Chương 134: Quyển 129 Xxx. Phẩm So Sánh Công Đức 27
Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
14/08/2021
Lại nữa, Bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… muốn được thường thấy pháp thân, sắc thân, trí tuệ thân v.v… của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện thuyết diệu pháp ở vô số vô biên thế giới trong mười phương, thì nên đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tình tuyên thuyết, truyền bá rộng rãi.
Bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… muốn được thường thấy pháp thân, sắc thân, trí tuệ thân v.v… của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện tại trong cõi Phật này, thì nên đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tình tuyên thuyết, truyền bá rộng rãi.
Bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… muốn được thường thấy pháp thân, sắc thân, trí tuệ thân v.v… của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ba đời trong mười phương, thì nên đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tình tuyên thuyết, truyền bá rộng rãi.
Bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy pháp tánh, đối với các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, tu tùy Phật niệm.
Bạch Thế Tôn! Pháp tánh có hai: Một là hữu vi, hai là vô vi. Những gì gọi là pháp tánh hữu vi? Đó là biết như thật về trí ngã, trí hữu tình, trí dòng sinh mạng, trí sự sanh, trí sự dưỡng, trí sự trưởng thành, trí chủ thể luân hồi, trí người do người sanh, trí ngã tối thắng, trí khả năng làm việc, trí tự thọ quả báo, trí cái biết, trí cái thấy; hoặc trí sắc, trí thọ, trí tưởng, trí hành, trí thức; hoặc trí nhãn xứ, trí nhĩ xứ, trí tỷ xứ, trí thiệt xứ, trí thân xứ, trí ý xứ; hoặc trí sắc xứ, trí thanh xứ, trí hương xứ, trí vị xứ, trí xúc xứ, trí pháp xứ; hoặc trí nhãn giới, trí sắc giới, trí nhãn thức giới, trí nhãn xúc, trí các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc trí nhĩ giới, trí thanh giới, trí nhĩ thức giới, trí nhĩ xúc, trí các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc trí tỷ giới, trí hương giới, trí tỷ thức giới, trí tỷ xúc, trí các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc trí thiệt giới, trí vị giới, trí thiệt thức giới, trí thiệt xúc, trí các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc trí thân giới, trí xúc giới, trí thân thức giới, trí thân xúc, trí các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc trí ý giới, trí pháp giới, trí ý thức giới, trí ý xúc, trí các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc trí địa giới, trí thủy giới, trí hỏa giới, trí phong giới, trí không giới, trí thức giới; hoặc trí vô minh, trí hành, trí thức, trí danh sắc, trí lục xứ, trí xúc, trí thọ, trí ái, trí thủ, trí hữu, trí sanh, trí lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc trí bố thí Ba-la-mật-đa, trí tịnh giới Ba-la-mật-đa, trí an nhẫn Ba-la-mật-đa, trí tinh tấn Ba-la-mật-đa, trí tịnh lự Ba-la-mật-đa, trí Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hoặc trí không nội, trí không ngoại, trí không nội ngoại, trí không không, trí không lớn, trí không thắng nghĩa, trí không hữu vi, trí không vô vi, trí không rốt ráo, trí không không biên giới, trí không tản mạn, trí không không đổi khác, trí không bổn tánh, trí không tự tướng, trí không cộng tướng, trí không tất cả pháp, trí không chẳng thể nắm bắt được, trí không không tánh, trí không tự tánh, trí không không tánh tự tánh; hoặc trí chơn như, trí pháp giới, trí pháp tánh, trí tánh chẳng hư vọng, trí tánh chẳng đổi khác, trí tánh bình đẳng, trí tánh ly sanh, trí định pháp, trí trụ pháp, trí thật tế, trí cảnh giới hư không, trí cảnh giới bất tư nghì; hoặc trí Thánh đế khổ, trí Thánh đế tập, trí Thánh đế diệt, trí Thánh đế đạo; hoặc trí bốn tịnh lự, trí bốn vô lượng, trí bốn định vô sắc; hoặc trí tám giải thoát, trí tám thắng xứ, trí chín định thứ đệ, trí mười biến xứ; hoặc trí bốn niệm trụ, trí bốn chánh đoạn, trí bốn thần túc, trí năm căn, trí năm lực, trí bảy chi đẳng giác, trí tám chi thánh đạo; hoặc trí pháp môn giải thoát không, trí pháp môn giải thoát vô tướng, trí pháp môn giải thoát vô nguyện; hoặc trí năm loại mắt, trí sáu phép thần thông; hoặc trí mười lực của Phật, trí bốn điều không sợ, trí bốn sự hiểu biết thông suốt, trí đại từ, trí đại bi, trí đại hỷ, trí đại xả, trí mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc trí pháp không quên mất, trí tánh luôn luôn xả; hoặc trí trí nhất thiết, trí trí đạo tướng, trí trí nhất thiết tướng; hoặc trí tất cả pháp môn Đà-la-ni, trí tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc trí Dự-lưu, trí Nhất-lai, trí Bất-hoàn, trí A-la-hán; hoặc trí Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, trí Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả; trí Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả; trí A-la-hán hướng, A-la-hán quả; hoặc trí Độc-giác, trí quả vị Độc-giác; hoặc trí đại Bồ-tát, trí hạnh đại Bồ-tát; hoặc trí Tam-miệu-tam Phật-đà, trí quả vị giác ngộ cao tột; hoặc trí pháp thiện, trí pháp bất thiện, trí pháp vô ký; hoặc trí pháp quá khứ, trí pháp vị lai, trí pháp hiện tại; hoặc trí pháp thuộc về dục giới, trí pháp thuộc về sắc giới, trí pháp thuộc về vô sắc giới; hoặc trí pháp học, trí pháp vô học, trí pháp phi học phi vô học; hoặc trí pháp kiến sở đoạn, trí pháp tu sở đoạn, trí pháp phi sở đoạn; hoặc trí pháp hữu sắc, trí pháp vô sắc, hoặc trí pháp hữu kiến, trí pháp vô kiến; hoặc trí pháp hữu đối, trí pháp vô đối; hoặc trí pháp hữu lậu, trí pháp vô lậu; hoặc trí pháp hữu vi, trí pháp vô vi; hoặc trí pháp hữu tội, trí pháp vô tội; hoặc trí pháp thế gian, trí pháp xuất thế gian; hoặc trí pháp tạp nhiễm, trí pháp thanh tịnh. Vô lượng các loại trí như vậy đều gọi là pháp tánh hữu vi.
Những gì gọi là pháp tánh vô vi? Đó là tất cả pháp không sanh, không diệt, không trụ, không dị, không nhiễm, không tịnh, không tăng, không giảm, không tướng, không tạo tác, không tánh tự tánh. Những gì là tự tánh không tánh? Đó là không có tánh ngã, không có tánh hữu tình, không có tánh dòng sinh mạng, không có tánh sự sanh, không có tánh sự dưỡng, không có tánh sự trưởng thành, không có tánh chủ thể luân hồi, không có tánh người do người sanh, không có tánh ngã tối thắng, không có tánh khả năng làm việc, không có tánh tự thọ quả báo, không có tánh cái biết, không có tánh cái thấy; hoặc không có tánh sắc, không có tánh thọ, tưởng, hành, thức; hoặc không có tánh nhãn xứ, không có tánh nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; hoặc không có tánh sắc xứ, không có tánh thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; hoặc không có tánh nhãn giới, không có tánh sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc không có tánh nhĩ giới, không có tánh thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc không có tánh tỷ giới, không có tánh hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc không có tánh thiệt giới, không có tánh vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc không có tánh thân giới, không có tánh xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc không có tánh ý giới, không có tánh pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc không có tánh địa giới, không có tánh thủy, hỏa, phong, không, thức giới; hoặc không có tánh vô minh, không có tánh hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc không có tánh bố thí Ba-la-mật-đa, không có tánh tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hoặc không có tánh pháp không nội, không có tánh pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; hoặc không có tánh chơn như, không có tánh pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; hoặc không có tánh Thánh đế khổ, không có tánh Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc không có tánh bốn tịnh lự, không có tánh bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc không có tánh tám giải thoát, không có tánh tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc không có tánh bốn niệm trụ, không có tánh bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc không có tánh pháp môn giải thoát không, không có tánh pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện; hoặc không có tánh năm loại mắt, không có tánh sáu phép thần thông; hoặc không có tánh mười lực của Phật, không có tánh bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc không có tánh pháp không quên mất, không có tánh tánh luôn luôn xả; hoặc không có tánh trí nhất thiết, không có tánh trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc không có tánh tất cả pháp môn Đà-la-ni, không có tánh tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc không có tánh Dự-lưu, không có tánh Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; hoặc không có tánh Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, không có tánh Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả; hoặc không có tánh Độc-giác, không có tánh quả vị Độc-giác; hoặc không có tánh đại Bồ-tát; hoặc không có tánh hạnh đại Bồ-tát; hoặc không có tánh Tam-miệu-tam Phật-đà, không có tánh quả vị giác ngộ cao tột; hoặc không có tánh pháp thiện, không có tánh pháp bất thiện, pháp vô ký; hoặc không có tánh pháp quá khứ, không có tánh pháp vị lai, hiện tại; hoặc không có tánh pháp thuộc dục giới, không có tánh pháp thuộc sắc giới, không có tánh pháp thuộc vô sắc giới; hoặc không có tánh pháp học, không có tánh pháp vô học, phi học phi vô học; hoặc không có tánh pháp kiến sở đoạn, không có tánh pháp tu sở đoạn, phi sở đoạn; hoặc không có tánh pháp hữu sắc, không có tánh pháp vô sắc; hoặc không có tánh pháp hữu kiến, không có tánh pháp vô kiến; hoặc không có tánh pháp hữu đối, không có tánh pháp vô đối; hoặc không có tánh pháp hữu lậu, không có tánh pháp vô lậu; hoặc không có tánh pháp hữu vi, không có tánh pháp vô vi; hoặc không có tánh pháp hữu tội, không có tánh pháp vô tội; hoặc không có tánh pháp thế gian, không có tánh pháp xuất thế gian; hoặc không có tánh pháp tạp nhiễm, không có tánh pháp thanh tịnh. Không có vô lượng các loại tánh như vậy, không không sở hữu, không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết, không hiểu, không biết, như vậy gọi là tự tánh không tánh. Các pháp tự tánh không tánh như vậy đều gọi là pháp tánh vô vi.
Lúc bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích: Đúng vậy! Đúng vậy! Như ông đã nói. Này Kiều Thi Ca! Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở quá khứ đều do Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, đã chứng quả vị giác ngộ cao tột. Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở vị lai đều do Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, sẽ chứng quả vị giác ngộ cao tột. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện tại, ở vô lượng vô số vô biên thế giới trong mười phương, đều do Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế đang chứng quả vị giác ngộ cao tột.
Này Kiều Thi Ca! Đệ tử Thanh-văn của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong quá khứ cũng do Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế đã chứng đắc quả Dự-lưu, đã chứng đắc quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán. Đệ tử Thanh-văn của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở vị lai cũng do Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, sẽ chứng đắc quả Dự-lưu, sẽ chứng đắc quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán. Đệ tử Thanh-văn của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện tại ở vô lượng, vô biên thế giới trong mười phương cũng do Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, đang chứng đắc quả Dự-lưu, đang chứng đắc quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.
Này Kiều Thi Ca! Độc-giác trong quá khứ cũng do Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế đã chứng quả vị Độc-giác. Độc-giác ở vị lai cũng do Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế sẽ chứng quả vị Độc-giác. Độc-giác hiện tại cũng do Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế đang chứng quả vị Độc-giác. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế trong tạng bí mật, đã rộng nói pháp tương ưng Ba-thừa. Nhưng vì pháp đã nói là lấy vô sở đắc làm phương tiện, vô tánh, vô tướng làm phương tiện, vô sanh, vô diệt làm phương tiện, vô nhiễm, vô tịnh làm phương tiện, vô tạo, vô tác làm phương tiện, vô nhập, vô xuất làm phương tiện, vô tăng, vô giảm làm phương tiện, vô thủ, vô xả làm phương tiện. Nên đã nói như vậy là do thế tục, chẳng phải thắng nghĩa. Vì sao? Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, chẳng phải là Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải là chẳng phải Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải bờ bên này, chẳng phải bờ bên kia, chẳng phải giữa dòng, chẳng phải đất liền, chẳng phải nước, chẳng phải cao, chẳng phải thấp, chẳng phải bằng phẳng, chẳng phải chẳng bằng phẳng, chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải thế gian, chẳng phải xuất thế gian, chẳng phải hữu lậu, chẳng phải vô lậu, chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi, chẳng phải hữu tội, chẳng phải vô tội, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, chẳng phải thiện, chẳng phải bất thiện, chẳng phải vô ký, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại, chẳng phải thuộc dục giới, chẳng phải thuộc sắc giới, chẳng phải thuộc vô sắc giới, chẳng phải học, chẳng phải vô học, chẳng phải là chẳng phải học, chẳng phải là chẳng phải vô học, chẳng phải kiến sở đoạn, chẳng phải tu sở đoạn, chẳng phải là chẳng phải sở đoạn, chẳng phải hữu, chẳng phải không, chẳng phải cảnh, chẳng phải trí.
Này Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế chẳng cùng pháp chư Phật, chẳng cùng pháp Bồ-tát, chẳng cùng pháp Độc-giác, chẳng cùng pháp Dự-lưu, chẳng cùng pháp Nhất-lai, chẳng cùng pháp Bất-hoàn, chẳng cùng pháp A-la-hán, chẳng bỏ pháp phàm phu.
Khi ấy, trời Đế Thích lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa lớn, là Ba-la-mật-đa vô thượng, là Ba-la-mật-đa không gì bằng.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, tuy biết sự sai biệt về tâm hành cảnh giới của tất cả hữu tình nhưng chẳng đắc ngã, chẳng đắc hữu tình, dòng sinh mạng, sự sanh, sự dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, người do người sanh, ngã tối thắng, khả năng làm việc, khả năng khiến người làm việc, tự thọ quả báo, cái biết, cái thấy. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc sắc, chẳng đắc thọ, tưởng, hành, thức. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc nhãn xứ, chẳng đắc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc sắc xứ, chẳng đắc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc nhãn giới, chẳng đắc sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc nhĩ giới, chẳng đắc thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc tỷ giới, chẳng đắc hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc thiệt giới, chẳng đắc vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc thân giới, chẳng đắc xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc ý giới, chẳng đắc pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc địa giới, chẳng đắc thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc vô minh, chẳng đắc hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng đắc tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc pháp không nội, chẳng đắc pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc chơn như, chẳng đắc pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc Thánh đế khổ, chẳng đắc Thánh đế tập, diệt, đạo. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc bốn tịnh lự, chẳng đắc bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc tám giải thoát, chẳng đắc tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc bốn niệm trụ, chẳng đắc bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc pháp môn giải thoát không, chẳng đắc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc năm loại mắt, chẳng đắc sáu phép thần thông. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc mười lực của Phật, chẳng đắc bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc pháp không quên mất, chẳng đắc tánh luôn luôn xả. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc trí nhất thiết, chẳng đắc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng đắc tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc Dự-lưu, chẳng đắc Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng đắc Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc Độc-giác, chẳng đắc quả vị Độc-giác. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc đại Bồ-tát, chẳng đắc pháp đại Bồ-tát. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc Tam-miệu-tam Phật-đà, chẳng đắc pháp Tam-miệu-tam Phật-đà. Vì sao? Vì chẳng phải Bát-nhã-ba-la-mật-đa này do có sở đắc mà hiện tiền. Vì sao? Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm hoàn toàn không có tự tánh, cũng chẳng thể nắm bắt được; năng đắc, sở đắc và hai chỗ nương là tánh, tướng đều không, chẳng thể nắm bắt được.
Lúc bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Vì sao? Này Kiều Thi Ca! Vì Đại Bồ-tát lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu hành lâu dài Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm, còn chẳng đắc Bồ-đề và Tát-đỏa, huống là đắc đại Bồ-tát. Đại Bồ-tát này đã chẳng thể nắm bắt được, thì đâu đắc pháp đại Bồ-tát. Bồ-tát cùng pháp còn chẳng thể nắm bắt được, huống là đắc chư Phật và pháp của chư Phật!
Khi ấy, trời Đế Thích lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát chỉ tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa hay cũng còn tu hành năm Ba-la-mật-đa khác?
Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu hành đầy đủ sáu phép Ba-la-mật-đa. Khi tu hành bố thí chẳng đắc người cho, chẳng đắc kẻ nhận, chẳng đắc sự cho và vật cho. Khi tu hành tịnh giới, chẳng đắc tịnh giới, chẳng đắc ác giới, chẳng đắc người giữ tịnh giới. Khi tu hành an nhẫn, chẳng đắc an nhẫn, chẳng đắc sự nóng giận, chẳng đắc người tu hành an nhẫn. Khi tu hành tinh tấn, chẳng đắc tinh tấn, chẳng đắc giải đãi, chẳng đắc người tu hành tinh tấn. Khi tu hành tịnh lự, chẳng đắc tịnh lự, chẳng đắc tán loạn, chẳng đắc người tu hành tịnh lự. Khi tu hành Bát-nhã, chẳng đắc Bát-nhã, chẳng đắc ác tuệ, chẳng đắc người tu hành Bát-nhã.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm của đại Bồ-tát là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn, tu tập tất cả Ba-la-mật-đa khiến mau viên mãn. Đại Bồ-tát ấy khi tu hành bố thí, thì Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn, đã tu bố thí Ba-la-mật-đa không chấp trước thì mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy khi tu hành tịnh giới, thì Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn; đã tu tịnh giới Ba-la-mật-đa không chấp trước thì mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy khi tu hành an nhẫn, thì Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn; đã tu an nhẫn Ba-la-mật-đa không chấp trước thì mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy khi tu hành tinh tấn, thì Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn; đã tu tinh tấn Ba-la-mật-đa không chấp trước thì mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy khi tu hành tịnh lự, thì Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn; đã tu tịnh lự Ba-la-mật-đa không chấp trước thì mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy khi tu hành Bát-nhã, thì Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn; đã tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa không chấp trước thì mau được viên mãn.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa không chấp trước, khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với sắc, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với thọ, tưởng, hành, thức, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu hành mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với nhãn xứ, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với sắc xứ, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với nhãn giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với nhĩ giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với tỷ giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với thiệt giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với thân giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với ý giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với địa giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với vô minh, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với pháp không nội, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với chơn như, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với Thánh đế khổ, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với bố thí Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với bốn tịnh lự, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với tám giải thoát, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với bốn niệm trụ, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với pháp môn giải thoát không, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với năm loại mắt, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với sáu phép thần thông, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với mười lực của Phật, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với pháp không quên mất, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với tánh luôn luôn xả, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với trí nhất thiết, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với với tất cả pháp môn Tam-ma-địa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với Dự-lưu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán , lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với Độc-giác, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với quả vị Độc-giác, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với đại Bồ-tát, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với hạnh đại Bồ-tát, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với Tam-miệu-tam Phật-đà, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với quả vị giác ngộ cao tột, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.
Này Kiều Thi Ca! Như ở châu Thiệm Bộ có các thứ cây, mà cành, nhánh, thân, gốc, hoa, lá, quả, hạt, tuy có đủ loại hình sắc chẳng đồng nhưng bóng của nó hoàn toàn không sai khác. Như vậy, bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tuy mỗi pháp có sự sai khác, nhưng vì do Bát-nhã-ba-la-mật-đa nhiếp thọ, hồi hướng trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên cũng không có sự sai khác.
Lúc bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế thành tựu công đức quảng đại thù thắng; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế thành tựu tất cả công đức thù thắng; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế thành tựu công đức thù thắng vô lượng; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế thành tựu công đức thù thắng viên mãn; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế thành tựu công đức thù thắng vô biên; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế thành tựu công đức thù thắng vô đối; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế thành tựu công đức thù thắng vô tận; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế thành tựu công đức thù thắng vô giới hạn; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế thành tựu công đức thù thắng không gì bằng; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, thành tựu công đức thù thắng khó nghĩ bàn; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế thành tựu công đức thù thắng chẳng thể nói hết.
Bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… sao chép Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, trang trí bằng các vật báu, dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v… tuyệt diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quí, kỹ nhạc, đèn sáng, hết cả vật sở hữu, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, y theo kinh nói, như lý tư duy; hoặc có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… sao chép Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, biếu cho kẻ khác thọ trì, khiến cho truyền bá rộng rãi thì hai loại phước này, loại nào nhiều hơn?
Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Ta hỏi lại ngươi, tùy theo ý ngươi mà trả lời: Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… thỉnh được Xá-lợi Phật, chứa trong hòm quí, tôn trí chỗ cao nhất, lại đem vô lượng tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v… tuyệt diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quí, kỹ nhạc, đèn sáng, hết cả vật sở hữu, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; hoặc có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… thỉnh được Xá-lợi Phật, phân ra biếu cho người khác, nhiều như hạt cải, khiến họ kính thọ, như pháp mà tôn trí; lại dùng vô lượng tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v… tuyệt diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quí, kỹ nhạc, đèn sáng hết cả vật sở hữu, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, thì theo ý ông thế nào? Hai loại phước trước, sau như vậy, loại nào nhiều hơn?
Trời Đế Thích bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Như con hiểu nghĩa pháp mà Phật đã nói, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… thỉnh được Xá-lợi Phật, chứa trong hòm quí, tôn trí nơi cao nhất, lại đem vô lượng tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v… tuyệt diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quí, kỹ nhạc, đèn sáng, hết cả vật sở hữu, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; hoặc có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… thỉnh được Xá-lợi Phật, phân chia biếu tặng cho người khác nhiều như hạt cải, khiến họ kính thọ, như pháp mà tôn trí; lại dùng vô lượng tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v… tuyệt diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quí, kỹ nhạc, đèn sáng, hết cả vật sở hữu, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen thì trong hai loại phước này, loại sau nhiều hơn. Vì sao? Vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, vốn lấy đại bi quán sát các loại hữu tình, nên đối với kẻ qui kính cúng dường chỗ tôn trí Xá-lợi Phật, thì được cứu độ. Ngài dùng sức định Kim-cang-dụ nghiền nát thân Kim-cang nhỏ như hạt cải, lại dùng thần lực đại bi sâu rộng gia trì Xá-lợi Phật ấy, khiến sau khi Như Lai nhập Niết-bàn, ai có được một hạt nhỏ như hạt cải, dùng các thứ lễ vật cúng dường thì phước ấy vô biên: Ở trong cõi trời, người thọ hưởng các thú vui mầu nhiệm, cho đến sau cùng được thoát hết khổ. Cho nên, người biếu tặng Xá-lợi cho kẻ khác, phước ấy rất nhiều.
Bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… muốn được thường thấy pháp thân, sắc thân, trí tuệ thân v.v… của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện tại trong cõi Phật này, thì nên đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tình tuyên thuyết, truyền bá rộng rãi.
Bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… muốn được thường thấy pháp thân, sắc thân, trí tuệ thân v.v… của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ba đời trong mười phương, thì nên đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy, vì các hữu tình tuyên thuyết, truyền bá rộng rãi.
Bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì nên lấy pháp tánh, đối với các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, tu tùy Phật niệm.
Bạch Thế Tôn! Pháp tánh có hai: Một là hữu vi, hai là vô vi. Những gì gọi là pháp tánh hữu vi? Đó là biết như thật về trí ngã, trí hữu tình, trí dòng sinh mạng, trí sự sanh, trí sự dưỡng, trí sự trưởng thành, trí chủ thể luân hồi, trí người do người sanh, trí ngã tối thắng, trí khả năng làm việc, trí tự thọ quả báo, trí cái biết, trí cái thấy; hoặc trí sắc, trí thọ, trí tưởng, trí hành, trí thức; hoặc trí nhãn xứ, trí nhĩ xứ, trí tỷ xứ, trí thiệt xứ, trí thân xứ, trí ý xứ; hoặc trí sắc xứ, trí thanh xứ, trí hương xứ, trí vị xứ, trí xúc xứ, trí pháp xứ; hoặc trí nhãn giới, trí sắc giới, trí nhãn thức giới, trí nhãn xúc, trí các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc trí nhĩ giới, trí thanh giới, trí nhĩ thức giới, trí nhĩ xúc, trí các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc trí tỷ giới, trí hương giới, trí tỷ thức giới, trí tỷ xúc, trí các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc trí thiệt giới, trí vị giới, trí thiệt thức giới, trí thiệt xúc, trí các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc trí thân giới, trí xúc giới, trí thân thức giới, trí thân xúc, trí các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc trí ý giới, trí pháp giới, trí ý thức giới, trí ý xúc, trí các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc trí địa giới, trí thủy giới, trí hỏa giới, trí phong giới, trí không giới, trí thức giới; hoặc trí vô minh, trí hành, trí thức, trí danh sắc, trí lục xứ, trí xúc, trí thọ, trí ái, trí thủ, trí hữu, trí sanh, trí lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc trí bố thí Ba-la-mật-đa, trí tịnh giới Ba-la-mật-đa, trí an nhẫn Ba-la-mật-đa, trí tinh tấn Ba-la-mật-đa, trí tịnh lự Ba-la-mật-đa, trí Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hoặc trí không nội, trí không ngoại, trí không nội ngoại, trí không không, trí không lớn, trí không thắng nghĩa, trí không hữu vi, trí không vô vi, trí không rốt ráo, trí không không biên giới, trí không tản mạn, trí không không đổi khác, trí không bổn tánh, trí không tự tướng, trí không cộng tướng, trí không tất cả pháp, trí không chẳng thể nắm bắt được, trí không không tánh, trí không tự tánh, trí không không tánh tự tánh; hoặc trí chơn như, trí pháp giới, trí pháp tánh, trí tánh chẳng hư vọng, trí tánh chẳng đổi khác, trí tánh bình đẳng, trí tánh ly sanh, trí định pháp, trí trụ pháp, trí thật tế, trí cảnh giới hư không, trí cảnh giới bất tư nghì; hoặc trí Thánh đế khổ, trí Thánh đế tập, trí Thánh đế diệt, trí Thánh đế đạo; hoặc trí bốn tịnh lự, trí bốn vô lượng, trí bốn định vô sắc; hoặc trí tám giải thoát, trí tám thắng xứ, trí chín định thứ đệ, trí mười biến xứ; hoặc trí bốn niệm trụ, trí bốn chánh đoạn, trí bốn thần túc, trí năm căn, trí năm lực, trí bảy chi đẳng giác, trí tám chi thánh đạo; hoặc trí pháp môn giải thoát không, trí pháp môn giải thoát vô tướng, trí pháp môn giải thoát vô nguyện; hoặc trí năm loại mắt, trí sáu phép thần thông; hoặc trí mười lực của Phật, trí bốn điều không sợ, trí bốn sự hiểu biết thông suốt, trí đại từ, trí đại bi, trí đại hỷ, trí đại xả, trí mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc trí pháp không quên mất, trí tánh luôn luôn xả; hoặc trí trí nhất thiết, trí trí đạo tướng, trí trí nhất thiết tướng; hoặc trí tất cả pháp môn Đà-la-ni, trí tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc trí Dự-lưu, trí Nhất-lai, trí Bất-hoàn, trí A-la-hán; hoặc trí Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, trí Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả; trí Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả; trí A-la-hán hướng, A-la-hán quả; hoặc trí Độc-giác, trí quả vị Độc-giác; hoặc trí đại Bồ-tát, trí hạnh đại Bồ-tát; hoặc trí Tam-miệu-tam Phật-đà, trí quả vị giác ngộ cao tột; hoặc trí pháp thiện, trí pháp bất thiện, trí pháp vô ký; hoặc trí pháp quá khứ, trí pháp vị lai, trí pháp hiện tại; hoặc trí pháp thuộc về dục giới, trí pháp thuộc về sắc giới, trí pháp thuộc về vô sắc giới; hoặc trí pháp học, trí pháp vô học, trí pháp phi học phi vô học; hoặc trí pháp kiến sở đoạn, trí pháp tu sở đoạn, trí pháp phi sở đoạn; hoặc trí pháp hữu sắc, trí pháp vô sắc, hoặc trí pháp hữu kiến, trí pháp vô kiến; hoặc trí pháp hữu đối, trí pháp vô đối; hoặc trí pháp hữu lậu, trí pháp vô lậu; hoặc trí pháp hữu vi, trí pháp vô vi; hoặc trí pháp hữu tội, trí pháp vô tội; hoặc trí pháp thế gian, trí pháp xuất thế gian; hoặc trí pháp tạp nhiễm, trí pháp thanh tịnh. Vô lượng các loại trí như vậy đều gọi là pháp tánh hữu vi.
Những gì gọi là pháp tánh vô vi? Đó là tất cả pháp không sanh, không diệt, không trụ, không dị, không nhiễm, không tịnh, không tăng, không giảm, không tướng, không tạo tác, không tánh tự tánh. Những gì là tự tánh không tánh? Đó là không có tánh ngã, không có tánh hữu tình, không có tánh dòng sinh mạng, không có tánh sự sanh, không có tánh sự dưỡng, không có tánh sự trưởng thành, không có tánh chủ thể luân hồi, không có tánh người do người sanh, không có tánh ngã tối thắng, không có tánh khả năng làm việc, không có tánh tự thọ quả báo, không có tánh cái biết, không có tánh cái thấy; hoặc không có tánh sắc, không có tánh thọ, tưởng, hành, thức; hoặc không có tánh nhãn xứ, không có tánh nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; hoặc không có tánh sắc xứ, không có tánh thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; hoặc không có tánh nhãn giới, không có tánh sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; hoặc không có tánh nhĩ giới, không có tánh thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; hoặc không có tánh tỷ giới, không có tánh hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; hoặc không có tánh thiệt giới, không có tánh vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; hoặc không có tánh thân giới, không có tánh xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; hoặc không có tánh ý giới, không có tánh pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; hoặc không có tánh địa giới, không có tánh thủy, hỏa, phong, không, thức giới; hoặc không có tánh vô minh, không có tánh hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; hoặc không có tánh bố thí Ba-la-mật-đa, không có tánh tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; hoặc không có tánh pháp không nội, không có tánh pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh; hoặc không có tánh chơn như, không có tánh pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; hoặc không có tánh Thánh đế khổ, không có tánh Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc không có tánh bốn tịnh lự, không có tánh bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc không có tánh tám giải thoát, không có tánh tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc không có tánh bốn niệm trụ, không có tánh bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc không có tánh pháp môn giải thoát không, không có tánh pháp môn giải thoát vô tướng, pháp môn giải thoát vô nguyện; hoặc không có tánh năm loại mắt, không có tánh sáu phép thần thông; hoặc không có tánh mười lực của Phật, không có tánh bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc không có tánh pháp không quên mất, không có tánh tánh luôn luôn xả; hoặc không có tánh trí nhất thiết, không có tánh trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc không có tánh tất cả pháp môn Đà-la-ni, không có tánh tất cả pháp môn Tam-ma-địa; hoặc không có tánh Dự-lưu, không có tánh Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; hoặc không có tánh Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, không có tánh Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả; hoặc không có tánh Độc-giác, không có tánh quả vị Độc-giác; hoặc không có tánh đại Bồ-tát; hoặc không có tánh hạnh đại Bồ-tát; hoặc không có tánh Tam-miệu-tam Phật-đà, không có tánh quả vị giác ngộ cao tột; hoặc không có tánh pháp thiện, không có tánh pháp bất thiện, pháp vô ký; hoặc không có tánh pháp quá khứ, không có tánh pháp vị lai, hiện tại; hoặc không có tánh pháp thuộc dục giới, không có tánh pháp thuộc sắc giới, không có tánh pháp thuộc vô sắc giới; hoặc không có tánh pháp học, không có tánh pháp vô học, phi học phi vô học; hoặc không có tánh pháp kiến sở đoạn, không có tánh pháp tu sở đoạn, phi sở đoạn; hoặc không có tánh pháp hữu sắc, không có tánh pháp vô sắc; hoặc không có tánh pháp hữu kiến, không có tánh pháp vô kiến; hoặc không có tánh pháp hữu đối, không có tánh pháp vô đối; hoặc không có tánh pháp hữu lậu, không có tánh pháp vô lậu; hoặc không có tánh pháp hữu vi, không có tánh pháp vô vi; hoặc không có tánh pháp hữu tội, không có tánh pháp vô tội; hoặc không có tánh pháp thế gian, không có tánh pháp xuất thế gian; hoặc không có tánh pháp tạp nhiễm, không có tánh pháp thanh tịnh. Không có vô lượng các loại tánh như vậy, không không sở hữu, không tướng, không trạng, không ngôn, không thuyết, không hiểu, không biết, như vậy gọi là tự tánh không tánh. Các pháp tự tánh không tánh như vậy đều gọi là pháp tánh vô vi.
Lúc bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích: Đúng vậy! Đúng vậy! Như ông đã nói. Này Kiều Thi Ca! Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở quá khứ đều do Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, đã chứng quả vị giác ngộ cao tột. Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở vị lai đều do Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, sẽ chứng quả vị giác ngộ cao tột. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện tại, ở vô lượng vô số vô biên thế giới trong mười phương, đều do Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế đang chứng quả vị giác ngộ cao tột.
Này Kiều Thi Ca! Đệ tử Thanh-văn của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong quá khứ cũng do Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế đã chứng đắc quả Dự-lưu, đã chứng đắc quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán. Đệ tử Thanh-văn của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở vị lai cũng do Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, sẽ chứng đắc quả Dự-lưu, sẽ chứng đắc quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán. Đệ tử Thanh-văn của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác hiện tại ở vô lượng, vô biên thế giới trong mười phương cũng do Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, đang chứng đắc quả Dự-lưu, đang chứng đắc quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.
Này Kiều Thi Ca! Độc-giác trong quá khứ cũng do Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế đã chứng quả vị Độc-giác. Độc-giác ở vị lai cũng do Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế sẽ chứng quả vị Độc-giác. Độc-giác hiện tại cũng do Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế đang chứng quả vị Độc-giác. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế trong tạng bí mật, đã rộng nói pháp tương ưng Ba-thừa. Nhưng vì pháp đã nói là lấy vô sở đắc làm phương tiện, vô tánh, vô tướng làm phương tiện, vô sanh, vô diệt làm phương tiện, vô nhiễm, vô tịnh làm phương tiện, vô tạo, vô tác làm phương tiện, vô nhập, vô xuất làm phương tiện, vô tăng, vô giảm làm phương tiện, vô thủ, vô xả làm phương tiện. Nên đã nói như vậy là do thế tục, chẳng phải thắng nghĩa. Vì sao? Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, chẳng phải là Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải là chẳng phải Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng phải bờ bên này, chẳng phải bờ bên kia, chẳng phải giữa dòng, chẳng phải đất liền, chẳng phải nước, chẳng phải cao, chẳng phải thấp, chẳng phải bằng phẳng, chẳng phải chẳng bằng phẳng, chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải thế gian, chẳng phải xuất thế gian, chẳng phải hữu lậu, chẳng phải vô lậu, chẳng phải hữu vi, chẳng phải vô vi, chẳng phải hữu tội, chẳng phải vô tội, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, chẳng phải thiện, chẳng phải bất thiện, chẳng phải vô ký, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại, chẳng phải thuộc dục giới, chẳng phải thuộc sắc giới, chẳng phải thuộc vô sắc giới, chẳng phải học, chẳng phải vô học, chẳng phải là chẳng phải học, chẳng phải là chẳng phải vô học, chẳng phải kiến sở đoạn, chẳng phải tu sở đoạn, chẳng phải là chẳng phải sở đoạn, chẳng phải hữu, chẳng phải không, chẳng phải cảnh, chẳng phải trí.
Này Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế chẳng cùng pháp chư Phật, chẳng cùng pháp Bồ-tát, chẳng cùng pháp Độc-giác, chẳng cùng pháp Dự-lưu, chẳng cùng pháp Nhất-lai, chẳng cùng pháp Bất-hoàn, chẳng cùng pháp A-la-hán, chẳng bỏ pháp phàm phu.
Khi ấy, trời Đế Thích lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế là Ba-la-mật-đa lớn, là Ba-la-mật-đa vô thượng, là Ba-la-mật-đa không gì bằng.
Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, tuy biết sự sai biệt về tâm hành cảnh giới của tất cả hữu tình nhưng chẳng đắc ngã, chẳng đắc hữu tình, dòng sinh mạng, sự sanh, sự dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, người do người sanh, ngã tối thắng, khả năng làm việc, khả năng khiến người làm việc, tự thọ quả báo, cái biết, cái thấy. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc sắc, chẳng đắc thọ, tưởng, hành, thức. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc nhãn xứ, chẳng đắc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc sắc xứ, chẳng đắc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc nhãn giới, chẳng đắc sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc nhĩ giới, chẳng đắc thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc tỷ giới, chẳng đắc hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc thiệt giới, chẳng đắc vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc thân giới, chẳng đắc xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc ý giới, chẳng đắc pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc địa giới, chẳng đắc thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc vô minh, chẳng đắc hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng đắc tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc pháp không nội, chẳng đắc pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bổn tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc chơn như, chẳng đắc pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc Thánh đế khổ, chẳng đắc Thánh đế tập, diệt, đạo. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc bốn tịnh lự, chẳng đắc bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc tám giải thoát, chẳng đắc tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc bốn niệm trụ, chẳng đắc bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc pháp môn giải thoát không, chẳng đắc pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc năm loại mắt, chẳng đắc sáu phép thần thông. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc mười lực của Phật, chẳng đắc bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám Pháp Phật bất cộng. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc pháp không quên mất, chẳng đắc tánh luôn luôn xả. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc trí nhất thiết, chẳng đắc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng đắc tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc Dự-lưu, chẳng đắc Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng đắc Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc Độc-giác, chẳng đắc quả vị Độc-giác. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc đại Bồ-tát, chẳng đắc pháp đại Bồ-tát. Đại Bồ-tát ấy cũng chẳng đắc Tam-miệu-tam Phật-đà, chẳng đắc pháp Tam-miệu-tam Phật-đà. Vì sao? Vì chẳng phải Bát-nhã-ba-la-mật-đa này do có sở đắc mà hiện tiền. Vì sao? Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm hoàn toàn không có tự tánh, cũng chẳng thể nắm bắt được; năng đắc, sở đắc và hai chỗ nương là tánh, tướng đều không, chẳng thể nắm bắt được.
Lúc bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như ông đã nói. Vì sao? Này Kiều Thi Ca! Vì Đại Bồ-tát lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu hành lâu dài Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm, còn chẳng đắc Bồ-đề và Tát-đỏa, huống là đắc đại Bồ-tát. Đại Bồ-tát này đã chẳng thể nắm bắt được, thì đâu đắc pháp đại Bồ-tát. Bồ-tát cùng pháp còn chẳng thể nắm bắt được, huống là đắc chư Phật và pháp của chư Phật!
Khi ấy, trời Đế Thích lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát chỉ tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa hay cũng còn tu hành năm Ba-la-mật-đa khác?
Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu hành đầy đủ sáu phép Ba-la-mật-đa. Khi tu hành bố thí chẳng đắc người cho, chẳng đắc kẻ nhận, chẳng đắc sự cho và vật cho. Khi tu hành tịnh giới, chẳng đắc tịnh giới, chẳng đắc ác giới, chẳng đắc người giữ tịnh giới. Khi tu hành an nhẫn, chẳng đắc an nhẫn, chẳng đắc sự nóng giận, chẳng đắc người tu hành an nhẫn. Khi tu hành tinh tấn, chẳng đắc tinh tấn, chẳng đắc giải đãi, chẳng đắc người tu hành tinh tấn. Khi tu hành tịnh lự, chẳng đắc tịnh lự, chẳng đắc tán loạn, chẳng đắc người tu hành tịnh lự. Khi tu hành Bát-nhã, chẳng đắc Bát-nhã, chẳng đắc ác tuệ, chẳng đắc người tu hành Bát-nhã.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm của đại Bồ-tát là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn, tu tập tất cả Ba-la-mật-đa khiến mau viên mãn. Đại Bồ-tát ấy khi tu hành bố thí, thì Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn, đã tu bố thí Ba-la-mật-đa không chấp trước thì mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy khi tu hành tịnh giới, thì Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn; đã tu tịnh giới Ba-la-mật-đa không chấp trước thì mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy khi tu hành an nhẫn, thì Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn; đã tu an nhẫn Ba-la-mật-đa không chấp trước thì mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy khi tu hành tinh tấn, thì Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn; đã tu tinh tấn Ba-la-mật-đa không chấp trước thì mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy khi tu hành tịnh lự, thì Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn; đã tu tịnh lự Ba-la-mật-đa không chấp trước thì mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy khi tu hành Bát-nhã, thì Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm là pháp tôn quí, là pháp hướng dẫn; đã tu Bát-nhã-ba-la-mật-đa không chấp trước thì mau được viên mãn.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa không chấp trước, khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với sắc, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với thọ, tưởng, hành, thức, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu hành mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với nhãn xứ, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với sắc xứ, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với nhãn giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc, cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với nhĩ giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc, cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với tỷ giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc, cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với thiệt giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc, cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với thân giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với xúc giới, thân thức giới và thân xúc, cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với ý giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với pháp giới, ý thức giới và ý xúc, cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với địa giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với vô minh, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với pháp không nội, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa, pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng, pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với chơn như, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với Thánh đế khổ, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với bố thí Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với bốn tịnh lự, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với tám giải thoát, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với bốn niệm trụ, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với pháp môn giải thoát không, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với năm loại mắt, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với sáu phép thần thông, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với mười lực của Phật, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với pháp không quên mất, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với tánh luôn luôn xả, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với trí nhất thiết, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với với tất cả pháp môn Tam-ma-địa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với Dự-lưu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán , lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với Độc-giác, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với quả vị Độc-giác, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với đại Bồ-tát, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với hạnh đại Bồ-tát, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn. Đại Bồ-tát ấy đối với Tam-miệu-tam Phật-đà, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa; đối với quả vị giác ngộ cao tột, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tu tập Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Do duyên cớ không chấp trước này khiến sự tu tập mau được viên mãn.
Này Kiều Thi Ca! Như ở châu Thiệm Bộ có các thứ cây, mà cành, nhánh, thân, gốc, hoa, lá, quả, hạt, tuy có đủ loại hình sắc chẳng đồng nhưng bóng của nó hoàn toàn không sai khác. Như vậy, bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tuy mỗi pháp có sự sai khác, nhưng vì do Bát-nhã-ba-la-mật-đa nhiếp thọ, hồi hướng trí nhất thiết trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên cũng không có sự sai khác.
Lúc bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế thành tựu công đức quảng đại thù thắng; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế thành tựu tất cả công đức thù thắng; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế thành tựu công đức thù thắng vô lượng; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế thành tựu công đức thù thắng viên mãn; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế thành tựu công đức thù thắng vô biên; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế thành tựu công đức thù thắng vô đối; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế thành tựu công đức thù thắng vô tận; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế thành tựu công đức thù thắng vô giới hạn; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế thành tựu công đức thù thắng không gì bằng; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, thành tựu công đức thù thắng khó nghĩ bàn; Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế thành tựu công đức thù thắng chẳng thể nói hết.
Bạch Thế Tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… sao chép Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, trang trí bằng các vật báu, dùng vô lượng các thứ tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v… tuyệt diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quí, kỹ nhạc, đèn sáng, hết cả vật sở hữu, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, y theo kinh nói, như lý tư duy; hoặc có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… sao chép Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm như thế, biếu cho kẻ khác thọ trì, khiến cho truyền bá rộng rãi thì hai loại phước này, loại nào nhiều hơn?
Phật dạy: Này Kiều Thi Ca! Ta hỏi lại ngươi, tùy theo ý ngươi mà trả lời: Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… thỉnh được Xá-lợi Phật, chứa trong hòm quí, tôn trí chỗ cao nhất, lại đem vô lượng tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v… tuyệt diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quí, kỹ nhạc, đèn sáng, hết cả vật sở hữu, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; hoặc có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… thỉnh được Xá-lợi Phật, phân ra biếu cho người khác, nhiều như hạt cải, khiến họ kính thọ, như pháp mà tôn trí; lại dùng vô lượng tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v… tuyệt diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quí, kỹ nhạc, đèn sáng hết cả vật sở hữu, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, thì theo ý ông thế nào? Hai loại phước trước, sau như vậy, loại nào nhiều hơn?
Trời Đế Thích bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Như con hiểu nghĩa pháp mà Phật đã nói, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… thỉnh được Xá-lợi Phật, chứa trong hòm quí, tôn trí nơi cao nhất, lại đem vô lượng tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v… tuyệt diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quí, kỹ nhạc, đèn sáng, hết cả vật sở hữu, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen; hoặc có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… thỉnh được Xá-lợi Phật, phân chia biếu tặng cho người khác nhiều như hạt cải, khiến họ kính thọ, như pháp mà tôn trí; lại dùng vô lượng tràng hoa, hương xoa, hương bột v.v… tuyệt diệu, y phục, anh lạc, tràng phan, lọng báu, các thứ ngọc quí, kỹ nhạc, đèn sáng, hết cả vật sở hữu, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen thì trong hai loại phước này, loại sau nhiều hơn. Vì sao? Vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, vốn lấy đại bi quán sát các loại hữu tình, nên đối với kẻ qui kính cúng dường chỗ tôn trí Xá-lợi Phật, thì được cứu độ. Ngài dùng sức định Kim-cang-dụ nghiền nát thân Kim-cang nhỏ như hạt cải, lại dùng thần lực đại bi sâu rộng gia trì Xá-lợi Phật ấy, khiến sau khi Như Lai nhập Niết-bàn, ai có được một hạt nhỏ như hạt cải, dùng các thứ lễ vật cúng dường thì phước ấy vô biên: Ở trong cõi trời, người thọ hưởng các thú vui mầu nhiệm, cho đến sau cùng được thoát hết khổ. Cho nên, người biếu tặng Xá-lợi cho kẻ khác, phước ấy rất nhiều.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.