Chương 2
Ly
29/05/2023
Khi hai ông cháu vào nhà, trời cũng đã hơn trưa. Thuyên nhanh chân vào bếp để đưa rổ rau đã rửa sạch cho bà để nấu canh, cậu còn xung phong nhận việc coi lửa ngay khi bà bắt nồi nước lên bếp.
Thuyên nhìn nước trong nồi bắt đầu ùng ục rồi nổi lên những bọt lớn cậu vội kêu bà đang lúi húi xắt rau bên cạnh. Bà ngoại ngó nồi nước, rồi đi lấy me chua, gia vị thì cho vào mỗi thứ một ít vào nồi. Nêm nếm vừa miệng rồi, bà bỏ cá vào đợi chín lại thêm rau và nấu đến khi rau mềm rồi bắt nồi xuống bếp.
"Thuyên ơi, ra sàn nước hái cho ngoại vài trái ớt đi con."
Thuyên dạ rồi chạy đi liền, cậu chăm chú lựa những trái thật đỏ, không bị héo một phần hay bị khô quắc quéo trên cây. Thuyên nhìn trái nào cũng đỏ, cũng thích thế là cậu hái hết đem vào vì sợ để trên cây chúng sẽ bị héo. Bà ngoại nhìn Thuyên cầm vào một nắm ớt đỏ, bà lấy ra hai quả rồi cho vào chén, thêm nước mắm và dậm chút đường, bột ngọt rồi dầm ớt ra cho nát. Thuyên xin bà cho khuấy nước mắm vì cậu rất thích thú với việc này.
"Thuyên sau này biết lo cho vợ đây." Bà ngoại một bên nhường chén cho Thuyên làm, một bên nhìn Thuyên nói như vậy.
Thuyên không hiểu bà nói gì nhưng cậu cũng không hỏi lại.
"Ngoại ơi, con làm xong chén nước mắm ngon rồi nè!" Thuyên bưng chén bằng hai tay đặt lên bàn, như đạt được chiến lợi phẩm khoe với bà.
"Cháu của bà giỏi lắm." Bà xoa đầu Thuyên.
Bà ngoại để cơm canh lên bàn ngay ngắn rồi bắt đầu cúng cơm, mời ông bà tổ tiên về ăn cơm. Trước bữa ăn, Thuyên đều thấy bà làm như thế. Nhà Thuyên trên thành thị không rườm rà như vậy, cơm canh xong sẽ đặt lên bàn rồi ngồi ăn thế thôi. Nhưng Thuyên không chán ghét thủ tục trước khi ăn này vì nó chứng tỏ mình kính trọng ông bà, tổ tiên và không lãng quên họ.
Đợi một lát, bà ngoại gật đầu bảo Thuyên bưng ba cái chén lên nhà trên để ăn. Thuyên đặt đồ lên sàn gạch thì ông bà cũng đã lên sau, ông bưng mâm cơm còn bà bưng nồi cơm. Ở dưới quê, người ta không dùng nồi cơm điện mà dùng nồi sắt để nấu trên bếp lửa, nên khi thấy cơm gần chín, họ sẽ chắt bớt nước ra để cơm nấu không bị nhão. Đôi khi bà ngoại sẽ chắt nước cơm ra tô để ăn thay canh. Chỉ cần cho thêm đường vào thế là đã có một tô canh nước cơm ngon ngọt.
"Con mời ông bà ăn cơm ạ!"
Thuyên nói xong nhanh tay xới cơm vào chén cho ông bà ngoại và mình. Ông ngoại gấp cá cho Thuyên, bà ngoại hỏi Thuyên ăn cơm nữa không và xới cơm cho cậu. Một nhà ba người vui vẻ cùng ăn bữa cơm đằm thắm.
Một đặc điểm Thuyên rất thích ở quê là người ta sẽ ăn cơm dưới sàn nhà mà không phải ngồi vào bàn ăn, họ dùng mâm đựng thức ăn, trong lúc ăn vẫn sẽ trò chuyện đôi lát có thể là ngày mai ăn gì, món ăn hôm nay ra sao, mọi thứ không câu nệ, hình thức mà rất thoải mái.
"Thuyên ăn nhiều lên con." Bà ngoại vừa nói, vừa gấp thêm cá bỏ vào chén cho Thuyên.
Ăn cơm xong, Thuyên phụ bà rửa chén. Hai bà cháu rửa xong, lên nhà trên nằm nghỉ. Thuyên nằm trên giường, bà ngồi cạnh quạt cho Thuyên.
"Rồi chuyện học của thằng Thuyên thì sao, cũng sắp tựu trường rồi." Ông ngoại ngồi trên ghế dựa, đột nhiên hỏi.
"Thằng Hoàng nói cứ cho thằng Thuyên học ở đây, trường làng nó bảo cũng tốt." Bà ngoại đáp.
Thuyên nằm nghe ông bà nói chuyện về việc học của mình, đúng rồi cũng sắp tựu trường. Khi Thuyên còn ở thành phố, cậu không biết nghỉ hè là gì. Cha mẹ sẽ đưa cậu đến lớp học thêm để học rồi về nhà cũng học. Từ khi về quê ở với ngoại, Thuyên mới biết ý nghĩa thật sự của mùa hè là gì. Đó là thời gian ta thư giãn đầu óc sau một kỳ học dài đằng đẵng đầy áp lực, là thời gian ta học thêm kỹ năng mới để phát triển bản thân mà không phải chỉ học và học. Từ lúc về quê, Thuyên đã được ông dạy bắn nã, móc mồi để câu cá, hái rau, nhặt rau những thứ tưởng chừng đơn giản vậy mà đối với Thuyên đều mới mẻ.
"Để ngày mai tôi đi gặp bà Hoa hỏi thăm, bà ấy quen biết bên trường. Có bà Hoa giúp đỡ, việc xin vào trường của thằng Thuyên cũng dễ." Ông vuốt cằm, khẽ nói.
"Chuyện thành thì đem gà biếu bà ấy." Bà ngoại nói thêm.
"Tôi biết rồi, bà khỏi lo." Ông gật đầu, rồi quay sang nhìn Thuyên đang nằm.
"Con thấy học trường làng được không con?" Ông hỏi.
"Dạ, con học trường nào cũng được ạ." Thuyên trả lời.
"Vậy được rồi, để mai ông hỏi thăm cho con." Ông ngoại ngưng lát rồi nói tiếp. "Thôi, con nằm ngủ trưa đi."
Thuyên nhìn nước trong nồi bắt đầu ùng ục rồi nổi lên những bọt lớn cậu vội kêu bà đang lúi húi xắt rau bên cạnh. Bà ngoại ngó nồi nước, rồi đi lấy me chua, gia vị thì cho vào mỗi thứ một ít vào nồi. Nêm nếm vừa miệng rồi, bà bỏ cá vào đợi chín lại thêm rau và nấu đến khi rau mềm rồi bắt nồi xuống bếp.
"Thuyên ơi, ra sàn nước hái cho ngoại vài trái ớt đi con."
Thuyên dạ rồi chạy đi liền, cậu chăm chú lựa những trái thật đỏ, không bị héo một phần hay bị khô quắc quéo trên cây. Thuyên nhìn trái nào cũng đỏ, cũng thích thế là cậu hái hết đem vào vì sợ để trên cây chúng sẽ bị héo. Bà ngoại nhìn Thuyên cầm vào một nắm ớt đỏ, bà lấy ra hai quả rồi cho vào chén, thêm nước mắm và dậm chút đường, bột ngọt rồi dầm ớt ra cho nát. Thuyên xin bà cho khuấy nước mắm vì cậu rất thích thú với việc này.
"Thuyên sau này biết lo cho vợ đây." Bà ngoại một bên nhường chén cho Thuyên làm, một bên nhìn Thuyên nói như vậy.
Thuyên không hiểu bà nói gì nhưng cậu cũng không hỏi lại.
"Ngoại ơi, con làm xong chén nước mắm ngon rồi nè!" Thuyên bưng chén bằng hai tay đặt lên bàn, như đạt được chiến lợi phẩm khoe với bà.
"Cháu của bà giỏi lắm." Bà xoa đầu Thuyên.
Bà ngoại để cơm canh lên bàn ngay ngắn rồi bắt đầu cúng cơm, mời ông bà tổ tiên về ăn cơm. Trước bữa ăn, Thuyên đều thấy bà làm như thế. Nhà Thuyên trên thành thị không rườm rà như vậy, cơm canh xong sẽ đặt lên bàn rồi ngồi ăn thế thôi. Nhưng Thuyên không chán ghét thủ tục trước khi ăn này vì nó chứng tỏ mình kính trọng ông bà, tổ tiên và không lãng quên họ.
Đợi một lát, bà ngoại gật đầu bảo Thuyên bưng ba cái chén lên nhà trên để ăn. Thuyên đặt đồ lên sàn gạch thì ông bà cũng đã lên sau, ông bưng mâm cơm còn bà bưng nồi cơm. Ở dưới quê, người ta không dùng nồi cơm điện mà dùng nồi sắt để nấu trên bếp lửa, nên khi thấy cơm gần chín, họ sẽ chắt bớt nước ra để cơm nấu không bị nhão. Đôi khi bà ngoại sẽ chắt nước cơm ra tô để ăn thay canh. Chỉ cần cho thêm đường vào thế là đã có một tô canh nước cơm ngon ngọt.
"Con mời ông bà ăn cơm ạ!"
Thuyên nói xong nhanh tay xới cơm vào chén cho ông bà ngoại và mình. Ông ngoại gấp cá cho Thuyên, bà ngoại hỏi Thuyên ăn cơm nữa không và xới cơm cho cậu. Một nhà ba người vui vẻ cùng ăn bữa cơm đằm thắm.
Một đặc điểm Thuyên rất thích ở quê là người ta sẽ ăn cơm dưới sàn nhà mà không phải ngồi vào bàn ăn, họ dùng mâm đựng thức ăn, trong lúc ăn vẫn sẽ trò chuyện đôi lát có thể là ngày mai ăn gì, món ăn hôm nay ra sao, mọi thứ không câu nệ, hình thức mà rất thoải mái.
"Thuyên ăn nhiều lên con." Bà ngoại vừa nói, vừa gấp thêm cá bỏ vào chén cho Thuyên.
Ăn cơm xong, Thuyên phụ bà rửa chén. Hai bà cháu rửa xong, lên nhà trên nằm nghỉ. Thuyên nằm trên giường, bà ngồi cạnh quạt cho Thuyên.
"Rồi chuyện học của thằng Thuyên thì sao, cũng sắp tựu trường rồi." Ông ngoại ngồi trên ghế dựa, đột nhiên hỏi.
"Thằng Hoàng nói cứ cho thằng Thuyên học ở đây, trường làng nó bảo cũng tốt." Bà ngoại đáp.
Thuyên nằm nghe ông bà nói chuyện về việc học của mình, đúng rồi cũng sắp tựu trường. Khi Thuyên còn ở thành phố, cậu không biết nghỉ hè là gì. Cha mẹ sẽ đưa cậu đến lớp học thêm để học rồi về nhà cũng học. Từ khi về quê ở với ngoại, Thuyên mới biết ý nghĩa thật sự của mùa hè là gì. Đó là thời gian ta thư giãn đầu óc sau một kỳ học dài đằng đẵng đầy áp lực, là thời gian ta học thêm kỹ năng mới để phát triển bản thân mà không phải chỉ học và học. Từ lúc về quê, Thuyên đã được ông dạy bắn nã, móc mồi để câu cá, hái rau, nhặt rau những thứ tưởng chừng đơn giản vậy mà đối với Thuyên đều mới mẻ.
"Để ngày mai tôi đi gặp bà Hoa hỏi thăm, bà ấy quen biết bên trường. Có bà Hoa giúp đỡ, việc xin vào trường của thằng Thuyên cũng dễ." Ông vuốt cằm, khẽ nói.
"Chuyện thành thì đem gà biếu bà ấy." Bà ngoại nói thêm.
"Tôi biết rồi, bà khỏi lo." Ông gật đầu, rồi quay sang nhìn Thuyên đang nằm.
"Con thấy học trường làng được không con?" Ông hỏi.
"Dạ, con học trường nào cũng được ạ." Thuyên trả lời.
"Vậy được rồi, để mai ông hỏi thăm cho con." Ông ngoại ngưng lát rồi nói tiếp. "Thôi, con nằm ngủ trưa đi."
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.