Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chương 142: Thiền Ðường Là Ðạo Tràng Tuyển Phật
HT. Tuyên Hóa
25/08/2021
Mọi người đến Thiền đường dụng công có thể coi như dự một cuộc khảo thí, khảo thử ai là người được quả vị Phật. Làm sao để có thể được trúng tuyển? Cốt yếu họ phải đạt được trạng thái "bên trong không thân tâm, bên ngoài không thế giới", hay nói cách khác đây là cảnh giới:
Nhìn mà không thấy,
Nghe mà không hay Ngửi không có mùi.
Ai có được công phu này sẽ có hy vọng trúng tuyển.
Tại sao nhìn mà không thấy? Bởi có sự "hồi quang phản chiếu". Tại sao nghe mà không hay? Bởi "phản văn văn tự kỷ" tức quay cái nghe để nghe chính mình. Tại sao ngửi mà không có mùi? Bởi vì thâu nhiếp thân tâm, nên mùi vị không làm cho dính mắc. Ðây là trạng thái khi mắt nhìn sắc mà không thấy sắc, tai nghe tiếng mà coi như không âm thanh, mũi ngửi mùi hương mà không thấy hương, lưỡi nếm mà vô vị, thân xúc chạm mà không cảm giác, ý có pháp mà không dính pháp. Tới được cảnh giới này mới có hy vọng trúng tuyển thành Phật. Chỉ khi nào "trong lò lửa mà sắc vẫn xanh tươi" (lô hỏa thuần thanh), chân đứng trên "đỉnh cao chóp núi", tại "đầu sào trăm thước" mà nhảy tới, chừng đó mới có hy vọng. Bởi vậy, trong chốn Thiền đường, chúng ta không thể bỏ phí thời gian. Cổ nhân đã từng nói:
Một tấc quang âm một tấc vàng
Tấc vàng khôn đổi tấc quang âm
Vàng mất rồi ra còn kiếm được
Quang âm để mất biết tìm đâu.
Chúng ta phải nắm lấy thời cơ, cố gắng dụng công tu hành. Pháp tu thì có nhiều, duy có pháp "tham thiền" là cao siêu hơn cả. Trong pháp môn này, nếu dụng công cho tới mức độ chín mùi thì có thể làm một cuộc xoay chuyển hoàn toàn, có thể "bội trần hiệp giác", và được trúng tuyển thành Phật.
Người tu Ðạo Bồ-tát có thể bỏ cả nước, cả nhà, cả vợ con. Bên trong thân thể còn có thẻ bỏ cả đầu, mắt, não tủy, chỉ một lòng lo cho chúng sanh, bố thí mọi thứ mà không tiếc. Nếu được trang bị một trạng thái tinh thần như vậy, thì tại "trường tuyển Phật" mới có hy vọng được trúng tuyển. Quý vị nên biết rằng đây là sự tuyển chọn của chư Phật, tuyệt đối công minh, không thể nhờ cậy vào sự cầu may mà phải nhờ vào công phu chân thực của chính mình mới được.
Phật tuyển lựa Phật, chẳng phải ma tuyển lựa Phật, nhưng ma giúp Phật. Phật thì trực diện giáo hóa chúng sanh, còn ma thì giáo hóa gián tiếp, giáo hóa bằng mặt trái, thúc đẩy chúng ta phát đại nguyện lực, giúp chúng ta nỗ lực tu hành. Cho nên ma chính là khuôn mặt khác của Thiện tri thức. Tôi thường nói:
Ma mài dũa đường Ðạo
Chân Ðạo mới có ma
Càng mài thì càng sáng
Càng sáng càng thêm mài
Mài như trăng trong sáng
Giữa trời chiếu quần ma
Ánh sáng chiếu tan ma Bổn lai Phật xuất hiện.
Cho nên chúng ta không nên đối xử với ma như một kẻ thù mà coi ma cũng như một Thiện tri thức. Quán tưởng cách đó, chúng ta sẽ an tâm mà tránh được phiền não. Tỷ dụ có người nói xấu ta, người đó là Thiện tri thức của ta. Một việc ta làm đúng, nhưng có người bảo ta làm không đúng, ta lại càng cố làm cho đúng thêm một mức nữa, như câu nói: "Tới đầu sào trăm thước, còn dấn thêm bước nữa". "Thấy được lỗi của ta, người đó là thầy ta", chúng ta phải coi người nào kiếm ra lỗi lầm của mình chính là thầy của mình, chúng ta phải tạ ơn người đó, chớ không phải coi người đó là kẻ thù.
Chư Phật không phải hồ đồ như chúng ta, do đó nếu chúng ta cứ mang mãi cái diện mạo giả dối, thì không bao giờ có thể được tuyển lựa thành Phật. Chúng ta phải chân thành cầu cái chân thực, đã chân thực còn cần phải chân thực hơn, phải "chân, chân, chân, chân, chân, chân, chân!" bẩy lần chân mới mong được tuyển chọn. Ðó là "thất chân bát chánh", trong thiền thất 7 ngày phải chân thực tu hành, đến ngày thứ 8 là cải tà quy chánh.
Tới lúc đó bao nhiêu tập khí xấu cùng một lượt quét sạch để tới chỗ tịnh khiết hoàn toàn!
Thiền thất khai thị tháng 12 năm 1980
Nhìn mà không thấy,
Nghe mà không hay Ngửi không có mùi.
Ai có được công phu này sẽ có hy vọng trúng tuyển.
Tại sao nhìn mà không thấy? Bởi có sự "hồi quang phản chiếu". Tại sao nghe mà không hay? Bởi "phản văn văn tự kỷ" tức quay cái nghe để nghe chính mình. Tại sao ngửi mà không có mùi? Bởi vì thâu nhiếp thân tâm, nên mùi vị không làm cho dính mắc. Ðây là trạng thái khi mắt nhìn sắc mà không thấy sắc, tai nghe tiếng mà coi như không âm thanh, mũi ngửi mùi hương mà không thấy hương, lưỡi nếm mà vô vị, thân xúc chạm mà không cảm giác, ý có pháp mà không dính pháp. Tới được cảnh giới này mới có hy vọng trúng tuyển thành Phật. Chỉ khi nào "trong lò lửa mà sắc vẫn xanh tươi" (lô hỏa thuần thanh), chân đứng trên "đỉnh cao chóp núi", tại "đầu sào trăm thước" mà nhảy tới, chừng đó mới có hy vọng. Bởi vậy, trong chốn Thiền đường, chúng ta không thể bỏ phí thời gian. Cổ nhân đã từng nói:
Một tấc quang âm một tấc vàng
Tấc vàng khôn đổi tấc quang âm
Vàng mất rồi ra còn kiếm được
Quang âm để mất biết tìm đâu.
Chúng ta phải nắm lấy thời cơ, cố gắng dụng công tu hành. Pháp tu thì có nhiều, duy có pháp "tham thiền" là cao siêu hơn cả. Trong pháp môn này, nếu dụng công cho tới mức độ chín mùi thì có thể làm một cuộc xoay chuyển hoàn toàn, có thể "bội trần hiệp giác", và được trúng tuyển thành Phật.
Người tu Ðạo Bồ-tát có thể bỏ cả nước, cả nhà, cả vợ con. Bên trong thân thể còn có thẻ bỏ cả đầu, mắt, não tủy, chỉ một lòng lo cho chúng sanh, bố thí mọi thứ mà không tiếc. Nếu được trang bị một trạng thái tinh thần như vậy, thì tại "trường tuyển Phật" mới có hy vọng được trúng tuyển. Quý vị nên biết rằng đây là sự tuyển chọn của chư Phật, tuyệt đối công minh, không thể nhờ cậy vào sự cầu may mà phải nhờ vào công phu chân thực của chính mình mới được.
Phật tuyển lựa Phật, chẳng phải ma tuyển lựa Phật, nhưng ma giúp Phật. Phật thì trực diện giáo hóa chúng sanh, còn ma thì giáo hóa gián tiếp, giáo hóa bằng mặt trái, thúc đẩy chúng ta phát đại nguyện lực, giúp chúng ta nỗ lực tu hành. Cho nên ma chính là khuôn mặt khác của Thiện tri thức. Tôi thường nói:
Ma mài dũa đường Ðạo
Chân Ðạo mới có ma
Càng mài thì càng sáng
Càng sáng càng thêm mài
Mài như trăng trong sáng
Giữa trời chiếu quần ma
Ánh sáng chiếu tan ma Bổn lai Phật xuất hiện.
Cho nên chúng ta không nên đối xử với ma như một kẻ thù mà coi ma cũng như một Thiện tri thức. Quán tưởng cách đó, chúng ta sẽ an tâm mà tránh được phiền não. Tỷ dụ có người nói xấu ta, người đó là Thiện tri thức của ta. Một việc ta làm đúng, nhưng có người bảo ta làm không đúng, ta lại càng cố làm cho đúng thêm một mức nữa, như câu nói: "Tới đầu sào trăm thước, còn dấn thêm bước nữa". "Thấy được lỗi của ta, người đó là thầy ta", chúng ta phải coi người nào kiếm ra lỗi lầm của mình chính là thầy của mình, chúng ta phải tạ ơn người đó, chớ không phải coi người đó là kẻ thù.
Chư Phật không phải hồ đồ như chúng ta, do đó nếu chúng ta cứ mang mãi cái diện mạo giả dối, thì không bao giờ có thể được tuyển lựa thành Phật. Chúng ta phải chân thành cầu cái chân thực, đã chân thực còn cần phải chân thực hơn, phải "chân, chân, chân, chân, chân, chân, chân!" bẩy lần chân mới mong được tuyển chọn. Ðó là "thất chân bát chánh", trong thiền thất 7 ngày phải chân thực tu hành, đến ngày thứ 8 là cải tà quy chánh.
Tới lúc đó bao nhiêu tập khí xấu cùng một lượt quét sạch để tới chỗ tịnh khiết hoàn toàn!
Thiền thất khai thị tháng 12 năm 1980
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.