Khi Hàng Rong Gặp Quản Lý Đô Thị
Chương 33: Lột xác (Thượng)
Kinh Thành Nam Sủng
24/04/2017
9 năm trước, lúc ấy tôi vẫn còn khá nhỏ, cả ngày chỉ thích bám lấy mẹ,
rảnh rỗi không có việc gì làm sẽ la hét đòi mua meo meo. Mỗi lần như vậy mẹ luôn tức giận không cho đi theo nữa, ban đầu tôi còn khóc ăn vạ, sau thấy chẳng ai để ý đến nên cũng chán chẳng buồn dùng nữa.
Ba toàn lấy chuyện này ra trêu, tôi tức giận đỏ mặt tía tai, ngay cả bà nội dỗ cũng không thèm nghe. Ba vì dỗ tôi không còn cách nào khác phải bật đầu đĩa VCD lên cho tôi xem. Cái thời ấy đầu đĩa VCD là hàng hot, giá toàn lên tới vài ngàn, chút tiền ấy tuy là không nhiều nhặn gì nhưng cũng là ước mơ một thời của lũ trẻ nông thôn.
Như vậy tôi sẽ không giận nữa mà tập trung tinh thần xem TV, ba sẽ gọi mọi người, cả nhà cùng nhau tụ tập đông đủ cùng xem TV. Cảnh tượng hòa thuận vui vẻ ấy vẫn mãi khắc sâu trong tâm trí tôi.
“Em vẫn còn nhớ rõ mấy bộ phim hồi đó ấy à?”
Tôi gật đầu, khẳng định chắc nịch: “ Phim “ Hãy cho con yêu mẹ” là hay nhất. Em nhớ rõ hồi ấy xem xong khóc như mưa, em còn ôm mẹ nói sau này lớn sẽ chăm sóc mẹ thật tốt.”
Đặng Thiệu nâng tay lên giả bộ dạng ông lão râu bạc, cười nói: “ Quả nhiên tầm mắt chú đây không tồi mà, lần đầu tiên gặp đã biết Tiểu Lục là đứa trẻ tốt.”
Tôi bật lại: “ Điêu vừa thôi, lần đầu tiên gặp anh muốn lấy tiền của em đấy”
Đặng Thiệu nhún vai: “ Ai bảo em là người trông hàng, không phạt em thì phạt ai? Mà cho dù có phạt, em cũng có tiền đâu.”
Tôi bĩu môi: “ Chuẩn luôn, em lúc ấy nửa xu cũng không có, anh muốn phạt em chỉ còn cách lột đồ đem quần áo đi bán thôi.”
“Ồ?” Đặng Thiệu xoa cằm, cao thấp đánh giá tôi: “ Quần áo em bán thì được mấy đồng, nhưng thân thể này bán không chừng được giá tốt đấy.”
Mặt tôi đỏ bừng: “ Anh bảo em dám dùng cách ấy kiếm tiền anh đập chết mà?”
Đối mặt với phản bác của tôi, Đặng Thiệu vô sỉ nói: “ Dĩ nhiên là không được bán cho người khác nhưng bán cho anh thì được.”
Tôi không thèm để ý tới Đặng Thiệu, cặm cụi lo thu xếp đồ đạc.
Đặng Thiệu đi làm một ngày, công việc cũng không dễ dàng gì. Tan tầm còn phải chạy về giúp tôi bán hàng, anh tựa vào xe đẩy, nói: “ Tiểu Lục, anh nói với em chuyện này.”
Tôi không ngẩng đầu cặm cụi làm nốt công việc còn lại: “ Chuyện gì cơ?”
“Hai ngày nữa mẹ anh mừng thọ, em có muốn đi không?”
“Mừng thọ?” Tôi ngẩng lên, trợn tròn hai mắt: “ Bác gái mừng thọ em cũng muốn đi, nhưng mà…” Tôi do dự : “ Nhưng mà… em nên biếu bác cái gì bây giờ?”
Đặng Thiệu phất tay cười: “Khỏi cần tặng, em ra ngoài kiếm ăn cũng không dễ dàng gì. Dù sao cũng chỉ là đi ăn một bữa, người một nhà nhân cơ hội tụ tập quây quần thôi mà”
“Người một nhà?” Tôi chỉ vào chính mình, nghi hoặc nói: “ Anh đem em thành người một nhà, ý là sao….”
Đặng Thiệu bất đắc dĩ nói: “ Làm gì có ý gì. Nói người một nhà thì là người một nhà thôi. Em cũng chuẩn bị dần đi, chúng mình chọn bữa nào đi mua quần áo. Em đâu thể mặc thế này đến nhà anh đúng không?”
Cúi đầu đánh giá chính mình, cũng không nổi bật gì. Đi trên đường ai mà liếc nhìn, nói không chừng tôi còn nghĩ người ta cho rằng tôi ảnh hưởng tới bộ mặt mĩ quan của thành phố mất.
Mười giờ đêm, chúng tôi mau chóng dọn quán. Lúc đi qua cửa hàng Đinh Đại Bằng, “hoàng hậu bánh rán” giữ lại ăn cơm, không lay chuyện được chị ấy nên cả hai đành nhận.
Về đến nhà, Đặng Thiệu la hét phải tắm rửa mà tôi chỉ muốn lăn ra ngủ ngay lập tức. Mắt chẳng thèm mở ra, tôi đem giày ném ra góc nhà, tất quăng trên sàn, quyết tâm nằm giả chết trên giường.
Đặng Thiệu cúi đầu thấy thế, đá đá vào chân tôi: “ Tiểu Lục, rửa chân rồi hãy ngủ”
Tôi híp mắt, mơ hồ nói: “ Không rửa, hôm nay mệt chết rồi, mai rửa cả thể.”
“Chân em thối như vậy ai mà ngủ được? Phải tập rèn thành thói quen sống tốt đẹp, hiểu chưa?”
Đặng Thiệu nói đạo lí, nếu là lúc bình thường không chừng tôi còn biết điều mà nghe. Nhưng giờ là tình huống nào? Con sâu ngủ ăn mòn tâm trí, đạo lí bên tai có khác gì muỗi vo ve đâu. Tôi lật người đưa lưng về phía anh, nói: “ Em ngủ đã… Tỉnh ngủ rồi rèn.”
Một lúc lâu đằng sau không còn âm thanh gì. Tôi cũng dần dần tiến vào giấc ngủ. Được một lúc mỏi người, trở mình một cái lại thấy chân chạm vào nước ấm., tôi bất đắc dĩ chậm rãi mở mắt.
Đặng Thiệu ôn hòa cười: “ Em ngủ thì ngủ đi, anh rửa chân cho em”
( Tiểu công của lòng tui =)))))))))))))
Tôi cười ha hả gật đầu, lập tức nhắm mắt lại. Nghĩ thầm, vốn tưởng hôm nay là một ngày bình thường như mọi ngày, không ngờ đến cuối ngày mới nhận ra hôm nay là một ngày tuyệt vời.
Không lâu sau, tôi thấy man mát, bên cạnh có người tiến vào nằm cùng. Đặng Thiệu kéo tôi ôm vào người, tôi ngồi mát ăn bát vàng tìm vị trí thoải mái nhất mà ngủ.
Ngày hôm sau, lúc tôi tỉnh lại Đặng Thiệu đã đi rồi, trên bàn đặt một tờ giấy.
“Bữa sáng anh để trong phòng bếp chủ nhà, rời giường nhớ hâm nóng hẵng ăn. Buổi tối tan làm anh ra giúp em, chờ anh.” Phía dưới là chữ kí siêu đẹp của anh…. tuy là nhìn chẳng ra chữ gì.
Đem tờ giấy gấp lại đem cất vào ngăn kéo như bảo vật. Lúc mở ngăn kéo tình cờ lại thấy điện thoại Đặng Thiệu mua cho. Nếu không nhờ tờ giấy này, khéo tôi còn quên mình có một cái di đọng.
Tôi bấm nút khởi động máy, màn hình không sáng lên. Giờ mới nhớ ra đã lâu rồi không sạc điện thoại.
Dựa theo Đặng Thiệu dạy, tôi lấy dây ra sạc điện thoại, sau mới đứng dậy đi tắm. Lúc quay loại, điện thoại tự khởi động từ lúc nào, lật ra xem bên trong chỉ có số điện thoại của mình Đặng Thiệu.
Tôi nảy ra một ý, vội vàng khăn gói cầm điện điện thoại ra bàn, trên ấy có sổ điện thoại của Đinh Đại Bằng và “hoàng hậu bánh rán”.
Đó là một quyển sổ cũ bé bé bằng lòng bàn tay, bìa là hình đại minh tinh “Lý Linh Ngọc” (*). Mẹ tôi rất thích cô ấy, mở sổ ra lật lật một hồi cũng tìm được số điện thoại cần thiết.
“Xin chào, cửa hàng cơm văn phòng Đại Bằng xin nghe.”
Đầu dây bên kia vang lên âm thanh nghiêm túc, tôi hoài nghe có phải bấm nhầm số rồi không ta? Tôi nhẹ giọng nói: “ Chị dâu,em là Tiểu Lục”
Bên kia điện thoại dừng vài giây: “ Ai nha, Tiểu Lục đó à. Chú dùng điện thoại từ bao giờ vậy?”
“Em mượn của người khác ấy mà. Đúng rồi, hôm nay chị có thời gian không? Cùng em đi mua quần áo đi.”
“Hoàng hậu bánh rán” sảng khoái đồng ý. Ngắt điện thoại một cái tôi liền vội vội vàng vàng mặc đồ, dựa theo địa chỉ “hoàng hậu bánh rán” nói mà đến.
Đợi tôi đến được nhà ga “hoàng hậu bánh rán” đã chờ đến mất kiên nhẫn, hai mắt trợn trừng: “ Thằng nhóc xấu xa đi gì mà chậm vậy hả? Đi có hai con phố mà như bò vậy”
Tôi vội giải thích: “ Xin lỗi chị dâu, tại em chưa quen đường mà.”
“Hoàng hậu bánh rán” lườm thêm một cái, nói: “ Được rồi, mau đi thôi. Nói không chừng chiều cửa hàng lại đông khách thì chết.”
Hôm nay ra khỏi cửa chỉ cầm theo có 500 đồng. Vốn định lấy hẳn 1000 đồng nhưng sau một quá trình đấu tranh tư tưởng mãnh liệt, rốt cuộc tôi vẫn chỉ mang có 500 đồng.
“Hoàng hậu bánh rán” hỏi tôi mang bao nhiêu tiền, nghe câu trả lời 500 liền khinh bỉ nhìn một cái. Tôi biết tại thành phố này 500 đồng không đáng kể gì, nói không chừng còn chả đủ tiền mua một cái quần của tầng lớp trí thức.
Nhưng mẹ từng nói, tôi không khác gì con cánh cam, mặc đồ cũng nên biết lượng sức mình.
(Tức là em không đẹp, mặc đẹp cũng chỉ đến thế thôi =))) Mẹ em thặc dã man =)))
Đi dạo hết một vòng trung tâm mua sắm, không thể không thừa nhận mắt thẩm mĩ của “hoàng hậu bánh rán” không tồi tí nào. Chị ấy giúp tôi chọn quần áo, giá cả vừa phải mà nhìn khá đẹp, trang bị từ đầu tới chân chỉ gần 200 đồng. Mà còn hơn 200 nữa, tôi quyết định mua cho Đặng Thiệu cái gì đó.
Mua quần áo xong, “hoàng hậu bánh rán” la hét đòi tôi thay cả bộ cho chị ấy ngắm. Tôi không lay chuyện nổi sự cố chấp của phụ nữ, đành chui vào buồng vệ sinh thay. Khi tôi bước ra, chị gật đầu vừa lòng: “ Quần áo không tồi, có điều…” “Hoàng hậu bánh rán” nhìn thoáng qua tóc tôi, nói: “ Tóc xấu quá, nhìn qua liền bại lộ hơi thở quê cha đất tổ rồi. Quê quá”
Tôi trong lòng thầm phản bạc, em cũng có phải người thành phố quái đâu.
“Đứng trước gương ngắm thử xem.”
Tôi đi đến trước gương, nếu không nhìn tóc thì đến chính chủ còn chẳng nhận ra thật.
“Được rồi, đừng ngắm nữa. Chúng ta đi tìm cửa hàng làm tóc”
“Đợi một chút” tội vội vàng xoay người, nói với chị: “ Em còn muốn mua thêm một bộ nữa”
“Còn mua nữa?” “Hoàng hậu bánh rán” kinh ngạc: “ Trên người chú còn bao tiền đâu mà vẫn muốn mua nữa á?”
Tôi gật đầu: “ Em tính mua thêm một bộ rộng mặc cho thoải mái”. Tôi mà dám nói mua cho Đặng Thiệu, chị ấy không mắng cho ngu người mới là lạ.
“Hoàng hôn bánh rán” ôm nghi ngờ trong lòng giúp tôi mua quần áo. Đi một vòng từ tầng 2 đến tầng 3 rốt cuộc tìm được một bộ không tôif. “Hoàng hậu bánh rán” cầm trong tay ước lượng hỏi: “ Chú muốn mua rộng cỡ nào?”
Tôi tính toán một hồi, không ước lượng nổi Đặng Thiệu mặc cỡ bao nhiêu. Đang lúc còn do dự, một người đàn ông thân cao so với Đặng Thiệu không khác biệt lắm bước vào cửa hàng. Tôi chỉ vào người đàn ông đó, nói: “ Cỡ mà anh ta mặc được ấy.”
Người đàn ông kia bất thình lình bị tôi chỉ vào giật mình,lấy lại tinh thần cười nói: “ Cậu muốn mua quần áo tặng người ta hả? Tôi có thể chọn giúp cậu”
Nhân viên bán hàng vội vàng giải thích: “ Đây là ông chủ chúng tôi.”
“Hoàng hậu bánh rán” trước giờ siêu thích loại hình mãnh nam này, vừa thấy người ta cười với mình liền xuân tâm nhộn nhạo nói: “ Vậy liền phiền toái anh vậy.”
Lúc này, tôi chính thức thay Đinh Đại Bằng mặc niệm.
Người đàn ông mặc quần áo đã chọn đứng trước mặt, tôi vừa lòng gật gật đầu, Đặng Thiệu mặc vào nhất định còn đẹp trai hơn anh ta. Tôi cười: “ Vậy lấy bộ này đi, bao nhiêu tiền thế?”
Người đàn ông một bên cởi đồ, một bên nói: “ Bán cho người khác thì 530 đồng. Vì chúng ta có duyên thôi chiết khấu lấy 500 đồng thôi”
“500 đồng?” Giá này làm tôi líu cả lưỡi.
“Hoàng hậu bánh rán” chán ghét gái cằm, cười nói: “ Anh zai thật biết nói đùa. Quần áo này đẹp thì đẹp thật nhưng đâu có giá vậy. Thế này đi, tôi nói giá, anh ưng thì mua. Không thì thôi.”
Người đàn ông cười nói: “ Vậy cô nói giá đi tôi nghe đây”
“Hoàng hậu bánh rán” vung bàn tay to lên, nói: “ 300 được không?”
Người đàn ông do dự một hồi, cười nói “ Vậy 300 cũng được, cô em ra giá cũng chắc thật đấy.”
“Hoàng hậu bánh rán” đắc ý cười, đẩy người tôi: “ Tiểu Lục, trên người chú còn hơn 200 đồng, vậy chị dâu cho chú mượn 100. Hai ngày nữa trả lại cho chị là được.”
Tôi chưa kịp nghĩ đã đáp ứng, thanh toán xong xuôi bọn tôi cùng nhau tới cửa hiệu cắt tóc, dựa theo ý tưởng của “hoàng hậu bánh rán” mà cắt. Thợ cắt tóc ngầm hiểu, chờ đến khi xong hoàn toàn, tôi mới chính thức hiểu thế nào là “Lột xác”
(*) Lý Linh Ngọc: Là diễn viên đóng vai Ngọc Thố tinh ( thỏ ngọc xuống trần gian làm loạn) và công chúa Thiên Trúc trong Tây Du Kí bản 1986.
Ba toàn lấy chuyện này ra trêu, tôi tức giận đỏ mặt tía tai, ngay cả bà nội dỗ cũng không thèm nghe. Ba vì dỗ tôi không còn cách nào khác phải bật đầu đĩa VCD lên cho tôi xem. Cái thời ấy đầu đĩa VCD là hàng hot, giá toàn lên tới vài ngàn, chút tiền ấy tuy là không nhiều nhặn gì nhưng cũng là ước mơ một thời của lũ trẻ nông thôn.
Như vậy tôi sẽ không giận nữa mà tập trung tinh thần xem TV, ba sẽ gọi mọi người, cả nhà cùng nhau tụ tập đông đủ cùng xem TV. Cảnh tượng hòa thuận vui vẻ ấy vẫn mãi khắc sâu trong tâm trí tôi.
“Em vẫn còn nhớ rõ mấy bộ phim hồi đó ấy à?”
Tôi gật đầu, khẳng định chắc nịch: “ Phim “ Hãy cho con yêu mẹ” là hay nhất. Em nhớ rõ hồi ấy xem xong khóc như mưa, em còn ôm mẹ nói sau này lớn sẽ chăm sóc mẹ thật tốt.”
Đặng Thiệu nâng tay lên giả bộ dạng ông lão râu bạc, cười nói: “ Quả nhiên tầm mắt chú đây không tồi mà, lần đầu tiên gặp đã biết Tiểu Lục là đứa trẻ tốt.”
Tôi bật lại: “ Điêu vừa thôi, lần đầu tiên gặp anh muốn lấy tiền của em đấy”
Đặng Thiệu nhún vai: “ Ai bảo em là người trông hàng, không phạt em thì phạt ai? Mà cho dù có phạt, em cũng có tiền đâu.”
Tôi bĩu môi: “ Chuẩn luôn, em lúc ấy nửa xu cũng không có, anh muốn phạt em chỉ còn cách lột đồ đem quần áo đi bán thôi.”
“Ồ?” Đặng Thiệu xoa cằm, cao thấp đánh giá tôi: “ Quần áo em bán thì được mấy đồng, nhưng thân thể này bán không chừng được giá tốt đấy.”
Mặt tôi đỏ bừng: “ Anh bảo em dám dùng cách ấy kiếm tiền anh đập chết mà?”
Đối mặt với phản bác của tôi, Đặng Thiệu vô sỉ nói: “ Dĩ nhiên là không được bán cho người khác nhưng bán cho anh thì được.”
Tôi không thèm để ý tới Đặng Thiệu, cặm cụi lo thu xếp đồ đạc.
Đặng Thiệu đi làm một ngày, công việc cũng không dễ dàng gì. Tan tầm còn phải chạy về giúp tôi bán hàng, anh tựa vào xe đẩy, nói: “ Tiểu Lục, anh nói với em chuyện này.”
Tôi không ngẩng đầu cặm cụi làm nốt công việc còn lại: “ Chuyện gì cơ?”
“Hai ngày nữa mẹ anh mừng thọ, em có muốn đi không?”
“Mừng thọ?” Tôi ngẩng lên, trợn tròn hai mắt: “ Bác gái mừng thọ em cũng muốn đi, nhưng mà…” Tôi do dự : “ Nhưng mà… em nên biếu bác cái gì bây giờ?”
Đặng Thiệu phất tay cười: “Khỏi cần tặng, em ra ngoài kiếm ăn cũng không dễ dàng gì. Dù sao cũng chỉ là đi ăn một bữa, người một nhà nhân cơ hội tụ tập quây quần thôi mà”
“Người một nhà?” Tôi chỉ vào chính mình, nghi hoặc nói: “ Anh đem em thành người một nhà, ý là sao….”
Đặng Thiệu bất đắc dĩ nói: “ Làm gì có ý gì. Nói người một nhà thì là người một nhà thôi. Em cũng chuẩn bị dần đi, chúng mình chọn bữa nào đi mua quần áo. Em đâu thể mặc thế này đến nhà anh đúng không?”
Cúi đầu đánh giá chính mình, cũng không nổi bật gì. Đi trên đường ai mà liếc nhìn, nói không chừng tôi còn nghĩ người ta cho rằng tôi ảnh hưởng tới bộ mặt mĩ quan của thành phố mất.
Mười giờ đêm, chúng tôi mau chóng dọn quán. Lúc đi qua cửa hàng Đinh Đại Bằng, “hoàng hậu bánh rán” giữ lại ăn cơm, không lay chuyện được chị ấy nên cả hai đành nhận.
Về đến nhà, Đặng Thiệu la hét phải tắm rửa mà tôi chỉ muốn lăn ra ngủ ngay lập tức. Mắt chẳng thèm mở ra, tôi đem giày ném ra góc nhà, tất quăng trên sàn, quyết tâm nằm giả chết trên giường.
Đặng Thiệu cúi đầu thấy thế, đá đá vào chân tôi: “ Tiểu Lục, rửa chân rồi hãy ngủ”
Tôi híp mắt, mơ hồ nói: “ Không rửa, hôm nay mệt chết rồi, mai rửa cả thể.”
“Chân em thối như vậy ai mà ngủ được? Phải tập rèn thành thói quen sống tốt đẹp, hiểu chưa?”
Đặng Thiệu nói đạo lí, nếu là lúc bình thường không chừng tôi còn biết điều mà nghe. Nhưng giờ là tình huống nào? Con sâu ngủ ăn mòn tâm trí, đạo lí bên tai có khác gì muỗi vo ve đâu. Tôi lật người đưa lưng về phía anh, nói: “ Em ngủ đã… Tỉnh ngủ rồi rèn.”
Một lúc lâu đằng sau không còn âm thanh gì. Tôi cũng dần dần tiến vào giấc ngủ. Được một lúc mỏi người, trở mình một cái lại thấy chân chạm vào nước ấm., tôi bất đắc dĩ chậm rãi mở mắt.
Đặng Thiệu ôn hòa cười: “ Em ngủ thì ngủ đi, anh rửa chân cho em”
( Tiểu công của lòng tui =)))))))))))))
Tôi cười ha hả gật đầu, lập tức nhắm mắt lại. Nghĩ thầm, vốn tưởng hôm nay là một ngày bình thường như mọi ngày, không ngờ đến cuối ngày mới nhận ra hôm nay là một ngày tuyệt vời.
Không lâu sau, tôi thấy man mát, bên cạnh có người tiến vào nằm cùng. Đặng Thiệu kéo tôi ôm vào người, tôi ngồi mát ăn bát vàng tìm vị trí thoải mái nhất mà ngủ.
Ngày hôm sau, lúc tôi tỉnh lại Đặng Thiệu đã đi rồi, trên bàn đặt một tờ giấy.
“Bữa sáng anh để trong phòng bếp chủ nhà, rời giường nhớ hâm nóng hẵng ăn. Buổi tối tan làm anh ra giúp em, chờ anh.” Phía dưới là chữ kí siêu đẹp của anh…. tuy là nhìn chẳng ra chữ gì.
Đem tờ giấy gấp lại đem cất vào ngăn kéo như bảo vật. Lúc mở ngăn kéo tình cờ lại thấy điện thoại Đặng Thiệu mua cho. Nếu không nhờ tờ giấy này, khéo tôi còn quên mình có một cái di đọng.
Tôi bấm nút khởi động máy, màn hình không sáng lên. Giờ mới nhớ ra đã lâu rồi không sạc điện thoại.
Dựa theo Đặng Thiệu dạy, tôi lấy dây ra sạc điện thoại, sau mới đứng dậy đi tắm. Lúc quay loại, điện thoại tự khởi động từ lúc nào, lật ra xem bên trong chỉ có số điện thoại của mình Đặng Thiệu.
Tôi nảy ra một ý, vội vàng khăn gói cầm điện điện thoại ra bàn, trên ấy có sổ điện thoại của Đinh Đại Bằng và “hoàng hậu bánh rán”.
Đó là một quyển sổ cũ bé bé bằng lòng bàn tay, bìa là hình đại minh tinh “Lý Linh Ngọc” (*). Mẹ tôi rất thích cô ấy, mở sổ ra lật lật một hồi cũng tìm được số điện thoại cần thiết.
“Xin chào, cửa hàng cơm văn phòng Đại Bằng xin nghe.”
Đầu dây bên kia vang lên âm thanh nghiêm túc, tôi hoài nghe có phải bấm nhầm số rồi không ta? Tôi nhẹ giọng nói: “ Chị dâu,em là Tiểu Lục”
Bên kia điện thoại dừng vài giây: “ Ai nha, Tiểu Lục đó à. Chú dùng điện thoại từ bao giờ vậy?”
“Em mượn của người khác ấy mà. Đúng rồi, hôm nay chị có thời gian không? Cùng em đi mua quần áo đi.”
“Hoàng hậu bánh rán” sảng khoái đồng ý. Ngắt điện thoại một cái tôi liền vội vội vàng vàng mặc đồ, dựa theo địa chỉ “hoàng hậu bánh rán” nói mà đến.
Đợi tôi đến được nhà ga “hoàng hậu bánh rán” đã chờ đến mất kiên nhẫn, hai mắt trợn trừng: “ Thằng nhóc xấu xa đi gì mà chậm vậy hả? Đi có hai con phố mà như bò vậy”
Tôi vội giải thích: “ Xin lỗi chị dâu, tại em chưa quen đường mà.”
“Hoàng hậu bánh rán” lườm thêm một cái, nói: “ Được rồi, mau đi thôi. Nói không chừng chiều cửa hàng lại đông khách thì chết.”
Hôm nay ra khỏi cửa chỉ cầm theo có 500 đồng. Vốn định lấy hẳn 1000 đồng nhưng sau một quá trình đấu tranh tư tưởng mãnh liệt, rốt cuộc tôi vẫn chỉ mang có 500 đồng.
“Hoàng hậu bánh rán” hỏi tôi mang bao nhiêu tiền, nghe câu trả lời 500 liền khinh bỉ nhìn một cái. Tôi biết tại thành phố này 500 đồng không đáng kể gì, nói không chừng còn chả đủ tiền mua một cái quần của tầng lớp trí thức.
Nhưng mẹ từng nói, tôi không khác gì con cánh cam, mặc đồ cũng nên biết lượng sức mình.
(Tức là em không đẹp, mặc đẹp cũng chỉ đến thế thôi =))) Mẹ em thặc dã man =)))
Đi dạo hết một vòng trung tâm mua sắm, không thể không thừa nhận mắt thẩm mĩ của “hoàng hậu bánh rán” không tồi tí nào. Chị ấy giúp tôi chọn quần áo, giá cả vừa phải mà nhìn khá đẹp, trang bị từ đầu tới chân chỉ gần 200 đồng. Mà còn hơn 200 nữa, tôi quyết định mua cho Đặng Thiệu cái gì đó.
Mua quần áo xong, “hoàng hậu bánh rán” la hét đòi tôi thay cả bộ cho chị ấy ngắm. Tôi không lay chuyện nổi sự cố chấp của phụ nữ, đành chui vào buồng vệ sinh thay. Khi tôi bước ra, chị gật đầu vừa lòng: “ Quần áo không tồi, có điều…” “Hoàng hậu bánh rán” nhìn thoáng qua tóc tôi, nói: “ Tóc xấu quá, nhìn qua liền bại lộ hơi thở quê cha đất tổ rồi. Quê quá”
Tôi trong lòng thầm phản bạc, em cũng có phải người thành phố quái đâu.
“Đứng trước gương ngắm thử xem.”
Tôi đi đến trước gương, nếu không nhìn tóc thì đến chính chủ còn chẳng nhận ra thật.
“Được rồi, đừng ngắm nữa. Chúng ta đi tìm cửa hàng làm tóc”
“Đợi một chút” tội vội vàng xoay người, nói với chị: “ Em còn muốn mua thêm một bộ nữa”
“Còn mua nữa?” “Hoàng hậu bánh rán” kinh ngạc: “ Trên người chú còn bao tiền đâu mà vẫn muốn mua nữa á?”
Tôi gật đầu: “ Em tính mua thêm một bộ rộng mặc cho thoải mái”. Tôi mà dám nói mua cho Đặng Thiệu, chị ấy không mắng cho ngu người mới là lạ.
“Hoàng hôn bánh rán” ôm nghi ngờ trong lòng giúp tôi mua quần áo. Đi một vòng từ tầng 2 đến tầng 3 rốt cuộc tìm được một bộ không tôif. “Hoàng hậu bánh rán” cầm trong tay ước lượng hỏi: “ Chú muốn mua rộng cỡ nào?”
Tôi tính toán một hồi, không ước lượng nổi Đặng Thiệu mặc cỡ bao nhiêu. Đang lúc còn do dự, một người đàn ông thân cao so với Đặng Thiệu không khác biệt lắm bước vào cửa hàng. Tôi chỉ vào người đàn ông đó, nói: “ Cỡ mà anh ta mặc được ấy.”
Người đàn ông kia bất thình lình bị tôi chỉ vào giật mình,lấy lại tinh thần cười nói: “ Cậu muốn mua quần áo tặng người ta hả? Tôi có thể chọn giúp cậu”
Nhân viên bán hàng vội vàng giải thích: “ Đây là ông chủ chúng tôi.”
“Hoàng hậu bánh rán” trước giờ siêu thích loại hình mãnh nam này, vừa thấy người ta cười với mình liền xuân tâm nhộn nhạo nói: “ Vậy liền phiền toái anh vậy.”
Lúc này, tôi chính thức thay Đinh Đại Bằng mặc niệm.
Người đàn ông mặc quần áo đã chọn đứng trước mặt, tôi vừa lòng gật gật đầu, Đặng Thiệu mặc vào nhất định còn đẹp trai hơn anh ta. Tôi cười: “ Vậy lấy bộ này đi, bao nhiêu tiền thế?”
Người đàn ông một bên cởi đồ, một bên nói: “ Bán cho người khác thì 530 đồng. Vì chúng ta có duyên thôi chiết khấu lấy 500 đồng thôi”
“500 đồng?” Giá này làm tôi líu cả lưỡi.
“Hoàng hậu bánh rán” chán ghét gái cằm, cười nói: “ Anh zai thật biết nói đùa. Quần áo này đẹp thì đẹp thật nhưng đâu có giá vậy. Thế này đi, tôi nói giá, anh ưng thì mua. Không thì thôi.”
Người đàn ông cười nói: “ Vậy cô nói giá đi tôi nghe đây”
“Hoàng hậu bánh rán” vung bàn tay to lên, nói: “ 300 được không?”
Người đàn ông do dự một hồi, cười nói “ Vậy 300 cũng được, cô em ra giá cũng chắc thật đấy.”
“Hoàng hậu bánh rán” đắc ý cười, đẩy người tôi: “ Tiểu Lục, trên người chú còn hơn 200 đồng, vậy chị dâu cho chú mượn 100. Hai ngày nữa trả lại cho chị là được.”
Tôi chưa kịp nghĩ đã đáp ứng, thanh toán xong xuôi bọn tôi cùng nhau tới cửa hiệu cắt tóc, dựa theo ý tưởng của “hoàng hậu bánh rán” mà cắt. Thợ cắt tóc ngầm hiểu, chờ đến khi xong hoàn toàn, tôi mới chính thức hiểu thế nào là “Lột xác”
(*) Lý Linh Ngọc: Là diễn viên đóng vai Ngọc Thố tinh ( thỏ ngọc xuống trần gian làm loạn) và công chúa Thiên Trúc trong Tây Du Kí bản 1986.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.