Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chương 162: Thế Nào Là Ðủ Tư Cách Tham Thiền
HT. Tuyên Hóa
25/08/2021
Phàm làm bất cứ một công trình gì, cũng phải trải qua một giai đoạn tôi luyện mới tới được thành công. Pháp môn tham thiền còn khó hơn nữa. Thiền giả phải nếm đủ loại tân khổ và tôi luyện, mới tiến bước được. Hễ tham gia thiền thất điều quan trọng nhất là phải có tâm nhẫn nại; nhẫn nại làm những công việc mình không ưa thích; nhẫn nại chịu đựng những gì không chịu đựng nổi. Phải có tinh thần như vậy mới đủ tư cách tham thiền, bằng không thì miễn bàn. Thân ở tại Thiền đường mà tâm thì ở nơi khác, dầu tham đến đâu cũng là uổng công, không thành tựu được gì hết.
Tham thiền là tôi luyện thân này thành chất kim cương, chẳng khi nào bị hoại diệt. Nếu đã nguyện ý tôi luyện thân này thì gặp khổ phải ráng hết sức chịu đựng, bởi có câu: "Chịu khổ thì hết khổ, hưởng phước thì tiêu phước".
Ðối với những gì ta hoan hỷ làm thì ta lại càng phải gắng sức hơn nữa, kẻo phụ lại tấm lòng lúc ban sơ đưa ta tới tham gia thiền thất. Về điểm này xin quý vị đặc biệt chú ý!
_____________________________________
Thân Mang Bệnh Khổ Bởi Duyên Nào?
Trường Ðại Học Pháp Giới Phật Giáo thuộc Tổng Hội Pháp Giới Phật Giáo, lần đó tổ chức một cuộc du hành đi Ðông Nam Á Châu để hoằng dương Phật Pháp. Trước khi đi, tôi đã biết trước chúng ta sẽ gặp một số trở ngại, bởi bất luận đi chỗ nào hoằng Pháp tôi cũng đều gặp những cản trở và sự đố kỵ. Tại sao vậy? Bởi tôi quá trực tính, tôi không chịu a dua theo mọi người, bởi đó mà sanh ra đố kỵ. Tuy nhiên, sự tin tưởng của tôi là tà không thể thắng được chánh, loài ma quỷ không có cách gì làm hại được.
Tôi tin tưởng rằng Phật và Bồ-tát luôn luôn hộ trì pháp của tôi.
Nơi tôi đến, tuy gặp nhiều trở ngại, nhưng chúng chẳng có tác dụng gì, chẳng phát sanh những chuyện đáng tiếc, gặp chuyện dữ đều hóa lành, nơi nào cũng bình an vô sự. Chính là do Phật và Bồ-tát đã gia hộ.
Tôi đến bất cứ địa phương nào, thường ngày vẫn gặp những người đau bệnh đến xin được cứu chữa. Mang bệnh là do nghiệp nặng từ kiếp quá khứ, nếu như không thế, đương sự tất không bị quái tật. Những người đến kiếm tôi, đều mang những chứng bệnh lạ, Tây y và Ðông y đều bó tay, không cách gì chữa hết. Ða số những người mang quái tật trong mình, là do trong kiếp quá khứ ham lợi dụng người mà không muốn bị thua thiệt; hoặc giả họ là những người bỏn xẻn, không muốn mất cho ai một xu, không biết giúp đỡ người nghèo, chỉ nghĩ về mình, không biết tới ai khác, luôn luôn ích kỷ tự lợi, thấy lợi quên điều nghĩa, càng ngày càng ngập thêm nghiệp chướng, nên mới dẫn tới bệnh lạ trong kiếp này.
Mang bệnh lạ còn phải kể thêm những ai hủy báng Tam Bảo trong kiếp trước, thậm chí hủy báng Kinh điển Ðại thừa, một tội có thể khiến cho người ta bị đọa địa ngục để chịu khổ và khi ra khỏi địa ngục thì chuyển làm kiếp súc sanh, chim muông hay thú vật. Tới khi chúng sanh đó được lên làm người thì sáu căn không toàn vẹn, hoặc bị khuyết tật, hoặc mắt bị mù, tai bị điếc, câm hay ngọng, chân khập khễnh, tóm lại làm thân người không đầy đủ. Nguyên do bởi kiếp trước họ tạo nghiệp ác nên kiếp này chịu quả báo.
Gặp quả báo như vậy, lẽ ra họ phải dốc lòng sám hối, và làm thật nhiều công đức mới đúng. Tiếc rằng, không những họ không tỉnh ngộ, mà còn coi tiền tài quý như thân mạng, lại còn muốn lợi dụng kẻ xuất gia này. Họ cầu tôi chữa bệnh, chẳng muốn mất tiền nhưng muốn hết bệnh. Khi khỏi được bệnh, họ có vẻ hào hiệp đưa ra một phong bì đỏ để cúng dường. Tuy nhiên trong bao màu đỏ đó chỉ có một đồng, hai đồng cho đến năm đồng là cùng (tiền Tân-gia-ba hay Mã-lai-á). Nghiệp chướng của họ nặng như vậy mà còn tính chuyện lợi dụng, thật đáng thương!
Tại sao tôi lại kể những chuyện này với quý vị? Chính là muốn quý vị đề cao cảnh giác, cẩn thận giữ gìn chớ có tạo ác nghiệp. Trong Phật giáo không thể phỉ báng Tam Bảo, không thể phỉ báng Kinh Ðại thừa, không thể hồ nghi mà không chịu tu hành, không thể nói dối để gạt mọi người. Nếu như tạo ra những loại ác nghiệp như vậy, thì tương lai nhất định bị đọa địa ngục. Tới lúc đó thì thầy có thương cũng đành chịu, không có cách gì giúp đỡ. Tôi có lời nói trước như vậy để sau này đừng có trách tôi không chịu cứu giúp quý vị.
Tham thiền là tôi luyện thân này thành chất kim cương, chẳng khi nào bị hoại diệt. Nếu đã nguyện ý tôi luyện thân này thì gặp khổ phải ráng hết sức chịu đựng, bởi có câu: "Chịu khổ thì hết khổ, hưởng phước thì tiêu phước".
Ðối với những gì ta hoan hỷ làm thì ta lại càng phải gắng sức hơn nữa, kẻo phụ lại tấm lòng lúc ban sơ đưa ta tới tham gia thiền thất. Về điểm này xin quý vị đặc biệt chú ý!
_____________________________________
Thân Mang Bệnh Khổ Bởi Duyên Nào?
Trường Ðại Học Pháp Giới Phật Giáo thuộc Tổng Hội Pháp Giới Phật Giáo, lần đó tổ chức một cuộc du hành đi Ðông Nam Á Châu để hoằng dương Phật Pháp. Trước khi đi, tôi đã biết trước chúng ta sẽ gặp một số trở ngại, bởi bất luận đi chỗ nào hoằng Pháp tôi cũng đều gặp những cản trở và sự đố kỵ. Tại sao vậy? Bởi tôi quá trực tính, tôi không chịu a dua theo mọi người, bởi đó mà sanh ra đố kỵ. Tuy nhiên, sự tin tưởng của tôi là tà không thể thắng được chánh, loài ma quỷ không có cách gì làm hại được.
Tôi tin tưởng rằng Phật và Bồ-tát luôn luôn hộ trì pháp của tôi.
Nơi tôi đến, tuy gặp nhiều trở ngại, nhưng chúng chẳng có tác dụng gì, chẳng phát sanh những chuyện đáng tiếc, gặp chuyện dữ đều hóa lành, nơi nào cũng bình an vô sự. Chính là do Phật và Bồ-tát đã gia hộ.
Tôi đến bất cứ địa phương nào, thường ngày vẫn gặp những người đau bệnh đến xin được cứu chữa. Mang bệnh là do nghiệp nặng từ kiếp quá khứ, nếu như không thế, đương sự tất không bị quái tật. Những người đến kiếm tôi, đều mang những chứng bệnh lạ, Tây y và Ðông y đều bó tay, không cách gì chữa hết. Ða số những người mang quái tật trong mình, là do trong kiếp quá khứ ham lợi dụng người mà không muốn bị thua thiệt; hoặc giả họ là những người bỏn xẻn, không muốn mất cho ai một xu, không biết giúp đỡ người nghèo, chỉ nghĩ về mình, không biết tới ai khác, luôn luôn ích kỷ tự lợi, thấy lợi quên điều nghĩa, càng ngày càng ngập thêm nghiệp chướng, nên mới dẫn tới bệnh lạ trong kiếp này.
Mang bệnh lạ còn phải kể thêm những ai hủy báng Tam Bảo trong kiếp trước, thậm chí hủy báng Kinh điển Ðại thừa, một tội có thể khiến cho người ta bị đọa địa ngục để chịu khổ và khi ra khỏi địa ngục thì chuyển làm kiếp súc sanh, chim muông hay thú vật. Tới khi chúng sanh đó được lên làm người thì sáu căn không toàn vẹn, hoặc bị khuyết tật, hoặc mắt bị mù, tai bị điếc, câm hay ngọng, chân khập khễnh, tóm lại làm thân người không đầy đủ. Nguyên do bởi kiếp trước họ tạo nghiệp ác nên kiếp này chịu quả báo.
Gặp quả báo như vậy, lẽ ra họ phải dốc lòng sám hối, và làm thật nhiều công đức mới đúng. Tiếc rằng, không những họ không tỉnh ngộ, mà còn coi tiền tài quý như thân mạng, lại còn muốn lợi dụng kẻ xuất gia này. Họ cầu tôi chữa bệnh, chẳng muốn mất tiền nhưng muốn hết bệnh. Khi khỏi được bệnh, họ có vẻ hào hiệp đưa ra một phong bì đỏ để cúng dường. Tuy nhiên trong bao màu đỏ đó chỉ có một đồng, hai đồng cho đến năm đồng là cùng (tiền Tân-gia-ba hay Mã-lai-á). Nghiệp chướng của họ nặng như vậy mà còn tính chuyện lợi dụng, thật đáng thương!
Tại sao tôi lại kể những chuyện này với quý vị? Chính là muốn quý vị đề cao cảnh giác, cẩn thận giữ gìn chớ có tạo ác nghiệp. Trong Phật giáo không thể phỉ báng Tam Bảo, không thể phỉ báng Kinh Ðại thừa, không thể hồ nghi mà không chịu tu hành, không thể nói dối để gạt mọi người. Nếu như tạo ra những loại ác nghiệp như vậy, thì tương lai nhất định bị đọa địa ngục. Tới lúc đó thì thầy có thương cũng đành chịu, không có cách gì giúp đỡ. Tôi có lời nói trước như vậy để sau này đừng có trách tôi không chịu cứu giúp quý vị.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.