Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chương 122: Q5 - Thông Suốt Mọi Pháp-Niệm Quán Âm
HT. Tuyên Hóa
25/08/2021
Kệ Khai Kinh
Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu,
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu,
Con nay nghe thấy chuyên trì tụng,
Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.
Thông Suốt Mọi Pháp-Niệm Quán Âm
Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng ta cứ sanh ra rồi chết đi, chết đi rồi lại sanh ra. Trải qua quãng thời gian dài có tới trăm ngàn vạn kiếp, chúng ta vẫn chưa từng gặp được Pháp-hội Quán-Âm. Chính vì thế nên các thói hư tật xấu của chúng ta chẳng giảm bớt một mảy may, trong khi vô minh, phiền não thì lại mỗi ngày một gia tăng! Nay được gặp Pháp-hội Quán Thế Âm Bồ-tát, có thể nói rằng nhờ những thiện căn chúng ta gieo trồng trong vô lượng kiếp về trước đã chín muồi cho nên chúng ta mới được tham gia một Pháp-hội vi diệu và bất khả tư nghị như thế này. Nếu không có thiện căn, không có đức hạnh, thì chẳng thể có được cơ hội tham gia Quán-Âm Thất. Do đó, quý vị phải biết quý bảy ngày quý báu này mà đừng khởi vọng tưởng, đừng phí thời giờ. Nếu quý vị cứ khởi vọng tưởng, thì có tham gia Pháp-hội cũng như không, bởi vì quý vị sẽ không đạt được một sự lợi ích nào cả!
Mặc dù Pháp-hội này chỉ mới bắt đầu được hai hôm nay, tôi biết rằng có người đã thấy Bồ-tát, hào quang, hoặc những cảnh giới bất khả tư nghị hiện ra; và cũng có người sắp được mở Ngũ nhãn nữa. Do đó, những người chưa đạt được sự lợi ích phải biết hổ thẹn, và chớ cho rằng bản thân mình không đạt được sự lợi ích thì người khác cũng giống như thế-không phải vậy đâu!
Có thể nói rằng Chùa Kim Sơn là nơi "đãi cát tìm vàng"-những ai muốn tu hành thật sự thì không thể rời khỏi Chùa Kim Sơn bởi vì tìm được một nơi để chân chánh tu hành thì không phải dễ. Những người ở Chùa Kim Sơn đều là những hành-giả có Ðạotâm, dù lâm vào hoàn cảnh hết sức gian khổ, khó khăn, họ vẫn tinh tấn dụng công tu hành.
Pháp-môn tu Ðạo thì có tới tám vạn bốn ngàn thứ và thứ nào quý vị cũng nên hiểu biết đôi chút, chứ đừng chỉ biết độc nhất có mỗi một thứ mà thôi. Nếu về pháp-môn nào quý vị cũng có được chút ít khái niệm thì dần dần quý vị sẽ hiểu được mọi các pháp-môn. Nếu chỉ hiểu một pháp-môn thì khó mà thể hội được cảnh giới "thâm sâu như biển cả" của Phật Pháp; và như thế, quý vị cũng chẳng khác gì "kẻ khờ nhìn trời qua ống tre," cứ đinh ninh rằng bầu trời chỉ lớn bằng miệng ống tre mà thôi! Nếu không dùng ống tre để nhìn thì quý vị sẽ thấy bầu trời rộng lớn vô cùng. Do đó, quý vị học Phật Pháp thì chớ nên chỉ biết về một pháp-môn duy nhất, mà cần phải thông suốt mọi pháp, hiểu rõ mọi pháp.
Hiện tại chúng ta niệm danh hiệu Quán-Âm Bồ-tát, đó chính là một phần của Phật Pháp vậy. Nếu quý vị chưa từng tu tập phápmôn này thì nhất định phải đến tham gia thử một phen; đừng nên chưa thử mà đã không chịu tu! Nếu có thể tham gia trọn vẹn bảy ngày niệm danh hiệu Quán-Âm Bồ-tát này, thì chắc chắn quý vị sẽ thâu hoạch được nhiều điều lợi ích cho cả thân lẫn tâm. Do đó, quý vị chớ nên để lỡ dịp may, đừng bỏ qua cơ hội hiếm có trước mắt!
Bậc Bồ-tát thì tu Lục độ Vạn hạnh. Lục độ chính là:
1) Bố thí. Bố thí tức là tự chúng ta bố thí cho người khác, chứ không phải là muốn người ta bố thí cho mình.
2) Nhẫn nhục. Qua khóa Quán-Âm Thất này quý vị có thể biết được mình có khả năng nhẫn chịu hay không. Người có khả năng nhẫn chịu tất sẽ hoàn tất khóa Quán-Âm Thất này một cách mỹ mãn. Người không có khả năng nhẫn chịu thì suốt ngày chỉ toàn là khởi vọng tưởng, như: "Lát nữa mình phải đến nhà hàng nọ ăn một bữa cho thật no nê mới được," hoặc là: "Mình cứ ở đây niệm danh hiệu Quán-Thế-Âm Bồ-tát thì có lợi gì đâu? Thật là vô ích! Thôi, mau mau đi về cho rồi!"
Không có khả năng nhẫn nhịn, chịu đựng, thì không thể tu Ðạo! Quý vị muốn tu phép ngồi Thiền, phép niệm danh hiệu Phật hoặc niệm danh hiệu Quán-Thế-Âm Bồ-tát đều được cả-bởi các pháp môn ấy là như nhau, hoàn toàn không có gì khác biệt. Bất luận tu theo pháp môn nào, chỉ cần có lòng nhẫn nại thì quý vị sẽ có được sự thành tựu. Nếu không có lòng nhẫn nại thì pháp môn nào quý vị cũng chẳng thể tu tập được! Người thiếu lòng nhẫn nại thì luôn luôn cảm thấy thế này là không đúng, thế kia là không phải, việc gì cũng không vừa ý; như vậy thì còn tu gì được nữa chứ?
Ðạo vốn không có ngã-kiến, không có sự chấp trước về cái "ngã"; do đó, người nào có chấp trước thì vĩnh viễn chẳng thể nào tu Ðạo được! Có người nói: "Tôi muốn tham Thiền!" Quý vị muốn tham Thiền ư? Thế thì quý vị càng cần phải có lòng nhẫn nhục hơn nữa!
3) Trì giới. Trì giới tức là: "Chư ác mạc tác, Chúng thiện phụng hành." (Không làm điều ác, Chỉ làm việc lành.)
4) Tinh tấn. Tinh tấn có nghĩa là siêng năng, không lười biếng, giải đãi.
5) Thiền-định. Hiện tại chúng ta niệm danh hiệu Quán-Thế-Âm Bồ-tát là cầu nguyện Ðức Quán-Thế-Âm Bồ-tát giúp chúng ta có được Thiền-định.
6) Trí huệ. Một khi đã có Thiền-định, thì trí huệ sẽ nảy sanh. Do đó, sáu công hạnh này đều có quan hệ liên đới với nhau.
Có người nói: "Tôi thích chuyên về tu Thiền-định." Vậy bây giờ tôi sẽ nói cho quý vị biết về cách tu Thiền-định. Một khi đã đặt chân vào Thiền-đường thì bất luận thế nào, quý vị cũng không được rời khỏi Thiền-đường nửa bước! Có người thắc mắc: "Nếu bị bệnh thì phải làm sao?" Bị bệnh thì cứ việc bệnh thôi! Có bệnh cũng vẫn phải tham Thiền như thường!
"Thế rủi chết thì làm sao?" Chết rồi thì xác cũng không được mang ra khỏi Thiền-đường! Nếu có Thiền-sinh bị chết, thi hài của y sẽ được nhét vào dưới một bục ngồi còn trống, và dù có sình thối cũng vẫn phải để ở đó chứ không được đem ra ngoài. Người chết cũng không được rời Thiền-đường!
Có người nói: "Như thế thì có khác gì bị cầm tù đâu?" Quý vị tưởng rằng hiện tại quý vị không phải ở tù sao? Mọi người đều đang bị giam hãm trong nhà tù của chính họ, chẳng qua là họ không tự ý thức được điều đó mà thôi! Tự-tánh của quý vị muốn thoát ra mà ra không được, muốn trở về cũng không về được. Hễ đi ra rồi thì không về lại được, mà hễ về rồi thì lại không thể thoát ra được nữa-như thế mà gọi là "tự do" sao? Thân thể của mỗi người chính là một cái nhà tù; song, quý vị chưa hiểu được điều ấy!
Trong khóa Thiền-thất, một khi đã vào Thiền-đường rồi thì không được bước chân ra khỏi cửa Thiền-đựờng nữa. Người nào đi ra thì sẽ bị ăn đòn-cây hương-bản sẽ vun vút trên đầu, trên lưng. Ðó là trong khóa Thiền-thất. Trong khóa Quán-Âm Thất cũng thếkhông ai được phép rời Phật-điện! Người nào bất tuân thì sẽ bị ăn đòn, bởi vì, ai bảo quý vị đến đây làm gì!?
Có người nói: "Tôi đọc được thông báo nên mới đến tham gia." Thế nhưng trong bản thông báo không nói rằng hễ đến đây rồi là có thể tự ý bỏ đi kia mà! Muốn đi thì cũng được, tuy nhiên quý vị phải thanh toán chi phí ăn uống của mọi người rồi mới được đi; bằng không, quý vị không thể đi được. Tại sao vậy? Bởi vì nếu quý vị bỏ đi, những người khác thấy thế cũng bắt chước quý vị mà bỏ đi. Quý vị bỏ đi, người nọ bỏ đi, người kia cũng bỏ đi, rồi mọi người đều bỏ đi hết-như thế là quý vị "phá hoại đạo-tràng." Do đó, để khỏi mang tội "phá hoại đạo-tràng," quý vị phải trả tiền ăn của mọi người. Nếu quý vị trả không nổi thì tốt nhất là đừng bỏ đi!
Quý vị đều có thiện duyên với nhau nên mới cùng đến Chùa Kim-
Sơn. Nếu không có thiện duyên thì không cách gì đặt chân tới ngưỡng cửa Chùa Kim-Sơn được. Ðã có thiện duyên thì mọi người chớ ngần ngại mà không kết bạn với nhau trong Pháp-hội Quán-Âm này. Quý vị hãy nâng đỡ lẫn nhau và cùng nhau tiến tới phía trước. Tới đâu? Tới nơi mà thâm tâm mọi người muốn tới.
Mỗi chúng ta đều nên giúp đỡ người khác. Vì sao tôi nói như thế? Vì tôi e rằng quý vị sẽ bị lầm đường lạc lối!
(Quán-Âm Thất, ngày 15 tháng 3 năm 1976)
Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu,
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu,
Con nay nghe thấy chuyên trì tụng,
Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.
Thông Suốt Mọi Pháp-Niệm Quán Âm
Từ vô lượng kiếp đến nay, chúng ta cứ sanh ra rồi chết đi, chết đi rồi lại sanh ra. Trải qua quãng thời gian dài có tới trăm ngàn vạn kiếp, chúng ta vẫn chưa từng gặp được Pháp-hội Quán-Âm. Chính vì thế nên các thói hư tật xấu của chúng ta chẳng giảm bớt một mảy may, trong khi vô minh, phiền não thì lại mỗi ngày một gia tăng! Nay được gặp Pháp-hội Quán Thế Âm Bồ-tát, có thể nói rằng nhờ những thiện căn chúng ta gieo trồng trong vô lượng kiếp về trước đã chín muồi cho nên chúng ta mới được tham gia một Pháp-hội vi diệu và bất khả tư nghị như thế này. Nếu không có thiện căn, không có đức hạnh, thì chẳng thể có được cơ hội tham gia Quán-Âm Thất. Do đó, quý vị phải biết quý bảy ngày quý báu này mà đừng khởi vọng tưởng, đừng phí thời giờ. Nếu quý vị cứ khởi vọng tưởng, thì có tham gia Pháp-hội cũng như không, bởi vì quý vị sẽ không đạt được một sự lợi ích nào cả!
Mặc dù Pháp-hội này chỉ mới bắt đầu được hai hôm nay, tôi biết rằng có người đã thấy Bồ-tát, hào quang, hoặc những cảnh giới bất khả tư nghị hiện ra; và cũng có người sắp được mở Ngũ nhãn nữa. Do đó, những người chưa đạt được sự lợi ích phải biết hổ thẹn, và chớ cho rằng bản thân mình không đạt được sự lợi ích thì người khác cũng giống như thế-không phải vậy đâu!
Có thể nói rằng Chùa Kim Sơn là nơi "đãi cát tìm vàng"-những ai muốn tu hành thật sự thì không thể rời khỏi Chùa Kim Sơn bởi vì tìm được một nơi để chân chánh tu hành thì không phải dễ. Những người ở Chùa Kim Sơn đều là những hành-giả có Ðạotâm, dù lâm vào hoàn cảnh hết sức gian khổ, khó khăn, họ vẫn tinh tấn dụng công tu hành.
Pháp-môn tu Ðạo thì có tới tám vạn bốn ngàn thứ và thứ nào quý vị cũng nên hiểu biết đôi chút, chứ đừng chỉ biết độc nhất có mỗi một thứ mà thôi. Nếu về pháp-môn nào quý vị cũng có được chút ít khái niệm thì dần dần quý vị sẽ hiểu được mọi các pháp-môn. Nếu chỉ hiểu một pháp-môn thì khó mà thể hội được cảnh giới "thâm sâu như biển cả" của Phật Pháp; và như thế, quý vị cũng chẳng khác gì "kẻ khờ nhìn trời qua ống tre," cứ đinh ninh rằng bầu trời chỉ lớn bằng miệng ống tre mà thôi! Nếu không dùng ống tre để nhìn thì quý vị sẽ thấy bầu trời rộng lớn vô cùng. Do đó, quý vị học Phật Pháp thì chớ nên chỉ biết về một pháp-môn duy nhất, mà cần phải thông suốt mọi pháp, hiểu rõ mọi pháp.
Hiện tại chúng ta niệm danh hiệu Quán-Âm Bồ-tát, đó chính là một phần của Phật Pháp vậy. Nếu quý vị chưa từng tu tập phápmôn này thì nhất định phải đến tham gia thử một phen; đừng nên chưa thử mà đã không chịu tu! Nếu có thể tham gia trọn vẹn bảy ngày niệm danh hiệu Quán-Âm Bồ-tát này, thì chắc chắn quý vị sẽ thâu hoạch được nhiều điều lợi ích cho cả thân lẫn tâm. Do đó, quý vị chớ nên để lỡ dịp may, đừng bỏ qua cơ hội hiếm có trước mắt!
Bậc Bồ-tát thì tu Lục độ Vạn hạnh. Lục độ chính là:
1) Bố thí. Bố thí tức là tự chúng ta bố thí cho người khác, chứ không phải là muốn người ta bố thí cho mình.
2) Nhẫn nhục. Qua khóa Quán-Âm Thất này quý vị có thể biết được mình có khả năng nhẫn chịu hay không. Người có khả năng nhẫn chịu tất sẽ hoàn tất khóa Quán-Âm Thất này một cách mỹ mãn. Người không có khả năng nhẫn chịu thì suốt ngày chỉ toàn là khởi vọng tưởng, như: "Lát nữa mình phải đến nhà hàng nọ ăn một bữa cho thật no nê mới được," hoặc là: "Mình cứ ở đây niệm danh hiệu Quán-Thế-Âm Bồ-tát thì có lợi gì đâu? Thật là vô ích! Thôi, mau mau đi về cho rồi!"
Không có khả năng nhẫn nhịn, chịu đựng, thì không thể tu Ðạo! Quý vị muốn tu phép ngồi Thiền, phép niệm danh hiệu Phật hoặc niệm danh hiệu Quán-Thế-Âm Bồ-tát đều được cả-bởi các pháp môn ấy là như nhau, hoàn toàn không có gì khác biệt. Bất luận tu theo pháp môn nào, chỉ cần có lòng nhẫn nại thì quý vị sẽ có được sự thành tựu. Nếu không có lòng nhẫn nại thì pháp môn nào quý vị cũng chẳng thể tu tập được! Người thiếu lòng nhẫn nại thì luôn luôn cảm thấy thế này là không đúng, thế kia là không phải, việc gì cũng không vừa ý; như vậy thì còn tu gì được nữa chứ?
Ðạo vốn không có ngã-kiến, không có sự chấp trước về cái "ngã"; do đó, người nào có chấp trước thì vĩnh viễn chẳng thể nào tu Ðạo được! Có người nói: "Tôi muốn tham Thiền!" Quý vị muốn tham Thiền ư? Thế thì quý vị càng cần phải có lòng nhẫn nhục hơn nữa!
3) Trì giới. Trì giới tức là: "Chư ác mạc tác, Chúng thiện phụng hành." (Không làm điều ác, Chỉ làm việc lành.)
4) Tinh tấn. Tinh tấn có nghĩa là siêng năng, không lười biếng, giải đãi.
5) Thiền-định. Hiện tại chúng ta niệm danh hiệu Quán-Thế-Âm Bồ-tát là cầu nguyện Ðức Quán-Thế-Âm Bồ-tát giúp chúng ta có được Thiền-định.
6) Trí huệ. Một khi đã có Thiền-định, thì trí huệ sẽ nảy sanh. Do đó, sáu công hạnh này đều có quan hệ liên đới với nhau.
Có người nói: "Tôi thích chuyên về tu Thiền-định." Vậy bây giờ tôi sẽ nói cho quý vị biết về cách tu Thiền-định. Một khi đã đặt chân vào Thiền-đường thì bất luận thế nào, quý vị cũng không được rời khỏi Thiền-đường nửa bước! Có người thắc mắc: "Nếu bị bệnh thì phải làm sao?" Bị bệnh thì cứ việc bệnh thôi! Có bệnh cũng vẫn phải tham Thiền như thường!
"Thế rủi chết thì làm sao?" Chết rồi thì xác cũng không được mang ra khỏi Thiền-đường! Nếu có Thiền-sinh bị chết, thi hài của y sẽ được nhét vào dưới một bục ngồi còn trống, và dù có sình thối cũng vẫn phải để ở đó chứ không được đem ra ngoài. Người chết cũng không được rời Thiền-đường!
Có người nói: "Như thế thì có khác gì bị cầm tù đâu?" Quý vị tưởng rằng hiện tại quý vị không phải ở tù sao? Mọi người đều đang bị giam hãm trong nhà tù của chính họ, chẳng qua là họ không tự ý thức được điều đó mà thôi! Tự-tánh của quý vị muốn thoát ra mà ra không được, muốn trở về cũng không về được. Hễ đi ra rồi thì không về lại được, mà hễ về rồi thì lại không thể thoát ra được nữa-như thế mà gọi là "tự do" sao? Thân thể của mỗi người chính là một cái nhà tù; song, quý vị chưa hiểu được điều ấy!
Trong khóa Thiền-thất, một khi đã vào Thiền-đường rồi thì không được bước chân ra khỏi cửa Thiền-đựờng nữa. Người nào đi ra thì sẽ bị ăn đòn-cây hương-bản sẽ vun vút trên đầu, trên lưng. Ðó là trong khóa Thiền-thất. Trong khóa Quán-Âm Thất cũng thếkhông ai được phép rời Phật-điện! Người nào bất tuân thì sẽ bị ăn đòn, bởi vì, ai bảo quý vị đến đây làm gì!?
Có người nói: "Tôi đọc được thông báo nên mới đến tham gia." Thế nhưng trong bản thông báo không nói rằng hễ đến đây rồi là có thể tự ý bỏ đi kia mà! Muốn đi thì cũng được, tuy nhiên quý vị phải thanh toán chi phí ăn uống của mọi người rồi mới được đi; bằng không, quý vị không thể đi được. Tại sao vậy? Bởi vì nếu quý vị bỏ đi, những người khác thấy thế cũng bắt chước quý vị mà bỏ đi. Quý vị bỏ đi, người nọ bỏ đi, người kia cũng bỏ đi, rồi mọi người đều bỏ đi hết-như thế là quý vị "phá hoại đạo-tràng." Do đó, để khỏi mang tội "phá hoại đạo-tràng," quý vị phải trả tiền ăn của mọi người. Nếu quý vị trả không nổi thì tốt nhất là đừng bỏ đi!
Quý vị đều có thiện duyên với nhau nên mới cùng đến Chùa Kim-
Sơn. Nếu không có thiện duyên thì không cách gì đặt chân tới ngưỡng cửa Chùa Kim-Sơn được. Ðã có thiện duyên thì mọi người chớ ngần ngại mà không kết bạn với nhau trong Pháp-hội Quán-Âm này. Quý vị hãy nâng đỡ lẫn nhau và cùng nhau tiến tới phía trước. Tới đâu? Tới nơi mà thâm tâm mọi người muốn tới.
Mỗi chúng ta đều nên giúp đỡ người khác. Vì sao tôi nói như thế? Vì tôi e rằng quý vị sẽ bị lầm đường lạc lối!
(Quán-Âm Thất, ngày 15 tháng 3 năm 1976)
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.