Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chương 106: Rốt Cuộc Ðạo Là Thế Nào ?
HT. Tuyên Hóa
24/08/2021
Ðạo, rải ra thì trùm lục hợp, cuốn lại thì nó ẩn tàng. Ðạo lớn, không có gì ở ngoài nó và nhỏ thì không gì ở trong nó. Không có cá nhân nào mà không nằm trong đạo, không chúng sanh nào có thể chạy ra ngoài đạo. Ðạo chính là tánh mà tánh là bổn thể của chúng sanh. Phật nói: "Hết thảy chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật." Chẳng kể loại gì, thai sanh, noãn sanh, thấp sanh, hóa sanh, chim, cá, động vật, thực vật, trong bốn loài sanh trên hay trong chín pháp giới chúng sanh (tứ sanh cửu hữu), tất cả đều có đầy đủ đạo này.
Ðạo Ðức Kinh nói: "Thượng sĩ văn đạo, động nhi hành chi. Trung sĩ văn đạo, nhược tồn nhược vong. Hạ sĩ văn đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu bất túc dĩ vi đạo." Lão tử nói về nghĩa đạo như vậy, nghiên cứu thấy nó thật là đến lý. Giải thích sơ lược như sau:
Thượng sĩ văn đạo, động nhi hành chi (Hàng thượng sĩ nghe đạo, cảm thấy và làm theo): Thượng sĩ là hạng người có trí huệ, hàng có thiện căn sâu dầy, hạng người thượng đẳng. Nghe đạo chính là nghe cách thức để tu hành đạo. Ðức Khổng-tử đã nói: "Triêu văn đạo, tịch tử khả hỹ," sớm nghe đạo, tối chết cũng được rồi, chẳng hận gì nữa. Tại sao? Bởi nghe đạo mà khai ngộ, mà thấu hiểu được đạo này, ai ai cũng có nó, không ai không có, không bao giờ lìa đạo. Chẳng qua, chúng ta quay lưng với đạo mà chạy, càng chạy càng xa đạo. Ðạo này là gì vậy? Chính là quy củ. Theo đúng quy củ mà đi, nghĩa là tu đạo. Không theo quy củ mà đi tức không phải tu đạo. Quy củ là gì? Ðó là giới luật. Y theo giới luật tu hành, chính là tu đạo.
Nói từ gốc rễ thì đạo là con đường dẫn tới liễu sanh thoát tử. Tu đạo là khép cánh cửa sanh tử. Cửa sanh tử là gì? Chính là dục niệm. Mang tâm dâm dục là mở cửa sanh tử, đoạn trừ tâm dâm dục là khép cửa sanh tử. Hạng người thượng đẳng khi nghe qua đạo này bèn nghĩ rằng: "?! Vốn nó là như vậy!" Do đó cảm thấy mà làm theo, để trở về nguồn cội, quay chiếu lại mình, xoay lưng với trần cảnh mà hướng về giác ngộ (bội trần hiệp giác), và dụng công tu đạo. Từ sáng đến tối ở đó tu hành, như tình trạng gà ấp trứng, như rồng nuôi ngọc, như mèo rình chuột, tập trung tinh thần để dụng công. Chỉ một lòng tu đạo, không còn vọng niệm gì khác.
Trung sĩ văn đạo, nhược tồn nhược vong (Hạng trung sĩ nghe đạo, lúc còn lúc mất): Ðây là bậc trung đẳng, cũng là hạng người bình thường. Ðầu óc loại này thì một nửa trí huệ, một nửa ngu si. Nghe xong đạo này thì tựa hồ nhớ được chút ít, cũng tựa hồ quên chút ít, tóm lại vừa đúng vừa sai, chẳng có gì là chắc chắn. Có khi họ chấp không, có khi chấp có, không dứt khoát.
Hạ sĩ văn đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu bất túc dĩ vi đạo (Hạng hạ sĩ nghe đạo, bật cười lớn. Chẳng cười chẳng gọi là đạo): Hạ sĩ để chỉ hạng ngu si. Nếu chúng ta bảo họ trừ dục cắt ái là tu đạo, hay giữ quy củ là tu đạo, thì họ sẽ trả lời ngay: "Ấy! Vậy là ngốc quá! Các người tu hành đúng là ngu si hết mức, cớ gì mà không ham tiền tài, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghỉ? Ðó là khoái lạc về ngũ dục, thú biết mấy!" Bởi vậy, nghe đạo thì họ bật cười, cho rằng tu đạo là ngu ngốc. Nếu họ không cười như vậy, thì không phải là đạo.
Hàng ngày tôi giảng kinh thuyết pháp cho các quý vị, điều khẩn yếu vẫn phải nhấn mạnh về đoạn trừ các niệm dâm. Kinh Lăng Nghiêm nói: "Lòng dâm không trừ, thì không ra khỏi cõi trần."
Nhất định phải trừ các niệm về dâm dục, mới mong lìa khỏi cảnh hồng trần, cho nên có câu: "Lòng dâm không đoạn, nấu cát ra cơm, chẳng thể có việc này." Quý vị! Người tu hành không giống người trong thế tục. Cái gì người đời tham, ái, mê, thích thì chúng ta cần phải diệt trừ. Có câu nói: "Thoát trần ly tục," nghĩa là hết thảy các thứ từ lời nói đến tư tưởng, người tu và người tục không giống nhau. Ðiểm này quý vị phải chú ý, không thể bị nhiễm ô theo giòng thế tục.
Phàm những ai trú tại Vạn Phật Thánh Thành, quyết phải tu hành, phải giữ quy củ, phải trì giới luật. Người xuất gia không giữ quy củ và giới luật thì còn ý nghĩa gì nữa? Xuất gia và tại gia không giống nhau. Như đã xuất gia lại còn giữ tập quán của thế tục, thì xuất gia làm gì? Về điểm này cũng phải hiểu cho rõ.
Tại sao có thời mạt pháp? Bởi phước báo của người mỏng, nên không có thánh nhân ra đời, không có chánh pháp trụ thế. Tôi vốn không tự lượng sức mình, quyết một lòng giữ chánh pháp trụ thế, kiên trì không đổi, không chịu đầu hàng trước mọi hoàn cảnh. Kiên trì như vậy tốn hao công sức, nhưng đó là lòng quyết tâm của tôi. Bất kể gặp gian nan ra sao, tôi vẫn phải hoàn thành sứ mạng.
Quý vị! Quý vị đều là đệ tử theo tôi học đạo, nên hiểu rằng thời đại này là thời đại gì? Phải cố gắng thành người xuất gia gương mẫu, là người lãnh đạo siêu quần, không thể bị nhiễm ô theo thông tục, nếu không, kẻ xuất gia không thể ngóc đầu lên được.
Ðạo Ðức Kinh nói: "Thượng sĩ văn đạo, động nhi hành chi. Trung sĩ văn đạo, nhược tồn nhược vong. Hạ sĩ văn đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu bất túc dĩ vi đạo." Lão tử nói về nghĩa đạo như vậy, nghiên cứu thấy nó thật là đến lý. Giải thích sơ lược như sau:
Thượng sĩ văn đạo, động nhi hành chi (Hàng thượng sĩ nghe đạo, cảm thấy và làm theo): Thượng sĩ là hạng người có trí huệ, hàng có thiện căn sâu dầy, hạng người thượng đẳng. Nghe đạo chính là nghe cách thức để tu hành đạo. Ðức Khổng-tử đã nói: "Triêu văn đạo, tịch tử khả hỹ," sớm nghe đạo, tối chết cũng được rồi, chẳng hận gì nữa. Tại sao? Bởi nghe đạo mà khai ngộ, mà thấu hiểu được đạo này, ai ai cũng có nó, không ai không có, không bao giờ lìa đạo. Chẳng qua, chúng ta quay lưng với đạo mà chạy, càng chạy càng xa đạo. Ðạo này là gì vậy? Chính là quy củ. Theo đúng quy củ mà đi, nghĩa là tu đạo. Không theo quy củ mà đi tức không phải tu đạo. Quy củ là gì? Ðó là giới luật. Y theo giới luật tu hành, chính là tu đạo.
Nói từ gốc rễ thì đạo là con đường dẫn tới liễu sanh thoát tử. Tu đạo là khép cánh cửa sanh tử. Cửa sanh tử là gì? Chính là dục niệm. Mang tâm dâm dục là mở cửa sanh tử, đoạn trừ tâm dâm dục là khép cửa sanh tử. Hạng người thượng đẳng khi nghe qua đạo này bèn nghĩ rằng: "?! Vốn nó là như vậy!" Do đó cảm thấy mà làm theo, để trở về nguồn cội, quay chiếu lại mình, xoay lưng với trần cảnh mà hướng về giác ngộ (bội trần hiệp giác), và dụng công tu đạo. Từ sáng đến tối ở đó tu hành, như tình trạng gà ấp trứng, như rồng nuôi ngọc, như mèo rình chuột, tập trung tinh thần để dụng công. Chỉ một lòng tu đạo, không còn vọng niệm gì khác.
Trung sĩ văn đạo, nhược tồn nhược vong (Hạng trung sĩ nghe đạo, lúc còn lúc mất): Ðây là bậc trung đẳng, cũng là hạng người bình thường. Ðầu óc loại này thì một nửa trí huệ, một nửa ngu si. Nghe xong đạo này thì tựa hồ nhớ được chút ít, cũng tựa hồ quên chút ít, tóm lại vừa đúng vừa sai, chẳng có gì là chắc chắn. Có khi họ chấp không, có khi chấp có, không dứt khoát.
Hạ sĩ văn đạo, đại tiếu chi. Bất tiếu bất túc dĩ vi đạo (Hạng hạ sĩ nghe đạo, bật cười lớn. Chẳng cười chẳng gọi là đạo): Hạ sĩ để chỉ hạng ngu si. Nếu chúng ta bảo họ trừ dục cắt ái là tu đạo, hay giữ quy củ là tu đạo, thì họ sẽ trả lời ngay: "Ấy! Vậy là ngốc quá! Các người tu hành đúng là ngu si hết mức, cớ gì mà không ham tiền tài, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghỉ? Ðó là khoái lạc về ngũ dục, thú biết mấy!" Bởi vậy, nghe đạo thì họ bật cười, cho rằng tu đạo là ngu ngốc. Nếu họ không cười như vậy, thì không phải là đạo.
Hàng ngày tôi giảng kinh thuyết pháp cho các quý vị, điều khẩn yếu vẫn phải nhấn mạnh về đoạn trừ các niệm dâm. Kinh Lăng Nghiêm nói: "Lòng dâm không trừ, thì không ra khỏi cõi trần."
Nhất định phải trừ các niệm về dâm dục, mới mong lìa khỏi cảnh hồng trần, cho nên có câu: "Lòng dâm không đoạn, nấu cát ra cơm, chẳng thể có việc này." Quý vị! Người tu hành không giống người trong thế tục. Cái gì người đời tham, ái, mê, thích thì chúng ta cần phải diệt trừ. Có câu nói: "Thoát trần ly tục," nghĩa là hết thảy các thứ từ lời nói đến tư tưởng, người tu và người tục không giống nhau. Ðiểm này quý vị phải chú ý, không thể bị nhiễm ô theo giòng thế tục.
Phàm những ai trú tại Vạn Phật Thánh Thành, quyết phải tu hành, phải giữ quy củ, phải trì giới luật. Người xuất gia không giữ quy củ và giới luật thì còn ý nghĩa gì nữa? Xuất gia và tại gia không giống nhau. Như đã xuất gia lại còn giữ tập quán của thế tục, thì xuất gia làm gì? Về điểm này cũng phải hiểu cho rõ.
Tại sao có thời mạt pháp? Bởi phước báo của người mỏng, nên không có thánh nhân ra đời, không có chánh pháp trụ thế. Tôi vốn không tự lượng sức mình, quyết một lòng giữ chánh pháp trụ thế, kiên trì không đổi, không chịu đầu hàng trước mọi hoàn cảnh. Kiên trì như vậy tốn hao công sức, nhưng đó là lòng quyết tâm của tôi. Bất kể gặp gian nan ra sao, tôi vẫn phải hoàn thành sứ mạng.
Quý vị! Quý vị đều là đệ tử theo tôi học đạo, nên hiểu rằng thời đại này là thời đại gì? Phải cố gắng thành người xuất gia gương mẫu, là người lãnh đạo siêu quần, không thể bị nhiễm ô theo thông tục, nếu không, kẻ xuất gia không thể ngóc đầu lên được.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.