Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chương 244: Chủ Quan Trí Năng Thúc Đẩy Động Lực
HT. Tuyên Hóa
12/09/2021
Động lực thúc đẩy trí năng chủ quan, phương pháp giảng kinh này trước đây chưa hề có, nhưng không thể nói là sau này sẽ tuyệt hậu, không còn nữa. Theo phương pháp này, mỗi cá nhân đều có thể phát huy kiến giải của riêng mình, để nói ra tiếng nói của lòng mình và biểu hiện trí tuệ của chính mình. Tôi đã nghe quý vị nói pháp nhiều lắm rồi, tuy không thể nói là tôi gặt hái được nhiều điều hay, nhưng tôi được lợi ích cũng không phải nhỏ.
Hơn mười năm qua, mỗi ngày tôi đã làm thầy giảng kinh thuyết Pháp cho quý vị. Vậy bây giờ tôi là học sinh vỡ lòng theo quý vị học tập. Điều này thật là không thể nghĩ bàn! Làm thầy rồi lại làm trò. Nhưng nếu tôi đóng vai làm thầy giáo thì tôi sẽ không thể làm được như vậy. Quý vị cần nên chú ý về điểm này!
Nếu quý vị không ra giảng Pháp, vậy tôi xin khấu đầu, đảnh lễ quý vị. Còn nếu quý vị vẫn không chịu đi ra thì tôi quỳ. Bây giờ có nhiều người tranh nhau lên giảng kinh trước. Công phu này không phải một sớm, một chiều mà có được. nghe quý vị giảng Pháp, tôi như được pháp vị cam lồ và pháp hỷ sing mãn. Những bài giảng của quý vị hôm nay, mỗi người đều có chỗ ưu điểm và khuyết điểm của mình. Quý vị nên cùng nhau hỗ tương ngắt dài bù ngắn, đem cái hay của người để bù cho cái dở của mình, đó là dùng theo biện pháp “chiết trung.” Nếu cảm thấy mình nói có đạo lý thời càng nên tự khích lệ mình thêm lên. Còn nếu mình giảng không bằng như người ta, vậy thì đừng ngại gì mà không lấy cái hay sở trường của người mà bổ túc cho cái dở sở đoản của mình. Đó là tinh thần học tập để mình ngày càng thêm phát triển.
Nhất là đừng tự mãn, tự khoe khoang, sanh tâm tự kiêu ngạo, bằng không thì đó sẽ trở thành những nhân duyên chướng đạo mình đấy. Cho nên mọi người càng nên tập trung, lấy trí huệ của mọi người làm trí huệ của mình, lấy kiến giải của mọi người làm kiến giải của mình. Mỗi cá nhân có thể nghe được nhiều người khác phát huy trí tuệ vốn có riêng biệt nhau. Phương pháp này xưa nay chưa có, nhưng tương lai về sau thì nào ai biết được.
Lại nữa, về cách thức thỉnh Pháp, trên căn bản, dù chúng ta giảng Pháp ở đâu thì cũng nên có người thỉnh Pháp. Nhưng hiện nay có một số người chỉ biết giảng Pháp, mà không biết xin thỉnh Pháp. Bây giờ Vạn Phật Thành dùng phương cách thỉnh Pháp này để trùng tân khiến hưng thịnh trở lại, ngõ hầu khôi phục lại những quy chế của Phật đã đặt ra.
Nghiên cứu Phật Pháp là chúng ta nên “tinh ích cầu tinh” đã tinh thông còn muốn tinh thông hơn, mỗi ngày nên cầu tiến bộ hơn. Đừng thấy khó rồi rút lui, vì nếu vậy chúng ta vĩnh viễn sẽ không thể nào hiểu rõ được Phật Pháp. Cho nên mỗi người đều có cơ hội để giảng kinh, mỗi người đều có dịp nói lên những lời công đạo hợp lý. Nói lời công đạo, tức là chúng ta không cần phải tâng bốc, thổi phồng nhau, hoặc đề cao, nịnh bợ lẫn nhau. Nếu không, chúng ta sẽ không thể nào hiểu rõ được ý nghĩa chân thật của Phật Pháp. Ở đây chúng ta nên thật thà, nên nói lời chân thật và nói về chân lý. Chúng ta nên nói tóm tắt, đừng nói vòng vo tam quốc, thêu hoa dệt lá. Chỉ cần chúng ta giảng giải chân nghĩa của kinh điển cho rõ ràng, vậy là được rồi.
Khi nghe người giảng kinh xong, thính chúng nam nữ mỗi bên nên cử ra một người để tóm tắt, phê bình. Phê bình đây không phải là với ác ý, mà là thiện ý và bình luận có tính xây dựng. Nếu a giảng không đúng, quý vị cũng có thể nêu ra để sửa dổi cho đúng. Đó là mài dũa, trau dồi, để cùng nhau sửa chữa những kiến giải không đúng. Bởi vì người trong cuộc thường mê muội, còn kẻ bàng quan thì thường tỉnh táo hơn. Nhưng không được nịnh hót, cho người ta “đội mũ cao”.
Quý vị phải “đơn đao trực nhập” nói ra một cách thẳng thừng và “khai môn kiến sơn,” đi ngay vào vấn đề. Nếu cảm thấy chỗ phê bình không hợp lý, quý vị cũng vẫn có thể nói lên. Đây không phải là biện luận, mà nên như “nhất châm kiến huyết” là nói ngắn gọn, đúng ngay điểm quan trọng để nêu ra chỗ không đúng. Thế mới có thể như là rèn luyện trong lò lửa lớn để được vàng tinh chất. Cũng như tại chùa Thiếu Lâm, hành giả phải vượt qua đám người gỗ, nơi đám người gỗ này mà rèn luyện để được công phu chân thật. Nếu không thể vượt qua trận đánh, tức là họ phải luyện lại từ đầu. Nếu đánh thoát được, tức là họ có thể ở thế gian cưỡi mây đạp sóng để hoằng dương Phật Pháp. Đây là biện pháp tốt có thể phá trừ được tướng ngã. Đừng nên cho rằng vì người ta phê bình mình, rồi mình cảm thấy xấu hổ, hoặc là mình nêu ra khuyết điểm của người khác, nhưng lại sợ họ không chịu nổi. Đây là chân cũng lại là chân, thật cũng lại là thật, thật thật thà thà, không được có một chút tạo tác tạp nhạp, bất tịnh nào.
Tôi tin rằng từ cổ chí kim, chưa có ai giảng kinh theo cách thức như vậy. Nhưng tại Hoa Kỳ thì đặc biệt khai mở theo phong cách khuôn phạm này. Hoa Kỳ là một quốc gia dân chủ, cho nên mọi người nên nói lời chân thật với cả tấm lòng chân thành của mình. Chúng ta hoằng dương Phật Pháp tại Hoa Kỳ, đi đến đâu cũng nên nói lời chân thật, thành thử chúng ta vào nước không bị chìm, vào lửa không bị đốt và không bị đao thương xâm phạm. Đừng giảng lời hư ngụy giả dối, không nói tốt để lấy lòng người, để khiến người ta có thiện cảm với mình. Tôi nói lời chân thật, dù cho quý vị giết tôi cũng không sao, chẳng hề chi. Chúng ta nên có tinh thần như thế để nói lời chân thật, dù mình có chết cũng là chết có ý nghĩa. Chúng ta nên có tinh thần bình luận như thế, chớ lo trước ngó sau, nhút nhát rụt rè. Nếu không, chúng ta chẳng thể nào hiểu được Phật Pháp.
“Tổn pháp tài, diệt công đức,
Mạc bất do tư tâm ý thức.”
( Chứng đạo ca)
Làm hại Pháp, hủy diệt công đức,
Không đâu là không do tâm, ý, thức.
Tức là do tâm, ý, thức của mình sẽ hại chết mình.
“Thị dữ thiền môn liễu khước tâm,” qua pháp thiền mà từ bỏ tâm. Cho nên người tham thiền không dùng tâm, ý, thức. Cái gì họ cũng không nghĩ, cũng không suy tưởng tới, nhưng lại thường tham thiền với câu “Ai là người niệm Phật?” Đây là họ đi ngược dòng trở về nguồn cội, tìm cho ra bổn lai nguồn gốc, mình vốn là thế nào? Đây gọi là : “Chuyên nhất tắc linh,” chuyên nhất tới cực điểm thì hoát nhiên thông suốt, khai ngộ và đạt được đại trí tuệ. Hiện nay có một số người giả mạo khai ngộ, hoặc tìm người chứng minh rằng mình đã khai ngộ rồi. Đó là vì ai nấy đều cho rằng khai ngộ là việc tốt, và người tu hành thì vẫn chưa quên được cái danh từ tốt này. Nếu bảo rằng người khai ngộ sau này sẽ biến thành chó, chắc người ta sẽ không nói là mình khai ngộ đâu! Tự xưng mình đã khai ngộ, vậy cũng như là người vô tri đến cực điểm rồi. Vì sao lại muốn tự quảng cáo để nói cho người khác biết. Như thế là có ý gì? Đó cũng vẫn là để phan duyên, tự mình khua chiêng, đánh trống. Nếu thật sự hiểu biết thì mình sẽ không tìm cầu danh lợi, mình cũng không ích kỷ, tự lợi đâu. Mỗi người nên làm việc với tinh thần vì Phật Giáo, chứ không phải cái này cũng sợ, cái kia cũng sợ, sợ luôn cả lá cây rơi xuống sẽ làm vỡ đầu, bể óc mình.
Người giảng kinh nên nói tóm tắt vào chỗ trọng yếu, đừng nhây nhưa, rắc rối. Những lời quý vị giảng thì nhất định phải có liên hệ đến ý kinh. Quý vị không được mang giấy ghi sẵn tài liệu lên bục giảng. Khi rút thăm( thẻ tre có ghi danh), rút đến tên ai thì người đó nhất định phải lên giảng. Quý vị không được thoái thác, vì như thế là trái với pháp lệnh, là không tôn trọng pháp. Đây là một thiên mệnh, rút đúng tên ai thời người đó phải lên giảng. Nếu không lên giảng tức là vị đã đã làm trái với pháp công cộng.
Dù là vị nào đi chăng nữa, cũng không được nói rằng:
- Hôm nay tôi không nói đâu.
Ai có hành vi như thế, dù có giảng hay bao nhiêu, người đó cũng không được điểm nào hết. Nếu như không có chuẩn bị, nhưng quý vị lại thường lên giảng thì mới tính. Còn như quý vị có chuẩn bị để lên giảng thì không tính. Nếu quý vị lên giảng mà mang theo giấy tờ cũng không được điểm nào. Tại sao? Vì không hợp quy củ! Cầm giấy lên đọc, đó là lừa dối mọi người, chỉ thêm sự quấy rầy thôi. Bởi quý vị không chú ý nghe giảng nên mới đem giấy tờ bài bản theo. Ở đây chúng ta không phải là “Open Book Test” thi được mở sách.
Khi thuyết giảng: Nếu biết thì nói chỗ mình biết, không biết thời không được nói mình biết, đừng giả bộ. Nếu vốn không biết câu chuyện là thế nào, vậy ta đàm huyền thuyết diệu để làm chi? Đó cũng như là nuốt chửng cả sách vớ chớ mình có biết gì, vậy nói ra đâu có giá trị chân chánh gì? Cho nên muốn có cái trí chân thật và kiến giải rõ ràng, thời đừng vẽ rắn thêm chân, làm chuyện dư thừa.
Với phương pháp giảng kinh này, mỗi người sẽ tự phát huy trí tuệ vốn có của mình. Lúc có người bên phía nam đang giảng trên bục, người kế tiếp nên ngồi dưới bục để chờ đến phiên mình. Bên phía nữ cũng vậy. Như vậy mọi người sẽ không vọng tưởng nghĩ ngợi rằng: “Kế tiếp sẽ đến phiên ai đây?” Nếu có người lên trước chờ thì sẽ khiến cho mọi người được yên tâm, còn tự người đó cũng có thể nhân cơ hội này mà an tĩnh chốc lát để chuẩn bị thuyết Pháp. Tuy nhiên, không phải ai ai cũng suy đoán: “Kế tiếp nữa sẽ đến phiên ai?” nhưng trong đại chúng cũng có người rất là sốt ruột, chẳng yên.
“Thiên hạ bổn vô sự, dung nhân tự nhiễu chi”. Thế gian vốn không có chuyện gì, nhưng người ngu lại muốn tìm chút chuyện để làm. Bởi vậy, gặp tình cảnh nào họ cũng đều chấp trước hết. Phương pháp giảng kinh này vốn rất tự nhiên, người trí thấy trí, người nhân từ thấy nhân từ, người sâu sắc sẽ thấy sâu sắc, người nông cạn thì thấy nông cạn. Mỗi mỗi đều có sở trường riêng, đạo lý thuyết giảng của mỗi người cũng không giống nhau. Nay chúng ta sẽ thâu lấy hết các thứ khác biệt đó, rồi bỏ chung vào một lò để cùng luyện đúc, hầu tập hợp trí tuệ của chúng sanh để kết tập thành những suy tư hữu ích và sâu rộng. Như thế thì người không có trí huệ cũng biến thành người có trí huệ. Tại sao? Bởi chúng ta có nhiều cơ hội học tập và trí huệ sẽ dần dần phát sanh. Đấy là lúc mọi người lấy dài bù ngắn, căn cứ vào luận lý logic và chân lý, chúng ta sẽ rất mau thâm nhập được kinh tạng, trí huệ như hải. Một khi đã có trí huệ như hải, dù gặp chuyện gì đi chăng nữa, chúng ta cũng có thể giải quyết dễ dàng như chẻ tre. Cũng như tấm gương chiếu rõ mọi vật, lúc việc đến thời đối ứng, việc qua rồi thời tĩnh lặng. Điều này đối với việc nghiên cứu Phật Pháp rất là trọng yếu vậy.
Còn một điểm nữa, lúc lên đài tập giảng, nếu quý vị có những lối nói theo kiểu quen miệng quen mồm, hoặc giả có chút cử chỉ gì không đàng hoàng thì cũng nên bỏ đi. Ở đây một mặt là học tập giảng kinh văn, một mặt là học tập các diễn giảng trước đại chúng. Tôi thấy mọi người mỗi ngày một thêm tiến bộ, từ từ đi trên con đường chánh đáng. Lại nữa, người không biết tiếng Hoa, nhất định phải nói tiếng Hoa và người không biết tiếng Anh, nhất định phải nói nói tiếng Anh.
Ở đây có rất nhiều người Tây phương, hồi trước họ cũng đâu có biết nói tiếng Hoa, nhưng vì bị bắt buộc học mà nay họ cũng biết được rồi. Tôi có một đệ tử rất thích ăn kẹo, nhưng cậu ta thà rằng không ăn kẹo chứ không muốn bỏ học nói tiếng Hoa. Bây giờ cậu ta đã nói được rồi đó. Ở đây người Tây Phương nên nói tiếng Hoa, người Hoa thì nên nói tiếng Anh để cho ngôn ngữ đông tây cùng nhau giao lưu thành một khối. Mức độ tối thiểu là quý vị nên biết hai ngôn ngữ. Nếu quý vị có thể tiếp tục học thêm một chút nữa như tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý… như vậy trọng tương lai sẽ rất tiện lợi đối với việc đi ra ngoài hoằng dương Phật Pháp. Xin quý vị đừng bỏ xót điểm này. Tôi rất là hổ thẹn vì tôi đã không biết các ngôn ngữ khác. Như mới gần đây, khi đi Indonesia, bởi không biết tiếng Nam Dương nên tôi như người điếc vậy. Quý vị là những người còn trẻ, bây giờ quý vị có cơ hội để luyện tập, tương lai quý vị sẽ làm trụ cột của Phật Giáo. Đó là kỳ vọng mà tôi đặt hết vào quý vị đấy.
Giảng ngày 6 tháng 8 năm 1986
Hơn mười năm qua, mỗi ngày tôi đã làm thầy giảng kinh thuyết Pháp cho quý vị. Vậy bây giờ tôi là học sinh vỡ lòng theo quý vị học tập. Điều này thật là không thể nghĩ bàn! Làm thầy rồi lại làm trò. Nhưng nếu tôi đóng vai làm thầy giáo thì tôi sẽ không thể làm được như vậy. Quý vị cần nên chú ý về điểm này!
Nếu quý vị không ra giảng Pháp, vậy tôi xin khấu đầu, đảnh lễ quý vị. Còn nếu quý vị vẫn không chịu đi ra thì tôi quỳ. Bây giờ có nhiều người tranh nhau lên giảng kinh trước. Công phu này không phải một sớm, một chiều mà có được. nghe quý vị giảng Pháp, tôi như được pháp vị cam lồ và pháp hỷ sing mãn. Những bài giảng của quý vị hôm nay, mỗi người đều có chỗ ưu điểm và khuyết điểm của mình. Quý vị nên cùng nhau hỗ tương ngắt dài bù ngắn, đem cái hay của người để bù cho cái dở của mình, đó là dùng theo biện pháp “chiết trung.” Nếu cảm thấy mình nói có đạo lý thời càng nên tự khích lệ mình thêm lên. Còn nếu mình giảng không bằng như người ta, vậy thì đừng ngại gì mà không lấy cái hay sở trường của người mà bổ túc cho cái dở sở đoản của mình. Đó là tinh thần học tập để mình ngày càng thêm phát triển.
Nhất là đừng tự mãn, tự khoe khoang, sanh tâm tự kiêu ngạo, bằng không thì đó sẽ trở thành những nhân duyên chướng đạo mình đấy. Cho nên mọi người càng nên tập trung, lấy trí huệ của mọi người làm trí huệ của mình, lấy kiến giải của mọi người làm kiến giải của mình. Mỗi cá nhân có thể nghe được nhiều người khác phát huy trí tuệ vốn có riêng biệt nhau. Phương pháp này xưa nay chưa có, nhưng tương lai về sau thì nào ai biết được.
Lại nữa, về cách thức thỉnh Pháp, trên căn bản, dù chúng ta giảng Pháp ở đâu thì cũng nên có người thỉnh Pháp. Nhưng hiện nay có một số người chỉ biết giảng Pháp, mà không biết xin thỉnh Pháp. Bây giờ Vạn Phật Thành dùng phương cách thỉnh Pháp này để trùng tân khiến hưng thịnh trở lại, ngõ hầu khôi phục lại những quy chế của Phật đã đặt ra.
Nghiên cứu Phật Pháp là chúng ta nên “tinh ích cầu tinh” đã tinh thông còn muốn tinh thông hơn, mỗi ngày nên cầu tiến bộ hơn. Đừng thấy khó rồi rút lui, vì nếu vậy chúng ta vĩnh viễn sẽ không thể nào hiểu rõ được Phật Pháp. Cho nên mỗi người đều có cơ hội để giảng kinh, mỗi người đều có dịp nói lên những lời công đạo hợp lý. Nói lời công đạo, tức là chúng ta không cần phải tâng bốc, thổi phồng nhau, hoặc đề cao, nịnh bợ lẫn nhau. Nếu không, chúng ta sẽ không thể nào hiểu rõ được ý nghĩa chân thật của Phật Pháp. Ở đây chúng ta nên thật thà, nên nói lời chân thật và nói về chân lý. Chúng ta nên nói tóm tắt, đừng nói vòng vo tam quốc, thêu hoa dệt lá. Chỉ cần chúng ta giảng giải chân nghĩa của kinh điển cho rõ ràng, vậy là được rồi.
Khi nghe người giảng kinh xong, thính chúng nam nữ mỗi bên nên cử ra một người để tóm tắt, phê bình. Phê bình đây không phải là với ác ý, mà là thiện ý và bình luận có tính xây dựng. Nếu a giảng không đúng, quý vị cũng có thể nêu ra để sửa dổi cho đúng. Đó là mài dũa, trau dồi, để cùng nhau sửa chữa những kiến giải không đúng. Bởi vì người trong cuộc thường mê muội, còn kẻ bàng quan thì thường tỉnh táo hơn. Nhưng không được nịnh hót, cho người ta “đội mũ cao”.
Quý vị phải “đơn đao trực nhập” nói ra một cách thẳng thừng và “khai môn kiến sơn,” đi ngay vào vấn đề. Nếu cảm thấy chỗ phê bình không hợp lý, quý vị cũng vẫn có thể nói lên. Đây không phải là biện luận, mà nên như “nhất châm kiến huyết” là nói ngắn gọn, đúng ngay điểm quan trọng để nêu ra chỗ không đúng. Thế mới có thể như là rèn luyện trong lò lửa lớn để được vàng tinh chất. Cũng như tại chùa Thiếu Lâm, hành giả phải vượt qua đám người gỗ, nơi đám người gỗ này mà rèn luyện để được công phu chân thật. Nếu không thể vượt qua trận đánh, tức là họ phải luyện lại từ đầu. Nếu đánh thoát được, tức là họ có thể ở thế gian cưỡi mây đạp sóng để hoằng dương Phật Pháp. Đây là biện pháp tốt có thể phá trừ được tướng ngã. Đừng nên cho rằng vì người ta phê bình mình, rồi mình cảm thấy xấu hổ, hoặc là mình nêu ra khuyết điểm của người khác, nhưng lại sợ họ không chịu nổi. Đây là chân cũng lại là chân, thật cũng lại là thật, thật thật thà thà, không được có một chút tạo tác tạp nhạp, bất tịnh nào.
Tôi tin rằng từ cổ chí kim, chưa có ai giảng kinh theo cách thức như vậy. Nhưng tại Hoa Kỳ thì đặc biệt khai mở theo phong cách khuôn phạm này. Hoa Kỳ là một quốc gia dân chủ, cho nên mọi người nên nói lời chân thật với cả tấm lòng chân thành của mình. Chúng ta hoằng dương Phật Pháp tại Hoa Kỳ, đi đến đâu cũng nên nói lời chân thật, thành thử chúng ta vào nước không bị chìm, vào lửa không bị đốt và không bị đao thương xâm phạm. Đừng giảng lời hư ngụy giả dối, không nói tốt để lấy lòng người, để khiến người ta có thiện cảm với mình. Tôi nói lời chân thật, dù cho quý vị giết tôi cũng không sao, chẳng hề chi. Chúng ta nên có tinh thần như thế để nói lời chân thật, dù mình có chết cũng là chết có ý nghĩa. Chúng ta nên có tinh thần bình luận như thế, chớ lo trước ngó sau, nhút nhát rụt rè. Nếu không, chúng ta chẳng thể nào hiểu được Phật Pháp.
“Tổn pháp tài, diệt công đức,
Mạc bất do tư tâm ý thức.”
( Chứng đạo ca)
Làm hại Pháp, hủy diệt công đức,
Không đâu là không do tâm, ý, thức.
Tức là do tâm, ý, thức của mình sẽ hại chết mình.
“Thị dữ thiền môn liễu khước tâm,” qua pháp thiền mà từ bỏ tâm. Cho nên người tham thiền không dùng tâm, ý, thức. Cái gì họ cũng không nghĩ, cũng không suy tưởng tới, nhưng lại thường tham thiền với câu “Ai là người niệm Phật?” Đây là họ đi ngược dòng trở về nguồn cội, tìm cho ra bổn lai nguồn gốc, mình vốn là thế nào? Đây gọi là : “Chuyên nhất tắc linh,” chuyên nhất tới cực điểm thì hoát nhiên thông suốt, khai ngộ và đạt được đại trí tuệ. Hiện nay có một số người giả mạo khai ngộ, hoặc tìm người chứng minh rằng mình đã khai ngộ rồi. Đó là vì ai nấy đều cho rằng khai ngộ là việc tốt, và người tu hành thì vẫn chưa quên được cái danh từ tốt này. Nếu bảo rằng người khai ngộ sau này sẽ biến thành chó, chắc người ta sẽ không nói là mình khai ngộ đâu! Tự xưng mình đã khai ngộ, vậy cũng như là người vô tri đến cực điểm rồi. Vì sao lại muốn tự quảng cáo để nói cho người khác biết. Như thế là có ý gì? Đó cũng vẫn là để phan duyên, tự mình khua chiêng, đánh trống. Nếu thật sự hiểu biết thì mình sẽ không tìm cầu danh lợi, mình cũng không ích kỷ, tự lợi đâu. Mỗi người nên làm việc với tinh thần vì Phật Giáo, chứ không phải cái này cũng sợ, cái kia cũng sợ, sợ luôn cả lá cây rơi xuống sẽ làm vỡ đầu, bể óc mình.
Người giảng kinh nên nói tóm tắt vào chỗ trọng yếu, đừng nhây nhưa, rắc rối. Những lời quý vị giảng thì nhất định phải có liên hệ đến ý kinh. Quý vị không được mang giấy ghi sẵn tài liệu lên bục giảng. Khi rút thăm( thẻ tre có ghi danh), rút đến tên ai thì người đó nhất định phải lên giảng. Quý vị không được thoái thác, vì như thế là trái với pháp lệnh, là không tôn trọng pháp. Đây là một thiên mệnh, rút đúng tên ai thời người đó phải lên giảng. Nếu không lên giảng tức là vị đã đã làm trái với pháp công cộng.
Dù là vị nào đi chăng nữa, cũng không được nói rằng:
- Hôm nay tôi không nói đâu.
Ai có hành vi như thế, dù có giảng hay bao nhiêu, người đó cũng không được điểm nào hết. Nếu như không có chuẩn bị, nhưng quý vị lại thường lên giảng thì mới tính. Còn như quý vị có chuẩn bị để lên giảng thì không tính. Nếu quý vị lên giảng mà mang theo giấy tờ cũng không được điểm nào. Tại sao? Vì không hợp quy củ! Cầm giấy lên đọc, đó là lừa dối mọi người, chỉ thêm sự quấy rầy thôi. Bởi quý vị không chú ý nghe giảng nên mới đem giấy tờ bài bản theo. Ở đây chúng ta không phải là “Open Book Test” thi được mở sách.
Khi thuyết giảng: Nếu biết thì nói chỗ mình biết, không biết thời không được nói mình biết, đừng giả bộ. Nếu vốn không biết câu chuyện là thế nào, vậy ta đàm huyền thuyết diệu để làm chi? Đó cũng như là nuốt chửng cả sách vớ chớ mình có biết gì, vậy nói ra đâu có giá trị chân chánh gì? Cho nên muốn có cái trí chân thật và kiến giải rõ ràng, thời đừng vẽ rắn thêm chân, làm chuyện dư thừa.
Với phương pháp giảng kinh này, mỗi người sẽ tự phát huy trí tuệ vốn có của mình. Lúc có người bên phía nam đang giảng trên bục, người kế tiếp nên ngồi dưới bục để chờ đến phiên mình. Bên phía nữ cũng vậy. Như vậy mọi người sẽ không vọng tưởng nghĩ ngợi rằng: “Kế tiếp sẽ đến phiên ai đây?” Nếu có người lên trước chờ thì sẽ khiến cho mọi người được yên tâm, còn tự người đó cũng có thể nhân cơ hội này mà an tĩnh chốc lát để chuẩn bị thuyết Pháp. Tuy nhiên, không phải ai ai cũng suy đoán: “Kế tiếp nữa sẽ đến phiên ai?” nhưng trong đại chúng cũng có người rất là sốt ruột, chẳng yên.
“Thiên hạ bổn vô sự, dung nhân tự nhiễu chi”. Thế gian vốn không có chuyện gì, nhưng người ngu lại muốn tìm chút chuyện để làm. Bởi vậy, gặp tình cảnh nào họ cũng đều chấp trước hết. Phương pháp giảng kinh này vốn rất tự nhiên, người trí thấy trí, người nhân từ thấy nhân từ, người sâu sắc sẽ thấy sâu sắc, người nông cạn thì thấy nông cạn. Mỗi mỗi đều có sở trường riêng, đạo lý thuyết giảng của mỗi người cũng không giống nhau. Nay chúng ta sẽ thâu lấy hết các thứ khác biệt đó, rồi bỏ chung vào một lò để cùng luyện đúc, hầu tập hợp trí tuệ của chúng sanh để kết tập thành những suy tư hữu ích và sâu rộng. Như thế thì người không có trí huệ cũng biến thành người có trí huệ. Tại sao? Bởi chúng ta có nhiều cơ hội học tập và trí huệ sẽ dần dần phát sanh. Đấy là lúc mọi người lấy dài bù ngắn, căn cứ vào luận lý logic và chân lý, chúng ta sẽ rất mau thâm nhập được kinh tạng, trí huệ như hải. Một khi đã có trí huệ như hải, dù gặp chuyện gì đi chăng nữa, chúng ta cũng có thể giải quyết dễ dàng như chẻ tre. Cũng như tấm gương chiếu rõ mọi vật, lúc việc đến thời đối ứng, việc qua rồi thời tĩnh lặng. Điều này đối với việc nghiên cứu Phật Pháp rất là trọng yếu vậy.
Còn một điểm nữa, lúc lên đài tập giảng, nếu quý vị có những lối nói theo kiểu quen miệng quen mồm, hoặc giả có chút cử chỉ gì không đàng hoàng thì cũng nên bỏ đi. Ở đây một mặt là học tập giảng kinh văn, một mặt là học tập các diễn giảng trước đại chúng. Tôi thấy mọi người mỗi ngày một thêm tiến bộ, từ từ đi trên con đường chánh đáng. Lại nữa, người không biết tiếng Hoa, nhất định phải nói tiếng Hoa và người không biết tiếng Anh, nhất định phải nói nói tiếng Anh.
Ở đây có rất nhiều người Tây phương, hồi trước họ cũng đâu có biết nói tiếng Hoa, nhưng vì bị bắt buộc học mà nay họ cũng biết được rồi. Tôi có một đệ tử rất thích ăn kẹo, nhưng cậu ta thà rằng không ăn kẹo chứ không muốn bỏ học nói tiếng Hoa. Bây giờ cậu ta đã nói được rồi đó. Ở đây người Tây Phương nên nói tiếng Hoa, người Hoa thì nên nói tiếng Anh để cho ngôn ngữ đông tây cùng nhau giao lưu thành một khối. Mức độ tối thiểu là quý vị nên biết hai ngôn ngữ. Nếu quý vị có thể tiếp tục học thêm một chút nữa như tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý… như vậy trọng tương lai sẽ rất tiện lợi đối với việc đi ra ngoài hoằng dương Phật Pháp. Xin quý vị đừng bỏ xót điểm này. Tôi rất là hổ thẹn vì tôi đã không biết các ngôn ngữ khác. Như mới gần đây, khi đi Indonesia, bởi không biết tiếng Nam Dương nên tôi như người điếc vậy. Quý vị là những người còn trẻ, bây giờ quý vị có cơ hội để luyện tập, tương lai quý vị sẽ làm trụ cột của Phật Giáo. Đó là kỳ vọng mà tôi đặt hết vào quý vị đấy.
Giảng ngày 6 tháng 8 năm 1986
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.