Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chương 125: Quy Củ Thiền Thất
HT. Tuyên Hóa
25/08/2021
Năm 1959, Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới (Dharma Realm
Buddhist Association) được thành lập. Tiền thân của Hội là Tổng Hội Phật Giáo Trung Mỹ. Từ ngày thành lập đến nay, mỗi năm Hội đều tổ chức nhiều khóa Phật-thất và Thiền-thất; song, những Thất ấy đều được tiến hành trong im lặng nên rất ít người biết là tại Chùa Kim Sơn có đả Phật-thất hay Thiền-thất. Ðó cũng vì chúng ta không quảng cáo tuyên truyền, cũng không phan duyên, mà chỉ chân thật tu hành thôi. Nếu ai biết có đả Thiền-thất, muốn tới tham gia, thì vẫn được hoan nghênh. Song chúng ta tuyệt đối không cầu cạnh hay kêu gọi người khác giúp đỡ, nói rằng: "Chùa Kim Sơn đang đả Thất, có mấy vị ?vô-tâm đạo nhân? tu ở đó đấy. Quý vị hãy tới đó cúng dường thì công đức sẽ nhiều vô lượng." Từ xưa tới nay chúng ta không hề rêu rao, tự quảng cáo như thế!
Ở Trung Quốc, mỗi khi có Thiền-thất, tiền cúng dường của thí chủ có thể đủ để trang trải chi phí cho cả năm; đôi lúc còn dư là đằng khác. Lúc đả Thất, rất nhiều vị cư-sĩ phát tâm cúng dường để kết thiện duyên và cung cấp cho chùa nhiều phẩm vật như gạo, mì, dầu, tương, thực phẩm khô, v.v...
Tại Mỹ, Phật-giáo đang còn phôi thai nên phải chuyển hóa những sai lầm của quá khứ để hướng tới chỗ hoàn mỹ. Có câu: "Bắt đầu tốt đẹp, tức là đã thành công được một nửa." Chúng ta không dùng thủ đoạn để được cúng dường. Nếu chúng ta dùng những thủ đoạn và phương pháp như ở Trung Quốc, có lẽ chúng ta đã thành công hơn!
Vì sao chúng ta không cầu xin cúng dường? Bởi vì chúng ta trước hết cần phải thành thật tu hành và thuận theo sự sắp đặt của chư Phật, Bồ-tát. Chư Phật, Bồ-tát, Thiên-long Bát-bộ, Hộ Pháp Thiện-thần thấy chúng ta dụng công tu Ðạo, tự nhiên sẽ khiến cho có cảm ứng. Nếu chúng ta không chân thật tu hành, thì dù có người đến cúng dường, chúng ta cũng phải vô cùng hổ thẹn; vì:
Tam tâm bất liễu thủy nan tiêu, Ngũ Quán nhược minh kim diệu hóa.
(Ba tâm chưa dứt, nước khó tiêu.
Năm Quán nếu rõ, vàng cũng hóa.)
Nếu chúng ta chưa đoạn ba tâm (tâm quá khứ, tâm hiện tại và tâm vị lai), thì dù thí chủ cúng dường một ly nước chúng ta uống cũng không tiêu hóa được. Nhưng nếu chúng ta hiểu rõ đạo lý của năm điều quán tưởng thì dù ăn vàng ăn sắt cũng tiêu hóa dễ dàng. Thế nào là Năm Quán?
1. Hãy xét công lao nhiều ít đã tạo ra bát cơm này.
2. Hãy suy nghĩ xem đức hạnh của mình hoàn hảo hay khiếm khuyết mà nhận đồ cúng dường.
3. Hãy ngăn ngừa tâm mình, khiến xa lìa lỗi lầm, mà tham sân si là gốc.
4. Hãy coi thức ăn là vị thuốc, dùng nó để trị thân khô gầy.
5. Vì để tu thành Ðạo-nghiệp, do đó mình mới thọ thực.
Ðêm nay là bắt đầu Thiền-thất. Thiền-thất ở Chùa Kim Sơn chúng ta và Thiền-thất ở các tùng lâm bên Trung Quốc khác nhau lắm. Họ đả Thiền-thất thì cũng chính là đả "thực thất," bởi vì đêm nào họ cũng ăn bánh bao! Ngay cả Chùa Kim Sơn ở Trấn-giang và Chùa Cao Mân ở Dương-châu cũng không ra ngoài lệ ấy. Rất nhiều Thiền-sinh chuyên môn tới những chùa có ăn bánh bao tối để dự Thiền-thất. Chỗ nào có bánh bao ngon là họ tới tham gia. Họ không chọn lựa phẩm chất của khóa Thiền mà chỉ chọn bánh bao to hay nhỏ, ngon hay dở. Do đó, một số chùa nổi tiếng là do có bánh bao to, ngon, thơm tho. Tôi nói vậy chẳng có ý hủy báng kẻ xuất gia không chịu buông bỏ chuyện ăn uống, mà chính vì thực tế có chuyện như vậy.
Chùa Kim Sơn ở đây không có tục lệ ăn bánh bao, dù là một miếng nhỏ ăn lót dạ cũng không có.
Ở Trung Quốc, trong khóa Thiền có rất nhiều cư sĩ đến cúng dường Thiền-sinh. Sau một giờ ngồi Thiền là có cư sĩ tới cúng dường bốn trái long nhãn. Sau giờ Thiền kế tiếp lại có kẻ khác tới cúng dường hai cái kẹo đậu phụng, hoặc miếng bánh. Nói tóm lại, cứ sau mỗi giờ Thiền đều có người tới cúng dường, khiến những vị "vô tâm Ðạo-nhân" nẩy lòng tham lam, ăn no phình bụng, chẳng thể tịnh tọa được nữa. Ở Chùa này những việc ấy sẽ không có; vì đó là sự khác biệt.
Mỗi sáng, từ hai giờ rưỡi là bắt đầu tịnh tọa, rồi kinh hành-liên tục tới mười hai giờ khuya mới nghỉ ngơi. Phải tu khổ hạnh, khổ luyện. Phải làm chuyện chẳng ai làm đặng. Song, nếu chẳng đem hai chữ "sinh tử" treo trên lông mày, mà ngược lại, cứ cho rằng ngủ không đủ, rồi ngồi đó mà nhập "Tam-muội ngủ khì"- nếu quả như vậy thì vĩnh viễn sẽ chẳng thành tựu được.
Phải "chẳng màng cái chết, quên đi mạng sống" mà đả thất. Phải chân thật dụng công đả thất. Phải gặt hái được kết quả mình phải đạt tới thì mới có thọ dụng. Chớ nên "tùy sóng đưa đẩy," ai làm gì thì làm theo. Thấy ai ngồi, ngồi theo; thấy ai ngủ, ngủ theo-như vậy là không được, chỉ lãng phí thời giờ, chẳng có ích gì cho chính mình cả.
Xưa kia tôi từng tham gia đả Thiền-thất ở nhiều nơi. Ở đâu tôi cũng không bị vị Giám-hương (người đi tuần coi ai ngủ gục lúc ngồi Thiền thì dùng gậy đánh cho thức tỉnh) đánh cả. Vì sao? Bởi vì tôi không ngủ gật. Ban ngày ngồi ở Thiền-đường, ban đêm cũng ngồi ở Thiền-đường-cả ngày hai mươi bốn giờ đồng hồ tôi đều ngồi ở Thiền-đường, chẳng biết nghỉ ngơi là gì, ngủ ngáy là chi cả. Dù là một giây, tôi cũng chẳng lãng phí-lúc nào cũng dụng công phu mình phải dụng, lúc nào cũng đề khởi công phu của mình.
Quý vị ở đây đều là những người có thiện căn sâu dày, thông minh, có trí huệ. Quý vị phải coi việc tu hành này thật quan trọng, chớ nên làm cho có lệ. Trong kỳ Thiền-thất này, nhất định phải có kẻ khai ngộ. Nếu không có ai khai ngộ thì sau khi Thiền-thất kết thúc, quý vị mỗi người phải chịu đòn một trăm gậy! Quý vị cảm thấy có thể chịu nổi một trăm gậy thì chẳng cần khai ngộ; nếu không chịu nổi thì phải ráng khai ngộ! Nếu ai sợ bị ăn đòn, thì bây giờ, lúc chưa bắt đầu Thiền-thất, có thể thối lui! Một khi đã tham gia thì phải tham gia từ đầu tới cuối, không được thối lui nửa đường. Theo quy ước của Thiền-đường, quý vị đã cáo biệt việc sống chết rồi-nếu có ai chết thì chỉ có cách vất xác xuống dưới Thiền-sàng, không được phép khiêng ra ngoài. Huống hồ là không có ai chết, thì mình không được nửa đường rút lui.
Ngay đây quý vị phải vạch ra ranh giới giữa sống và chết. Nếu không sống tức là chết, nếu không chết tức là sống:
Xả bất liễu tử, hoán bất liễu sinh.
Xả bất liễu giả, thành bất liễu chân.
(Vất không đặng cái chết, đổi không đặng cái sống.
Bỏ không đặng cái giả, thành không đặng cái thật).
Ðó là cửa ngưỡng cửa của Chùa Kim Sơn. Do đó Thiền-thất năm nay, quý vị cần phải vô cùng nỗ lực. Bất kể ra sao đi nữa, quý vị phải nhận rõ "bản lai diện mục" của mình. Nếu không nhận thức được "bản lai diện mục," thì không ai được tính chuyện trốn khỏi cửa lớn của Chùa Kim Sơn! Nếu quý vị trốn đi, quý vị sẽ bị "ở tù"! Ðại khái đó là quy luật của Thiền-thất năm nay, hy vọng quý vị sẽ tuân theo!
(Giảng ngày 6 tháng giêng, năm 1974 tại Chùa Kim Sơn, San Francisco)
Buddhist Association) được thành lập. Tiền thân của Hội là Tổng Hội Phật Giáo Trung Mỹ. Từ ngày thành lập đến nay, mỗi năm Hội đều tổ chức nhiều khóa Phật-thất và Thiền-thất; song, những Thất ấy đều được tiến hành trong im lặng nên rất ít người biết là tại Chùa Kim Sơn có đả Phật-thất hay Thiền-thất. Ðó cũng vì chúng ta không quảng cáo tuyên truyền, cũng không phan duyên, mà chỉ chân thật tu hành thôi. Nếu ai biết có đả Thiền-thất, muốn tới tham gia, thì vẫn được hoan nghênh. Song chúng ta tuyệt đối không cầu cạnh hay kêu gọi người khác giúp đỡ, nói rằng: "Chùa Kim Sơn đang đả Thất, có mấy vị ?vô-tâm đạo nhân? tu ở đó đấy. Quý vị hãy tới đó cúng dường thì công đức sẽ nhiều vô lượng." Từ xưa tới nay chúng ta không hề rêu rao, tự quảng cáo như thế!
Ở Trung Quốc, mỗi khi có Thiền-thất, tiền cúng dường của thí chủ có thể đủ để trang trải chi phí cho cả năm; đôi lúc còn dư là đằng khác. Lúc đả Thất, rất nhiều vị cư-sĩ phát tâm cúng dường để kết thiện duyên và cung cấp cho chùa nhiều phẩm vật như gạo, mì, dầu, tương, thực phẩm khô, v.v...
Tại Mỹ, Phật-giáo đang còn phôi thai nên phải chuyển hóa những sai lầm của quá khứ để hướng tới chỗ hoàn mỹ. Có câu: "Bắt đầu tốt đẹp, tức là đã thành công được một nửa." Chúng ta không dùng thủ đoạn để được cúng dường. Nếu chúng ta dùng những thủ đoạn và phương pháp như ở Trung Quốc, có lẽ chúng ta đã thành công hơn!
Vì sao chúng ta không cầu xin cúng dường? Bởi vì chúng ta trước hết cần phải thành thật tu hành và thuận theo sự sắp đặt của chư Phật, Bồ-tát. Chư Phật, Bồ-tát, Thiên-long Bát-bộ, Hộ Pháp Thiện-thần thấy chúng ta dụng công tu Ðạo, tự nhiên sẽ khiến cho có cảm ứng. Nếu chúng ta không chân thật tu hành, thì dù có người đến cúng dường, chúng ta cũng phải vô cùng hổ thẹn; vì:
Tam tâm bất liễu thủy nan tiêu, Ngũ Quán nhược minh kim diệu hóa.
(Ba tâm chưa dứt, nước khó tiêu.
Năm Quán nếu rõ, vàng cũng hóa.)
Nếu chúng ta chưa đoạn ba tâm (tâm quá khứ, tâm hiện tại và tâm vị lai), thì dù thí chủ cúng dường một ly nước chúng ta uống cũng không tiêu hóa được. Nhưng nếu chúng ta hiểu rõ đạo lý của năm điều quán tưởng thì dù ăn vàng ăn sắt cũng tiêu hóa dễ dàng. Thế nào là Năm Quán?
1. Hãy xét công lao nhiều ít đã tạo ra bát cơm này.
2. Hãy suy nghĩ xem đức hạnh của mình hoàn hảo hay khiếm khuyết mà nhận đồ cúng dường.
3. Hãy ngăn ngừa tâm mình, khiến xa lìa lỗi lầm, mà tham sân si là gốc.
4. Hãy coi thức ăn là vị thuốc, dùng nó để trị thân khô gầy.
5. Vì để tu thành Ðạo-nghiệp, do đó mình mới thọ thực.
Ðêm nay là bắt đầu Thiền-thất. Thiền-thất ở Chùa Kim Sơn chúng ta và Thiền-thất ở các tùng lâm bên Trung Quốc khác nhau lắm. Họ đả Thiền-thất thì cũng chính là đả "thực thất," bởi vì đêm nào họ cũng ăn bánh bao! Ngay cả Chùa Kim Sơn ở Trấn-giang và Chùa Cao Mân ở Dương-châu cũng không ra ngoài lệ ấy. Rất nhiều Thiền-sinh chuyên môn tới những chùa có ăn bánh bao tối để dự Thiền-thất. Chỗ nào có bánh bao ngon là họ tới tham gia. Họ không chọn lựa phẩm chất của khóa Thiền mà chỉ chọn bánh bao to hay nhỏ, ngon hay dở. Do đó, một số chùa nổi tiếng là do có bánh bao to, ngon, thơm tho. Tôi nói vậy chẳng có ý hủy báng kẻ xuất gia không chịu buông bỏ chuyện ăn uống, mà chính vì thực tế có chuyện như vậy.
Chùa Kim Sơn ở đây không có tục lệ ăn bánh bao, dù là một miếng nhỏ ăn lót dạ cũng không có.
Ở Trung Quốc, trong khóa Thiền có rất nhiều cư sĩ đến cúng dường Thiền-sinh. Sau một giờ ngồi Thiền là có cư sĩ tới cúng dường bốn trái long nhãn. Sau giờ Thiền kế tiếp lại có kẻ khác tới cúng dường hai cái kẹo đậu phụng, hoặc miếng bánh. Nói tóm lại, cứ sau mỗi giờ Thiền đều có người tới cúng dường, khiến những vị "vô tâm Ðạo-nhân" nẩy lòng tham lam, ăn no phình bụng, chẳng thể tịnh tọa được nữa. Ở Chùa này những việc ấy sẽ không có; vì đó là sự khác biệt.
Mỗi sáng, từ hai giờ rưỡi là bắt đầu tịnh tọa, rồi kinh hành-liên tục tới mười hai giờ khuya mới nghỉ ngơi. Phải tu khổ hạnh, khổ luyện. Phải làm chuyện chẳng ai làm đặng. Song, nếu chẳng đem hai chữ "sinh tử" treo trên lông mày, mà ngược lại, cứ cho rằng ngủ không đủ, rồi ngồi đó mà nhập "Tam-muội ngủ khì"- nếu quả như vậy thì vĩnh viễn sẽ chẳng thành tựu được.
Phải "chẳng màng cái chết, quên đi mạng sống" mà đả thất. Phải chân thật dụng công đả thất. Phải gặt hái được kết quả mình phải đạt tới thì mới có thọ dụng. Chớ nên "tùy sóng đưa đẩy," ai làm gì thì làm theo. Thấy ai ngồi, ngồi theo; thấy ai ngủ, ngủ theo-như vậy là không được, chỉ lãng phí thời giờ, chẳng có ích gì cho chính mình cả.
Xưa kia tôi từng tham gia đả Thiền-thất ở nhiều nơi. Ở đâu tôi cũng không bị vị Giám-hương (người đi tuần coi ai ngủ gục lúc ngồi Thiền thì dùng gậy đánh cho thức tỉnh) đánh cả. Vì sao? Bởi vì tôi không ngủ gật. Ban ngày ngồi ở Thiền-đường, ban đêm cũng ngồi ở Thiền-đường-cả ngày hai mươi bốn giờ đồng hồ tôi đều ngồi ở Thiền-đường, chẳng biết nghỉ ngơi là gì, ngủ ngáy là chi cả. Dù là một giây, tôi cũng chẳng lãng phí-lúc nào cũng dụng công phu mình phải dụng, lúc nào cũng đề khởi công phu của mình.
Quý vị ở đây đều là những người có thiện căn sâu dày, thông minh, có trí huệ. Quý vị phải coi việc tu hành này thật quan trọng, chớ nên làm cho có lệ. Trong kỳ Thiền-thất này, nhất định phải có kẻ khai ngộ. Nếu không có ai khai ngộ thì sau khi Thiền-thất kết thúc, quý vị mỗi người phải chịu đòn một trăm gậy! Quý vị cảm thấy có thể chịu nổi một trăm gậy thì chẳng cần khai ngộ; nếu không chịu nổi thì phải ráng khai ngộ! Nếu ai sợ bị ăn đòn, thì bây giờ, lúc chưa bắt đầu Thiền-thất, có thể thối lui! Một khi đã tham gia thì phải tham gia từ đầu tới cuối, không được thối lui nửa đường. Theo quy ước của Thiền-đường, quý vị đã cáo biệt việc sống chết rồi-nếu có ai chết thì chỉ có cách vất xác xuống dưới Thiền-sàng, không được phép khiêng ra ngoài. Huống hồ là không có ai chết, thì mình không được nửa đường rút lui.
Ngay đây quý vị phải vạch ra ranh giới giữa sống và chết. Nếu không sống tức là chết, nếu không chết tức là sống:
Xả bất liễu tử, hoán bất liễu sinh.
Xả bất liễu giả, thành bất liễu chân.
(Vất không đặng cái chết, đổi không đặng cái sống.
Bỏ không đặng cái giả, thành không đặng cái thật).
Ðó là cửa ngưỡng cửa của Chùa Kim Sơn. Do đó Thiền-thất năm nay, quý vị cần phải vô cùng nỗ lực. Bất kể ra sao đi nữa, quý vị phải nhận rõ "bản lai diện mục" của mình. Nếu không nhận thức được "bản lai diện mục," thì không ai được tính chuyện trốn khỏi cửa lớn của Chùa Kim Sơn! Nếu quý vị trốn đi, quý vị sẽ bị "ở tù"! Ðại khái đó là quy luật của Thiền-thất năm nay, hy vọng quý vị sẽ tuân theo!
(Giảng ngày 6 tháng giêng, năm 1974 tại Chùa Kim Sơn, San Francisco)
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.