Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chương 211: Âm Nhạc Trong Tự Tánh
HT. Tuyên Hóa
12/09/2021
Tất cả các chữ Hoa đều có ý nghĩa và được cấu tạo theo nguyên tắc nhất định. Mỗi chứ khi được tạo thành đều có sự giải thích riêng của nó. Các văn tự Trung Hoa được cấu tạo theo sáu cách như: Chỉ sự, tượng hình, hình thanh, hội ý, chuyển chú và giải tá.
Về tượng hình: Như chữ “Mã” ngựa ( 馬 ) có bốn chân, chữ “lộc” hươu ( 鹿 ) thì bên trên có một chấm, còn chữ “Dương” dê ( 羊 ) thì bên trên có hai chấm, vì chữ hươu và chữ dê là biể thị cho loài có sừng. Chữ “ngưu” trâu bò ( 牛 ) có nét phẩy bên trái, biểu thị cho cá tánh của loài trâu bò rất mạnh và thường cụng húc qua một bên. Cho nên mỗi chữ đều có ý nghĩa riêng của nó và chúng ta cũng nên biết thêm về sau cách tạo chữ này. Ngoài ra cũng có lục nghệ, tức sáu nghề là: Lễ, nhạc, xa, ngự, thơ, số. Ngài Khổng Tử có ba ngàn học trò, nhưng tinh thông lục nghệ thì chỉ có bảy mươi hai người. Lễ là lễ nghĩa; nhạc là âm nhạc; xạ là bắn cung và cũng bao gồm cả võ thuật; ngự là chỉ về cưỡi xe ngựa ở thời xưa, nhưng hiện nay là bao gồm cả lái xe, lái máy bay, lái tàu thủy… Thơ là phương pháp viết chứ, đại thể thì phân thành năm cách viết: triện, lệ, khải, hành, thảo. Số là số học, cho nên nói: “Tri mỗ số, thức mỗ danh,” người biết số học thì sẽ hiểu văn học. Hiện nay người ta chế ra hỏa tiễn, phi đạn vốn phát minh từ trong ngành toán số. Như việc dùng điện não Computer để điều khiển hỏa tiễn bay bao xa cũng đều không ngoài môn toán số.
Cho đến như âm nhạc, thì trong thời tụng niệm của Phật Giáo là thuộc về âm nhạc. Cho nên hễ ai đánh mõ có nhịp nhàng tiết tấu sẽ có công đức. Còn nếu người nào gõ mõ với tâm bực dọc, hoặc gõ quá lớn tiếng, hoặc gõ quá nhỏ thì sẽ có tôi. Tán tụng cũng như là dùng âm nhạc để cúng dường Phật. Cho nên nếu một mặt cúng dường, một mặt lại giận hơn, quý vị nghĩ như thế Phật có hoan hỉ không? Dùng âm nhạc để cúng dường Phật vốn có rất nhiều công đức, nhưng khi phát giận quý vị không tán tụng được, mà lại còn dộng chuông gõ mõ loạn xạ cả lên, vậy tức là có tội rồi.
Tu hành là từ mỗi việc làm về mọi phương diện, không có nơi nào mà chẳng phải là nơi tu hành. Mà cũng không phải chỉ là ngồi thiền, hoặc là lạy Phật mới là tu hành. Vì vậy ăn cơm, mặc áo, cho đến nhất cử, nhất động đều là tu hành cả. Tu hành tức là phải điều phục thân tâm. Điều thân là làm cho thân thể không sanh bệnh tật và giữ cho mình được khỏe mạnh. Nhưng cũng không phải là quá yêu quý nó: lạnh cũng không được, nóng cũng không được, khát cũng không được, đói cũng không được, không phải là quá nuông chiều cho thân xác. Chúng ta phải ra công kiềm chế để rèn luyện thân thể, chỉ cần không tổn hại nó là được rồi. Chứ không phải vì yêu quý thân thể mình như tấm gương dễ bể, không ai được đụng đến,
Trong các sinh hoạt hàng ngày, chúng ta cũng nên tự rèn luyện lấy mình, vậy mới là tu hành. Đi đứng nằm ngồi, không lúc nào là không tu hành. Tu hành không có nghĩa là chỉ có hai thời tụng niệm sớm tối mới là tu hành. Mà lúc bình thường, nhất cử, nhất động, nhất ngôn, nhất hành, chúng ta đều nên hòa hợp với tiết tấu, phù hợp với qui tắc, bởi tự tánh trong mỗi chúng ta đều có “âm nhạc” cả. Chúng ta phải tu sao cho được tâm bình khí hòa, không sanh phiền não, không nhân, không ngã và không có vô minh. Nếu chúng ta ghen ghét người hiền tài hoặc thích làm những chuyện viển vông hoặc tự vỗ ngực khoe tài để mình được danh tiếng, thì đó không phải là âm nhạc đâu. Nếu mỗi ngày chúng ta tu hành đúng pháp, thì đó mới là âm nhạc. Tự mình tu cho được tâm bình khí hòa và rèn luyện tánh tình, vì chúng ta vốn không cần phải tìm kiếm âm nhạc ở bên ngoài. Bởi vì tâm chúng ta không hòa bình, cho nên phải mượn âm nhạc bên ngoài để tự thăng bằng lại. Nếu tâm có thể bình hòa được thì lúc nào chúng ta cũng sẽ tràn đầy khí khái tốt lành, đó mới chính là “âm nhạc” chân thật đấy. Còn về lục nghệ: Lễ, nhạc, xạ, ngự, thơ, số; sáu thứ này vốn đã bao gồm trong tự tánh của chúng ta rồi. Nếu trọn ngày chúng ta có thể không nói lời vô ích, không nghĩ điều vô vị và có thể tự điều phục tâm mình cho được bình thản, an ổn, không bị câu thúc, không vướng mắc chướng ngại, không nhân, không ngã, không phải không trái, thì quý vị nói đi, đó không là âm nhạc thì là cái gì?
Khi Khổng Tử ở nước Tề nghe nhạc Thiều, ông đã không biết gì đến mùi vị thịt trong ba tháng trời. Nếu quý vị hiểu được âm nhạc của tự tánh, đâu cần nói đế mùi thịt, mà ngay cả mùi nước, quý vị cũng không biết, hoặc có chua, ngọt, đắng, cay gì quý vị cũng đều không biết luôn. Khi đó mới gọi là quý vị đã đạt đến cảnh giới “Nhìn mà không thấy, nghe mà không nghe, ăn mà không biết mùi vị.” Quý vị nên chú ý: Chớ xem tự tánh của mình như bãi chiến trường để đấu tranh, nếu thế thì không phải là âm nhạc đâu.
Giảng ngày 16 tháng 7 năm 1985
Về tượng hình: Như chữ “Mã” ngựa ( 馬 ) có bốn chân, chữ “lộc” hươu ( 鹿 ) thì bên trên có một chấm, còn chữ “Dương” dê ( 羊 ) thì bên trên có hai chấm, vì chữ hươu và chữ dê là biể thị cho loài có sừng. Chữ “ngưu” trâu bò ( 牛 ) có nét phẩy bên trái, biểu thị cho cá tánh của loài trâu bò rất mạnh và thường cụng húc qua một bên. Cho nên mỗi chữ đều có ý nghĩa riêng của nó và chúng ta cũng nên biết thêm về sau cách tạo chữ này. Ngoài ra cũng có lục nghệ, tức sáu nghề là: Lễ, nhạc, xa, ngự, thơ, số. Ngài Khổng Tử có ba ngàn học trò, nhưng tinh thông lục nghệ thì chỉ có bảy mươi hai người. Lễ là lễ nghĩa; nhạc là âm nhạc; xạ là bắn cung và cũng bao gồm cả võ thuật; ngự là chỉ về cưỡi xe ngựa ở thời xưa, nhưng hiện nay là bao gồm cả lái xe, lái máy bay, lái tàu thủy… Thơ là phương pháp viết chứ, đại thể thì phân thành năm cách viết: triện, lệ, khải, hành, thảo. Số là số học, cho nên nói: “Tri mỗ số, thức mỗ danh,” người biết số học thì sẽ hiểu văn học. Hiện nay người ta chế ra hỏa tiễn, phi đạn vốn phát minh từ trong ngành toán số. Như việc dùng điện não Computer để điều khiển hỏa tiễn bay bao xa cũng đều không ngoài môn toán số.
Cho đến như âm nhạc, thì trong thời tụng niệm của Phật Giáo là thuộc về âm nhạc. Cho nên hễ ai đánh mõ có nhịp nhàng tiết tấu sẽ có công đức. Còn nếu người nào gõ mõ với tâm bực dọc, hoặc gõ quá lớn tiếng, hoặc gõ quá nhỏ thì sẽ có tôi. Tán tụng cũng như là dùng âm nhạc để cúng dường Phật. Cho nên nếu một mặt cúng dường, một mặt lại giận hơn, quý vị nghĩ như thế Phật có hoan hỉ không? Dùng âm nhạc để cúng dường Phật vốn có rất nhiều công đức, nhưng khi phát giận quý vị không tán tụng được, mà lại còn dộng chuông gõ mõ loạn xạ cả lên, vậy tức là có tội rồi.
Tu hành là từ mỗi việc làm về mọi phương diện, không có nơi nào mà chẳng phải là nơi tu hành. Mà cũng không phải chỉ là ngồi thiền, hoặc là lạy Phật mới là tu hành. Vì vậy ăn cơm, mặc áo, cho đến nhất cử, nhất động đều là tu hành cả. Tu hành tức là phải điều phục thân tâm. Điều thân là làm cho thân thể không sanh bệnh tật và giữ cho mình được khỏe mạnh. Nhưng cũng không phải là quá yêu quý nó: lạnh cũng không được, nóng cũng không được, khát cũng không được, đói cũng không được, không phải là quá nuông chiều cho thân xác. Chúng ta phải ra công kiềm chế để rèn luyện thân thể, chỉ cần không tổn hại nó là được rồi. Chứ không phải vì yêu quý thân thể mình như tấm gương dễ bể, không ai được đụng đến,
Trong các sinh hoạt hàng ngày, chúng ta cũng nên tự rèn luyện lấy mình, vậy mới là tu hành. Đi đứng nằm ngồi, không lúc nào là không tu hành. Tu hành không có nghĩa là chỉ có hai thời tụng niệm sớm tối mới là tu hành. Mà lúc bình thường, nhất cử, nhất động, nhất ngôn, nhất hành, chúng ta đều nên hòa hợp với tiết tấu, phù hợp với qui tắc, bởi tự tánh trong mỗi chúng ta đều có “âm nhạc” cả. Chúng ta phải tu sao cho được tâm bình khí hòa, không sanh phiền não, không nhân, không ngã và không có vô minh. Nếu chúng ta ghen ghét người hiền tài hoặc thích làm những chuyện viển vông hoặc tự vỗ ngực khoe tài để mình được danh tiếng, thì đó không phải là âm nhạc đâu. Nếu mỗi ngày chúng ta tu hành đúng pháp, thì đó mới là âm nhạc. Tự mình tu cho được tâm bình khí hòa và rèn luyện tánh tình, vì chúng ta vốn không cần phải tìm kiếm âm nhạc ở bên ngoài. Bởi vì tâm chúng ta không hòa bình, cho nên phải mượn âm nhạc bên ngoài để tự thăng bằng lại. Nếu tâm có thể bình hòa được thì lúc nào chúng ta cũng sẽ tràn đầy khí khái tốt lành, đó mới chính là “âm nhạc” chân thật đấy. Còn về lục nghệ: Lễ, nhạc, xạ, ngự, thơ, số; sáu thứ này vốn đã bao gồm trong tự tánh của chúng ta rồi. Nếu trọn ngày chúng ta có thể không nói lời vô ích, không nghĩ điều vô vị và có thể tự điều phục tâm mình cho được bình thản, an ổn, không bị câu thúc, không vướng mắc chướng ngại, không nhân, không ngã, không phải không trái, thì quý vị nói đi, đó không là âm nhạc thì là cái gì?
Khi Khổng Tử ở nước Tề nghe nhạc Thiều, ông đã không biết gì đến mùi vị thịt trong ba tháng trời. Nếu quý vị hiểu được âm nhạc của tự tánh, đâu cần nói đế mùi thịt, mà ngay cả mùi nước, quý vị cũng không biết, hoặc có chua, ngọt, đắng, cay gì quý vị cũng đều không biết luôn. Khi đó mới gọi là quý vị đã đạt đến cảnh giới “Nhìn mà không thấy, nghe mà không nghe, ăn mà không biết mùi vị.” Quý vị nên chú ý: Chớ xem tự tánh của mình như bãi chiến trường để đấu tranh, nếu thế thì không phải là âm nhạc đâu.
Giảng ngày 16 tháng 7 năm 1985
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.