Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chương 202: Cải Biến Tập Khí Cũ – Tuyển Chọn Tông Chỉ Mới
HT. Tuyên Hóa
12/09/2021
Hôm nay là ngày cuối cùng của năm Giáp Tý và ngày mai sẽ bắt đầu năm Ấn Sửu. Lúc bấy giờ chúng ta hãy nên sửa đổi lại các thói quen, tập khí cũ của mình. Những việc làm của chúng ta trong quá khứ, đều do từ các tập khí không tốt, cho nên có nhiều chỗ bất hợp pháp. Vậy bắt đầu từ ngày mai trở đi, chúng ta nên lựa chọn tông chỉ mới và làm lại con người mới. Như nếu chúng ta vẫn cứ không “biết nay là đúng, khi xưa là sai,” thì sự tu hành của chúng ta sẽ không có tiến bộ mà lại uổng phí thời gian thôi!
Quý vị ơi! Đừng bao che những chỗ thiếu xót của mình mà hãy nên phát huy những cái hay của mình, gọi là: “Kiến hiền tư tề,” tức là thấy người hiền bèn lo chấn chỉnh lấy mình để được như họ. Chúng ta nên noi gương và học tập theo tác phong của thầy Tăng Tử. Trong Luận Ngữ có ghi rằng:
Tăng Tử viết: “Ngô nhật tam tỉnh ngô thân
Vị nhân mưu nhi bất trung hồ.
Dữ bằng hữu giao nhi bất hồ.
Truyền bất tập hồ,”
Thầy Tăng Tử nói: “Mỗi ngày tôi có ba việc cần phải tự kiểm điểm bản thân là: Trong việc làm, mình có thật lòng làm hết khả năng chưa? Khi giao tiếp với bạn bè, mình có chỗ nào không thành thật chăng? Các bài tập được học mỗi ngày, mình có ôn luyện, nghiên cứu lại không?” Vì vậy chúng ta cũng nên noi theo những câu nói đó để làm gương soi lấy mình.
Tam Tự Kinh đã bắt đầu bằng những câu nói như: “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện. Tánh tương cận. Tập tương viễn, cẩu bất giáo, tánh nãi thiên.” Nghĩa là: Lúc các hài nhi mới lọt lòng mẹ, bản tánh của chúng đều là lương thiện. Bởi vì bản tánh và cái thiện gần nhau, cho nên nói “tánh tương cận,” khi lớn lên, dần dần chúng bị huân tập theo hoàn cảnh và bị ô nhiễm bởi các tập khí. Như câu nói: “Nhuộm xanh sẽ thành xanh, nhuộm vàng sẽ thành vàng.” Thế là tánh tình của chúng dần dần rời xa cái thiện, cho nên nói: “Tập tương viễn”. Trong thời kỳ này, nếu con người không được giáo dục đàng hoàng để sửa đổi lại các tập khí cũ và phục hồi tánh thiện hảo, thì tánh tình của họ sẽ bị biến đổi.
Lúc tuổi còn trẻ, chúng ta được cha mẹ, thầy cô dạy dỗ, sửa đổi những thói hư nết xấu của chúng ta để trở nên tốt lành hơn. Nhưng khi lớn lên thì đâu còn ai dạy dỗ ta nữa. Vì vậy, nếu chúng ta muốn sửa đổi tánh tình cho tốt, tất phải do tự mình sửa đổi lấy mình. Bởi vì cớ này, nên đề tài hôm nay là: “Cải Biến Tập Khí Cũ, Tuyển Chọn Tông Chỉ Mới.”
Chúng ta nên nhận rõ mục tiêu của mình. Chúng ta muốn làm người như thế nào? Thế nào mới có thể trở thành người Phật tử chân chánh? Phương châm mới của chúng ta là gì? Tông chỉ mới của chúng ta ra sao? Đó là những vấn đề mà chúng ta cần phải hiểu cho rõ ràng. Nếu không, chúng ta sẽ chẳng có cách gì sửa đổi các tập khí, thói quen cũ của mình, cũng không có cách nào lựa chọn một tông chỉ mới cho được. Vì vậy quý vị hãy nên chú ý điểm này.
Nói tóm lại, những vấn đề đó cũng đơn giản lắm thôi. Tức là chúng ta cứ tận tâm thực hành: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành,” nghĩa là các việc xấu không làm, vâng làm những điều lành, như vậy là tốt rồi. Nếu ai nấy đều thực hành y theo phương châm này, tự nhiên chúng ta sẽ đạt được mục tiêu làm người.
Phương châm mới là hãy tiêu diệt hoàn toàn các tật bệnh ghen ghét, gây chướng ngại, cống cao, ngã mạn, không cho chúng nó hoành hành. Chúng ta làm sao mới tiêu diệt được bốn loại tâm lý bất chánh đó? Tức là dùng Tứ Vô Lượng Tâm : Từ, bi, hỷ, xả để điều trị chúng. Người có tâm từ sẽ không có lòng ghen ghét; có tâm bi thì sẽ không gây chướng ngại; có tâm hoan hỷ thì sẽ không cống cao; có tâm buông xả thì sẽ không ngã mạn. Quý vị nghiên cứu đi, xem thử như thế là có đạo lý hay không?
Tông chỉ mới là không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ. Thật ra, những điều đó vốn là tông chỉ cũ xưa của Vạn Phật Thánh Thành. Tuy quý vị đã nghe qua nhiều lần, nhưng không có ai nghiêm chỉnh thực hành theo. Phàm việc gì mà quý vị chưa thực hành qua, thì xem như là mới vậy. Khi nào quý vị có thực hành rồi, đó sẽ không còn là mới nữa. Hôm nay tôi lập lại giọng điệu cũ, bàn về ý nghĩa của Lục Đại Tông Chỉ đó nữa, hy vọng quý vị sẽ chú ý!
Vì sao chúng ta có phiền não, có lo âu? Đó đều là do: có tranh, có tham, có cầu, có ích kỷ, có tự lợi, có vọng ngữ, chúng nó đang tác quái đấy. Chúng chi phối đến cả thân tâm chúng ta chẳng được an ổn, tự tại. Nếu hàng phục được chúng, thì mình sẽ không bị điên điên đảo đảo. Khi đó chúng ta sẽ đạt đến cảnh giới không phiền não, không lo âu và bất luận lúc nào, chúng ta cũng đều được tự tại. Vì sao chúng ta không được tự tại? Nói tóm lại, là vì chúng ta bị sáu cảnh giới đó xoay chuyển.
Lúc tôi còn nhỏ, tôi thích tranh cãi với người và thường hay xen vào những chuyện bất bình. Như có chuyện gì không công bình xảy ra, trừ khi không biết thì thôi, nhưng hễ mà biết được thì tôi nhất định sẽ xông ra để tranh luận phải trái. Tôi cũng có tham, mà tham cái gì vậy? Thì là tham ăn, con nít đều hay có tật xấu này. Như có món gì ngon mà tôi không có phần, tôi nhất định phải tranh giành cho bằng được mới thôi. Lúc lên mười hai tuổi, tôi bắt đầu biết phản tỉnh, tự xét lại tánh nết của mình. Tại sao mình lại ngang ngạnh như thế? Đến khi đã tỏ rõ rồi, tôi liền sửa đổi lỗi lầm để làm lại con người mới. Từ đó, tôi bắt đầu khấu đầu quỳ lạy cha mẹ để tỏ lòng xám hối. Vì trong quá khứ, tôi đã từng làm nhiều chuyện khiến cho cha mẹ tôi phải nhọc lòng lo lắng. Từ đấy về sau, tôi cũng không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi. Tôi cảm thấy làm được như vậy rất có hữu dụng, cho nên tôi vẫn một mực áp dụng tuân theo cho mãi đến ngày hôm nay và cho đến trọn đời không hề thay đổi.
Sau đó, trừ việc đảnh lễ tạ tội với song thân, tôi lại đảnh lễ trời, đất, vua, bà con thân quyến và thầy giáo. Tôi còn khấu đầu đảnh lễ các vị đại thánh, đại hiền, đại thiện, đại hiếu trong thiên hạ, và cả đến người đại ác, tôi cũng lạy luôn. Tại sao vậy? Vì tôi muốn họ cũng cải ác hướng thiện. Mỗi ngày tôi lạy hơn tám trăm lạy ở phía sau vườn, mất khoảng hai tiếng đồng hồ, và dù có mưa gió đi nữa cũng không cản trở việc lễ bái của tôi.
Lần trước khi đến chùa Kim Phật ở Canada, tôi có nói với hai vị Tâm Bộ Nhất Bái ( Thầy Hằng Thật và thầy Hằng Triều) rằng: “Các vị thử xem, nếu không tranh, không tham, không cầu như vậy thì vi diệu biết nhường nào! Không ích kỷ, không tự lợi, đó là sự vi diệu trong cái vi diệu, và chẳng có pháp nào vi diệu hơn thế nữa. Nếu như ai nấy đều chân chánh thực hành theo Lục Đại Tông Chỉ, các vị thử hỏi là còn có pháp nào siêu xuất hơn pháp này chăng?”
Quý vị ơi! Hãy nỗ lực thực hành theo Lục Đại Tông Chỉ, có vậy quý vị tu hành mới tiến bộ được. Bằng không, tất cả chỉ là lời nói suông, cũng như ăn bánh vẽ không thể hết đói, như nấu cát thì không thể thành cơm được.
Lục Đại Tông Chỉ này ở Vạn Phật Thành, người người nên nhớ ghi khắc trong tâm chớ quên. Bởi có nó cho nên cái gì ta cũng buông xả, cái gì ta cũng bố thí cho người, chứ không phải bảo người bố thí cho mình. Đương nhiên là nếu có người bố thí cho ta, ta cũng không từ chối. Nhưng ta nên hết sức mình làm việc bố thí, hễ có cơ hội là ta bố thí một ít. Phàm làm việc gì, nếu ta có thể làm cho được thì hãy làm còn việc gì làm không được thì ta cũng không nên miễn cưỡng.
Quý vị thử nghĩ xem! Nếu chúng ta làm được như thế thì còn cái gì để ưu sầu, còn cái gì mà buông bỏ không được chứ? Nếu chúng ta nghiêm chỉnh thực hành theo Lục Đại Tông Chỉ này, thế mới thật sự hiểu rõ được Phật Pháp. Nói cách khác, chân đế của Phật Pháp đã bao quát trong Lục Đại Tông Chỉ rồi.
Không tranh: Là không phạm giới Sát. Vì sao phải sát sanh? Bởi vì muốn tranh, anh tranh tôi đoạt, rồi phát sanh những hành vi giết người, phóng hỏa. Hơn nữa nếu không tranh sẽ không sát, như vậy là giữ được giới sát rồi.
Không tham: Thì không phạm giới Trộm. Vì sao phải trộm cắp? Bởi là tham, tham muốn vật của người làm của riêng mình. Nếu không tham tức là giữ giới không trộm cắp.
Không cầu: Thì không phạm giới Dâm. Người nam truy tìm người nữ, đó là cầu. Người nữ truy tìm người nam, đó cũng là cầu. Cầu mà không được thì thần hồn điên đảo. Thậm chí trong giấc ngủ cũng mơ mộng truy cầu, thân tâm không an ổn.
Không ích kỷ: Thì không phạm giới vọng ngữ. Vì sao phải nói dối? Bởi vì muốn bảo vệ cái quyền lợi của bản thân, cho nên đi đến đâu cũng nói dối để gạt người. Nếu người không ích kỷ, đến đâu họ cũng nói lời chân thật và không bao giờ có những hành vi dối trá.
Không tự lợi: Thì không phạm giới rượu. Người uống rượu cho rằng rượu làm máu huyết lưu thông, có lợi ích cho thân thể, nhất định sẽ được tráng kiện. Khi say rượu, người ta cảm thấy tâm thần lâng lâng như ở cõi thần tiên. Đó là do lòng tự lợi của họ đang tác yêu tác quái đấy.
Không vọng ngữ. Chúng ta đã nói bao quát năm giới trên, nhưng vì muốn đề cao cảnh giác mọi người và đặc biệt nhấn mạnh chỗ xấu xa của vọng ngữ, cho nên chúng ta lại cộng thêm mục này để nhắc nhở vậy.
Hiện chùa Kim Phật ở Vancouver Canada, chúng ta thường hay giảng về Lục Đại Tông Chỉ để dạy mọi người, gồm cả người già, thanh niên và trẻ em, để cho họ biết rõ tánh cách trọng yếu của Phật Pháp. Như nếu con người có thể thật sự không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ, thế thì xã hội nhất định sẽ được an ninh và gia đình nhất định sẽ được hạnh phúc.
Nếu con người trên thế giới có thể nghiêm chỉnh giữ năm giới và không có những hành vi như sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, rượu chè thì họ sẽ không có phiền não không lo âu gì cả. Cho nên tôi nói Lục Đại Tông Chỉ này là pháp môn tối mầu nhiệm. Quý vị cũng có thể nói đó là:
“Pháp vi diệu thậm thâm vô thượng,
Trăm nghìn muôn kiếp khó được gặp,
Nay con thấy nghe được thọ trì,
Nguyện hiểu Như Lai chân thật nghĩa.”
Tôi xin nói thêm một câu nữa: Như thân đã là đệ tử Phật, tối thiểu chúng ta phải nghiêm trì năm đại giới cơ bản này và triệt để thực hành theo. Như vậy chúng ta mới được an vui tự tại. Giả dụ như chúng ta không giữ được năm giới đó, thế thì 250 giới của Tỳ Kheo, hoặc 348 giới của Tỳ Kheo Ni lại càng không dễ gì giữ đặng. Cho nên tại rừng cây Song Thọ, lúc Đức Phật Thích Ca sắp nhập Niết Bàn, Ngài đã căn dặn tôn giả A Nan nên “Lấy Giới làm Thầy”. Do đấy, chúng ta cũng biết được giới luật trọng yếu như thế nào!
Giảng ngày 19 tháng 2 năm 1985
Quý vị ơi! Đừng bao che những chỗ thiếu xót của mình mà hãy nên phát huy những cái hay của mình, gọi là: “Kiến hiền tư tề,” tức là thấy người hiền bèn lo chấn chỉnh lấy mình để được như họ. Chúng ta nên noi gương và học tập theo tác phong của thầy Tăng Tử. Trong Luận Ngữ có ghi rằng:
Tăng Tử viết: “Ngô nhật tam tỉnh ngô thân
Vị nhân mưu nhi bất trung hồ.
Dữ bằng hữu giao nhi bất hồ.
Truyền bất tập hồ,”
Thầy Tăng Tử nói: “Mỗi ngày tôi có ba việc cần phải tự kiểm điểm bản thân là: Trong việc làm, mình có thật lòng làm hết khả năng chưa? Khi giao tiếp với bạn bè, mình có chỗ nào không thành thật chăng? Các bài tập được học mỗi ngày, mình có ôn luyện, nghiên cứu lại không?” Vì vậy chúng ta cũng nên noi theo những câu nói đó để làm gương soi lấy mình.
Tam Tự Kinh đã bắt đầu bằng những câu nói như: “Nhân chi sơ, tánh bổn thiện. Tánh tương cận. Tập tương viễn, cẩu bất giáo, tánh nãi thiên.” Nghĩa là: Lúc các hài nhi mới lọt lòng mẹ, bản tánh của chúng đều là lương thiện. Bởi vì bản tánh và cái thiện gần nhau, cho nên nói “tánh tương cận,” khi lớn lên, dần dần chúng bị huân tập theo hoàn cảnh và bị ô nhiễm bởi các tập khí. Như câu nói: “Nhuộm xanh sẽ thành xanh, nhuộm vàng sẽ thành vàng.” Thế là tánh tình của chúng dần dần rời xa cái thiện, cho nên nói: “Tập tương viễn”. Trong thời kỳ này, nếu con người không được giáo dục đàng hoàng để sửa đổi lại các tập khí cũ và phục hồi tánh thiện hảo, thì tánh tình của họ sẽ bị biến đổi.
Lúc tuổi còn trẻ, chúng ta được cha mẹ, thầy cô dạy dỗ, sửa đổi những thói hư nết xấu của chúng ta để trở nên tốt lành hơn. Nhưng khi lớn lên thì đâu còn ai dạy dỗ ta nữa. Vì vậy, nếu chúng ta muốn sửa đổi tánh tình cho tốt, tất phải do tự mình sửa đổi lấy mình. Bởi vì cớ này, nên đề tài hôm nay là: “Cải Biến Tập Khí Cũ, Tuyển Chọn Tông Chỉ Mới.”
Chúng ta nên nhận rõ mục tiêu của mình. Chúng ta muốn làm người như thế nào? Thế nào mới có thể trở thành người Phật tử chân chánh? Phương châm mới của chúng ta là gì? Tông chỉ mới của chúng ta ra sao? Đó là những vấn đề mà chúng ta cần phải hiểu cho rõ ràng. Nếu không, chúng ta sẽ chẳng có cách gì sửa đổi các tập khí, thói quen cũ của mình, cũng không có cách nào lựa chọn một tông chỉ mới cho được. Vì vậy quý vị hãy nên chú ý điểm này.
Nói tóm lại, những vấn đề đó cũng đơn giản lắm thôi. Tức là chúng ta cứ tận tâm thực hành: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành,” nghĩa là các việc xấu không làm, vâng làm những điều lành, như vậy là tốt rồi. Nếu ai nấy đều thực hành y theo phương châm này, tự nhiên chúng ta sẽ đạt được mục tiêu làm người.
Phương châm mới là hãy tiêu diệt hoàn toàn các tật bệnh ghen ghét, gây chướng ngại, cống cao, ngã mạn, không cho chúng nó hoành hành. Chúng ta làm sao mới tiêu diệt được bốn loại tâm lý bất chánh đó? Tức là dùng Tứ Vô Lượng Tâm : Từ, bi, hỷ, xả để điều trị chúng. Người có tâm từ sẽ không có lòng ghen ghét; có tâm bi thì sẽ không gây chướng ngại; có tâm hoan hỷ thì sẽ không cống cao; có tâm buông xả thì sẽ không ngã mạn. Quý vị nghiên cứu đi, xem thử như thế là có đạo lý hay không?
Tông chỉ mới là không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ. Thật ra, những điều đó vốn là tông chỉ cũ xưa của Vạn Phật Thánh Thành. Tuy quý vị đã nghe qua nhiều lần, nhưng không có ai nghiêm chỉnh thực hành theo. Phàm việc gì mà quý vị chưa thực hành qua, thì xem như là mới vậy. Khi nào quý vị có thực hành rồi, đó sẽ không còn là mới nữa. Hôm nay tôi lập lại giọng điệu cũ, bàn về ý nghĩa của Lục Đại Tông Chỉ đó nữa, hy vọng quý vị sẽ chú ý!
Vì sao chúng ta có phiền não, có lo âu? Đó đều là do: có tranh, có tham, có cầu, có ích kỷ, có tự lợi, có vọng ngữ, chúng nó đang tác quái đấy. Chúng chi phối đến cả thân tâm chúng ta chẳng được an ổn, tự tại. Nếu hàng phục được chúng, thì mình sẽ không bị điên điên đảo đảo. Khi đó chúng ta sẽ đạt đến cảnh giới không phiền não, không lo âu và bất luận lúc nào, chúng ta cũng đều được tự tại. Vì sao chúng ta không được tự tại? Nói tóm lại, là vì chúng ta bị sáu cảnh giới đó xoay chuyển.
Lúc tôi còn nhỏ, tôi thích tranh cãi với người và thường hay xen vào những chuyện bất bình. Như có chuyện gì không công bình xảy ra, trừ khi không biết thì thôi, nhưng hễ mà biết được thì tôi nhất định sẽ xông ra để tranh luận phải trái. Tôi cũng có tham, mà tham cái gì vậy? Thì là tham ăn, con nít đều hay có tật xấu này. Như có món gì ngon mà tôi không có phần, tôi nhất định phải tranh giành cho bằng được mới thôi. Lúc lên mười hai tuổi, tôi bắt đầu biết phản tỉnh, tự xét lại tánh nết của mình. Tại sao mình lại ngang ngạnh như thế? Đến khi đã tỏ rõ rồi, tôi liền sửa đổi lỗi lầm để làm lại con người mới. Từ đó, tôi bắt đầu khấu đầu quỳ lạy cha mẹ để tỏ lòng xám hối. Vì trong quá khứ, tôi đã từng làm nhiều chuyện khiến cho cha mẹ tôi phải nhọc lòng lo lắng. Từ đấy về sau, tôi cũng không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi. Tôi cảm thấy làm được như vậy rất có hữu dụng, cho nên tôi vẫn một mực áp dụng tuân theo cho mãi đến ngày hôm nay và cho đến trọn đời không hề thay đổi.
Sau đó, trừ việc đảnh lễ tạ tội với song thân, tôi lại đảnh lễ trời, đất, vua, bà con thân quyến và thầy giáo. Tôi còn khấu đầu đảnh lễ các vị đại thánh, đại hiền, đại thiện, đại hiếu trong thiên hạ, và cả đến người đại ác, tôi cũng lạy luôn. Tại sao vậy? Vì tôi muốn họ cũng cải ác hướng thiện. Mỗi ngày tôi lạy hơn tám trăm lạy ở phía sau vườn, mất khoảng hai tiếng đồng hồ, và dù có mưa gió đi nữa cũng không cản trở việc lễ bái của tôi.
Lần trước khi đến chùa Kim Phật ở Canada, tôi có nói với hai vị Tâm Bộ Nhất Bái ( Thầy Hằng Thật và thầy Hằng Triều) rằng: “Các vị thử xem, nếu không tranh, không tham, không cầu như vậy thì vi diệu biết nhường nào! Không ích kỷ, không tự lợi, đó là sự vi diệu trong cái vi diệu, và chẳng có pháp nào vi diệu hơn thế nữa. Nếu như ai nấy đều chân chánh thực hành theo Lục Đại Tông Chỉ, các vị thử hỏi là còn có pháp nào siêu xuất hơn pháp này chăng?”
Quý vị ơi! Hãy nỗ lực thực hành theo Lục Đại Tông Chỉ, có vậy quý vị tu hành mới tiến bộ được. Bằng không, tất cả chỉ là lời nói suông, cũng như ăn bánh vẽ không thể hết đói, như nấu cát thì không thể thành cơm được.
Lục Đại Tông Chỉ này ở Vạn Phật Thành, người người nên nhớ ghi khắc trong tâm chớ quên. Bởi có nó cho nên cái gì ta cũng buông xả, cái gì ta cũng bố thí cho người, chứ không phải bảo người bố thí cho mình. Đương nhiên là nếu có người bố thí cho ta, ta cũng không từ chối. Nhưng ta nên hết sức mình làm việc bố thí, hễ có cơ hội là ta bố thí một ít. Phàm làm việc gì, nếu ta có thể làm cho được thì hãy làm còn việc gì làm không được thì ta cũng không nên miễn cưỡng.
Quý vị thử nghĩ xem! Nếu chúng ta làm được như thế thì còn cái gì để ưu sầu, còn cái gì mà buông bỏ không được chứ? Nếu chúng ta nghiêm chỉnh thực hành theo Lục Đại Tông Chỉ này, thế mới thật sự hiểu rõ được Phật Pháp. Nói cách khác, chân đế của Phật Pháp đã bao quát trong Lục Đại Tông Chỉ rồi.
Không tranh: Là không phạm giới Sát. Vì sao phải sát sanh? Bởi vì muốn tranh, anh tranh tôi đoạt, rồi phát sanh những hành vi giết người, phóng hỏa. Hơn nữa nếu không tranh sẽ không sát, như vậy là giữ được giới sát rồi.
Không tham: Thì không phạm giới Trộm. Vì sao phải trộm cắp? Bởi là tham, tham muốn vật của người làm của riêng mình. Nếu không tham tức là giữ giới không trộm cắp.
Không cầu: Thì không phạm giới Dâm. Người nam truy tìm người nữ, đó là cầu. Người nữ truy tìm người nam, đó cũng là cầu. Cầu mà không được thì thần hồn điên đảo. Thậm chí trong giấc ngủ cũng mơ mộng truy cầu, thân tâm không an ổn.
Không ích kỷ: Thì không phạm giới vọng ngữ. Vì sao phải nói dối? Bởi vì muốn bảo vệ cái quyền lợi của bản thân, cho nên đi đến đâu cũng nói dối để gạt người. Nếu người không ích kỷ, đến đâu họ cũng nói lời chân thật và không bao giờ có những hành vi dối trá.
Không tự lợi: Thì không phạm giới rượu. Người uống rượu cho rằng rượu làm máu huyết lưu thông, có lợi ích cho thân thể, nhất định sẽ được tráng kiện. Khi say rượu, người ta cảm thấy tâm thần lâng lâng như ở cõi thần tiên. Đó là do lòng tự lợi của họ đang tác yêu tác quái đấy.
Không vọng ngữ. Chúng ta đã nói bao quát năm giới trên, nhưng vì muốn đề cao cảnh giác mọi người và đặc biệt nhấn mạnh chỗ xấu xa của vọng ngữ, cho nên chúng ta lại cộng thêm mục này để nhắc nhở vậy.
Hiện chùa Kim Phật ở Vancouver Canada, chúng ta thường hay giảng về Lục Đại Tông Chỉ để dạy mọi người, gồm cả người già, thanh niên và trẻ em, để cho họ biết rõ tánh cách trọng yếu của Phật Pháp. Như nếu con người có thể thật sự không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ, thế thì xã hội nhất định sẽ được an ninh và gia đình nhất định sẽ được hạnh phúc.
Nếu con người trên thế giới có thể nghiêm chỉnh giữ năm giới và không có những hành vi như sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, rượu chè thì họ sẽ không có phiền não không lo âu gì cả. Cho nên tôi nói Lục Đại Tông Chỉ này là pháp môn tối mầu nhiệm. Quý vị cũng có thể nói đó là:
“Pháp vi diệu thậm thâm vô thượng,
Trăm nghìn muôn kiếp khó được gặp,
Nay con thấy nghe được thọ trì,
Nguyện hiểu Như Lai chân thật nghĩa.”
Tôi xin nói thêm một câu nữa: Như thân đã là đệ tử Phật, tối thiểu chúng ta phải nghiêm trì năm đại giới cơ bản này và triệt để thực hành theo. Như vậy chúng ta mới được an vui tự tại. Giả dụ như chúng ta không giữ được năm giới đó, thế thì 250 giới của Tỳ Kheo, hoặc 348 giới của Tỳ Kheo Ni lại càng không dễ gì giữ đặng. Cho nên tại rừng cây Song Thọ, lúc Đức Phật Thích Ca sắp nhập Niết Bàn, Ngài đã căn dặn tôn giả A Nan nên “Lấy Giới làm Thầy”. Do đấy, chúng ta cũng biết được giới luật trọng yếu như thế nào!
Giảng ngày 19 tháng 2 năm 1985
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.