Chương 29: Hứng thú
Hồng Nhận
02/11/2022
Bữa trưa ăn ngon làm người ta vô cùng thỏa mãn, về đến nhà Thẩm Hi liền
bắt đầu pha cà phê. Thẩm Hi không được uống cà phê, thứ này không tốt
đối với trái tim của hắn, nhưng Chu Ngôn Dụ có thể uống hơn nữa anh còn
rất thích uống cà phê nữa kìa. Chỉ vài phút sau, trong phòng khách đã
tràn ngập hương cà phê thơm nồng. Chu Ngôn Dụ mở notebook đặt lên bàn
ăn, nhìn thoáng qua Thẩm Hi đang bận rộn trong phòng bếp rồi mới rũ mắt
nhìn xuống màn hình. Cà phê được pha rất nhanh, Thẩm Hi đưa đến tận tay
Chu Ngôn Dụ sau đó hắn cũng không quấy rầy anh làm việc mà đi tìm một
quyển sách tới đọc.
Thẩm Hi thích đọc đa dạng các loại sách như bách khoa toàn thư về vạn vật; các loại chuyên đề về hương liệu, lịch sử,...; có kinh tế tài chính về các loại đầu tư như cổ phiếu, giao dịch ngân hàng,...; có các loại sách khảo cổ như đồ đồng thời Thương Chu, giáp cốt văn*, kim tự tháp Ai Cập,...; cũng có sách về du lịch như trên tay hắn lúc này là La Mã du ký; còn có không biết bao nhiêu là sách nấu ăn từ món Địa Trung Hải, món Nhật, món Pháp,... và chắc chắn không thể thiếu các loại sách quốc học từ Sở Từ** đến Hoàng Đế nội kinh***. Bản thân hắn lại học về kiến trúc, các loại sách chuyên ngành chỉ nhiều thêm chứ không bao giờ ít, khi nhàn rỗi hắn còn thích thiết kế các loại phòng ốc. Trong đó Chu Ngôn Dụ thích nhất chính là bức vẽ căn phòng làm hoàn toàn từ gỗ, bên trong có một cửa sổ lớn trong suốt dài bằng cả mặt tường. Vì vậy Thẩm Hi đã đặc biệt phủ màu cho nó, ánh mặt trời xuyên qua cửa sổ nghiêng nghiêng chiếu vào trong phòng làm người ta có cảm giác vô cùng ấm áp. Sau đó, Chu Ngôn Dụ đã đem bức tranh này lồng khung treo lên trên tường, mỗi khi nhìn đến anh luôn có thể tưởng tượng ra khung cảnh trong đó, anh đang làm cơm trong phòng bếp còn Thẩm Hi liền mềm mại ngồi đọc sách hoặc ngủ thật ngon trên sô pha.
(*Giáp cốt văn (甲骨文) hay chữ giáp cốt là một loại văn tự cổ đại của Trung Quốc thời nhà Thương, được coi là hình thái đầu tiên của chữ Hán, cũng được coi là một thể của chữ Hán. Giáp cốt văn mỗi giai đoạn đều có sự khác nhau, giáp cốt văn thời Vũ Đinh được xem như hoàn chỉnh nhất, và cũng có số lượng lớn nhất được phát hiện)
(**Sở Từ (楚辞) là tuyển tập thi ca lãng mạn đầu tiên trong lịch sử văn học Trung Quốc, tương truyền là một thể thơ mới do quan đại phu nước Sở Khuất Nguyên sáng tác. Danh xưng Sở Từ đã tồn tại từ thời đầu nhà Tây Hán, được Lưu Hướng biên tập và được Vương Dật đời Đông Hán làm chương cú. Tuyển tập ban đầu của Khuất Nguyên, Tống Ngọc thời Chiến Quốc và Hoài Nam Tiểu Sơn, Đông Phương Sóc, Vương Bao, Lưu Hướng thời nhà Hán có tổng cộng 16 thiên từ phú. Về sau Vương Dật bổ sung thêm "Cửu tư" (九思) của mình tạo thành tổng cộng 17 thiên. Toàn bộ tác phẩm chủ yếu dựa trên những sáng tác của Khuất Nguyên, trong khi các thiên còn lại cũng chủ yếu kế thừa hình thức thơ phú của ông. Do vận dụng kiểu dáng văn học, âm ngữ và vật sản phong thổ nước Sở, lại mang đậm màu sắc, hương vị địa phương nên Sở Từ có ảnh hưởng sâu sắc tới nền thi ca của hậu thế)
(***Hoàng Đế nội kinh (giản thể: 黄帝内经, phồn thể: 黃帝內經, bính âm: Huángdì Nèijīng) là một tài liệu y học cổ của Trung Quốc, được coi là nguồn gốc giáo lý cơ bản của nền y học cổ truyền Trung Quốc trong hơn hai thiên niên kỷ. Tác phẩm bao gồm hai phần, mỗi phần bao gồm 81 chương hoặc chuyên luận theo dạng hỏi và đáp giữa Hoàng Đế và các vị đại thần của ông như Kỳ Bá, Lôi Công, Bá Cao, Du Phụ, Thiếu Sư, Quỷ Du Khu, Thiếu Du. Phần đầu tiên, Tố vấn (素問), nghĩa là những câu hỏi cơ bản, bao gồm nền tảng lý thuyết của y học Trung Quốc và các phương pháp chẩn đoán. Phần thứ hai ít được nhắc đến hơn, Linh khu (靈樞) thảo luận chi tiết về liệu pháp châm cứu. Hai tài liệu này được gọi chung là Nội kinh hoặc Hoàng Đế nội kinh, nhưng trong thực tế, tên gọi này thường chỉ được dùng để đề cập tới Tố vấn. Hai tài liệu khác cũng mang tiền tố Hoàng Đế nội kinh trong tiêu đề của mình là: Minh Đường (明堂) và Thái tố (太素); cả hai tài liệu này đều chỉ còn lại một bộ phận)
Sách của Chu Ngôn Dụ chủ yếu thiên về lịch sử là chính, cổ kim nội ngoại đều có. Lúc trước Thẩm Hi có hỏi qua anh nếu không tiếp nhận công ty thì muốn làm nghề gì, Chu Ngôn Dụ liền nói sẽ nghiên cứu hoặc đi dạy lịch sử. Bất quá Thẩm Hi không thể tưởng tượng nổi lúc Chu Ngôn Dụ đứng trên bục giảng sẽ như thế nào, bởi vậy hắn cảm thấy anh thích hợp nhất vẫn là làm nghiên cứu. Tinh thần nghiên cứu của Chu Ngôn Dụ rất mạnh, lực chuyên chú cũng vượt mức bình thường. Không có môn nghiên cứu nào mà không cần tiêu phí sức lực, dạng người giống Chu Ngôn Dụ nếu đi vào chắc chắn sẽ quên ăn quên ngủ, nhưng nếu không đi vào thì lại quá lãng phí thiên phú trời ban của anh.
Nhưng sau khi về nước, Chu Ngôn Dụ một chút cũng không chần chờ mà tiếp nhận công ty. Đây thật ra vốn là trách nhiệm của Thẩm Hi, mà anh từ nhỏ được Thẩm gia nhận nuôi đã sớm đem phần trách nhiệm này xem thành trách nhiệm của chính mình. Huống chi anh còn muốn kiếm thật nhiều tiền, trái tim của Thẩm Hi trước mắt vẫn còn ổn định nhưng ai biết trước được khi nào nó sẽ phát tác, lúc đó Thẩm Hi lại phải làm giải phẫu. Từ nhỏ, trái tim của Thẩm Hi cứ sửa sửa chữa chữa qua lại rất nhiều lần nhưng từ tận đáy lòng Chu Ngôn Dụ vẫn mong anh có thể đem trái tim hiện tại của Thẩm Hi bảo vệ thật tốt, nếu trái tim lại phát tác sinh mệnh của hắn sẽ bắt đầu tính bằng giờ. Từ số liệu hiện tại, sau khi giải phẫu trái tim có thể tồn tại ít nhất hai năm bình quân mười năm mà nhiều nhất trong nước cũng chỉ có hai mươi ba năm quốc tế thì được ba mươi năm. Chu Ngôn Dụ biết suy nghĩ của mình là rất tham lam, nhưng dù có như thế nào anh vẫn phải chuẩn bị thật tốt cho tất cả mọi trường hợp, dù chỉ có một phần xác suất chuẩn bị trước vẫn làm tâm lý anh cảm thấy an ổn hơn rất nhiều.
Thẩm Hi thích đọc đa dạng các loại sách như bách khoa toàn thư về vạn vật; các loại chuyên đề về hương liệu, lịch sử,...; có kinh tế tài chính về các loại đầu tư như cổ phiếu, giao dịch ngân hàng,...; có các loại sách khảo cổ như đồ đồng thời Thương Chu, giáp cốt văn*, kim tự tháp Ai Cập,...; cũng có sách về du lịch như trên tay hắn lúc này là La Mã du ký; còn có không biết bao nhiêu là sách nấu ăn từ món Địa Trung Hải, món Nhật, món Pháp,... và chắc chắn không thể thiếu các loại sách quốc học từ Sở Từ** đến Hoàng Đế nội kinh***. Bản thân hắn lại học về kiến trúc, các loại sách chuyên ngành chỉ nhiều thêm chứ không bao giờ ít, khi nhàn rỗi hắn còn thích thiết kế các loại phòng ốc. Trong đó Chu Ngôn Dụ thích nhất chính là bức vẽ căn phòng làm hoàn toàn từ gỗ, bên trong có một cửa sổ lớn trong suốt dài bằng cả mặt tường. Vì vậy Thẩm Hi đã đặc biệt phủ màu cho nó, ánh mặt trời xuyên qua cửa sổ nghiêng nghiêng chiếu vào trong phòng làm người ta có cảm giác vô cùng ấm áp. Sau đó, Chu Ngôn Dụ đã đem bức tranh này lồng khung treo lên trên tường, mỗi khi nhìn đến anh luôn có thể tưởng tượng ra khung cảnh trong đó, anh đang làm cơm trong phòng bếp còn Thẩm Hi liền mềm mại ngồi đọc sách hoặc ngủ thật ngon trên sô pha.
(*Giáp cốt văn (甲骨文) hay chữ giáp cốt là một loại văn tự cổ đại của Trung Quốc thời nhà Thương, được coi là hình thái đầu tiên của chữ Hán, cũng được coi là một thể của chữ Hán. Giáp cốt văn mỗi giai đoạn đều có sự khác nhau, giáp cốt văn thời Vũ Đinh được xem như hoàn chỉnh nhất, và cũng có số lượng lớn nhất được phát hiện)
(**Sở Từ (楚辞) là tuyển tập thi ca lãng mạn đầu tiên trong lịch sử văn học Trung Quốc, tương truyền là một thể thơ mới do quan đại phu nước Sở Khuất Nguyên sáng tác. Danh xưng Sở Từ đã tồn tại từ thời đầu nhà Tây Hán, được Lưu Hướng biên tập và được Vương Dật đời Đông Hán làm chương cú. Tuyển tập ban đầu của Khuất Nguyên, Tống Ngọc thời Chiến Quốc và Hoài Nam Tiểu Sơn, Đông Phương Sóc, Vương Bao, Lưu Hướng thời nhà Hán có tổng cộng 16 thiên từ phú. Về sau Vương Dật bổ sung thêm "Cửu tư" (九思) của mình tạo thành tổng cộng 17 thiên. Toàn bộ tác phẩm chủ yếu dựa trên những sáng tác của Khuất Nguyên, trong khi các thiên còn lại cũng chủ yếu kế thừa hình thức thơ phú của ông. Do vận dụng kiểu dáng văn học, âm ngữ và vật sản phong thổ nước Sở, lại mang đậm màu sắc, hương vị địa phương nên Sở Từ có ảnh hưởng sâu sắc tới nền thi ca của hậu thế)
(***Hoàng Đế nội kinh (giản thể: 黄帝内经, phồn thể: 黃帝內經, bính âm: Huángdì Nèijīng) là một tài liệu y học cổ của Trung Quốc, được coi là nguồn gốc giáo lý cơ bản của nền y học cổ truyền Trung Quốc trong hơn hai thiên niên kỷ. Tác phẩm bao gồm hai phần, mỗi phần bao gồm 81 chương hoặc chuyên luận theo dạng hỏi và đáp giữa Hoàng Đế và các vị đại thần của ông như Kỳ Bá, Lôi Công, Bá Cao, Du Phụ, Thiếu Sư, Quỷ Du Khu, Thiếu Du. Phần đầu tiên, Tố vấn (素問), nghĩa là những câu hỏi cơ bản, bao gồm nền tảng lý thuyết của y học Trung Quốc và các phương pháp chẩn đoán. Phần thứ hai ít được nhắc đến hơn, Linh khu (靈樞) thảo luận chi tiết về liệu pháp châm cứu. Hai tài liệu này được gọi chung là Nội kinh hoặc Hoàng Đế nội kinh, nhưng trong thực tế, tên gọi này thường chỉ được dùng để đề cập tới Tố vấn. Hai tài liệu khác cũng mang tiền tố Hoàng Đế nội kinh trong tiêu đề của mình là: Minh Đường (明堂) và Thái tố (太素); cả hai tài liệu này đều chỉ còn lại một bộ phận)
Sách của Chu Ngôn Dụ chủ yếu thiên về lịch sử là chính, cổ kim nội ngoại đều có. Lúc trước Thẩm Hi có hỏi qua anh nếu không tiếp nhận công ty thì muốn làm nghề gì, Chu Ngôn Dụ liền nói sẽ nghiên cứu hoặc đi dạy lịch sử. Bất quá Thẩm Hi không thể tưởng tượng nổi lúc Chu Ngôn Dụ đứng trên bục giảng sẽ như thế nào, bởi vậy hắn cảm thấy anh thích hợp nhất vẫn là làm nghiên cứu. Tinh thần nghiên cứu của Chu Ngôn Dụ rất mạnh, lực chuyên chú cũng vượt mức bình thường. Không có môn nghiên cứu nào mà không cần tiêu phí sức lực, dạng người giống Chu Ngôn Dụ nếu đi vào chắc chắn sẽ quên ăn quên ngủ, nhưng nếu không đi vào thì lại quá lãng phí thiên phú trời ban của anh.
Nhưng sau khi về nước, Chu Ngôn Dụ một chút cũng không chần chờ mà tiếp nhận công ty. Đây thật ra vốn là trách nhiệm của Thẩm Hi, mà anh từ nhỏ được Thẩm gia nhận nuôi đã sớm đem phần trách nhiệm này xem thành trách nhiệm của chính mình. Huống chi anh còn muốn kiếm thật nhiều tiền, trái tim của Thẩm Hi trước mắt vẫn còn ổn định nhưng ai biết trước được khi nào nó sẽ phát tác, lúc đó Thẩm Hi lại phải làm giải phẫu. Từ nhỏ, trái tim của Thẩm Hi cứ sửa sửa chữa chữa qua lại rất nhiều lần nhưng từ tận đáy lòng Chu Ngôn Dụ vẫn mong anh có thể đem trái tim hiện tại của Thẩm Hi bảo vệ thật tốt, nếu trái tim lại phát tác sinh mệnh của hắn sẽ bắt đầu tính bằng giờ. Từ số liệu hiện tại, sau khi giải phẫu trái tim có thể tồn tại ít nhất hai năm bình quân mười năm mà nhiều nhất trong nước cũng chỉ có hai mươi ba năm quốc tế thì được ba mươi năm. Chu Ngôn Dụ biết suy nghĩ của mình là rất tham lam, nhưng dù có như thế nào anh vẫn phải chuẩn bị thật tốt cho tất cả mọi trường hợp, dù chỉ có một phần xác suất chuẩn bị trước vẫn làm tâm lý anh cảm thấy an ổn hơn rất nhiều.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.