Chương 6: Đến paris
Hector Malot
02/10/2019
Chúng tôi còn cách xa Paris lắm. Phải lên đường trên những con đường tuyết phủ và đi bộ từ sáng đến chiều ngược với gió bắc quất vào mặt chúng tôi.
Những đoạn đường dài này sao mà buồn thảm! Chúng tôi cứ lầm lì tiến tới chẳng trao đổi với nhau lấy một lời, mặt tái ngắt đi vì gió bấc, chân ướt mà dạ dày thì rỗng.
Yên lặng làm tôi khổ sở không biết thế nào mà kể; tôi cần nói, cần khuây khỏa; nhưng cụ Vitalis chỉ trả lời bằng vài từ ngắn gọn mỗi khi tôi hỏi câu gì.
May thay, Capi được cái dễ thổ lộ tình cảm và thường trong khi đi đường tôi hay cảm thấy một cái lưỡi ẩm và nóng đặt trên bàn tay tôi.
Tôi dịu dàng vuốt ve nó. Nó có vẻ cũng sung sướng vì sự thể hiện lòng thương mến của tôi chẳng khác gì tôi sung sướng trước sự thể hiện lòng thương mến của nó. Trái tim của một con chó cũng chẳng kém nhạy cảm hơn trái tim của một đứa trẻ là bao.
Chúng tôi cứ đi bộ trên đường cái, thẳng trước mặt mà đi trong giá lạnh và tĩnh mịch của mùa đông, chỉ nghỉ ngơi bằng giấc ngủ ban đêm trong một chuồng ngựa hay một chuồng cừu với một lát bánh mỏng làm bữa ăn tối.
Cây số tiếp theo cây số, đoạn đường này tiếp theo đoạn đường kia, chúng tôi dần tới gần Paris, tôi nhận ra điều này không cần đến sự báo trước của những cột mốc cắm bên đường: giao thông ngày càng tấp nập hơn, màu tuyết phủ đường xá bẩn hơn ở vùng đồng bằng Champagne Chúng tôi sẽ làm gì ở Paris, nhất là trong tình cảnh khốn khổ hiện nay? Đó là câu hỏi tôi đặt ra cho mình với nhiều lo lắng và thường chiếm trọn tâm trí tôi trong những buổi đi bộ dài đằng đẵng. Tôi muốn hỏi cụ Vitalis nhưng không dám vì trông cụ rất u ám.
Cuối cùng một hôm, theo cái cách cụ nhìn tôi, tôi cảm thấy sắp được biết cái điều đã bao lâu hằng mong mỏi.
Đó là vào một buổi sáng, tối hôm trước chúng tôi ngủ trong một cái trại, sáng hôm sau lên đường từ tinh mơ, từ trên đỉnh một sườn đồi.chúng tôi đã thấy trước mặt một đám mây bằng hơi nước màu đen bay trên một thành phố khổng lồ mà người ta chỉ phân biệt được mấy tòa nhà cao vút lên. Paris! Paris! Cuối cùng đã là Paris.
Tôi đang cố gắng tự đặt mình vào trong đám lộn xộn nào mái nhà, nào gác chuông, nào tháp đang mất hút sau sương mù và khói thì cụ Vitalis chậm bước lại tới bên cạnh tôi.
- Thế là đời chúng ta thay đổi rồi, cụ nói, chỉ bốn tiếng đồng hồ nữa chúng ta sẽ tới Paris.
Và... ở Paris chúng ta sẽ chia tay nhau.
Tôi đưa mắt nhìn cụ Vitalis. Cụ cũng nhìn tôi, mặt tôi tái đi, môi tôi run lên, thảy đều nói lên cho cụ biết những gì đang diễn ra trong tôi.
- Cháu có vẻ lo lắng phải không? - Cụ nói, cũng khổ não như tôi.
- Chúng ta chia tay nhau! - Cuối cùng tôi nói khi những giây phút ngạc nhiên đầu tiên đã qua đi.
- Thằng bé tội nghiệp!
Câu nói này và nhất là giọng nói lên câu nói đó làm nước mắt tôi trào ra: đã lâu quá rồi tôi mới được nghe một câu nói đầy thiện cảm đến thế!
- ôi! Cụ là con người tốt quá! - Tôi kêu lên.
- Cháu mới là cậu bé tốt, một trái tim tí hon dũng cảm. Cháu thấy đấy, ở đời có những lúc người ta cảm thấy sung sướng khi tìm thấy một người mà ta có thể dựa vào được. ông sung sướng có cháu bên cạnh, thấy cháu nghe ông nói mà mắt nhòa lệ ông nhẹ nhõm hẳn người. Bởi vì ông, chú Rémi bé bỏng của ông ạ, ông cũng rất đau lòng.
Chỉ mãi về sau này, khi mà tôi đã có một người để yêu tôi mới cảm nhận và hiểu thấu tất cả sự đúng đắn của câu nói này.
- Khổ một nỗi là, cụ Vitalis nói tiếp, bao giờ người ta cũng phải chia tay đúng vào lúc cảm thấy ngược lại tức là muốn gần nhau hơn nữa.
- Nhưng, tôi rụt rè nói, chẳng lẽ cụ muốn bỏ cháu ở Paris?
- Tất nhiên là không. Tới cuối mùa đông ông để cháu cho một padrone để hắn đưa cháu vào trong đám trẻ cùng chơi đàn hác-pơ. Riêng ông, ông sẽ dạy đàn hác-pơ và đàn vĩ cầm cho bọn trẻ ý làm việc trên đường phố Paris. ở Paris họ biết ông, ông đã ở đây nhiều lần, từ Paris ông mới đến làng cháu đấy. ông chỉ cần yêu cầu được dạy là người ta cho ông dạy nhiều không làm xuể. Mỗi người chúng ta sẽ sống theo một cách riêng. Rồi đồng thời ông cũng lo dạy hai con chó thay thế cho Zerbino và Dolce. ông sẽ dạy chúng gấp, sao cho sang xuân ta lại có thể lên đường, cháu Rémi bé bỏng ạ, và ta sẽ không rời nhau nữa. Lúc này ông đòi hỏi cháu phải dũng cảm và chịu đựng. Sau này mọi việc sẽ khá hơn. Ta lại trở về cuộc sống tự do. ông sẽ đưa cháu sang Đức, sang Anh. Cháu sẽ lớn lên, trí tuệ mở rộng. ông sẽ dạy cháu nhiều điều để cháu trở thành một con người. ông đã cam kết với bà Milligan và ông sẽ giữ lời. Để thực hiện những chuyến du hành đó ông đã bắt đầu dạy cháu tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng ý rồi đấy, đối với một đứa trẻ ở tuổi cháu đó cũng là một cái gì đáng kể, chưa nói đến việc cháu đã mạnh mẽ rắn rỏi lên nhiều. Cháu xem đấy, Rémi bé bỏng của ông ạ, tất cả không phải là lãng phí.
Thu xếp như thế này có lẽ là thích hợp cho hoàn cảnh hiện tại của chúng tôi hơn cả. Bây giờ đây khi nghĩ lại, tôi thấy chủ tôi đã tìm được cách giải quyết tốt nhất để ra khỏi tình thế thật tai hại của chúng tôi. Nhưng những ý nghĩ khi hồi tưởng không giống như ý nghĩ tôi có thoạt đầu.
Trong các điều cụ nói tôi chỉ nhìn thấy hai thứ: sự chia ly của chúng tôi và tay chủ mà thôi.
Trong những chuyến đi qua các làng mạc và thành phố tôi đã gặp nhiều tay chủ, chúng thuê hoặc kiếm bọn trẻ con từ chỗ này chỗ khác rồi dùng roi vọt mà dẫn bọn trẻ đi. Chúng không giống cụ Vitalis một chút nào ở chỗ đanh ác, bất công, luôn đòi hỏi, say rượu, miệng lúc nào cũng chửi rủa, bàn tay lúc nào cũng giơ cao chực đánh.
Tôi có thể rơi vào tay một thằng chủ như thế lắm. Vả lại, ngay cả may mắn gặp chủ tốt thì cũng lại là một thay đổi.
Tôi muốn trả lời nhiều điều lắm, những câu nói như dồn lên tim tôi và miệng tôi nhưng tôi cố kìm nén lại. Chủ tôi đã đòi hỏi tôi phải can đảm, phải nhẫn nhục, tôi muốn vâng lời cụ làm cụ khỏi đau khổ thêm. Hơn nữa cụ không còn ở bên tôi nữa và tựa như sợ phải nghe câu trả lời của tôi, cụ đã đi lên trước tôi mấy bước như lúc nãy.
Tôi đi theo cụ, không bao lâu chúng tôi tới một con sông, qua một chiếc cầu đầy bùn lầy chưa từng thấy bao giờ; tuyết đen như than giã nhỏ, phủ lên vỉa hè một lớp di động ngập đến mắt cá chân.
Đầu cầu có một ngôi làng với những con phố hẹp, sau đó lại tiếp đến vùng quê nhưng những căn nhà ở đây chen chúc nhau rất thảm hại..Trên đường cái xe cộ đi lại không ngừng.
Tôi lên gần cụ Vitalis và đi bên phải cụ, Capi theo sát gót đằng sau.
Chẳng mấy chốc hết làng quê, chúng tôi đến một phố không nhìn thấy đâu là tận cùng cả, hai bên xa xa là những căn nhà nghèo nàn bẩn thỉu không được đẹp như nhà ở Bordeaux, Toulouse và Lyon.
Tuyết được vun vào từng đống và trên những đống tuyết bẩn cứng này người ta đổ tro, rau cỏ thối rữa, đủ các loại rác rưởi, không khí sặc mùi hôi thối, trẻ con chơi trước cửa nhà đứa nào mặt cũng xanh xao, chốc chốc lại thấy những xe chở rất nặng đi qua, trẻ con tránh rất khéo léo.
- Chúng ta đang ở đâu thế này hả cụ? - Tôi hỏi.
- ở Paris con ạ.
Có thể tưởng tượng được không?
Thực tế thật xấu xa và khốn khổ!
Đây là Paris mà tôi vẫn tha thiết mong được nhìn thấy?
Hỡi ôi! Đúng đấy, đây là nơi tôi sẽ sống qua mùa đông, xa cụ Vitalis... và Capi.
Những đoạn đường dài này sao mà buồn thảm! Chúng tôi cứ lầm lì tiến tới chẳng trao đổi với nhau lấy một lời, mặt tái ngắt đi vì gió bấc, chân ướt mà dạ dày thì rỗng.
Yên lặng làm tôi khổ sở không biết thế nào mà kể; tôi cần nói, cần khuây khỏa; nhưng cụ Vitalis chỉ trả lời bằng vài từ ngắn gọn mỗi khi tôi hỏi câu gì.
May thay, Capi được cái dễ thổ lộ tình cảm và thường trong khi đi đường tôi hay cảm thấy một cái lưỡi ẩm và nóng đặt trên bàn tay tôi.
Tôi dịu dàng vuốt ve nó. Nó có vẻ cũng sung sướng vì sự thể hiện lòng thương mến của tôi chẳng khác gì tôi sung sướng trước sự thể hiện lòng thương mến của nó. Trái tim của một con chó cũng chẳng kém nhạy cảm hơn trái tim của một đứa trẻ là bao.
Chúng tôi cứ đi bộ trên đường cái, thẳng trước mặt mà đi trong giá lạnh và tĩnh mịch của mùa đông, chỉ nghỉ ngơi bằng giấc ngủ ban đêm trong một chuồng ngựa hay một chuồng cừu với một lát bánh mỏng làm bữa ăn tối.
Cây số tiếp theo cây số, đoạn đường này tiếp theo đoạn đường kia, chúng tôi dần tới gần Paris, tôi nhận ra điều này không cần đến sự báo trước của những cột mốc cắm bên đường: giao thông ngày càng tấp nập hơn, màu tuyết phủ đường xá bẩn hơn ở vùng đồng bằng Champagne Chúng tôi sẽ làm gì ở Paris, nhất là trong tình cảnh khốn khổ hiện nay? Đó là câu hỏi tôi đặt ra cho mình với nhiều lo lắng và thường chiếm trọn tâm trí tôi trong những buổi đi bộ dài đằng đẵng. Tôi muốn hỏi cụ Vitalis nhưng không dám vì trông cụ rất u ám.
Cuối cùng một hôm, theo cái cách cụ nhìn tôi, tôi cảm thấy sắp được biết cái điều đã bao lâu hằng mong mỏi.
Đó là vào một buổi sáng, tối hôm trước chúng tôi ngủ trong một cái trại, sáng hôm sau lên đường từ tinh mơ, từ trên đỉnh một sườn đồi.chúng tôi đã thấy trước mặt một đám mây bằng hơi nước màu đen bay trên một thành phố khổng lồ mà người ta chỉ phân biệt được mấy tòa nhà cao vút lên. Paris! Paris! Cuối cùng đã là Paris.
Tôi đang cố gắng tự đặt mình vào trong đám lộn xộn nào mái nhà, nào gác chuông, nào tháp đang mất hút sau sương mù và khói thì cụ Vitalis chậm bước lại tới bên cạnh tôi.
- Thế là đời chúng ta thay đổi rồi, cụ nói, chỉ bốn tiếng đồng hồ nữa chúng ta sẽ tới Paris.
Và... ở Paris chúng ta sẽ chia tay nhau.
Tôi đưa mắt nhìn cụ Vitalis. Cụ cũng nhìn tôi, mặt tôi tái đi, môi tôi run lên, thảy đều nói lên cho cụ biết những gì đang diễn ra trong tôi.
- Cháu có vẻ lo lắng phải không? - Cụ nói, cũng khổ não như tôi.
- Chúng ta chia tay nhau! - Cuối cùng tôi nói khi những giây phút ngạc nhiên đầu tiên đã qua đi.
- Thằng bé tội nghiệp!
Câu nói này và nhất là giọng nói lên câu nói đó làm nước mắt tôi trào ra: đã lâu quá rồi tôi mới được nghe một câu nói đầy thiện cảm đến thế!
- ôi! Cụ là con người tốt quá! - Tôi kêu lên.
- Cháu mới là cậu bé tốt, một trái tim tí hon dũng cảm. Cháu thấy đấy, ở đời có những lúc người ta cảm thấy sung sướng khi tìm thấy một người mà ta có thể dựa vào được. ông sung sướng có cháu bên cạnh, thấy cháu nghe ông nói mà mắt nhòa lệ ông nhẹ nhõm hẳn người. Bởi vì ông, chú Rémi bé bỏng của ông ạ, ông cũng rất đau lòng.
Chỉ mãi về sau này, khi mà tôi đã có một người để yêu tôi mới cảm nhận và hiểu thấu tất cả sự đúng đắn của câu nói này.
- Khổ một nỗi là, cụ Vitalis nói tiếp, bao giờ người ta cũng phải chia tay đúng vào lúc cảm thấy ngược lại tức là muốn gần nhau hơn nữa.
- Nhưng, tôi rụt rè nói, chẳng lẽ cụ muốn bỏ cháu ở Paris?
- Tất nhiên là không. Tới cuối mùa đông ông để cháu cho một padrone để hắn đưa cháu vào trong đám trẻ cùng chơi đàn hác-pơ. Riêng ông, ông sẽ dạy đàn hác-pơ và đàn vĩ cầm cho bọn trẻ ý làm việc trên đường phố Paris. ở Paris họ biết ông, ông đã ở đây nhiều lần, từ Paris ông mới đến làng cháu đấy. ông chỉ cần yêu cầu được dạy là người ta cho ông dạy nhiều không làm xuể. Mỗi người chúng ta sẽ sống theo một cách riêng. Rồi đồng thời ông cũng lo dạy hai con chó thay thế cho Zerbino và Dolce. ông sẽ dạy chúng gấp, sao cho sang xuân ta lại có thể lên đường, cháu Rémi bé bỏng ạ, và ta sẽ không rời nhau nữa. Lúc này ông đòi hỏi cháu phải dũng cảm và chịu đựng. Sau này mọi việc sẽ khá hơn. Ta lại trở về cuộc sống tự do. ông sẽ đưa cháu sang Đức, sang Anh. Cháu sẽ lớn lên, trí tuệ mở rộng. ông sẽ dạy cháu nhiều điều để cháu trở thành một con người. ông đã cam kết với bà Milligan và ông sẽ giữ lời. Để thực hiện những chuyến du hành đó ông đã bắt đầu dạy cháu tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng ý rồi đấy, đối với một đứa trẻ ở tuổi cháu đó cũng là một cái gì đáng kể, chưa nói đến việc cháu đã mạnh mẽ rắn rỏi lên nhiều. Cháu xem đấy, Rémi bé bỏng của ông ạ, tất cả không phải là lãng phí.
Thu xếp như thế này có lẽ là thích hợp cho hoàn cảnh hiện tại của chúng tôi hơn cả. Bây giờ đây khi nghĩ lại, tôi thấy chủ tôi đã tìm được cách giải quyết tốt nhất để ra khỏi tình thế thật tai hại của chúng tôi. Nhưng những ý nghĩ khi hồi tưởng không giống như ý nghĩ tôi có thoạt đầu.
Trong các điều cụ nói tôi chỉ nhìn thấy hai thứ: sự chia ly của chúng tôi và tay chủ mà thôi.
Trong những chuyến đi qua các làng mạc và thành phố tôi đã gặp nhiều tay chủ, chúng thuê hoặc kiếm bọn trẻ con từ chỗ này chỗ khác rồi dùng roi vọt mà dẫn bọn trẻ đi. Chúng không giống cụ Vitalis một chút nào ở chỗ đanh ác, bất công, luôn đòi hỏi, say rượu, miệng lúc nào cũng chửi rủa, bàn tay lúc nào cũng giơ cao chực đánh.
Tôi có thể rơi vào tay một thằng chủ như thế lắm. Vả lại, ngay cả may mắn gặp chủ tốt thì cũng lại là một thay đổi.
Tôi muốn trả lời nhiều điều lắm, những câu nói như dồn lên tim tôi và miệng tôi nhưng tôi cố kìm nén lại. Chủ tôi đã đòi hỏi tôi phải can đảm, phải nhẫn nhục, tôi muốn vâng lời cụ làm cụ khỏi đau khổ thêm. Hơn nữa cụ không còn ở bên tôi nữa và tựa như sợ phải nghe câu trả lời của tôi, cụ đã đi lên trước tôi mấy bước như lúc nãy.
Tôi đi theo cụ, không bao lâu chúng tôi tới một con sông, qua một chiếc cầu đầy bùn lầy chưa từng thấy bao giờ; tuyết đen như than giã nhỏ, phủ lên vỉa hè một lớp di động ngập đến mắt cá chân.
Đầu cầu có một ngôi làng với những con phố hẹp, sau đó lại tiếp đến vùng quê nhưng những căn nhà ở đây chen chúc nhau rất thảm hại..Trên đường cái xe cộ đi lại không ngừng.
Tôi lên gần cụ Vitalis và đi bên phải cụ, Capi theo sát gót đằng sau.
Chẳng mấy chốc hết làng quê, chúng tôi đến một phố không nhìn thấy đâu là tận cùng cả, hai bên xa xa là những căn nhà nghèo nàn bẩn thỉu không được đẹp như nhà ở Bordeaux, Toulouse và Lyon.
Tuyết được vun vào từng đống và trên những đống tuyết bẩn cứng này người ta đổ tro, rau cỏ thối rữa, đủ các loại rác rưởi, không khí sặc mùi hôi thối, trẻ con chơi trước cửa nhà đứa nào mặt cũng xanh xao, chốc chốc lại thấy những xe chở rất nặng đi qua, trẻ con tránh rất khéo léo.
- Chúng ta đang ở đâu thế này hả cụ? - Tôi hỏi.
- ở Paris con ạ.
Có thể tưởng tượng được không?
Thực tế thật xấu xa và khốn khổ!
Đây là Paris mà tôi vẫn tha thiết mong được nhìn thấy?
Hỡi ôi! Đúng đấy, đây là nơi tôi sẽ sống qua mùa đông, xa cụ Vitalis... và Capi.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.