Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chương 225: Vì Sao Trước Khi Nhập Niết Bàn, Phật Không Nhận Cúng Dường?
HT. Tuyên Hóa
12/09/2021
Khi Phật sắp nhập Niết Bàn, vì sao Ngài không nhận cúng dường? Bởi Phật đã đạt thành thân Kim Cang Bất Hoại, cho nên Ngài không ăn uống. Việc ăn hay không ăn đối với Ngài chẳng có quan hệ chi, tức là ăn cũng được, không ăn cũng được. Đâu có giống như chúng ta, hễ thiếu ăn một bữa thì khổ sở như là thiếu hụt dữ lắm vậy. Thậm chí nếu không ăn no, mình cảm thấy như bị lỗ vốn một cách nặng nề. Thiền tông có câu danh ngôn: “Trọn ngày ăn cơm, nhưng chưa ăn một hạt gạo. Cả ngày mặc áo, mà chưa mặc một sợi tơ.” Câu nói này có phải là vọng ngữ không? Nếu phân tách kỹ càng, chúng ta sẽ thấy rất có đạo lý. Vị đó tuy có ăn cơm, mặc áo, nhưng tâm ông ấy không có ở đấy. Thế thì tâm ổng ở đâu? Tâm ông đang niệm niệm, nhất tâm nhất ý tham cứu thiền thoại đầu. Chưa đến lúc “nước cạn đá lộ” thì ông chưa buông lỏng. Như thế mà ông khắc nghi kỳ hạn thủ chứng để làm mục tiêu.
Đức Phật Thích Ca nói: “Sau khi ta nhận dùng bát cháo sữa của nữ mục đồng, ta bèn đến gốc cây Bồ-đề tu hành và thành Chánh Giác.” Uống xong bát cháo sữa, thân thể Ngài được khôi phục, mạnh khỏe trở lại. Nhưng nếu Ngài không ăn thời cũng được thôi. Khi Phật ở Tuyết Sơn tu khổ hạnh sáu năm, nơi đó không phải tại Hy Mã Lạp Sơn, mà là vùng phía nam sông Hằng. Mỗi ngày Phật chỉ ăn một hạt mè, một hại lúa mạch mà cũng không chết đói. Tuy ốm như que củi, nhưng tinh thần Ngài vẫn rất khỏe mạnh. Bởi thế mới nói là đức Phật ăn cũng được, không ăn cũng được, không có vấn đề gì.
Do bởi Phật có ăn hay không thì cũng được, cho nên trước khi nhập diệt, Ngài mới thọ nhận sự cúng dường cuối cùng của ông Thuần Đà. Mục đích của Ngài là vì nghĩ đến đại chúng. Thế nào là vì đại chúng? Làm sao mà Ngài có thể thay mặt đại chúng để ăn? Như có câu: “ Tự mình ăn thì tự mình no, tự mình sanh tử tự mình dứt.” Nói cách khác, Phật vì đại chúng trong pháp hội nên đã nhận cúng dường sau cùng cua ông Thuần Đà. Ngài nhận cúng dường cũng vì chúng tôi, vì quý vị và tất cả chúng sanh hiện nay. Vì sao lại nói như thế? Bởi vì Phật từ bi giúp duyên cho chúng sanh gieo trồng chút ít phước căn. Nếu Phật không ăn uống, chúng sanh chúng ta sẽ không có nơi để gieo phước báu. Phật vì cho chúng sanh trồng phước điền, cho nên Ngài không ăn mà ăn, ăn mà không ăn. Nếu như Phật không ăn thì chúng sanh sẽ không có nơi để trồng phước điền, mà đệ tử Phật cũng chẳng có cơm để ăn.
Phật hoàn toàn vì đệ tử mà nhận của cúng dường, gọi là: “Nê Long tuy bất năng giáng vũ, kỳ vũ tất giả long; Phàm tăng tuy bất năng chủng phước, cầu phước tất giả tăng,” nghĩa là rồng đất tuy không thể làm mưa, nhưng muốn cầu mưa tất phải dùng rồng giả. Phàm tăng tuy không thể trồng phước, nhưng muốn cầu phước tất phải nhờ phàm tăng. Đấy là có sự hỗ tương lẫn nhau chứ không phải mê tín. Vì ứng theo cơ duyên chúng sanh mà Phật miễn cưỡng tiếp nhận sự cúng dường, chứ không phải cho rằng Phật sao mâu thuẫn ăn rồi lại nói không ăn. Chúng ta phải hiểu rõ điều này, vì đây cũng là để phá tan sự chấp trước của con người.
Cư sĩ Thuần Đà tuy là người làm công, nhưng ông đã cúng dường với tấm lòng thành khẩn, thiết tha, không có chút ý đồ gì. Vì thế Phật mới nhận sự cúng dường của ông. Ông tự bảo rằng mình có căn gốc nghèo cùng (Không có Tam Bảo), cho nên ông hy vọng đức Phật sẽ bạt trừ cái cùng căn đó đi. Bởi vì mục đích duy nhất của ông là muốn gieo căn lành cho chúng sanh, chứ không phải cho chính mình. Đó là tinh thần của Bồ Tát vậy.
Con người chúng ta không nên sợ cái căn nghèo cùng. Vì căn nghèo không thể chướng ngại được con đường đạo, mà chỉ sở có căn ma thôi. Căn ma tức là tà tri tà kiến. Nếu người có tà tri tà kiến, bất luận tu pháp môn nào, họ tuyệt đối sẽ không bao giờ có được sự tương ứng. Dù cho họ có bản lãnh gì đi nữa thì cũng như là nói về thức ăn mà không được ăn, là đếm tiền dùm cho người, bận rộn vì người khác mà tự mình không được sự lợi ích gì cả.
Cư sĩ Thuần Đà làm những việc mà người khác không thể làm, nhường được cái mà người ta không thể nhường, cho nên ông đã không tranh giành với một ai. Khi mọi người đã cúng dường xong hết, ông mới cúng dường. Tuyệt đối là ông không có giành trước với ai. Tôi tin rằng thời gian ông ta chờ đợi rất là lâu. Hơn nữa ông ăn những thứ người khác không thể ăn, chịu đựng những gì người khác không thể chịu đựng. Do đó ông mới là bậc long tượng trong giữa muôn người. Bởi ông Thuần Đà có đầy đủ hai chữ “chân thành” cho nên đức Phật mới tiếp nhận sự cúng dường của ông. Vì sao ông Thuần Đà có được cái nhân duyên đó? Bởi kiếp xa xưa kia ông đã tu phước, tu huệ, tu đạo và tu đức. Do nhiều công đức tu hành đó, cho nên đời này ông mới có thể làm được một vị bố thì viên mãn.
Giảng ngày 8 tháng 11 năm 1985
Đức Phật Thích Ca nói: “Sau khi ta nhận dùng bát cháo sữa của nữ mục đồng, ta bèn đến gốc cây Bồ-đề tu hành và thành Chánh Giác.” Uống xong bát cháo sữa, thân thể Ngài được khôi phục, mạnh khỏe trở lại. Nhưng nếu Ngài không ăn thời cũng được thôi. Khi Phật ở Tuyết Sơn tu khổ hạnh sáu năm, nơi đó không phải tại Hy Mã Lạp Sơn, mà là vùng phía nam sông Hằng. Mỗi ngày Phật chỉ ăn một hạt mè, một hại lúa mạch mà cũng không chết đói. Tuy ốm như que củi, nhưng tinh thần Ngài vẫn rất khỏe mạnh. Bởi thế mới nói là đức Phật ăn cũng được, không ăn cũng được, không có vấn đề gì.
Do bởi Phật có ăn hay không thì cũng được, cho nên trước khi nhập diệt, Ngài mới thọ nhận sự cúng dường cuối cùng của ông Thuần Đà. Mục đích của Ngài là vì nghĩ đến đại chúng. Thế nào là vì đại chúng? Làm sao mà Ngài có thể thay mặt đại chúng để ăn? Như có câu: “ Tự mình ăn thì tự mình no, tự mình sanh tử tự mình dứt.” Nói cách khác, Phật vì đại chúng trong pháp hội nên đã nhận cúng dường sau cùng cua ông Thuần Đà. Ngài nhận cúng dường cũng vì chúng tôi, vì quý vị và tất cả chúng sanh hiện nay. Vì sao lại nói như thế? Bởi vì Phật từ bi giúp duyên cho chúng sanh gieo trồng chút ít phước căn. Nếu Phật không ăn uống, chúng sanh chúng ta sẽ không có nơi để gieo phước báu. Phật vì cho chúng sanh trồng phước điền, cho nên Ngài không ăn mà ăn, ăn mà không ăn. Nếu như Phật không ăn thì chúng sanh sẽ không có nơi để trồng phước điền, mà đệ tử Phật cũng chẳng có cơm để ăn.
Phật hoàn toàn vì đệ tử mà nhận của cúng dường, gọi là: “Nê Long tuy bất năng giáng vũ, kỳ vũ tất giả long; Phàm tăng tuy bất năng chủng phước, cầu phước tất giả tăng,” nghĩa là rồng đất tuy không thể làm mưa, nhưng muốn cầu mưa tất phải dùng rồng giả. Phàm tăng tuy không thể trồng phước, nhưng muốn cầu phước tất phải nhờ phàm tăng. Đấy là có sự hỗ tương lẫn nhau chứ không phải mê tín. Vì ứng theo cơ duyên chúng sanh mà Phật miễn cưỡng tiếp nhận sự cúng dường, chứ không phải cho rằng Phật sao mâu thuẫn ăn rồi lại nói không ăn. Chúng ta phải hiểu rõ điều này, vì đây cũng là để phá tan sự chấp trước của con người.
Cư sĩ Thuần Đà tuy là người làm công, nhưng ông đã cúng dường với tấm lòng thành khẩn, thiết tha, không có chút ý đồ gì. Vì thế Phật mới nhận sự cúng dường của ông. Ông tự bảo rằng mình có căn gốc nghèo cùng (Không có Tam Bảo), cho nên ông hy vọng đức Phật sẽ bạt trừ cái cùng căn đó đi. Bởi vì mục đích duy nhất của ông là muốn gieo căn lành cho chúng sanh, chứ không phải cho chính mình. Đó là tinh thần của Bồ Tát vậy.
Con người chúng ta không nên sợ cái căn nghèo cùng. Vì căn nghèo không thể chướng ngại được con đường đạo, mà chỉ sở có căn ma thôi. Căn ma tức là tà tri tà kiến. Nếu người có tà tri tà kiến, bất luận tu pháp môn nào, họ tuyệt đối sẽ không bao giờ có được sự tương ứng. Dù cho họ có bản lãnh gì đi nữa thì cũng như là nói về thức ăn mà không được ăn, là đếm tiền dùm cho người, bận rộn vì người khác mà tự mình không được sự lợi ích gì cả.
Cư sĩ Thuần Đà làm những việc mà người khác không thể làm, nhường được cái mà người ta không thể nhường, cho nên ông đã không tranh giành với một ai. Khi mọi người đã cúng dường xong hết, ông mới cúng dường. Tuyệt đối là ông không có giành trước với ai. Tôi tin rằng thời gian ông ta chờ đợi rất là lâu. Hơn nữa ông ăn những thứ người khác không thể ăn, chịu đựng những gì người khác không thể chịu đựng. Do đó ông mới là bậc long tượng trong giữa muôn người. Bởi ông Thuần Đà có đầy đủ hai chữ “chân thành” cho nên đức Phật mới tiếp nhận sự cúng dường của ông. Vì sao ông Thuần Đà có được cái nhân duyên đó? Bởi kiếp xa xưa kia ông đã tu phước, tu huệ, tu đạo và tu đức. Do nhiều công đức tu hành đó, cho nên đời này ông mới có thể làm được một vị bố thì viên mãn.
Giảng ngày 8 tháng 11 năm 1985
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.