Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện
Quyển 2 - Chương 7: QUAN HỆ CÁ NƯỚC (NGƯ THỦY CHI GIAO)
Trần Văn Đức
24/04/2014
4. Tổ chức dân di cư, khuếch trương thêm quân lực
“Tam quốc diễn nghĩa” có chép, việc đầu tiên của Gia Cát Lượng sau khi hạ sơn là kế hoạch hỏa thiêu gò Bắc Vọng, đánh bại Hạ Hầu Đôn, đại tướng quân Tào và liên quân Vu Cấm. Thực ra khi chiến dịch Gò Bác Vọng nổ ra, Lưu Bị chưa từng gặp Gia Cát Lượng và Từ Thứ, không thể có chuyện Gia Cát Lượng và Từ Thứ tham dự mưu lược.
Gò Bác Vọng ở vùng Nhữ Nam, đương khi Lưu Bị và Lưu Tích ở Nhữ Nam đánh du kích giữa hậu phương quân Tào, Hạ Hầu Đôn đang phụ trách phòng thủ ở Dự Châu, rất đau đầu. Bởi thế sau chiến thắng Quan Độ, Hạ Hầu Đôn chủ trương tiêu diệt quân du kích của Lưu Bị. Tuy Tào Tháo cho rằng thời cơ chưa chín muồi, song Hạ Hầu Đôn cứ thúc giục, Tào Tháo chỉ còn biết điều động tướng Vu Cấm đang ở bờ nam Hoàng Hà cùng hiệp trợ; binh lực quân Tào rất mạnh, bởi vậy ngay từ lúc ban đầu, quân Lưu Bị, Lưu Tích đều phải chịu áp lực rất lớn, Lưu Tích bị chết giữa trận. Hạ Hầu Đôn tranh thủ truy kích, Vu Cấm khuyên mãi không được đành phải làm theo, song khi quân đuổi đến gò Bác Vọng, liền bị hỏa công vây bủa vào thế mai phục trước của Lưu Bị, quân Tào đại bại, Hạ Hầu Đôn và Vu Cấm cố chạy thóat thân. Nhưng Lưu Bị cũng thấy binh lực của mình rất mỏng, về căn bản chẳng thể đối chọi với quân Tào, theo sự sắp xếp của Tôn Càn, đánh rút về Kinh Châu, nhận sự che chở của Lưu Biểu; Lưu Biểu bèn lệnh cho trấn thủ Tân Dã phụ trách phòng thủ tiền tuyến phía đông bắc.
Gia Cát Lượng tuy có suy nghĩ sắc bén về chiến lược song chưa từng trải qua trận mạc, xét về căn bản chưa có kinh nghiệm tác chiến, thiết nghĩ nếu dựa vào chiến thuật quyết sách của ông ta, về thực tế là rất ít khả năng, bởi vậy Gia Cát Lượng sau khi hạ sơn, công việc chủ yếu vẫn là qui hoạch chiến lược và hành chính.
Lúc ấy chiến dịch quan khổ bắc chinh ô hoàn của Tào Tháo đã giành được thắng lợi, tại hồ Huyền Vũ ở bên Nghiệp Thành ở Ký Châu, thường tăng cường luyện tập thủy quân để chuẩn bị nam tiến, phía đông bắc Kinh Châu ở vào thế đối đầu, đội quân Lưu Bị trụ giữ Tân Dã là đối tượng của đợt tấn công thứ nhất. Song quân lực của Lưu Bị, chỉ có vài nghìn người mà thôi, kể riêng đội quân tiên phong của Tào Tháo cũng đã khó ngăn nổi. Bởi thế Lưu Bị cảm thấy bất an nhưng không nghĩ ra được biện pháp khắc phục, vì vậy trong lòng phiền muộn không yên.
Có một hôm Gia Cát Lượng đến quân trướng của Lưu Bị, thấy ông ta tết đuôi ngựa để tiêu khiển vội bảo rằng: “Tôi nghĩ tướng quân vốn có chí khí, không ngờ lại tự mình ngồi kết đuôi ngựa như thế”. Lưu Bị lập tức đứng dậy bảo: “Ta trong lòng phiền muộn nên mới bày trò chơi để cố quên đi!”.
Gia Cát Lượng cười bảo rằng: “Tướng quân rất phiền muộn bởi binh lực chúng ta ít như vậy làm sao ngăn được quân Tào tiến đánh chứ gì!”.
Nghe nói thế, Lưu Bị bỗng cảm thấy nhẹ nhõm hẳn: “Tiên sinh hẳn có phương pháp hay, bảo cho ta nghe với!”.
Gia Cát Lượng đã dự liệu từ trước liền bảo: “Thực ra nhân khẩu vùng Kinh Châu không ít, phải nỗi không nhiều người có đăng ký hộ tịch, nếu như chỉ căn cứ vào hộ tịch và trưng binh, ắt không đầy đủ, trái lại kể thêm số dân di cư không dễ quản lý. Chẳng bằng hãy đề nghị Lưu Biểu ra lệnh dân di cư trong vùng đều phải đăng ký, sau đó dựa vào đấy mà trưng tuyển quân sĩ, sẽ giải quyết được triệt để quân lính không đủ”.
Lưu Bị hiểu ra vấn đê lập tức đề nghị với Lưu Biểu “Kế hoạch trưng binh”. Lưu Biểu lúc ấy đã ngã bệnh nằm trên giường, hơn nữa cũng có nghi kỵ với Lưu Bị; Song ông ta thấy Tào Tháo sau khi bình định phương bắc đem quân về Nghiệp Thành tích cực triển khai huấn luyện thủy quân, xác định Tào Tháo đã dã tâm đánh chiếm Kinh Châu liền đáp ứng yêu cầu của Lưu Bị, không nghe ý kiến của anh em họ Khóai, Sái Mạo, Trương Doãn thuộc phái thân Tào, tích cực tăng thêm việc chuẩn bị chiến đấu.
Chính sách thanh tra dân di cư được thi hành không lâu, đội quân của Lưu Bị đã tăng thêm đến mấy vạn người, Lưu Bị phái Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân tăng cường huấn luyện, nhờ đó sức chiến đấu đã tăng lên mau chóng.
Gia Cát Lượng lại kiến nghị với Lưu Bị, nếu được sự đồng ý của Lưu Biểu, chuyển bộ tổng chỉ huy đến Phàn Thành (thuộc Hồ Bắc) gần với Kinh Dương Thành (trụ sở Kinh Châu), để có thể ngăn chặn đợt tấn công đầu tiên của Tào Tháo, khiến đội quân chủ lực của Lưu Biểu có nhiều thời gian chuẩn bị.
Vào thời gian này, Gia Cát Lượngvà Lưu Bị ăn cùng bàn, ngủ cùng chiếu, khẩn trương nghiên cứu mọi việc qui hoạch phòng bị. Bởi hai người cơ hồ như một, khiến Lưu Bị cũng dần xa Quan Vũ và Trương Phi, tạo thành khúc mắt tâm lý ở hai người ấy. Có một hôm Trương Phi vốn thẳng thắn đã nói trước mặt Lưu Bị: “Gia Cát Lượng còn ít tuổi như vậy, lại thiếu kinh nghiệm, thẳng thắn mà nói có giúp đỡ được gì lớn cho anh?”. Lưu Bị nghe rồi lập tức nghiêm sắc mặt bảo rằng: “Gia Cát quân sư có kiến thức siêu việt, ta có được ông ấy, giống như cá gặp nước, nhưng các đệ đừng nói dài, nói ngắn nữa”. Quan Vũ, Trương Phi hai người thấy Lưu Bị nói rõ ràng và kiên quyết như thế, cũng chỉ biết lau mắt mà đợi, không nói gì thêm nữa.
5. Mạch nước ngầm dữ dội trong thành Tương Dương.
“Nói Tào Tháo, Tào Tháo đến liền!” Câu thành ngữ này lưu truyền trong dân gian đã lâu, một mặt cho thấy tai mắt của Tào Tháo ở khắp nơi thực đáng sợ, một mặt khác cũng lộ rõ việc sưu tập tin tức tình báo của Tào Tháo cũng như việc sử dụng gián điệp rất thấu tỏ.
Thiên thứ 13 trong binh pháp Tôn Tử, đã đề cập tính quan trọng của việc vận dụng công tác tình báo: “Xét về việc trong quân, quan hệ chớ thân với gian tế, thưởng chớ hậu hĩ, chẳng phải bậc trí thánh chẳng khéo dùng, chẳng phải bậc nhân nghĩa chẳng thể sai khiến được gian tế, chẳng phải kẻ khôn khéo chẳng thể được châu báu của gian tế, khó thay, khó thay, chẳng khéo chẳng nên dùng vậy!”. Tào Tháo thấu hiểu binh pháp Tôn Tử, với vấn để dùng gian tế rất tâm đắc và cũng rất độc đáo.
Trải qua tám năm cố gắng, Tào Tháo cuối cùng đã tiêu diệt sạch chính quyền họ Viên, thành ra kẻ thống trị rất có thực lực dọc hai bờ Hoàng Hà. Mục tiêu tiếp theo chính là: Kinh Châu ở phía nam, Dương Châu, Giao Châu ở đông nam, và Hán Trung cùng với Ích Châu ở phía tây nam.
Kinh Châu tiếp giáp với Dự Châu là đại bản doanh của Tào Tháo và khu Tư lệ, cho nên trong thời kỳ đối trọi với họ Viên, Tào Tháo đã có cố gắng khai thác ở Kinh Châu liền mấy năm. Ngoài Thứ sử Lưu Biểu có danh vọng còn kiên trì đứng ngoài cuộc, vùng phía bắc giáp khu Tư lệ và các quận huyện của Dự Châu, tâm lý đều đã sớm theo về phía Tào Tháo.
Ngay đến cả trong phủ Lưu Biểu ở thành Tương Dương lực lượng của phái thân Tào cũng rất lớn, các lão thần như anh em Khóai Việt, Khóai Lương, anh rể của Lưu Biểu là Sái Mạo, cùng với các danh sĩ Trương Doãn, Hàn Tung đều chủ trương liên minh với Tào Tháo, có thể thấy ở ngay trong lòng Kinh Tương, Tào Tháo đã có một lực lượng đồng minh khá lớn. Trừ Thái thú Giang Hạ là Hoàng Tổ vốn bạn thân vối Lưu Biểu vẫn kiên quyết phản Tào, cơ hồ phái Thiếu Tráng nắm quyền ở Tương Dương, đều chủ trương theo về với Tào Tháo. Bởi quan hệ lâu dài giữa Lưu Biểu với Viên Thiệu, phái thân Tào còn chưa dám nói rõ chủ trương của họ.
Mùa xuân năm 13 Kiến An, Tôn Quyền muốn trả mối thù phụ thân Tôn Kiên năm xưa bị giết, liền phái mãnh tướng Cam Ninh, Lăng Thống, Lã Mông tiến đánh Hoàng Tổ. Hoàng Tổ lệnh cho thủy quân đô đốc Trần Tựu ra trước đối trận. Lã Mông và Thiên tướng quân Đổng Tập dẫn một trăm người trong đội cảm tử, đánh lén thuyền lớn của Trần Tựu, Lã Mông một mình nhảy lên thuyền địch chém chết Trần Tựu. Quân Hoàng Tổ không chuẩn bị đầy đủ liền bị rối loạn phải rút về Hạ Khẩu; quân Đông Ngô vây bọc ngoài thành rất gấp, Hoàng Tổ dẫn quân đánh phá giải vây trong lúc hỗn chiến bị quân Đông Ngô giết chết. Tôn Quyền thấy thù cũ đã trả, bởi Hạ Khẩu nằm sâu trong vùng đối phương, phòng thủ không dễ bèn hạ lệnh cho toàn quân rút lui. Chiến dịch này tuy diễn ra nhanh chóng song lực lượng phản Tào ở Kinh Châu lại bị tiêu diệt bất ngờ.
Lưu Biểu có hai người con trai, con cả là Lưu Kỳ là con vợ cả, con thứ Lưu Tông là con người vợ kế họ Sái, các cựu thần của phái Thiếu Tráng như Sái Mạo, Trương Doãn đều ra mặt ủng hộ Lưu Tông, lại thêm sự xúi giục của họ Sái, Lưu Biểu đã yêu mến con thứ, mà ghét bỏ con cả, khiến cho Lưu Kỳ sâu sắc cảm thấy sự nguy hiểm, suốt ngày tâm can bứt rứt không yên.
Lưu Kỳ cá tính vốn ôn hòa, thân thể không được khoẻ, song đối với quân đội và các bậc trưởng lão đều có cảm tình, đặc biệt là có quan hệ thắm thiết với Lưu Bị, bởi vậy đối với quân sư Gia Cát Lượng giàu mưu lược cũng rất tôn kính.
Lưu Kỳ nhiều lần thỉnh cầu Gia Cát Lượng chỉ bảo cho anh ta kế sách tự cứu, song Gia Cát Lượng xem mình là khách không nên cuốn theo cuộc tranh giành quyền lực nội bộ ở Kinh Châu. Lại sợ bởi thế mà ảnh hưởng đến địa vị của Lưu Bị vốn không ổn định; cho nên vẫn một mực né tránh, thậm chí không muốn tiếp xúc với Lưu Kỳ. Lưu Kỳ biết rõ năng lực của Gia Cát Lượng, vẫn không ngừng tìm cơ hội thỉnh giáo Gia Cát Lượng.
Có một hôm, Lưu Kỳ nhân khi Gia Cát Lượng theo Lưu Bị đến Kinh Dương thảo luận việc quân, dẫn ông ta lên gác thư viện, Lưu Kỳ lại sai người rút thang gác, khiến không ai lên xuống được. Tiếp đó anh ta nói với Gia Cát Lượng rằng: “Hôm nay trên không đến trời, dưới không chạm đất, lời nói từ miệng, vào thẳng đến tai, ngài có thể nói với tôi được chưa?”. Gia Cát Lượng bất đắc dĩ nói nhỏ với Lưu Kỳ rằng: “Anh không thấy Thân Sinh ở trong mà nguy, Trùng Nhĩ ở ngoài mà yên ư?”
Sự tích này xảy ra ở nước Tấn vào thời Xuân Thu, Tấn Hiến Công chịu ảnh hưởng của Lệ Cơ, có ý bỏ con trưởng lập con thứ, song người con cả là Thân Sinh, thanh danh lan rộng, tài hoa xuất chúng, Lệ Cơ đã dùng mọi biện pháp ám hại, Thân Sinh bị bức bách phải tự vẫn. Còn người con thứ khác, tiếp liền với Thân Sinh, bởi trấn thủ ỏ phía bắc nước Tấn, mà thóat thân được. Thân Sinh bị hại, Trùng Nhĩ chạy ra nước ngoài, sau bốn mươi hai năm, nước Tấn xảy ra đại loạn Trùng Nhĩ lại về nước nắm chính quyền, đó chính là Tấn Văn Công.
Câu chuyện này không nghi ngờ gì đã nói ngầm với Lưu Kỳ, xin được điều động ra biên giới, thóat khỏi nội thành mà tránh được tai hại khi Hoàng Tổ thất trận, Lưu Kỳ nhân cơ hội đó xin ra trấn giữ Giang Hạ, Lưu Biểu cũng sợ chuyện kế thừa sẽ tạo thành sự hỗn loạn cục diện chính trị Kinh Châu, sau khi thương lượng với Lưu Bị bèn để Lưu Kỳ làm Thái thú Giang Hạ, phòng thủ Hạ Khẩu.
Lời bình của Trần Văn Đức
Một người lãnh đạo và quản lý giỏi phải có đầy đủ hai điều kiện lớn. Nếu lãnh đạo theo cảm tính, quản lý theo lý tính, hoặc chỉ có lãnh đạo mà thiếu quản lý, tuy có thể phát huy lực lượng của đoàn thể song đối với hoàn cảnh mà không thích ứng, rất khó giành được thành công hữu hiệu. Ma lực cá nhân của Lưu Bị, không nghi ngờ gì là điều kiện lãnh đạo rất tốt đẹp song do thiếu quy hoạch toàn thể, dẫn đến chế độ quản lý và năng lực thích ứng với hoàn cảnh khiến giai đoạn đầu của ông ta thực gian khổ và gập ghềnh. Song chỉ biết quản lý mà không chú ý lãnh đạo, sẽ là khô cứng, thậm chí hà khắc. Chúng ta từng nói đến hợp tình, hợp lý, hợp pháp, pháp luật và chế độ, song chẳng thể là cái chỉ được viết lên giấy, thế rồi chẳng dùng đến, nó phải được viết ở trong trái tim con người. Đương nhiên nếu sợ sệt mà làm ra vẻ lấy lòng thì có thể được người ta ủng hộ, sản sinh hiệu quả, song cái quan trọng là chế độ quản lý và luật lệ, không phải chỉ là hạn chế hành động một cách tiêu cực, không khéo nó sẽ rơi vào khô cứng và không có sức sống.
Một chế độ quản lý, tuyệt đối không chỉ ở chỗ hạn chế một số hành động mà thôi. Nó cần phải mang tính sáng tạo khiến người ta tiến thêm một bước trong khi hành động, chẳng những phải hoàn chỉnh mọi điều kiện hành động, mà phải kích thích ý chí hành động tự động tự phát. Nói cách khác, lãnh đạo và quản lý, phải hợp làm một, mới có thể phát huy lực lượng vốn có.
Sự kết hợp giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng, khiến thế giới quan của Lưu Bị hướng đến chỗ thay cũ đổi mới.
Lại nói về quan điểm thực dụng:
Quy hoạch sách lược và việc thực hiện.
Không ít phần tử tri thức mới ra trường, vẫn nghĩ làm công việc kế hoạch, nhìn chung là thiết kế kế hoạch, chẳng những có thể chỉ động não, khả dĩ ngồi ở phòng làm việc có máy lạnh suốt ngày chẳng phải bỏ sức lực, cũng chẳng đổ mồ hôi, cho rằng như thế mới là “công việc vận dụng trí tuệ”. Thực ra có không ít công ty, nhân viên kế hoạch đều là những phần tử tri thức cao cấp cho rằng chỉ cần dùng đầu óc là có thể xong việc. Những người này thường náu mình sau bàn làm việc, phiếm đàm về đạo lý qui hoạch sách lược và chiến lược, chỉ đạo chiến lược việc quy hoạch chiến lược như vậy, thường chỉ là màu mỡ riêu cua mà thôi, hoa mỹ mà không thực dụng.
Trong cuốn “marketing” các tác giả Tack Trout viết:
Có rất nhiều công ty cho rằng, xây dựng chiến lược là triệu tập ba, bốn vị giáo sư kế hoạch cao cấp, để họ ngồi ở trong phòng phát huy đầu óc, cho đến khi họ tìm được phương pháp giải quyết vấn đề gọi đấy là “Tháp ngà trí tuệ...” Cũng có không ít xí nghiệp lại tập hợp các cán bộ quản lý cao cấp trong một hội nghị, cách xa với máy điện thoại, cách xa với công việc sự vụ hằng ngày mới có thể vẽ ra được sách lược tương lai... Bởi vì họ cho rằng chiến lược không giống như quyết sách thường ngày mang tính chiến thuật, thực ra đều là không đúng.
Hai mươi năm trước, bút giả từng được làm việc với tiên sinh Tá Đằng một nhà lập kế hoạch bậc thầy của công ty Tinh Trấn Biểu của Nhật Bản, tiến hành việc lập kế hoạch tiêu thụ để sản phẩm của công ty đổ bộ vào thị trường Đài Loan, thấy được tinh thần thực tiễn thể hiện đầy đủ ở đó, trong quá trình cộng tác, Tá Đằng thường nói với bút giả, cái cốt lõi tinh tuý của kế hoạch tiêu thụ, không phải là nhiều người dùng “óc” nghĩ ra mà là một thiểu số người dùng “chân” mà đạt đến vạch đích.
Trong thời kỳ đại chiến thế giới lần thứ II, tướng Bađôn nước Mỹ phụ trách quân đoàn Ba trong quân đồng minh vốn rất hùng mạnh, trong đoàn có một trăm lẻ năm vị tướng lĩnh thực sự chiến đấu, song chỉ có một vị lập qui hoạch. Bởi vì Bađôn cho rằng, số nhân viên quy hoạch càng nhiều, có đưa ra những cơ hội chiến lược tốt lại rất ít. Những chiến lược kiệt xuất chân chính, luôn luôn do một cá nhân đã hết mình suy nghĩ ra, mới có thể xác thực được. Câu “Ba ông xách bầu chẳng có rượu uống”, trong công tác sách lược quy hoạch, cũng có chỗ tương đồng.
Trên thương trường, tuy thường có thể thấy những sáng tác tập thể cũng không có gì sai lầm, song nghiêm chỉnh mà nói đó vẫn chỉ có thể kể là tác phẩm phàm tục; còn tác phẩm chân chính, vẫn đều là kiệt tác tâm huyết của một đại sư. Sáng tạo trong sách lược quy hoạch là do sự rèn luyện cọ sát qua kinh nghiệm thực tiễn, cùng sự trầm tư lâu dài mà hoàn thành.
Khơlao Sai Uâytrơ mười hai tuổi đã ra nhập quân Phổ, từng tham gia cả trận đánh năm 1812 liên quân Nga Phổ chống trả Napôlêông, đến chiến dịch Oa téc lô sau này; qua thể nghiệm bản thân, khiến ông quan sát được sâu sắc, có suy nghĩ ngang tầm chiến thuật với thiên tài Napôlêông, sau này mới viết ra được tác phẩm kinh điển về chiến lược đấy là cuốn “Chiến tranh luận”.
Đích xác chiến lược không tách rời chiến thuật, mục đích của chiến lược ắt phải được vận dụng vào chiến thuật, chỉ có kinh nghiệm thực tiễn ở chiến trường mới có thể vạch ra được sách lược chiến tranh thực sự có hiệu quả.
Song người chỉ có chiến thuật mà không hiểu được chiến lược chẳng thể chỉnh lý kinh nghiệm chiến thuật thành tư duy trừu tượng, chẳng thể quy hoạch khách quan, kinh nghiệm tích lũy nhiều cũng chẳng thể có được đầu óc của nhà chiến lược.
Quy hoạch sách lược mà chẳng có kinh nghiệm thực tế, thường lập ra được kế hoạch hoàn chỉnh và cẩn thận, xem như là đầy đủ mọi mặt, song lại khô cứng và thiếu tính đàn hồi, những kế hoạch ấy thường lớn lao mà cẩn thận, lại không có khả năng thực hiện.
Tác giả cuốn “Chiến tranh và hòa bình” đã chỉ rõ, thiên tài quân sự Napôlêông đã không nắm rõ quân đội trong thực tiễn chiến đấu, Napôlêông quen chỉ huy bằng mệnh lệnh, hình dung chiến tranh qua một “nguyên bản hoàn chỉnh”. Tướng Bađôn cũng nói rõ sách lược quy hoạch của chúng ta, chẳng thể thích ứng đầy đủ được với hoàn cảnh, để tập trung lực lượng thích ứng với hoàn cảnh. Tôi cho rằng sự hơn kém ở một nhà lãnh đạo, là ở chỗ ông ta có nắm được điểm này hay không.
Sự lãnh đạo lực lượng kết hợp trong toàn thể, đi theo một hướng chung, là do các nhà chỉ huy tác chiến, quản lý quốc gia, kinh doanh xí nghiệp, giỏi điều khiển lực lượng ở nhiều mặt làm sao lực lượng nhằm vào một mục tiêu, mà không phân tán, đấy là trách nhiệm chủ yếu của người vạch sách lược. Mục tiêu cần phải rõ ràng, cụ thể có thể thực hiện được, chỉ ra được phương hướng nỗ lực, để mọi người theo đó mà làm tuần tự, không nhất định phải thực chi tiết đên từng người, khống chế chặt chẽ mọi mặt; nếu không có tính đàn hồi sẽ thành ra một qui hoạch chỉ để ngăn mà không dùng được.
Thậm chí có người nghiên cứu cho rằng nhà qui hoạch trưởng thành từ va chạm thực tiễn, có thể trở thành một nhà chiến lược đại tài. Ví như Khơlaosaimâytrơ đã từng trải kinh nghiệm sau trận bị Napôlêông đánh bại, hơn nữa còn bị bắt làm tù binh. Có thể những nỗi thống khổ ấy, đã giúp ông ta có được suy nghĩ triệt để, để chỉnh lý kinh nghiệm thành lớp lang trừu tượng, trở thành cơ sở quan điểm cho cuốn sách kinh điển nghìn năm: “Chiến tranh luận”. Lại có nhà quy hoạch sách lược ưu tú khác, Gia Cát Lượng có những điều kiện cơ sở đáng kể. Ông tự ví mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị, khá thấy ông xem trọng kinh nghiệm trong chiến thuật thực tiễn, không giống như những thư sinh thời bấy giờ, ông nhiều năm ở tiền tuyến thậm chí ở nơi giáp trận, để tích lũy kinh nghiệm chiến đấu thực tế.
Với một nhà sách lược ưu tú là Từ Thứ, Gia Cát Lượng có những mặt không giống với ông ấy; Từ Thứ là một chuyên gia chuyên chú giải quyết một sô vấn đề, song Gia Cát Lượng “quan sát đại lược”, thông suốt mọi mặt đối với vấn đề gì cũng quan tâm, đặc biệt là có thể nắm được xu thế thời đại. “Long Trung Sách” là sách lược qui hoạch hoàn chỉnh đến mức tuyệt vời, lại thể hiện đầy đủ xu thế lớn của thời đại, đích xác được nghiền ngẫm bởi suy nghĩ thâm trầm, thời kỳ nông nhàn Gia Cát Lượng thường đến bái kiến các danh sĩ hiền nhân ở nhiều nơi, ắt đã khảo sát tình hình ở các nơi ấy, sưu tập tư liệu, để so sánh đối với các danh sĩ “hiểu thư sinh” và “hiểu chuyên gia”, có được “thực tiễn” càng nhiều hơn.
Gia Cát Lượng chịu náu mình ẩn dật, là bởi ông đang giữ sức chờ thời, những năm tuổi trẻ khốn khổ, cho ông một cơ thể khoẻ mạnh, thường ngày cày cấy tự nuôi mình, so với bọn thư sinh xưa nay chỉ nói mà không làm. Gia Cát Lượng đã thực tiễn hơn nhiều; bởi vậy ông rất tự tin, tuy không biết võ nghệ, mà dấn thân nơi chiến trường chẳng hề kinh hãi.
Song Gia Cát Lượng khi mới hạ sơn, chẳng thể giống như “Tam quốc diễn nghĩa” đã mô tả là một quân sư thần thánh, thực ra ông giống như một khối “mỹ ngọc”, được thực tiễn chiến đấu mài giũa mà thành. Ông lựa chọn Lưu Bị bởi đặt niềm tin ở ông ta; ở trong quân doanh của Lưu Bị ông rất có cơ hội để trải qua rèn luyện gian khổ mà hoàn chỉnh; đối với một danh sĩ trẻ tuổi mà nói, đấy là võ đài để diễn xuất tốt nhất.
Người xưa nói: “Mới học cạo đầu lại gặp ngay phải ông râu rậm”. Từ việc rút khỏi Kinh Tương đến trận Đương Dương Trường Bản, đối với quân sư mới ra lò, đích xác là một thử thách nghiêm trọng. Song Gia Cát Lượng dũng cảm chấp nhận “lớp huấn luyện tại chức” đầy gian khổ này hơn nữa lại có thừa tự tin đế gánh vác công tác ngoại giao ở tuyến đầu, tiến hành vận động liên minh Tôn - Ngô có tầm then chốt.
Nhiệm vụ gian khổ này khiến ông ta may mắn được tiếp cận với những đại cao thủ chiến lược bậc nhất lúc bấy giờ là, Lỗ Túc và Chu Du; trong quyết sách chiến lược hỏa thiêu Xích Bích, Gia Cát Lượng có thể tham dự không nhiều, song ông là người chứng kiến từ đầu đến đuôi, đối với việc liên minh Tôn - Lưu đã sớm hình thành, với việc vận dụng chiến thuật cũng thấu tỏ triệt để. Kinh nghiệm thực tiễn lần này đã hình thành trong Gia Cát Lượng tư tưởng chiến lược, có ảnh hưởng tuyệt đối suốt cả sau này.
Lại nói về Lưu Bị, kinh nghiệm đã có mấy chục năm, khiến ông ta trở thành một nhà chiến thuật khá tài giỏi, đứng ở thế yếu lại luôn đánh, luôn bại, qua thất bại lại càng nổi tiếng, lại càng có khí thế trở thành một anh hùng nổi trội ở đời, đặc biệt là ở gò Bác Vọng, lấy chiến thuật khôn khéo đánh thắng cả Hạ Hầu Đôn và Vu Cấm của Tào Tháo, khá thấy Lưu Bị là người “biết đánh”, hơn nữa còn “đánh giỏi” là khác.
Có thể nói về nhược điểm duy nhất, lại là không đủ khả năng lực tư duy trừu tượng để chỉnh lý kinh nghiệm, khiến ông ta chẳng thể thấu thị được xu hướng thời đại, nỗ lực mà thiếu phương hướng, tự nhiên chẳng thể tập kết và tích lũy lực lượng cho nên trồi lên tụt xuống, phấn đấu mấy chục năm mà chẳng có được một mảnh đất của riêng mình.
Long Trung Sách có thể nói là đã mở rộng tầm nhìn cho Lưu Bị, để ông ta lần đầu tiên xem xét một cách khách quan về xu hướng lớn toàn cục, tuy chẳng kể cụ thể, song phương hướng chung của sự nghiệp thực rõ ràng, trách chi ông chẳng cao hứng, như cá gặp nước vậy!
“Tam quốc diễn nghĩa” có chép, việc đầu tiên của Gia Cát Lượng sau khi hạ sơn là kế hoạch hỏa thiêu gò Bắc Vọng, đánh bại Hạ Hầu Đôn, đại tướng quân Tào và liên quân Vu Cấm. Thực ra khi chiến dịch Gò Bác Vọng nổ ra, Lưu Bị chưa từng gặp Gia Cát Lượng và Từ Thứ, không thể có chuyện Gia Cát Lượng và Từ Thứ tham dự mưu lược.
Gò Bác Vọng ở vùng Nhữ Nam, đương khi Lưu Bị và Lưu Tích ở Nhữ Nam đánh du kích giữa hậu phương quân Tào, Hạ Hầu Đôn đang phụ trách phòng thủ ở Dự Châu, rất đau đầu. Bởi thế sau chiến thắng Quan Độ, Hạ Hầu Đôn chủ trương tiêu diệt quân du kích của Lưu Bị. Tuy Tào Tháo cho rằng thời cơ chưa chín muồi, song Hạ Hầu Đôn cứ thúc giục, Tào Tháo chỉ còn biết điều động tướng Vu Cấm đang ở bờ nam Hoàng Hà cùng hiệp trợ; binh lực quân Tào rất mạnh, bởi vậy ngay từ lúc ban đầu, quân Lưu Bị, Lưu Tích đều phải chịu áp lực rất lớn, Lưu Tích bị chết giữa trận. Hạ Hầu Đôn tranh thủ truy kích, Vu Cấm khuyên mãi không được đành phải làm theo, song khi quân đuổi đến gò Bác Vọng, liền bị hỏa công vây bủa vào thế mai phục trước của Lưu Bị, quân Tào đại bại, Hạ Hầu Đôn và Vu Cấm cố chạy thóat thân. Nhưng Lưu Bị cũng thấy binh lực của mình rất mỏng, về căn bản chẳng thể đối chọi với quân Tào, theo sự sắp xếp của Tôn Càn, đánh rút về Kinh Châu, nhận sự che chở của Lưu Biểu; Lưu Biểu bèn lệnh cho trấn thủ Tân Dã phụ trách phòng thủ tiền tuyến phía đông bắc.
Gia Cát Lượng tuy có suy nghĩ sắc bén về chiến lược song chưa từng trải qua trận mạc, xét về căn bản chưa có kinh nghiệm tác chiến, thiết nghĩ nếu dựa vào chiến thuật quyết sách của ông ta, về thực tế là rất ít khả năng, bởi vậy Gia Cát Lượng sau khi hạ sơn, công việc chủ yếu vẫn là qui hoạch chiến lược và hành chính.
Lúc ấy chiến dịch quan khổ bắc chinh ô hoàn của Tào Tháo đã giành được thắng lợi, tại hồ Huyền Vũ ở bên Nghiệp Thành ở Ký Châu, thường tăng cường luyện tập thủy quân để chuẩn bị nam tiến, phía đông bắc Kinh Châu ở vào thế đối đầu, đội quân Lưu Bị trụ giữ Tân Dã là đối tượng của đợt tấn công thứ nhất. Song quân lực của Lưu Bị, chỉ có vài nghìn người mà thôi, kể riêng đội quân tiên phong của Tào Tháo cũng đã khó ngăn nổi. Bởi thế Lưu Bị cảm thấy bất an nhưng không nghĩ ra được biện pháp khắc phục, vì vậy trong lòng phiền muộn không yên.
Có một hôm Gia Cát Lượng đến quân trướng của Lưu Bị, thấy ông ta tết đuôi ngựa để tiêu khiển vội bảo rằng: “Tôi nghĩ tướng quân vốn có chí khí, không ngờ lại tự mình ngồi kết đuôi ngựa như thế”. Lưu Bị lập tức đứng dậy bảo: “Ta trong lòng phiền muộn nên mới bày trò chơi để cố quên đi!”.
Gia Cát Lượng cười bảo rằng: “Tướng quân rất phiền muộn bởi binh lực chúng ta ít như vậy làm sao ngăn được quân Tào tiến đánh chứ gì!”.
Nghe nói thế, Lưu Bị bỗng cảm thấy nhẹ nhõm hẳn: “Tiên sinh hẳn có phương pháp hay, bảo cho ta nghe với!”.
Gia Cát Lượng đã dự liệu từ trước liền bảo: “Thực ra nhân khẩu vùng Kinh Châu không ít, phải nỗi không nhiều người có đăng ký hộ tịch, nếu như chỉ căn cứ vào hộ tịch và trưng binh, ắt không đầy đủ, trái lại kể thêm số dân di cư không dễ quản lý. Chẳng bằng hãy đề nghị Lưu Biểu ra lệnh dân di cư trong vùng đều phải đăng ký, sau đó dựa vào đấy mà trưng tuyển quân sĩ, sẽ giải quyết được triệt để quân lính không đủ”.
Lưu Bị hiểu ra vấn đê lập tức đề nghị với Lưu Biểu “Kế hoạch trưng binh”. Lưu Biểu lúc ấy đã ngã bệnh nằm trên giường, hơn nữa cũng có nghi kỵ với Lưu Bị; Song ông ta thấy Tào Tháo sau khi bình định phương bắc đem quân về Nghiệp Thành tích cực triển khai huấn luyện thủy quân, xác định Tào Tháo đã dã tâm đánh chiếm Kinh Châu liền đáp ứng yêu cầu của Lưu Bị, không nghe ý kiến của anh em họ Khóai, Sái Mạo, Trương Doãn thuộc phái thân Tào, tích cực tăng thêm việc chuẩn bị chiến đấu.
Chính sách thanh tra dân di cư được thi hành không lâu, đội quân của Lưu Bị đã tăng thêm đến mấy vạn người, Lưu Bị phái Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân tăng cường huấn luyện, nhờ đó sức chiến đấu đã tăng lên mau chóng.
Gia Cát Lượng lại kiến nghị với Lưu Bị, nếu được sự đồng ý của Lưu Biểu, chuyển bộ tổng chỉ huy đến Phàn Thành (thuộc Hồ Bắc) gần với Kinh Dương Thành (trụ sở Kinh Châu), để có thể ngăn chặn đợt tấn công đầu tiên của Tào Tháo, khiến đội quân chủ lực của Lưu Biểu có nhiều thời gian chuẩn bị.
Vào thời gian này, Gia Cát Lượngvà Lưu Bị ăn cùng bàn, ngủ cùng chiếu, khẩn trương nghiên cứu mọi việc qui hoạch phòng bị. Bởi hai người cơ hồ như một, khiến Lưu Bị cũng dần xa Quan Vũ và Trương Phi, tạo thành khúc mắt tâm lý ở hai người ấy. Có một hôm Trương Phi vốn thẳng thắn đã nói trước mặt Lưu Bị: “Gia Cát Lượng còn ít tuổi như vậy, lại thiếu kinh nghiệm, thẳng thắn mà nói có giúp đỡ được gì lớn cho anh?”. Lưu Bị nghe rồi lập tức nghiêm sắc mặt bảo rằng: “Gia Cát quân sư có kiến thức siêu việt, ta có được ông ấy, giống như cá gặp nước, nhưng các đệ đừng nói dài, nói ngắn nữa”. Quan Vũ, Trương Phi hai người thấy Lưu Bị nói rõ ràng và kiên quyết như thế, cũng chỉ biết lau mắt mà đợi, không nói gì thêm nữa.
5. Mạch nước ngầm dữ dội trong thành Tương Dương.
“Nói Tào Tháo, Tào Tháo đến liền!” Câu thành ngữ này lưu truyền trong dân gian đã lâu, một mặt cho thấy tai mắt của Tào Tháo ở khắp nơi thực đáng sợ, một mặt khác cũng lộ rõ việc sưu tập tin tức tình báo của Tào Tháo cũng như việc sử dụng gián điệp rất thấu tỏ.
Thiên thứ 13 trong binh pháp Tôn Tử, đã đề cập tính quan trọng của việc vận dụng công tác tình báo: “Xét về việc trong quân, quan hệ chớ thân với gian tế, thưởng chớ hậu hĩ, chẳng phải bậc trí thánh chẳng khéo dùng, chẳng phải bậc nhân nghĩa chẳng thể sai khiến được gian tế, chẳng phải kẻ khôn khéo chẳng thể được châu báu của gian tế, khó thay, khó thay, chẳng khéo chẳng nên dùng vậy!”. Tào Tháo thấu hiểu binh pháp Tôn Tử, với vấn để dùng gian tế rất tâm đắc và cũng rất độc đáo.
Trải qua tám năm cố gắng, Tào Tháo cuối cùng đã tiêu diệt sạch chính quyền họ Viên, thành ra kẻ thống trị rất có thực lực dọc hai bờ Hoàng Hà. Mục tiêu tiếp theo chính là: Kinh Châu ở phía nam, Dương Châu, Giao Châu ở đông nam, và Hán Trung cùng với Ích Châu ở phía tây nam.
Kinh Châu tiếp giáp với Dự Châu là đại bản doanh của Tào Tháo và khu Tư lệ, cho nên trong thời kỳ đối trọi với họ Viên, Tào Tháo đã có cố gắng khai thác ở Kinh Châu liền mấy năm. Ngoài Thứ sử Lưu Biểu có danh vọng còn kiên trì đứng ngoài cuộc, vùng phía bắc giáp khu Tư lệ và các quận huyện của Dự Châu, tâm lý đều đã sớm theo về phía Tào Tháo.
Ngay đến cả trong phủ Lưu Biểu ở thành Tương Dương lực lượng của phái thân Tào cũng rất lớn, các lão thần như anh em Khóai Việt, Khóai Lương, anh rể của Lưu Biểu là Sái Mạo, cùng với các danh sĩ Trương Doãn, Hàn Tung đều chủ trương liên minh với Tào Tháo, có thể thấy ở ngay trong lòng Kinh Tương, Tào Tháo đã có một lực lượng đồng minh khá lớn. Trừ Thái thú Giang Hạ là Hoàng Tổ vốn bạn thân vối Lưu Biểu vẫn kiên quyết phản Tào, cơ hồ phái Thiếu Tráng nắm quyền ở Tương Dương, đều chủ trương theo về với Tào Tháo. Bởi quan hệ lâu dài giữa Lưu Biểu với Viên Thiệu, phái thân Tào còn chưa dám nói rõ chủ trương của họ.
Mùa xuân năm 13 Kiến An, Tôn Quyền muốn trả mối thù phụ thân Tôn Kiên năm xưa bị giết, liền phái mãnh tướng Cam Ninh, Lăng Thống, Lã Mông tiến đánh Hoàng Tổ. Hoàng Tổ lệnh cho thủy quân đô đốc Trần Tựu ra trước đối trận. Lã Mông và Thiên tướng quân Đổng Tập dẫn một trăm người trong đội cảm tử, đánh lén thuyền lớn của Trần Tựu, Lã Mông một mình nhảy lên thuyền địch chém chết Trần Tựu. Quân Hoàng Tổ không chuẩn bị đầy đủ liền bị rối loạn phải rút về Hạ Khẩu; quân Đông Ngô vây bọc ngoài thành rất gấp, Hoàng Tổ dẫn quân đánh phá giải vây trong lúc hỗn chiến bị quân Đông Ngô giết chết. Tôn Quyền thấy thù cũ đã trả, bởi Hạ Khẩu nằm sâu trong vùng đối phương, phòng thủ không dễ bèn hạ lệnh cho toàn quân rút lui. Chiến dịch này tuy diễn ra nhanh chóng song lực lượng phản Tào ở Kinh Châu lại bị tiêu diệt bất ngờ.
Lưu Biểu có hai người con trai, con cả là Lưu Kỳ là con vợ cả, con thứ Lưu Tông là con người vợ kế họ Sái, các cựu thần của phái Thiếu Tráng như Sái Mạo, Trương Doãn đều ra mặt ủng hộ Lưu Tông, lại thêm sự xúi giục của họ Sái, Lưu Biểu đã yêu mến con thứ, mà ghét bỏ con cả, khiến cho Lưu Kỳ sâu sắc cảm thấy sự nguy hiểm, suốt ngày tâm can bứt rứt không yên.
Lưu Kỳ cá tính vốn ôn hòa, thân thể không được khoẻ, song đối với quân đội và các bậc trưởng lão đều có cảm tình, đặc biệt là có quan hệ thắm thiết với Lưu Bị, bởi vậy đối với quân sư Gia Cát Lượng giàu mưu lược cũng rất tôn kính.
Lưu Kỳ nhiều lần thỉnh cầu Gia Cát Lượng chỉ bảo cho anh ta kế sách tự cứu, song Gia Cát Lượng xem mình là khách không nên cuốn theo cuộc tranh giành quyền lực nội bộ ở Kinh Châu. Lại sợ bởi thế mà ảnh hưởng đến địa vị của Lưu Bị vốn không ổn định; cho nên vẫn một mực né tránh, thậm chí không muốn tiếp xúc với Lưu Kỳ. Lưu Kỳ biết rõ năng lực của Gia Cát Lượng, vẫn không ngừng tìm cơ hội thỉnh giáo Gia Cát Lượng.
Có một hôm, Lưu Kỳ nhân khi Gia Cát Lượng theo Lưu Bị đến Kinh Dương thảo luận việc quân, dẫn ông ta lên gác thư viện, Lưu Kỳ lại sai người rút thang gác, khiến không ai lên xuống được. Tiếp đó anh ta nói với Gia Cát Lượng rằng: “Hôm nay trên không đến trời, dưới không chạm đất, lời nói từ miệng, vào thẳng đến tai, ngài có thể nói với tôi được chưa?”. Gia Cát Lượng bất đắc dĩ nói nhỏ với Lưu Kỳ rằng: “Anh không thấy Thân Sinh ở trong mà nguy, Trùng Nhĩ ở ngoài mà yên ư?”
Sự tích này xảy ra ở nước Tấn vào thời Xuân Thu, Tấn Hiến Công chịu ảnh hưởng của Lệ Cơ, có ý bỏ con trưởng lập con thứ, song người con cả là Thân Sinh, thanh danh lan rộng, tài hoa xuất chúng, Lệ Cơ đã dùng mọi biện pháp ám hại, Thân Sinh bị bức bách phải tự vẫn. Còn người con thứ khác, tiếp liền với Thân Sinh, bởi trấn thủ ỏ phía bắc nước Tấn, mà thóat thân được. Thân Sinh bị hại, Trùng Nhĩ chạy ra nước ngoài, sau bốn mươi hai năm, nước Tấn xảy ra đại loạn Trùng Nhĩ lại về nước nắm chính quyền, đó chính là Tấn Văn Công.
Câu chuyện này không nghi ngờ gì đã nói ngầm với Lưu Kỳ, xin được điều động ra biên giới, thóat khỏi nội thành mà tránh được tai hại khi Hoàng Tổ thất trận, Lưu Kỳ nhân cơ hội đó xin ra trấn giữ Giang Hạ, Lưu Biểu cũng sợ chuyện kế thừa sẽ tạo thành sự hỗn loạn cục diện chính trị Kinh Châu, sau khi thương lượng với Lưu Bị bèn để Lưu Kỳ làm Thái thú Giang Hạ, phòng thủ Hạ Khẩu.
Lời bình của Trần Văn Đức
Một người lãnh đạo và quản lý giỏi phải có đầy đủ hai điều kiện lớn. Nếu lãnh đạo theo cảm tính, quản lý theo lý tính, hoặc chỉ có lãnh đạo mà thiếu quản lý, tuy có thể phát huy lực lượng của đoàn thể song đối với hoàn cảnh mà không thích ứng, rất khó giành được thành công hữu hiệu. Ma lực cá nhân của Lưu Bị, không nghi ngờ gì là điều kiện lãnh đạo rất tốt đẹp song do thiếu quy hoạch toàn thể, dẫn đến chế độ quản lý và năng lực thích ứng với hoàn cảnh khiến giai đoạn đầu của ông ta thực gian khổ và gập ghềnh. Song chỉ biết quản lý mà không chú ý lãnh đạo, sẽ là khô cứng, thậm chí hà khắc. Chúng ta từng nói đến hợp tình, hợp lý, hợp pháp, pháp luật và chế độ, song chẳng thể là cái chỉ được viết lên giấy, thế rồi chẳng dùng đến, nó phải được viết ở trong trái tim con người. Đương nhiên nếu sợ sệt mà làm ra vẻ lấy lòng thì có thể được người ta ủng hộ, sản sinh hiệu quả, song cái quan trọng là chế độ quản lý và luật lệ, không phải chỉ là hạn chế hành động một cách tiêu cực, không khéo nó sẽ rơi vào khô cứng và không có sức sống.
Một chế độ quản lý, tuyệt đối không chỉ ở chỗ hạn chế một số hành động mà thôi. Nó cần phải mang tính sáng tạo khiến người ta tiến thêm một bước trong khi hành động, chẳng những phải hoàn chỉnh mọi điều kiện hành động, mà phải kích thích ý chí hành động tự động tự phát. Nói cách khác, lãnh đạo và quản lý, phải hợp làm một, mới có thể phát huy lực lượng vốn có.
Sự kết hợp giữa Lưu Bị và Gia Cát Lượng, khiến thế giới quan của Lưu Bị hướng đến chỗ thay cũ đổi mới.
Lại nói về quan điểm thực dụng:
Quy hoạch sách lược và việc thực hiện.
Không ít phần tử tri thức mới ra trường, vẫn nghĩ làm công việc kế hoạch, nhìn chung là thiết kế kế hoạch, chẳng những có thể chỉ động não, khả dĩ ngồi ở phòng làm việc có máy lạnh suốt ngày chẳng phải bỏ sức lực, cũng chẳng đổ mồ hôi, cho rằng như thế mới là “công việc vận dụng trí tuệ”. Thực ra có không ít công ty, nhân viên kế hoạch đều là những phần tử tri thức cao cấp cho rằng chỉ cần dùng đầu óc là có thể xong việc. Những người này thường náu mình sau bàn làm việc, phiếm đàm về đạo lý qui hoạch sách lược và chiến lược, chỉ đạo chiến lược việc quy hoạch chiến lược như vậy, thường chỉ là màu mỡ riêu cua mà thôi, hoa mỹ mà không thực dụng.
Trong cuốn “marketing” các tác giả Tack Trout viết:
Có rất nhiều công ty cho rằng, xây dựng chiến lược là triệu tập ba, bốn vị giáo sư kế hoạch cao cấp, để họ ngồi ở trong phòng phát huy đầu óc, cho đến khi họ tìm được phương pháp giải quyết vấn đề gọi đấy là “Tháp ngà trí tuệ...” Cũng có không ít xí nghiệp lại tập hợp các cán bộ quản lý cao cấp trong một hội nghị, cách xa với máy điện thoại, cách xa với công việc sự vụ hằng ngày mới có thể vẽ ra được sách lược tương lai... Bởi vì họ cho rằng chiến lược không giống như quyết sách thường ngày mang tính chiến thuật, thực ra đều là không đúng.
Hai mươi năm trước, bút giả từng được làm việc với tiên sinh Tá Đằng một nhà lập kế hoạch bậc thầy của công ty Tinh Trấn Biểu của Nhật Bản, tiến hành việc lập kế hoạch tiêu thụ để sản phẩm của công ty đổ bộ vào thị trường Đài Loan, thấy được tinh thần thực tiễn thể hiện đầy đủ ở đó, trong quá trình cộng tác, Tá Đằng thường nói với bút giả, cái cốt lõi tinh tuý của kế hoạch tiêu thụ, không phải là nhiều người dùng “óc” nghĩ ra mà là một thiểu số người dùng “chân” mà đạt đến vạch đích.
Trong thời kỳ đại chiến thế giới lần thứ II, tướng Bađôn nước Mỹ phụ trách quân đoàn Ba trong quân đồng minh vốn rất hùng mạnh, trong đoàn có một trăm lẻ năm vị tướng lĩnh thực sự chiến đấu, song chỉ có một vị lập qui hoạch. Bởi vì Bađôn cho rằng, số nhân viên quy hoạch càng nhiều, có đưa ra những cơ hội chiến lược tốt lại rất ít. Những chiến lược kiệt xuất chân chính, luôn luôn do một cá nhân đã hết mình suy nghĩ ra, mới có thể xác thực được. Câu “Ba ông xách bầu chẳng có rượu uống”, trong công tác sách lược quy hoạch, cũng có chỗ tương đồng.
Trên thương trường, tuy thường có thể thấy những sáng tác tập thể cũng không có gì sai lầm, song nghiêm chỉnh mà nói đó vẫn chỉ có thể kể là tác phẩm phàm tục; còn tác phẩm chân chính, vẫn đều là kiệt tác tâm huyết của một đại sư. Sáng tạo trong sách lược quy hoạch là do sự rèn luyện cọ sát qua kinh nghiệm thực tiễn, cùng sự trầm tư lâu dài mà hoàn thành.
Khơlao Sai Uâytrơ mười hai tuổi đã ra nhập quân Phổ, từng tham gia cả trận đánh năm 1812 liên quân Nga Phổ chống trả Napôlêông, đến chiến dịch Oa téc lô sau này; qua thể nghiệm bản thân, khiến ông quan sát được sâu sắc, có suy nghĩ ngang tầm chiến thuật với thiên tài Napôlêông, sau này mới viết ra được tác phẩm kinh điển về chiến lược đấy là cuốn “Chiến tranh luận”.
Đích xác chiến lược không tách rời chiến thuật, mục đích của chiến lược ắt phải được vận dụng vào chiến thuật, chỉ có kinh nghiệm thực tiễn ở chiến trường mới có thể vạch ra được sách lược chiến tranh thực sự có hiệu quả.
Song người chỉ có chiến thuật mà không hiểu được chiến lược chẳng thể chỉnh lý kinh nghiệm chiến thuật thành tư duy trừu tượng, chẳng thể quy hoạch khách quan, kinh nghiệm tích lũy nhiều cũng chẳng thể có được đầu óc của nhà chiến lược.
Quy hoạch sách lược mà chẳng có kinh nghiệm thực tế, thường lập ra được kế hoạch hoàn chỉnh và cẩn thận, xem như là đầy đủ mọi mặt, song lại khô cứng và thiếu tính đàn hồi, những kế hoạch ấy thường lớn lao mà cẩn thận, lại không có khả năng thực hiện.
Tác giả cuốn “Chiến tranh và hòa bình” đã chỉ rõ, thiên tài quân sự Napôlêông đã không nắm rõ quân đội trong thực tiễn chiến đấu, Napôlêông quen chỉ huy bằng mệnh lệnh, hình dung chiến tranh qua một “nguyên bản hoàn chỉnh”. Tướng Bađôn cũng nói rõ sách lược quy hoạch của chúng ta, chẳng thể thích ứng đầy đủ được với hoàn cảnh, để tập trung lực lượng thích ứng với hoàn cảnh. Tôi cho rằng sự hơn kém ở một nhà lãnh đạo, là ở chỗ ông ta có nắm được điểm này hay không.
Sự lãnh đạo lực lượng kết hợp trong toàn thể, đi theo một hướng chung, là do các nhà chỉ huy tác chiến, quản lý quốc gia, kinh doanh xí nghiệp, giỏi điều khiển lực lượng ở nhiều mặt làm sao lực lượng nhằm vào một mục tiêu, mà không phân tán, đấy là trách nhiệm chủ yếu của người vạch sách lược. Mục tiêu cần phải rõ ràng, cụ thể có thể thực hiện được, chỉ ra được phương hướng nỗ lực, để mọi người theo đó mà làm tuần tự, không nhất định phải thực chi tiết đên từng người, khống chế chặt chẽ mọi mặt; nếu không có tính đàn hồi sẽ thành ra một qui hoạch chỉ để ngăn mà không dùng được.
Thậm chí có người nghiên cứu cho rằng nhà qui hoạch trưởng thành từ va chạm thực tiễn, có thể trở thành một nhà chiến lược đại tài. Ví như Khơlaosaimâytrơ đã từng trải kinh nghiệm sau trận bị Napôlêông đánh bại, hơn nữa còn bị bắt làm tù binh. Có thể những nỗi thống khổ ấy, đã giúp ông ta có được suy nghĩ triệt để, để chỉnh lý kinh nghiệm thành lớp lang trừu tượng, trở thành cơ sở quan điểm cho cuốn sách kinh điển nghìn năm: “Chiến tranh luận”. Lại có nhà quy hoạch sách lược ưu tú khác, Gia Cát Lượng có những điều kiện cơ sở đáng kể. Ông tự ví mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị, khá thấy ông xem trọng kinh nghiệm trong chiến thuật thực tiễn, không giống như những thư sinh thời bấy giờ, ông nhiều năm ở tiền tuyến thậm chí ở nơi giáp trận, để tích lũy kinh nghiệm chiến đấu thực tế.
Với một nhà sách lược ưu tú là Từ Thứ, Gia Cát Lượng có những mặt không giống với ông ấy; Từ Thứ là một chuyên gia chuyên chú giải quyết một sô vấn đề, song Gia Cát Lượng “quan sát đại lược”, thông suốt mọi mặt đối với vấn đề gì cũng quan tâm, đặc biệt là có thể nắm được xu thế thời đại. “Long Trung Sách” là sách lược qui hoạch hoàn chỉnh đến mức tuyệt vời, lại thể hiện đầy đủ xu thế lớn của thời đại, đích xác được nghiền ngẫm bởi suy nghĩ thâm trầm, thời kỳ nông nhàn Gia Cát Lượng thường đến bái kiến các danh sĩ hiền nhân ở nhiều nơi, ắt đã khảo sát tình hình ở các nơi ấy, sưu tập tư liệu, để so sánh đối với các danh sĩ “hiểu thư sinh” và “hiểu chuyên gia”, có được “thực tiễn” càng nhiều hơn.
Gia Cát Lượng chịu náu mình ẩn dật, là bởi ông đang giữ sức chờ thời, những năm tuổi trẻ khốn khổ, cho ông một cơ thể khoẻ mạnh, thường ngày cày cấy tự nuôi mình, so với bọn thư sinh xưa nay chỉ nói mà không làm. Gia Cát Lượng đã thực tiễn hơn nhiều; bởi vậy ông rất tự tin, tuy không biết võ nghệ, mà dấn thân nơi chiến trường chẳng hề kinh hãi.
Song Gia Cát Lượng khi mới hạ sơn, chẳng thể giống như “Tam quốc diễn nghĩa” đã mô tả là một quân sư thần thánh, thực ra ông giống như một khối “mỹ ngọc”, được thực tiễn chiến đấu mài giũa mà thành. Ông lựa chọn Lưu Bị bởi đặt niềm tin ở ông ta; ở trong quân doanh của Lưu Bị ông rất có cơ hội để trải qua rèn luyện gian khổ mà hoàn chỉnh; đối với một danh sĩ trẻ tuổi mà nói, đấy là võ đài để diễn xuất tốt nhất.
Người xưa nói: “Mới học cạo đầu lại gặp ngay phải ông râu rậm”. Từ việc rút khỏi Kinh Tương đến trận Đương Dương Trường Bản, đối với quân sư mới ra lò, đích xác là một thử thách nghiêm trọng. Song Gia Cát Lượng dũng cảm chấp nhận “lớp huấn luyện tại chức” đầy gian khổ này hơn nữa lại có thừa tự tin đế gánh vác công tác ngoại giao ở tuyến đầu, tiến hành vận động liên minh Tôn - Ngô có tầm then chốt.
Nhiệm vụ gian khổ này khiến ông ta may mắn được tiếp cận với những đại cao thủ chiến lược bậc nhất lúc bấy giờ là, Lỗ Túc và Chu Du; trong quyết sách chiến lược hỏa thiêu Xích Bích, Gia Cát Lượng có thể tham dự không nhiều, song ông là người chứng kiến từ đầu đến đuôi, đối với việc liên minh Tôn - Lưu đã sớm hình thành, với việc vận dụng chiến thuật cũng thấu tỏ triệt để. Kinh nghiệm thực tiễn lần này đã hình thành trong Gia Cát Lượng tư tưởng chiến lược, có ảnh hưởng tuyệt đối suốt cả sau này.
Lại nói về Lưu Bị, kinh nghiệm đã có mấy chục năm, khiến ông ta trở thành một nhà chiến thuật khá tài giỏi, đứng ở thế yếu lại luôn đánh, luôn bại, qua thất bại lại càng nổi tiếng, lại càng có khí thế trở thành một anh hùng nổi trội ở đời, đặc biệt là ở gò Bác Vọng, lấy chiến thuật khôn khéo đánh thắng cả Hạ Hầu Đôn và Vu Cấm của Tào Tháo, khá thấy Lưu Bị là người “biết đánh”, hơn nữa còn “đánh giỏi” là khác.
Có thể nói về nhược điểm duy nhất, lại là không đủ khả năng lực tư duy trừu tượng để chỉnh lý kinh nghiệm, khiến ông ta chẳng thể thấu thị được xu hướng thời đại, nỗ lực mà thiếu phương hướng, tự nhiên chẳng thể tập kết và tích lũy lực lượng cho nên trồi lên tụt xuống, phấn đấu mấy chục năm mà chẳng có được một mảnh đất của riêng mình.
Long Trung Sách có thể nói là đã mở rộng tầm nhìn cho Lưu Bị, để ông ta lần đầu tiên xem xét một cách khách quan về xu hướng lớn toàn cục, tuy chẳng kể cụ thể, song phương hướng chung của sự nghiệp thực rõ ràng, trách chi ông chẳng cao hứng, như cá gặp nước vậy!
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.