khinh Pháp mạn giáo, làm đủ thứ ác nghiệp, chỉ nghe theo danh lợi hão huyền, nghe theo lời xúi giục xảo quyệt của lòng mình, không biết tu hành, nên mới đọa lạc, chịu tất cả khổ não đó. Những kẻ thọ khổ, đại đa số là do hàng thú vật đầu thai; bởi vì kiếp trước hủy báng Ðại Thừa, lừa sư diệt tổ, nên đọa lạc xuống địa ngục, rồi từ địa ngục chuyển thành quỷ đói, rồi thành súc sanh, sau cùng làm người. Nhưng làm người thì các căn không đầy đủ, ngũ quan không có đoan chánh.
Thứ hai là Hoại khổ. Ðó là cái khổ không phải người nghèo chịu nhưng là cái khổ của những người phú quý chịu. Kẻ giàu thì áo quần, ăn mặc, nhà cửa đều vẹn toàn; có xe hơi, tàu thủy, có đủ điều sung sướng, nhưng đột nhiên gặp phải hỏa hoạn thiêu sạch hết mọi thứ vật dụng chẳng còn gì cả. Hoặc bị rớt máy bay, hay ngồi thuyền bị chết chìm trong biển, đó đều là Hoại khổ. Giàu đương nhiên là tốt rồi nhưng bất ngờ, khi tai họa xảy ra, cái gì cũng không còn cả, đó gọi là "hoại." "Hoại" ở đây không phải là phá hoại sự khổ sở mà là phá hoại phước báo của mình.
Thứ ba là Hành khổẩ, tức là cái khổ mà kẻ giàu người nghèo gì cũng chịu. Kẻ bình thường, từ trẻ thơ tới tráng niên, rồi từ tráng niên đến già, rồi già rồi chết, trải qua biến chuyển từng phút từng giây mà tự mình không làm chủ được. Lúc già rồi thì mắt mờ, tai điếc, thậm chí tay chân không còn linh hoạt nữa. Ðó là hình tướng của Hành khổ.
Ba cái khổ trên đây có thế lực rất lớn ở thế gian này, tất cả anh hùng hào kiệt đều chạy không thoát những cái khổ này, thậm chí chết vì khổ. Các vị nghĩ coi điều này có đáng thương xót chăng?"Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo." Báo ứng chỉ là chuyện sớm hay muộn mà thôi; họa, phước nhỏ như sợi lông cũng không bao giờ sai. Cho nên mình đừng theo bản tánh của mình mà làm càn, tạo đủ thứ ác nghiệp. Nhất thất túc thành thiên cổ hận, Tái hồi đầu dĩ bách niên thân! (Khi sẩy chân, sẽ ân hận ngàn thu, Quay đầu lại, đời người đã trăm năm!)
Ở thế gian, bất luận mình làm gì cũng cần phải có chính khí. Người xuất gia cần phải hộ trì Chánh Pháp, hành trì Chánh Pháp, lúc nào cũng phải theo khuôn khổ nề nếp, không nên phạm giới, dù hết sức nhỏ. Nếu mình không cẩn thận thì rất dễ tạo nghiệp; cho nên nói: "Ðịa ngục môn tiền Tăng Ðạo đa." (Cửa địa ngục đầy ắp kẻ tu hành.)
Người xuất gia nếu không giữ giới luật, theo quy củ, thì nhất định sẽ đọa địa ngục, chẳng có ngoại lệ gì đâu! Bởi vì mình đã biết rõ mà còn cố phạm thì tội tăng gấp ba lần người thường. Ðây không phải là chuyện nói đùa đâu; đừng nghĩ rằng Phật, Bồ Tát không thấy chuyện mình làm, rồi mình muốn làm gì thì làm. Trong lòng các vị nghĩ chuyện gì thì trời đều biết cả, hà huống là Phật và Bồ Tát! Ðừng cho rằng Phật và Bồ Tát không có mắt rồi mình mặc tình làm loạn, làm càn. Ðó giống như là "yếm nhĩ đạo linh," bịt tai đánh chuông ăn cắp rồi chạy trốn mà cứ tưởng người khác không nghe. Thật là tự mình lừa dối chính mình, sau cùng sẽ chịu quả báo, lúc đó có hối hận thì đã muộn.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.