Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa

Chương 181: Nắm Chắc Thời Gian – Đừng Bỏ Lỡ

HT. Tuyên Hóa

28/08/2021

Hiện nay chúng ta đang sống trong thời kỳ Mạt Pháp. Sao gọi là Mạt Pháp? Bởi hầu như không có người chân thật tu hành. Ai nấy đều lười biếng, thích cầu an thân và chỉ lo dụng công cho danh lợi. Nhân đó mà Phật Pháp có danh chứ không có thực chất. Hiện nay mọi người đang dự Thiền thất, Phật thất, tức là chúng ta muốn đến chỗ chân thật để tu trì Phật Pháp, hầu cải chánh sửa đổi các phong tục suy đồi của thời đại Mạt Pháp, khiến cho Mạt Pháp trở thành Chánh Pháp.

“Phật Pháp” tức tất cả các pháp trên thế gian đều là Phật Pháp, chỉ cần quý vị biết cách dùng nó hay không. Nhưng con người thì làm những việc trái ngược với đạo chánh pháp, lại chuyên môn đi vào đường tà pháp. Tu đạo là cần phải làm việc một cách chân thật, vậy mà hiện nay chúng ta làm gì cũng đều đeo mang bộ mặt nạ. Chúng ta chưa có thể cung hành thực tiễn, chưa có nghiêm chỉnh tu hành, thành thử làm hại người và hại cả chính mình. Chúng ta hiện đang dụng công tu, cũng giống như là đang mài giũa một khối ngọc thạch, gọi là:

“Như thiết như tha, như trác như ma”

Nghĩa là mài gọt trau chuốt cho nó sang ngời, khiến nó thành đồ vật hữu dụng.

Mỗi người chúng ta đều có thể thành Phật, nhưng thành Phật hay không là cần phải xem chúng ta có thật tâm chịu khó dụng công hay không. Ai chịu nghiêm chỉnh tu hành tức sẽ thành Phật, còn như không chịu khó thì sẽ không thành Phật được. Cho nên, ông tu thì ông được, bà tu thì bà được, còn không tu tức sẽ không được. Bảy ngày thiền thất này cũng sắp chấm dứt rồi, nhưng khóa thiền thất thứ hai lại sẽ bắt đầu.

Chúng ta nên biết quý tiếc thời gian, đừng để nó trôi qua một cách luống không. Một khi nó đã qua rồi, có muốn tìm trở lại cũng không phải là chuyện dễ đâu.

Giảng ngày 31 tháng 12 năm 1983



THAM THIỀN – DỄ HAY KHÓ?

“Nan! Nan! Nan! Thập đảm chi ma thọ thượng thán” tức là Khó! Khó! Khó! Như rải mười gánh hột mè lên trên cây. Đó là câu nói của ông Bàng Công Uẩn. Ông cảm thấy việc dụng công tham thiền không phải là chuyện dễ dàng, vì không đau lưng thì đau chân, hoặc bị biết bao thứ bệnh tật quấy nhiễu. Cho nên quý vị không dễ gì được nhất như, hoặc giả khó khăn lắm mới đạt được một chút tiến bộ. Nhưng nếu ngày nào quý vị hơi buông thả, thế thì bao công lao từ trước của mình xem như vứt bỏ hết. Bởi vậy ông mới nói: “Khó! Khó! Khó! Như rải mười gánh hột mè lên cây.” Vậy khó đến mức độ nào? Là như rải mười gánh hột mè lên cây. Số lượng mười gánh hột mè đâu phải là ít, lại đem chúng rải lên cây mà không để rơi một hạt nào là việc không dễ làm.

Có người bà con của ông nghe vậy, bèn nói: “Nếu quá khó như vậy, thế chẳng có cách nào để tu hành sao?”

Nhưng bà Bàng lại bảo: “Dị! Dị! Dị! Bá thảo đầu thượng Tây lai ý.” Dễ! Dễ! Dễ! Như tren trăm đầu ngọn cỏ đều mang ý từ phương Tây.” Rất dễ, tất cả các núi sông, đất đai, hoa cỏ thảo mộc, đều là đại ý đến từ Tây Trúc của Tổ Sư. Cho nên rất dễ, không có gì là khó khăn.

Lúc bấy giờ, có người hỏi người con cảm thấy thế nào về sự dụng công tu hành? Cô gái họ Bàng thưa: “Cũng không khó, cũng không dễ, đói thì ăn, buồn ngủ thì ngủ.” Ba người này tuy nói không giống nhau, nhưng đạo lý căn bản đồng như nhau, tức là đừng nên nhiễm ô, và chúng ta hãy cố gắng luyện công tu hành cho tốt, vậy mới đúng.

Ông Bàng, Bà Bàng, và cô Bàng cùng là người trong một gia đình, nhưng chỗ thấy biết của mỗi người lại không giống nhau. Hiện nay, mọi người tuy từ các phương đến đây để dự khóa thiền thất, nhưng mỗi người cũng có ý kiến riêng của mình. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên ít nói một chút và mau lo dụng công tu hành mới phải.

Giảng ngày 1 tháng 1 năm 1984

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
truyện ngôn tình

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

ngôn tình sắc

Nhận xét của độc giả về truyện Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook