Chương 22: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NHẬT BẢN
Nhiều tác giả
29/05/2014
Khi viết về một nhân vật lịch sử Nhật Bản, thì luôn có cái khó là phải nắm
vững những kiến thức cơ bản về xã hội, lịch sử và văn hóa, rồi thông qua đó
mới lý giải được suy nghĩ, hành động của nhân vật. Dưới đây là những nét khái
quát nhất về lịch sử Nhật Bản, nhằm giúp bạn đọc hình dung dễ dàng hơn những sự
kiện, nhân vật hay thời đại được đề cập đến trong sách.
THỜI ĐẠI NGUYÊN THỦY
Trước đây quần đảo Nhật Bản nối liền với đại lục Châu Á, nhưng khoảng mười ngàn năm về trước đã hình thành nên vị trí như bây giờ. Những người sống trên quần đảo Nhật Bản lúc bấy giờ là tổ tiên của người Nhật Bản, nhưng nguồn gốc của họ thì đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Con người vào thời kỳ này tin rằng, tất cả những tạo vật trong thiên nhiên như cỏ cây, đất đá, động vật đều có linh hồn (Animism) và họ sợ chúng, nên mới dùng bùa chú để trấn áp và cầu nguyện cho cuộc sống yên ổn.
Thời đại này bắt đầu từ khoảng mười ngàn năm về trước và kéo dài khoảng hai ngàn năm. Người ta lấy tên của các loại đồ đất sét nung có hoa văn dây thừng (Joumon doki) tìm thấy trong các di tích, đặt cho thời kỳ này là thời đại Joumon.
Khoảng từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ III thì việc trồng lúa phát triển, làng mạc dần dần lớn mạnh và hình thành nên “nước”. Người lãnh đạo có năng lực nhất trở thành “vua”, và kẻ mạnh dần chế áp kẻ yếu hình thành nên một nước lớn hơn. Tuy người ta không rõ về thời kỳ này, nhưng trong cuốn sách sử “Hậu Hán Thư” của Trung Hoa có ghi rằng, khoảng thế kỷ thứ I có sứ giả người nước Oa (Nhật Bản) đến, và được Hoàng Đế Hậu Hán (25-220) ban cho kim ấn.
THỜI ĐẠI YAMATO
(Thế kỷ IV – Thế kỷ VI)
Khoảng thế kỷ thứ IV thì những người có thế lực nhất (hào tộc) ở vùng Yamato (tỉnh Nara ngày nay) liên kết lại với nhau, tạo thành một quốc gia lớn và thành lập chính quyền Yamato. Chính quyền Yamato hùng mạnh còn tiến cả sang Triều Tiên (lúc bấy giờ gồm ba nước: Shinra-Tân La, Kudara-Bách tế và Koukuri-Cao Ly), gửi sứ giả sang Trung Hoa và đến khoảng thế kỷ thứ V thì đã thống trị phần lớn Nhật Bản.
Từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ VI thì chính quyền Yamato lập nên tổ chức chính trị ở trung ương và thành lập quốc gia Yamato. Người đứng đầu quốc gia được gọi là Oh-kimi (Đại Vương), chính phủ sau này được gọi là Triều Đình và Oh-kimi trở thành Thiên Hoàng (Tennou).
Khoảng giữa thế kỷ thứ VI thì xảy ra tranh chấp giữa các hào tộc ở Triều Đình. Trong đó đáng kể nhất là tranh chấp gay gắt giữa hai tộc hùng mạnh: họ Soga và họ Mononobe. Họ Mononobe chống lại sự sùng tín Phật Giáo của họ Soga, nhưng bị Soga áp chế và họ này độc chiếm cả nền chính trị Triều Đình.
Lúc bấy giờ có Thái Tử Shoutoku (Shoutoku Taishi, 574 – 622) là một nhân vật vĩ đại không thể bỏ qua khi nói đến lịch sử Nhật Bản, và thường được người Việt Nam biết đến với cái tên Thái Tử Thánh Đức, thay mặt Thiên Hoàng điều hành chính trị (Sesshou – Nhiếp chính).
Thái Tử Shoutoku bắt tay với họ Soga hùng mạnh, nhằm ổn định nền tảng của nền chính trị, lấy Thiên Hoàng làm trung tâm, nên đã đặt ra cấp bậc cho quan lại (Yakunin) (KanI Juunikai – 12 cấp quan). Chọn người hiền tài ra làm quan, tiếp thu Phật Giáo và Nho Giáo, và ban hành Hiến Pháp mười bảy điều. Thái tử Shoutoku là người có công lớn trong việc mang lại ánh sáng văn minh cho dân tộc Nhật.
THỜI ĐẠI NARA
(710 – 780)
Năm 710, Triều Đình mô phỏng kinh đô Trường An của nhà Đường mà xây dựng kinh đô Heijou ở Nara, tồn tại khoảng 70 năm. Thời đại này được gọi là thời Nara, với nền chính trị Luật Lệnh lấy Thiên Hoàng làm trung tâm. Đây cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ về văn hóa với sự xuất hiện chữ Kana.
Triều đình cũng gửi nhiều sứ giả, du học sinh sang nhà Đường để học tập những điều tiến bộ của Trung thổ. Phật giáo cũng nảy nở trong thời kỳ này và để lại nhiều di sản vô giá cho nền văn hóa Nhật.
THỜI ĐẠI HEIAN
(794 – 1185)
Năm 794, Thiên hoàng Kanmu vì muốn gây dựng lại nền chính trị Luật lệnh nên thiên đô về Kyoto, đặt tên kinh đô mới là Heian (Bình An), với mong muốn hòa bình vĩnh cửu. Kyoto là thủ đô nước Nhật bắt đầu từ thời đại này, kéo dài cho đến hết thời Edo, chừng 1.100 năm.
Thời kỳ này chứng kiến sự ra đời của chữ Kana hoàn chỉnh là Hiragana và Katakana, dựa trên nền tảng Hán tự. Cuốn tiểu thuyết “Genji monogatari” của nữ sĩ Murasaki Shikibu được xem là kho báu của văn học Nhật, và là cuốn tiểu thuyết đầu tiên trên thế giới, tương đương với vị trí của Truyện Kiều trong nền văn học Việt Nam.
Trong thời đại này, ở các địa phương xuất hiện các võ sĩ đoàn (Bushidan), dùng vũ lực bảo vệ đất đai, trang viện của mình khỏi cướp bóc lộng hành. Trong số các võ sĩ đoàn, có hai họ mạnh nhất là Minamoto (Genji) và họ Taira (Heishi).
Khoảng giữa thế kỷ XII, Triều Đình xảy ra tranh chấp giữa Thiên hoàng và Thượng hoàng (Thiên hoàng đời trước, đã về ở ẩn, giao quyền lại cho con nhưng thực chất vẫn còn gây ảnh hưởng), đã gây ra cuộc chiến lôi kéo hai họ Genji và Heishi vào cuộc (Loạn Heiji, 1156 – 1159). Kết quả là quyền bính rơi vào tay họ Taira.
Thiên Hoàng Goshirakawa bất mãn với Taira nên kêu gọi họ Minamoto đứng lên lật đổ chính quyền. Năm 1185, họ Minamoto dưới sự lãnh đạo của Yoritomo đã tiêu diệt họ Taira, trả quyền hành lại cho Thiên hoàng, còn bản thân mình nhận danh hiệu Chinh Di Đại Tướng quân (gọi tắt là Tướng quân - Shogun).
Minamoto Yoritomo trở thành Tướng quân đầu tiên và mở ra một thời đại mới cho nước Nhật.
THỜI ĐẠI KAMAKURAI[1]
(1185 – 1333)
[1] Người Việt biết đến với cái tên Kiếm Thương.
Họ võ sĩ Minamoto diệt Taira, đóng doanh (Mạc phủ) ở Kamakura (ngày nay là Kanagawa), mở ra thời đại cho tầng lớp võ sĩ kéo dài hơn 700 năm, cho đến khi Mạc phủ Edo kết thúc.
Trong thời đại này đã xuất hiện nhiều tông phái Phật giáo mới, ảnh hưởng sâu đậm đến “cá tính” của văn hóa Nhật. Nổi trội hơn cả là Thiền tông, với tinh thần tự chủ tự cường, tinh tấn dũng mãnh, khắc khổ chiêm nghiệm sự vô thường của cõi đời, nên rất thích hợp với tinh thần của tầng lớp võ sĩ lúc bấy giờ.
Mọi quyền lực chính trị gần như đều nằm trong tay của giới võ sĩ ở Mạc phủ Kamakura. Các võ sĩ chư hầu gọi là Daimyou, được Mạc phủ ban thưởng đất đai, ngược lại, họ có nghĩa vụ bảo vệ Mạc phủ với quan hệ chủ tớ.
Đầu thế kỷ XIII, quân Mông Cổ hai lần tấn công Nhật Bản nhưng đều thất bại, do sự phản kháng quyết liệt của các đạo quân võ sĩ và hai trận cuồng phong đã nhấn chìm chiến thuyền của họ. Trận cuồng phong này được gọi với cái tên tôn kính “Kamikaze” (Thần phong) và là biểu tượng của tinh thần võ sĩ. Nó được khuấy động lần nữa trong Đệ nhị Thế chiến.
THỜI ĐẠI MUROMACHI
(1336 – 1573)
Năm 1334, Thiên hoàng Godaigo bắt đầu nền chính trị lấy mình làm trung tâm, nhưng vấp phải sự phản kháng của giới võ sĩ đã quen với nền chính trị võ gia.
Sau khi đánh đổ Mạc phủ Kamakura, võ tướng Ashikaga Takauji tập hợp võ sĩ gây phản loạn chiếm Kyoto. Takauji năm 1336, phò tá Thiên hoàng khác lên ngôi (Bắc triều) và trở thành Tướng quân vào năm 1338, lập nên Mạc phủ ở Muromachi, kinh đô Kyoto. Người ta gọi thời đại này là thời đại Muromachi.
Thiên hoàng Godaigo bại trận, chạy đến Yoshino lập ra triều đình mới (Nam triều).
Thời kỳ này cũng để lại hai công trình kiến trúc vô giá là Kinkakuji (Chùa Vàng) và Ginkakuji (Chùa Bạc). Kiểu kiến trúc của Ginkakuji đã bám rễ vào nền văn hóa Nhật, trở thành kiến trúc đại chúng tiêu biểu.
THỜI ĐẠI AZUCHI-MOMOYAMA
(1573 – 1600)
Đây là thời đại có nhiều điều để nói nhất trong lịch sử Nhật Bản.
Trong thời đại này, nước Nhật bị phân thành hàng trăm tiểu quốc do các Daimyou đứng đầu, luôn thôn tính lẫn nhau khiến đất nước rơi vào cảnh chiến hỏa kéo dài hơn trăm năm.
Daimyou là các vị chúa đất cát cứ ở các địa phương, một dạng sứ quân chư hầu. Thời đại này còn được gọi là thời Chiến quốc, mọi giá trị về đạo đức đều không còn thông dụng. Kẻ mạnh thì sống, kẻ yếu thì chết; kẻ có thực lực thì lật đổ người trên, đấy là những điều thường tình trong thời loạn lạc này. Thời này cũng chứng kiến nhiều nhà truyền giáo Tây phương đến Nhật.
Oda Nobunaga, một Daimyou nhỏ ở xứ Owari đã lần lượt tiêu diệt các Daimyou khác trong công cuộc thống nhất thiên hạ. Nhưng không may là năm 1582, bộ tướng Akechi Mitsuhide tạo phản nên Oda thất thế. Vị hào kiệt kế tục Oda Nobunaga thống nhất thiên hạ là Toyotomi Hideyoshi, một võ tướng mưu lược của Oda.
Năm 1590, Hideyoshi đặt dấu chấm hết cho thời kỳ chiến loạn này. Với ý định đánh sang Trung Hoa, hai lần Hideyoshi xuất binh sang xâm lược Triều Tiên để làm bàn đạp nhưng đều không thành.
THỜI ĐẠI EDO
(1603 – 1867)
Bối cảnh các truyện ngắn trong cuốn sách này đều nằm trong thời đại Edo. Tokugawa Ieyasu là một Daimyou nhỏ xứ Mikawa, sau mở rộng thế lực, năm 1600 tiêu diệt họ Toyotomi cùng các thành phần chống đối khác trong trận phân tranh thiên hạ ở Sekigahara. Cả ba người Oda Nobunaga, Toyotomi Hideyoshi và Tokugawa Ieyasu đều có quan hệ chủ tớ và quan hệ về mặt hôn nhân.
Năm 1603, Ieyasu nhậm chức Tướng quân, dời Mạc phủ về Edo[2] mở ra thời đại Edo kẻo dài 260 năm hòa bình. Mạc phủ Edo vẫn tiếp tục nắm chính quyền, Thiên hoàng ở Kyoto vẫn tiếp tục là vị trí tượng trưng của đất nước. Bộ máy chính quyền của họ Tokugawa được hoàn thiện trong đời Tướng quân thứ ba, Iemitsu.
[2] Tokyo ngày nay.
Cơ cấu chính quyền Tokugawa rất đơn giản nhưng hiệu quả trong việc cai trị. Theo đó Mạc phủ Edo nắm quyền trung tâm, phân chia lãnh địa cho các Daimyou chư hầu chung quanh. Ieyasu cho những người bà con họ hàng của mình nắm giữ các vị trí quan trọng như Kishu, Suruga, nên từ đó hình thành nhiều họ Tokugawa ở các địa phương.
Đối với các Daimyou thần phục Tokugawa sau trận Sekigahara, thì chỉ được giữ những vị trí xa xôi và gọi là Tozama Daimyou. FuDaimyou là lớp chư hầu theo Tokugawa trước trận Sekigahara. Theo bộ máy này, thì tuy Thiên hoàng vẫn giữ quyền lực ở kinh đô, nhưng thực tế chỉ là hư danh, còn quyền lực thực sự nằm trong tay họ Tokugawa ở Edo.
Bên cạnh Tướng quân có chức Lão trung (Rouju) giúp xử lý công việc hành chính. Chức này gồm khoảng bốn, năm người được chọn ra từ hàng FuDaimyou thân tín, bổng lộc từ hai vạn năm ngàn hộc trở lên. Trong những lúc cấp bách có thể đặt ra chức Đại lão (Tairou), quyền lực còn cao hơn cả Lão trung và là chức danh cao nhất của bộ máy này, dưới Tướng quân.
Tokugawa cũng thiết lập nhiều cơ quan giám sát, kiểm soát giới quý tộc ở trung ương gọi là Sở ty đại (Shoshidai). Mạc phủ ở Edo cũng lập ra chức Tổng giám sát (Ometsuke), cử đến từng phiên để theo dõi tình hình mỗi vùng, ngăn ngừa âm mưu nổi loạn. Ở từng phiên thì quyền lực nằm trong tay vị chúa phiên Daimyou. Bên cạnh vị chúa này còn có nhiều chức bậc khác như Tổng quản (Karou), Hatamoto[3], Tổng quản giám sát (Tsuke Garou)...
[3] Võ sĩ được phép diện kiến Tướng quân ở Edo, bổng lộc dưới một vạn hộc.
Thời kỳ này cũng có nhiều biến chuyển về mặt văn hóa. Với hơn 200 năm hòa bình, văn hóa nghệ thuật nở rộ (nhất là vào niên hiệu Genroku) với nhiều loại hình như thơ Haiku, múa rối Joruri, kịch Kabuki... Vì chính quyền Tokugawa ra lệnh tỏa cảng, không giao thiệp với thế giới nên nền văn hóa bản địa phát triển rực rỡ.
Đầu thời Edo, Ieyasu khuyến khích tàu buôn của Nhật sang thông thương với các nước khác trong vùng, trong đó có Việt Nam, nhưng đến thời Iemitsu thì cấm hẳn việc này. Đồng thời, cũng cấm luôn những người ra nước ngoài trước đây trở về và cấm cả đạo Thiên chúa.
Có thể nói Edo là thời đại hoàng kim của võ nghệ. Với nền tảng từ thời Chiến quốc, các phái võ nghệ liên tục xuất hiện. Đương thời có hơn ba trăm phái kiếm khác nhau, chưa kể đến những phái võ khác. Trong xã hội phân chia làm bốn đẳng cấp “sĩ, nông, công, thương”. Tuy nhiên không giống Việt Nam và Trung Hoa, “kẻ sĩ” ở Nhật được hiểu là võ sĩ Samurai. Không đất nước nào lại có được một tầng lớp như thế.
Đương thời có câu nói: “Trăm hoa đẹp nhất anh đào, thân người đẹp nhất là người võ sĩ.” Lúc bấy giờ giới võ nghệ rất được kính trọng và có chỗ đứng cao trong xã hội. Đến thời Edo, đã hoàn thành “bộ luật” dành riêng cho giới võ sĩ.
Theo đó, người Samurai không chỉ giỏi võ nghệ mà còn phải tinh thông mọi học thuật khác, tay phải cầm kiếm tay trái cầm bút. Người võ sĩ phải đặt danh dự và lòng trung thành của mình lên trên hết, hành hiệp trượng nghĩa, xem nhẹ cái chết và lợi ích bản thân. Con trai người võ sĩ phải biết sống khắc khổ, thiếu thốn ngay từ nhỏ để rèn luyện ý chí sắt đá. Danh từ Samurai thường được dùng để chỉ những võ sĩ, có phục vụ ăn lương cho chúa Daimyou hay những võ sĩ cấp cao như Hatamoto.
Trong thời Chiến quốc, mỗi chúa chiếm một vùng sử dụng rất nhiều võ sĩ, nhưng sau khi họ bị Nobunaga và Hideyoshi tiêu diệt và loạn thế đã chấm dứt, thì số võ sĩ “thất nghiệp” dư thừa ngày càng nhiều. Những võ sĩ dư thừa này được gọi là Rounin, võ sĩ giang hồ, thường lang thang khắp các miền trong nước, có kẻ trở thành giặc cướp, có người bỏ kiếm trở thành thợ thuyền, thương nhân... Trong xã hội lúc bấy giờ, những chuyện chém giết vì báo thù, vì danh dự hay thử thách nhau là chuyện xảy ra thường ngày như cơm bữa.
Giữa hàng trăm phái kiếm khác nhau thì có hai phái được họ Tướng quân Tokugawa bảo trợ là phái Ittou Ryu và phái Yagyu Ryu. Phái Yagyu đời đời giữ chức “Kiếm thuật chỉ nam” (Kenjutsu shinan), dạy kiếm cho Tướng quân và các gia thần, tựa như chức giáo đầu ở Trung Hoa. Người của phái Yagyu sau này dần dần biến thành mật thám cho Tướng quân Tokugawa và phái này vẫn còn tồn tại đến ngày nay, trong khi phái lttou Ryu lại có nhiều ảnh hưởng đến Kendou hiện đại.
Ở Nhật, kiếm đạo đồng nghĩa với sự cao quý vì nó là đỉnh cao nhất của mọi học vấn. Dĩ nhiên kiếm chỉ là vật để giết chóc và kiếm thuật phát sinh từ nhu cầu thực tế là để lấy mạng đối phương. Nhưng do có nhiều liên hệ với tinh thần Thiền tông của Phật giáo, những giáo lý của Thần đạo, nên kiếm thuật đã được những danh kiếm như Kamiizumi Isenokami Nobutsuna, Tsukahara Bokuden, nâng cao lên với mục đích phát huy tinh thần và thể xác. Các phái kiếm bắt đầu từ thời Muromachi và vẫn còn tiếp tục đến ngày nay dưới hình thức môn thể thao Kendou. Ngày nay nhiều người vẫn luyện tập kiếm, gìn giữ truyền thống dân tộc.
Có lẽ nhân loại chỉ có mỗi dân tộc Nhật là có lòng nhiệt thành với kiếm nghệ. Thời đó võ nghệ, kiếm thuật là môn học bắt buộc đối với một võ sĩ, bên cạnh những thứ tri thức du nhập từ Trung Hoa như Nho giáo hay Phật giáo. Người ta gọi chung kẻ luyện võ trong xã hội là Bugeisha (võ nghệ giả). Mỗi Samurai phụng sự chủ soái đến một thời kỳ nhất định, đều được phép ra ngoài lang bạt khắp nơi trong nước để trau dồi võ nghệ, mở mang tri thức, và người ta gọi việc này là Bugei Shugyou hay Musha Shugyo, và người Samurai lang thang tu rèn là Shugyo musha (võ sĩ tu hành võ nghệ) hay gọi tắt là Shugyousha.
Cái gì nhiều thì tất sinh tạp. Mà hễ có tạp thì sẽ có loại trừ. Các Shugyousha đi từ vùng này đến vùng khác, nhằm rèn luyện bản thân với sự khắc khổ, cũng là để trau dồi thêm kiếm thuật, võ nghệ và nhân sinh quan, tri thức. Trên đường đi thường xuyên đối mặt với giặc cướp, cũng như những kẻ ám sát, ganh ghét cùng những lời thách đấu. Bản chất của việc “tu hành” là rèn luyện với mục đích tốt, nhưng nhiều người đã lạm dụng và biến cuộc hành trình “tu hành” của mình thành ra đẫm máu, với những cuộc thách đấu suốt dọc đường.
Có người đến các võ đường địa phương thách đấu, thường thì đấu bằng kiếm gỗ và không có đổ máu. Hễ chủ nhân mà thua thì coi như không có thực lực, danh dự của lưu phái bị bôi nhọ và võ đường bị phá (thường thì kẻ thắng cuộc chỉ đập bảng hiệu của võ đường). Đây cũng là cách loại trừ hạng tạp nhạp. Những võ đường trụ lại được là những lưu phái tiếng tăm và có thực lực.
Thời đó người ta thường nói nhiều đến “Binh pháp” (Heihou, hyonhou) và “Binh thuật” (Heijutsu). Nếu như ở Việt Nam và Trung Quốc, người ta chỉ hiểu hai từ này với nghĩa hẹp ở mặt quân sự, thì tại Nhật nó còn được hiểu rộng hơn. Đây không chỉ là tài dụng binh khiển tướng, mà còn là tài võ nghệ trong giao đấu một chọi một hay số đông Vì thế đôi khi các võ sĩ còn được gọi là “binh pháp giả” (Heihou sha), “binh pháp gia” (Heihou ka) hay “binh thuật giả”.
Nếu người Tây phương vẫn coi trọng sức mạnh của đầu óc hơn cơ bắp với câu nói “The pen is mightier than the sword”[4], thì tại Nhật, người ta vẫn coi đỉnh cao nhất là sự hòa hợp giữa thể xác và tinh thần với câu “Văn võ nhất chí” (Bunbu Itchi) hay “Kiếm thiền nhất như” (Ken Zen Ichinyo), tức Kiếm và Thiền hợp nhất làm một trong cảnh giới tối cao, trạng thái gọi là “giác ngộ” (Satori) của con người.
[4] Bút mạnh hơn kiếm.
Dĩ nhiên kiếm và thiền có những mối liên hệ mật thiết với nhau, điều này lý giải tại sao các võ sĩ Nhật Bản ngày xưa lại có nhiều quan hệ với giới Thiền sư, dù có vẻ như đây là hai lớp người trái ngược nhau. Về vấn đề này đã có nhiều sách Thiền của Suzuki Taisetsu và nhiều người khác viết rất rõ ràng nên ở đây không nhắc lại.
Sự “giác ngộ” của người kiếm sĩ còn được thể hiện qua câu nói hết sức “Phật giáo”: “Bản lai vô nhất vật”[5] (Honrai mu ichimotsu). Phá bỏ cái nhị nguyên, quay về với cội nguồn là mục tiêu của Phật giáo, đồng thời cũng là mục tiêu của kiếm đạo, nếu không muốn nói rằng đó cũng là con đường mà kiếm đạo phải đi qua.
[5] Tức là phủ định thế giới nhị nguyên mà chúng ta thấy.
Nửa sau thế kỷ XVIII, Anh quốc bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp rồi tiến ra thế giới để mở rộng thị trường. Các nước Tây phương khác cũng bắt đầu nghĩ đến việc tiến sang châu Á. Đến cuối thế kỷ XVIII, Nga yêu cầu Nhật Bản mở cửa thông thương nhưng chính quyền Mạc phủ không chấp nhận. Rồi tàu sắt của Anh, Mỹ đến Nhật đòi cung cấp nước ngọt, lương thực.
Lúc này người Nhật mới thấy được sự tụt hậu của mình so với thế giới, họ nhìn những con tàu sắt kia bằng ánh mắt sợ hãi, kinh ngạc. Vì thế trong nước nổi lên một số người theo chủ trương “Khai quốc luận”, đòi Mạc phủ mở cửa tiếp thu văn minh Tây phương, nhưng đã bị đàn áp gay gắt. Dấn giữa thế kỷ XIX thì Anh, Mỹ lần lượt yêu cầu Nhật mở cửa.
Năm 1853, đô đốc Perry chỉ huy bốn chiến hạm đến Nhật, chính quyền sợ hỏa lực ngoại bang mà ký điều ước giao hòa Nhật - Mỹ vào năm sau đó. Năm Ansei thứ năm (1858), tổng lãnh sự Mỹ là Harris đến Shimoda đòi thông thương. Mạc phủ đàm phán với Triều đình và các chư hầu nhưng bị phản đối. Rồi Đại lão Ii Naosuke của Mạc phủ không đợi quyết định ở trung ương, mà tự ý mình ký điều ước thông thương giữa hai nước.
Trong điều ước này có những khoản bất bình đẳng, vì thế mà phe Tôn Hoàng (chủ trương khôi phục quyền lực trung ương) và phe bài Tây (chủ trương đánh đuổi phương Tây) chỉ trích gay gắt. Nhưng Đại lão Ii Naosuke đã đàn áp phe đối lập, rồi sau đó bị ám sát ngoài cổng thành Sakurada ở Edo. Đó là bối cảnh của truyện ngắn “Hitokiri Izou”.
Thời cuối nhà Mạc (Bakumatsu) là một trong những thời kỳ động loạn nhất của đất nước này. Các đảng phái chính trị luôn ám sát người của nhau, vì thế tình hình xã hội, chính trị rối loạn hơn bao giờ hết. Các phiên phía nam như Tosa, Satsuma và Choushu là những kẻ quá khích, nhưng cũng là những người đi đầu trong việc đánh đổ chính quyền cũ.
Chế độ Mạc phủ kéo dài đến đời Tướng quân thứ mười lăm, Tokugawa Yoshinobu thì kết thúc, nhường quyền lại cho Thiên hoàng Meiji, mở ra một thời đại mới cho nước Nhật, thời đại của sự thống nhất và những phát triển thần kỳ.
Với những thường thức cơ bản về lịch sử, xã hội Nhật Bản như trên, hi vọng rằng bạn đọc sẽ không cảm thấy xa lạ với những gì diễn ra trong những câu chuyện của quyển sách này.
CHÚ GIẢI
"Kiếm khách liệt truyện" là tuyển tập các đoản thiên thể loại tiểu thuyết thời đại của các tác giả tiêu biểu nhất. Có thể xem đây là tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết võ hiệp. Nhưng khác với tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa, tiểu thuyết thời đại Nhật Bản không đi sâu vào mô tả từng chiêu thức, từng thế kiếm, mà nhiều khi bối cảnh lịch sử, nhân vật lịch sử nọ, chỉ là cái cớ tác giả mượn để nói lên suy nghĩ của mình về một vấn đề nào đó. Có thể nói là mượn lời nói ý, mượn bóng tả hình, chỉ mây nói gió.
Điển hình tiêu biểu nhất là các truyện ngắn của Ikenami Shou Tarou. Như trong “Bí truyền”, tác giả dùng ba hình tượng nhân vật Tokaku, Kokuma và Doro để nói lên nhận xét của mình về nhận thức của con người. Nó thật kỳ lạ, có những thứ mà kẻ thông minh như Tokaku lại chẳng hiểu được, trong khi anh khờ như Doro lại có thể cảm nhận một cách rõ ràng, trong sáng như “nước thấm vào cát”. Phải chăng đây là trường hợp đúng như câu nói “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”?
Vậy để nhận thức được một vấn đề, đôi khi dùng trí óc mà suy xét thì có lẽ chẳng đi đến đâu, mà phải dùng tâm để cảm nhận? Và đôi khi chúng ta phải như tờ giấy trắng, phải như ly nước rỗng để có thể chứa được nước. Ly đã tràn thì chẳng thể nào chứa thêm. Lại như lời dạy của ông Ichiusai, từng đứa là từng đứa, không có đứa nào lẫn lộn với đứa nào, và cực ý của kiếm pháp Ippa Ryu đã tồn tại sẵn trong mỗi người, chỉ việc tự mình khai phá và công phu thêm, mà ông chẳng có thể dạy gì được nữa. Đọc đoạn này tự dưng nhớ lại lời Phật dạy “Thảy chúng sinh đều có Phật tính.”
Xét trên quan điểm hiện đại thì đây cũng là một mẫu mực cho giáo dục. Cực ý của việc dạy là làm cho người học có thể tư duy độc lập mà không phải lệ thuộc vào bất cứ thứ gì.
Còn trong “Cung cuồng”, tác giả mượn hình tượng Komatsu Gempachi để đề cập đến một kiểu người, một cách sống trong xã hội, mà có lẽ tác giả đồng cảm được. Lánh xa mọi danh vọng, tiền bạc, chẳng phải là vì chán ghét công danh, muốn an nhàn cuộc đời thanh cao gì, mà chỉ là vì rất muốn có nó, nên lại sinh ra sợ. Chẳng bao giờ nhắc đến việc xuất thế lập thân cũng chỉ vì nó luôn canh cánh bên lòng.
“Nhu thuật sư đồ ký” nói đúng ra là một truyện sắc tình. Không có ý nghĩa thâm sâu như truyện đầu tiên, nhưng cái đặc sắc là dụng ý miêu tả của tác giả. Đúng là chỉ mây nói gió thật. Tâm của kẻ luyện võ chẳng phải chỉ có đạo mà thôi, mà còn có dục nữa. Xét về điểm này, thì kẻ võ nghệ chẳng khác gì người thường chúng ta.
“Heinai rái cá” lại miêu tả về cuộc đời của khai tổ phái kiếm Mugai Ryu, một nhân vật có thật như hầu hết nhân vật xuất hiện trong sách. Một kỳ tài, một dị nhân nhưng lại sống một đời chẳng màng thế gian.
Người Nhật vẫn đánh giá Ikenami Shou Tarou là đại biểu của quần chúng, trong khi Shibaryou Tarou là người viết cho tầng lớp trí thức. Quả thật vậy, văn Ikenami không đòi hỏi nhiều kiến thức để hiểu, mà chủ yếu dựa vào “cảm” của từng người. Trái lại, để đọc Shibaryou thì người ta cần phải có một số kiến thức nhất định, nhất là về mặt lịch sử. Điểm thú vị của tác giả này là cách nhận định vấn đề hết sức phóng khoáng.
Miyamoto Musashi được tôn xưng là vị kiếm thánh, thần võ nghệ, nhân vật kiệt xuất trong chư nghệ chư năng, học thuật. Nhưng qua “Chân thuyết Miyamoto Musashi”, tác giả lại miêu tả hình tượng nhân vật này từ nhiều góc độ khác nhau, có cả cái nhìn đối lập từ phía họ Yoshioka.
Dù sao cũng không thể phủ nhận rằng Musashi là nhân vật mị lực nhất trong lịch sử Nhật Bản, và cũng là một nhà tư tưởng lớn của thời đại đó. Chỉ qua mẩu chuyện đi trên miếng ván rộng ba tấc là có thể thấy được điều này. Cùng là miếng ván rộng ba tấc, nhưng nếu đặt trên mặt đất thì người ta bước đi dễ dàng, còn khi treo lên cao trăm trượng thì lại sinh lòng sợ hãi mà không dám bước đi. Musashi đã nhìn ra điểm này thì cuộc đời bất bại cũng là điều đương nhiên.
“Kiếm khách kinh đô” lại đặt cái nhìn của tác giả từ phía nhà Yoshioka, có những cảm thông với họ này, và cũng nói lên được cái bế tắc của thời đại: võ nghệ kiếm thuật chẳng dùng để công thành đoạt nước nữa thì duy trì làm gì? Nếu xem nó là phương tiện khai ngộ tinh thần thì cần gì phải thế, cạo đầu xuất gia có phải hay hơn không? May mắn là loài người hiện đại đã giải quyết gần như triệt để mâu thuẫn này. Vốn là người chuộng võ nghệ như mạng sống, nhưng người dịch cũng phải thừa nhận rằng thật may mắn khi không còn cần đến nó.
“Hitokiri Izou” là một truyện ngắn Shibaryou Tarou viết về sát thủ Okada Izou cuối thời Mạc phủ, một trong những thời kỳ động loạn nhất trong lịch sử Nhật Bản.
Lúc này nước Nhật đã thấy được sức mạnh của phương Tây, thấy được hậu quả yếu kém sau mấy trăm năm bế quan tỏa cảng của mình. Các phong trào chính trị đua nhau ra đời rồi tàn lụi. Có những người chủ trương đuổi người Tây phương ra khỏi nước Nhật, có kẻ lại muốn thông qua giao thương với ngoại bang mà phú quốc cường binh, lại có người muốn đánh đổ bộ máy chính trị Mạc phủ, tàn dư của chế độ phong kiến làm cản trở sự phát triển của đất nước.
Nhưng dĩ nhiên phía Mạc phủ sẽ cố níu kéo, dù là trong suy tàn, để giữ lại vị trí của mình. Vì vậy mà tình hình trong nước vô cùng bất ổn, quốc gia bị các hệ tư tưởng chia năm xẻ bảy. Có kẻ hôm nay Cần Vương, ngày mai lại dốc sức vì Mạc phủ. Những vụ ám sát diễn ra như cơm bữa, tình hình trị an rối ren, ngay cả chính quyền trung ương cũng không dám can thiệp vào những vụ ám sát này.
Trong truyện ngắn này, tác giả miêu tả cuộc đời của Okada Izou trong bối cảnh xã hội như vậy, thật bất hạnh. Âu cũng là chính thời thế đã đẩy con người ta vào chỗ bất hạnh như Izou. Xuất thân hèn kém ở một phiên quê mùa phía nam Nhật Bản, Izou chẳng có cơ hội học hành gì. Có lẽ nguyên nhân chính của sự bất hạnh trong cuộc đời Izou, bắt nguồn từ chính sự dốt nát và lòng tự ti về thân phận của mình. Không học ai mà tự công phu kiếm pháp, có thể nói ở mặt nào đó thì Izou là kẻ dị biệt, một dạng thiên tài.
Tâm trạng, thái độ của Izou, nhất là đối với Takechi Hanpeita cũng biến đổi qua từng thời kỳ. Đầu tiên là sự ngưỡng mộ, cảm kích, thần thánh hóa đối tượng. Sau đó là sợ hãi, chán ghét rồi cuối cùng là oán hận. Đối với Takechi, có thể nói rằng Izou chỉ là một công cụ giết người để thực hiện lý tưởng của mình. Hành động giết người của Izou cũng bắt nguồn từ lòng tự ti về thân phận, hắn muốn thoát khỏi nó, muốn được xã hội nhìn nhận, đến ngay cả suy nghĩ cũng không tự làm chủ được, mà phải phó thác cho những người mà hắn xem là vĩ nhân. Khi hiểu ra mình bị bỏ rơi, thì tính con người trong hắn mới thức dậy sau một thời gian dài ngủ quên. Nhưng đã quá muộn.
Không chỉ có Izou, hình tượng Takechi Hanpeita cũng thật đặc sắc. Khi viết về nhân vật này, tác giả đã tập hợp nhiều sử liệu và giai thoại khác nhau. Về tính cách, Takechi là người mẫu mực cho hình ảnh võ sĩ Samurai, trọng nhân nghĩa, lễ nghi, ưa thành thực. Về mặt con người thì Takechi cũng gần như một mẫu người hoàn hảo. Tài năng, học thuật đều vượt trội hơn người, tính tình lại hòa nhã ôn tồn. Nhưng không chỉ có thế, tác giả còn lồng vào suy nghĩ của mình về nhân vật này, hay nói đúng hơn là về con người nói chung. Đó là khí lượng.
Tuy chỉ xuất hiện trong vài dòng, nhưng hình ảnh phu nhân Tomiko của Takechi cũng không vì thế mà lu mờ. Sự thật, từ khi Takechi bị giam cho đến lúc bị buộc hành hình là một năm chín tháng, không một ngày nào Tomiko quên mang ba bữa cơm vào thăm chồng, an ủi. Chiếc áo Takechi mặc hôm mổ bụng cũng là món quà từ biệt do chính Tomiko thay. Phu nhân Tomiko mất năm Taishou thứ sáu (1917), được an táng bên cạnh mộ của Takechi ở Tosa. Đây cũng là nhân vật duy nhất ở Nhật được dựng tượng đồng.
Ngoài ra còn một nhân vật khác là Sakamoto Ryouma. Nói không ngoa rằng đây là một trong những nhân vật thú vị nhất trong lịch sử Nhật Bản. Nhìn xa, trông rộng, hết lòng vì dân vì nước, khí lượng hào sảng là những gì có thể nói về Ryouma. Không có Ryouma thì công cuộc Duy Tân của Thiên hoàng Meiji chưa hẳn đã thành công. Tuy nhiên chỉ trong giới hạn một truyện ngắn, thì khó có thể thấy hết mị lực của nhân vật này.
Nếu như bảy truyện đầu được dịch từ nguyên bản tiếng Nhật trong thời gian gần đây, thì truyện cuối cùng được dịch từ bản tiếng Anh, rất lâu rồi, người dịch cũng không nhớ rõ là khi nào. “Bóng trăng” viết về một bí kĩ của phái kiếm Yagyu Ryu. Có thể nói đây là phái kiếm duy nhất ở Nhật Bản, giữ được vị trí độc tôn của nó qua hàng thế hệ. Phái này vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Phái Yagyu nắm một phần ba nền võ nghệ Nhật Bản. Phần sau của truyện viết về Yagyu Jubei, một nhân vật đầy mị lực không kém Miyamoto Musashi qua các trận quyết đấu sinh tử.
THỜI ĐẠI NGUYÊN THỦY
Trước đây quần đảo Nhật Bản nối liền với đại lục Châu Á, nhưng khoảng mười ngàn năm về trước đã hình thành nên vị trí như bây giờ. Những người sống trên quần đảo Nhật Bản lúc bấy giờ là tổ tiên của người Nhật Bản, nhưng nguồn gốc của họ thì đến nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Con người vào thời kỳ này tin rằng, tất cả những tạo vật trong thiên nhiên như cỏ cây, đất đá, động vật đều có linh hồn (Animism) và họ sợ chúng, nên mới dùng bùa chú để trấn áp và cầu nguyện cho cuộc sống yên ổn.
Thời đại này bắt đầu từ khoảng mười ngàn năm về trước và kéo dài khoảng hai ngàn năm. Người ta lấy tên của các loại đồ đất sét nung có hoa văn dây thừng (Joumon doki) tìm thấy trong các di tích, đặt cho thời kỳ này là thời đại Joumon.
Khoảng từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ III thì việc trồng lúa phát triển, làng mạc dần dần lớn mạnh và hình thành nên “nước”. Người lãnh đạo có năng lực nhất trở thành “vua”, và kẻ mạnh dần chế áp kẻ yếu hình thành nên một nước lớn hơn. Tuy người ta không rõ về thời kỳ này, nhưng trong cuốn sách sử “Hậu Hán Thư” của Trung Hoa có ghi rằng, khoảng thế kỷ thứ I có sứ giả người nước Oa (Nhật Bản) đến, và được Hoàng Đế Hậu Hán (25-220) ban cho kim ấn.
THỜI ĐẠI YAMATO
(Thế kỷ IV – Thế kỷ VI)
Khoảng thế kỷ thứ IV thì những người có thế lực nhất (hào tộc) ở vùng Yamato (tỉnh Nara ngày nay) liên kết lại với nhau, tạo thành một quốc gia lớn và thành lập chính quyền Yamato. Chính quyền Yamato hùng mạnh còn tiến cả sang Triều Tiên (lúc bấy giờ gồm ba nước: Shinra-Tân La, Kudara-Bách tế và Koukuri-Cao Ly), gửi sứ giả sang Trung Hoa và đến khoảng thế kỷ thứ V thì đã thống trị phần lớn Nhật Bản.
Từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ VI thì chính quyền Yamato lập nên tổ chức chính trị ở trung ương và thành lập quốc gia Yamato. Người đứng đầu quốc gia được gọi là Oh-kimi (Đại Vương), chính phủ sau này được gọi là Triều Đình và Oh-kimi trở thành Thiên Hoàng (Tennou).
Khoảng giữa thế kỷ thứ VI thì xảy ra tranh chấp giữa các hào tộc ở Triều Đình. Trong đó đáng kể nhất là tranh chấp gay gắt giữa hai tộc hùng mạnh: họ Soga và họ Mononobe. Họ Mononobe chống lại sự sùng tín Phật Giáo của họ Soga, nhưng bị Soga áp chế và họ này độc chiếm cả nền chính trị Triều Đình.
Lúc bấy giờ có Thái Tử Shoutoku (Shoutoku Taishi, 574 – 622) là một nhân vật vĩ đại không thể bỏ qua khi nói đến lịch sử Nhật Bản, và thường được người Việt Nam biết đến với cái tên Thái Tử Thánh Đức, thay mặt Thiên Hoàng điều hành chính trị (Sesshou – Nhiếp chính).
Thái Tử Shoutoku bắt tay với họ Soga hùng mạnh, nhằm ổn định nền tảng của nền chính trị, lấy Thiên Hoàng làm trung tâm, nên đã đặt ra cấp bậc cho quan lại (Yakunin) (KanI Juunikai – 12 cấp quan). Chọn người hiền tài ra làm quan, tiếp thu Phật Giáo và Nho Giáo, và ban hành Hiến Pháp mười bảy điều. Thái tử Shoutoku là người có công lớn trong việc mang lại ánh sáng văn minh cho dân tộc Nhật.
THỜI ĐẠI NARA
(710 – 780)
Năm 710, Triều Đình mô phỏng kinh đô Trường An của nhà Đường mà xây dựng kinh đô Heijou ở Nara, tồn tại khoảng 70 năm. Thời đại này được gọi là thời Nara, với nền chính trị Luật Lệnh lấy Thiên Hoàng làm trung tâm. Đây cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ về văn hóa với sự xuất hiện chữ Kana.
Triều đình cũng gửi nhiều sứ giả, du học sinh sang nhà Đường để học tập những điều tiến bộ của Trung thổ. Phật giáo cũng nảy nở trong thời kỳ này và để lại nhiều di sản vô giá cho nền văn hóa Nhật.
THỜI ĐẠI HEIAN
(794 – 1185)
Năm 794, Thiên hoàng Kanmu vì muốn gây dựng lại nền chính trị Luật lệnh nên thiên đô về Kyoto, đặt tên kinh đô mới là Heian (Bình An), với mong muốn hòa bình vĩnh cửu. Kyoto là thủ đô nước Nhật bắt đầu từ thời đại này, kéo dài cho đến hết thời Edo, chừng 1.100 năm.
Thời kỳ này chứng kiến sự ra đời của chữ Kana hoàn chỉnh là Hiragana và Katakana, dựa trên nền tảng Hán tự. Cuốn tiểu thuyết “Genji monogatari” của nữ sĩ Murasaki Shikibu được xem là kho báu của văn học Nhật, và là cuốn tiểu thuyết đầu tiên trên thế giới, tương đương với vị trí của Truyện Kiều trong nền văn học Việt Nam.
Trong thời đại này, ở các địa phương xuất hiện các võ sĩ đoàn (Bushidan), dùng vũ lực bảo vệ đất đai, trang viện của mình khỏi cướp bóc lộng hành. Trong số các võ sĩ đoàn, có hai họ mạnh nhất là Minamoto (Genji) và họ Taira (Heishi).
Khoảng giữa thế kỷ XII, Triều Đình xảy ra tranh chấp giữa Thiên hoàng và Thượng hoàng (Thiên hoàng đời trước, đã về ở ẩn, giao quyền lại cho con nhưng thực chất vẫn còn gây ảnh hưởng), đã gây ra cuộc chiến lôi kéo hai họ Genji và Heishi vào cuộc (Loạn Heiji, 1156 – 1159). Kết quả là quyền bính rơi vào tay họ Taira.
Thiên Hoàng Goshirakawa bất mãn với Taira nên kêu gọi họ Minamoto đứng lên lật đổ chính quyền. Năm 1185, họ Minamoto dưới sự lãnh đạo của Yoritomo đã tiêu diệt họ Taira, trả quyền hành lại cho Thiên hoàng, còn bản thân mình nhận danh hiệu Chinh Di Đại Tướng quân (gọi tắt là Tướng quân - Shogun).
Minamoto Yoritomo trở thành Tướng quân đầu tiên và mở ra một thời đại mới cho nước Nhật.
THỜI ĐẠI KAMAKURAI[1]
(1185 – 1333)
[1] Người Việt biết đến với cái tên Kiếm Thương.
Họ võ sĩ Minamoto diệt Taira, đóng doanh (Mạc phủ) ở Kamakura (ngày nay là Kanagawa), mở ra thời đại cho tầng lớp võ sĩ kéo dài hơn 700 năm, cho đến khi Mạc phủ Edo kết thúc.
Trong thời đại này đã xuất hiện nhiều tông phái Phật giáo mới, ảnh hưởng sâu đậm đến “cá tính” của văn hóa Nhật. Nổi trội hơn cả là Thiền tông, với tinh thần tự chủ tự cường, tinh tấn dũng mãnh, khắc khổ chiêm nghiệm sự vô thường của cõi đời, nên rất thích hợp với tinh thần của tầng lớp võ sĩ lúc bấy giờ.
Mọi quyền lực chính trị gần như đều nằm trong tay của giới võ sĩ ở Mạc phủ Kamakura. Các võ sĩ chư hầu gọi là Daimyou, được Mạc phủ ban thưởng đất đai, ngược lại, họ có nghĩa vụ bảo vệ Mạc phủ với quan hệ chủ tớ.
Đầu thế kỷ XIII, quân Mông Cổ hai lần tấn công Nhật Bản nhưng đều thất bại, do sự phản kháng quyết liệt của các đạo quân võ sĩ và hai trận cuồng phong đã nhấn chìm chiến thuyền của họ. Trận cuồng phong này được gọi với cái tên tôn kính “Kamikaze” (Thần phong) và là biểu tượng của tinh thần võ sĩ. Nó được khuấy động lần nữa trong Đệ nhị Thế chiến.
THỜI ĐẠI MUROMACHI
(1336 – 1573)
Năm 1334, Thiên hoàng Godaigo bắt đầu nền chính trị lấy mình làm trung tâm, nhưng vấp phải sự phản kháng của giới võ sĩ đã quen với nền chính trị võ gia.
Sau khi đánh đổ Mạc phủ Kamakura, võ tướng Ashikaga Takauji tập hợp võ sĩ gây phản loạn chiếm Kyoto. Takauji năm 1336, phò tá Thiên hoàng khác lên ngôi (Bắc triều) và trở thành Tướng quân vào năm 1338, lập nên Mạc phủ ở Muromachi, kinh đô Kyoto. Người ta gọi thời đại này là thời đại Muromachi.
Thiên hoàng Godaigo bại trận, chạy đến Yoshino lập ra triều đình mới (Nam triều).
Thời kỳ này cũng để lại hai công trình kiến trúc vô giá là Kinkakuji (Chùa Vàng) và Ginkakuji (Chùa Bạc). Kiểu kiến trúc của Ginkakuji đã bám rễ vào nền văn hóa Nhật, trở thành kiến trúc đại chúng tiêu biểu.
THỜI ĐẠI AZUCHI-MOMOYAMA
(1573 – 1600)
Đây là thời đại có nhiều điều để nói nhất trong lịch sử Nhật Bản.
Trong thời đại này, nước Nhật bị phân thành hàng trăm tiểu quốc do các Daimyou đứng đầu, luôn thôn tính lẫn nhau khiến đất nước rơi vào cảnh chiến hỏa kéo dài hơn trăm năm.
Daimyou là các vị chúa đất cát cứ ở các địa phương, một dạng sứ quân chư hầu. Thời đại này còn được gọi là thời Chiến quốc, mọi giá trị về đạo đức đều không còn thông dụng. Kẻ mạnh thì sống, kẻ yếu thì chết; kẻ có thực lực thì lật đổ người trên, đấy là những điều thường tình trong thời loạn lạc này. Thời này cũng chứng kiến nhiều nhà truyền giáo Tây phương đến Nhật.
Oda Nobunaga, một Daimyou nhỏ ở xứ Owari đã lần lượt tiêu diệt các Daimyou khác trong công cuộc thống nhất thiên hạ. Nhưng không may là năm 1582, bộ tướng Akechi Mitsuhide tạo phản nên Oda thất thế. Vị hào kiệt kế tục Oda Nobunaga thống nhất thiên hạ là Toyotomi Hideyoshi, một võ tướng mưu lược của Oda.
Năm 1590, Hideyoshi đặt dấu chấm hết cho thời kỳ chiến loạn này. Với ý định đánh sang Trung Hoa, hai lần Hideyoshi xuất binh sang xâm lược Triều Tiên để làm bàn đạp nhưng đều không thành.
THỜI ĐẠI EDO
(1603 – 1867)
Bối cảnh các truyện ngắn trong cuốn sách này đều nằm trong thời đại Edo. Tokugawa Ieyasu là một Daimyou nhỏ xứ Mikawa, sau mở rộng thế lực, năm 1600 tiêu diệt họ Toyotomi cùng các thành phần chống đối khác trong trận phân tranh thiên hạ ở Sekigahara. Cả ba người Oda Nobunaga, Toyotomi Hideyoshi và Tokugawa Ieyasu đều có quan hệ chủ tớ và quan hệ về mặt hôn nhân.
Năm 1603, Ieyasu nhậm chức Tướng quân, dời Mạc phủ về Edo[2] mở ra thời đại Edo kẻo dài 260 năm hòa bình. Mạc phủ Edo vẫn tiếp tục nắm chính quyền, Thiên hoàng ở Kyoto vẫn tiếp tục là vị trí tượng trưng của đất nước. Bộ máy chính quyền của họ Tokugawa được hoàn thiện trong đời Tướng quân thứ ba, Iemitsu.
[2] Tokyo ngày nay.
Cơ cấu chính quyền Tokugawa rất đơn giản nhưng hiệu quả trong việc cai trị. Theo đó Mạc phủ Edo nắm quyền trung tâm, phân chia lãnh địa cho các Daimyou chư hầu chung quanh. Ieyasu cho những người bà con họ hàng của mình nắm giữ các vị trí quan trọng như Kishu, Suruga, nên từ đó hình thành nhiều họ Tokugawa ở các địa phương.
Đối với các Daimyou thần phục Tokugawa sau trận Sekigahara, thì chỉ được giữ những vị trí xa xôi và gọi là Tozama Daimyou. FuDaimyou là lớp chư hầu theo Tokugawa trước trận Sekigahara. Theo bộ máy này, thì tuy Thiên hoàng vẫn giữ quyền lực ở kinh đô, nhưng thực tế chỉ là hư danh, còn quyền lực thực sự nằm trong tay họ Tokugawa ở Edo.
Bên cạnh Tướng quân có chức Lão trung (Rouju) giúp xử lý công việc hành chính. Chức này gồm khoảng bốn, năm người được chọn ra từ hàng FuDaimyou thân tín, bổng lộc từ hai vạn năm ngàn hộc trở lên. Trong những lúc cấp bách có thể đặt ra chức Đại lão (Tairou), quyền lực còn cao hơn cả Lão trung và là chức danh cao nhất của bộ máy này, dưới Tướng quân.
Tokugawa cũng thiết lập nhiều cơ quan giám sát, kiểm soát giới quý tộc ở trung ương gọi là Sở ty đại (Shoshidai). Mạc phủ ở Edo cũng lập ra chức Tổng giám sát (Ometsuke), cử đến từng phiên để theo dõi tình hình mỗi vùng, ngăn ngừa âm mưu nổi loạn. Ở từng phiên thì quyền lực nằm trong tay vị chúa phiên Daimyou. Bên cạnh vị chúa này còn có nhiều chức bậc khác như Tổng quản (Karou), Hatamoto[3], Tổng quản giám sát (Tsuke Garou)...
[3] Võ sĩ được phép diện kiến Tướng quân ở Edo, bổng lộc dưới một vạn hộc.
Thời kỳ này cũng có nhiều biến chuyển về mặt văn hóa. Với hơn 200 năm hòa bình, văn hóa nghệ thuật nở rộ (nhất là vào niên hiệu Genroku) với nhiều loại hình như thơ Haiku, múa rối Joruri, kịch Kabuki... Vì chính quyền Tokugawa ra lệnh tỏa cảng, không giao thiệp với thế giới nên nền văn hóa bản địa phát triển rực rỡ.
Đầu thời Edo, Ieyasu khuyến khích tàu buôn của Nhật sang thông thương với các nước khác trong vùng, trong đó có Việt Nam, nhưng đến thời Iemitsu thì cấm hẳn việc này. Đồng thời, cũng cấm luôn những người ra nước ngoài trước đây trở về và cấm cả đạo Thiên chúa.
Có thể nói Edo là thời đại hoàng kim của võ nghệ. Với nền tảng từ thời Chiến quốc, các phái võ nghệ liên tục xuất hiện. Đương thời có hơn ba trăm phái kiếm khác nhau, chưa kể đến những phái võ khác. Trong xã hội phân chia làm bốn đẳng cấp “sĩ, nông, công, thương”. Tuy nhiên không giống Việt Nam và Trung Hoa, “kẻ sĩ” ở Nhật được hiểu là võ sĩ Samurai. Không đất nước nào lại có được một tầng lớp như thế.
Đương thời có câu nói: “Trăm hoa đẹp nhất anh đào, thân người đẹp nhất là người võ sĩ.” Lúc bấy giờ giới võ nghệ rất được kính trọng và có chỗ đứng cao trong xã hội. Đến thời Edo, đã hoàn thành “bộ luật” dành riêng cho giới võ sĩ.
Theo đó, người Samurai không chỉ giỏi võ nghệ mà còn phải tinh thông mọi học thuật khác, tay phải cầm kiếm tay trái cầm bút. Người võ sĩ phải đặt danh dự và lòng trung thành của mình lên trên hết, hành hiệp trượng nghĩa, xem nhẹ cái chết và lợi ích bản thân. Con trai người võ sĩ phải biết sống khắc khổ, thiếu thốn ngay từ nhỏ để rèn luyện ý chí sắt đá. Danh từ Samurai thường được dùng để chỉ những võ sĩ, có phục vụ ăn lương cho chúa Daimyou hay những võ sĩ cấp cao như Hatamoto.
Trong thời Chiến quốc, mỗi chúa chiếm một vùng sử dụng rất nhiều võ sĩ, nhưng sau khi họ bị Nobunaga và Hideyoshi tiêu diệt và loạn thế đã chấm dứt, thì số võ sĩ “thất nghiệp” dư thừa ngày càng nhiều. Những võ sĩ dư thừa này được gọi là Rounin, võ sĩ giang hồ, thường lang thang khắp các miền trong nước, có kẻ trở thành giặc cướp, có người bỏ kiếm trở thành thợ thuyền, thương nhân... Trong xã hội lúc bấy giờ, những chuyện chém giết vì báo thù, vì danh dự hay thử thách nhau là chuyện xảy ra thường ngày như cơm bữa.
Giữa hàng trăm phái kiếm khác nhau thì có hai phái được họ Tướng quân Tokugawa bảo trợ là phái Ittou Ryu và phái Yagyu Ryu. Phái Yagyu đời đời giữ chức “Kiếm thuật chỉ nam” (Kenjutsu shinan), dạy kiếm cho Tướng quân và các gia thần, tựa như chức giáo đầu ở Trung Hoa. Người của phái Yagyu sau này dần dần biến thành mật thám cho Tướng quân Tokugawa và phái này vẫn còn tồn tại đến ngày nay, trong khi phái lttou Ryu lại có nhiều ảnh hưởng đến Kendou hiện đại.
Ở Nhật, kiếm đạo đồng nghĩa với sự cao quý vì nó là đỉnh cao nhất của mọi học vấn. Dĩ nhiên kiếm chỉ là vật để giết chóc và kiếm thuật phát sinh từ nhu cầu thực tế là để lấy mạng đối phương. Nhưng do có nhiều liên hệ với tinh thần Thiền tông của Phật giáo, những giáo lý của Thần đạo, nên kiếm thuật đã được những danh kiếm như Kamiizumi Isenokami Nobutsuna, Tsukahara Bokuden, nâng cao lên với mục đích phát huy tinh thần và thể xác. Các phái kiếm bắt đầu từ thời Muromachi và vẫn còn tiếp tục đến ngày nay dưới hình thức môn thể thao Kendou. Ngày nay nhiều người vẫn luyện tập kiếm, gìn giữ truyền thống dân tộc.
Có lẽ nhân loại chỉ có mỗi dân tộc Nhật là có lòng nhiệt thành với kiếm nghệ. Thời đó võ nghệ, kiếm thuật là môn học bắt buộc đối với một võ sĩ, bên cạnh những thứ tri thức du nhập từ Trung Hoa như Nho giáo hay Phật giáo. Người ta gọi chung kẻ luyện võ trong xã hội là Bugeisha (võ nghệ giả). Mỗi Samurai phụng sự chủ soái đến một thời kỳ nhất định, đều được phép ra ngoài lang bạt khắp nơi trong nước để trau dồi võ nghệ, mở mang tri thức, và người ta gọi việc này là Bugei Shugyou hay Musha Shugyo, và người Samurai lang thang tu rèn là Shugyo musha (võ sĩ tu hành võ nghệ) hay gọi tắt là Shugyousha.
Cái gì nhiều thì tất sinh tạp. Mà hễ có tạp thì sẽ có loại trừ. Các Shugyousha đi từ vùng này đến vùng khác, nhằm rèn luyện bản thân với sự khắc khổ, cũng là để trau dồi thêm kiếm thuật, võ nghệ và nhân sinh quan, tri thức. Trên đường đi thường xuyên đối mặt với giặc cướp, cũng như những kẻ ám sát, ganh ghét cùng những lời thách đấu. Bản chất của việc “tu hành” là rèn luyện với mục đích tốt, nhưng nhiều người đã lạm dụng và biến cuộc hành trình “tu hành” của mình thành ra đẫm máu, với những cuộc thách đấu suốt dọc đường.
Có người đến các võ đường địa phương thách đấu, thường thì đấu bằng kiếm gỗ và không có đổ máu. Hễ chủ nhân mà thua thì coi như không có thực lực, danh dự của lưu phái bị bôi nhọ và võ đường bị phá (thường thì kẻ thắng cuộc chỉ đập bảng hiệu của võ đường). Đây cũng là cách loại trừ hạng tạp nhạp. Những võ đường trụ lại được là những lưu phái tiếng tăm và có thực lực.
Thời đó người ta thường nói nhiều đến “Binh pháp” (Heihou, hyonhou) và “Binh thuật” (Heijutsu). Nếu như ở Việt Nam và Trung Quốc, người ta chỉ hiểu hai từ này với nghĩa hẹp ở mặt quân sự, thì tại Nhật nó còn được hiểu rộng hơn. Đây không chỉ là tài dụng binh khiển tướng, mà còn là tài võ nghệ trong giao đấu một chọi một hay số đông Vì thế đôi khi các võ sĩ còn được gọi là “binh pháp giả” (Heihou sha), “binh pháp gia” (Heihou ka) hay “binh thuật giả”.
Nếu người Tây phương vẫn coi trọng sức mạnh của đầu óc hơn cơ bắp với câu nói “The pen is mightier than the sword”[4], thì tại Nhật, người ta vẫn coi đỉnh cao nhất là sự hòa hợp giữa thể xác và tinh thần với câu “Văn võ nhất chí” (Bunbu Itchi) hay “Kiếm thiền nhất như” (Ken Zen Ichinyo), tức Kiếm và Thiền hợp nhất làm một trong cảnh giới tối cao, trạng thái gọi là “giác ngộ” (Satori) của con người.
[4] Bút mạnh hơn kiếm.
Dĩ nhiên kiếm và thiền có những mối liên hệ mật thiết với nhau, điều này lý giải tại sao các võ sĩ Nhật Bản ngày xưa lại có nhiều quan hệ với giới Thiền sư, dù có vẻ như đây là hai lớp người trái ngược nhau. Về vấn đề này đã có nhiều sách Thiền của Suzuki Taisetsu và nhiều người khác viết rất rõ ràng nên ở đây không nhắc lại.
Sự “giác ngộ” của người kiếm sĩ còn được thể hiện qua câu nói hết sức “Phật giáo”: “Bản lai vô nhất vật”[5] (Honrai mu ichimotsu). Phá bỏ cái nhị nguyên, quay về với cội nguồn là mục tiêu của Phật giáo, đồng thời cũng là mục tiêu của kiếm đạo, nếu không muốn nói rằng đó cũng là con đường mà kiếm đạo phải đi qua.
[5] Tức là phủ định thế giới nhị nguyên mà chúng ta thấy.
Nửa sau thế kỷ XVIII, Anh quốc bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp rồi tiến ra thế giới để mở rộng thị trường. Các nước Tây phương khác cũng bắt đầu nghĩ đến việc tiến sang châu Á. Đến cuối thế kỷ XVIII, Nga yêu cầu Nhật Bản mở cửa thông thương nhưng chính quyền Mạc phủ không chấp nhận. Rồi tàu sắt của Anh, Mỹ đến Nhật đòi cung cấp nước ngọt, lương thực.
Lúc này người Nhật mới thấy được sự tụt hậu của mình so với thế giới, họ nhìn những con tàu sắt kia bằng ánh mắt sợ hãi, kinh ngạc. Vì thế trong nước nổi lên một số người theo chủ trương “Khai quốc luận”, đòi Mạc phủ mở cửa tiếp thu văn minh Tây phương, nhưng đã bị đàn áp gay gắt. Dấn giữa thế kỷ XIX thì Anh, Mỹ lần lượt yêu cầu Nhật mở cửa.
Năm 1853, đô đốc Perry chỉ huy bốn chiến hạm đến Nhật, chính quyền sợ hỏa lực ngoại bang mà ký điều ước giao hòa Nhật - Mỹ vào năm sau đó. Năm Ansei thứ năm (1858), tổng lãnh sự Mỹ là Harris đến Shimoda đòi thông thương. Mạc phủ đàm phán với Triều đình và các chư hầu nhưng bị phản đối. Rồi Đại lão Ii Naosuke của Mạc phủ không đợi quyết định ở trung ương, mà tự ý mình ký điều ước thông thương giữa hai nước.
Trong điều ước này có những khoản bất bình đẳng, vì thế mà phe Tôn Hoàng (chủ trương khôi phục quyền lực trung ương) và phe bài Tây (chủ trương đánh đuổi phương Tây) chỉ trích gay gắt. Nhưng Đại lão Ii Naosuke đã đàn áp phe đối lập, rồi sau đó bị ám sát ngoài cổng thành Sakurada ở Edo. Đó là bối cảnh của truyện ngắn “Hitokiri Izou”.
Thời cuối nhà Mạc (Bakumatsu) là một trong những thời kỳ động loạn nhất của đất nước này. Các đảng phái chính trị luôn ám sát người của nhau, vì thế tình hình xã hội, chính trị rối loạn hơn bao giờ hết. Các phiên phía nam như Tosa, Satsuma và Choushu là những kẻ quá khích, nhưng cũng là những người đi đầu trong việc đánh đổ chính quyền cũ.
Chế độ Mạc phủ kéo dài đến đời Tướng quân thứ mười lăm, Tokugawa Yoshinobu thì kết thúc, nhường quyền lại cho Thiên hoàng Meiji, mở ra một thời đại mới cho nước Nhật, thời đại của sự thống nhất và những phát triển thần kỳ.
Với những thường thức cơ bản về lịch sử, xã hội Nhật Bản như trên, hi vọng rằng bạn đọc sẽ không cảm thấy xa lạ với những gì diễn ra trong những câu chuyện của quyển sách này.
CHÚ GIẢI
"Kiếm khách liệt truyện" là tuyển tập các đoản thiên thể loại tiểu thuyết thời đại của các tác giả tiêu biểu nhất. Có thể xem đây là tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết võ hiệp. Nhưng khác với tiểu thuyết võ hiệp Trung Hoa, tiểu thuyết thời đại Nhật Bản không đi sâu vào mô tả từng chiêu thức, từng thế kiếm, mà nhiều khi bối cảnh lịch sử, nhân vật lịch sử nọ, chỉ là cái cớ tác giả mượn để nói lên suy nghĩ của mình về một vấn đề nào đó. Có thể nói là mượn lời nói ý, mượn bóng tả hình, chỉ mây nói gió.
Điển hình tiêu biểu nhất là các truyện ngắn của Ikenami Shou Tarou. Như trong “Bí truyền”, tác giả dùng ba hình tượng nhân vật Tokaku, Kokuma và Doro để nói lên nhận xét của mình về nhận thức của con người. Nó thật kỳ lạ, có những thứ mà kẻ thông minh như Tokaku lại chẳng hiểu được, trong khi anh khờ như Doro lại có thể cảm nhận một cách rõ ràng, trong sáng như “nước thấm vào cát”. Phải chăng đây là trường hợp đúng như câu nói “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”?
Vậy để nhận thức được một vấn đề, đôi khi dùng trí óc mà suy xét thì có lẽ chẳng đi đến đâu, mà phải dùng tâm để cảm nhận? Và đôi khi chúng ta phải như tờ giấy trắng, phải như ly nước rỗng để có thể chứa được nước. Ly đã tràn thì chẳng thể nào chứa thêm. Lại như lời dạy của ông Ichiusai, từng đứa là từng đứa, không có đứa nào lẫn lộn với đứa nào, và cực ý của kiếm pháp Ippa Ryu đã tồn tại sẵn trong mỗi người, chỉ việc tự mình khai phá và công phu thêm, mà ông chẳng có thể dạy gì được nữa. Đọc đoạn này tự dưng nhớ lại lời Phật dạy “Thảy chúng sinh đều có Phật tính.”
Xét trên quan điểm hiện đại thì đây cũng là một mẫu mực cho giáo dục. Cực ý của việc dạy là làm cho người học có thể tư duy độc lập mà không phải lệ thuộc vào bất cứ thứ gì.
Còn trong “Cung cuồng”, tác giả mượn hình tượng Komatsu Gempachi để đề cập đến một kiểu người, một cách sống trong xã hội, mà có lẽ tác giả đồng cảm được. Lánh xa mọi danh vọng, tiền bạc, chẳng phải là vì chán ghét công danh, muốn an nhàn cuộc đời thanh cao gì, mà chỉ là vì rất muốn có nó, nên lại sinh ra sợ. Chẳng bao giờ nhắc đến việc xuất thế lập thân cũng chỉ vì nó luôn canh cánh bên lòng.
“Nhu thuật sư đồ ký” nói đúng ra là một truyện sắc tình. Không có ý nghĩa thâm sâu như truyện đầu tiên, nhưng cái đặc sắc là dụng ý miêu tả của tác giả. Đúng là chỉ mây nói gió thật. Tâm của kẻ luyện võ chẳng phải chỉ có đạo mà thôi, mà còn có dục nữa. Xét về điểm này, thì kẻ võ nghệ chẳng khác gì người thường chúng ta.
“Heinai rái cá” lại miêu tả về cuộc đời của khai tổ phái kiếm Mugai Ryu, một nhân vật có thật như hầu hết nhân vật xuất hiện trong sách. Một kỳ tài, một dị nhân nhưng lại sống một đời chẳng màng thế gian.
Người Nhật vẫn đánh giá Ikenami Shou Tarou là đại biểu của quần chúng, trong khi Shibaryou Tarou là người viết cho tầng lớp trí thức. Quả thật vậy, văn Ikenami không đòi hỏi nhiều kiến thức để hiểu, mà chủ yếu dựa vào “cảm” của từng người. Trái lại, để đọc Shibaryou thì người ta cần phải có một số kiến thức nhất định, nhất là về mặt lịch sử. Điểm thú vị của tác giả này là cách nhận định vấn đề hết sức phóng khoáng.
Miyamoto Musashi được tôn xưng là vị kiếm thánh, thần võ nghệ, nhân vật kiệt xuất trong chư nghệ chư năng, học thuật. Nhưng qua “Chân thuyết Miyamoto Musashi”, tác giả lại miêu tả hình tượng nhân vật này từ nhiều góc độ khác nhau, có cả cái nhìn đối lập từ phía họ Yoshioka.
Dù sao cũng không thể phủ nhận rằng Musashi là nhân vật mị lực nhất trong lịch sử Nhật Bản, và cũng là một nhà tư tưởng lớn của thời đại đó. Chỉ qua mẩu chuyện đi trên miếng ván rộng ba tấc là có thể thấy được điều này. Cùng là miếng ván rộng ba tấc, nhưng nếu đặt trên mặt đất thì người ta bước đi dễ dàng, còn khi treo lên cao trăm trượng thì lại sinh lòng sợ hãi mà không dám bước đi. Musashi đã nhìn ra điểm này thì cuộc đời bất bại cũng là điều đương nhiên.
“Kiếm khách kinh đô” lại đặt cái nhìn của tác giả từ phía nhà Yoshioka, có những cảm thông với họ này, và cũng nói lên được cái bế tắc của thời đại: võ nghệ kiếm thuật chẳng dùng để công thành đoạt nước nữa thì duy trì làm gì? Nếu xem nó là phương tiện khai ngộ tinh thần thì cần gì phải thế, cạo đầu xuất gia có phải hay hơn không? May mắn là loài người hiện đại đã giải quyết gần như triệt để mâu thuẫn này. Vốn là người chuộng võ nghệ như mạng sống, nhưng người dịch cũng phải thừa nhận rằng thật may mắn khi không còn cần đến nó.
“Hitokiri Izou” là một truyện ngắn Shibaryou Tarou viết về sát thủ Okada Izou cuối thời Mạc phủ, một trong những thời kỳ động loạn nhất trong lịch sử Nhật Bản.
Lúc này nước Nhật đã thấy được sức mạnh của phương Tây, thấy được hậu quả yếu kém sau mấy trăm năm bế quan tỏa cảng của mình. Các phong trào chính trị đua nhau ra đời rồi tàn lụi. Có những người chủ trương đuổi người Tây phương ra khỏi nước Nhật, có kẻ lại muốn thông qua giao thương với ngoại bang mà phú quốc cường binh, lại có người muốn đánh đổ bộ máy chính trị Mạc phủ, tàn dư của chế độ phong kiến làm cản trở sự phát triển của đất nước.
Nhưng dĩ nhiên phía Mạc phủ sẽ cố níu kéo, dù là trong suy tàn, để giữ lại vị trí của mình. Vì vậy mà tình hình trong nước vô cùng bất ổn, quốc gia bị các hệ tư tưởng chia năm xẻ bảy. Có kẻ hôm nay Cần Vương, ngày mai lại dốc sức vì Mạc phủ. Những vụ ám sát diễn ra như cơm bữa, tình hình trị an rối ren, ngay cả chính quyền trung ương cũng không dám can thiệp vào những vụ ám sát này.
Trong truyện ngắn này, tác giả miêu tả cuộc đời của Okada Izou trong bối cảnh xã hội như vậy, thật bất hạnh. Âu cũng là chính thời thế đã đẩy con người ta vào chỗ bất hạnh như Izou. Xuất thân hèn kém ở một phiên quê mùa phía nam Nhật Bản, Izou chẳng có cơ hội học hành gì. Có lẽ nguyên nhân chính của sự bất hạnh trong cuộc đời Izou, bắt nguồn từ chính sự dốt nát và lòng tự ti về thân phận của mình. Không học ai mà tự công phu kiếm pháp, có thể nói ở mặt nào đó thì Izou là kẻ dị biệt, một dạng thiên tài.
Tâm trạng, thái độ của Izou, nhất là đối với Takechi Hanpeita cũng biến đổi qua từng thời kỳ. Đầu tiên là sự ngưỡng mộ, cảm kích, thần thánh hóa đối tượng. Sau đó là sợ hãi, chán ghét rồi cuối cùng là oán hận. Đối với Takechi, có thể nói rằng Izou chỉ là một công cụ giết người để thực hiện lý tưởng của mình. Hành động giết người của Izou cũng bắt nguồn từ lòng tự ti về thân phận, hắn muốn thoát khỏi nó, muốn được xã hội nhìn nhận, đến ngay cả suy nghĩ cũng không tự làm chủ được, mà phải phó thác cho những người mà hắn xem là vĩ nhân. Khi hiểu ra mình bị bỏ rơi, thì tính con người trong hắn mới thức dậy sau một thời gian dài ngủ quên. Nhưng đã quá muộn.
Không chỉ có Izou, hình tượng Takechi Hanpeita cũng thật đặc sắc. Khi viết về nhân vật này, tác giả đã tập hợp nhiều sử liệu và giai thoại khác nhau. Về tính cách, Takechi là người mẫu mực cho hình ảnh võ sĩ Samurai, trọng nhân nghĩa, lễ nghi, ưa thành thực. Về mặt con người thì Takechi cũng gần như một mẫu người hoàn hảo. Tài năng, học thuật đều vượt trội hơn người, tính tình lại hòa nhã ôn tồn. Nhưng không chỉ có thế, tác giả còn lồng vào suy nghĩ của mình về nhân vật này, hay nói đúng hơn là về con người nói chung. Đó là khí lượng.
Tuy chỉ xuất hiện trong vài dòng, nhưng hình ảnh phu nhân Tomiko của Takechi cũng không vì thế mà lu mờ. Sự thật, từ khi Takechi bị giam cho đến lúc bị buộc hành hình là một năm chín tháng, không một ngày nào Tomiko quên mang ba bữa cơm vào thăm chồng, an ủi. Chiếc áo Takechi mặc hôm mổ bụng cũng là món quà từ biệt do chính Tomiko thay. Phu nhân Tomiko mất năm Taishou thứ sáu (1917), được an táng bên cạnh mộ của Takechi ở Tosa. Đây cũng là nhân vật duy nhất ở Nhật được dựng tượng đồng.
Ngoài ra còn một nhân vật khác là Sakamoto Ryouma. Nói không ngoa rằng đây là một trong những nhân vật thú vị nhất trong lịch sử Nhật Bản. Nhìn xa, trông rộng, hết lòng vì dân vì nước, khí lượng hào sảng là những gì có thể nói về Ryouma. Không có Ryouma thì công cuộc Duy Tân của Thiên hoàng Meiji chưa hẳn đã thành công. Tuy nhiên chỉ trong giới hạn một truyện ngắn, thì khó có thể thấy hết mị lực của nhân vật này.
Nếu như bảy truyện đầu được dịch từ nguyên bản tiếng Nhật trong thời gian gần đây, thì truyện cuối cùng được dịch từ bản tiếng Anh, rất lâu rồi, người dịch cũng không nhớ rõ là khi nào. “Bóng trăng” viết về một bí kĩ của phái kiếm Yagyu Ryu. Có thể nói đây là phái kiếm duy nhất ở Nhật Bản, giữ được vị trí độc tôn của nó qua hàng thế hệ. Phái này vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Phái Yagyu nắm một phần ba nền võ nghệ Nhật Bản. Phần sau của truyện viết về Yagyu Jubei, một nhân vật đầy mị lực không kém Miyamoto Musashi qua các trận quyết đấu sinh tử.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.