Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chương 109: Thần Thông Của Người Tại Sao Không Hiển Hiện ?
HT. Tuyên Hóa
24/08/2021
Thần thông là gì? Có câu nói: "Diệu dụng khó lường là thần, tự tại vô ngại là thông." Thần thông là một lực tự tại, không bị ngăn ngại, không thể lường được, nó là cảnh giới thiên biến vạn hóa, chẳng thể nghĩ bàn. Thần thông từ đâu mà sanh ra? Nói đơn giản là người tu pháp tiểu thừa, chuyên tu tứ đế và quán thập nhị nhân duyên, khi đạt tới mức độ viên mãn thì lúc đó chứng được thần thông.
Thần thông của hàng La-hán và của hàng Bồ-tát có chỗ không giống nhau. Thần thông của La-hán có hạn định, chỉ biết được nhân duyên trong phạm vi tám vạn đại kiếp trở lại. Hơn nữa họ phải chú tâm quán sát mới thấy được. Thần thông của Bồ-tát thì không có giới hạn, có thể thấy được cả quốc độ của vi trần, vi trần trong quốc độ, các chư Phật trong vô lượng quốc độ (nhiều như vi trần) có thể nghe chư Phật ở khắp các quốc độ trùng trùng đang diễn nói pháp mầu; có thể biết hết thảy ý nghĩ của các chúng sanh trong vô số quốc độ nhiều như vi trần; có thể biết các nhân duyên ngoài phạm vị tám vạn đại kiếp, khỏi cần vào trong định, chỉ cần tâm khởi lên ý tưởng quan sát là đủ.
Quý vị Bồ-tát thực hành Bồ-tát đạo, khi nào công đức viên mãn sẽ có các loại thần thông trên. Nếu chúng ta phát Bồ-đề tâm, thực hành Bồ-tát đạo cũng có thể đạt được mức thần thông này. Chỉ cần tu đến chỗ viên mãn, chẳng cần phải mong cầu, vẫn có thần thông.
Khi có thần thông rồi, có phải Bồ-tát không nên hiển lộng thần thông chăng? Không phải vậy. Nếu Bồ-tát có thần thông, mà lại không hiển lộng thì thần thông đó dùng làm gì? Có khác gì một người có hạt châu quý, lại mang dấu nó đi trong áo, không biết nó là một của quý vô giá. Cam phận nghèo khổ, không có cơm ăn, không có áo mặc, không có chỗ trú, mà vẫn không biết đổi hạt châu đi lấy tiền độ nhật. Nếu có thần thông mà không xử dụng thì cũng giống như vậy đó.
Không có thần thông mà muốn xử dụng thần thông thì không được rồi. Cái đó có khác gì leo cây mà bắt cá, chỉ là mộng tưởng của kẻ si ngốc mà thôi. Tuy nhiên, nếu có thần thông thì phải tận dụng thần thông. Giáo hóa chúng sanh, lấy thần thông ra hiển lộng, làm tăng gia tin tưởng của chúng sanh, như vậy hiệu quả tăng gấp bội. Cái đó cũng gọi là dùng phương tiện thiện xảo. Quý vị nên chú ý điểm này! Ma cũng có thần thông, có thể khiến cho những ai ham cầu thần thông mà chưa đủ đạo lực, lạc vào tròng của chúng, để đến nỗi tiêu ma đạo nghiệp của mình rồi làm quyến thuộc cho ma vương. Về điểm này, xin quý vị đặc biệt lưu ý và không thể không cẩn thận.
Hiện nay có một số người thiếu hiểu biết, tín đồ của Phật giáo mà không am hiểu gì, thấy người ta nói làm sao thì nói theo làm vậy. Về yếu lý của Phật pháp thì họ tựa hồ biết mà chẳng biết, không biết đến ngọn nguồn, hễ chứng kiến thấy có người thị hiện thần thông liền kêu lên kinh ngạc rằng: "Vào thời mạt pháp, người ta không thể có thần thông như vậy!" Nói như vậy thì thật là quá ấu trĩ! Nói thẳng ra đó là cái nhân đọa địa ngục, đối với Phật pháp chẳng hiểu một tí gì. Quý vị hãy chú ý! Ðối với bất cứ sự việc gì hễ ta chưa biết cho rõ ngành ngọn, ta không nên phê phán bậy bạ, không thể tùy tiện quyết đoán nọ kia. Ði sai nhân quả thì phải đọa địa ngục.
Phật giáo có đạo lý chân chánh, có định luật bất biến từ ngàn xưa, có ngàn vạn lời vàng ngọc do chính đức Phật nói ra, phát xuất từ chính kinh nghiệm của Ngài, chớ không phải là thứ đạo lý dối mình dối người. Giáo lý do Phật nói ra là Kinh tạng, giáo lý do thân Ngài biểu hiện là Luật tạng, phần do các đệ tử của Phật chú giải là Luận tạng. Ba tạng và mười hai phần kinh là giáo lý của chân lý, ý nghĩa toàn là chân thực không ngoa.
Chân lý ở đâu thì mười phương chư Phật đều tới đó ủng hộ. Chân lý ở đâu thì mười phương chư Bồ-tát đến đó ủng hộ. Chân lý ở đâu thì thiên long bát bộ cũng đều tới để ủng hộ. Hiểu thấu chân lý mới là Phật giáo đồ chân chánh, không hiểu chân lý thì đó là Phật giáo đồ lầm lạc. Quý vị phải nhận cho rõ chân lý, phải phân biện cho rõ phải trái, chớ khá hồ đồ, ai nói ra sao thì tin làm vậy, điều đó không thể chấp nhận được.
Bồ-tát có các loại thần thông, và các Ngài dùng như thế nào? Nói chung, lấy thần thông làm phương tiện thiện xảo giáo hóa chúng sanh, khiến họ phát Bồ-đề tâm để không bị nhiễm ô theo giòng thế tục. Như nghe nói sao thì nói làm vậy, đó là kẻ hồ đồ, không những không nghiên cứu chân lý, mà còn chạy theo đường tà, nghe theo pháp tà, phỉ báng chánh pháp, những loại Phật giáo đồ đó thật đáng thương.
Hiện nay là thời mạt pháp, có rất nhiều pháp thân đại sĩ, dạo trên thuyền từ bi, tới thế giới Ta-bà để giáo hóa chúng sanh, khiến chúng sanh thức tỉnh, xa lìa tà tri tà kiến, và gần gũi với chánh tri chánh kiến. Phật nói pháp là chánh pháp, ma nói pháp là tà pháp. Y theo lời dạy để phụng hành, y theo pháp để tu hành, nghiêm trì giới luật, thực hành giới luật, đó là chánh pháp, còn ngược lại là tà pháp. Hễ điều gì đi ngược lại giới luật thì không làm; hợp với giới luật thì hết sức thi hành, đó là con đường của các Bồ-tát.
Tâm của Bồ-tát thì tuyệt đối không tự tư tự lợi, tuyệt đối không màng tới danh vọng. Bồ-tát với tâm bi tha thiết, ngọt ngào dỗ dành giáo hóa chúng sanh lìa khổ tới chỗ an vui. Bồ-tát lấy lợi ích chúng sanh làm khởi điểm, chớ không phải vì ý nghĩ lợi ích của riêng mình. Ðó là tinh thần Bồ-tát đạo. Bồ-tát hành đạo chẳng phải xuất phát từ cảm tình riêng mà do lòng từ bi, từ của Bồ-tát là vô duyên từ, bi là đồng thể đại bi, trong lòng tuyệt đối không có sự phân biệt. Bồ-tát độ hết thảy mọi chúng sanh, không ngại khó nhọc, không kể ngày đêm, ra tay cứu vớt chúng sanh ra khỏi biển khổ để được an vui. Bồ-tát coi việc độ chúng sanh là việc phải làm, thành ra Bồ-tát có thần thông.
Bồ-tát có thần thông, có thể hiển lộng, vậy cớ sao người ta không thể hiển lộng thần thông được? Ðây là một sự ngộ nhận. Người nào chỉ trích như vậy, trong lòng phải có một dụng tâm khác. Người ta muốn cho chánh pháp chẳng tồn tại, chẳng muốn cho quý vị siêu phàm trong hàng tín đồ Phật giáo tồn tại.
Hiện nay có một số tín đồ Phật giáo không có trí huệ, đi đến đâu cũng nói rằng thời mạt pháp này không nên hiển lộng thần thông, mà cũng không ai có thần thông mà hiển lộng. Vì cớ gì họ lại tuyên truyền như vậy? Bởi họ ngu si, không chịu dụng công tu hành, lại thường có tâm đố kỵ. Họ chẳng có thần thông, bèn cho rằng người khác cũng không có thần thông. Chẳng những vậy, gặp những người có thần thông họ cũng không nhận ra. Bồ-tát nếu gặp tín đồ nào có chánh tri chánh kiến, lại đương dụng công tu hành, lúc đó mới hiển thần thông, để cho tín đồ thêm tín tâm, khiến cho họ nỗ lực tu đạo tới chỗ giải thoát.
Quý vị thiện tri thức! Có vị nào có thần thông, chẳng cứ ai, nếu hiển lộng được thần thông thì tôi rất hoan nghênh. Nếu quả nói như vậy là có tội, tôi xin một mình chịu tội, có bị đọa địa ngục tôi cũng cam lòng, một mình tôi chịu không dính dáng gì tới quý vị cả, quý vị khỏi lo. Chỉ ngại là quý vị chẳng có thần thông, không hiển lộng được. Còn như có thể biểu diễn thần thông ra, tôi xin hết lòng ủng hộ.
Thời mạt pháp rất cần có quý vị thật tâm tu đạo, rất cần quý vị khai ngộ, rất cần những người chứng quả. Sau khi chứng quả lại trở về dẫn dắt các bạn hữu duyên, hướng dẫn họ ra khỏi tam giới để tới cõi tinh độ Thường Tịch Quang, đó là kỳ vọng của tôi đặt vào các vị.
Thần thông của hàng La-hán và của hàng Bồ-tát có chỗ không giống nhau. Thần thông của La-hán có hạn định, chỉ biết được nhân duyên trong phạm vi tám vạn đại kiếp trở lại. Hơn nữa họ phải chú tâm quán sát mới thấy được. Thần thông của Bồ-tát thì không có giới hạn, có thể thấy được cả quốc độ của vi trần, vi trần trong quốc độ, các chư Phật trong vô lượng quốc độ (nhiều như vi trần) có thể nghe chư Phật ở khắp các quốc độ trùng trùng đang diễn nói pháp mầu; có thể biết hết thảy ý nghĩ của các chúng sanh trong vô số quốc độ nhiều như vi trần; có thể biết các nhân duyên ngoài phạm vị tám vạn đại kiếp, khỏi cần vào trong định, chỉ cần tâm khởi lên ý tưởng quan sát là đủ.
Quý vị Bồ-tát thực hành Bồ-tát đạo, khi nào công đức viên mãn sẽ có các loại thần thông trên. Nếu chúng ta phát Bồ-đề tâm, thực hành Bồ-tát đạo cũng có thể đạt được mức thần thông này. Chỉ cần tu đến chỗ viên mãn, chẳng cần phải mong cầu, vẫn có thần thông.
Khi có thần thông rồi, có phải Bồ-tát không nên hiển lộng thần thông chăng? Không phải vậy. Nếu Bồ-tát có thần thông, mà lại không hiển lộng thì thần thông đó dùng làm gì? Có khác gì một người có hạt châu quý, lại mang dấu nó đi trong áo, không biết nó là một của quý vô giá. Cam phận nghèo khổ, không có cơm ăn, không có áo mặc, không có chỗ trú, mà vẫn không biết đổi hạt châu đi lấy tiền độ nhật. Nếu có thần thông mà không xử dụng thì cũng giống như vậy đó.
Không có thần thông mà muốn xử dụng thần thông thì không được rồi. Cái đó có khác gì leo cây mà bắt cá, chỉ là mộng tưởng của kẻ si ngốc mà thôi. Tuy nhiên, nếu có thần thông thì phải tận dụng thần thông. Giáo hóa chúng sanh, lấy thần thông ra hiển lộng, làm tăng gia tin tưởng của chúng sanh, như vậy hiệu quả tăng gấp bội. Cái đó cũng gọi là dùng phương tiện thiện xảo. Quý vị nên chú ý điểm này! Ma cũng có thần thông, có thể khiến cho những ai ham cầu thần thông mà chưa đủ đạo lực, lạc vào tròng của chúng, để đến nỗi tiêu ma đạo nghiệp của mình rồi làm quyến thuộc cho ma vương. Về điểm này, xin quý vị đặc biệt lưu ý và không thể không cẩn thận.
Hiện nay có một số người thiếu hiểu biết, tín đồ của Phật giáo mà không am hiểu gì, thấy người ta nói làm sao thì nói theo làm vậy. Về yếu lý của Phật pháp thì họ tựa hồ biết mà chẳng biết, không biết đến ngọn nguồn, hễ chứng kiến thấy có người thị hiện thần thông liền kêu lên kinh ngạc rằng: "Vào thời mạt pháp, người ta không thể có thần thông như vậy!" Nói như vậy thì thật là quá ấu trĩ! Nói thẳng ra đó là cái nhân đọa địa ngục, đối với Phật pháp chẳng hiểu một tí gì. Quý vị hãy chú ý! Ðối với bất cứ sự việc gì hễ ta chưa biết cho rõ ngành ngọn, ta không nên phê phán bậy bạ, không thể tùy tiện quyết đoán nọ kia. Ði sai nhân quả thì phải đọa địa ngục.
Phật giáo có đạo lý chân chánh, có định luật bất biến từ ngàn xưa, có ngàn vạn lời vàng ngọc do chính đức Phật nói ra, phát xuất từ chính kinh nghiệm của Ngài, chớ không phải là thứ đạo lý dối mình dối người. Giáo lý do Phật nói ra là Kinh tạng, giáo lý do thân Ngài biểu hiện là Luật tạng, phần do các đệ tử của Phật chú giải là Luận tạng. Ba tạng và mười hai phần kinh là giáo lý của chân lý, ý nghĩa toàn là chân thực không ngoa.
Chân lý ở đâu thì mười phương chư Phật đều tới đó ủng hộ. Chân lý ở đâu thì mười phương chư Bồ-tát đến đó ủng hộ. Chân lý ở đâu thì thiên long bát bộ cũng đều tới để ủng hộ. Hiểu thấu chân lý mới là Phật giáo đồ chân chánh, không hiểu chân lý thì đó là Phật giáo đồ lầm lạc. Quý vị phải nhận cho rõ chân lý, phải phân biện cho rõ phải trái, chớ khá hồ đồ, ai nói ra sao thì tin làm vậy, điều đó không thể chấp nhận được.
Bồ-tát có các loại thần thông, và các Ngài dùng như thế nào? Nói chung, lấy thần thông làm phương tiện thiện xảo giáo hóa chúng sanh, khiến họ phát Bồ-đề tâm để không bị nhiễm ô theo giòng thế tục. Như nghe nói sao thì nói làm vậy, đó là kẻ hồ đồ, không những không nghiên cứu chân lý, mà còn chạy theo đường tà, nghe theo pháp tà, phỉ báng chánh pháp, những loại Phật giáo đồ đó thật đáng thương.
Hiện nay là thời mạt pháp, có rất nhiều pháp thân đại sĩ, dạo trên thuyền từ bi, tới thế giới Ta-bà để giáo hóa chúng sanh, khiến chúng sanh thức tỉnh, xa lìa tà tri tà kiến, và gần gũi với chánh tri chánh kiến. Phật nói pháp là chánh pháp, ma nói pháp là tà pháp. Y theo lời dạy để phụng hành, y theo pháp để tu hành, nghiêm trì giới luật, thực hành giới luật, đó là chánh pháp, còn ngược lại là tà pháp. Hễ điều gì đi ngược lại giới luật thì không làm; hợp với giới luật thì hết sức thi hành, đó là con đường của các Bồ-tát.
Tâm của Bồ-tát thì tuyệt đối không tự tư tự lợi, tuyệt đối không màng tới danh vọng. Bồ-tát với tâm bi tha thiết, ngọt ngào dỗ dành giáo hóa chúng sanh lìa khổ tới chỗ an vui. Bồ-tát lấy lợi ích chúng sanh làm khởi điểm, chớ không phải vì ý nghĩ lợi ích của riêng mình. Ðó là tinh thần Bồ-tát đạo. Bồ-tát hành đạo chẳng phải xuất phát từ cảm tình riêng mà do lòng từ bi, từ của Bồ-tát là vô duyên từ, bi là đồng thể đại bi, trong lòng tuyệt đối không có sự phân biệt. Bồ-tát độ hết thảy mọi chúng sanh, không ngại khó nhọc, không kể ngày đêm, ra tay cứu vớt chúng sanh ra khỏi biển khổ để được an vui. Bồ-tát coi việc độ chúng sanh là việc phải làm, thành ra Bồ-tát có thần thông.
Bồ-tát có thần thông, có thể hiển lộng, vậy cớ sao người ta không thể hiển lộng thần thông được? Ðây là một sự ngộ nhận. Người nào chỉ trích như vậy, trong lòng phải có một dụng tâm khác. Người ta muốn cho chánh pháp chẳng tồn tại, chẳng muốn cho quý vị siêu phàm trong hàng tín đồ Phật giáo tồn tại.
Hiện nay có một số tín đồ Phật giáo không có trí huệ, đi đến đâu cũng nói rằng thời mạt pháp này không nên hiển lộng thần thông, mà cũng không ai có thần thông mà hiển lộng. Vì cớ gì họ lại tuyên truyền như vậy? Bởi họ ngu si, không chịu dụng công tu hành, lại thường có tâm đố kỵ. Họ chẳng có thần thông, bèn cho rằng người khác cũng không có thần thông. Chẳng những vậy, gặp những người có thần thông họ cũng không nhận ra. Bồ-tát nếu gặp tín đồ nào có chánh tri chánh kiến, lại đương dụng công tu hành, lúc đó mới hiển thần thông, để cho tín đồ thêm tín tâm, khiến cho họ nỗ lực tu đạo tới chỗ giải thoát.
Quý vị thiện tri thức! Có vị nào có thần thông, chẳng cứ ai, nếu hiển lộng được thần thông thì tôi rất hoan nghênh. Nếu quả nói như vậy là có tội, tôi xin một mình chịu tội, có bị đọa địa ngục tôi cũng cam lòng, một mình tôi chịu không dính dáng gì tới quý vị cả, quý vị khỏi lo. Chỉ ngại là quý vị chẳng có thần thông, không hiển lộng được. Còn như có thể biểu diễn thần thông ra, tôi xin hết lòng ủng hộ.
Thời mạt pháp rất cần có quý vị thật tâm tu đạo, rất cần quý vị khai ngộ, rất cần những người chứng quả. Sau khi chứng quả lại trở về dẫn dắt các bạn hữu duyên, hướng dẫn họ ra khỏi tam giới để tới cõi tinh độ Thường Tịch Quang, đó là kỳ vọng của tôi đặt vào các vị.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.