Chương 62
Thái Trí Hằng
21/05/2014
Tôi chưa định nói cho Lý San Lam biết, thậm chí cảm thấy không nói cho cô biết cũng chẳng sao.
Cô ấy như không phát hiện ra sự thay đổi của tôi, cách thức chúng tôi tiếp xúc với nhau vẫn như cũ.
Tối hôm bắt đầu đóng gói hành lý, sàn nhà lại vọng ra hai tiếng tung tung, tôi đặt đồ xuống, đi xuống lầu.
“Đây là gì thế?” Vào phòng cô ấy, tôi chỉ đống đồ đang bày trên đất.
“Đồ thủ công thêu tay.” Cô ấy đáp, “Bây giờ rất thịnh hành ở Đài Bắc.”
“Ồ.”
Tôi khom người, chọn lấy hai cái cho vào tay ngắm nghía.
“Anh thấy thế nào?” Cô ấy khoanh chân ngồi xuống, “Tôi hỏi ý kiến của mấy người, người thì bảo đẹp quá, nhưng cũng có người bảo xấu.”
“Ý kiến của tôi là tổng hợp của hai ý kiến này.”
“Nghĩa là sao?”
“Là xấu quá.”
“Ê.”
Tôi đứng dậy, cười nói: “Định đến Đài Bắc bán mấy thứ này à?”
“Ừm.” Cô ấy gật đầu.
“Vậy chúc cô kinh doanh phát đạt.”
Cô ấy ngẩng đầu nhìn tôi, như cảm thấy lời tôi nói có gì đó khó tin.
Tôi không nói gì nhiều, chơi với cún con một lúc rồi trèo lên phòng.
Tôi khuỵ gối trái xuống, vừa mới nhét một đống sách vào thùng chuẩn bị dán băng keo, cô ấy đột nhiên xuất hiện ở cửa, nói: “Quên không bảo với anh, tôi đã tìm thấy công việc…”
Nhưng cô ấy nói được một nửa đã dừng lại.
Tôi cũng dừng động tác lại, lặng lẽ nhìn cô ấy.
“Anh đang làm gì vậy?” Một lát sau, cuối cùng cô ấy cũng mở miệng hỏi.
“Tôi phải đi Mỹ.” Vừa nói, tôi vừa cắt băng dính, phát ra tiếng kêu lẹt xẹt.
Chúng tôi đồng thời bị âm thanh chói tai này làm cho chấn động, vì thế giống như người bị điểm huyệt, tuy vẫn nhìn nhau, nhưng không cách nào cử động.
Tôi như có thể nghe thấy tiếng tích tắc của đồng hồ treo tường và tiếng thình thịch của trái tim mình.
Một lúc lâu sau, cô ấy giải huyệt trước, thở hắt một hơi rồi nói:
“Anh có thích nước Mỹ không?”
“Không thích.”
“Vậy tại sao lại phải đi Mỹ?”
“Bởi vì sẽ có ích cho tương lai của tôi.”
Miếng băng keo kéo dài đến miệng hộp, cái thùng cuối cùng cũng khép miệng lại.
“Đến Mỹ rồi, nhớ hỏi thăm Clinton hộ tôi.”
“Tổng thống Mỹ không còn là Clinton từ lâu rồi, bây giờ là Bush.”
“Sao nghe giống cái tên ông Bush gì mà hồi xưa đánh chiến tranh vùng vịnh thế?”
“Ông ta là con trai của ông Bush kia, Bush là họ, không phải là tên.”
“Nước Mỹ là xí nghiệp nhà họ mở à, sao cả bố cả con đều làm tổng thống thế?”
“Tôi không biết. Nhưng ông Bush bây giờ cũng đánh chiến tranh vùng vịnh.”
“Hai bố con đều không biết xấu hổ giống nhau.”
“Đúng thế.”
Cô ấy đi vào phòng, nhìn khắp bốn xung quanh, hờ hững nói:
“Người không biết xấu hổ như thế làm tổng thống, anh còn qua Mỹ làm gì?”
Tôi không trả lời được, chỉ đành cười khổ.
Cô ấy đi nửa vòng quanh căn phòng, cuối cùng dừng chân lại, quay lưng lại với tôi.
Chiếc thùng giấy cao tới nửa người chắn giữa hai chúng tôi, như một chướng ngại vật.
“Chúng ta quen nhau bao lâu rồi?” Cô ấy không quay lại.
“Hơn hai năm rồi.” Tôi nghĩ một lát, trả lời.
“Anh thấy con người tôi thế nào?”
“Cho dù người khác cho nhìn nhận cô như thế nào đi chăng nữa, nhưng tôi cảm thấy cô rất được.”
“Không thể nào.” Cô ấy lắc đầu, “Chắc chắn anh cảm thấy tôi rất tồi tệ, nếu không anh đã chẳng ngay đến chuyện lớn như đi Mỹ cũng không muốn nói với tôi.”
“Không phải vậy đâu. Tôi chỉ là…” tôi lúng búng, “Chỉ là…”
“Chỉ là làm sao?” Cô ấy vẫn không quay đầu lại.
“Bỏ đi.” Tôi nói, “cũng chẳng có gì.”
“Rốt cuộc anh có nói hay không?”
“Tôi không biết là có nên nói hay không, cũng không biết phải nói thế nào.”
“Đừng lèm bèm nữa, đừng có quên, anh là người chọn khổng tước đấy.”
Nghe thấy cái từ khổng tước này, tim tôi như bị kim đâm một cái.
“Đúng, anh là người chọn khổng tước.” Nhìn bóng lưng cô ấy hồi lâu, cuối cùng tôi cũng mở miệng, “Vì thế mặc dù anh thích em, nhưng anh vẫn phải đi Mỹ.”
Vốn cho rằng nên ở trong rừng sâu tĩnh mịch, khi ánh dương xuyên qua những tán cây rậm rạp để rớt những đốm nắng lên người, tôi mới đột nhiên xoè đuôi, còn cô ấy sẽ sững sờ trước tấm thân mỹ lệ của tôi;
Không ngờ lại nói tôi thích cô ấy trong tình cảnh này, trong bầu không khí này.
Cô ấy chậm rãi quay người về phía tôi, trên mặt không lộ cảm xúc gì, bình thản nói:
“Trước khi anh đi Mỹ, tôi muốn nói vài lời cổ vũ anh.”
Tôi gật đầu, dỏng tai lắng nghe.
“Anh là đồ đàn ông vô dụng!”
Tôi giật mình, ruột gan xém chút nữa chui thẳng từ miệng ra ngoài.
“Người ta cố gắng phấn đấu, thường là vì bị coi thường, bị sỉ nhục hay bị bắt nạt.” Cô ấy mỉm cười, “Ví dụ nổi danh nhất trong lịch sử là nỗi nhục luồn trôn của Hàn Tín(1), còn có Ngũ Tử Tư(2), Trương Nghị(3) cũng thế.”
“Cho nên?”
“Cho nên bây giờ tôi phải cổ vũ theo cách của Hàn Tín, khích lệ anh tiến lên phía trước.”
“Có thể không dùng cách của Hàn Tín được không? Giống như Vương Bảo Xuyến sống trong hang lạnh khích lệ Tiết Bình Quý(4) cũng được vậy.”
“Không được. Tôi nhất định phải dùng cách của Hàn Tín.” Cô ấy nói, “Nghe cho kỹ đây.”
“Anh chỉ biết học, chả biết làm gì, cuối cùng đều vô tích sự.”
“Anh đạo đức giả, ích kỷ, hoàn toàn không để ý đến cảm nhận của người khác, chỉ nghĩ tới bản thân mình.”
“Anh vô giá, nói cách khác, chính là không có giá trị gì.”
“Anh không hiểu người khác, không biết cho đi, chỉ biết đòi hỏi, vì thế bạn gái anh mới không thèm anh nữa.”
“Anh đừng tự cho rằng mình khao khát tình yêu, thực ra căn bản anh không cần tình yêu, anh chỉ muốn sở hữu mọi thứ, thoả mãn hư vinh. Sở hữu mới làm cho anh vui vẻ, nhưng yêu thì không!”
“Anh lười biếng, không có chí tiến thủ, cũng giống như tứ đại phát minh(5) của Trung Quốc, anh lấy thứ dùng để đi biển đem ra xem bói, có thể chế tạo tên lửa anh lại chỉ biết đem ra xì khói.”
“Anh tưởng đi Mỹ là có thể thăng quan tiến chức sao? Không, chắc chắn anh sẽ lưu lạc đầu đường xó chợ, chìa bàn tay da vàng của anh ra cầu xin sự thương hại của người da trắng.”
Dù không biết dụng ý của cô ấy khi nói những lời này, có thể là kiếm cớ bùng phát, có thể là giận cá chém thớt, cũng có thể là thật lòng muốn tôi bắt chước Hàn Tín, tôi đều không để tâm.
Tôi chỉ hơi cúi thấp đầu, mặc cho những từ ngữ ấy giống như những con muỗi chui vào trong tai, nhưng trái tim tôi giống như xe bọc thép, không chịu một chút ảnh hưởng nào.
“Anh chỉ là…” Cô ấy hơi kích động, hơi thở có phần gấp gáp, vuốt ngực xong, hét lớn:
“Anh chỉ là một con khổng tước ham hư vinh!”
Ngực cuối cùng bị trúng một chưởng nặng nề, tôi cảm thấy mình bị thương rồi, ngẩng đầu lên nhìn cô ấy.
Mặt cô ấy đỏ bừng, đứng ngây ra một lúc, sực tỉnh chạy xuống lầu.
Trong khoảnh khắc cô ấy quay người chạy, hình như tôi nhìn thấy em gái cô ấy.
San Lam và Lệ Hạ cuối cùng cũng ở cạnh nhau, trở thành nước mắt đầm đìa.
Từ từ đứng dậy, hai chân vì khuỵ gối lâu quá trở nên tê buốt, xoa nắn một hồi rồi chán chường ngồi lên chiếc thùng giấy.
Muốn nói gì đó với chính mình, nhưng đến mở miệng cũng khó khăn.
Cảm thấy mình hệt như chiếc thùng giấy bị dán kín miệng, thậm chí cả tim cũng bị dán kín.
Sau đó tôi nghe thấy sàn nhà vọng lên một tiếng “tung”.
Mấy giây sau, lại một tiếng “tung” nữa.
Tôi cố gắng ổn định tâm trạng, tâm trạng ổn rồi bèn đứng dậy, định xuống nhà tìm cô ấy.
Một tiếng “tung” nữa lại đột ngột vang lên.
Tổng cộng là ba tiếng, tim tôi đập thình thịch, toàn thân căng thẳng, hai chân nhũn ra lại ngồi phịch xuống.
Trong đầu hiện lên bài hát khi cô ấy lần đầu đến nơi này: Knock three times.
Gõ ba tiếng nghĩa là nàng yêu chàng.
Tôi như quay về thời điểm đó, nghe thấy tiếng hát của cô ấy:
Oh my darling knock three times on the ceiling if you want me……
Lời bài hát cứ chạy loạn trong đầu, đến chỗ nào cũng gợi dậy những ký ức của hai năm chung sống.
Tiếng hát chấm dứt, tôi bắt đầu chính thức đối diện với sự lựa chọn giữa nước Mỹ và Lý San Lam.
Tôi không giống với Tiểu Vân, khi đối diện với sự lựa chọn này chỉ cảm thấy đau khổ và bất an.
Mà nguyên nhân đau khổ trong lòng tôi rất rõ, tôi đến cùng vẫn sẽ chọn nước Mỹ.
Đáng ghét, tại sao tôi lại là người chọn khổng tước chứ?
Nếu tôi chọn dê thì tốt biết bao?
Tôi bỗng nhiên kích động, xé toạc băng dính trên chiếc thùng giấy như trút mối căm hờn.
Chiếc thùng phát ra tiếng kêu xoèn xoẹt chói tai, giấy chỗ miệng thùng cũng bị rách mất một chút.
Giơ chân đá phăng chiếc thùng chắn lối tôi đi, nhưng nó quá nặng, ngược lại lại khiến chân bị thương.
Mặc kệ đau đớn, tôi vừa nhảy lò cò, vừa chạy xuống nhà.
Mới chạy được một nửa cầu thang, thấy cô ấy đã mở cánh cổng sắt.
Cô ấy quay đầu lại nhìn tôi, ánh đèn mờ mịt quá, tôi không nhìn được cảm xúc trên mặt cô ấy.
Sau đó cô ấy quay đầu lại, lách qua cửa, đóng cổng lại.
Chiếc cổng sắt phát ra tiếng kẽo kẹt nặng nề của kim loại, vang mãi không dứt.
Tôi chỉ thấy một bóng dáng màu xanh lam mất hút trong màn đêm.
Cô ấy như không phát hiện ra sự thay đổi của tôi, cách thức chúng tôi tiếp xúc với nhau vẫn như cũ.
Tối hôm bắt đầu đóng gói hành lý, sàn nhà lại vọng ra hai tiếng tung tung, tôi đặt đồ xuống, đi xuống lầu.
“Đây là gì thế?” Vào phòng cô ấy, tôi chỉ đống đồ đang bày trên đất.
“Đồ thủ công thêu tay.” Cô ấy đáp, “Bây giờ rất thịnh hành ở Đài Bắc.”
“Ồ.”
Tôi khom người, chọn lấy hai cái cho vào tay ngắm nghía.
“Anh thấy thế nào?” Cô ấy khoanh chân ngồi xuống, “Tôi hỏi ý kiến của mấy người, người thì bảo đẹp quá, nhưng cũng có người bảo xấu.”
“Ý kiến của tôi là tổng hợp của hai ý kiến này.”
“Nghĩa là sao?”
“Là xấu quá.”
“Ê.”
Tôi đứng dậy, cười nói: “Định đến Đài Bắc bán mấy thứ này à?”
“Ừm.” Cô ấy gật đầu.
“Vậy chúc cô kinh doanh phát đạt.”
Cô ấy ngẩng đầu nhìn tôi, như cảm thấy lời tôi nói có gì đó khó tin.
Tôi không nói gì nhiều, chơi với cún con một lúc rồi trèo lên phòng.
Tôi khuỵ gối trái xuống, vừa mới nhét một đống sách vào thùng chuẩn bị dán băng keo, cô ấy đột nhiên xuất hiện ở cửa, nói: “Quên không bảo với anh, tôi đã tìm thấy công việc…”
Nhưng cô ấy nói được một nửa đã dừng lại.
Tôi cũng dừng động tác lại, lặng lẽ nhìn cô ấy.
“Anh đang làm gì vậy?” Một lát sau, cuối cùng cô ấy cũng mở miệng hỏi.
“Tôi phải đi Mỹ.” Vừa nói, tôi vừa cắt băng dính, phát ra tiếng kêu lẹt xẹt.
Chúng tôi đồng thời bị âm thanh chói tai này làm cho chấn động, vì thế giống như người bị điểm huyệt, tuy vẫn nhìn nhau, nhưng không cách nào cử động.
Tôi như có thể nghe thấy tiếng tích tắc của đồng hồ treo tường và tiếng thình thịch của trái tim mình.
Một lúc lâu sau, cô ấy giải huyệt trước, thở hắt một hơi rồi nói:
“Anh có thích nước Mỹ không?”
“Không thích.”
“Vậy tại sao lại phải đi Mỹ?”
“Bởi vì sẽ có ích cho tương lai của tôi.”
Miếng băng keo kéo dài đến miệng hộp, cái thùng cuối cùng cũng khép miệng lại.
“Đến Mỹ rồi, nhớ hỏi thăm Clinton hộ tôi.”
“Tổng thống Mỹ không còn là Clinton từ lâu rồi, bây giờ là Bush.”
“Sao nghe giống cái tên ông Bush gì mà hồi xưa đánh chiến tranh vùng vịnh thế?”
“Ông ta là con trai của ông Bush kia, Bush là họ, không phải là tên.”
“Nước Mỹ là xí nghiệp nhà họ mở à, sao cả bố cả con đều làm tổng thống thế?”
“Tôi không biết. Nhưng ông Bush bây giờ cũng đánh chiến tranh vùng vịnh.”
“Hai bố con đều không biết xấu hổ giống nhau.”
“Đúng thế.”
Cô ấy đi vào phòng, nhìn khắp bốn xung quanh, hờ hững nói:
“Người không biết xấu hổ như thế làm tổng thống, anh còn qua Mỹ làm gì?”
Tôi không trả lời được, chỉ đành cười khổ.
Cô ấy đi nửa vòng quanh căn phòng, cuối cùng dừng chân lại, quay lưng lại với tôi.
Chiếc thùng giấy cao tới nửa người chắn giữa hai chúng tôi, như một chướng ngại vật.
“Chúng ta quen nhau bao lâu rồi?” Cô ấy không quay lại.
“Hơn hai năm rồi.” Tôi nghĩ một lát, trả lời.
“Anh thấy con người tôi thế nào?”
“Cho dù người khác cho nhìn nhận cô như thế nào đi chăng nữa, nhưng tôi cảm thấy cô rất được.”
“Không thể nào.” Cô ấy lắc đầu, “Chắc chắn anh cảm thấy tôi rất tồi tệ, nếu không anh đã chẳng ngay đến chuyện lớn như đi Mỹ cũng không muốn nói với tôi.”
“Không phải vậy đâu. Tôi chỉ là…” tôi lúng búng, “Chỉ là…”
“Chỉ là làm sao?” Cô ấy vẫn không quay đầu lại.
“Bỏ đi.” Tôi nói, “cũng chẳng có gì.”
“Rốt cuộc anh có nói hay không?”
“Tôi không biết là có nên nói hay không, cũng không biết phải nói thế nào.”
“Đừng lèm bèm nữa, đừng có quên, anh là người chọn khổng tước đấy.”
Nghe thấy cái từ khổng tước này, tim tôi như bị kim đâm một cái.
“Đúng, anh là người chọn khổng tước.” Nhìn bóng lưng cô ấy hồi lâu, cuối cùng tôi cũng mở miệng, “Vì thế mặc dù anh thích em, nhưng anh vẫn phải đi Mỹ.”
Vốn cho rằng nên ở trong rừng sâu tĩnh mịch, khi ánh dương xuyên qua những tán cây rậm rạp để rớt những đốm nắng lên người, tôi mới đột nhiên xoè đuôi, còn cô ấy sẽ sững sờ trước tấm thân mỹ lệ của tôi;
Không ngờ lại nói tôi thích cô ấy trong tình cảnh này, trong bầu không khí này.
Cô ấy chậm rãi quay người về phía tôi, trên mặt không lộ cảm xúc gì, bình thản nói:
“Trước khi anh đi Mỹ, tôi muốn nói vài lời cổ vũ anh.”
Tôi gật đầu, dỏng tai lắng nghe.
“Anh là đồ đàn ông vô dụng!”
Tôi giật mình, ruột gan xém chút nữa chui thẳng từ miệng ra ngoài.
“Người ta cố gắng phấn đấu, thường là vì bị coi thường, bị sỉ nhục hay bị bắt nạt.” Cô ấy mỉm cười, “Ví dụ nổi danh nhất trong lịch sử là nỗi nhục luồn trôn của Hàn Tín(1), còn có Ngũ Tử Tư(2), Trương Nghị(3) cũng thế.”
“Cho nên?”
“Cho nên bây giờ tôi phải cổ vũ theo cách của Hàn Tín, khích lệ anh tiến lên phía trước.”
“Có thể không dùng cách của Hàn Tín được không? Giống như Vương Bảo Xuyến sống trong hang lạnh khích lệ Tiết Bình Quý(4) cũng được vậy.”
“Không được. Tôi nhất định phải dùng cách của Hàn Tín.” Cô ấy nói, “Nghe cho kỹ đây.”
“Anh chỉ biết học, chả biết làm gì, cuối cùng đều vô tích sự.”
“Anh đạo đức giả, ích kỷ, hoàn toàn không để ý đến cảm nhận của người khác, chỉ nghĩ tới bản thân mình.”
“Anh vô giá, nói cách khác, chính là không có giá trị gì.”
“Anh không hiểu người khác, không biết cho đi, chỉ biết đòi hỏi, vì thế bạn gái anh mới không thèm anh nữa.”
“Anh đừng tự cho rằng mình khao khát tình yêu, thực ra căn bản anh không cần tình yêu, anh chỉ muốn sở hữu mọi thứ, thoả mãn hư vinh. Sở hữu mới làm cho anh vui vẻ, nhưng yêu thì không!”
“Anh lười biếng, không có chí tiến thủ, cũng giống như tứ đại phát minh(5) của Trung Quốc, anh lấy thứ dùng để đi biển đem ra xem bói, có thể chế tạo tên lửa anh lại chỉ biết đem ra xì khói.”
“Anh tưởng đi Mỹ là có thể thăng quan tiến chức sao? Không, chắc chắn anh sẽ lưu lạc đầu đường xó chợ, chìa bàn tay da vàng của anh ra cầu xin sự thương hại của người da trắng.”
Dù không biết dụng ý của cô ấy khi nói những lời này, có thể là kiếm cớ bùng phát, có thể là giận cá chém thớt, cũng có thể là thật lòng muốn tôi bắt chước Hàn Tín, tôi đều không để tâm.
Tôi chỉ hơi cúi thấp đầu, mặc cho những từ ngữ ấy giống như những con muỗi chui vào trong tai, nhưng trái tim tôi giống như xe bọc thép, không chịu một chút ảnh hưởng nào.
“Anh chỉ là…” Cô ấy hơi kích động, hơi thở có phần gấp gáp, vuốt ngực xong, hét lớn:
“Anh chỉ là một con khổng tước ham hư vinh!”
Ngực cuối cùng bị trúng một chưởng nặng nề, tôi cảm thấy mình bị thương rồi, ngẩng đầu lên nhìn cô ấy.
Mặt cô ấy đỏ bừng, đứng ngây ra một lúc, sực tỉnh chạy xuống lầu.
Trong khoảnh khắc cô ấy quay người chạy, hình như tôi nhìn thấy em gái cô ấy.
San Lam và Lệ Hạ cuối cùng cũng ở cạnh nhau, trở thành nước mắt đầm đìa.
Từ từ đứng dậy, hai chân vì khuỵ gối lâu quá trở nên tê buốt, xoa nắn một hồi rồi chán chường ngồi lên chiếc thùng giấy.
Muốn nói gì đó với chính mình, nhưng đến mở miệng cũng khó khăn.
Cảm thấy mình hệt như chiếc thùng giấy bị dán kín miệng, thậm chí cả tim cũng bị dán kín.
Sau đó tôi nghe thấy sàn nhà vọng lên một tiếng “tung”.
Mấy giây sau, lại một tiếng “tung” nữa.
Tôi cố gắng ổn định tâm trạng, tâm trạng ổn rồi bèn đứng dậy, định xuống nhà tìm cô ấy.
Một tiếng “tung” nữa lại đột ngột vang lên.
Tổng cộng là ba tiếng, tim tôi đập thình thịch, toàn thân căng thẳng, hai chân nhũn ra lại ngồi phịch xuống.
Trong đầu hiện lên bài hát khi cô ấy lần đầu đến nơi này: Knock three times.
Gõ ba tiếng nghĩa là nàng yêu chàng.
Tôi như quay về thời điểm đó, nghe thấy tiếng hát của cô ấy:
Oh my darling knock three times on the ceiling if you want me……
Lời bài hát cứ chạy loạn trong đầu, đến chỗ nào cũng gợi dậy những ký ức của hai năm chung sống.
Tiếng hát chấm dứt, tôi bắt đầu chính thức đối diện với sự lựa chọn giữa nước Mỹ và Lý San Lam.
Tôi không giống với Tiểu Vân, khi đối diện với sự lựa chọn này chỉ cảm thấy đau khổ và bất an.
Mà nguyên nhân đau khổ trong lòng tôi rất rõ, tôi đến cùng vẫn sẽ chọn nước Mỹ.
Đáng ghét, tại sao tôi lại là người chọn khổng tước chứ?
Nếu tôi chọn dê thì tốt biết bao?
Tôi bỗng nhiên kích động, xé toạc băng dính trên chiếc thùng giấy như trút mối căm hờn.
Chiếc thùng phát ra tiếng kêu xoèn xoẹt chói tai, giấy chỗ miệng thùng cũng bị rách mất một chút.
Giơ chân đá phăng chiếc thùng chắn lối tôi đi, nhưng nó quá nặng, ngược lại lại khiến chân bị thương.
Mặc kệ đau đớn, tôi vừa nhảy lò cò, vừa chạy xuống nhà.
Mới chạy được một nửa cầu thang, thấy cô ấy đã mở cánh cổng sắt.
Cô ấy quay đầu lại nhìn tôi, ánh đèn mờ mịt quá, tôi không nhìn được cảm xúc trên mặt cô ấy.
Sau đó cô ấy quay đầu lại, lách qua cửa, đóng cổng lại.
Chiếc cổng sắt phát ra tiếng kẽo kẹt nặng nề của kim loại, vang mãi không dứt.
Tôi chỉ thấy một bóng dáng màu xanh lam mất hút trong màn đêm.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.