Quyển 4 - Chương 2: Giao Thương Thành.
Nhật Nguyệt
16/04/2013
Giao Thương Thành tấp nập bán mua
Người mua kẻ bán chanh chua miệng lời
Thuận tình cho kẻ dạo chơi
Phường gian trộm cướp thây phơi nơi này
Kì trân dị bảo trưng bày
Khách qua khách lại vung tay quăng tiền…
Luật bất thành văn nơi thành này, thuận mua vừa bán, chỉ cần có tiền có thể mua hết thảy những gì có thể đem bày bán, ở đây không thiếu một thứ gì, từ của ngon vật lạ, đến mỹ nhân mỹ tửu, hết thảy đều có thể đem bày bán, chỉ duy có những thứ thuộc hạng trân phẩm thiên hạ thì hiếm khi xuất hiện nhưng cũng chưa hẳn là không có ở đây.
Một luật nữa không nói ra mà ai ai cũng biết đó là luật dành cho những kẻ trộm cắp, nơi đây là thương thành, nên những kẻ trộm cũng chịu hậu quả nặng nề hơn hẳn những nơi khác, đó là cái chết. Không kể trộm thứ gì từ nhỏ cho đến lớn, chỉ có cái chết mới có thể trả lại sự tinh vẹn cho đồ vật đó. Đó là thứ luật nhẫn tâm nhưng nơi này không thể nói là không hữu dụng.
Nhưng cũng lạ thay, ở 1 nơi tấp nập và ồn ào như thương thành này lại có 1 khu vực yên ắng và thanh lặng đến lạ thường. Vốn khu thành đông là nơi có 1 xạp nhỏ được dựng lên, mực đen, giấy vải, tranh thủy mặc, những câu đối, được treo đầy ở xạp này, tuy nhiều nhưng được sắp xếp rất qui củ, ngay ngắn. Nhưng điều lạ nhất là người chấm bút cho những văn tự ở đây, thoạt chỉ nhìn qua, không ai không thảy giựt mình.
Chiễm chệ, oai phong ngồi trên chiếc ghế gỗ được kê cao hơn bình thường đặt sát bàn nhỏ, 1 cậu bé trông chỉ tầm 8, 9 tuổi đang uy phong đặt từng nén cọ, bay bổng và thoăn thoắt, toàn người cậu mặc 1 bộ phục trang màu trắng, tuy không phải là lụa quí, tơ tằm gì, nhưng nó cũng đủ toát lên vẻ kì mị ở cậu bé.
Cậu ta da trắng hồng, tóc được vấn và búi gọn gàng, khuôn mặt thanh tú không như những hài tử khác, lộ vẻ ủy mị đến lạ, 1 tay cầm bút, 1 tay vấn nhẹ lên trang giấy, đôi mắt long lanh, miết nhẹ từng nét chữ, trong thật ung dung thư thới.
Bên cạnh cậu, 1 lão nhân gia, râu tóc điểm bạc, nhưng đôi mắt vẫn tinh anh, đang nở nụ cười hiền hậu, vừa nhìn cậu vừa khe khẽ mài nghiên mực, đôi tay thoăn thoắt và đều đặn.
Bên lầu cao thưởng nguyệt
Trong đêm sương gió tuyết
Cố nhân đà cách biệt
Một mình cảnh đào viên..
Cậu bé vừa chấm bút cho những vần thơ thanh thoát, điểm nhẹ lên bức tranh người thiếu nữ một thân mình đứng giữa lầu cao vọng nguyệt nhớ cố nhân, cậu một lần nữa quan sát bức tranh, đôi mắt chan chứa tình cảm rồi lập tức đưa cho một trung niên thương nhân đã đứng chờ nãy giờ, tay nhận lại 20 đồng. Trung niên thương nhân cầm tranh, tấm tắt dùng những lời hoa mỹ khen tài nghệ của cậu bé, rồi nhanh tay dúi vào tay cậu thêm 10 đồng nữa rồi mới bỏ đi. Cậu đếm số tiền trong tay rồi mỉm chi nhìn lão nhân gia bên cạnh, khẽ bạch.
- Bách gia gia, chúng ta thu đủ số tiền cho ngày hôm nay rồi.
Lão gia gia, cười nhẹ gật đầu nhìn cậu rồi 1 tay thu dọn hàng xá, dọn xong, dắt tay đứa bé đi về phía 1 tiệm mì gia.
Nguyên lai không ai biết thân phận của lão nhân gia kia và đứa nhỏ nọ chính xác thế nào. Chỉ nhớ rằng 9 năm về trước, trong 1 đêm mưa gió, trời nộ cuồng gầm, mặt đất rung chuyển dữ dội, lão nhân gia kia tình cờ phát hiện 1 đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi nằm trong 1 miếu hoang gần nơi lão ở.
Chính tiếng đứa bé trong đêm bão tố, như tiếng linh miêu não nề ngân vang, làm lão không thể không động lòng mà rời nhà đi tìm, cho đến khi vào ngôi miếu đã hoang vắng tiêu điều, nơi nghe thấy tiếng khóc, lão mới thấy 1 đứa bé được quấn trong tấm lụa trắng đang kêu gào than khóc. Không đành lòng lão liền đem về nhà, hơ ấm rồi lấy tạm nước gạo chín cho nó dụng tạm.
Không hiểu sao, trong tay lão, nó hoàn toàn không còn sợ hãi, cũng như khóc nữa. Nó khe khẽ nhìn lão mà cười, lão cả đời cô độc không thân nhân, nay có 1 đứa trẻ do trời ban tặng, lẽ nào không vui lòng, lão quyết định nuôi nó. Chợt lúc đó lão phát hiện trong tấm lụa có nét chữ bằng máu ai đã viết lên, chỉ độc nhất 1 chữ Hồ.
Chữ Hồ gồm 2 bộ chữ ghép lại, là chữ Cổ và chữ Nguyệt, thế là lão đặt tên cho tiểu hài tử này là Cổ Nguyệt, nhưng vẫn thường thân mật gọi nó là Tiểu Nguyệt.
Lão có 1 công phu khổ tâm cả đời uyên thâm đó là chữ nghĩa, lão thương Tiểu Nguyệt nên bao nhiêu công phu có được, hao tâm khổ tứ mà truyền hết cho nó. Văn hay lào thông kim cổ, thiên tượng địa lí, phong thủy long mạch, bao thần công lực hiểu biết, lão mảy may không dấu diếm mà thụ thụ truyền truyền.
Cũng phải nói Tiểu Nguyệt thông minh lanh lợi, năm 4 tuổi đã biết viết chữ, từ đó cũng không ít khổ hao tâm tư mà nay mới tròn 9 tuổi đã là 1 bậc lào thông văn sử, thường thay lão bán chữ, đề chữ, làm thơ kiếm sống qua ngày.
Nó thương lão lắm, cũng không biết chi nhiều về lão, lão cũng không bao giờ kể cuộc đời của lão cho nó, nó chỉ biết lão họ Bách, hằng ngày luôn mồm nó cứ gọi “Bách gia gia”.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.