Khai Thị Quyển 2- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chương 2: Gieo Nhân Gặt Quả
HT. Tuyên Hóa
22/08/2021
"Trồng nhân Phật thì đặng quả Phật, Trồng nhân Bồ Tát
Thì gặt quả Bồ Tát"
1. GIEO NHÂN GẶT QUẢ
"Liễu tri chúng sanh chủng chủng dị, Tất thị Tưởng, Hành sở phân biệt.
Ư thử quán sát tất minh liễu,
Nhi bất hoại ư chư pháp tánh."
Dịch là:
"Rõ biết chúng sanh nhiều chủng loại, Do Tưởng, Hành, phân biệt mà có.
Nhân vì quán sát nên hiểu rõ
Song không hủy hoại tánh các pháp."
Chúng sanh do khởi hoặc nên tạo nghiệp, thọ báo, trồng nhân nào thì gặt quả ấy, đó là đạo lý rất tự nhiên. Nếu trồng nhân Phật thì đặng quả Phật, trồng nhân Bồ Tát thì gặt quả Bồ Tát, trồng nhân Duyên Giác thì gặt quả Duyên Giác, trồng nhân Thanh Văn thì gặt quả Thanh Văn. Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác là bốn Thánh Ðạo.
Trong sáu đường phàm thì có ba đường thiện là Thiên, Nhân, Atu-la; còn ba đường ác là Súc sinh, Ngạ quỷ, Ðịa ngục. Nói tóm lại, nếu trồng nhân của ba đường thiện sẽ gặt quả của ba đường thiện, trồng nhân của ba đường ác sẽ gặt quả của ba đường ác.
Ðạo lý đó đúng, không sai sót một mảy may và cũng không bao giờ thay đổi; và tuyệt nhiên chẳng có sắc thái mê tín nào cả.
Người si mê thì không biết sự lợi hại của đạo lý nhân quả nên cứ tùy tiện hành động, chẳng tin nhân quả, thậm chí họ còn bác bỏ. Người có trí huệ thì biết nhân quả báo ứng hết sức lợi hại nên sợ làm những điều sai lầm với nhân quả. Bất luận làm chuyện gì đều phải ba lần suy nghĩ rồi mới thực hành.
Bậc thánh nhân xuất thế tu hành là để chấm dứt vòng nhân quả. Kẻ phàm phu thì tạo thêm tội lỗi trong chuỗi nhân quả. Không có tội thì tạo thêm tội; tạo ra tội rồi thì chẳng chịu nhận đó là tội, còn cho là chuyện đương nhiên, chẳng có mảy may hổ thẹn. Thật là chồng chất thêm tội lỗi, chẳng thể tha thứ đặng!
Chúng sanh có nhiều loại dị biệt; bao quát thì chỉ có hai loại là thiện với ác, nhưng mỗi thứ đều khác nhau. Mỗi loại, mỗi thứ tạo những nghiệp riêng, rồi thọ những quả báo riêng; nhưng nói chung thì tất cả chúng sanh đều ở trong pháp Ngũ Uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) mà hình thành nghiệp quả sai biệt của mình.
Nếu ta quan sát và thông đạt được nghiệp quả báo ứng sai biệt này thì sẽ thấu suốt tất cả pháp tánh mà chẳng hủy hoại đạo lý của pháp tánh đó:
"Trí giả liễu tri chư Phật Pháp,
Dĩ như thị hạnh nhi hồi hướng,
Ai mẫn nhất thiết chư chúng sanh,
Linh ư thực Pháp chánh tư duy." Dịch là:
"Người trí thấu rõ mọi Phật Pháp,
Vậy nên tu hành để hồi hướng,
Với lòng thương xót mọi chúng sanh,
Khiến họ nghĩ đúng nơi chân lý."
Kẻ có trí huệ thì liễu giải Pháp của Phật nói ra, cho nên họ tu hạnh Bồ Tát, hồi hướng tất cả thiện căn mà họ tích tập được. Vì sao mà hồi hướng thiện căn cho chúng sanh? Vì họ ai mẫn tất cả chúng sanh! Bồ Tát thấy chúng sanh quá mê muội; những điều chúng sanh làm đều điên đảo. Bất luận là giáo hóa chúng sanh như thế nào thì chúng sanh cũng không lãnh hội được. Nếu dạy họ phải quên mình vì người, bỏ ngọn theo gốc, ủng hộ Chánh Pháp, làm cho Chánh Pháp trụ thế, thì họ chẳng bao giờ tin tưởng. Chúng sanh thật đáng thương hại. Cho nên các ngài khuyên chúng sanh đừng làm chuyện ác, mà làm chuyện thiện; đối với Pháp chân thật thì phải làm theo cho đúng.
Thế nào là điều chẳng đúng? Các vị hãy tự phản tỉnh và suy nghĩ một cách chi ly, không những một lần mà phải thường thường suy nghĩ, coi thử các vị có phạm lỗi lầm nhân quả không? Coi thử đối với Phật Giáo các vị đã tận tâm tận lực làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ chưa, hay lại tạo ra đủ thứ tội nghiệp lỗi lầm?
Vì thế, mọi nơi, mọi lúc, các vị phải hồi quang phản chiếu, phản tỉnh lại phản tỉnh, kiểm thảo rồi kiểm thảo, như vậy thì mới đúng là tín đồ chân chánh của đạo Phật!
2. PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN
(Vạn Phật Thành ngày 10 tháng 3 năm 1977)
Phật Giáo thường nói "phản bổn hoàn nguyên," có nghĩa là chúng ta xưa như thế nào thì trở lại như thế đó; song khi xưa bổn lai như thế nào? Lúc xưa cái gì cũng chẳng có. Cho nên bây giờ hoàn nguyên tức là quay trở lại trạng thái mà cái gì cũng chẳng có.
Hễ mình có một chút chấp trước tức là có chướng ngại. Có chướng ngại thì không thể ra khỏi Tam Giới, cho nên nhất định phải phá thủng mọi chấp trước. Khi tới chỗ chẳng có gì cả, thì đó là lúc mình khôi phục lại bộ mặt thật của chính mình. Hiện tại mình muốn có cũng chẳng được, chờ tới khi mình chẳng muốn gì cả thì mọi thứ đều có đủ. Trí huệ sẽ hiện tiền, thần thông sẽ hiện tiền, diệu dụng sẽ hiện tiền.
Tại sao mình chẳng có trí huệ, thần thông? Là vì mình đi hết chỗ này đến chỗ khác lượm lặt những thứ rơm rác, còn những thứ vàng bạc châu báu thì mình không muốn. Cái bản hữu quý giá của chính mình thì mình chẳng muốn, lại vất bỏ đi, mà chỉ đi tìm những thứ rác rưởi rồi tự cho mình là thông minh lắm. Ðúng ra thì thật là hết sức si mê vậy!
3. DÙNG TÂM BÌNH THƯỜNG ÐỂ HỌC PHẬT
"Lộ dao tri mã lực, Nhật cửu kiến nhân tâm." Dịch là:
"Trải đường dài xa, biết sức ngựa,
Lâu ngày chày tháng, rõ lòng người."
Kẻ học Ðạo không phải chỉ một ngày một đêm mà có thể học được Phật Pháp. Cần có thời gian lâu dài để thể nghiệm đạo lý Phật dạy, theo đạo lý đó mà tu hành mới có thể thành tựu được.
Người chân chính nhận thức được Phật Pháp thì chẳng kinh hãi, sợ sệt, chẳng vui cũng chẳng buồn. Phật Pháp thì như vậy: chẳng có gì đáng lo âu khiếp sợ, cũng chẳng có gì đáng vui hay đáng buồn cả. Phải luôn giữ trạng thái "như như bất động, liễu liễu thường minh," (1) vì đó chính là bản chất của Phật Pháp vậy!
4. HỌC PHẬT THÌ ÐỪNG THAM DANH LỢI
(Vạn Phật Thành ngày 15 tháng 3 năm 1977)
Người học Phật Pháp cần phải luôn luôn thành thật dụng công mà tu hành, như hai chân đứng vững trên mặt đất (cước đạp thực địa), không được mưu đồ hư danh.
Ham thích hư danh thì chẳng ích lợi gì cho việc tu Ðạo. Muốn làm những việc "hữu thực vô danh" thì không được tham cầu chuyện "hữu danh vô thực"; nghĩa là không tham cầu cái danh giả dối, có tiếng mà không có miếng. Còn như làm những việc chân thật được biểu hiện ra ngoài thì được gọi là "hữu thực vô danh"!
Các vị đừng nên tham cầu cái hư danh; mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý niệm đều phải chân thật. Lòng tâm chân thật, làm việc chân thật, chính là bản sắc của tín đồ Phật Giáo. Tâm mình sung mãn đạo đức, học vấn và trí huệ thì lúc đó mới gọi là có bản lãnh!
Ðừng tham cái danh hão, đừng thích cái lợi giả của thế gian; nếu không thì cũng giống như "cánh hoa giả" chẳng bao giờ có thể sinh "quả" thật được. Ðó là điểm hết sức quan trọng, mong các vị chú ý!
Thì gặt quả Bồ Tát"
1. GIEO NHÂN GẶT QUẢ
"Liễu tri chúng sanh chủng chủng dị, Tất thị Tưởng, Hành sở phân biệt.
Ư thử quán sát tất minh liễu,
Nhi bất hoại ư chư pháp tánh."
Dịch là:
"Rõ biết chúng sanh nhiều chủng loại, Do Tưởng, Hành, phân biệt mà có.
Nhân vì quán sát nên hiểu rõ
Song không hủy hoại tánh các pháp."
Chúng sanh do khởi hoặc nên tạo nghiệp, thọ báo, trồng nhân nào thì gặt quả ấy, đó là đạo lý rất tự nhiên. Nếu trồng nhân Phật thì đặng quả Phật, trồng nhân Bồ Tát thì gặt quả Bồ Tát, trồng nhân Duyên Giác thì gặt quả Duyên Giác, trồng nhân Thanh Văn thì gặt quả Thanh Văn. Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác là bốn Thánh Ðạo.
Trong sáu đường phàm thì có ba đường thiện là Thiên, Nhân, Atu-la; còn ba đường ác là Súc sinh, Ngạ quỷ, Ðịa ngục. Nói tóm lại, nếu trồng nhân của ba đường thiện sẽ gặt quả của ba đường thiện, trồng nhân của ba đường ác sẽ gặt quả của ba đường ác.
Ðạo lý đó đúng, không sai sót một mảy may và cũng không bao giờ thay đổi; và tuyệt nhiên chẳng có sắc thái mê tín nào cả.
Người si mê thì không biết sự lợi hại của đạo lý nhân quả nên cứ tùy tiện hành động, chẳng tin nhân quả, thậm chí họ còn bác bỏ. Người có trí huệ thì biết nhân quả báo ứng hết sức lợi hại nên sợ làm những điều sai lầm với nhân quả. Bất luận làm chuyện gì đều phải ba lần suy nghĩ rồi mới thực hành.
Bậc thánh nhân xuất thế tu hành là để chấm dứt vòng nhân quả. Kẻ phàm phu thì tạo thêm tội lỗi trong chuỗi nhân quả. Không có tội thì tạo thêm tội; tạo ra tội rồi thì chẳng chịu nhận đó là tội, còn cho là chuyện đương nhiên, chẳng có mảy may hổ thẹn. Thật là chồng chất thêm tội lỗi, chẳng thể tha thứ đặng!
Chúng sanh có nhiều loại dị biệt; bao quát thì chỉ có hai loại là thiện với ác, nhưng mỗi thứ đều khác nhau. Mỗi loại, mỗi thứ tạo những nghiệp riêng, rồi thọ những quả báo riêng; nhưng nói chung thì tất cả chúng sanh đều ở trong pháp Ngũ Uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) mà hình thành nghiệp quả sai biệt của mình.
Nếu ta quan sát và thông đạt được nghiệp quả báo ứng sai biệt này thì sẽ thấu suốt tất cả pháp tánh mà chẳng hủy hoại đạo lý của pháp tánh đó:
"Trí giả liễu tri chư Phật Pháp,
Dĩ như thị hạnh nhi hồi hướng,
Ai mẫn nhất thiết chư chúng sanh,
Linh ư thực Pháp chánh tư duy." Dịch là:
"Người trí thấu rõ mọi Phật Pháp,
Vậy nên tu hành để hồi hướng,
Với lòng thương xót mọi chúng sanh,
Khiến họ nghĩ đúng nơi chân lý."
Kẻ có trí huệ thì liễu giải Pháp của Phật nói ra, cho nên họ tu hạnh Bồ Tát, hồi hướng tất cả thiện căn mà họ tích tập được. Vì sao mà hồi hướng thiện căn cho chúng sanh? Vì họ ai mẫn tất cả chúng sanh! Bồ Tát thấy chúng sanh quá mê muội; những điều chúng sanh làm đều điên đảo. Bất luận là giáo hóa chúng sanh như thế nào thì chúng sanh cũng không lãnh hội được. Nếu dạy họ phải quên mình vì người, bỏ ngọn theo gốc, ủng hộ Chánh Pháp, làm cho Chánh Pháp trụ thế, thì họ chẳng bao giờ tin tưởng. Chúng sanh thật đáng thương hại. Cho nên các ngài khuyên chúng sanh đừng làm chuyện ác, mà làm chuyện thiện; đối với Pháp chân thật thì phải làm theo cho đúng.
Thế nào là điều chẳng đúng? Các vị hãy tự phản tỉnh và suy nghĩ một cách chi ly, không những một lần mà phải thường thường suy nghĩ, coi thử các vị có phạm lỗi lầm nhân quả không? Coi thử đối với Phật Giáo các vị đã tận tâm tận lực làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ chưa, hay lại tạo ra đủ thứ tội nghiệp lỗi lầm?
Vì thế, mọi nơi, mọi lúc, các vị phải hồi quang phản chiếu, phản tỉnh lại phản tỉnh, kiểm thảo rồi kiểm thảo, như vậy thì mới đúng là tín đồ chân chánh của đạo Phật!
2. PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN
(Vạn Phật Thành ngày 10 tháng 3 năm 1977)
Phật Giáo thường nói "phản bổn hoàn nguyên," có nghĩa là chúng ta xưa như thế nào thì trở lại như thế đó; song khi xưa bổn lai như thế nào? Lúc xưa cái gì cũng chẳng có. Cho nên bây giờ hoàn nguyên tức là quay trở lại trạng thái mà cái gì cũng chẳng có.
Hễ mình có một chút chấp trước tức là có chướng ngại. Có chướng ngại thì không thể ra khỏi Tam Giới, cho nên nhất định phải phá thủng mọi chấp trước. Khi tới chỗ chẳng có gì cả, thì đó là lúc mình khôi phục lại bộ mặt thật của chính mình. Hiện tại mình muốn có cũng chẳng được, chờ tới khi mình chẳng muốn gì cả thì mọi thứ đều có đủ. Trí huệ sẽ hiện tiền, thần thông sẽ hiện tiền, diệu dụng sẽ hiện tiền.
Tại sao mình chẳng có trí huệ, thần thông? Là vì mình đi hết chỗ này đến chỗ khác lượm lặt những thứ rơm rác, còn những thứ vàng bạc châu báu thì mình không muốn. Cái bản hữu quý giá của chính mình thì mình chẳng muốn, lại vất bỏ đi, mà chỉ đi tìm những thứ rác rưởi rồi tự cho mình là thông minh lắm. Ðúng ra thì thật là hết sức si mê vậy!
3. DÙNG TÂM BÌNH THƯỜNG ÐỂ HỌC PHẬT
"Lộ dao tri mã lực, Nhật cửu kiến nhân tâm." Dịch là:
"Trải đường dài xa, biết sức ngựa,
Lâu ngày chày tháng, rõ lòng người."
Kẻ học Ðạo không phải chỉ một ngày một đêm mà có thể học được Phật Pháp. Cần có thời gian lâu dài để thể nghiệm đạo lý Phật dạy, theo đạo lý đó mà tu hành mới có thể thành tựu được.
Người chân chính nhận thức được Phật Pháp thì chẳng kinh hãi, sợ sệt, chẳng vui cũng chẳng buồn. Phật Pháp thì như vậy: chẳng có gì đáng lo âu khiếp sợ, cũng chẳng có gì đáng vui hay đáng buồn cả. Phải luôn giữ trạng thái "như như bất động, liễu liễu thường minh," (1) vì đó chính là bản chất của Phật Pháp vậy!
4. HỌC PHẬT THÌ ÐỪNG THAM DANH LỢI
(Vạn Phật Thành ngày 15 tháng 3 năm 1977)
Người học Phật Pháp cần phải luôn luôn thành thật dụng công mà tu hành, như hai chân đứng vững trên mặt đất (cước đạp thực địa), không được mưu đồ hư danh.
Ham thích hư danh thì chẳng ích lợi gì cho việc tu Ðạo. Muốn làm những việc "hữu thực vô danh" thì không được tham cầu chuyện "hữu danh vô thực"; nghĩa là không tham cầu cái danh giả dối, có tiếng mà không có miếng. Còn như làm những việc chân thật được biểu hiện ra ngoài thì được gọi là "hữu thực vô danh"!
Các vị đừng nên tham cầu cái hư danh; mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý niệm đều phải chân thật. Lòng tâm chân thật, làm việc chân thật, chính là bản sắc của tín đồ Phật Giáo. Tâm mình sung mãn đạo đức, học vấn và trí huệ thì lúc đó mới gọi là có bản lãnh!
Ðừng tham cái danh hão, đừng thích cái lợi giả của thế gian; nếu không thì cũng giống như "cánh hoa giả" chẳng bao giờ có thể sinh "quả" thật được. Ðó là điểm hết sức quan trọng, mong các vị chú ý!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.