Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chương 204: Cơ Sở Học Phật
HT. Tuyên Hóa
12/09/2021
Học Phật tu đương trúc thiện cơ,
Tài bồi phước huệ dưỡng ma ni.
Thân cận tri thức tập giới định,
Triêu văn Thánh dạo tử khả hĩ.
Nghĩa là:
Học Phật giống như xây cất nhà,
Bồi phước huệ, dưỡng ngọc ma ni
Thân cận tri thức học giới định,
Sáng nghe giảng, tối chết cũng cam.
Học Phật tu đương trúc thiện cơ: Trúc là kiến trúc. Giống như xây cất nhà cửa, đó là kiến trúc. Muốn thành Phật, chúng ta phải kiến trúc, xây dựng cơ sở thành Phật. Thiện cơ là làm công đức, cũng tức là làm các việc lành. Chúng ta muốn học Phật Pháp, trước tiên phải xây dựng cơ sở thành Phật. Một khi có công đức, có phước, có trí huệ rồi, chúng ta mới có thể đạt được mục đích.
Tài bồi phước huệ dưỡng ma ni : Vun bồi phước của quý vị là nên làm nhiều công đức. Vun đắp huệ của quý vị là nên đọc tụng kinh điển Đại Thừa. Siêng tu Bát-Nhã là học tập pháp môn trí huệ. Ma ni là ngọc Như Ý; cũng tức là Tứ Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Chúng ta nên tùy thời, tùy hoàn cảnh mà siêng năng tu hành Tứ Vô Lượng Tâm này.
Đây là pháp môn mà người tu đạo không thể nào thiếu sót được.
Thân cận tri thức tập giới định: Người học Phật Pháp nên gần gũi những bậc thiện chi thức. Như khi có sự việc gì không hiểu, chúng ta nên thỉnh giáo các vị thiện tri thức chỉ dạy. Trong Luận Ngũ có nói:
“Mẫn nhi hiếu học, bất sỉ hạ vấn,”
Nghĩa là người cần mẫn hiếu học sẽ không hổ thẹn khi hỏi kẻ dưới mình. Vì chuyện học tập, dù là người không bằng mình, mình cũng nên theo họ để học tập. Người tốt là Pháp sư giảng dạy cho mình, kẻ không tốt thì là Giới sư răn dạy mình. Mục đích tu tập: Giới, Định, Huệ là để phá trừ ba độc: Tham, Sân, Si của chúng ta. Nếu như không tham, không sân, không si, đó tức là chúng ta có định lực, có trí huệ và sẽ không bị cảnh giới bên ngoài lay chuyển.
Triêu văn Thánh đạo tử khả hĩ: Giả dụ như buổi sáng chúng ta được nghe bậc Thánh nhân giảng thuyết về đạo thành Phật, rồi đến tối có chết, mình cũng không có chi hối tiếc.
Quý vị ơi! Học Phật là nên đem công phu chân thật của mình ra, chứ đừng sợ bị thiệt thòi. Thời thời khắc khắc nên chịu khó gánh lấy trách nhiệm, chịu bị oán trách và cống hiến tất cả tâm lực của mình cho Phật Pháp. Chủ yếu của Pháp bảo là không sanh phiền não, không nổi giận. Chúng ta phải nhẫn nhịn tất cả: Nhịn những chuyện mà người khác không thể nhịn; chịu những chuyện mà người ta không chịu đựng nổi; ăn những gì người ta không thể ăn; mặc những thứ mà người ta không thể mặc. Nếu được như vậy thì chúng ta mới là người chân chánh tu đạo.
Cuối cùng tôi xin nói với mọi người rằng, Nhẫn nhịn là bảo vật vô giá, gọi là :
“Nhin giây lát, gió yên sóng lặng;
Lùi một bước, trời biển bao la.”
Được vậy thì tiêu dao, tự tại biết là bao! Nếu như gặp người không biết gì đến đạo lý và chuyên môn moi móc, bới lông tìm vết, chuyện vô lý cũng gây thành náo loạn thì chúng ta phải nhẫn nhịn, chứ đừng cãi lý với họ. Như vậy thì tự nhiên gió sẽ yên, sóng sẽ lặng. Nếu gặp người thị phi, chuyên môn đặt điều, đồn nhảm về mình, dù mình có bị oan uổng như thế nào hoặc họ có nói những chuyện không đúng sự thật, mình cũng phải nhẫn nhịn! Vì đó là những nghiệp oan trái mà mình đã nợ từ xưa. Kiếp này họ đến đòi thì mình đừng nên chống cự, mà chẳng chịu trả nợ. Một khi mình trả hết nợ rồi thì tự nhiên trời biển bao la, tức sẽ tự tại, không phiền không não, không lo không sầu.
Giảng ngày 16 tháng 3 năm 1985.
Tài bồi phước huệ dưỡng ma ni.
Thân cận tri thức tập giới định,
Triêu văn Thánh dạo tử khả hĩ.
Nghĩa là:
Học Phật giống như xây cất nhà,
Bồi phước huệ, dưỡng ngọc ma ni
Thân cận tri thức học giới định,
Sáng nghe giảng, tối chết cũng cam.
Học Phật tu đương trúc thiện cơ: Trúc là kiến trúc. Giống như xây cất nhà cửa, đó là kiến trúc. Muốn thành Phật, chúng ta phải kiến trúc, xây dựng cơ sở thành Phật. Thiện cơ là làm công đức, cũng tức là làm các việc lành. Chúng ta muốn học Phật Pháp, trước tiên phải xây dựng cơ sở thành Phật. Một khi có công đức, có phước, có trí huệ rồi, chúng ta mới có thể đạt được mục đích.
Tài bồi phước huệ dưỡng ma ni : Vun bồi phước của quý vị là nên làm nhiều công đức. Vun đắp huệ của quý vị là nên đọc tụng kinh điển Đại Thừa. Siêng tu Bát-Nhã là học tập pháp môn trí huệ. Ma ni là ngọc Như Ý; cũng tức là Tứ Vô Lượng Tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả. Chúng ta nên tùy thời, tùy hoàn cảnh mà siêng năng tu hành Tứ Vô Lượng Tâm này.
Đây là pháp môn mà người tu đạo không thể nào thiếu sót được.
Thân cận tri thức tập giới định: Người học Phật Pháp nên gần gũi những bậc thiện chi thức. Như khi có sự việc gì không hiểu, chúng ta nên thỉnh giáo các vị thiện tri thức chỉ dạy. Trong Luận Ngũ có nói:
“Mẫn nhi hiếu học, bất sỉ hạ vấn,”
Nghĩa là người cần mẫn hiếu học sẽ không hổ thẹn khi hỏi kẻ dưới mình. Vì chuyện học tập, dù là người không bằng mình, mình cũng nên theo họ để học tập. Người tốt là Pháp sư giảng dạy cho mình, kẻ không tốt thì là Giới sư răn dạy mình. Mục đích tu tập: Giới, Định, Huệ là để phá trừ ba độc: Tham, Sân, Si của chúng ta. Nếu như không tham, không sân, không si, đó tức là chúng ta có định lực, có trí huệ và sẽ không bị cảnh giới bên ngoài lay chuyển.
Triêu văn Thánh đạo tử khả hĩ: Giả dụ như buổi sáng chúng ta được nghe bậc Thánh nhân giảng thuyết về đạo thành Phật, rồi đến tối có chết, mình cũng không có chi hối tiếc.
Quý vị ơi! Học Phật là nên đem công phu chân thật của mình ra, chứ đừng sợ bị thiệt thòi. Thời thời khắc khắc nên chịu khó gánh lấy trách nhiệm, chịu bị oán trách và cống hiến tất cả tâm lực của mình cho Phật Pháp. Chủ yếu của Pháp bảo là không sanh phiền não, không nổi giận. Chúng ta phải nhẫn nhịn tất cả: Nhịn những chuyện mà người khác không thể nhịn; chịu những chuyện mà người ta không chịu đựng nổi; ăn những gì người ta không thể ăn; mặc những thứ mà người ta không thể mặc. Nếu được như vậy thì chúng ta mới là người chân chánh tu đạo.
Cuối cùng tôi xin nói với mọi người rằng, Nhẫn nhịn là bảo vật vô giá, gọi là :
“Nhin giây lát, gió yên sóng lặng;
Lùi một bước, trời biển bao la.”
Được vậy thì tiêu dao, tự tại biết là bao! Nếu như gặp người không biết gì đến đạo lý và chuyên môn moi móc, bới lông tìm vết, chuyện vô lý cũng gây thành náo loạn thì chúng ta phải nhẫn nhịn, chứ đừng cãi lý với họ. Như vậy thì tự nhiên gió sẽ yên, sóng sẽ lặng. Nếu gặp người thị phi, chuyên môn đặt điều, đồn nhảm về mình, dù mình có bị oan uổng như thế nào hoặc họ có nói những chuyện không đúng sự thật, mình cũng phải nhẫn nhịn! Vì đó là những nghiệp oan trái mà mình đã nợ từ xưa. Kiếp này họ đến đòi thì mình đừng nên chống cự, mà chẳng chịu trả nợ. Một khi mình trả hết nợ rồi thì tự nhiên trời biển bao la, tức sẽ tự tại, không phiền không não, không lo không sầu.
Giảng ngày 16 tháng 3 năm 1985.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.