Khai Thị Quyển 2- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chương 21: 43. Nguy Cơ Của Sự Tiến Bộ Khoa Học, Kỹ Thuật
HT. Tuyên Hóa
22/08/2021
43. NGUY CƠ CỦA SỰ TIẾN BỘ KHOA HỌC, KỸ THUẬT
(Vạn Phật Thành ngày 25 tháng 3 năm 1983)
Nhân loại ai ai cũng "hướng ngoại truy cầu." Vì cầu ở ngoài tâm cho nên càng cầu thì càng xa gốc, không sao tới được đích; mà càng không tới được đích thì càng muốn truy cầu thêm. Ðó gọi là "bỏ gốc theo ngọn, bỏ gần theo xa."
Các vị cho điện não (computer), Tivi, điện thoại, tủ lạnh, v.v... là hay, là đẹp, kỳ thật chúng tượng trưng cho vật bên ngoài đã làm con người mê muội, ham chấp trước, không giác ngộ. Nhưng nếu mình thật sự thông suốt mọi sự thì những thứ đó có thể giúp mình giác ngộ. Lục căn (tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý) là sáu tên cướp (Lục tặc) làm cho con người đọa lạc, nhưng nếu biết cách dùng chúng thì có thể tu hành thành Ðạo Vô Thượng Bồ Ðề, thành Phật!
Tuy ở bên ngoài có điện não xuất hiện, song trong tự tánh của mình cũng đầy đủ những thứ vi diệu bất khả tư nghì như vậy. Xưa nay mình vốn không cần thiết phải hướng ngoại truy cầu. Song, bởi vì cái bảo bối kỳ diệu khó diễn bày gọi là "thường trụ chân tâm, tánh tịnh minh thể" của chúng ta bị Ngũ ấm che khuất, cho nên bảo bối đó không thể xuất hiện được. Rồi thì do vô minh nên mình lại bỏ gốc chạy theo ngọn, bỏ cái gần chạy theo cái xa, mà không biết quay đầu nhìn lại tự tâm mình.
Có điện não bên ngoài là do có điện não trong tự tánh của mình. Ðiện não đó gọi là Thần não, cũng có thể gọi là Thánh não, Phật não, hay Ðại Trí Huệ. Hiện tại các khoa học gia tuy phát minh được đủ thứ tân kỳ, song chúng đều là những thứ ở bên ngoài tự tâm, càng cầu càng tìm chúng thì lại càng xa gốc. Các khoa học gia chỉ hiểu những thứ hời hợt bề ngoài mà thôi; tuy có vẻ như đạt được chỗ sở đắc, kỳ thật, họ đánh mất đi bản hữu trí huệ của họ, cho nên gọi là "bỏ gốc, theo ngọn."
Người tu Ðạo thì phải "bỏ ngọn, theo gốc," phải làm sao để Phật tánh bản hữu của mình được viên mãn, phải làm thế nào để phản bổn hoàn nguyên, để khôi phục lại bản hữu trí huệ, tức là Ðại Viên Cảnh Trí, Bình Ðẳng Tánh Trí, Diệu Quán Sát Trí, Thành Sở Tác Trí. Nếu đem điện não so sánh với bốn Trí này thì điện não bất quá chỉ bằng một phần trong hàng trăm ngàn vạn ức phần của bốn Trí kia. Nhiều người lấy đồng thau mà cho là vàng thiệt, thật đáng thương xót!
Cho nên, chúng ta là kẻ tu Ðạo thì phải nhận chân được bản hữu trí huệ của mình, không cần phải truy cầu những thứ cao siêu xa vời ở bên ngoài.
Chúng ta hoàn toàn không cần đến những vật bên ngoài ấy sao? Tôi đã từng nói rằng điện não là thứ yêu quái do khoa học sinh ra, làm cho con người thất nghiệp, lười biếng giải đãi, ưa thích phóng túng, ghét làm lụng cực nhọc. Nếu tệ trạng này tiếp tục thì chẳng bao lâu loài người sẽ biến thành đồ phế thải, không còn dùng được nữa. Khi con người đã vô dụng thì đương nhiên cuộc hý trường tại thế gian này sẽ mau chóng bế mạc; bởi vì con người thành vô dụng thì cần con người làm gì nữa? Song ngược lại, nếu con người giác ngộ, thì họ sẽ dùng trí huệ để sử dụng kỹ thuật, không để cho kỹ thuật khống chế con người. Lúc đó, đương nhiên con người sẽ tạo ra rất nhiều sản phẩm có lợi ích cho nhân quần!
Nói tóm lại, cũng là một sản phẩm song điều quan trọng là chúng ta có biết sử dụng nó hay chăng. Mình phải sử dụng điện não, không để nó khống chế mình! Cho nên nói rằng:
"Kiến sự, tỉnh sự: xuất thế gian, Kiến sự, mê sự: đọa trầm luân." Dịch là:
"Thấy việc, liền thức tỉnh: vượt trần gian,
Ðụng chuyện, mà lờ mờ: đọa luân hồi."
44. NÂNG CAO TIÊU CHUẨN HÀNG TĂNG SĨ, TÍCH CỰC XIỂN DƯƠNG KINH LĂNG NGHIÊM
(Vạn Phật Thành ngày 14 tháng 4 năm 1983)
Chúng ta đang ở trong thời Mạt Pháp, đã xa Phật quá lâu, song Pháp chưa hoàn toàn tiêu diệt. Các vị vẫn còn cơ hội y chiếu theo lời Phật dạy mà tu hành, các vị vẫn còn cơ hội chứng quả thành Phật!
Nếu bản thân là kẻ xuất gia thì mình phải quyết tâm giữ gìn cái tông chỉ là dù gặp hoạn nạn khó khăn tới đâu cũng không bao giờ thay đổi lập trường. Mặc ai tới phá hoại, mình đừng để bị dao động. Chỉ cần nhận thức rõ ràng việc mình làm, con đường mình đi là quang minh chính đại, rồi cứ dũng mãnh mà tiến bước.
Trong thời Mạt Pháp, thiên ma, ngoại đạo, ly mỵ, vọng lượng, sơn yêu, thủy quái, sợ nhất là Chú Lăng Nghiêm vì Chú Lăng Nghiêm có công năng phá tà hiển chánh, và vì Chú Lăng Nghiêm mà Phật đã giảng Kinh Lăng Nghiêm, một bộ kinh cốt tủy của Phật Giáo!
Con người nếu không có xương tủy thì chết, Phật Giáo không có Kinh Lăng Nghiêm thì Phật Pháp diệt. Cho nên phương pháp tốt nhất để hộ trì Chánh Pháp trong thời Mạt Pháp là học thuộc lòng
Kinh Lăng Nghiêm, học thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm cho nhuần nhuyễn. Sau khi đọc và học thuộc lòng đến chỗ hết sức thuần thục, hãy tận lực phát huy đạo lý của Kinh và diễn thuyết cho mọi người nghe. Thế giới này nếu thiếu Chú Lăng Nghiêm thì yêu ma, quỷ quái chẳng sợ hãi gì nữa, chúng sẽ tha hồ hoành hành. Song bởi vì trên thế giới còn có người trì Chú Lăng Nghiêm nên bọn bàng môn, tả đạo, vọng lượng, ly mỵ, sơn yêu, thủy quái, còn kiêng sợ, không dám công nhiên xuất hiện. Nếu không có Chú Lăng Nghiêm thì thế giới này trở thành thế giới của bọn yêu ma, quỷ quái!
Các vị coi, hiện tại tư tưởng con người cũng hết sức cổ quái, có kẻ không bằng loài cầm thú. Ðó là do bọn yêu ma, quỷ quái lộng hành ở thế gian, mê hoặc người đời, khiến họ mất đi trí huệ căn bản, biến thành hạng người tráo trở, hết biết nhân nghĩa, làm chuyện thấp hèn không bằng loài trâu ngựa nữa. Ðó cũng là do càng ngày càng ít người biết tụng Kinh Lăng Nghiêm, trì Chú Lăng Nghiêm nên thiên ma ngoại đạo mới hoành hành, không còn kiêng nể gì cả!
Tuy nhiên Vạn Phật Thành là nơi phát nguyên của Phật Pháp ở Tây phương, là chỗ quy tập tinh hoa của những người tu Ðạo chân chính trên thế gian, cho nên Vạn Phật Thành không phải là địa bàn hoạt động của bọn yêu ma quỷ quái, bọn chúng không thể nào đặt chân tới Vạn Phật Thành được! Có những kẻ không thể ở Vạn Phật Thành được là do họ không đủ đức hạnh, tư tưởng đầy dẫy những thứ tà tri tà kiến, nên chỉ ở một thời gian là họ bị lộ nguyên hình, phải bỏ đi chỗ khác.
Từ đây về sau, ở Vạn Phật Thành, các vị xuất gia và đệ tử tại gia đều cần phải học thuộc lòng Kinh Lăng Nghiêm. Như vậy thì đối với Phật Pháp không có công lao nào lớn bằng. Bởi vì có những giáo sư nổi tiếng, những vị học giả trứ danh, thậm chí còn có cả kẻ xuất gia, hiện giờ công khai nói rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả tạo!
Vì sao họ lại điên đảo như vậy? Là do Kinh Lăng Nghiêm đề cập đến Bốn điều răn dạy về sự thanh tịnh, và đồng thời Năm mươi thứ ấm ma. Do đó, bọn họ không thể chịu nổi khi đứng trước những tấm kính chiếu yêu được nói đến trong Kinh Lăng Nghiêm này. Khi họ tự so sánh với năm mươi thứ ấm ma thì bản chất yêu quái của họ hiện ra rõ ràng, và khi tự so sánh với bốn điều dạy về sự thanh tịnh thì họ không làm sao giữ được những quy củ nói đến trong bộ Kinh này. Bởi không chịu nổi sự thật đó nên họ mới che đậy lương tâm, và dèm pha cho rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả tạo!
Cho nên, đối với Kinh Lăng Nghiêm và Chú Lăng Nghiêm, chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng là không có chú nào linh nghiệm bằng Chú Lăng Nghiêm, không có kinh nào chân chính hơn Kinh Lăng Nghiêm. Là vì kinh này đem tất cả những điều sai trái của thiên ma ngoại đạo, và của cả chúng sinh, trình bày vô cùng rõ ràng, xiển minh hết sức tường tận.
Nếu không có Chú Lăng Nghiêm thì Phật Pháp chẳng còn, thiếu Kinh Lăng Nghiêm thì Chánh Pháp bị tiêu diệt! Vì thế, các vị hãy vì hộ trì Phật Pháp mà nhất định học thuộc lòng Kinh Lăng Nghiêm! Nếu lúc nào cũng có thể thuyết giảng được thì mới không hổ thẹn là một đệ tử chân chính của Phật, không hổ thẹn là đã xuất gia một cách uổng phí.
Bởi vậy cho nên các vị đừng để những "học giả trứ danh," những
"giáo sư nổi tiếng," hoặc những "Ðại Pháp Sư" làm cho mê hoặc, như kẻ đui đi theo người mù mà tin rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả tạo! Dựa vào đâu mà họ dám nói Kinh Lăng Nghiêm là giả tạo? Với lời lẽ mù quáng, cống cao, đầy dẫy tà kiến, ngã mạn, cuồng vọng, tương lai họ sẽ chịu quả báo khó tưởng tượng nổi.
Mặc cho gia phong của những đạo tràng khác ra sao, ở Vạn Phật Thành ai muốn xuất gia thì tối thiểu phải có bằng Cử nhân! Nếu các vị đỗ Cử nhân ở trường khác thì cần phải gia nhập chương trình huấn luyện Tăng Già ở Vạn Phật Thành; các vị phải trải qua ba năm huấn luyện nghiêm túc để cho học vấn và đạo đức được ưu tú, rồi mới đủ tư cách thọ giới Cụ Túc làm Tỳ Kheo hoặc Tỳ Kheo Ni.
Ở thời đại này, người xuất gia nhất định cần phải xuất chúng, đặc biệt siêu việt, có bối cảnh giáo dục ưu tú, thì mới có thể trở thành bậc Pháp Khí được. Nếu là kẻ không rành chữ nghĩa, cả ngày chỉ biết đi tìm cách móc nối, thủ đoạn, xin xỏ, lợi dụng; hoặc là kẻ giả làm sư để kiếm ăn qua ngày, hoặc chỉ làm những chuyện hoàn toàn không cao thượng, không thanh tịnh, chuyên môn phá giới, thì kẻ đó chỉ làm ô nhục cửa Phật mà thôi, làm sao khiến cho Phật Giáo ngày càng sáng lạng được? Làm sao khiến cho người ta sinh lòng cung kính Tam Bảo đặng?
Vì thế từ đây về sau, những ai muốn xuất gia ở Vạn Phật Thành, bất luận là nam hay nữ, già hay trẻ, trước hết cần đỗ bằng Cử nhân, sau đó cần thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm và Kinh Lăng Nghiêm thì mới đủ tư cách xuất gia. Ngoài ra, người xuất gia cần học thuộc lòng Giới Sa Di, 53 Tiểu chú, Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới và thông đạt Tứ Phần Luật (tức là Giới Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni). Trước kia, trong đạo tràng này, tiêu chuẩn xuất gia tuy không nghiêm khắc như bây giờ, song tôi không thu nhận đồ đệ một cách cẩu thả. Trước khi thâu nhận ai, tôi hết sức cẩn thận, cho họ trải qua một thời gian dài để quan sát tư tưởng, ngôn hạnh của họ như thế nào rồi mới thâu nhận, thế phát cho xuất gia. Song ở thời Mạt Pháp này, tà ma lộng hành nên tôi chẳng thể không sửa đổi cho triệt để và tích cực đề cao phẩm cách đạo đức và học vấn của người xuất gia. Phàm là kẻ
theo tôi xuất gia thì cần phải "đầu đội trời, chân đạp đất," văn võ toàn tài, là long tượng trong cửa Phật. Thậm chí nếu lấy con mắt tục mà nhìn, thì phải là bậc nhân tài trác tuyệt, phi phàm. Những kẻ theo tôi xuất gia đã lâu cũng cần học thuộc Kinh Lăng Nghiêm và phải có thể sẵn sàng giảng giải nếu cần. Như vậy thì mới thực sự đảm nhận trách nhiệm hoằng dương Chánh Pháp, tiếp nối sứ mệnh của Phật, và cũng không uổng phí sự nghiệp xuất gia của mình!
(Vạn Phật Thành ngày 25 tháng 3 năm 1983)
Nhân loại ai ai cũng "hướng ngoại truy cầu." Vì cầu ở ngoài tâm cho nên càng cầu thì càng xa gốc, không sao tới được đích; mà càng không tới được đích thì càng muốn truy cầu thêm. Ðó gọi là "bỏ gốc theo ngọn, bỏ gần theo xa."
Các vị cho điện não (computer), Tivi, điện thoại, tủ lạnh, v.v... là hay, là đẹp, kỳ thật chúng tượng trưng cho vật bên ngoài đã làm con người mê muội, ham chấp trước, không giác ngộ. Nhưng nếu mình thật sự thông suốt mọi sự thì những thứ đó có thể giúp mình giác ngộ. Lục căn (tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý) là sáu tên cướp (Lục tặc) làm cho con người đọa lạc, nhưng nếu biết cách dùng chúng thì có thể tu hành thành Ðạo Vô Thượng Bồ Ðề, thành Phật!
Tuy ở bên ngoài có điện não xuất hiện, song trong tự tánh của mình cũng đầy đủ những thứ vi diệu bất khả tư nghì như vậy. Xưa nay mình vốn không cần thiết phải hướng ngoại truy cầu. Song, bởi vì cái bảo bối kỳ diệu khó diễn bày gọi là "thường trụ chân tâm, tánh tịnh minh thể" của chúng ta bị Ngũ ấm che khuất, cho nên bảo bối đó không thể xuất hiện được. Rồi thì do vô minh nên mình lại bỏ gốc chạy theo ngọn, bỏ cái gần chạy theo cái xa, mà không biết quay đầu nhìn lại tự tâm mình.
Có điện não bên ngoài là do có điện não trong tự tánh của mình. Ðiện não đó gọi là Thần não, cũng có thể gọi là Thánh não, Phật não, hay Ðại Trí Huệ. Hiện tại các khoa học gia tuy phát minh được đủ thứ tân kỳ, song chúng đều là những thứ ở bên ngoài tự tâm, càng cầu càng tìm chúng thì lại càng xa gốc. Các khoa học gia chỉ hiểu những thứ hời hợt bề ngoài mà thôi; tuy có vẻ như đạt được chỗ sở đắc, kỳ thật, họ đánh mất đi bản hữu trí huệ của họ, cho nên gọi là "bỏ gốc, theo ngọn."
Người tu Ðạo thì phải "bỏ ngọn, theo gốc," phải làm sao để Phật tánh bản hữu của mình được viên mãn, phải làm thế nào để phản bổn hoàn nguyên, để khôi phục lại bản hữu trí huệ, tức là Ðại Viên Cảnh Trí, Bình Ðẳng Tánh Trí, Diệu Quán Sát Trí, Thành Sở Tác Trí. Nếu đem điện não so sánh với bốn Trí này thì điện não bất quá chỉ bằng một phần trong hàng trăm ngàn vạn ức phần của bốn Trí kia. Nhiều người lấy đồng thau mà cho là vàng thiệt, thật đáng thương xót!
Cho nên, chúng ta là kẻ tu Ðạo thì phải nhận chân được bản hữu trí huệ của mình, không cần phải truy cầu những thứ cao siêu xa vời ở bên ngoài.
Chúng ta hoàn toàn không cần đến những vật bên ngoài ấy sao? Tôi đã từng nói rằng điện não là thứ yêu quái do khoa học sinh ra, làm cho con người thất nghiệp, lười biếng giải đãi, ưa thích phóng túng, ghét làm lụng cực nhọc. Nếu tệ trạng này tiếp tục thì chẳng bao lâu loài người sẽ biến thành đồ phế thải, không còn dùng được nữa. Khi con người đã vô dụng thì đương nhiên cuộc hý trường tại thế gian này sẽ mau chóng bế mạc; bởi vì con người thành vô dụng thì cần con người làm gì nữa? Song ngược lại, nếu con người giác ngộ, thì họ sẽ dùng trí huệ để sử dụng kỹ thuật, không để cho kỹ thuật khống chế con người. Lúc đó, đương nhiên con người sẽ tạo ra rất nhiều sản phẩm có lợi ích cho nhân quần!
Nói tóm lại, cũng là một sản phẩm song điều quan trọng là chúng ta có biết sử dụng nó hay chăng. Mình phải sử dụng điện não, không để nó khống chế mình! Cho nên nói rằng:
"Kiến sự, tỉnh sự: xuất thế gian, Kiến sự, mê sự: đọa trầm luân." Dịch là:
"Thấy việc, liền thức tỉnh: vượt trần gian,
Ðụng chuyện, mà lờ mờ: đọa luân hồi."
44. NÂNG CAO TIÊU CHUẨN HÀNG TĂNG SĨ, TÍCH CỰC XIỂN DƯƠNG KINH LĂNG NGHIÊM
(Vạn Phật Thành ngày 14 tháng 4 năm 1983)
Chúng ta đang ở trong thời Mạt Pháp, đã xa Phật quá lâu, song Pháp chưa hoàn toàn tiêu diệt. Các vị vẫn còn cơ hội y chiếu theo lời Phật dạy mà tu hành, các vị vẫn còn cơ hội chứng quả thành Phật!
Nếu bản thân là kẻ xuất gia thì mình phải quyết tâm giữ gìn cái tông chỉ là dù gặp hoạn nạn khó khăn tới đâu cũng không bao giờ thay đổi lập trường. Mặc ai tới phá hoại, mình đừng để bị dao động. Chỉ cần nhận thức rõ ràng việc mình làm, con đường mình đi là quang minh chính đại, rồi cứ dũng mãnh mà tiến bước.
Trong thời Mạt Pháp, thiên ma, ngoại đạo, ly mỵ, vọng lượng, sơn yêu, thủy quái, sợ nhất là Chú Lăng Nghiêm vì Chú Lăng Nghiêm có công năng phá tà hiển chánh, và vì Chú Lăng Nghiêm mà Phật đã giảng Kinh Lăng Nghiêm, một bộ kinh cốt tủy của Phật Giáo!
Con người nếu không có xương tủy thì chết, Phật Giáo không có Kinh Lăng Nghiêm thì Phật Pháp diệt. Cho nên phương pháp tốt nhất để hộ trì Chánh Pháp trong thời Mạt Pháp là học thuộc lòng
Kinh Lăng Nghiêm, học thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm cho nhuần nhuyễn. Sau khi đọc và học thuộc lòng đến chỗ hết sức thuần thục, hãy tận lực phát huy đạo lý của Kinh và diễn thuyết cho mọi người nghe. Thế giới này nếu thiếu Chú Lăng Nghiêm thì yêu ma, quỷ quái chẳng sợ hãi gì nữa, chúng sẽ tha hồ hoành hành. Song bởi vì trên thế giới còn có người trì Chú Lăng Nghiêm nên bọn bàng môn, tả đạo, vọng lượng, ly mỵ, sơn yêu, thủy quái, còn kiêng sợ, không dám công nhiên xuất hiện. Nếu không có Chú Lăng Nghiêm thì thế giới này trở thành thế giới của bọn yêu ma, quỷ quái!
Các vị coi, hiện tại tư tưởng con người cũng hết sức cổ quái, có kẻ không bằng loài cầm thú. Ðó là do bọn yêu ma, quỷ quái lộng hành ở thế gian, mê hoặc người đời, khiến họ mất đi trí huệ căn bản, biến thành hạng người tráo trở, hết biết nhân nghĩa, làm chuyện thấp hèn không bằng loài trâu ngựa nữa. Ðó cũng là do càng ngày càng ít người biết tụng Kinh Lăng Nghiêm, trì Chú Lăng Nghiêm nên thiên ma ngoại đạo mới hoành hành, không còn kiêng nể gì cả!
Tuy nhiên Vạn Phật Thành là nơi phát nguyên của Phật Pháp ở Tây phương, là chỗ quy tập tinh hoa của những người tu Ðạo chân chính trên thế gian, cho nên Vạn Phật Thành không phải là địa bàn hoạt động của bọn yêu ma quỷ quái, bọn chúng không thể nào đặt chân tới Vạn Phật Thành được! Có những kẻ không thể ở Vạn Phật Thành được là do họ không đủ đức hạnh, tư tưởng đầy dẫy những thứ tà tri tà kiến, nên chỉ ở một thời gian là họ bị lộ nguyên hình, phải bỏ đi chỗ khác.
Từ đây về sau, ở Vạn Phật Thành, các vị xuất gia và đệ tử tại gia đều cần phải học thuộc lòng Kinh Lăng Nghiêm. Như vậy thì đối với Phật Pháp không có công lao nào lớn bằng. Bởi vì có những giáo sư nổi tiếng, những vị học giả trứ danh, thậm chí còn có cả kẻ xuất gia, hiện giờ công khai nói rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả tạo!
Vì sao họ lại điên đảo như vậy? Là do Kinh Lăng Nghiêm đề cập đến Bốn điều răn dạy về sự thanh tịnh, và đồng thời Năm mươi thứ ấm ma. Do đó, bọn họ không thể chịu nổi khi đứng trước những tấm kính chiếu yêu được nói đến trong Kinh Lăng Nghiêm này. Khi họ tự so sánh với năm mươi thứ ấm ma thì bản chất yêu quái của họ hiện ra rõ ràng, và khi tự so sánh với bốn điều dạy về sự thanh tịnh thì họ không làm sao giữ được những quy củ nói đến trong bộ Kinh này. Bởi không chịu nổi sự thật đó nên họ mới che đậy lương tâm, và dèm pha cho rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả tạo!
Cho nên, đối với Kinh Lăng Nghiêm và Chú Lăng Nghiêm, chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng là không có chú nào linh nghiệm bằng Chú Lăng Nghiêm, không có kinh nào chân chính hơn Kinh Lăng Nghiêm. Là vì kinh này đem tất cả những điều sai trái của thiên ma ngoại đạo, và của cả chúng sinh, trình bày vô cùng rõ ràng, xiển minh hết sức tường tận.
Nếu không có Chú Lăng Nghiêm thì Phật Pháp chẳng còn, thiếu Kinh Lăng Nghiêm thì Chánh Pháp bị tiêu diệt! Vì thế, các vị hãy vì hộ trì Phật Pháp mà nhất định học thuộc lòng Kinh Lăng Nghiêm! Nếu lúc nào cũng có thể thuyết giảng được thì mới không hổ thẹn là một đệ tử chân chính của Phật, không hổ thẹn là đã xuất gia một cách uổng phí.
Bởi vậy cho nên các vị đừng để những "học giả trứ danh," những
"giáo sư nổi tiếng," hoặc những "Ðại Pháp Sư" làm cho mê hoặc, như kẻ đui đi theo người mù mà tin rằng Kinh Lăng Nghiêm là giả tạo! Dựa vào đâu mà họ dám nói Kinh Lăng Nghiêm là giả tạo? Với lời lẽ mù quáng, cống cao, đầy dẫy tà kiến, ngã mạn, cuồng vọng, tương lai họ sẽ chịu quả báo khó tưởng tượng nổi.
Mặc cho gia phong của những đạo tràng khác ra sao, ở Vạn Phật Thành ai muốn xuất gia thì tối thiểu phải có bằng Cử nhân! Nếu các vị đỗ Cử nhân ở trường khác thì cần phải gia nhập chương trình huấn luyện Tăng Già ở Vạn Phật Thành; các vị phải trải qua ba năm huấn luyện nghiêm túc để cho học vấn và đạo đức được ưu tú, rồi mới đủ tư cách thọ giới Cụ Túc làm Tỳ Kheo hoặc Tỳ Kheo Ni.
Ở thời đại này, người xuất gia nhất định cần phải xuất chúng, đặc biệt siêu việt, có bối cảnh giáo dục ưu tú, thì mới có thể trở thành bậc Pháp Khí được. Nếu là kẻ không rành chữ nghĩa, cả ngày chỉ biết đi tìm cách móc nối, thủ đoạn, xin xỏ, lợi dụng; hoặc là kẻ giả làm sư để kiếm ăn qua ngày, hoặc chỉ làm những chuyện hoàn toàn không cao thượng, không thanh tịnh, chuyên môn phá giới, thì kẻ đó chỉ làm ô nhục cửa Phật mà thôi, làm sao khiến cho Phật Giáo ngày càng sáng lạng được? Làm sao khiến cho người ta sinh lòng cung kính Tam Bảo đặng?
Vì thế từ đây về sau, những ai muốn xuất gia ở Vạn Phật Thành, bất luận là nam hay nữ, già hay trẻ, trước hết cần đỗ bằng Cử nhân, sau đó cần thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm và Kinh Lăng Nghiêm thì mới đủ tư cách xuất gia. Ngoài ra, người xuất gia cần học thuộc lòng Giới Sa Di, 53 Tiểu chú, Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới và thông đạt Tứ Phần Luật (tức là Giới Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni). Trước kia, trong đạo tràng này, tiêu chuẩn xuất gia tuy không nghiêm khắc như bây giờ, song tôi không thu nhận đồ đệ một cách cẩu thả. Trước khi thâu nhận ai, tôi hết sức cẩn thận, cho họ trải qua một thời gian dài để quan sát tư tưởng, ngôn hạnh của họ như thế nào rồi mới thâu nhận, thế phát cho xuất gia. Song ở thời Mạt Pháp này, tà ma lộng hành nên tôi chẳng thể không sửa đổi cho triệt để và tích cực đề cao phẩm cách đạo đức và học vấn của người xuất gia. Phàm là kẻ
theo tôi xuất gia thì cần phải "đầu đội trời, chân đạp đất," văn võ toàn tài, là long tượng trong cửa Phật. Thậm chí nếu lấy con mắt tục mà nhìn, thì phải là bậc nhân tài trác tuyệt, phi phàm. Những kẻ theo tôi xuất gia đã lâu cũng cần học thuộc Kinh Lăng Nghiêm và phải có thể sẵn sàng giảng giải nếu cần. Như vậy thì mới thực sự đảm nhận trách nhiệm hoằng dương Chánh Pháp, tiếp nối sứ mệnh của Phật, và cũng không uổng phí sự nghiệp xuất gia của mình!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.