Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa

Chương 252: Chớ Đi Vào Tử Lộ

HT. Tuyên Hóa

12/09/2021

Hôm nay tôi sẽ nói với quý vị vài lời ngắn gọn, nhưng lại bao hàm rất nhiều ý nghĩa. Chúng ta đều biết rằng, con người sanh ra là bị cha mẹ bắt buộc sanh, con người chết đi cũng là bị cha mẹ buộc chết. Tôi tin rằng khi nghe những lời này, mọi người ai nấy đều sẽ kinh hoàng. Đúng vậy, con người là do cha mẹ sanh, nhưng chết là do bị già, bị bệnh mà chết. Thế thì tại sao Sư Phụ nói là do cha mẹ bắt buộc chết?

Đúng! Cha mẹ sanh ra quý vị, nhưng ngày ngày họ hối thúc quý vị kết hôn. Họ bảo là: “Trai lớn cưới vợ, gái lớn gả chồng,” vậy tức là họ cưỡng bức quý vị đi vào con đường chết chớ còn gì nữa. Cha mẹ đã tự đi vào con đường chết, nay cũng lại muốn con cái đi vào con đường chết giống như mình. Cha mẹ trước là tự muốn có con, để rồi cũng sẽ nói với con cái rằng: “Không con nối dòng là có lỗi lớn.” Họ muốn con mình cũng sanh con đẻ cái, đời này nối đời sau, liên tiếp không dứt đoạn. Sanh con ra rồi lại cũng bảo con cái đi chết – bởi vì hễ có sanh tức là phải có tử. Nhưng mục đích tối hậu của việc học Phật là để thoát khỏi sanh tử.

Tôi có cô đệ tử bị cha mẹ suốt ngày cứ hối thúc cô ta lấy chồng, nhưng cô ấy không chịu để bị mắc lừa. Tôi nói cái đạo lý này, chắc quý vị cũng chưa từng nghe, chưa từng thấy qua. Cha mẹ thường bảo con cái : “Chuyện đại sự của cuộc đời con chưa có xong đâu.” Cái gì gọi là chuyện đại sự của cuộc đời? Thì là bảo quý vị đi vào đường chết. Cha mẹ tự mình đi vào đường tử lộ này, rồi cũng muốn bức bách con cái đi theo vết bánh xe của mình. Bởi nguyên nhân này mà trời nghiêng đất lở, thế gian đại loạn.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tu hành ba đại a tăng kỳ kiếp, cuối cùng Ngài đã hiểu được sự việc là như thế nào rồi. Tức “sanh” không phải là điều tốt,”tử” cũng không phải là điều hay. Nhân đó mà Phật muốn không sanh, không tử. Nhưng thân phụ Ngài là vua Tịnh Phạn, là lão hồ đồ, kiên quyết muốn Phật kết hôn. Tuy lúc Phật làm Thái Tử có vợ, nhưng Ngài không động phòng. Có người hỏi: Vậy sao Ngài lại có con? Lý lẽ nãy tôi không có cách gì để nói cho quý vị nghe được.

Thái tử Tất Đạt Đa chán ngán cảnh sống ở hoàng cung cho nên vào một đêm, Ngài cưỡi ngựa bỏ trốn. Bốn vị Thiên Vương, mỗi vị bèn nâng móng chân ngựa của Thái Tử để Ngài cưỡi bay cao trên không trung. Đến Tuyết Sơn, đức Phật tu khổ hạnh sáu năm ở đây. Tại Tuyết Sơn thì rất lạnh, cũng chẳng có lò sưởi hoặc nước nóng. Nơi đó đâu có thoải mái giống như chúng ta bây giờ, ngày ngày đều có thể tắm gội. Ở Tuyết Sơn, đức Phật mỗi ngày chỉ ăn một hạt mè, một hạt lúa mạch và nhất tâm tu hành. Và như vậy mà Ngài chuyên cần khổ hạnh sáu năm. Sau đó Ngài đên cội Bồ-đề tĩnh tọa bốn mươi chín ngày. Vào một đêm nọ, Ngài thấy sao sáng mà ngộ Đạo.

Chỗ ngộ Đạo của Phật là Ngài không muốn chết một cách hồ đồ. Thế là Ngài để lại con đường đạo này và cho phép con người đi xuất gia, để không đến nỗi bị cha mẹ bức bách đi vào con đường chết. Bởi vậy người đi xuất gia là học đi theo con đường thành công mà Phật đã đi.

Hôm nay là ngày mùng 8 tháng 12, thông thường chúng ta có phong tục ăn “Lạp bát chúc,” tức cháo sữa. Bởi chính ngày này, Phật cũng bắt đầu uống cháo sữa. Song, theo như phong tục của các chùa tùng lâm ở Trung Hoa, là ngày mà họ ăn “Cháo bát bửu” đấy. Tôi không biết họ dùng bao nhiêu vật liệu để nấu món này. Bởi không đủ phước đức, cho nên tôi chưa có ăn qua. Quý vị theo tôi cũng không được ăn luôn. Chẳng qua ăn cháo hay không ăn cháo, đâu phải là vấn đề lớn, mà chủ yếu là tông chỉ của Phật. Con người thời tham, Phật không tham, con người thích đồ đẹp, Phật không thích đồ đẹp. Phật là người lầm đường biết quay trở lại, buông xả tất cả, bỏ hết cái cuồng vọng và giữ lại cái chân thật. Cho nên Ngài ngộ đạo, hiểu rõ tất cả sự tướng xuất thế, pháp là như vậy đó. Hôm nay những ai đến mừng ngày Phật thành Đạo, nên lấy chí nguyện của Phật để làm chí nguyện cho mình. Chúng ta hãy tìm đường thoát khỏi sanh tử, chứ đừng đi vào con đường tử vong.

Giảng ngày 7 tháng 2 năm 1987

GIẢNG KINH VÀ BÌNH LUẬN – ĐỪNG NÓI VỀ NHÂN TÌNH THỂ DIỆN



Ở đây giảng kinh thuyết pháp đều là do rút thăm bằng thẻ tre đã có ghi tên sẵn. Rút đến tên ai thì người đó nên mau mắn lên đài trước để chuẩn bị sẵn sàng. Đừng chờ người trước giảng xong rồi mình mới đi lên, bởi như vậy sẽ mất hết thời gian. Dù không biết giảng, quý vị cũng cứ lên nói nhanh mấy câu, rồi mai mai đi xuống để đổi phiên người khác lên giảng. Quý vị có thể học tập theo từng chút, từng chút như vậy.

Nếu ai giảng sai, mọi người nên sửa chữa lại cho đúng.

Đừng nghĩ rằng:

- Tôi ngại nói lỗi của người vì sợ họ không vui.

Ở đây ai giảng sai mà được người khác nêu ra sửa chữa cho mình thì cũng nên vui vẻ chấp nhận. Mọi người nên khuyến khích lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau.

Ở đây chúng ta không nói đến chuyện nhân tình thể diện và cũng không nói đến cảm tình hay nể mặt ai, dù ai nói sai, mọi người cũng có thể đi lên để sửa cho đúng, đừng có quá câu chấp về chuyện mặt mũi. Chúng ta nên giúp nhau nói lên những lời chân thật. Đừng giống như ở mấy nơi khác là anh tâng bốc tôi, tôi tâng bốc anh, mà dối trá lẫn nhau.

Đến lúc phê bình, quý vị nên nói thật, không nên vì muốn thuận tai mọi người mà nói tốt. Bất luận ai, hế chỉ thích nghe những lời nói tốt thì người ấy kể như là xong rồi. Vì y sẽ không có tiến bộ, mà cũng không thể học được gì nữa và mầm Bồ Đề cũng khô héo luôn. Bởi vậy chúng ta nên tiếp nhận những lời phê bình của người khác, như thế chúng ta mới mỗi ngày mỗi tiến bộ hơn.

Giảng ngày 30 tháng 3 năm 1987

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện Đam Mỹ
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook