Chương 49: Nén bạc đâm toạc tờ giấy
Lan Lăng Tiếu Tiếu Sinh
21/11/2022
Trong thành Quảng Lăng ở Dương Châu thuc Giang Nam, có một viên ngoại tên là Miêu Thiên Tú, gia tư ức vạn, lại chuộng thi lễ, nhưng đã bốn mươi tuổi mà chỉ có một con gái. Vợ là Lý thị quanh năm đau yếu nằm liệt trên giường, việc nhà hoàn toàn phó thác cho người ái thϊếp là Điêu Thất Nhi, trước kia vốn là ca nữ. Thất Nhi được Thiên Tú bỏ ra ba trăm lạng cưới về làm trắc thất, yêu quý rất mực.
Một hôm có một vị tăng tới, xưng là tăng tại chùa Báo Ân ở Đông Kinh, vân du bốn phương để quyên tiền đúc một tượng La Hán bằng đồng và vàng. Thiên Tú mời vào cúng năm chục lạng.
Vị tăng nói:
- Thí chủ cho nhiều quá, chỉ xin phân nửa thôi.
Thiên Tú nói:
- Xin thầy đừng chê, có dư thì dùng vào việc thọ trai hàng ngày.
Vị tăng tạ Ơn, lúc sắp cáo từ bỗng nói:
- Tại quầng mắt thí chủ có một vùng tử khí, sợ rằng trong năm nay gặp chuyện đại tai đại ách. Thí chủ có duyên mà gặp bần tăng, bần tăng biết, chẳng lẽ lại không nói. Từ nay phàm sự gì cũng xin thí chủ hết sức cẩn thận mới dược.
Nói xong cáo từ mà đi.
Thiên Tú ngồi trầm ngâm hồi lâu rồi vào vườn sau, thình lình bắt gặp Điêu thị đang nói chuyện riêng với tên gia nhân Miêu Thanh trong vườn. Thế là Thiên Tú cho lôi Miêu Thanh ra đánh cho một trận thừa sống thiếu chết rồi định đuổi đi. Miêu Thanh sợ quá phải nhờ hàng xóm sang xin giùm, mới khỏi bị đuổi, nhưng từ đó trong lòng căm hận lắm...
Thiên Tú có người anh họ tên là Miêu Mỹ, xuất thân cử nhân, hiện làm chức Thông phán tại phủ Khai Phong thuộc Đông Kinh. Miêu Mỹ là người học rộng hiểu nhiều. Một hôm Miêu Mỹ gửi một lá thư cho Miêu Thiên Tú, mời Thiên Tú lên Đông Kinh, một là để du ngoạn, hai là để mưu việc công danh. Thiên Tú mừng lắm, bảo Điêu thị.
- Đông Kinh là nơi phồn hoa đô hội, từ lâu tôi đã muốn lên một lần cho biết mà chưa có dịp, nay biểu huynh gửi thư mời, quả là lần này tôi được thỏa ý bình sinh.
Điêu thị bảo:
- Vị tăng hôm nọ có nói là chàng nên đề phòng tai ách, chẳng nên ra khỏi nhà. Đường lên Đông Kinh xa xôi diệu vợi, bỏ nhà cho vợ đau con dại hay sao? Vả lại công danh mà làm gì, sống như thế này chẳng suиɠ sướиɠ chán rồi hay sao?
Thiên Tú nổi giận quát:
- Làm thân nam nhi sinh ra trong cõi đất trời thì phải có chí tang hồ bồng thỉ, chứ sao lại cứ mãi ru rú xó nhà? Vả lại, bụng ta chứa đầy tài, túi ta chứa nhiều bạc, lo gì công danh không tới. Nay biểu huynh có mời ta lên tức là long vân gặp hội rồi đó, nàng chớ có nhiều lời.
Nói xong gọi hai gia nhân là Miêu Thanh và An Đồng lo thu xếp hành lý, thuê thuyền, chở theo hai rương đầy ắp kim ngân. Xong xuôi dặn vợ con và ái thϊếp rồi chọn ngày tốt đợi lên đường.
Một ngày cuối thu đầu đông, Thiên Tú cùng gia nhân xuống thuyền tại bến Dương Châu trực chỉ Đông Kinh.
Đi được ít ngày thì tới hồ Hồng Thạch thuộc Từ Châu, nơi đây nước sâu sóng lớn cực kỳ nguy hiểm. Miêu Thanh thấy trời tối, sợ xảy ra điều bất trắc, vội sai chân sào gọi một thuyền khác tới ràng chung với thuyền mình cho chắc, hầu chống lại sóng gió. Không ngờ chiếc thuyền được gọi tới lại là thuyền của bọn hải tặc. Hai tên cướp trên thuyền, một đứa tên là Trần Tam, một đứa tên là Ông Bát.
Miêu Thanh vẫn thù chủ mà không có dịp báo thù, nay biết được chuyện này thì nghĩ thầm:
- Chi bằng mình liên kết với hai đứa này, gϊếŧ Thiên Tú, liệng xác xuống sông, chia tiền bạc của cải với bọn nó, rồi trở về tìm cách gϊếŧ Lý thị, như vậy là được hưởng cả cái gia tài đồ sộ và nàng Điêu thị đẹp đẽ.
Nghĩ xong, tới tối gặp hai tên cướp thương lượng, đoạn nói:
- Chủ tôi có hai rương vàng bạc, vải lụa quần áo nhiều lắm nếu hai anh chịu thì tất cả những thứ đó đều chia làm ba phần. Trần, Ông hai đứa cười bảo:
- Mày không nói thì chúng ta cũng tính vậy từ trước rồi. Đôi bên bàn định xong xuôi, tối hôm đó Thiên Tú và An Đồng nằm ngủ trong khoang, Miêu Thanh ngồi ở đầu thuyền. Tới canh ba, Miêu Thanh la hoảng lên là có cướp, Thiên Tú thức giấc chui ra ngoài khoang thuyền để coi tình hình, nhưng vừa thò đầu ra ngoài thì Trần Tam đã chờ sẳn, vung dao chặt xuống. Thiên Tú gục trên sàn thuyền. Ông Bát đạp Thiên Tú xuống nước. An Đồng hoảng sợ đang định chạy thì bị Ông Bát đập cho một côn ngã xuống nước.
Ba đứa gian ác thi hành xong thủ đoạn gϊếŧ người thì vào trong khoang thuyền mở hết các rương vàng bạc của cải chia đều. Sau đó Trần Tam nói:
- Hai đứa tao đem vải lụa theo, lại có cả vàng nữa thì thế nào cũng bị nghi ngờ, mày là gia nhân họ Miêu, mày tới chợ gần đây bán giùm chúng tao mấy thứ này là tốt hơn hết.
Miêu Thanh bèn tới Lâm Thanh, giả là tới ngoại thành huyện Thanh Hà, rồi may mắn gặp được mấy thương gia quen biết ở Dương Châu, bèn nói:
- Gia chủ tôi đi sau, sai tôi đi trước bán các thứ này. Nhờ đó mà Miêu Thanh bán được những đồ ăn cướp. Chỉ thương cho Thiên Tú, thật là:
Mưu việc tại người Thành việc tại trời.
Trong khi đó, An Đồng bị một gậy mê man ngã xuống nước, nhờ nước lạnh nên lát sau tỉnh dậy ngoi ngóp lên mặt nước kêu cứu ầm ỹ, một ngư ông nghe được vội cho thuyền tới, thấy một thanh niên chừng mười tám tuổi đang kêu cứu bèn vớt lên thuyền hỏi căn do rồi lấy quần áo khô cho thay, sau đó hỏi:
- Bây giờ sự thể đã như thế này, ngươi muốn về Dương Châu hay ở đây sống với ta cho qua ngày?
An Đồng mếu máo:
- Gia chủ tôi đã gặp nạn, tôi đâu dám về nhà, nguyện ở lại đây với lão ông.
Ngư ông bảo:
- Được rồi, ngươi cứ tạm ở đây với ta để rồi ta hỏi dò xem đó là đám cướp nào, rồi sẽ tính sau.
An Đồng lạy tạ rồi từ đó sống với ngư ông.
Một hôm vào ngày cuối năm, ngư ông cùng An Đổng ghé bến bán cá thì chợt gặp Trần Tam và Ông Bát đang ngồi trên thuyền uống rượu. An Đồng nhận diện được hai tên này, lại nhận ra là hai tên cướp đang mặc áo của chủ mình bèn ghé tai nói nhỏ với ngư ông:
- Hai tên kia chính là thủ phạm gϊếŧ chủ tôi và cướp bóc của cải, nay gặp chúng thì nỗi oan của chủ tôi có thể được rửa sạch rồi.
Ngư ông bảo:
- Nếu vậy thì phải cấp báo lên quan chứ.
An Đồng nhờ người làm đơn đệ lên phủ Chu Thủ bị, vì Chu Thủ bị có nhiệm vụ kiểm soát trên sông, nhưng họ Chu thấy không có bằng cớ gì, nên bác đơn không xét. An Đồng lại đệ đơn lên viện Đề hình. Hạ đề hình thấy đây là vụ mưu sát đoạt của bèn cho gọi An Đồng tới để dẫn lính đi bắt Trần Tam và Ông Bát.
Ngày mười bốn tháng giêng, Hạ Đề hình đăng đường cho gọi cả ba người ra xét hỏi. Hai tên cướp thấy có An Đồng, biết là không chạy tội được, lại sợ bị tra khảo đánh đập nên khai ra hết, lại lôi cả vụ Miêu Thanh phản chủ ra cung khai. Hạ Đề hình sai người đi tầm nã Miêu Thanh. Thời gian đó đang tiết Nguyên tiêu nên quan lại trong viện Đề hình thường không tới viện làm việc, do đó công việc chậm trễ. Mấy tên lính trong viện, nhân quen biết với Miêu Thanh, vội tới báo cho Miêu Thanh biết. Miêu Thanh hoảng hồn, không dám mướn khách điếm nữa, mà tới trốn tại nhà một người quen là Lạc Tam. Nhà Lạc Tam cũng đường Sư Tử, ngay sát vách nhà Hàn Đạo Quốc. Vợ Lạc Tam chơi thân với vợ Đạo Quốc là Vương thị. Hai người đi lại rất thân thiết.
Miêu Thanh tới nói hết chuyện với Lạc Tam, Lạc Tam nghe xong bảo.
- Chưa đến nỗi nào, bên cạnh nhà tôi đây là nhà của Hàn đại gia, Hàn đại gia là quản lý của Tây Môn Thiên hộ trong viện Đề hình. Chúng tôi bên này thân thiết với bên đó lắm. Mà Hàn đại gia lại là người thân tình của Tây Môn Thiên hộ. Để tôi thử qua bên đó nói giùm cho huynh xem sao. Miêu Thanh quỳ ngay xuống:
- Nếu tôi vô sự thì ơn này xin báo đền xứng đáng.
Nói xong viết một tấm thϊếp, lấy ra năm chục lạng cùng ít vải lụa, đưa cho Lạc Tam. Lạc Tam bảo vợ đem sang nhờ Vương thị, kể rõ đầu đuôi. Vương thị mừng lắm, thâu nhận lễ vật rồi chờ Tây Môn Khánh.
Tới ngày mười bảy tháng giêng mới thấy Đại An cưỡi ngựa đi ngang nhà, Vương thị vội chạy ra gọi lại hỏi:
- Chú đi đâu vậy?
Đại An đáp:
- Tôi mới đem lễ vật lên phủ Đông Bình trở về đây.
Vương thị hỏi:
- Liệu hôm nay gia gia có tới đây không?
Đại An đáp:
- Tôi cũng không biết, nhưng giờ này chắc gia gia đang ở Vương thị mời Đại An vào nhà, nói lại chuyện Miêu Thanh rồi lại đưa tấm thϊếp của Miêu Thanh cho Đại An coi. Đại An nói.
- Tẩu tẩu lãnh vụ này làm gì? Đừng có coi thường. Hồi này khó khăn lắm chứ không như trước đâu, tôi không dám dính dấp gì về vụ này.
Vương Thị bảo:
- Có ai bắt chú em dính dấp vào đâu, chỉ xin chú em mời giùm gia gia tới đây thôi, gia gia tới đây thì tôi xin tặng chú em hai chục lạng, còn gia gia có chịu giúp không thì mặc tôi với gia gia.
Đại An nói:
- Nếu vậy thì được, nhưng xin tẩu tẩu nhớ giữ lời giùm cho mới được.
Vương thị cười:
- Cái thằng thật khôn giàn trời muốn ăn hết lại chẳng muốn đào giun. Ngồi đó đi, để tôi kiếm cái gì cho mà ăn.
Nói xong đem ít đồ ăn lên mời Đại An uống rượu. Đại An bảo:
- Uống rượu mặt đỏ lên rồi gia gia hỏi làm sao mà nói?
Vương thị cười:
- Sợ gì, chú em cứ nói là ghé ngang đây được ta mời vài chung không được sao?
Đại An ăn uống một hồi rồi cáo từ. Vương thị dặn:
- Trăm sự nhờ chú em đó, nhớ thưa với gia gia là tôi đang chờ đấy.
Đại An gật đầu lên ngựa.
Đại An về tới nhà thì Tây Môn Khánh đang ngủ. Lát sau thức dậy ngồi uống trà trong thư phòng thì thấy Đại An vào thưa:
- Lúc nãy trên đường về, tôi bị Hàn tẩu tẩu gọi lại, nhờ tôi mời gia gia tới ngay, Hàn tẩu tẩu có chuyện quan trọng muốn thưa.
Tây Môn Khánh bảo:
- Chuyện gì vậy? À mà thôi, tao biết rồi.
Nói xong mặc áo đội mũ định đi. Nhưng chưa kịp đi thì có Lưu Học quan tới mượn tiền. Tây Môn Khánh cho Lưu Học quan vay tiền xong, mới lên ngựa tới nhà Vương thị, có Đại An và Cầm Đồng đi theo.
Vương thị đang sai Phùng lão mua đồ ăn làm tiệc thì Tây Môn Khánh bảo Cầm Đồng dẫn ngựa đi, Đại An đóng cổng lại rồi ngồi xuống. Vương thị đem trà ra, chưa dám nói vào chuyện, chỉ thưa:
- Tôi nghe nói gia gia và Đại nương đã tính chuyện hôn nhân cho ca nhi rồi, chắc là gia gia vui lắm phải không? Tây Môn Khánh bảo:
- Cũng là do Ngô Đại cữu mẫu mai mối nên chuyện mới thành. Bên Kiều thân gia thì cũng chỉ có một con gái mà thôi. Xét cho kỹ thì nhà họ Kiều đối với tôi không xứng, nhưng chuyện đã xong rồi thì thôi.
Vương thị bảo:
- Kể ra thì kết thân với nhà họ Kiều cũng được, chỉ hiềm là nhà đó không có chức tước gì mà quan nhân bây giờ đang là một vị quan.
Tây Môn Khánh bảo:
- Thì cũng chính vì chỗ đó.
Hai người nói vài câu nữa thì Vương thị bảo:
- Gia gia ngồi ngoài này sợ lạnh, xin mời vào trong.
Nói xong dắt tay Tây Môn Khánh vào phòng trong, nơi đây tiệc rượu đã dọn sẵn, có lò sưởi ở bên cạnh. Tây Môn Khánh ngồi xuống, Vương thị nói:
- Sở dĩ hôm nay mời gia gia tới đây là có chuyện này...
Vừa nói vừa đưa tấm thϊếp của Miêu Thanh ra, kể hết sự tình rồi nói thêm:
- Tên Miêu Thanh này không dính dấp gì tới vụ cướp, hắn chỉ xin gia gia gạt tên hắn ra khỏi vụ này mà thôi, được như vậy hắn sẽ đền ơn. Hắn cũng nhờ vợ Lạc Tam ở cạnh đây đem lễ vật sang biếu tôi, nhờ tôi nói lại với gia gia. Hắn là người quen thân của Lạc Tam.
Tây Môn Khánh đọc tấm thϊếp xong hỏi:
- Hắn tặng cho nàng bao nhiêu?
Vương thị đem năm chục lạng ra đưa cho Tây Môn Khánh coi rồi nói:
- Hắn nói là xong việc hắn còn biếu tôi thêm nữa.
Tây Môn Khánh cười:
- Nhận những thứ này làm gì? Nàng không biết đâu, tên Miêu Thanh này là gia nhân của Miêu viên ngoại ở Dương Châu, nó mưu với hai tên cướp để gϊếŧ chủ và chia tiền của. Nhưng mới đây một tên gia nhân của Miêu viên ngoại nhận diện, hai tên cướp đó bị bắt tại viện Đề hình và đã khai hết cả rồi. Tên Miêu Thanh này mà bị bắt thì chỉ có tội lăng trì mà thôi, còn hai tên cướp kia thì chắc là bị chém. Hai tên đó khai rằng hiện tên Miêu Thanh có tới hai ngàn lạng bạc, vậy mà nó đem có bấy nhiêu đây thì coi sao được, sao nàng không mau đem trả nó cho rồi.
Vương thị bèn đem bạc sang trả cho vợ Lạc Tam rồi thuật lại lời Tây Môn Khánh là hiện Miêu Thanh có tới hai ngàn lạng, mà sao chỉ chịu bỏ ra có năm chục lạng để chạy tội.
Vợ Lạc Tam nói lại, Miêu Thanh nghe xong toát mồ hôi, bèn nói với Lạc Tam rằng:
- Thật ra thì tôi có khoảng hai ngàn lạng, nhưng lại là hàng hóa vật dụng chứ không phải bạc mặt, giờ làm sao? Hay là dốc hết ra mà cứu lấy mạng vậy.
Lạc Tam nói:
- Kể ra vụ này cũng khó, ít nhất huynh cũng phải bỏ ra cả ngàn lạng để nhờ Tây Môn Thiên hộ lo cho, lại còn phải lo cho các chức việc lớn nhỏ khác nữa chứ.
Miêu Thanh nhăn nhó:
- Nhưng vật dụng hàng hóa tôi đã bán được đâu.
Đoạn quay sang nói với vợ Lạc Tam:
- Hay là thế này, nhờ tẩu tẩu qua nói với Hàn đại tẩu rằng nhờ thưa lại với quan nhân, nếu quan nhân chịu nhận hàng hóa thì tôi xin trao khoảng một ngàn lạng bạc hàng hóa, còn không thì để cho tôi vài ba ngày nữa, tôi bán hàng hóa đi sẽ thân đem tới đưa bạc mặt cho quan nhân.
Vợ Lạc Tam sang nói với Vương thị, Vương thị vào phòng nói lại với Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh bảo:
- Được rồi, cho nó vài ngày để lo tiền...
Vương thị trở ra nói với vợ Lạc Tam. Miêu Thanh thấy vậy cũng yên tâm.
Tây Môn Khánh ăn uống qua loa rồi sai Đại An gọi Cầm Đồng dắt ngựa tới, chủ tớ về nhà.
Hôm sau Tây Môn Khánh ra viện tìm đủ cách trì hoãn vụ Miêu Thanh.
Trong khi đó Miêu Thanh và Lạc Tam gọi người vận hàng tìm ra mối bán hết cộng được một ngàn bảy trăm lạng, bèn đưa thêm cho Vương thị năm chục lạng nữa và mấy xấp lụa quý, nhờ nói thêm giùm.
Tối mười chín, Miêu Thanh đem một con lợn quay một vò rượu lớn và một ngàn lạng tới biếu Tây Môn Khánh. Các gia nhân thân tín của Tây Môn Khánh, Thư Đồng, Đại An được mỗi đứa mười lạng. Riêng Đại An còn được Vương thị tặng hai chục lạng nữa.
Tây Môn Khánh sai gia nhân gọi Miêu Thanh vào phòng khách trong hoa viên, không cho thắp đèn, chỉ có ánh trăng soi lò mờ. Miêu Thanh sụp lạy nói:
- Tiểu nhân mong lão gia ban ơn cứu cho thì kết cỏ ngậm vành báo đáp.
Tây Môn Khánh bảo:
- Sự tình của ngươi như thế nào ngươi biết rồi đấy, hai tên cướp đã khai hết cả, ngươi mà tới cửa quan thì làm sao thoát khỏi tội lăng trì, nhưng ngươi đã biết đến ta, nhờ người tới nói thì ta cũng gắng cứu tội chết cho ngươi. Số bạc này không phải một mình ta đâu, ta chỉ lấy một nửa, còn một nửa thì để tặng cho vị Đề hình. Nhưng ngươi không nên ở lâu, mà phải về ngay, à mà ngươi ở Dương Châu, nhưng ở khúc nào?
Miêu Thanh đáp:
- Tiểu nhân ở ngay trong thành.
Tây Môn Khánh sai gia nhân đem trà ra cho Miêu Thanh uống. Miêu Thanh đứng ở dưới gốc tùng mà uống trà, uống xong thì lạy tạ mà cáo từ. Tây Môn Khánh gọi lại hỏi:
- Ngươi đã lo cho mấy đứa gia nhân của ta chưa?
Miêu Thanh đáp:
- Tiểu nhân đã lo chu đáo cả rồi.
Tây Môn Khánh bảo:
- Nếu vậy thì ngươi nên về nhà ngay đi.
Nói xong sai gia nhân đưa Miêu Thanh ra cổng Miêu Thanh về nhà Lạc Tam lo thu xếp hành lý, trong người còn một trăm năm chục lạng, bèn tặng cho vợ chồng Lạc Tam năm chục lạng và mấy xấp lụa còn thừa, rồi canh năm hôm sau lên đường về Dương Châu sớm.
Hôm sau, khi tan việc, Hạ Đề hình và Tây Môn Khánh cùng cưỡi ngựa ra khỏi cổng viện. Hai người sóng ngựa cùng đi, tới ngã ba, Hạ Đề hình định cáo từ thì Tây Môn Khánh nói:
- Nếu quan anh không chê thì xin mời ghé tệ xá có chuyện muốn thưa.
Nói xong dẫn Hạ Đề hình về nhà, mời vào thư phòng uống trà, trong khi đó Đại An và Thư Đồng bày bàn dọn tiệc ngoài đại sảnh.
Hạ Đề hình ngồi xuống nói:
- Thật làm phiền quan anh quá.
Tây Môn Khánh nói:
- Sao quan anh lại dạy như vậy?
Nói xong mời Hạ Đề hình dùng trà. Qúa vài tuần trà, Tây Môn Khánh mời Hạ Đề hình trở ra đại sảnh nhập tiệc. Gia nhân rót rượu, Tây Môn Khánh tự tay nâng mời. Sau mấy tuần rượu, Tây Môn Khánh mở lời:
- Tên Miêu Thanh hôm qua có nhờ người tới khẩn khoản cầu lụy tôi, lại đã mang lễ vật tới đây, nhưng tôi không dám tự chuyên, cho nên hôm nay phải thỉnh quan anh tới đây để thưa chuyện.
Nói xong cho xếp lễ vật ra. Hạ Đề hình nhìn mâm lễ vật rồi hỏi:
- Bây giờ theo quan anh thì mình tính thế nào?
Tây Môn Khánh đáp:
- Theo tôi thì ngày mai chúng mình đăng đường, cứ cho tạm giam hai tên cướp lại một chỗ, đừng đả động gì tới tên Miêu Thanh hết, còn tên gia nhân An Đồng nguyên cáo thì cho nó ra ngoài, bảo là bao giờ tìm được thi hài Thiên Tú lúc đó sẽ xét. Lễ này tôi sẽ cho gia nhân đem tới quý phủ.
Hạ Đề hình vờ nói:
- Quan anh tính vậy cũng gọn, nhưng lễ này là đưa tới quan anh, tôi đâu dám nhận.
Hai bên khiêm nhượng một hồi, Tây Môn Khánh mới đem mâm lễ vật chia đều làm hai phần, sai bỏ một nửa là năm trăm lạng vào một cái quả. Hạ Đề hình đứng dậy vái tạ, đoạn nói:
- Quan anh đã có lòng yêu như vậy, tôi thật không dám từ chối, sợ phụ lòng quan anh, nhưng quả là làm quan anh phí tâm nhiều lắm.
Nói xong ngồi xuống tiếp tục ăn uống. Lát sau thì cáo từ mà về. Tây Môn Khánh sai Đại An và hai tên lính hầu đem quả đựng bạc theo Hạ Đề hình về nhà. Hạ Đề hình nhận bạc xông thưởng cho Đại An hai lạng và hai tên lính mỗi đứa bốn tiền. Hôm sau Hạ Đề hình và Tây Môn Khánh cùng đăng đường. Đám thư lại đã bị Lạc Tam mua chuộc hết, biết ý dẫn Trần Tam và Ông Bát ra. Hai tên cướp lại giữ nguyên lời khai cũ và đổ tội cho Miêu Thanh.
Tây Môn Khánh nổi giận đập bàn quát:
- Bay đâu, cho hai đứa này nó nếm cực hình ta coi. Hai đứa bay bao lâu nay giả danh lương thiện để lộng hành trên sông nước, gϊếŧ người cướp của không biết gớm tay. Hiện có tên gia nhân đây làm chứng, khai rằng chính tay hai đứa bay đã cầm dao chém gϊếŧ Miêu Thiên Tú, đạp xác xuống sông, lại dùng gậy đánh nó ngất đi mà ngã xuống nước. Áo của Thiên Tú chúng bay đang mặc cũng là bằng chứng, tại sao chúng bay lại đổ cho người khác?
Đoạn quay lại hỏi An Đồng:
- Hai đứa này, đứa nào chém chết chủ ngươi? Đứa nào đánh ngươi ngã xuống sông?
An Đồng đáp:
- Vào khoảng canh ba đêm đó, đầu tiên là Miêu Thanh kêu lên có cướp, gia chủ tôi chui ra khỏi khoang thuyền để coi thì bị chính tên Trần Tam kia vung đao chém chết, tên Ông Bát đạp xác gia chủ tôi xuống sông rồi đánh tôi một côn ngã xuống nước, nhờ đó mà tôi thoát chết. Do đó tôi không biết Miêu Thanh về sau thế nào.
Tây Môn Khánh quát:
- Lời khai của tên An Đồng đây rõ ràng là sự thật chúng bay còn cãi vào đâu, còn đổ cho ai?
Nói xong sai đánh mỗi tên ba chục trượng, quần áo tả tơi máu rơi thịt nát. Số bạc một ngàn lạng còn lại cũng cho tìm được quá nửa, ngoài ra thì đã ăn tiêu xài phí hết.
Hạ Đề hình cho giam hai tên cướp lại rồi làm văn thư trình lên phủ Đông Bình. Viên phủ doãn Hồ Sư Văn lại là chỗ thân gia với Tây Môn Khánh nên cứ theo tội trạng trong văn thư mà ghép Trần Tam và Ông Bát vào tội chém. Còn An Đồng thì được ở ngoài chờ.
An Đồng tức quá, tìm lên phủ Khai Phong, tới nhà anh họ ThiênTú là Thông phán họ Miêu kể hết sự tình, rồi nói thêm:
- Miêu Thanh đút lót quan Đề hình và quan Thiên hộ nên được miễn tố, như vậy thì oan cừu của chủ tôi ngày nào mới báo được Miêu Thông phán giận lắm, đêm đó làm bản cáo trạng gửi tới Tuần án Sơn Đông, tố cáo Tây Môn Khánh.
Thật là:
Thiện ác xưa nay chuyện vẫn rành.
Cát hung họa phúc vẫn phân minh.
Bình sinh xa lánh điều gian ác,.
Đâu phải ban đêm ngủ giật mình.
Một hôm có một vị tăng tới, xưng là tăng tại chùa Báo Ân ở Đông Kinh, vân du bốn phương để quyên tiền đúc một tượng La Hán bằng đồng và vàng. Thiên Tú mời vào cúng năm chục lạng.
Vị tăng nói:
- Thí chủ cho nhiều quá, chỉ xin phân nửa thôi.
Thiên Tú nói:
- Xin thầy đừng chê, có dư thì dùng vào việc thọ trai hàng ngày.
Vị tăng tạ Ơn, lúc sắp cáo từ bỗng nói:
- Tại quầng mắt thí chủ có một vùng tử khí, sợ rằng trong năm nay gặp chuyện đại tai đại ách. Thí chủ có duyên mà gặp bần tăng, bần tăng biết, chẳng lẽ lại không nói. Từ nay phàm sự gì cũng xin thí chủ hết sức cẩn thận mới dược.
Nói xong cáo từ mà đi.
Thiên Tú ngồi trầm ngâm hồi lâu rồi vào vườn sau, thình lình bắt gặp Điêu thị đang nói chuyện riêng với tên gia nhân Miêu Thanh trong vườn. Thế là Thiên Tú cho lôi Miêu Thanh ra đánh cho một trận thừa sống thiếu chết rồi định đuổi đi. Miêu Thanh sợ quá phải nhờ hàng xóm sang xin giùm, mới khỏi bị đuổi, nhưng từ đó trong lòng căm hận lắm...
Thiên Tú có người anh họ tên là Miêu Mỹ, xuất thân cử nhân, hiện làm chức Thông phán tại phủ Khai Phong thuộc Đông Kinh. Miêu Mỹ là người học rộng hiểu nhiều. Một hôm Miêu Mỹ gửi một lá thư cho Miêu Thiên Tú, mời Thiên Tú lên Đông Kinh, một là để du ngoạn, hai là để mưu việc công danh. Thiên Tú mừng lắm, bảo Điêu thị.
- Đông Kinh là nơi phồn hoa đô hội, từ lâu tôi đã muốn lên một lần cho biết mà chưa có dịp, nay biểu huynh gửi thư mời, quả là lần này tôi được thỏa ý bình sinh.
Điêu thị bảo:
- Vị tăng hôm nọ có nói là chàng nên đề phòng tai ách, chẳng nên ra khỏi nhà. Đường lên Đông Kinh xa xôi diệu vợi, bỏ nhà cho vợ đau con dại hay sao? Vả lại công danh mà làm gì, sống như thế này chẳng suиɠ sướиɠ chán rồi hay sao?
Thiên Tú nổi giận quát:
- Làm thân nam nhi sinh ra trong cõi đất trời thì phải có chí tang hồ bồng thỉ, chứ sao lại cứ mãi ru rú xó nhà? Vả lại, bụng ta chứa đầy tài, túi ta chứa nhiều bạc, lo gì công danh không tới. Nay biểu huynh có mời ta lên tức là long vân gặp hội rồi đó, nàng chớ có nhiều lời.
Nói xong gọi hai gia nhân là Miêu Thanh và An Đồng lo thu xếp hành lý, thuê thuyền, chở theo hai rương đầy ắp kim ngân. Xong xuôi dặn vợ con và ái thϊếp rồi chọn ngày tốt đợi lên đường.
Một ngày cuối thu đầu đông, Thiên Tú cùng gia nhân xuống thuyền tại bến Dương Châu trực chỉ Đông Kinh.
Đi được ít ngày thì tới hồ Hồng Thạch thuộc Từ Châu, nơi đây nước sâu sóng lớn cực kỳ nguy hiểm. Miêu Thanh thấy trời tối, sợ xảy ra điều bất trắc, vội sai chân sào gọi một thuyền khác tới ràng chung với thuyền mình cho chắc, hầu chống lại sóng gió. Không ngờ chiếc thuyền được gọi tới lại là thuyền của bọn hải tặc. Hai tên cướp trên thuyền, một đứa tên là Trần Tam, một đứa tên là Ông Bát.
Miêu Thanh vẫn thù chủ mà không có dịp báo thù, nay biết được chuyện này thì nghĩ thầm:
- Chi bằng mình liên kết với hai đứa này, gϊếŧ Thiên Tú, liệng xác xuống sông, chia tiền bạc của cải với bọn nó, rồi trở về tìm cách gϊếŧ Lý thị, như vậy là được hưởng cả cái gia tài đồ sộ và nàng Điêu thị đẹp đẽ.
Nghĩ xong, tới tối gặp hai tên cướp thương lượng, đoạn nói:
- Chủ tôi có hai rương vàng bạc, vải lụa quần áo nhiều lắm nếu hai anh chịu thì tất cả những thứ đó đều chia làm ba phần. Trần, Ông hai đứa cười bảo:
- Mày không nói thì chúng ta cũng tính vậy từ trước rồi. Đôi bên bàn định xong xuôi, tối hôm đó Thiên Tú và An Đồng nằm ngủ trong khoang, Miêu Thanh ngồi ở đầu thuyền. Tới canh ba, Miêu Thanh la hoảng lên là có cướp, Thiên Tú thức giấc chui ra ngoài khoang thuyền để coi tình hình, nhưng vừa thò đầu ra ngoài thì Trần Tam đã chờ sẳn, vung dao chặt xuống. Thiên Tú gục trên sàn thuyền. Ông Bát đạp Thiên Tú xuống nước. An Đồng hoảng sợ đang định chạy thì bị Ông Bát đập cho một côn ngã xuống nước.
Ba đứa gian ác thi hành xong thủ đoạn gϊếŧ người thì vào trong khoang thuyền mở hết các rương vàng bạc của cải chia đều. Sau đó Trần Tam nói:
- Hai đứa tao đem vải lụa theo, lại có cả vàng nữa thì thế nào cũng bị nghi ngờ, mày là gia nhân họ Miêu, mày tới chợ gần đây bán giùm chúng tao mấy thứ này là tốt hơn hết.
Miêu Thanh bèn tới Lâm Thanh, giả là tới ngoại thành huyện Thanh Hà, rồi may mắn gặp được mấy thương gia quen biết ở Dương Châu, bèn nói:
- Gia chủ tôi đi sau, sai tôi đi trước bán các thứ này. Nhờ đó mà Miêu Thanh bán được những đồ ăn cướp. Chỉ thương cho Thiên Tú, thật là:
Mưu việc tại người Thành việc tại trời.
Trong khi đó, An Đồng bị một gậy mê man ngã xuống nước, nhờ nước lạnh nên lát sau tỉnh dậy ngoi ngóp lên mặt nước kêu cứu ầm ỹ, một ngư ông nghe được vội cho thuyền tới, thấy một thanh niên chừng mười tám tuổi đang kêu cứu bèn vớt lên thuyền hỏi căn do rồi lấy quần áo khô cho thay, sau đó hỏi:
- Bây giờ sự thể đã như thế này, ngươi muốn về Dương Châu hay ở đây sống với ta cho qua ngày?
An Đồng mếu máo:
- Gia chủ tôi đã gặp nạn, tôi đâu dám về nhà, nguyện ở lại đây với lão ông.
Ngư ông bảo:
- Được rồi, ngươi cứ tạm ở đây với ta để rồi ta hỏi dò xem đó là đám cướp nào, rồi sẽ tính sau.
An Đồng lạy tạ rồi từ đó sống với ngư ông.
Một hôm vào ngày cuối năm, ngư ông cùng An Đổng ghé bến bán cá thì chợt gặp Trần Tam và Ông Bát đang ngồi trên thuyền uống rượu. An Đồng nhận diện được hai tên này, lại nhận ra là hai tên cướp đang mặc áo của chủ mình bèn ghé tai nói nhỏ với ngư ông:
- Hai tên kia chính là thủ phạm gϊếŧ chủ tôi và cướp bóc của cải, nay gặp chúng thì nỗi oan của chủ tôi có thể được rửa sạch rồi.
Ngư ông bảo:
- Nếu vậy thì phải cấp báo lên quan chứ.
An Đồng nhờ người làm đơn đệ lên phủ Chu Thủ bị, vì Chu Thủ bị có nhiệm vụ kiểm soát trên sông, nhưng họ Chu thấy không có bằng cớ gì, nên bác đơn không xét. An Đồng lại đệ đơn lên viện Đề hình. Hạ đề hình thấy đây là vụ mưu sát đoạt của bèn cho gọi An Đồng tới để dẫn lính đi bắt Trần Tam và Ông Bát.
Ngày mười bốn tháng giêng, Hạ Đề hình đăng đường cho gọi cả ba người ra xét hỏi. Hai tên cướp thấy có An Đồng, biết là không chạy tội được, lại sợ bị tra khảo đánh đập nên khai ra hết, lại lôi cả vụ Miêu Thanh phản chủ ra cung khai. Hạ Đề hình sai người đi tầm nã Miêu Thanh. Thời gian đó đang tiết Nguyên tiêu nên quan lại trong viện Đề hình thường không tới viện làm việc, do đó công việc chậm trễ. Mấy tên lính trong viện, nhân quen biết với Miêu Thanh, vội tới báo cho Miêu Thanh biết. Miêu Thanh hoảng hồn, không dám mướn khách điếm nữa, mà tới trốn tại nhà một người quen là Lạc Tam. Nhà Lạc Tam cũng đường Sư Tử, ngay sát vách nhà Hàn Đạo Quốc. Vợ Lạc Tam chơi thân với vợ Đạo Quốc là Vương thị. Hai người đi lại rất thân thiết.
Miêu Thanh tới nói hết chuyện với Lạc Tam, Lạc Tam nghe xong bảo.
- Chưa đến nỗi nào, bên cạnh nhà tôi đây là nhà của Hàn đại gia, Hàn đại gia là quản lý của Tây Môn Thiên hộ trong viện Đề hình. Chúng tôi bên này thân thiết với bên đó lắm. Mà Hàn đại gia lại là người thân tình của Tây Môn Thiên hộ. Để tôi thử qua bên đó nói giùm cho huynh xem sao. Miêu Thanh quỳ ngay xuống:
- Nếu tôi vô sự thì ơn này xin báo đền xứng đáng.
Nói xong viết một tấm thϊếp, lấy ra năm chục lạng cùng ít vải lụa, đưa cho Lạc Tam. Lạc Tam bảo vợ đem sang nhờ Vương thị, kể rõ đầu đuôi. Vương thị mừng lắm, thâu nhận lễ vật rồi chờ Tây Môn Khánh.
Tới ngày mười bảy tháng giêng mới thấy Đại An cưỡi ngựa đi ngang nhà, Vương thị vội chạy ra gọi lại hỏi:
- Chú đi đâu vậy?
Đại An đáp:
- Tôi mới đem lễ vật lên phủ Đông Bình trở về đây.
Vương thị hỏi:
- Liệu hôm nay gia gia có tới đây không?
Đại An đáp:
- Tôi cũng không biết, nhưng giờ này chắc gia gia đang ở Vương thị mời Đại An vào nhà, nói lại chuyện Miêu Thanh rồi lại đưa tấm thϊếp của Miêu Thanh cho Đại An coi. Đại An nói.
- Tẩu tẩu lãnh vụ này làm gì? Đừng có coi thường. Hồi này khó khăn lắm chứ không như trước đâu, tôi không dám dính dấp gì về vụ này.
Vương Thị bảo:
- Có ai bắt chú em dính dấp vào đâu, chỉ xin chú em mời giùm gia gia tới đây thôi, gia gia tới đây thì tôi xin tặng chú em hai chục lạng, còn gia gia có chịu giúp không thì mặc tôi với gia gia.
Đại An nói:
- Nếu vậy thì được, nhưng xin tẩu tẩu nhớ giữ lời giùm cho mới được.
Vương thị cười:
- Cái thằng thật khôn giàn trời muốn ăn hết lại chẳng muốn đào giun. Ngồi đó đi, để tôi kiếm cái gì cho mà ăn.
Nói xong đem ít đồ ăn lên mời Đại An uống rượu. Đại An bảo:
- Uống rượu mặt đỏ lên rồi gia gia hỏi làm sao mà nói?
Vương thị cười:
- Sợ gì, chú em cứ nói là ghé ngang đây được ta mời vài chung không được sao?
Đại An ăn uống một hồi rồi cáo từ. Vương thị dặn:
- Trăm sự nhờ chú em đó, nhớ thưa với gia gia là tôi đang chờ đấy.
Đại An gật đầu lên ngựa.
Đại An về tới nhà thì Tây Môn Khánh đang ngủ. Lát sau thức dậy ngồi uống trà trong thư phòng thì thấy Đại An vào thưa:
- Lúc nãy trên đường về, tôi bị Hàn tẩu tẩu gọi lại, nhờ tôi mời gia gia tới ngay, Hàn tẩu tẩu có chuyện quan trọng muốn thưa.
Tây Môn Khánh bảo:
- Chuyện gì vậy? À mà thôi, tao biết rồi.
Nói xong mặc áo đội mũ định đi. Nhưng chưa kịp đi thì có Lưu Học quan tới mượn tiền. Tây Môn Khánh cho Lưu Học quan vay tiền xong, mới lên ngựa tới nhà Vương thị, có Đại An và Cầm Đồng đi theo.
Vương thị đang sai Phùng lão mua đồ ăn làm tiệc thì Tây Môn Khánh bảo Cầm Đồng dẫn ngựa đi, Đại An đóng cổng lại rồi ngồi xuống. Vương thị đem trà ra, chưa dám nói vào chuyện, chỉ thưa:
- Tôi nghe nói gia gia và Đại nương đã tính chuyện hôn nhân cho ca nhi rồi, chắc là gia gia vui lắm phải không? Tây Môn Khánh bảo:
- Cũng là do Ngô Đại cữu mẫu mai mối nên chuyện mới thành. Bên Kiều thân gia thì cũng chỉ có một con gái mà thôi. Xét cho kỹ thì nhà họ Kiều đối với tôi không xứng, nhưng chuyện đã xong rồi thì thôi.
Vương thị bảo:
- Kể ra thì kết thân với nhà họ Kiều cũng được, chỉ hiềm là nhà đó không có chức tước gì mà quan nhân bây giờ đang là một vị quan.
Tây Môn Khánh bảo:
- Thì cũng chính vì chỗ đó.
Hai người nói vài câu nữa thì Vương thị bảo:
- Gia gia ngồi ngoài này sợ lạnh, xin mời vào trong.
Nói xong dắt tay Tây Môn Khánh vào phòng trong, nơi đây tiệc rượu đã dọn sẵn, có lò sưởi ở bên cạnh. Tây Môn Khánh ngồi xuống, Vương thị nói:
- Sở dĩ hôm nay mời gia gia tới đây là có chuyện này...
Vừa nói vừa đưa tấm thϊếp của Miêu Thanh ra, kể hết sự tình rồi nói thêm:
- Tên Miêu Thanh này không dính dấp gì tới vụ cướp, hắn chỉ xin gia gia gạt tên hắn ra khỏi vụ này mà thôi, được như vậy hắn sẽ đền ơn. Hắn cũng nhờ vợ Lạc Tam ở cạnh đây đem lễ vật sang biếu tôi, nhờ tôi nói lại với gia gia. Hắn là người quen thân của Lạc Tam.
Tây Môn Khánh đọc tấm thϊếp xong hỏi:
- Hắn tặng cho nàng bao nhiêu?
Vương thị đem năm chục lạng ra đưa cho Tây Môn Khánh coi rồi nói:
- Hắn nói là xong việc hắn còn biếu tôi thêm nữa.
Tây Môn Khánh cười:
- Nhận những thứ này làm gì? Nàng không biết đâu, tên Miêu Thanh này là gia nhân của Miêu viên ngoại ở Dương Châu, nó mưu với hai tên cướp để gϊếŧ chủ và chia tiền của. Nhưng mới đây một tên gia nhân của Miêu viên ngoại nhận diện, hai tên cướp đó bị bắt tại viện Đề hình và đã khai hết cả rồi. Tên Miêu Thanh này mà bị bắt thì chỉ có tội lăng trì mà thôi, còn hai tên cướp kia thì chắc là bị chém. Hai tên đó khai rằng hiện tên Miêu Thanh có tới hai ngàn lạng bạc, vậy mà nó đem có bấy nhiêu đây thì coi sao được, sao nàng không mau đem trả nó cho rồi.
Vương thị bèn đem bạc sang trả cho vợ Lạc Tam rồi thuật lại lời Tây Môn Khánh là hiện Miêu Thanh có tới hai ngàn lạng, mà sao chỉ chịu bỏ ra có năm chục lạng để chạy tội.
Vợ Lạc Tam nói lại, Miêu Thanh nghe xong toát mồ hôi, bèn nói với Lạc Tam rằng:
- Thật ra thì tôi có khoảng hai ngàn lạng, nhưng lại là hàng hóa vật dụng chứ không phải bạc mặt, giờ làm sao? Hay là dốc hết ra mà cứu lấy mạng vậy.
Lạc Tam nói:
- Kể ra vụ này cũng khó, ít nhất huynh cũng phải bỏ ra cả ngàn lạng để nhờ Tây Môn Thiên hộ lo cho, lại còn phải lo cho các chức việc lớn nhỏ khác nữa chứ.
Miêu Thanh nhăn nhó:
- Nhưng vật dụng hàng hóa tôi đã bán được đâu.
Đoạn quay sang nói với vợ Lạc Tam:
- Hay là thế này, nhờ tẩu tẩu qua nói với Hàn đại tẩu rằng nhờ thưa lại với quan nhân, nếu quan nhân chịu nhận hàng hóa thì tôi xin trao khoảng một ngàn lạng bạc hàng hóa, còn không thì để cho tôi vài ba ngày nữa, tôi bán hàng hóa đi sẽ thân đem tới đưa bạc mặt cho quan nhân.
Vợ Lạc Tam sang nói với Vương thị, Vương thị vào phòng nói lại với Tây Môn Khánh. Tây Môn Khánh bảo:
- Được rồi, cho nó vài ngày để lo tiền...
Vương thị trở ra nói với vợ Lạc Tam. Miêu Thanh thấy vậy cũng yên tâm.
Tây Môn Khánh ăn uống qua loa rồi sai Đại An gọi Cầm Đồng dắt ngựa tới, chủ tớ về nhà.
Hôm sau Tây Môn Khánh ra viện tìm đủ cách trì hoãn vụ Miêu Thanh.
Trong khi đó Miêu Thanh và Lạc Tam gọi người vận hàng tìm ra mối bán hết cộng được một ngàn bảy trăm lạng, bèn đưa thêm cho Vương thị năm chục lạng nữa và mấy xấp lụa quý, nhờ nói thêm giùm.
Tối mười chín, Miêu Thanh đem một con lợn quay một vò rượu lớn và một ngàn lạng tới biếu Tây Môn Khánh. Các gia nhân thân tín của Tây Môn Khánh, Thư Đồng, Đại An được mỗi đứa mười lạng. Riêng Đại An còn được Vương thị tặng hai chục lạng nữa.
Tây Môn Khánh sai gia nhân gọi Miêu Thanh vào phòng khách trong hoa viên, không cho thắp đèn, chỉ có ánh trăng soi lò mờ. Miêu Thanh sụp lạy nói:
- Tiểu nhân mong lão gia ban ơn cứu cho thì kết cỏ ngậm vành báo đáp.
Tây Môn Khánh bảo:
- Sự tình của ngươi như thế nào ngươi biết rồi đấy, hai tên cướp đã khai hết cả, ngươi mà tới cửa quan thì làm sao thoát khỏi tội lăng trì, nhưng ngươi đã biết đến ta, nhờ người tới nói thì ta cũng gắng cứu tội chết cho ngươi. Số bạc này không phải một mình ta đâu, ta chỉ lấy một nửa, còn một nửa thì để tặng cho vị Đề hình. Nhưng ngươi không nên ở lâu, mà phải về ngay, à mà ngươi ở Dương Châu, nhưng ở khúc nào?
Miêu Thanh đáp:
- Tiểu nhân ở ngay trong thành.
Tây Môn Khánh sai gia nhân đem trà ra cho Miêu Thanh uống. Miêu Thanh đứng ở dưới gốc tùng mà uống trà, uống xong thì lạy tạ mà cáo từ. Tây Môn Khánh gọi lại hỏi:
- Ngươi đã lo cho mấy đứa gia nhân của ta chưa?
Miêu Thanh đáp:
- Tiểu nhân đã lo chu đáo cả rồi.
Tây Môn Khánh bảo:
- Nếu vậy thì ngươi nên về nhà ngay đi.
Nói xong sai gia nhân đưa Miêu Thanh ra cổng Miêu Thanh về nhà Lạc Tam lo thu xếp hành lý, trong người còn một trăm năm chục lạng, bèn tặng cho vợ chồng Lạc Tam năm chục lạng và mấy xấp lụa còn thừa, rồi canh năm hôm sau lên đường về Dương Châu sớm.
Hôm sau, khi tan việc, Hạ Đề hình và Tây Môn Khánh cùng cưỡi ngựa ra khỏi cổng viện. Hai người sóng ngựa cùng đi, tới ngã ba, Hạ Đề hình định cáo từ thì Tây Môn Khánh nói:
- Nếu quan anh không chê thì xin mời ghé tệ xá có chuyện muốn thưa.
Nói xong dẫn Hạ Đề hình về nhà, mời vào thư phòng uống trà, trong khi đó Đại An và Thư Đồng bày bàn dọn tiệc ngoài đại sảnh.
Hạ Đề hình ngồi xuống nói:
- Thật làm phiền quan anh quá.
Tây Môn Khánh nói:
- Sao quan anh lại dạy như vậy?
Nói xong mời Hạ Đề hình dùng trà. Qúa vài tuần trà, Tây Môn Khánh mời Hạ Đề hình trở ra đại sảnh nhập tiệc. Gia nhân rót rượu, Tây Môn Khánh tự tay nâng mời. Sau mấy tuần rượu, Tây Môn Khánh mở lời:
- Tên Miêu Thanh hôm qua có nhờ người tới khẩn khoản cầu lụy tôi, lại đã mang lễ vật tới đây, nhưng tôi không dám tự chuyên, cho nên hôm nay phải thỉnh quan anh tới đây để thưa chuyện.
Nói xong cho xếp lễ vật ra. Hạ Đề hình nhìn mâm lễ vật rồi hỏi:
- Bây giờ theo quan anh thì mình tính thế nào?
Tây Môn Khánh đáp:
- Theo tôi thì ngày mai chúng mình đăng đường, cứ cho tạm giam hai tên cướp lại một chỗ, đừng đả động gì tới tên Miêu Thanh hết, còn tên gia nhân An Đồng nguyên cáo thì cho nó ra ngoài, bảo là bao giờ tìm được thi hài Thiên Tú lúc đó sẽ xét. Lễ này tôi sẽ cho gia nhân đem tới quý phủ.
Hạ Đề hình vờ nói:
- Quan anh tính vậy cũng gọn, nhưng lễ này là đưa tới quan anh, tôi đâu dám nhận.
Hai bên khiêm nhượng một hồi, Tây Môn Khánh mới đem mâm lễ vật chia đều làm hai phần, sai bỏ một nửa là năm trăm lạng vào một cái quả. Hạ Đề hình đứng dậy vái tạ, đoạn nói:
- Quan anh đã có lòng yêu như vậy, tôi thật không dám từ chối, sợ phụ lòng quan anh, nhưng quả là làm quan anh phí tâm nhiều lắm.
Nói xong ngồi xuống tiếp tục ăn uống. Lát sau thì cáo từ mà về. Tây Môn Khánh sai Đại An và hai tên lính hầu đem quả đựng bạc theo Hạ Đề hình về nhà. Hạ Đề hình nhận bạc xông thưởng cho Đại An hai lạng và hai tên lính mỗi đứa bốn tiền. Hôm sau Hạ Đề hình và Tây Môn Khánh cùng đăng đường. Đám thư lại đã bị Lạc Tam mua chuộc hết, biết ý dẫn Trần Tam và Ông Bát ra. Hai tên cướp lại giữ nguyên lời khai cũ và đổ tội cho Miêu Thanh.
Tây Môn Khánh nổi giận đập bàn quát:
- Bay đâu, cho hai đứa này nó nếm cực hình ta coi. Hai đứa bay bao lâu nay giả danh lương thiện để lộng hành trên sông nước, gϊếŧ người cướp của không biết gớm tay. Hiện có tên gia nhân đây làm chứng, khai rằng chính tay hai đứa bay đã cầm dao chém gϊếŧ Miêu Thiên Tú, đạp xác xuống sông, lại dùng gậy đánh nó ngất đi mà ngã xuống nước. Áo của Thiên Tú chúng bay đang mặc cũng là bằng chứng, tại sao chúng bay lại đổ cho người khác?
Đoạn quay lại hỏi An Đồng:
- Hai đứa này, đứa nào chém chết chủ ngươi? Đứa nào đánh ngươi ngã xuống sông?
An Đồng đáp:
- Vào khoảng canh ba đêm đó, đầu tiên là Miêu Thanh kêu lên có cướp, gia chủ tôi chui ra khỏi khoang thuyền để coi thì bị chính tên Trần Tam kia vung đao chém chết, tên Ông Bát đạp xác gia chủ tôi xuống sông rồi đánh tôi một côn ngã xuống nước, nhờ đó mà tôi thoát chết. Do đó tôi không biết Miêu Thanh về sau thế nào.
Tây Môn Khánh quát:
- Lời khai của tên An Đồng đây rõ ràng là sự thật chúng bay còn cãi vào đâu, còn đổ cho ai?
Nói xong sai đánh mỗi tên ba chục trượng, quần áo tả tơi máu rơi thịt nát. Số bạc một ngàn lạng còn lại cũng cho tìm được quá nửa, ngoài ra thì đã ăn tiêu xài phí hết.
Hạ Đề hình cho giam hai tên cướp lại rồi làm văn thư trình lên phủ Đông Bình. Viên phủ doãn Hồ Sư Văn lại là chỗ thân gia với Tây Môn Khánh nên cứ theo tội trạng trong văn thư mà ghép Trần Tam và Ông Bát vào tội chém. Còn An Đồng thì được ở ngoài chờ.
An Đồng tức quá, tìm lên phủ Khai Phong, tới nhà anh họ ThiênTú là Thông phán họ Miêu kể hết sự tình, rồi nói thêm:
- Miêu Thanh đút lót quan Đề hình và quan Thiên hộ nên được miễn tố, như vậy thì oan cừu của chủ tôi ngày nào mới báo được Miêu Thông phán giận lắm, đêm đó làm bản cáo trạng gửi tới Tuần án Sơn Đông, tố cáo Tây Môn Khánh.
Thật là:
Thiện ác xưa nay chuyện vẫn rành.
Cát hung họa phúc vẫn phân minh.
Bình sinh xa lánh điều gian ác,.
Đâu phải ban đêm ngủ giật mình.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.