Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chương 115: Các Vị Ðều Là Thiện Tri Thức
HT. Tuyên Hóa
24/08/2021
Các Vị Ðều Là Thiện Tri Thức
Các vị thiện tri thức! Tại sao lại xưng hô quý vị là thiện tri thức? Nếu chẳng phải là thiện tri thức thì quý vị chẳng khi nào đến Bátnhã đường (thiền đường). Phàm đến Bát-nhã đường để tu hành thì tất cả đều là thiện tri thức, do đó mới xưng hô quý vị là thiện tri thức.
Bát-nhã là tiếng Phạn (Prajna), dịch nghĩa thành trí huệ. Quý vị đều là bậc đại trí huệ mới đến Bát-nhã đường. Tại sao là đại trí huệ? Bởi trong các kiếp quá khứ quý vị đã từng gieo nhiều căn lành, nhiều hạt giống Bồ-đề. Cũng chính là trong quá khứ, quý vị đã đời đời kiếp kiếp cúng dường Phật, cúng dường Pháp, cúng dường Tăng. Ðã tích lũy những công đức như thế, thì ngày nay nhân duyên thành tựu, mới tham dự khóa thiền. Ðây chẳng phải là nhân duyên nhỏ, mà là nhân duyên to lớn, cũng là nhân duyên của việc liễu sinh thoát tử, mà cũng có thể nói là nhân duyên thành Phật. Bởi các lý do trên nên mới xưng hô quý vị là thiện tri thức.
Thiện tri thức chính là biết con đường thiện, không biết con đường ác. Nếu biết đường ác thì phải kêu là ác tri thức. Thế nào là thiện tri thức? Thiện tri thức là chánh tri chánh kiến, hành động hợp với Phật pháp, tu tập chiếu theo Phật pháp, từng hành động cử chỉ đều tương ứng với Phật pháp. Thế nào là ác tri thức? Ác tri thức thì tà tri, tà kiến, chuyện gì cũng đi ngược với Phật pháp, tức như câu nói "bội đạo nhi trì," quay lưng với đạo mà đi.
Nay quý vị tụ hội tại Bát-nhã đường, nhất tâm thiền định để cầu khai ngộ và đại trí huệ. Nếu thực sự sáng suốt, chân chánh giác ngộ, quý vị sẽ tuyệt đối không làm chuyện điên đảo nữa. Giác ngộ và sáng suốt như vậy nhất loạt đều do công phu tu hành mà thành tựu. Bởi vậy kẻ tu hành không nên sợ khổ, sợ khó khăn. Khi đã ngồi thiền thì chân đau cũng mặc, lưng mỏi cũng không quan tâm, phải giữ vững tinh thần đại vô úy, sống chết với thiền, sống chết với tu, tuyệt đối không thể vì đau mỏi mà đầu hàng, phải làm kẻ đại trượng phu, đại anh hùng.
Kẻ tu hành cần phải có một sự kiên nhẫn không lay chuyển, một ý chí không lùi bước, trước mọi nghịch cảnh tuyệt đối không cúi đầu, tuyệt đối không bị khuất phục. Chân đau lại càng cố chịu đựng, lưng mỏi càng cố gắng. Buồn ngủ ư? Mở to hai mắt, thách thức ma ngủ. Càng buồn ngủ càng tốt, đàng nào cũng tham, tham cho tới lúc dương khí đầy đủ trở lại, thì ma ngủ phải bỏ chạy. Nếu như chúng ta không chiến đấu với ma ngủ, thì ta sẽ muôn đời làm nô lệ cho nó, nghe theo mệnh lệnh của nó và sẽ chịu nó sai khiến.
Nhận Ra Bổn Lai Diện Mục
Mục đích chúng ta tham gia thiền thất là cầu khai mở trí huệ, trở về tận cùng gốc gác của mình, tuyệt đối phải nhận ra bổn lai diện mục.
Bổn lai diện mục của chúng ta ra sao? Cùng với chư Phật là một, chẳng sai khác. Có điều chúng ta là chúng sanh không có trí huệ nên không nhận ra nó, và cũng từ nguyên nhân đó mà trở thành điên đảo, quay đầu lộn đuôi, sanh tử trong cảnh mơ mộng hỗn độn, thậm chí còn biến hiện thêm, khiến cho đã mê càng thêm mê, đã ở trong mộng còn thêm mộng, trong chỗ điên đảo còn thêm điên đảo. Vì sao đến nỗi như vậy? Bởi vì không được gặp thiện tri thức, không được ai mách bảo lối về quê hương, tức con đường tìm bổn lai diện mục. Nay rất đông thiện tri thức tụ hội tại đây, cùng nhau hướng tới con đường rộng lớn, quang minh để tìm vể bổn lai diện mục. Ðúng là:
Thập phương đồng tụ hội
Giai kỳ học vô vi Thử thị tuyển Phật trường Tâm không cập đệ quy.
Nghĩa là:
Mười phương cùng tụ hội
Ai nấy học vô vi
Ðây là trường tuyển Phật
Tâm không đậu vinh quy.
Quý vị thiện tri thức từ mười phương, tới Bát-nhã đường này cùng nhau học tập pháp vô vi. Bát-nhã đường chính là trường tuyển Phật. Ai tới được chỗ vô nhân vô ngã thì người đó được chấm đậu. Ai không buông bỏ nổi, kẻ đó bị đánh rớt. Ai được tâm không đây? Người đó được đỗ Trạng nguyên. Lúc đó, áo gấm về làng, rạng rỡ tổ tông.
Như muốn làm kẻ đại trượng phu, đại anh hùng, vậy phải ngồi xuống tham thiền, mới có thể đạt mục đích. Ðại anh hùng chính là bậc đại giác, đại giác chính là Phật. Ngồi thiền mà đạt tới cảnh giới vô ngã, thì chân có đau cũng không hay, lưng có mỏi cũng không biết. Trong, không cảm thấy thân tâm, ngoài, không biết có thế giới, tới lúc đó, trong khoảnh khắc, bừng lên đại ngộ: vốn là như thế!
Nếu rõ ràng có ngã, thì có "cái ngã" ở chỗ này. Quý vị ở tại chỗ này, ai không ở tại chỗ này? Không ở tại chỗ này cũng là ai đó?
Không ai ở tại đây, cũng chẳng ai không ở tại đây, cho nên gọi là vô ngã.
Nguyên do vì không có tại, nên mới không có ngã. Nếu còn có tại thì còn có ngã tại. Có tại thì đúng ra phải là tự tại, chớ không phải ngã tại. Tự tại không thể có ngã, nếu có ngã thì không phải tự tại. Có ngã nên mới sanh lắm chuyện phiền phức, kể ra không thể hết được. Nào, ngủ chẳng đủ, tinh thần không khoan khái. Ăn chẳng đủ, bụng không dễ chịu. Mặc không đủ, thân thể ớn lạnh. Bởi đâu mà có những hiện tượng đó? Bởi chưng có cái ngã. Muốn không có ngã, chỉ còn một biện pháp, đó là đến thiền đường mà ngồi thiền, thiền tới thiền lui, thiền cho tới lúc đạt được vô ngã, đạt được cảnh giới gọi là: "Vô nhân vô ngã Quán tự tại, phi không phi sắc kiến Như-lai." Tới lúc đó thì tự tại vô cùng, tự khắc sẽ biết bổn lai diện mục là như thế nào. Tuy nhiên, tới được cảnh giới đó chẳng phải dễ dàng. Bởi vậy mới cần phải gắng sức nhẫn chịu, chịu đựng mọi thống khổ, mọi sự gian nan. Như quả qua được cửa ải này thì sẽ gặp một sự thống khoái: chính là ăn bằng niềm vui thiền duyệt, và sống trong pháp hỷ.
Bất luận làm một công việc gì, buổi đầu tương đối khó khăn. Lâu dần, sẽ thành quen, không cảm thấy khó nữa. Ngồi thiền cũng như vậy. Trong thiền đường, cố gắng chịu đựng, khi đã chịu đựng được rồi thì không còn cảnh giới nào làm cho giao động. Vậy là đã có chút ít định lực. Có một chút định lực tức sẽ có chút huệ lực. Tích tiểu thành đại, khi huệ lực đầy đủ thì tự khắc khai ngộ.
Các vị thiện tri thức! Tại sao lại xưng hô quý vị là thiện tri thức? Nếu chẳng phải là thiện tri thức thì quý vị chẳng khi nào đến Bátnhã đường (thiền đường). Phàm đến Bát-nhã đường để tu hành thì tất cả đều là thiện tri thức, do đó mới xưng hô quý vị là thiện tri thức.
Bát-nhã là tiếng Phạn (Prajna), dịch nghĩa thành trí huệ. Quý vị đều là bậc đại trí huệ mới đến Bát-nhã đường. Tại sao là đại trí huệ? Bởi trong các kiếp quá khứ quý vị đã từng gieo nhiều căn lành, nhiều hạt giống Bồ-đề. Cũng chính là trong quá khứ, quý vị đã đời đời kiếp kiếp cúng dường Phật, cúng dường Pháp, cúng dường Tăng. Ðã tích lũy những công đức như thế, thì ngày nay nhân duyên thành tựu, mới tham dự khóa thiền. Ðây chẳng phải là nhân duyên nhỏ, mà là nhân duyên to lớn, cũng là nhân duyên của việc liễu sinh thoát tử, mà cũng có thể nói là nhân duyên thành Phật. Bởi các lý do trên nên mới xưng hô quý vị là thiện tri thức.
Thiện tri thức chính là biết con đường thiện, không biết con đường ác. Nếu biết đường ác thì phải kêu là ác tri thức. Thế nào là thiện tri thức? Thiện tri thức là chánh tri chánh kiến, hành động hợp với Phật pháp, tu tập chiếu theo Phật pháp, từng hành động cử chỉ đều tương ứng với Phật pháp. Thế nào là ác tri thức? Ác tri thức thì tà tri, tà kiến, chuyện gì cũng đi ngược với Phật pháp, tức như câu nói "bội đạo nhi trì," quay lưng với đạo mà đi.
Nay quý vị tụ hội tại Bát-nhã đường, nhất tâm thiền định để cầu khai ngộ và đại trí huệ. Nếu thực sự sáng suốt, chân chánh giác ngộ, quý vị sẽ tuyệt đối không làm chuyện điên đảo nữa. Giác ngộ và sáng suốt như vậy nhất loạt đều do công phu tu hành mà thành tựu. Bởi vậy kẻ tu hành không nên sợ khổ, sợ khó khăn. Khi đã ngồi thiền thì chân đau cũng mặc, lưng mỏi cũng không quan tâm, phải giữ vững tinh thần đại vô úy, sống chết với thiền, sống chết với tu, tuyệt đối không thể vì đau mỏi mà đầu hàng, phải làm kẻ đại trượng phu, đại anh hùng.
Kẻ tu hành cần phải có một sự kiên nhẫn không lay chuyển, một ý chí không lùi bước, trước mọi nghịch cảnh tuyệt đối không cúi đầu, tuyệt đối không bị khuất phục. Chân đau lại càng cố chịu đựng, lưng mỏi càng cố gắng. Buồn ngủ ư? Mở to hai mắt, thách thức ma ngủ. Càng buồn ngủ càng tốt, đàng nào cũng tham, tham cho tới lúc dương khí đầy đủ trở lại, thì ma ngủ phải bỏ chạy. Nếu như chúng ta không chiến đấu với ma ngủ, thì ta sẽ muôn đời làm nô lệ cho nó, nghe theo mệnh lệnh của nó và sẽ chịu nó sai khiến.
Nhận Ra Bổn Lai Diện Mục
Mục đích chúng ta tham gia thiền thất là cầu khai mở trí huệ, trở về tận cùng gốc gác của mình, tuyệt đối phải nhận ra bổn lai diện mục.
Bổn lai diện mục của chúng ta ra sao? Cùng với chư Phật là một, chẳng sai khác. Có điều chúng ta là chúng sanh không có trí huệ nên không nhận ra nó, và cũng từ nguyên nhân đó mà trở thành điên đảo, quay đầu lộn đuôi, sanh tử trong cảnh mơ mộng hỗn độn, thậm chí còn biến hiện thêm, khiến cho đã mê càng thêm mê, đã ở trong mộng còn thêm mộng, trong chỗ điên đảo còn thêm điên đảo. Vì sao đến nỗi như vậy? Bởi vì không được gặp thiện tri thức, không được ai mách bảo lối về quê hương, tức con đường tìm bổn lai diện mục. Nay rất đông thiện tri thức tụ hội tại đây, cùng nhau hướng tới con đường rộng lớn, quang minh để tìm vể bổn lai diện mục. Ðúng là:
Thập phương đồng tụ hội
Giai kỳ học vô vi Thử thị tuyển Phật trường Tâm không cập đệ quy.
Nghĩa là:
Mười phương cùng tụ hội
Ai nấy học vô vi
Ðây là trường tuyển Phật
Tâm không đậu vinh quy.
Quý vị thiện tri thức từ mười phương, tới Bát-nhã đường này cùng nhau học tập pháp vô vi. Bát-nhã đường chính là trường tuyển Phật. Ai tới được chỗ vô nhân vô ngã thì người đó được chấm đậu. Ai không buông bỏ nổi, kẻ đó bị đánh rớt. Ai được tâm không đây? Người đó được đỗ Trạng nguyên. Lúc đó, áo gấm về làng, rạng rỡ tổ tông.
Như muốn làm kẻ đại trượng phu, đại anh hùng, vậy phải ngồi xuống tham thiền, mới có thể đạt mục đích. Ðại anh hùng chính là bậc đại giác, đại giác chính là Phật. Ngồi thiền mà đạt tới cảnh giới vô ngã, thì chân có đau cũng không hay, lưng có mỏi cũng không biết. Trong, không cảm thấy thân tâm, ngoài, không biết có thế giới, tới lúc đó, trong khoảnh khắc, bừng lên đại ngộ: vốn là như thế!
Nếu rõ ràng có ngã, thì có "cái ngã" ở chỗ này. Quý vị ở tại chỗ này, ai không ở tại chỗ này? Không ở tại chỗ này cũng là ai đó?
Không ai ở tại đây, cũng chẳng ai không ở tại đây, cho nên gọi là vô ngã.
Nguyên do vì không có tại, nên mới không có ngã. Nếu còn có tại thì còn có ngã tại. Có tại thì đúng ra phải là tự tại, chớ không phải ngã tại. Tự tại không thể có ngã, nếu có ngã thì không phải tự tại. Có ngã nên mới sanh lắm chuyện phiền phức, kể ra không thể hết được. Nào, ngủ chẳng đủ, tinh thần không khoan khái. Ăn chẳng đủ, bụng không dễ chịu. Mặc không đủ, thân thể ớn lạnh. Bởi đâu mà có những hiện tượng đó? Bởi chưng có cái ngã. Muốn không có ngã, chỉ còn một biện pháp, đó là đến thiền đường mà ngồi thiền, thiền tới thiền lui, thiền cho tới lúc đạt được vô ngã, đạt được cảnh giới gọi là: "Vô nhân vô ngã Quán tự tại, phi không phi sắc kiến Như-lai." Tới lúc đó thì tự tại vô cùng, tự khắc sẽ biết bổn lai diện mục là như thế nào. Tuy nhiên, tới được cảnh giới đó chẳng phải dễ dàng. Bởi vậy mới cần phải gắng sức nhẫn chịu, chịu đựng mọi thống khổ, mọi sự gian nan. Như quả qua được cửa ải này thì sẽ gặp một sự thống khoái: chính là ăn bằng niềm vui thiền duyệt, và sống trong pháp hỷ.
Bất luận làm một công việc gì, buổi đầu tương đối khó khăn. Lâu dần, sẽ thành quen, không cảm thấy khó nữa. Ngồi thiền cũng như vậy. Trong thiền đường, cố gắng chịu đựng, khi đã chịu đựng được rồi thì không còn cảnh giới nào làm cho giao động. Vậy là đã có chút ít định lực. Có một chút định lực tức sẽ có chút huệ lực. Tích tiểu thành đại, khi huệ lực đầy đủ thì tự khắc khai ngộ.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.