Chương 9
Đan Thanh Thủ
12/08/2022
Dịch: Phi Phi
Bé gái ngồi ngoan ngoãn trên phiến đá, tóc cột thành hai chiếc bánh bao xinh xắn trên đỉnh đầu, da dẻ trắng trẻo xinh xắn, trên đùi còn có một cuốn sách thẻ tre.
Bé gái được Ám Xưởng bắt tới chuẩn bị huấn luyện thành sát thủ, vừa hay gặp phải Giản Trăn. Ngày đó tâm trạng của hắn tốt, bé gái này lại rất có tài nên hắn sảng khoái cho cô bé theo mình làm người hầu; bằng không với cái dáng vẻ non nớt này thì cô bé sớm đã bị ăn sạch, đến bộ xương cũng chẳng còn.
Đây cũng là người Bạch Cốt nói chuyện được mấy câu trong Ám Xưởng. Bé gái rất có học vấn, là người duy nhất trong Ám Xưởng đã từng học Tứ Thư Ngũ Kinh; những người khác ngay cả Tam Tự Kinh còn chưa đọc chứ đừng nói đến những thứ cao siêu hơn.
Tý Ngọc mở cuốn sách ra, nghiêm túc nói: “Hôm nay học câu Đốt đàn nấu hạc, nói về chuyện phá hỏng chiếc đàn cổ làm củi đốt để nấu tiên hạc ăn, câu này chỉ về việc tùy ý phá hỏng một việc tốt đẹp”.
Bạch Cốt im lặng suy nghĩ lần tới mình nên dùng thành ngữ này như thế nào, biểu hiện như thể mình không phải là người thất học.
Một lát sau, nàng nhớ tới “bình hoa” trong căn nhà nổi kia, vừa nhìn là biết có vẻ rất cao quý, im lặng rất lâu mới mở miệng dò hỏi: “Có câu nào dùng để mô tả chênh lệch rất lớn giữa người với người không?’.
Không phải nàng kiên nhẫn muốn nhét mấy thứ này vào đầu, mà là phải kết hợp học hành với thực tế mới nhớ rõ ràng được.
Chuyện này không làm khó được tiểu cô nương, Tý Ngọc liền nghĩ tới: “Ta nhớ có một từ là Thiên quan địa lí, ý nghĩa như ngài nói”.
* Thiên quan địa lí, nguyên văn天冠地履 chỉ sự khác biệt của đôi bên quá lớn.
Giản Trăn âm thầm cân nhắc, hai mắt đảo quanh ra vẻ suy ngẫm, cuối cùng vẫn chẳng hiểu đâu vào đâu.
Bạch Cốt lại càng không cần nói, nàng nghe hiểu từng chữ nhưng ghép vào thì chịu.
Tý Ngọc thấy hai người nghe rất nghiêm túc liền lấy gậy gỗ khua mấy đường dưới đất, chẳng ngại ánh mắt của hai người kia bâng quơ chạy đi đâu, tâm tư hoàn toàn không hề ở trên bức tranh chữ như gà bới này.
Bé gái đọc lại hai câu thành ngữ năm lần bảy lượt mà hai người kia cứ đực người ra như cọc gỗ, cứ như cả hai đang đọc cuốn sách từ trên trời rơi xuống.
Tý Ngọc cung kính dùng hai tay nâng gậy gỗ lên, nói: “Các ngài cũng viết đi, như vậy mới nhớ rõ được”.
Thời gian bỗng chốc như ngừng trôi, xung quanh im lặng như tờ, Bạch Cốt nghe vậy liền cứng mặt, còn Giản Trăn cũng chẳng có tâm tư đâu mà vuốt ve con thằn lằn trên đùi, rõ ràng là áp lực rất lớn.
Ba người vẫn không nhúc nhích, một lúc lâu sau Giản Trăn mới nhẹ nhàng khụ giọng mấy tiếng.
Bạch Cốt đột nhiên cảm thấy hai câu là đủ rồi: “Hôm nay ta học đến đây thôi”. Nói xong, nàng xoay người nhón chân đạp vài bước lên phiến đá, phi thân lên nhanh như một cơn gió, chẳng mấy chốc đã trở vào bên trong động theo lối cửa sổ.
Còn lại một người vẫn đang vuốt đầu thằn lằn trong sân: “Vừa rồi nói đến nấu con chim gì ấy nhỉ?”.
Tý Ngọc chỉ cảm thấy lực bất tòng tâm, một đám đầu óc mốc meo hết lên rồi, căn bản là làm thế nào cũng không khá lên được.
Nhưng mà ít nhiều cũng đã học được một câu, coi như an ủi vậy. Cô bé đúng là đã đánh giá quá cao rồi, mặc dù võ nghệ của Bạch Cốt cực kỳ cao nhưng học vấn đối với nàng quả thực là bùn không thể dựng nên tường, hơn nữa chỉ cần bước qua cánh cửa kia là nàng nhất định sẽ quên ngay câu đầu mới học được.
Nhưng câu Thiên quan địa lí này lại có thể ghi nhớ trong lòng, dù sao cũng có một ví dụ rõ rành rành như vậy xảy ra trước mắt.
Hôm sau là triều hội mỗi tháng một lần của Ám Xưởng, rất nhiều âm thanh lớn nhỏ truyền đến trong động, giường đá lớn bên trong lại không một bóng người.
Bạch Cốt từ từ mở mắt ra, nàng ngồi suốt một đêm bên cửa sổ rọi ánh sáng trăng, tinh thần đã tốt lên rất nhiều nhưng vết thương trên người lại không hồi phục nhanh như vậy.
Dù vậy nàng lại không thể buông lỏng đề phòng, vị trí này như bước đi trên dây thép qua vực sâu, chỉ hơi bất cẩn một chút là thịt nát xương tan, cho dù sắp chết đi nữa cũng không được để kẻ khác nhìn ra sự bất ổn của mình.
Bạch Cốt đi ra cửa động, rủ mắt từ trên cao nhìn xuống, bóng mi mắt hắt trên da ẩn chứa vẻ đạm mạc. Giáo chúng quỳ đầy bên dưới, nàng cũng từng như vậy, nhìn như những con kiến lúc nhúc bò dưới chân.
Giáo chúng bên dưới thấy Bạch Cốt đi ra liền trăm miệng một lời hô: “Cung nghênh Bạch trưởng lão!”. Âm thanh cùng lúc vang lên, thanh thế rất lớn mãi vẫn vang vọng trong thạch động rộng lớn.
Bạch Cốt phi thân nhẹ nhàng thanh thoát như một con chim yến. Nàng bay xuống trong thạch động rộng lớn, không hề mượn bước của bậc thang mà phiêu diêu như chiếc lông vũ trong không khí trước khi dừng lại trên chiếc ghế được khiêng bởi hơn mười giáo chúng.
Nàng ngồi xuống xong bèn nhắm mắt lại dưỡng thần. Giáo chúng vừa nâng ghế lên, vững vàng bước đi.
Thạch động rất lớn, mỏm đá lởm chởm, nhũ đá khắc rất nhiều hung thần ác sát quỷ dị. Giáo chúng lặng im không phát ra tiếng động, chỉ có gió lạnh thấu xương thổi bên tai, nơi nơi thoát ra âm khí dày đặc.
Đi một lúc trong thạch động, bọn họ đến một cái động khác lớn hơn, mở to mắt cũng không quan sát nổi toàn bộ. Từng bậc thang nối bước lên cung điện sừng sững, một nửa khảm vào nhũ đá, một nửa lộ ra ngoài đến tận trần động, cao không với được.
Giáo chúng tam tông tập hợp ngoài điện, không gian lặng ngắt hệt như nấm mồ chôn toàn người sống.
Ám Xưởng có Cổ Tông, Độc Tông và Quỷ Tông. Bên dưới trưởng lão có Nhị Cổ, Tứ Độc và Thập Thất Quỷ, đều là những kẻ chẳng tốt lành gì.
Quỷ Tông dựa vào võ để giành phần thắng, không giống Cổ Tông và Độc Tông lấy mạng người không cần tốn nhiều công sức. Nhưng nếu độc và cổ hết hiệu lực thì tính mạng kẻ hạ cổ độc khó mà bảo toàn, chính vì vậy mà chỉ có trưởng lão cao tay mới có thể tồn tại lâu dài.
Mỗi tông phân bậc rõ ràng, tổng cộng có 29 bậc, số lượng người ở mỗi bậc cố định không thay đổi. Nếu muốn thăng lên một bậc thì trừ khi một người ở bậc đó phải chết.
Những người đi lên của Ám Xưởng lại chẳng là người bình thường, lòng dạ tâm cơ tuyệt đối không thể khinh thường, tuyệt tình tuyệt nghĩa, con đường tiến lên cũng chính là con đường buông bỏ mọi nhân tính.
Mỗi bước đi trong Ám Xưởng đều như đi trên lớp băng mỏng, bởi vì ở một nơi bí mật đâu đó sẽ luôn có những ánh mắt nhìn chằm chằm vào ngươi, chỉ hơi sơ ý sẽ bị kéo xuống dưới.
Mà thứ chờ đợi phía dưới chính là cái chết.
Ghế của trưởng lão tam tông đồng loạt hạ xuống. Khâu Thiền Tử đi trước, phất vạt áo đi lên trên, theo sau là Nhị Cổ.
Bạch Cốt ngồi trên ghế đợi Khâu Thiền Tử phì phò như con lừa bò đến giữa bậc thang mới chậm rãi đứng lên, đưa tay lên nghịch tóc, sau đó giẫm chân lên ghế phi thân nhảy vọt lên. Vạt áo phấp phới, chân đạp cao mấy bước đã dễ dàng đáp xuống cửa đại diện, áo trắng sạch sẽ xuất trần.
Vẻ mặt mang theo ý mỉa mai chế giễu, nàng xoay người lại liếc nhìn Khâu Thiền Tử đang đứng giữa bậc thang, phẩy áo dẫn đầu đi vào đại điện.
Khâu Thiền Tử: “…”.
Thập Thất Quỷ đều bay vọt lên, lướt qua Khâu Thiền Tử, chỉ mấy bước đã đuổi kịp trưởng lão nhà mình, tất cả cùng bước vào đại điện.
Khâu Thiền Tử tức giận không nhịn được, da mặt co rúm lại, sắc mặt ác độc âm trầm khiến người thấy xung quanh đều rùng mình ớn lạnh.
Giáo chúng thấy hai vị trưởng lão lại gây nhau liền lén đánh giá, không biết triều hội lần này sẽ ầm ĩ đến nước nào.
Một người trung niên vội vàng nhấc vạt áo bước lên cầu thang, nhẹ giọng khuyên bảo: “Trước điện của Xưởng công không được gây chuyện náo loạn, tránh lại phải chịu phạt”.
Khâu Thiền Tử nghe vậy đành phải nén đầu lửa giận, tiếp tục bước lên cầu thang.
Khâu Thiền Tử là kẻ tàn bạo nhất trong trưởng lão tam tông, không hợp với ai, tính tình thô bạo ác độc, giáo chúng bên dưới khổ không dám nói; còn Bạch Cốt khi không phát bệnh lại rất kiềm chế, nhưng một khi đã phát bệnh sẽ dày vò kẻ khác không ngại sống chết, ngay cả ông trời cũng không làm gì được.
Chỉ có trưởng lão Độc Tông là giống con người hơn cả, cử chỉ lời nói đều cực kỳ bình thường, cai quản có quy củ đạo lý.
Hắn ta khác với Bạch Cốt thờ ơ mặc kệ sống chết của kẻ dưới mình; cũng không giống Khâu Thiền Tử động đánh động giết; hắn rất giỏi kết hợp giữa ân huệ và quyền lực, đối xử tử tế với người lớn tuổi, thậm chí còn đặt tên cho mấy người trong Tứ Độc, vì vậy trong Nhị Cổ Tứ Độc Thập Thất Quỷ thì chỉ có Tứ Độc là trung thành tuyệt đối với trưởng lão.
Giáo chúng dưới hắn là thoải mái nhất, nhưng cũng vì thái độ làm người quá mức bình thường nên hắn cũng không bộc lộ tài năng bằng hai vị trưởng lão biến thái bên Quỷ và Cổ Tông.
Bé gái ngồi ngoan ngoãn trên phiến đá, tóc cột thành hai chiếc bánh bao xinh xắn trên đỉnh đầu, da dẻ trắng trẻo xinh xắn, trên đùi còn có một cuốn sách thẻ tre.
Bé gái được Ám Xưởng bắt tới chuẩn bị huấn luyện thành sát thủ, vừa hay gặp phải Giản Trăn. Ngày đó tâm trạng của hắn tốt, bé gái này lại rất có tài nên hắn sảng khoái cho cô bé theo mình làm người hầu; bằng không với cái dáng vẻ non nớt này thì cô bé sớm đã bị ăn sạch, đến bộ xương cũng chẳng còn.
Đây cũng là người Bạch Cốt nói chuyện được mấy câu trong Ám Xưởng. Bé gái rất có học vấn, là người duy nhất trong Ám Xưởng đã từng học Tứ Thư Ngũ Kinh; những người khác ngay cả Tam Tự Kinh còn chưa đọc chứ đừng nói đến những thứ cao siêu hơn.
Tý Ngọc mở cuốn sách ra, nghiêm túc nói: “Hôm nay học câu Đốt đàn nấu hạc, nói về chuyện phá hỏng chiếc đàn cổ làm củi đốt để nấu tiên hạc ăn, câu này chỉ về việc tùy ý phá hỏng một việc tốt đẹp”.
Bạch Cốt im lặng suy nghĩ lần tới mình nên dùng thành ngữ này như thế nào, biểu hiện như thể mình không phải là người thất học.
Một lát sau, nàng nhớ tới “bình hoa” trong căn nhà nổi kia, vừa nhìn là biết có vẻ rất cao quý, im lặng rất lâu mới mở miệng dò hỏi: “Có câu nào dùng để mô tả chênh lệch rất lớn giữa người với người không?’.
Không phải nàng kiên nhẫn muốn nhét mấy thứ này vào đầu, mà là phải kết hợp học hành với thực tế mới nhớ rõ ràng được.
Chuyện này không làm khó được tiểu cô nương, Tý Ngọc liền nghĩ tới: “Ta nhớ có một từ là Thiên quan địa lí, ý nghĩa như ngài nói”.
* Thiên quan địa lí, nguyên văn天冠地履 chỉ sự khác biệt của đôi bên quá lớn.
Giản Trăn âm thầm cân nhắc, hai mắt đảo quanh ra vẻ suy ngẫm, cuối cùng vẫn chẳng hiểu đâu vào đâu.
Bạch Cốt lại càng không cần nói, nàng nghe hiểu từng chữ nhưng ghép vào thì chịu.
Tý Ngọc thấy hai người nghe rất nghiêm túc liền lấy gậy gỗ khua mấy đường dưới đất, chẳng ngại ánh mắt của hai người kia bâng quơ chạy đi đâu, tâm tư hoàn toàn không hề ở trên bức tranh chữ như gà bới này.
Bé gái đọc lại hai câu thành ngữ năm lần bảy lượt mà hai người kia cứ đực người ra như cọc gỗ, cứ như cả hai đang đọc cuốn sách từ trên trời rơi xuống.
Tý Ngọc cung kính dùng hai tay nâng gậy gỗ lên, nói: “Các ngài cũng viết đi, như vậy mới nhớ rõ được”.
Thời gian bỗng chốc như ngừng trôi, xung quanh im lặng như tờ, Bạch Cốt nghe vậy liền cứng mặt, còn Giản Trăn cũng chẳng có tâm tư đâu mà vuốt ve con thằn lằn trên đùi, rõ ràng là áp lực rất lớn.
Ba người vẫn không nhúc nhích, một lúc lâu sau Giản Trăn mới nhẹ nhàng khụ giọng mấy tiếng.
Bạch Cốt đột nhiên cảm thấy hai câu là đủ rồi: “Hôm nay ta học đến đây thôi”. Nói xong, nàng xoay người nhón chân đạp vài bước lên phiến đá, phi thân lên nhanh như một cơn gió, chẳng mấy chốc đã trở vào bên trong động theo lối cửa sổ.
Còn lại một người vẫn đang vuốt đầu thằn lằn trong sân: “Vừa rồi nói đến nấu con chim gì ấy nhỉ?”.
Tý Ngọc chỉ cảm thấy lực bất tòng tâm, một đám đầu óc mốc meo hết lên rồi, căn bản là làm thế nào cũng không khá lên được.
Nhưng mà ít nhiều cũng đã học được một câu, coi như an ủi vậy. Cô bé đúng là đã đánh giá quá cao rồi, mặc dù võ nghệ của Bạch Cốt cực kỳ cao nhưng học vấn đối với nàng quả thực là bùn không thể dựng nên tường, hơn nữa chỉ cần bước qua cánh cửa kia là nàng nhất định sẽ quên ngay câu đầu mới học được.
Nhưng câu Thiên quan địa lí này lại có thể ghi nhớ trong lòng, dù sao cũng có một ví dụ rõ rành rành như vậy xảy ra trước mắt.
Hôm sau là triều hội mỗi tháng một lần của Ám Xưởng, rất nhiều âm thanh lớn nhỏ truyền đến trong động, giường đá lớn bên trong lại không một bóng người.
Bạch Cốt từ từ mở mắt ra, nàng ngồi suốt một đêm bên cửa sổ rọi ánh sáng trăng, tinh thần đã tốt lên rất nhiều nhưng vết thương trên người lại không hồi phục nhanh như vậy.
Dù vậy nàng lại không thể buông lỏng đề phòng, vị trí này như bước đi trên dây thép qua vực sâu, chỉ hơi bất cẩn một chút là thịt nát xương tan, cho dù sắp chết đi nữa cũng không được để kẻ khác nhìn ra sự bất ổn của mình.
Bạch Cốt đi ra cửa động, rủ mắt từ trên cao nhìn xuống, bóng mi mắt hắt trên da ẩn chứa vẻ đạm mạc. Giáo chúng quỳ đầy bên dưới, nàng cũng từng như vậy, nhìn như những con kiến lúc nhúc bò dưới chân.
Giáo chúng bên dưới thấy Bạch Cốt đi ra liền trăm miệng một lời hô: “Cung nghênh Bạch trưởng lão!”. Âm thanh cùng lúc vang lên, thanh thế rất lớn mãi vẫn vang vọng trong thạch động rộng lớn.
Bạch Cốt phi thân nhẹ nhàng thanh thoát như một con chim yến. Nàng bay xuống trong thạch động rộng lớn, không hề mượn bước của bậc thang mà phiêu diêu như chiếc lông vũ trong không khí trước khi dừng lại trên chiếc ghế được khiêng bởi hơn mười giáo chúng.
Nàng ngồi xuống xong bèn nhắm mắt lại dưỡng thần. Giáo chúng vừa nâng ghế lên, vững vàng bước đi.
Thạch động rất lớn, mỏm đá lởm chởm, nhũ đá khắc rất nhiều hung thần ác sát quỷ dị. Giáo chúng lặng im không phát ra tiếng động, chỉ có gió lạnh thấu xương thổi bên tai, nơi nơi thoát ra âm khí dày đặc.
Đi một lúc trong thạch động, bọn họ đến một cái động khác lớn hơn, mở to mắt cũng không quan sát nổi toàn bộ. Từng bậc thang nối bước lên cung điện sừng sững, một nửa khảm vào nhũ đá, một nửa lộ ra ngoài đến tận trần động, cao không với được.
Giáo chúng tam tông tập hợp ngoài điện, không gian lặng ngắt hệt như nấm mồ chôn toàn người sống.
Ám Xưởng có Cổ Tông, Độc Tông và Quỷ Tông. Bên dưới trưởng lão có Nhị Cổ, Tứ Độc và Thập Thất Quỷ, đều là những kẻ chẳng tốt lành gì.
Quỷ Tông dựa vào võ để giành phần thắng, không giống Cổ Tông và Độc Tông lấy mạng người không cần tốn nhiều công sức. Nhưng nếu độc và cổ hết hiệu lực thì tính mạng kẻ hạ cổ độc khó mà bảo toàn, chính vì vậy mà chỉ có trưởng lão cao tay mới có thể tồn tại lâu dài.
Mỗi tông phân bậc rõ ràng, tổng cộng có 29 bậc, số lượng người ở mỗi bậc cố định không thay đổi. Nếu muốn thăng lên một bậc thì trừ khi một người ở bậc đó phải chết.
Những người đi lên của Ám Xưởng lại chẳng là người bình thường, lòng dạ tâm cơ tuyệt đối không thể khinh thường, tuyệt tình tuyệt nghĩa, con đường tiến lên cũng chính là con đường buông bỏ mọi nhân tính.
Mỗi bước đi trong Ám Xưởng đều như đi trên lớp băng mỏng, bởi vì ở một nơi bí mật đâu đó sẽ luôn có những ánh mắt nhìn chằm chằm vào ngươi, chỉ hơi sơ ý sẽ bị kéo xuống dưới.
Mà thứ chờ đợi phía dưới chính là cái chết.
Ghế của trưởng lão tam tông đồng loạt hạ xuống. Khâu Thiền Tử đi trước, phất vạt áo đi lên trên, theo sau là Nhị Cổ.
Bạch Cốt ngồi trên ghế đợi Khâu Thiền Tử phì phò như con lừa bò đến giữa bậc thang mới chậm rãi đứng lên, đưa tay lên nghịch tóc, sau đó giẫm chân lên ghế phi thân nhảy vọt lên. Vạt áo phấp phới, chân đạp cao mấy bước đã dễ dàng đáp xuống cửa đại diện, áo trắng sạch sẽ xuất trần.
Vẻ mặt mang theo ý mỉa mai chế giễu, nàng xoay người lại liếc nhìn Khâu Thiền Tử đang đứng giữa bậc thang, phẩy áo dẫn đầu đi vào đại điện.
Khâu Thiền Tử: “…”.
Thập Thất Quỷ đều bay vọt lên, lướt qua Khâu Thiền Tử, chỉ mấy bước đã đuổi kịp trưởng lão nhà mình, tất cả cùng bước vào đại điện.
Khâu Thiền Tử tức giận không nhịn được, da mặt co rúm lại, sắc mặt ác độc âm trầm khiến người thấy xung quanh đều rùng mình ớn lạnh.
Giáo chúng thấy hai vị trưởng lão lại gây nhau liền lén đánh giá, không biết triều hội lần này sẽ ầm ĩ đến nước nào.
Một người trung niên vội vàng nhấc vạt áo bước lên cầu thang, nhẹ giọng khuyên bảo: “Trước điện của Xưởng công không được gây chuyện náo loạn, tránh lại phải chịu phạt”.
Khâu Thiền Tử nghe vậy đành phải nén đầu lửa giận, tiếp tục bước lên cầu thang.
Khâu Thiền Tử là kẻ tàn bạo nhất trong trưởng lão tam tông, không hợp với ai, tính tình thô bạo ác độc, giáo chúng bên dưới khổ không dám nói; còn Bạch Cốt khi không phát bệnh lại rất kiềm chế, nhưng một khi đã phát bệnh sẽ dày vò kẻ khác không ngại sống chết, ngay cả ông trời cũng không làm gì được.
Chỉ có trưởng lão Độc Tông là giống con người hơn cả, cử chỉ lời nói đều cực kỳ bình thường, cai quản có quy củ đạo lý.
Hắn ta khác với Bạch Cốt thờ ơ mặc kệ sống chết của kẻ dưới mình; cũng không giống Khâu Thiền Tử động đánh động giết; hắn rất giỏi kết hợp giữa ân huệ và quyền lực, đối xử tử tế với người lớn tuổi, thậm chí còn đặt tên cho mấy người trong Tứ Độc, vì vậy trong Nhị Cổ Tứ Độc Thập Thất Quỷ thì chỉ có Tứ Độc là trung thành tuyệt đối với trưởng lão.
Giáo chúng dưới hắn là thoải mái nhất, nhưng cũng vì thái độ làm người quá mức bình thường nên hắn cũng không bộc lộ tài năng bằng hai vị trưởng lão biến thái bên Quỷ và Cổ Tông.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.