Chương 66: Ba Điều Kiện Oái Oăm
Lan Lăng Tiếu Tiếu Sinh
21/11/2022
Tây Môn Khánh đi ngủ rồi, Đại An lấy một ít rượu thịt,đem ra cửa tiệm để cùng Phó quản lý và Kính Tế ăn uống. Nhưng Phó quản lý vì uống quá nhiều, không uống được nữa, ra tới tiệm là lăn ngay xuống giường mà bảo:
- Ta say quá rồi, cậu Kính Tế thì chắc không ra đây đâu, người mang về cùng Bình An ăn uống đi.
Đại An lại đem rượu thịt ra căn phòng ngoài cổng cùng Bình An chén thù chén tạc. Sau đó Bình An lăn ra ngủ, Đại An cũng tìm chỗ ngủ.
Lát sau Phó quản lý tới tìm Đại An trò chuyện, Phó quản lý hỏi:
- Mọi việc lo cho Lục nương đã đầy đủ hết rồi phải không?
Đại An đáp:
- Lục nương quả là người có phúc, chỉ phải cái không được thọ mà thôi. Ma chay cho Lục nương tốn kém lắm, không thể tính hết, nhưng gia gia đâu có phải dùng tới tiền của mình. Nói thật cho thúc thúc biết, khi về với gia gia, Lục nương đem về theo không biết bao nhiêu là tiền của. Người ngoài không biết, chứ tôi biết hết. Đừng nói gì tiền bạc, cứ nói những vàng bạc châu báu, nữ trang, kim cương cũng không sao kể hết. Cho nên gia gia tôi thương Lục nương là thương tiền chứ không phải là thương người. Nhưng Lục nương tôi là người rất tốt, tính tình thì khiêm nhượng, ăn nói thì hiền hòa, gặp ai cũng tươi cười, chẳng một ai mất lòng, đến ngay chúng tôi đây mà Lục nương cũng chưa từng một lời rầy mắng. Những lúc sai chúng tôi mua món gì, bao giờ cũng đưa dư tiền, chúng tôi đưa lại thì lục nương chỉ cười bảo: “Các ngươi mua giùm ta là được rồi, còn trả tiền thừa lại làm gì nữa”. Mọi người trong nhà, không ai là không nhờ vả tiền bạc của Lục nương. Đại nương và Tam nương về chuyện tiền bạc thì còn tạm, chứ Nhị nương và Ngũ nương thì keo kiệt bủn xỉn lắm mỗi lần sai chúng tôi mua bán cái gì là hạch hỏi từng xu, cứ làm như chúng tôi ăn cắp ấy.
Phó quản lý lại hỏi:
- Như vậy là Đại nương cũng tương đối dễ chịu phải không?
Đại An đáp:
- Đại nương cũng tốt, nhưng hay mắng mỏ lắm, chuyện gì cũng có thể mắng được. Không như Lục nương, chẳng bao giờ làm mất lòng ai. Đã thế, trước mặt gia gia, bao giờ Lục nương cũng bênh vực che chở chúng tôi. Thật chẳng bù cho Ngũ nương, mở miệng là dọa mách gia gia, lại thường xúi gia gia đánh mắng chúng tôi nữa. Lại cái con Xuân Mai cũng hùa theo Ngũ nương mà tác yêu tác quái nữa chứ.
Phó quản lý bảo:
- Ngũ nương về với gia gia cũng lâu rồi còn gì.
Đại An nói:
- Lâu thì chỉ thêm thành yêu thành tinh mà thôi. Chắc thúc thúc cũng biết đó, đến ngay cả mẹ ruột mà Ngũ nương cũng chẳng coi ra gì nữa là, khiến cho bà cụ phải khóc mà về. Bây giờ Lục nương mất đi rồi, Ngũ nương tha hồ làm lộng, nay mai người nào lo quét dọn trong hoa viên tất sẽ khổ vì Ngũ nương cho mà xem.
Nói chuyện vài câu nữa thì Phó quản lý nằm xuống mà ngủ. Đại An uống rượu hơi nhiều, cũng nằm xuống ngủ vùi, không biết trời đất gì cả.
Tây Môn Khánh từ ngày Bình Nhi chết, đêm nào cũng ngủ tại cái giường nhỏ kê gần linh cữu. Sáng ra, Ngọc Tiêu tới dọn dẹp giường chiếu. Tây Môn Khánh mới vào phòng Nguyệt nương rửa mặt chải đầu. Nhưng đêm vừa rồi Tây Môn Khánh lại ngủ trong phòng Nguyệt nương. Thư Đồng không phải hầu chủ, bèn hẹn hò với Ngọc Tiêu tại thư phòng hoa viên. Hai đứa đang hú hí thì không ngờ Kim Liên dậy sớm, lên đại sảnh thì thấy đèn nhang trên bàn thờ đã tắt, bàn ghế ngổn ngang không ai dọn dẹp, bên trong chỉ có lọ bông đang quét tước.
Kim Liên hỏi:
- Chúng nó đi đâu hết cả rồi mà chỉ có mình mày ở đây hở thằng chết tiệt kia?
Họa Đồng dẹp:
- Chắc là chúng nó còn ngủ.
Kim Liên bảo:
- Mày đi tìm cậu Kính Tế, bảo lấy thêm một xấp lụa trắng cho tao, tao còn thiếu một cái quần đây này.
Hoạ Đồng nói:
- Vâng, để tôi đi hỏi.
Nói xong bước ra, lát sau trở lại thưa rằng:
- Cậu Kính Tế bảo là cậu không biết vì Thư đồng và Thôi Bản mới là người lo về quần áo tang. Bây giờ nương nương hỏi Thư Đồng là có ngay.
Kim Liên bảo:
- Vậy thì thằng khốn đó đâu, mày đi tìm về đây cho tao
Họa Đồng ngó vào thư phòng bên cạnh đại sảnh rồi nói :
- Vừa mới ở đây mà, hay là tới thư phòng trong hoa viên để rửa mặt chải đầu rồi.
Kim Liên bảo:
- Nếu vậy thì mày cứ quét dọn đi, để tao tới đó hỏi thằng khốn được rồi.
Tới thư phòng trong hoa viên, Kim Liên nghe bên trong có tiếng thầm thì khúc khích, bèn đẩy cửa bước vào, thấy Thư Đồng và Ngọc Liêu đang lơi lả nói cười liền mắng:
- À à, hai đứa khốn nạn này giỏi thật, chúng mày làm gì ở đây?
Thư Đồng và Ngọc Tiêu giật nẩy mình, nhìn ra thấy Kim Liên, vội buông nhau ra rồi quỳ xuống cả mà van xin, Kim Iiên bảo:
- Thằng khốn có mau lấy một xấp lụa trắng cho tao may quần không.
Thư Đồng vội chạy đi lấy lụa đem tới cho Kim Liên. Kim Liên cầm lụa về phòng. Ngọc Tiêu theo Kim Liên. Vào tới phòng Kim Liên, Ngọc Tiêu quỳ xuống mà nói:
- Xin Ngũ nương thương tôi mà đừng mách lại với gia gia.
Kim Liên bảo:
- Con dâʍ phụ gớm thật, mày muốn tao tha cho thì phải nói thật là từ trước tới nay mày gặp gỡ nó mấy lần rồi? Mày nói dối thì mày chết.
Ngọc Tiêu bèn nhất nhất thuật lại vụ dan díu với Thư Đồng từ trước tới nay, lại nói thêm là nhân vụ đám tang Bình Nhi, nhà cửa rối loạn, hai đứa thường hẹn hò nhau trong hoa viên.
Kim Liên nghe xong bảo:
- Mày muốn tao tha cho thì phải theo ba điều sau đây.
Ngọc Tiêu đáp:
- Nếu nương nương tha cho thì nói gì tôi cũng xin nghe.
Kim Liên bảo:
- Vậy thì điều thứ nhất, từ nay trong phòng Đại nương có chuyện gì, ngươi phải nhất nhất thuật lại cho ta nghe, không được giấu giếm, nếu ngươi giấu mà ta biết được thì lập tức ta mách gia gia chuyện của hai đứa ngươi ngay. Điều thứ nhì là từ nay ta sai việc gì, ngươi phải giúp ta tử tế. Điều thứ ba là Đại nương tại sao tự nhiên lại có thai, người phải nói thật cho ta biết
Ngọc Tiêu nói:
- Hai điều trên, tôi xin nghe theo nương nương. Còn điều thứ ba thì sở dĩ Đại nương tôi có thai là nhờ bùa phép và thuốc của Tiết sư bà.
Kim Liên gật đầu, hài lòng lắm.
Trong khi đó, Thư Đồng quá sợ hãi, nghĩ là thế nào Kim Liên cũng mách với Tây Môn Khánh, và mình sẽ không thoát khỏi đòn vọt, bèn ba chân bốn cẳng chạy về thư phòng, vơ vội ít đồ đạc quần áo, ít tiền bạc, rồi ghé qua tiệm thuốc, sau đó trốn luôn.
Hôm đó, hai thái giám Lưu, Tiết sai người đem lễ vật rất hậu tới trước rồi ngồi kiệu tới điếu tang sang. Tây Môn Khánh cần ít khăn, cho gọi Thư Đồng, nhưng gọi mãi không thấy. Lát sau phó quản lý tới, nghe nói Tây Môn Khánh đang cho gọi Thư Đồng mà gia nhân không biết tìm ở đâu, bèn bước tới thưa:
- Hồi sáng Thư Đồng có ra tiệm, bảo tôi xuất ra hàng chục lạng bạc để mua thêm khăn tay, nói là gia gia bảo. Tôi đưa bạc rồi, có lẽ giờ này nó đã ra ngoại thành để mua bán.
Tây Môn Khánh ngạc nhiên:
- Ta có sai nó mua khăn đâu mà nó dám bảo ngươi đưa tiền.
Đoạn sai gia nhân cưỡi ngựa ra ngoại thành, tới tiệm bán khăn tìm Thư Đồng. Nhưng gia nhân về thưa là không thấy, Nguyệt nương bảo chồng:
- Tôi nghi là thằng khốn đó làm điều gì lầm lỗi rồi sợ quá, lấy tiền rồi trốn đi rồi. Bây giờ phải xem trong thư phòng có mất mát thứ gì nữa không.
Tây Môn Khánh chạy vào thư phòng cạnh đại sảnh thì thấy chìa khóa tủ treo trên tường, đồ đạc trong tủ và một ít tiền dành lo việc giao tế đã không còn. Tây Môn Khánh giận lắm, gọi đám quân hầu lên bảo:
- Các ngươi chia nhau đi khắp hang cùng ngõ hẻm tìm nó cho ta.
Trưa hôm đó Tiết thái giám đến điếu tang, tới trước linh cữu dâng hương, sau đó được Tây Môn Khánh mời dùng rượu, có Ngô Đại cữu, Bá Tước và Ôn Tú tài ngồi bên thù tiếp. Tiết thái giám hỏi:
- Tội nghiệp thật, chẳng hay lệnh phu nhân mất vì bệnh gì vậy?
Tây Môn Khánh đáp:
- Đa tạ lão công phí tâm, trắc thất tôi mất vì bệnh băng huyết.
Tiết thái giám nhìn bức họa chân dung Bình Nhi rồi nói:
- Lệnh phu nhân dung mạo thật ôn nhu đẹp đẽ, đáng lẽ phải được hưởng phúc, vậy mà giữa tuổi thanh xuân đã sớm quy tiên.
Ôn Tú tài ngồi bên nói:
- Kể thì cũng đáng than tiếc thật, nhưng ở đời cùng thông thọ yểu đều do số trời định sẵn, đến bậc thánh nhân cũng không cưỡng được.
Tiết Thái giám bảo:
- Tôi muốn được coi qua cỗ áo của lệnh phu nhân được chăng?
Tây Môn Khánh sai vén tấm vải phủ quan tài lên Tiết Thái giám bước tới coi rồi khen tặng hết lời, đoạn hỏi:
- Thứ gỗ này quả thật là quý,chẳng hay giá tiền là bao nhiêu vậy?
Tây Môn Khánh đáp:
- Thưa thứ này là do thân gia của chúng tôi hỏi mua giùm, giá tiền cũng chẳng đáng bao nhiêu.
Bá Tước ngồi bên nói:
- Lão công là người lịch duyệt. Xin thử đoán xem thứ danh mộc đó tên gì.
Tiết Thái giám lại bước tới coi lại một hồi rồi nói:
- Thứ danh mộc này không phải là Kiến Xương thì cũng là Trấn Viễn.
Bá Tước cười:
- Nếu quả là Trấn Viễn thì làm sao mà mua được .
Tiết Thái giám nói:
- Hay là thứ Dương tuyên du.
Bá trước nói:
- Dương tuyên du thì mình mỏng, thân ngắn, thứ này còn hơn Dương tuyên du nhiều. Thứ danh mộc này tên gọi là Đào hoa động, chỉ có tại Vũ đăng Châu thuộc Hồ Quảng. Thứ này dài hơn bảy thước, dày bốn tấc, rộng hai thước rưỡi, giá ba trăm bảy chục lạng đó. Công công không thấy hay sao, mình gỗ có màu đẹp, lại có vân như mây, mà còn tỏa mùi thơm nữa.
Tiết Thái giám nghe xong bảo:
- Vậy thì phu nhân đây quả là có phúc, chúng tôi tuy là chức nội quan mà nay mai chết đi, chẳng biết có được cỗ áo tốt hay không
Ngô lại cữu nói:
- Lão công cứ dậy vậy chứ lão công là người tai mắt trong triều, lại hưởng tước lộc dồi dào, chúng tôi đây là chức ngoại quan, làm sao so được. Lão công kề cận long nhan, nay mai được gia phong Vương tước, muốn gì lại không có.Tiết thái giám suиɠ sướиɠ hỏi:
- Tiên sinh đây thật là người lịch thiệp, dám hỏi quý tính là gì?
Tây Môn Khánh đỡ lời:
- Thưa đây là Ngô Đại nhân, anh của tiện nội, hiện giữ chức Thiên hộ tại phủ nhà.
Tiết Thái giám ngạc nhiên:
- Thì ra Ngô Đại nhân đây là anh của lệnh phu nhân thất lộc đây hay sao?
Tây Môn Khánh vội nói:
- Thưa không phải, Ngô Đại nhân đây là anh của tiện nội còn người bất hạnh đây chỉ là trắc thất.
Tiết Thái giám gật đầu tiếp tục uống trà. Tiết Thái giám hỏi:
- Sao giờ này chưa thấy Lưu lão công tới.
Đám quân hầu quỳ thưa:
- Kiệu của Lưu lão công cũng sắp tới.
Tiết Thái giám lại hỏi:
- Hai tên ca công ta gửi tới đã đến đây chưa?
Tây Môn Khánh vội đáp:
- Thưa đã tới từ sớm rồi.
Đoạn quay lại bảo Đại An gọi hai ca công tới. Lát sau hai ca công tới lạy chào. Tiết Thái giám hỏi:
- Hai ngươi ăn uống gì chưa?
Hai ca công đáp:
- Dạ chúng tôi đã ăn rồi.
Tiết Thái giám bảo:
- Vậy thì hai ngươi nên hết tâm hầu hạ, ta sẽ trọng thưởng.
Tây Môn Khánh nói:
- Thưa lão công, chúng tôi ở đây đã có một đoàn hát, xin để bảo chúng nó tới hát hầu lão công.
Tiết Thái giám hỏi:
- Đoàn hát đó từ đâu tới vậy?
Tây Môn Khánh đáp:
- Đoàn này từ vùng duyên hải tới.
Tiết Thái giám bảo:
- Nếu vậy thì họ hát giọng man mọi khó nghe, làm sao mà hiểu được là họ hát cái gì. Tôi đây thuở nhỏ ở chốn hàn song, ba năm học hành tân khổ, chín năm ngao du, lưng đeo đàn gươm sách vở tới kinh ứng thi mới có chức quan, nghe các đoàn hát ở kinh nhiều rồi, nay nghe đoàn hát ở những nơi khác chắc không thích.
Ôn Tú tài nói:
- Lão công dậy như vậy là không thấu suốt nhân tình. Ở nước Tề thì nghe giọng hát nước Tề, ở nước Sở thì nghe giọng hát nước Sở. Lão công ở chỗ tôn nghiêm, âm nhạc chắc rành, nay nghe hát lại không thể có một chút thích thú nào hay sao.
Tiết Thái giám cười ha hả:
- Tôi quên, tôi quên, Ôn Tiên sinh là người ở đây, các vị đây đều là ngoại nhân, nên tiên sinh mới bênh vực các ngoại quan, phủ bênh phủ, huyện bênh huyện cũng là chuyện thường tình.
Ôn Tú tài nói:
- Dù là bậc sĩ đại phu trong triều thì nhiều khi cũng chỉ khởi đầu bằng danh vị tú tài. Lão công dạy như vậy e tổn thương tới liệt vị đây.
Tiết Thái giám nói:
- Thôi thôi, trong một địa phương thì cũng có người hiền kẻ ngu, chẳng nên bàn luận thêm nữa làm gì.
Đang nói chuyện thì gia nhân vào thưa:
- Lưu lão công tới, đang hạ kiệu ngoài cổng.
Đám Ngô Đại cữu vội bước ra nghênh tiếp. Lưu Thái giám vào trước linh cữu vái mấy vái rồi quay ra thi lễ cùng mọi người. Tiết Thái giám hỏi:
- Sao lưu công giờ này mới tới?
Lưu Thái giám dẹp:
- Có họ Từ ở bên phía bắc tới nên phải tiếp một hồi, khách về rồi mới đi được, do đó có hơi trễ.
Nói xong ngồi xuống. Gia nhân đem trà ra. Lưu Thái giám hỏi:
- Quân hầu đâu? Đồ tế lễ đã soạn ra chưa?
Đám quân hầu thưa:
- Đã soạn tươm tất cả rồi.
Quân hầu thưa xong bày lễ vật trước hương án rồi đốt hương. Lưu Thái giám rủ Tiết Thái giám cùng tới dâng hương.
Tây Môn Khánh đứng bên linh cữu lạy tạ rồi mời hai vị Thái giám trở lại chỗ ngồi.
Lát sau tiệc dọn ra, Ngô Đại cữu và Bá Tước róc rượu mời hai vị Thái giám. Rượu được vài tuần, đoàn hát đưa danh sách các tuồng tích lên, hai vị Thái giám chọn một tuồng cho hát.
Tuồng hát được nửa chừng, hai Thái giám có vẻ không thích,bèn gọi các ca công lên đàn hát. Hai người cũng chẳng nghe hát, cứ ồn ào trò chuyện. Tiết Thái giám bảo:
- Lưu ca à, chẳng hiểu hôm nọ làm sao mà mưa như trút nước, rồi sấm chớp đùng đùng, gió thổi như bão, làm bay cả ngói của điện Ngưng Thần, làm cho đám cung nhân bị một phen hoảng vía. Triều đình sợ lắm, vội cho lệnh tu sửa, bá quan cũng lo âu lắm. Rồi tiếp đó là sứ thần nước Kim sang đòi cắt đất ba trấn, tên giặc già Thái Kinh lại bằng lòng cắt đất, nhưng các võ tướng không chịu. Hôm nọ nhân tiết lập dông, thánh thượng ra tế tại thái miếu. Vị Thái thường Bác sĩ họ Phương được cử tới lo dọn dẹp trước, thấy gạch trong thái miếu dường như chảy máu, mà khu đất thái miếu như là bị sụt xuống một góc, bèn dâng biểu tường trình, lại nói là điềm bất tường, chẳng nên phong Vương cho các hoạn quan, thế có lạ không chứ.
Lưu Thái giám nói:
- Chúng mình tuy là nội quan, nhưng lại đang làm việc ở ngoài, nên chuyện trong triều không phải là chuyện của chúng mình, cho nên cứ việc uống rượu nghe hát là hơn.
Nói xong gọi ca công tới bảo đàn hát. Tiết Thái giám không nói gì, chỉ ngồi uống rượu nghe hát.
Mãi tới chiều hai vị Thái giám mới đứng dậy cáo từ. Tây Môn Khánh lưu giữ không được, đành phải tiễn về. Hai Thái giám lên kiệu, quân hầu dẹp đường ầm ý mà về.
Tây Môn Khánh tiễn khách xong trở lại bàn tiệc sai đốt đèn nến, đem thêm đồ ăn, và cho gọi các quản lý Phó, Hàn, Cam, Bôn Tứ. Thôi Bản và Kính Tế tới dự tiệc, lại bảo đoàn hát tiếp tục diễn, rồi bảo Bá Tước:
- Mấy vị nội quan vừa rồi thật không hiểu được cái ý vị của điệu hát miền Nam. Nếu biết trước như vậy thì tôi đã chẳng bảo hát làm gì.
Bá Tước nói:
- Mấy người đó có biết thưởng thức là gì họ chỉ quen nghe mấy điệu hát quê mùa, đâu hiểu được những điệu vui buồn, những chuyện ly hợp trong tuồng. Thật là uổng công đại ca.
Mọi người uống rượu xem tuồng, trò chuyện vui vẻ, Bá Tước ngồi cùng bàn với Tây Môn Khánh, lát sau hỏi:
- Ba đứa ca nữ còn ở đây, sao đại ca không gọi chúng nó ra chuốc rượu?
Tây Môn Khánh cười:
- Lại chuyện đó nữa, thôi dẹp đi, bọn chúng nó không vui đâu, nên đã về hết cả rồi.
Bá Tước bảo:
- Mấy đứa đó ở đây cũng hai ba ngày chứ ít đâu.
Tây Môn Khánh gật đầu:
- Nhưng Ngân Nhi ở lâu nhất.
Đến canh ba, tuồng đã vãn, tiệc cũng xong, mọi người mới chia tay. Tây Môn Khánh thưởng tiền cho đoàn hát rồi cho về,đoạn dặn Ngô Đại cữu:
- Ngày mai tới sớm tiếp khách giùm tôi.
Hôm sau, Chu Thủ bị, Kinh Đô giám, Trương Đoàn luyện,Hạ Đề hình cùng các chức việc trong nha môn tới tế lễ, lễ vật rất hậu, gồm đủ dê,lợn và nhiều thứ khác. Tây Môn Khánh đã chuẩn bị tiệc rượu khoản đãi, cạnh tiệc có bọn Lý Minh đàn hát.
Mãi tới chiều tiệc mới tan,các quan tiền hô hậu ủng ra về.
Tây Môn Khánh muốn lưu giữ Ngô Đại cữu và mọi người,nhưng Ngô đại cửu bảo:
- Mấy hôm nay ai cũng mệt mỏi cả rồi, lại quấy nhiễu dượng nhiều quá, dượng cũng mệt mỏi cần nghỉ ngơi. Thôi để chúng tôi về.
Nói xong cùng mọi người cáo từ mà về.
- Ta say quá rồi, cậu Kính Tế thì chắc không ra đây đâu, người mang về cùng Bình An ăn uống đi.
Đại An lại đem rượu thịt ra căn phòng ngoài cổng cùng Bình An chén thù chén tạc. Sau đó Bình An lăn ra ngủ, Đại An cũng tìm chỗ ngủ.
Lát sau Phó quản lý tới tìm Đại An trò chuyện, Phó quản lý hỏi:
- Mọi việc lo cho Lục nương đã đầy đủ hết rồi phải không?
Đại An đáp:
- Lục nương quả là người có phúc, chỉ phải cái không được thọ mà thôi. Ma chay cho Lục nương tốn kém lắm, không thể tính hết, nhưng gia gia đâu có phải dùng tới tiền của mình. Nói thật cho thúc thúc biết, khi về với gia gia, Lục nương đem về theo không biết bao nhiêu là tiền của. Người ngoài không biết, chứ tôi biết hết. Đừng nói gì tiền bạc, cứ nói những vàng bạc châu báu, nữ trang, kim cương cũng không sao kể hết. Cho nên gia gia tôi thương Lục nương là thương tiền chứ không phải là thương người. Nhưng Lục nương tôi là người rất tốt, tính tình thì khiêm nhượng, ăn nói thì hiền hòa, gặp ai cũng tươi cười, chẳng một ai mất lòng, đến ngay chúng tôi đây mà Lục nương cũng chưa từng một lời rầy mắng. Những lúc sai chúng tôi mua món gì, bao giờ cũng đưa dư tiền, chúng tôi đưa lại thì lục nương chỉ cười bảo: “Các ngươi mua giùm ta là được rồi, còn trả tiền thừa lại làm gì nữa”. Mọi người trong nhà, không ai là không nhờ vả tiền bạc của Lục nương. Đại nương và Tam nương về chuyện tiền bạc thì còn tạm, chứ Nhị nương và Ngũ nương thì keo kiệt bủn xỉn lắm mỗi lần sai chúng tôi mua bán cái gì là hạch hỏi từng xu, cứ làm như chúng tôi ăn cắp ấy.
Phó quản lý lại hỏi:
- Như vậy là Đại nương cũng tương đối dễ chịu phải không?
Đại An đáp:
- Đại nương cũng tốt, nhưng hay mắng mỏ lắm, chuyện gì cũng có thể mắng được. Không như Lục nương, chẳng bao giờ làm mất lòng ai. Đã thế, trước mặt gia gia, bao giờ Lục nương cũng bênh vực che chở chúng tôi. Thật chẳng bù cho Ngũ nương, mở miệng là dọa mách gia gia, lại thường xúi gia gia đánh mắng chúng tôi nữa. Lại cái con Xuân Mai cũng hùa theo Ngũ nương mà tác yêu tác quái nữa chứ.
Phó quản lý bảo:
- Ngũ nương về với gia gia cũng lâu rồi còn gì.
Đại An nói:
- Lâu thì chỉ thêm thành yêu thành tinh mà thôi. Chắc thúc thúc cũng biết đó, đến ngay cả mẹ ruột mà Ngũ nương cũng chẳng coi ra gì nữa là, khiến cho bà cụ phải khóc mà về. Bây giờ Lục nương mất đi rồi, Ngũ nương tha hồ làm lộng, nay mai người nào lo quét dọn trong hoa viên tất sẽ khổ vì Ngũ nương cho mà xem.
Nói chuyện vài câu nữa thì Phó quản lý nằm xuống mà ngủ. Đại An uống rượu hơi nhiều, cũng nằm xuống ngủ vùi, không biết trời đất gì cả.
Tây Môn Khánh từ ngày Bình Nhi chết, đêm nào cũng ngủ tại cái giường nhỏ kê gần linh cữu. Sáng ra, Ngọc Tiêu tới dọn dẹp giường chiếu. Tây Môn Khánh mới vào phòng Nguyệt nương rửa mặt chải đầu. Nhưng đêm vừa rồi Tây Môn Khánh lại ngủ trong phòng Nguyệt nương. Thư Đồng không phải hầu chủ, bèn hẹn hò với Ngọc Tiêu tại thư phòng hoa viên. Hai đứa đang hú hí thì không ngờ Kim Liên dậy sớm, lên đại sảnh thì thấy đèn nhang trên bàn thờ đã tắt, bàn ghế ngổn ngang không ai dọn dẹp, bên trong chỉ có lọ bông đang quét tước.
Kim Liên hỏi:
- Chúng nó đi đâu hết cả rồi mà chỉ có mình mày ở đây hở thằng chết tiệt kia?
Họa Đồng dẹp:
- Chắc là chúng nó còn ngủ.
Kim Liên bảo:
- Mày đi tìm cậu Kính Tế, bảo lấy thêm một xấp lụa trắng cho tao, tao còn thiếu một cái quần đây này.
Hoạ Đồng nói:
- Vâng, để tôi đi hỏi.
Nói xong bước ra, lát sau trở lại thưa rằng:
- Cậu Kính Tế bảo là cậu không biết vì Thư đồng và Thôi Bản mới là người lo về quần áo tang. Bây giờ nương nương hỏi Thư Đồng là có ngay.
Kim Liên bảo:
- Vậy thì thằng khốn đó đâu, mày đi tìm về đây cho tao
Họa Đồng ngó vào thư phòng bên cạnh đại sảnh rồi nói :
- Vừa mới ở đây mà, hay là tới thư phòng trong hoa viên để rửa mặt chải đầu rồi.
Kim Liên bảo:
- Nếu vậy thì mày cứ quét dọn đi, để tao tới đó hỏi thằng khốn được rồi.
Tới thư phòng trong hoa viên, Kim Liên nghe bên trong có tiếng thầm thì khúc khích, bèn đẩy cửa bước vào, thấy Thư Đồng và Ngọc Liêu đang lơi lả nói cười liền mắng:
- À à, hai đứa khốn nạn này giỏi thật, chúng mày làm gì ở đây?
Thư Đồng và Ngọc Tiêu giật nẩy mình, nhìn ra thấy Kim Liên, vội buông nhau ra rồi quỳ xuống cả mà van xin, Kim Iiên bảo:
- Thằng khốn có mau lấy một xấp lụa trắng cho tao may quần không.
Thư Đồng vội chạy đi lấy lụa đem tới cho Kim Liên. Kim Liên cầm lụa về phòng. Ngọc Tiêu theo Kim Liên. Vào tới phòng Kim Liên, Ngọc Tiêu quỳ xuống mà nói:
- Xin Ngũ nương thương tôi mà đừng mách lại với gia gia.
Kim Liên bảo:
- Con dâʍ phụ gớm thật, mày muốn tao tha cho thì phải nói thật là từ trước tới nay mày gặp gỡ nó mấy lần rồi? Mày nói dối thì mày chết.
Ngọc Tiêu bèn nhất nhất thuật lại vụ dan díu với Thư Đồng từ trước tới nay, lại nói thêm là nhân vụ đám tang Bình Nhi, nhà cửa rối loạn, hai đứa thường hẹn hò nhau trong hoa viên.
Kim Liên nghe xong bảo:
- Mày muốn tao tha cho thì phải theo ba điều sau đây.
Ngọc Tiêu đáp:
- Nếu nương nương tha cho thì nói gì tôi cũng xin nghe.
Kim Liên bảo:
- Vậy thì điều thứ nhất, từ nay trong phòng Đại nương có chuyện gì, ngươi phải nhất nhất thuật lại cho ta nghe, không được giấu giếm, nếu ngươi giấu mà ta biết được thì lập tức ta mách gia gia chuyện của hai đứa ngươi ngay. Điều thứ nhì là từ nay ta sai việc gì, ngươi phải giúp ta tử tế. Điều thứ ba là Đại nương tại sao tự nhiên lại có thai, người phải nói thật cho ta biết
Ngọc Tiêu nói:
- Hai điều trên, tôi xin nghe theo nương nương. Còn điều thứ ba thì sở dĩ Đại nương tôi có thai là nhờ bùa phép và thuốc của Tiết sư bà.
Kim Liên gật đầu, hài lòng lắm.
Trong khi đó, Thư Đồng quá sợ hãi, nghĩ là thế nào Kim Liên cũng mách với Tây Môn Khánh, và mình sẽ không thoát khỏi đòn vọt, bèn ba chân bốn cẳng chạy về thư phòng, vơ vội ít đồ đạc quần áo, ít tiền bạc, rồi ghé qua tiệm thuốc, sau đó trốn luôn.
Hôm đó, hai thái giám Lưu, Tiết sai người đem lễ vật rất hậu tới trước rồi ngồi kiệu tới điếu tang sang. Tây Môn Khánh cần ít khăn, cho gọi Thư Đồng, nhưng gọi mãi không thấy. Lát sau phó quản lý tới, nghe nói Tây Môn Khánh đang cho gọi Thư Đồng mà gia nhân không biết tìm ở đâu, bèn bước tới thưa:
- Hồi sáng Thư Đồng có ra tiệm, bảo tôi xuất ra hàng chục lạng bạc để mua thêm khăn tay, nói là gia gia bảo. Tôi đưa bạc rồi, có lẽ giờ này nó đã ra ngoại thành để mua bán.
Tây Môn Khánh ngạc nhiên:
- Ta có sai nó mua khăn đâu mà nó dám bảo ngươi đưa tiền.
Đoạn sai gia nhân cưỡi ngựa ra ngoại thành, tới tiệm bán khăn tìm Thư Đồng. Nhưng gia nhân về thưa là không thấy, Nguyệt nương bảo chồng:
- Tôi nghi là thằng khốn đó làm điều gì lầm lỗi rồi sợ quá, lấy tiền rồi trốn đi rồi. Bây giờ phải xem trong thư phòng có mất mát thứ gì nữa không.
Tây Môn Khánh chạy vào thư phòng cạnh đại sảnh thì thấy chìa khóa tủ treo trên tường, đồ đạc trong tủ và một ít tiền dành lo việc giao tế đã không còn. Tây Môn Khánh giận lắm, gọi đám quân hầu lên bảo:
- Các ngươi chia nhau đi khắp hang cùng ngõ hẻm tìm nó cho ta.
Trưa hôm đó Tiết thái giám đến điếu tang, tới trước linh cữu dâng hương, sau đó được Tây Môn Khánh mời dùng rượu, có Ngô Đại cữu, Bá Tước và Ôn Tú tài ngồi bên thù tiếp. Tiết thái giám hỏi:
- Tội nghiệp thật, chẳng hay lệnh phu nhân mất vì bệnh gì vậy?
Tây Môn Khánh đáp:
- Đa tạ lão công phí tâm, trắc thất tôi mất vì bệnh băng huyết.
Tiết thái giám nhìn bức họa chân dung Bình Nhi rồi nói:
- Lệnh phu nhân dung mạo thật ôn nhu đẹp đẽ, đáng lẽ phải được hưởng phúc, vậy mà giữa tuổi thanh xuân đã sớm quy tiên.
Ôn Tú tài ngồi bên nói:
- Kể thì cũng đáng than tiếc thật, nhưng ở đời cùng thông thọ yểu đều do số trời định sẵn, đến bậc thánh nhân cũng không cưỡng được.
Tiết Thái giám bảo:
- Tôi muốn được coi qua cỗ áo của lệnh phu nhân được chăng?
Tây Môn Khánh sai vén tấm vải phủ quan tài lên Tiết Thái giám bước tới coi rồi khen tặng hết lời, đoạn hỏi:
- Thứ gỗ này quả thật là quý,chẳng hay giá tiền là bao nhiêu vậy?
Tây Môn Khánh đáp:
- Thưa thứ này là do thân gia của chúng tôi hỏi mua giùm, giá tiền cũng chẳng đáng bao nhiêu.
Bá Tước ngồi bên nói:
- Lão công là người lịch duyệt. Xin thử đoán xem thứ danh mộc đó tên gì.
Tiết Thái giám lại bước tới coi lại một hồi rồi nói:
- Thứ danh mộc này không phải là Kiến Xương thì cũng là Trấn Viễn.
Bá Tước cười:
- Nếu quả là Trấn Viễn thì làm sao mà mua được .
Tiết Thái giám nói:
- Hay là thứ Dương tuyên du.
Bá trước nói:
- Dương tuyên du thì mình mỏng, thân ngắn, thứ này còn hơn Dương tuyên du nhiều. Thứ danh mộc này tên gọi là Đào hoa động, chỉ có tại Vũ đăng Châu thuộc Hồ Quảng. Thứ này dài hơn bảy thước, dày bốn tấc, rộng hai thước rưỡi, giá ba trăm bảy chục lạng đó. Công công không thấy hay sao, mình gỗ có màu đẹp, lại có vân như mây, mà còn tỏa mùi thơm nữa.
Tiết Thái giám nghe xong bảo:
- Vậy thì phu nhân đây quả là có phúc, chúng tôi tuy là chức nội quan mà nay mai chết đi, chẳng biết có được cỗ áo tốt hay không
Ngô lại cữu nói:
- Lão công cứ dậy vậy chứ lão công là người tai mắt trong triều, lại hưởng tước lộc dồi dào, chúng tôi đây là chức ngoại quan, làm sao so được. Lão công kề cận long nhan, nay mai được gia phong Vương tước, muốn gì lại không có.Tiết thái giám suиɠ sướиɠ hỏi:
- Tiên sinh đây thật là người lịch thiệp, dám hỏi quý tính là gì?
Tây Môn Khánh đỡ lời:
- Thưa đây là Ngô Đại nhân, anh của tiện nội, hiện giữ chức Thiên hộ tại phủ nhà.
Tiết Thái giám ngạc nhiên:
- Thì ra Ngô Đại nhân đây là anh của lệnh phu nhân thất lộc đây hay sao?
Tây Môn Khánh vội nói:
- Thưa không phải, Ngô Đại nhân đây là anh của tiện nội còn người bất hạnh đây chỉ là trắc thất.
Tiết Thái giám gật đầu tiếp tục uống trà. Tiết Thái giám hỏi:
- Sao giờ này chưa thấy Lưu lão công tới.
Đám quân hầu quỳ thưa:
- Kiệu của Lưu lão công cũng sắp tới.
Tiết Thái giám lại hỏi:
- Hai tên ca công ta gửi tới đã đến đây chưa?
Tây Môn Khánh vội đáp:
- Thưa đã tới từ sớm rồi.
Đoạn quay lại bảo Đại An gọi hai ca công tới. Lát sau hai ca công tới lạy chào. Tiết Thái giám hỏi:
- Hai ngươi ăn uống gì chưa?
Hai ca công đáp:
- Dạ chúng tôi đã ăn rồi.
Tiết Thái giám bảo:
- Vậy thì hai ngươi nên hết tâm hầu hạ, ta sẽ trọng thưởng.
Tây Môn Khánh nói:
- Thưa lão công, chúng tôi ở đây đã có một đoàn hát, xin để bảo chúng nó tới hát hầu lão công.
Tiết Thái giám hỏi:
- Đoàn hát đó từ đâu tới vậy?
Tây Môn Khánh đáp:
- Đoàn này từ vùng duyên hải tới.
Tiết Thái giám bảo:
- Nếu vậy thì họ hát giọng man mọi khó nghe, làm sao mà hiểu được là họ hát cái gì. Tôi đây thuở nhỏ ở chốn hàn song, ba năm học hành tân khổ, chín năm ngao du, lưng đeo đàn gươm sách vở tới kinh ứng thi mới có chức quan, nghe các đoàn hát ở kinh nhiều rồi, nay nghe đoàn hát ở những nơi khác chắc không thích.
Ôn Tú tài nói:
- Lão công dậy như vậy là không thấu suốt nhân tình. Ở nước Tề thì nghe giọng hát nước Tề, ở nước Sở thì nghe giọng hát nước Sở. Lão công ở chỗ tôn nghiêm, âm nhạc chắc rành, nay nghe hát lại không thể có một chút thích thú nào hay sao.
Tiết Thái giám cười ha hả:
- Tôi quên, tôi quên, Ôn Tiên sinh là người ở đây, các vị đây đều là ngoại nhân, nên tiên sinh mới bênh vực các ngoại quan, phủ bênh phủ, huyện bênh huyện cũng là chuyện thường tình.
Ôn Tú tài nói:
- Dù là bậc sĩ đại phu trong triều thì nhiều khi cũng chỉ khởi đầu bằng danh vị tú tài. Lão công dạy như vậy e tổn thương tới liệt vị đây.
Tiết Thái giám nói:
- Thôi thôi, trong một địa phương thì cũng có người hiền kẻ ngu, chẳng nên bàn luận thêm nữa làm gì.
Đang nói chuyện thì gia nhân vào thưa:
- Lưu lão công tới, đang hạ kiệu ngoài cổng.
Đám Ngô Đại cữu vội bước ra nghênh tiếp. Lưu Thái giám vào trước linh cữu vái mấy vái rồi quay ra thi lễ cùng mọi người. Tiết Thái giám hỏi:
- Sao lưu công giờ này mới tới?
Lưu Thái giám dẹp:
- Có họ Từ ở bên phía bắc tới nên phải tiếp một hồi, khách về rồi mới đi được, do đó có hơi trễ.
Nói xong ngồi xuống. Gia nhân đem trà ra. Lưu Thái giám hỏi:
- Quân hầu đâu? Đồ tế lễ đã soạn ra chưa?
Đám quân hầu thưa:
- Đã soạn tươm tất cả rồi.
Quân hầu thưa xong bày lễ vật trước hương án rồi đốt hương. Lưu Thái giám rủ Tiết Thái giám cùng tới dâng hương.
Tây Môn Khánh đứng bên linh cữu lạy tạ rồi mời hai vị Thái giám trở lại chỗ ngồi.
Lát sau tiệc dọn ra, Ngô Đại cữu và Bá Tước róc rượu mời hai vị Thái giám. Rượu được vài tuần, đoàn hát đưa danh sách các tuồng tích lên, hai vị Thái giám chọn một tuồng cho hát.
Tuồng hát được nửa chừng, hai Thái giám có vẻ không thích,bèn gọi các ca công lên đàn hát. Hai người cũng chẳng nghe hát, cứ ồn ào trò chuyện. Tiết Thái giám bảo:
- Lưu ca à, chẳng hiểu hôm nọ làm sao mà mưa như trút nước, rồi sấm chớp đùng đùng, gió thổi như bão, làm bay cả ngói của điện Ngưng Thần, làm cho đám cung nhân bị một phen hoảng vía. Triều đình sợ lắm, vội cho lệnh tu sửa, bá quan cũng lo âu lắm. Rồi tiếp đó là sứ thần nước Kim sang đòi cắt đất ba trấn, tên giặc già Thái Kinh lại bằng lòng cắt đất, nhưng các võ tướng không chịu. Hôm nọ nhân tiết lập dông, thánh thượng ra tế tại thái miếu. Vị Thái thường Bác sĩ họ Phương được cử tới lo dọn dẹp trước, thấy gạch trong thái miếu dường như chảy máu, mà khu đất thái miếu như là bị sụt xuống một góc, bèn dâng biểu tường trình, lại nói là điềm bất tường, chẳng nên phong Vương cho các hoạn quan, thế có lạ không chứ.
Lưu Thái giám nói:
- Chúng mình tuy là nội quan, nhưng lại đang làm việc ở ngoài, nên chuyện trong triều không phải là chuyện của chúng mình, cho nên cứ việc uống rượu nghe hát là hơn.
Nói xong gọi ca công tới bảo đàn hát. Tiết Thái giám không nói gì, chỉ ngồi uống rượu nghe hát.
Mãi tới chiều hai vị Thái giám mới đứng dậy cáo từ. Tây Môn Khánh lưu giữ không được, đành phải tiễn về. Hai Thái giám lên kiệu, quân hầu dẹp đường ầm ý mà về.
Tây Môn Khánh tiễn khách xong trở lại bàn tiệc sai đốt đèn nến, đem thêm đồ ăn, và cho gọi các quản lý Phó, Hàn, Cam, Bôn Tứ. Thôi Bản và Kính Tế tới dự tiệc, lại bảo đoàn hát tiếp tục diễn, rồi bảo Bá Tước:
- Mấy vị nội quan vừa rồi thật không hiểu được cái ý vị của điệu hát miền Nam. Nếu biết trước như vậy thì tôi đã chẳng bảo hát làm gì.
Bá Tước nói:
- Mấy người đó có biết thưởng thức là gì họ chỉ quen nghe mấy điệu hát quê mùa, đâu hiểu được những điệu vui buồn, những chuyện ly hợp trong tuồng. Thật là uổng công đại ca.
Mọi người uống rượu xem tuồng, trò chuyện vui vẻ, Bá Tước ngồi cùng bàn với Tây Môn Khánh, lát sau hỏi:
- Ba đứa ca nữ còn ở đây, sao đại ca không gọi chúng nó ra chuốc rượu?
Tây Môn Khánh cười:
- Lại chuyện đó nữa, thôi dẹp đi, bọn chúng nó không vui đâu, nên đã về hết cả rồi.
Bá Tước bảo:
- Mấy đứa đó ở đây cũng hai ba ngày chứ ít đâu.
Tây Môn Khánh gật đầu:
- Nhưng Ngân Nhi ở lâu nhất.
Đến canh ba, tuồng đã vãn, tiệc cũng xong, mọi người mới chia tay. Tây Môn Khánh thưởng tiền cho đoàn hát rồi cho về,đoạn dặn Ngô Đại cữu:
- Ngày mai tới sớm tiếp khách giùm tôi.
Hôm sau, Chu Thủ bị, Kinh Đô giám, Trương Đoàn luyện,Hạ Đề hình cùng các chức việc trong nha môn tới tế lễ, lễ vật rất hậu, gồm đủ dê,lợn và nhiều thứ khác. Tây Môn Khánh đã chuẩn bị tiệc rượu khoản đãi, cạnh tiệc có bọn Lý Minh đàn hát.
Mãi tới chiều tiệc mới tan,các quan tiền hô hậu ủng ra về.
Tây Môn Khánh muốn lưu giữ Ngô Đại cữu và mọi người,nhưng Ngô đại cửu bảo:
- Mấy hôm nay ai cũng mệt mỏi cả rồi, lại quấy nhiễu dượng nhiều quá, dượng cũng mệt mỏi cần nghỉ ngơi. Thôi để chúng tôi về.
Nói xong cùng mọi người cáo từ mà về.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.