Kiêu Phong

Quyển 5 - Chương 112: ‘Lời chân thực’

Hải Phong Nhi

31/01/2017

Kỷ vương nghe xong gật đầu, nhưng lại lắc đầu nói:

- Thiên Phong ngươi thật quá khiêm tốn rồi, năm đó một trăm ngàn Chu quân cũng không thể công phá được Hà Tây, mà các tướng lĩnh lĩnh quân đều được xưng tụng là chiến tướng thiện chiến.

- Điện hạ, thần công phá Hà Tây, chính là tập kích bất ngờ, là một chiến lược ‘xuất kỳ bất ý’(hành động khi người ta không đề phòng), năm đó một trăm ngàn đại quân cũng là phụng chỉ chinh phạt, đó rõ ràng là chiến trận nên chỉ có thể trực tiếp đối mặt với quân địch, tuy nhiên, thần cho rằng, năm đó bại trận quả thật là do sự sơ sót của tướng soái, cho dù là phụng chỉ chinh phạt cũng không nên vội vàng lập công, năm đó nên chiếm cứ Hội châu trước, sau đó lại giằng co một thời gian với Hạ quốc.

Lục Thất hồi đáp.

Kỳ vương nghe xong gật đầu, đột nhiên chợt hỏi:

- Thiên Phong, ta thật hiếu kỳ, không biết thân nhân ở Giang Nam của ngươi là ẩn núp ở nơi nào.

- Điện hạ, muốn ẩn núp thật rất dễ dàng, chỉ cần giả mạo là di dân, là có thể sống yên ổn ở một mảnh đất mới rồi, sau khi thần đóng quân ở Hấp châu, liền bí mật an bài một đại hộ cho một gia đình bình thường, ở bất kỳ nơi nào cũng không quá lộ liễu.

Lục Thất hồi đáp.

Kỷ vương gật đầu nói:

- Nếu ngươi đã đến Đại Chu, hẳn là không vừa mắt Tấn quốc rồi.

Lục Thất gật đầu, nhưng lại nói:

- Điện hạ, thần xin nói thật, đến Đại Chu rồi, thần cũng không coi trọng Đại Chu.

- Ngươi cho rằng Tấn quốc mạnh hơn Đại Chu?

Kỷ vương khiêu mi nói.

- Thần không có ý cho rằng Tấn quốc mạnh hơn Đại Chu, chỉ là thần cảm thấy, Đại Chu và Tấn quốc đều giống nhau, đều tồn tại nội loạn, Đại Chu có công thần quân hùng như rừng, mà Tấn quốc cũng có quá nhiều quân hùng, quân đội Tấn quốc là do rất nhiều tướng sĩ quy hàng có xuất thân bất đồng hợp thành, một khi xuất hiện tình cảnh quân hùng tạo phản, tiếp theo sẽ dẫn phát chiến loạn khiến cho đất nước sụp đổ, mà tình hình của Đại Chu cũng giống như vậy, một khi có công thần tay cầm trọng binh tạo phản, nền thống trị của Đại Chu sẽ mất cân bằng.

Lục Thất hồi đáp.

- Ngươi nói công thần của Đại Chu, chính là chỉ người kia?

Kỷ vương hỏi.

- Vấn đề Điện hạ đưa ra, thần không thể trả lời, Điện hạ có thể đến hỏi Hoàng đế bệ hạ.

Lục Thất bình thản trả lời.

- Đến hỏi Phụ hoàng, Phụ hoàng có thể không trả lời ta, mà còn trách cứ ta.

Kỷ vương đáp lại.

- Thần thật không thể trả lời, tuy nhiên, Điện hạ cũng nên biết, Bệ hạ điều năm nghìn quân Thạch Châu đến Khai Phong phủ, thần đoán rằng, năm nghìn quân này hẳn là trở thành Cấm quân của Khai Phong phủ, Bệ hạ điều lính mới vào đóng ở Khai Phong phủ, có thể là để phòng ngừa bất trắc.



Lục Thất hồi đáp.

Kỷ vương nghe xong như có điều suy nghĩ, một lát liền nói:

- Thiên Phong, nếu có công thần âm mưu tạo phản, ngươi sẽ xuất binh cần vương sao?

- Điện hạ đừng nên có suy nghĩ này, chuyện cần vương từ xưa, phần nhiều càng dễ tạo nên hậu quả bức ép thiên tử, Đại Chu nếu muốn tiêu trừ nội loạn, chỉ có thể là nội loạn tự tiêu trừ.

Lục Thất hồi đáp.

Kỷ Vương nghe xong im lặng, một lát sau, Lục Thất lại nói:

- Điện hạ, thần cầm giữ binh Hà Tây, trên thực tế có tác dụng kiềm chế trọng thần trong triều, mà xuất binh cần vương, lại khiến thần rơi vào hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan, cần vương thất bại tất vong, mà thành công cũng sẽ phải đối mặt với nhiều hậu hoạn.

- Hậu hoạn gì?

Kỳ vương hỏi.

- Một là hậu hoạn từ những thuộc hạ binh sĩ, chiến công của việc cần vương vô cùng hiển hách, thân là thống soái cần vương, nếu không thể lấy được những hồi báo công huân đích đáng cho công lao của thuộc hạ, tất sẽ dẫn đến hậu quả bị chiến hữu thuộc hạ cô lập. Hai là, nếu vì thuộc hạ tranh công, sẽ gây ra mâu thuẫn với triều đình, dẫn đến nghi kỵ, cãi cọ vì tranh công. Ba là từ xưa đến nay, Hoàng đế không dễ dàng buông tha cho tướng soái cần vương, Hoàng đế lo lắng tướng soái cần vương thế lớn mưu nghịch, trong khi đó, tướng soái cần vương lại sợ sau khi giao ra binh quyền, Hoàng đế vẫn không chịu buông tha cho bọn họ, hơn nữa, Điện hạ cũng nên biết, thân là thống soái, sẽ luôn vì tướng sĩ của mình mà gánh trách nhiệm giải quyết những hậu quả cho bọn họ, cũng bởi vì bọn họ đã cùng nhau huyết chiến sa trường, khiến cho càng thêm kiên trì giữ vững trách nhiệm đó.

Lục Thất hồi đáp.

Kỳ vương nghe xong trầm tư suy nghĩ, một lát liền nhẹ giọng nói:

- Ngươi là sợ Hoàng đế không buông tha cho ngươi.

- Thần thân cận với Điện hạ, nhưng thần không dám chắc ngày sau sẽ tín nhiệm Điện hạ, thần nếu xuất binh cần vương, hậu quả không thể lường, bởi gánh trách nhiệm trên vai, nên đây không còn là việc của một người.

Lục Thất thành khẩn nói.

Kỳ vương gật đầu nói:

- Lời của ngươi, ta nghe tuy không thấy thoải mái, nhưng ta biết ngươi là thật lòng.

- Thần và Điện hạ hợp ý với nhau, nên thần mới dám nói thật.

Lục Thất ôn hòa đáp lại.

Kỳ vương gật đầu, lại nói thêm:

- Thiên Phong, ta thật hy vọng, có thể làm bằng hữu lâu dài với ngươi.

- Thần cũng hy vọng như vậy, tuy nhiên, thần xin khuyên Điện hạ một câu, ngày sau, nếu huynh trưởng của Điện hạ lên ngôi, Điện hạ đừng nên làm bằng hữu với thần.



Lục Thất hồi đáp.

Kỷ vương ngẩn người, nói:

- Thiên Phong, Tứ ca của ta là một người nhân hậu.

- Trước kia Lý quốc chủ cũng là một văn nhân nhân hậu, nhưng vì sao nhiều lần giết hại võ thần, nguyên nhân rất đơn giản, Lý quốc chủ là sợ võ thần tạo phản. Ngày sau nếu thần vẫn thân cận cùng Điện hạ, nếu Thái tử điện hạ biết được sẽ sinh lòng nghi kỵ, sự nghi kỵ sẽ làm Thái tử mất đi cái nhân hậu ngày trước.

Lục Thất thẳng thắn nêu ví dụ phản bác.

Kỷ vương nghe xong giật mình, hồi lâu mới nói:

- Sống trong gia đình đế vương, thật sự không thể huynh đệ hòa thuận được sao?

- Điện hạ không cần sầu lo, thần cũng chỉ là nói trước như vậy, rất nhiều chuyện đều không nhất định thật sự trở thành hậu hoạn.

Lục Thất nhẹ lời khuyên bảo.

Kỷ vương gật đầu, chợt ưỡn ngực đứng thẳng nhìn về phương xa, mỉm cười nói:

- Ta có thể du ngoạn phong cảnh nơi Tây Bộ, chuyến đi này cũng không phải vô bổ, Thiên Phong, chúng ta đi.

Kỷ vương nói xong, giật cương ngựa phóng đi, Lục Thất cũng cưỡi ngựa theo sau, kỵ binh cũng hành quân theo sát, vó ngựa như sấm, tạo nên khí thế hùng hồn.

Hà châu, từ xưa chính là khởi nguồn của nền văn minh, nhưng là một nơi xảy ra nhiều chiến tranh, thời Hán Đường, từng có những tháng ngày an bình, cũng từng là vùng đất phải đi qua để đến phía nam con đường tơ lụa.

Nha phủ Hà châu nằm tại huyện Lâm Hạ, huyện thành được xây dựng gần sông Đại Hạ, sông Đại Hạ là một trong những nhánh sông của sông Hoàng Hà, sự tồn tại của sông Đại Hạ, khiến cho việc chăn nuôi trồng trọt của Hà châu được thuận lợi, sông Hoàng Hà từng rơi vào tay giặc Thổ Phiên trăm năm, trở thành kho lúa quan trọng nhất của Thổ Phiên.

Hà châu sau khi bị Hạ quốc thống trị và trải qua chiến loạn, vốn có hai mươi vạn nhân khẩu, giảm mạnh chỉ còn chưa tới ba vạn nhân khẩu, cũng trở thành một nơi hoang vắng tiêu điều, khi Lục Thất đến thị trấn Lâm Hạ, thấy cảnh tượng thủ vệ nghiêm ngặt, dân cư ra vào cửa thành thưa thớt.

Khi hai ngàn kỵ binh tiến đến, khiến cho binh lính coi giữ cửa thành vô cùng khẩn trương, sau khi tra hỏi rõ ràng, binh lính giữ thành lập tức cấp báo, năm nghìn quân coi giữ tại thành Lâm Hạ đều là Cấm quân được điều đến từ Hội châu, nên rất nhiều binh lính biết Kỷ vương và Lục Thiên Phong, vì vậy, trên mặt lộ rõ niềm vui cùng kinh ngạc, cung kính mời Kỷ vương và Lục Thiên Phong vào thành.

Thành Lâm Hạ quy mô không nhỏ, tường thành cao tới mười lăm thước, chỉ có điều thành lầu trên cửa thành vô cùng đơn sơ, khiến cho chỗ này trở thành thành trì dễ thủ khó công, thiếu đi khí thế và mĩ quan, Thành Lâm Hạ này là do Thổ Phiên xây dựng, mà thành Thanh Đường của Hoàng châu cũng là Đường triều xây dựng.

Trong thành Lâm Hạ cũng được xây dựng đơn sơ, hơn nữa là qua loa không có quy tắc, cao thấp không đồng đều, tạo nên vẻ hỗn độn, trên thực tế, bất kể là Thổ Phiên hay Đảng Hạng, sau khi chiếm cứ vùng Hà Hoàng, đều lấy thành Thanh Đường làm trung tâm thống trị, nhân khẩu của Hoàng châu cũng nhiều hơn so với Hà châu.

Kỷ vương và Lục tướng quân đột nhiên đến thăm, nhanh chóng kinh động đến tất cả quan viên ra nghênh đón, có Đô ngu hầu, Lục sự và Tham quân, Chỉ huy sứ các doanh của năm nghìn quân, còn có Thứ sử, Ttrưởng sử, Đô úy mới nhậm chức của Hà châu, cùng với mười mấy vị tào quan và tư lại.

Các tướng quân cũng coi như là thuộc hạ cũ của Kỷ vương và Lục Thiên Phong, từng cùng nhau hăng hái chiến đấu ở sông Thanh Thủy, hơn nữa Kỷ vương và Lục tướng quân rất quan tâm tới các tướng sĩ, nên họ nhận được không ít ưu đãi, vì vậy, vừa thấy lão thủ trưởng, tất cả đều vui mừng phấn khởi, đương nhiên vui mừng rồi, từ ngày đến Hà Hoàng, chịu nhiều khổ cực hơn so với những ngày tháng trước đây.

Ở Hà Hoàng nguy hiểm không nói, hơn nữa thiếu thốn nhiều thứ, có tiền cũng không có chỗ tiêu, nhân khẩu bình dân trong thành Lâm Hạ chỉ có hơn ba nghìn, còn ít hơn so với binh lính đóng giữ ở đây, cư dân thành Lâm Hạ bị xói mòn, một nửa là dời đến nơi khác, một nửa là bị ép buộc đến Hoàng châu, từ sông Đại Thông Hoàng Châu, lại bị Lục Thất cướp đến Hà Tây, Lục Thất đương nhiên không cho phép dân ở Hà Tây đổ trở về Hà Hoàng.

Các vị tướng quân đến đầu tiên, cung kính chào Kỷ vương và Lục Thiên Phong theo nghi thức quân đội, Đô Ngu Hầu bái kiến Kỷ vương, bái kiến Đại tướng quân, bái kiến như vậy là trái với quy củ, vì Kỷ vương và Lục Thiên Phong không cùng một cấp bậc, hơn nữa Kỷ vương thân là thân vương, có thân phận ‘Quân’.

Kỷ vương nghe xong chỉ mỉm cười gật đầu, nói miễn lễ, Lục Thất cũng là vè mặt bình thản, tuy nhiên ánh mắt của hắn, cũng là ôn hòa nhìn vị Đô ngu hầu Chử Quảng Bình kia, ba mươi bảy tuổi, phụ thân là Chỉ huy sứ của Cấm quân, trong chiến trận tại phương bắc đã bỏ mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
truyện ngôn tình

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Kiêu Phong

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook