Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chương 188: Sao Gọi Là Lòng Nhân?
HT. Tuyên Hóa
28/08/2021
Nhân giả ái nhơn là người có lòng thương yêu mọi người. Chữ nhân này nếu đối theo con người mà nói, nhân là sự biểu hiện lòng nhân từ, có tư tưởng tự đặt mình vào hoàn cảnh người khác, gọi là: “Chuyện gì mình không muốn thì đừng đẩy cho người.” Việc gì tự bản thân mình không thể chấp nhận, thì chớ gán cho ai. Nếu gán ép cho người những việc mà tự mình đã không thích, đó là người không có lòng nhân.
Người có lòng nhân là người chịu thiệt thòi, chịu nhẫn nhục, gọi là:
“ Sơ nhi miễn cưỡng, cửu nhi tự nhiên”
Nghĩa là lúc đầu mình cảm thấy như gượng gạo, khó chịu, nhưng thời gian lâu dần rồi cũng quen thành tự nhiên, không còn thấy bị miễn cưỡng chút nào.
Chữ nhân này nếu nói theo sự việc, là mình cần có lòng nhẫn nại và làm chuyện gì cũng làm cho đến nơi đến chốn. Cho nên nói: “Sự dục cầu tinh, tu dụng khổ công, công phu kỹ đáo, xúc loại bàng thông.” Muốn được việc tốt, cần phải chịu khó, khi công đã đủ, gặp chuyện biết ngay. Bất luận khi làm chuyện gì, chúng ta nhất định phải là: đã làm tốt rồi còn muốn làm cho tốt hơn, làm cho đến lúc toàn thiện toàn mỹ mới thôi. Nhưng phải làm như thế nào mới được đây? Tức là chúng ta phải có khổ công phu.
Sao gọi là khổ công phu? Tức là một chứ “Nhẫn”.
Chữ nhẫn( 忍 ) ví như hình ảnh của tría tim ( 心 ) đang bị cái dao ( 刀 ) cắm vào, cho nên đau nhức vô cùng. Đây có nghĩa là chúng ta phải nhẫn đau, phải chịu khổ, phải nhịn đói, nhịn khát, nhịn gió, nhịn mưa, nhịn nóng, nhịn lạnh, nhịn tất cả. Chúng ta phải nhịn! nhịn! nhịn! Nhẫn nhịn tất cả những chuyện không thể nhẫn nhịn. Đối với hết thảy các việc, chúng ta đều phải chịu khó, chịu khổ mà làm. Chúng ta phải ráng chịu khổ công, khi công phu đầy đủ thì tự nhiên mình sẽ được thành tựu. Đến lúc đó, chúng ta có thể “Nghe một mà biết mười”. Chúng ta sẽ khai mở trí tuệ và đối với mọi việc về sự, lý, chúng ta cũng sẽ thoạt nhiên quán thông suốt hết, tức nhìn thoáng qua một cái là biết ngay, không có gì chướng ngại cả.
Lại cũng có thể đem các hạt giống chủng tử để nói chữ nhân này. Ví như khi trồng ngũ cố, chúng ta nhất định phải chọn hạt giống lớn tốt. Bởi vì giống tốt sẽ nẩy mầm mạnh mẽ, khi đến mùa thu mới có thâu hoạch nhiều. Mỗi người nông dân đều hiểu rõ về việc này. Nếu chúng ta không chọn giống tốt, không cày cấy, không tưới bòn thì mùa thu đến, chúng ta sẽ chẳng thu hoạch được gì, gọi là : “Cày cấy một phần thì thu hoạch một phần”.
Tình hình các học sinh học tại trường cũng giống như thế. Khi ở trường nếu các em chịu ra công học hành và nghiên cứu hiểu rõ những đạo lý trong sách vở, đương nhiên là sau này các em sẽ trở thành bậc nhân tài hữu dụng. Nhưng nếu các em không cầu hiểu ý giải thâm sâu, chỉ học qua loa cho xong chuyện, đến chừng sau khi tốt nghiệp thì chẳng có nghề nghiệp sở trường gì, cho nên các em sẽ không có khả năng tìm kế mưu sinh. Để rồi các em trở thành gánh nặng cho gia đình, là ký sinh trùng trong xã hội và bị người khinh rẻ.
Hạt giống chủng tử được phân ra làm hai loại là: chủng tử hữu tình và chủng tử vô tình. Chủng tử hữu tình có thể sanh ra bốn loại động vật như: thai, noãn, thấp, hóa. Chủng tử vô hình sẽ sanh ra thảo mộc thực vật và các loại khoáng chất như sắt, đá.
Chúng sanh hữu tình là loài có tình có tánh. Chúng sinh vô tình là loài không có tình nhưng có tánh, gọi là: “Hữu tình vô tình, đồng viên chủng trí”. Tánh của hữu tình và vô tình thì thường tương thông với nhau, vì chúng vốn là một. Vô tình là tạm thời vô tình, nếu chúng có thể phản bổn hoàn nguyên trở lại bản thể, chúng cũng sẽ biến thành hữu tình. Nhưng việc này không phải dễ dàng vậy đâu, vì chúng phải trải qua một thời gian rất lâu mới có cơ hội phản bổn hoàn nguyên được. Cơ hội đó giống như một hạt bụi rất nhỏ trong ba ngàn đại thiên thế giới đấy. Vả lại cho dù chúng nó có chuyển thành chúng sanh hữu tình đi nữa, chúng cũng đều là loài động vật hạ cấp như con lăng quăng, con trùng, con kiến mà thôi.
Chúng ta tuy là loài hữu tình, nhưng chỉ là tạm thời chứ không phải vĩnh viễn. Nếu như chúng ta không làm người tốt thì linh tánh sẽ biến hóa suy tàn, rồi hóa thành loại thực vật vô tình. Do đó, các cây cổ thụ đều có quỷ thần trú ngụ bên trong. Tai sao? Bởi vì cổ thụ và quỷ thần có sự gắn bó tương thông với nhau. Người và quỷ thần cũng gắn bó tương thông với nhau, không có gì ngăn cách. Người tu hành phải hiểu rõ đạo lý này, đừng nên đọa lạc làm loài thực vật. Thực vật tuy có tánh, nhưng chúng không dễ gì biến thành loài hữu tình.
Hỡi các em học sinh! Mọi người đều có thể phản bổn hoàn nguyên, đều có thể thành Phật, chỉ cẩn các em sớm phát Bồ Đề tâm và cố gắng dụng công tu hành; nếu không, đến khi các em bị đọa lạc vào loài vô tình, biến thành các loài thực vật rồi mà muốn tu hành thì khó lắm đấy. Lúc đó các em có hối hận cũng đã quá muộn màng!
Giảng ngày 6 tháng 3 năm 1984
Người có lòng nhân là người chịu thiệt thòi, chịu nhẫn nhục, gọi là:
“ Sơ nhi miễn cưỡng, cửu nhi tự nhiên”
Nghĩa là lúc đầu mình cảm thấy như gượng gạo, khó chịu, nhưng thời gian lâu dần rồi cũng quen thành tự nhiên, không còn thấy bị miễn cưỡng chút nào.
Chữ nhân này nếu nói theo sự việc, là mình cần có lòng nhẫn nại và làm chuyện gì cũng làm cho đến nơi đến chốn. Cho nên nói: “Sự dục cầu tinh, tu dụng khổ công, công phu kỹ đáo, xúc loại bàng thông.” Muốn được việc tốt, cần phải chịu khó, khi công đã đủ, gặp chuyện biết ngay. Bất luận khi làm chuyện gì, chúng ta nhất định phải là: đã làm tốt rồi còn muốn làm cho tốt hơn, làm cho đến lúc toàn thiện toàn mỹ mới thôi. Nhưng phải làm như thế nào mới được đây? Tức là chúng ta phải có khổ công phu.
Sao gọi là khổ công phu? Tức là một chứ “Nhẫn”.
Chữ nhẫn( 忍 ) ví như hình ảnh của tría tim ( 心 ) đang bị cái dao ( 刀 ) cắm vào, cho nên đau nhức vô cùng. Đây có nghĩa là chúng ta phải nhẫn đau, phải chịu khổ, phải nhịn đói, nhịn khát, nhịn gió, nhịn mưa, nhịn nóng, nhịn lạnh, nhịn tất cả. Chúng ta phải nhịn! nhịn! nhịn! Nhẫn nhịn tất cả những chuyện không thể nhẫn nhịn. Đối với hết thảy các việc, chúng ta đều phải chịu khó, chịu khổ mà làm. Chúng ta phải ráng chịu khổ công, khi công phu đầy đủ thì tự nhiên mình sẽ được thành tựu. Đến lúc đó, chúng ta có thể “Nghe một mà biết mười”. Chúng ta sẽ khai mở trí tuệ và đối với mọi việc về sự, lý, chúng ta cũng sẽ thoạt nhiên quán thông suốt hết, tức nhìn thoáng qua một cái là biết ngay, không có gì chướng ngại cả.
Lại cũng có thể đem các hạt giống chủng tử để nói chữ nhân này. Ví như khi trồng ngũ cố, chúng ta nhất định phải chọn hạt giống lớn tốt. Bởi vì giống tốt sẽ nẩy mầm mạnh mẽ, khi đến mùa thu mới có thâu hoạch nhiều. Mỗi người nông dân đều hiểu rõ về việc này. Nếu chúng ta không chọn giống tốt, không cày cấy, không tưới bòn thì mùa thu đến, chúng ta sẽ chẳng thu hoạch được gì, gọi là : “Cày cấy một phần thì thu hoạch một phần”.
Tình hình các học sinh học tại trường cũng giống như thế. Khi ở trường nếu các em chịu ra công học hành và nghiên cứu hiểu rõ những đạo lý trong sách vở, đương nhiên là sau này các em sẽ trở thành bậc nhân tài hữu dụng. Nhưng nếu các em không cầu hiểu ý giải thâm sâu, chỉ học qua loa cho xong chuyện, đến chừng sau khi tốt nghiệp thì chẳng có nghề nghiệp sở trường gì, cho nên các em sẽ không có khả năng tìm kế mưu sinh. Để rồi các em trở thành gánh nặng cho gia đình, là ký sinh trùng trong xã hội và bị người khinh rẻ.
Hạt giống chủng tử được phân ra làm hai loại là: chủng tử hữu tình và chủng tử vô tình. Chủng tử hữu tình có thể sanh ra bốn loại động vật như: thai, noãn, thấp, hóa. Chủng tử vô hình sẽ sanh ra thảo mộc thực vật và các loại khoáng chất như sắt, đá.
Chúng sanh hữu tình là loài có tình có tánh. Chúng sinh vô tình là loài không có tình nhưng có tánh, gọi là: “Hữu tình vô tình, đồng viên chủng trí”. Tánh của hữu tình và vô tình thì thường tương thông với nhau, vì chúng vốn là một. Vô tình là tạm thời vô tình, nếu chúng có thể phản bổn hoàn nguyên trở lại bản thể, chúng cũng sẽ biến thành hữu tình. Nhưng việc này không phải dễ dàng vậy đâu, vì chúng phải trải qua một thời gian rất lâu mới có cơ hội phản bổn hoàn nguyên được. Cơ hội đó giống như một hạt bụi rất nhỏ trong ba ngàn đại thiên thế giới đấy. Vả lại cho dù chúng nó có chuyển thành chúng sanh hữu tình đi nữa, chúng cũng đều là loài động vật hạ cấp như con lăng quăng, con trùng, con kiến mà thôi.
Chúng ta tuy là loài hữu tình, nhưng chỉ là tạm thời chứ không phải vĩnh viễn. Nếu như chúng ta không làm người tốt thì linh tánh sẽ biến hóa suy tàn, rồi hóa thành loại thực vật vô tình. Do đó, các cây cổ thụ đều có quỷ thần trú ngụ bên trong. Tai sao? Bởi vì cổ thụ và quỷ thần có sự gắn bó tương thông với nhau. Người và quỷ thần cũng gắn bó tương thông với nhau, không có gì ngăn cách. Người tu hành phải hiểu rõ đạo lý này, đừng nên đọa lạc làm loài thực vật. Thực vật tuy có tánh, nhưng chúng không dễ gì biến thành loài hữu tình.
Hỡi các em học sinh! Mọi người đều có thể phản bổn hoàn nguyên, đều có thể thành Phật, chỉ cẩn các em sớm phát Bồ Đề tâm và cố gắng dụng công tu hành; nếu không, đến khi các em bị đọa lạc vào loài vô tình, biến thành các loài thực vật rồi mà muốn tu hành thì khó lắm đấy. Lúc đó các em có hối hận cũng đã quá muộn màng!
Giảng ngày 6 tháng 3 năm 1984
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.