Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chương 219: Cư Sĩ Thuần Đà Cúng Dường
HT. Tuyên Hóa
12/09/2021
Hôm nay ai nấy đều phát huy ý nghĩa của bản văn kinh Niết Bàn rất rõ ràng chính xác và rất hợp lý. Mỗi cá nhân đều có kiến giải độc đáo và trí tuệ độc đáo. Trong nguồn suối trí tuệ của quý vị, quý vị sẽ lấy không hết, dùng không cạn và nó cứ nối tiếp nhau đến, không ngừng dứt, cũng không bao giờ khô cạn. Nếu biết lợi dụng nó, quý vị nhất định có chỗ cống hiến đối với Phật Giáo, khiến cho đạo Phật phát dương một cách quang minh quảng đại. Nếu không biết dùng nó, thì trí tuệ quý vị sẽ mỗi ngày một giảm bớt đi. Tại sao? Bởi bộ não không đuộc dùng tức sẽ thoái hóa thôi.
Lý do mà tôi bảo tất cả quý vị nên lên bục giảng kinh trước, là vì muốn huấn luyện cho quý vị có khẩu tài giảng kinh và kinh nghiệm hoằng pháp. Trong trường hợp này, quý vị nên phát huy nguồn trí tuệ vốn có của mình. Đừng tự buộc chân mình mà không chịu tiến bước, hay mới tới giữa đường liền vạch mức tự giới hạn, không chịu tiến thêm lên.
Quý vị nên hiểu rằng, đây là cơ hội rất khó gặp, bởi vậy chớ có bỏ qua quyền lợi của mình. Bây giờ chính là thời kỳ học tập, nếu quý vị bỏ lỡ cơ hội tốt này thì sau có hối tiếc cũng đã muộn rồi!
Có hai câu rất tương tự với nhau trong đoạn kinh văn: “Nhất giả thọ dĩ đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Nhị giả thọ dĩ nhập ư Niết Bàn.” Cho nên có người nêu câu hỏi rằng: “Không biết ai là người Thọ và ai là kẻ Đắc? Người nhận cúng dường đắc, hay người bố thí cúng dường đắc?”
Khá lắm, Quý vị mà có nghi vấn đối với câu kinh này, tức quý vị có thể hiểu được đấy. Nên hiểu rõ chữ “Dĩ” này, là bao gồm kẻ bố thí và người thọ nhận đều được lợi ích cả. Nếu như chỉ có một bên được lợi ích tức là không hợp lý. Nói cách khác, chẳng những người thọ nhận được lợi ích, mà kẻ bố thí cũng đặng lợi ích luôn.
Ông Thuần Đà cúng dường và Đức Phật đương nhiên là người nhận. Có người trong lòng nghĩ rằng: “Chắc là Phật bị đói nên mới tiếp nhận sự cúng dường của ông Thuần Đà.” Có thể nói như thế, nhưng người bị đói tệ hại nhất vẫn là ông Thuần Đà. Tại sao lại nói thế? Bởi Thuần Đà là một công nhân thuộc giai cấp lao động, nhưng ông lại chịu đem tất cả lương thực của mình để cúng dường Phật, gọi là “Xả kỷ vị nhân,” xả mình vì người. Chúng ta có thể suy ra để biết rằng, ông Thuần Đà đã không còn lương thực để ăn. Thế thì chẳng lẽ ông ta bị đói hay sao? Không phải đâu. Vì ông ta đã nhận được Pháp Thực, cho nên nói là: “Thiền duyệt vi thực, pháp hỷ sung mãn.”
Ông Thuần Đà tuy là dân lao động, nhưng ông có tín tâm, kiên tâm, hằng tâm và tấm lòng thành; trong tâm ông không có chút gì là dối trá. Ông cũng không có ý đồ gì, chỉ ước nguyện là Phật sẽ từ bi vạch ra cái căn gốc nghèo cùng của ông và hy vọng Phật sẽ giáng xuống trận mưa Pháp, ngõ hầu tưới nhuần pháp thân khô cằn của ông. Phật biết, Phật thấy tất cả, bởi vậy Ngài mới tiếp nhận sự cúng dường cuối cùng của ông Thuần Đà. Đây là cách nhìn của riêng tôi.
Xem bề ngoài ông Thuần Đà như đang biện luận với đức Phật, mà thật ra thì không phải là biện luận. Bởi ông Thuần Đà có tâm lượng rất nhỏ, ông không rõ được đạo lý Phật thuyết giảng, nên mới nói: “Đúng nghĩa thì không phải vậy.”
Ông nghĩ rằng những đạo lý mà Phật nói là không đúng. Tại sao? Bởi người nhận sự cúng dường trước tiên thì vẫn còn có phiền não, cũng không đắc được Nhất Thiết Chủng Trí, cũng chưa có thể khiến cho chúng sanh Bố thí một cách đầy đủ. Còn người nhận cúng dường sau rốt, so ra thì khác, vì người đó đã hết phiền não, không còn cuộc sống hiện hữu về sau và đã đạt được Nhất Thiết Chủng Trí, có khả năng khiến tất cả chúng sanh cúng dường đầy đủ đàn Ba-la-mật. Ông Thuần Đà dùng lý lẽ đó để giải thích. Nhưng sau đó đức Phật đã giảng cặn kẽ cho ông hiểu.
Cư sĩ Thuần Đà không phải cố ý bác bỏ ý kiến của Phật mà bởi vì trình độ cảnh giới của ông, gọi là: “Người ở Sơ địa không biết cảnh giới Nhị địa, người ở Thập địa không biết cảnh giới Đẳng Giác.” Và vì ông không hiểu rõ đạo lý này, cho nên ông muốn nghiên cứu, chứ không muốn nuốt chửng hết để chấp nhận đại mà không cần hỏi sự giải bày, đó là điều dĩ nhiên. Khi nghiên cứu kinh điển, chúng ta cũng nên có tinh thần như thế, là hiểu một cách triệt để. Đừng nên làm qua loa cho xong chuyện và nghĩ rằng mình hiểu tàm tạm là được rồi. Ai có tư tưởng như thế thì không thể chấp nhận được!
Giảng ngày 20 tháng 10 năm 1985
Lý do mà tôi bảo tất cả quý vị nên lên bục giảng kinh trước, là vì muốn huấn luyện cho quý vị có khẩu tài giảng kinh và kinh nghiệm hoằng pháp. Trong trường hợp này, quý vị nên phát huy nguồn trí tuệ vốn có của mình. Đừng tự buộc chân mình mà không chịu tiến bước, hay mới tới giữa đường liền vạch mức tự giới hạn, không chịu tiến thêm lên.
Quý vị nên hiểu rằng, đây là cơ hội rất khó gặp, bởi vậy chớ có bỏ qua quyền lợi của mình. Bây giờ chính là thời kỳ học tập, nếu quý vị bỏ lỡ cơ hội tốt này thì sau có hối tiếc cũng đã muộn rồi!
Có hai câu rất tương tự với nhau trong đoạn kinh văn: “Nhất giả thọ dĩ đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, Nhị giả thọ dĩ nhập ư Niết Bàn.” Cho nên có người nêu câu hỏi rằng: “Không biết ai là người Thọ và ai là kẻ Đắc? Người nhận cúng dường đắc, hay người bố thí cúng dường đắc?”
Khá lắm, Quý vị mà có nghi vấn đối với câu kinh này, tức quý vị có thể hiểu được đấy. Nên hiểu rõ chữ “Dĩ” này, là bao gồm kẻ bố thí và người thọ nhận đều được lợi ích cả. Nếu như chỉ có một bên được lợi ích tức là không hợp lý. Nói cách khác, chẳng những người thọ nhận được lợi ích, mà kẻ bố thí cũng đặng lợi ích luôn.
Ông Thuần Đà cúng dường và Đức Phật đương nhiên là người nhận. Có người trong lòng nghĩ rằng: “Chắc là Phật bị đói nên mới tiếp nhận sự cúng dường của ông Thuần Đà.” Có thể nói như thế, nhưng người bị đói tệ hại nhất vẫn là ông Thuần Đà. Tại sao lại nói thế? Bởi Thuần Đà là một công nhân thuộc giai cấp lao động, nhưng ông lại chịu đem tất cả lương thực của mình để cúng dường Phật, gọi là “Xả kỷ vị nhân,” xả mình vì người. Chúng ta có thể suy ra để biết rằng, ông Thuần Đà đã không còn lương thực để ăn. Thế thì chẳng lẽ ông ta bị đói hay sao? Không phải đâu. Vì ông ta đã nhận được Pháp Thực, cho nên nói là: “Thiền duyệt vi thực, pháp hỷ sung mãn.”
Ông Thuần Đà tuy là dân lao động, nhưng ông có tín tâm, kiên tâm, hằng tâm và tấm lòng thành; trong tâm ông không có chút gì là dối trá. Ông cũng không có ý đồ gì, chỉ ước nguyện là Phật sẽ từ bi vạch ra cái căn gốc nghèo cùng của ông và hy vọng Phật sẽ giáng xuống trận mưa Pháp, ngõ hầu tưới nhuần pháp thân khô cằn của ông. Phật biết, Phật thấy tất cả, bởi vậy Ngài mới tiếp nhận sự cúng dường cuối cùng của ông Thuần Đà. Đây là cách nhìn của riêng tôi.
Xem bề ngoài ông Thuần Đà như đang biện luận với đức Phật, mà thật ra thì không phải là biện luận. Bởi ông Thuần Đà có tâm lượng rất nhỏ, ông không rõ được đạo lý Phật thuyết giảng, nên mới nói: “Đúng nghĩa thì không phải vậy.”
Ông nghĩ rằng những đạo lý mà Phật nói là không đúng. Tại sao? Bởi người nhận sự cúng dường trước tiên thì vẫn còn có phiền não, cũng không đắc được Nhất Thiết Chủng Trí, cũng chưa có thể khiến cho chúng sanh Bố thí một cách đầy đủ. Còn người nhận cúng dường sau rốt, so ra thì khác, vì người đó đã hết phiền não, không còn cuộc sống hiện hữu về sau và đã đạt được Nhất Thiết Chủng Trí, có khả năng khiến tất cả chúng sanh cúng dường đầy đủ đàn Ba-la-mật. Ông Thuần Đà dùng lý lẽ đó để giải thích. Nhưng sau đó đức Phật đã giảng cặn kẽ cho ông hiểu.
Cư sĩ Thuần Đà không phải cố ý bác bỏ ý kiến của Phật mà bởi vì trình độ cảnh giới của ông, gọi là: “Người ở Sơ địa không biết cảnh giới Nhị địa, người ở Thập địa không biết cảnh giới Đẳng Giác.” Và vì ông không hiểu rõ đạo lý này, cho nên ông muốn nghiên cứu, chứ không muốn nuốt chửng hết để chấp nhận đại mà không cần hỏi sự giải bày, đó là điều dĩ nhiên. Khi nghiên cứu kinh điển, chúng ta cũng nên có tinh thần như thế, là hiểu một cách triệt để. Đừng nên làm qua loa cho xong chuyện và nghĩ rằng mình hiểu tàm tạm là được rồi. Ai có tư tưởng như thế thì không thể chấp nhận được!
Giảng ngày 20 tháng 10 năm 1985
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.