Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa

Chương 150: Quyển 145 Xxx. Phẩm So Sánh Công Đức 43

Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm

14/08/2021

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói chơn như hoặc thường, hoặc vô thường, nói pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoặc thường, hoặc vô thường; nói chơn như hoặc lạc, hoặc khổ, nói pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoặc lạc, hoặc khổ; nói chơn như hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói chơn như hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu chơn như hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu chơn như hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu chơn như hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu chơn như hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu chơn như hoặc thường, hoặc vô thường, cầu pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc thường, hoặc vô thường; cầu chơn như hoặc lạc, hoặc khổ, cầu pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc lạc, hoặc khổ; cầu chơn như hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu chơn như hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì ta gọi là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói Thánh đế khổ hoặc thường, hoặc vô thường, nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường, hoặc vô thường; nói Thánh đế khổ hoặc lạc, hoặc khổ, nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc, hoặc khổ; nói Thánh đế khổ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói Thánh đế khổ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu Thánh đế khổ hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu Thánh đế khổ hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu Thánh đế khổ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu Thánh đế khổ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu Thánh đế khổ hoặc thường, hoặc vô thường, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thường, hoặc vô thường; cầu Thánh đế khổ hoặc lạc, hoặc khổ, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc lạc, hoặc khổ; cầu Thánh đế khổ hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu Thánh đế khổ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì ta gọi là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói bốn tịnh lự hoặc thường, hoặc vô thường, nói bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc thường, hoặc vô thường; nói bốn tịnh lự hoặc lạc, hoặc khổ, nói bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc lạc, hoặc khổ; nói bốn tịnh lự hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói bốn tịnh lự hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu bốn tịnh lự hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu bốn tịnh lự hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu bốn tịnh lự hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu bốn tịnh lự hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu bốn tịnh lự hoặc thường, hoặc vô thường, cầu bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc thường, hoặc vô thường; cầu bốn tịnh lự hoặc lạc, hoặc khổ, cầu bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc lạc, hoặc khổ; cầu bốn tịnh lự hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu bốn tịnh lự hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì ta gọi là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tám giải thoát hoặc thường, hoặc vô thường, nói tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc thường, hoặc vô thường; nói tám giải thoát hoặc lạc, hoặc khổ, nói tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nói tám giải thoát hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói tám giải thoát hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu tám giải thoát hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu tám giải thoát hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu tám giải thoát hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu tám giải thoát hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu tám giải thoát hoặc thường, hoặc vô thường, cầu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc thường, hoặc vô thường; cầu tám giải thoát hoặc lạc, hoặc khổ, cầu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc lạc, hoặc khổ; cầu tám giải thoát hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu tám giải thoát hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì ta gọi là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói bốn niệm trụ hoặc thường, hoặc vô thường, nói bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc thường, hoặc vô thường; nói bốn niệm trụ hoặc lạc, hoặc khổ, nói bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc lạc, hoặc khổ; nói bốn niệm trụ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói bốn niệm trụ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu bốn niệm trụ hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu bốn niệm trụ hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu bốn niệm trụ hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu bốn niệm trụ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu bốn niệm trụ hoặc thường, hoặc vô thường, cầu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc thường, hoặc vô thường; cầu bốn niệm trụ hoặc lạc, hoặc khổ, cầu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc lạc, hoặc khổ; cầu bốn niệm trụ hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu bốn niệm trụ hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì ta gọi là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói pháp môn giải thoát không hoặc thường, hoặc vô thường, nói pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc thường, hoặc vô thường; nói pháp môn giải thoát không hoặc lạc, hoặc khổ, nói pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc lạc, hoặc khổ; nói pháp môn giải thoát không hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói pháp môn giải thoát không hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu pháp môn giải thoát không hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu pháp môn giải thoát không hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu pháp môn giải thoát không hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu pháp môn giải thoát không hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu pháp môn giải thoát không hoặc thường, hoặc vô thường, cầu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc thường, hoặc vô thường; cầu pháp môn giải thoát không hoặc lạc, hoặc khổ, cầu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc lạc, hoặc khổ; cầu pháp môn giải thoát không hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu pháp môn giải thoát không hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì ta gọi là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói năm loại mắt hoặc thường, hoặc vô thường, nói sáu phép thần thông hoặc thường, hoặc vô thường; nói năm loại mắt hoặc lạc, hoặc khổ, nói sáu phép thần thông hoặc lạc, hoặc khổ; nói năm loại mắt hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói sáu phép thần thông hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói năm loại mắt hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói sáu phép thần thông hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu năm loại mắt hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu sáu phép thần thông hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu năm loại mắt hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu sáu phép thần thông hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu năm loại mắt hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu sáu phép thần thông hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu năm loại mắt hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu sáu phép thần thông hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu năm loại mắt hoặc thường, hoặc vô thường, cầu sáu phép thần thông hoặc thường, hoặc vô thường; cầu năm loại mắt hoặc lạc, hoặc khổ, cầu sáu phép thần thông hoặc lạc, hoặc khổ; cầu năm loại mắt hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu sáu phép thần thông hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu năm loại mắt hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu sáu phép thần thông hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì ta gọi là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.



Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói mười lực của Phật hoặc thường, hoặc vô thường, nói bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường, hoặc vô thường; nói mười lực của Phật hoặc lạc, hoặc khổ, nói bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc, hoặc khổ; nói mười lực của Phật hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói mười lực của Phật hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu mười lực của Phật hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu mười lực của Phật hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu mười lực của Phật hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu mười lực của Phật hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu mười lực của Phật hoặc thường, hoặc vô thường, cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thường, hoặc vô thường; cầu mười lực của Phật hoặc lạc, hoặc khổ, cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc lạc, hoặc khổ; cầu mười lực của Phật hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu mười lực của Phật hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì ta gọi là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói pháp không quên mất hoặc thường, hoặc vô thường, nói tánh luôn luôn xả hoặc thường, hoặc vô thường; nói pháp không quên mất hoặc lạc, hoặc khổ, nói tánh luôn luôn xả hoặc lạc, hoặc khổ; nói pháp không quên mất hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói tánh luôn luôn xả hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói pháp không quên mất hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói tánh luôn luôn xả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu pháp không quên mất hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu pháp không quên mất hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu pháp không quên mất hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu pháp không quên mất hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu tánh luôn luôn xả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu pháp không quên mất hoặc thường, hoặc vô thường, cầu tánh luôn luôn xả hoặc thường, hoặc vô thường; cầu pháp không quên mất hoặc lạc, hoặc khổ, cầu tánh luôn luôn xả hoặc lạc, hoặc khổ; cầu pháp không quên mất hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu tánh luôn luôn xả hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu pháp không quên mất hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu tánh luôn luôn xả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì ta gọi là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói trí nhất thiết hoặc thường, hoặc vô thường, nói trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc thường, hoặc vô thường; nói trí nhất thiết hoặc lạc, hoặc khổ, nói trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc lạc, hoặc khổ; nói trí nhất thiết hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói trí nhất thiết hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu trí nhất thiết hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu trí nhất thiết hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu trí nhất thiết hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu trí nhất thiết hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu trí nhất thiết hoặc thường, hoặc vô thường, cầu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc thường, hoặc vô thường; cầu trí nhất thiết hoặc lạc, hoặc khổ, cầu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc lạc, hoặc khổ; cầu trí nhất thiết hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu trí nhất thiết hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì ta gọi là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường, hoặc vô thường, nói tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường, hoặc vô thường; nói tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc lạc, hoặc khổ, nói tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc lạc, hoặc khổ; nói tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thường, hoặc vô thường, cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thường, hoặc vô thường; cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc lạc, hoặc khổ, cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc lạc, hoặc khổ; cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì ta gọi là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc thường, hoặc vô thường, nói Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc thường, hoặc vô thường; nói Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc lạc, hoặc khổ, nói Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc lạc, hoặc khổ; nói Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc ngã, hoặc vô ngã, nói Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nói Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc thường, hoặc vô thường, nên cầu Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc lạc, hoặc khổ, nên cầu Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc ngã, hoặc vô ngã, nên cầu Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, nên cầu Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc thường, hoặc vô thường, cầu Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc thường, hoặc vô thường; cầu Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc lạc, hoặc khổ, cầu Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc lạc, hoặc khổ; cầu Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc ngã, hoặc vô ngã, cầu Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh, cầu Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì ta gọi là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tất cả quả vị Độc-giác hoặc thường, hoặc vô thường; nói tất cả quả vị Độc-giác hoặc lạc, hoặc khổ; nói tất cả quả vị Độc-giác hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói tất cả quả vị Độc-giác hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu tất cả quả vị Độc-giác hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu tất cả quả vị Độc-giác hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu tất cả quả vị Độc-giác hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu tất cả quả vị Độc-giác hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu tất cả quả vị Độc-giác hoặc thường, hoặc vô thường; cầu tất cả quả vị Độc-giác hoặc lạc, hoặc khổ; cầu tất cả quả vị Độc-giác hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu tất cả quả vị Độc-giác hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì ta gọi là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc thường, hoặc vô thường; nói tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc lạc, hoặc khổ; nói tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc thường, hoặc vô thường; cầu tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc lạc, hoặc khổ; cầu tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu tất cả hạnh đại Bồ-tát hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì ta gọi là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.



Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường, hoặc vô thường; nói quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc, hoặc khổ; nói quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã, hoặc vô ngã; nói quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng nương các pháp như thế mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa. Lại nói thế này: Người tu hành bố thí nên cầu quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường, hoặc vô thường; nên cầu quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc, hoặc khổ; nên cầu quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã, hoặc vô ngã; nên cầu quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh, hoặc bất tịnh và nếu người có khả năng cầu các pháp như vậy mà tu hành bố thí là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa.

Này Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… cầu quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc thường, hoặc vô thường; cầu quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc lạc, hoặc khổ; cầu quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc ngã, hoặc vô ngã; cầu quả vị giác ngộ cao tột của chư Phật hoặc tịnh, hoặc bất tịnh như thế, để nương vào các pháp này mà tu hành bố thí thì ta gọi là tu hành bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Này Kiều Thi Ca! Như trước đã nói, nên biết, đều là nói về bố thí Ba-la-mật-đa hữu sở đắc tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nói thế này: Đến đây! Thiện nam tử! Ta sẽ dạy ngươi tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Nếu ai theo lời dạy của ta thì sẽ mau trụ ở: Một là bậc Cực hỷ, hai là bậc Ly cấu, ba là bậc Phát quang, bốn là bậc Diệm tuệ, năm là bậc Cực nan thắng, sáu là bậc Hiện tiền, bảy là bậc Viễn hành, tám là bậc Bất động, chín là bậc Thiện tuệ, mười là bậc Pháp vân.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy dùng hữu tướng làm phương tiện, hữu sở đắc làm phương tiện, và có ý tưởng thời gian mà dạy người khác tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa là nói Bát-nhã Ba-la-mật-đa tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết tịnh lự Ba-la-mật-đa, nói thế này: Đến đây! Thiện nam tử! Ta sẽ dạy ngươi tu học tịnh lự Ba-la-mật-đa. Nếu ai theo lời dạy của ta mà tu hành thì sẽ mau trụ ở: Một là bậc Cực hỷ, hai là bậc Ly cấu, ba là bậc Phát quang, bốn là bậc Diệm tuệ, năm là bậc Cực nan thắng, sáu là bậc Hiện tiền, bảy là bậc Viễn hành, tám là bậc Bất động, chín là bậc Thiện tuệ, mười là bậc Pháp vân.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy dùng hữu tướng làm phương tiện, hữu sở đắc làm phương tiện, và có ý tưởng về thời gian mà dạy người khác tu học tịnh lự Ba-la-mật-đa là nói tịnh lự Ba-la-mật-đa tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết tinh tấn Ba-la-mật-đa, nói thế này: Đến đây! Thiện nam tử! Ta sẽ dạy ngươi tu học tinh tấn Ba-la-mật-đa. Nếu ai theo lời dạy của ta mà tu hành thì sẽ mau trụ ở: Một là bậc Cực hỷ, hai là bậc Ly cấu, ba là bậc Phát quang, bốn là bậc Diệm tuệ, năm là bậc Cực nan thắng, sáu là bậc Hiện tiền, bảy là bậc Viễn hành, tám là bậc Bất động, chín là bậc Thiện tuệ, mười là bậc Pháp vân.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy dùng hữu tướng làm phương tiện, hữu sở đắc làm phương tiện, và có ý tưởng về thời gian mà dạy người khác tu học tinh tấn Ba-la-mật-đa là nói tinh tấn Ba-la-mật-đa tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết an nhẫn Ba-la-mật-đa, nói thế này: Đến đây! Thiện nam tử! Ta sẽ dạy ngươi tu học an nhẫn Ba-la-mật-đa. Nếu ai theo lời dạy của ta mà tu hành thì sẽ mau trụ ở: Một là bậc Cực hỷ, hai là bậc Ly cấu, ba là bậc Phát quang, bốn là bậc Diệm tuệ, năm là bậc Cực nan thắng, sáu là bậc Hiện tiền, bảy là bậc Viễn hành, tám là bậc Bất động, chín là bậc Thiện tuệ, mười là bậc Pháp vân.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy dùng hữu tướng làm phương tiện, hữu sở đắc làm phương tiện, và có ý tưởng về thời gian mà dạy người khác tu học an nhẫn Ba-la-mật-đa là nói an nhẫn Ba-la-mật-đa tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết tịnh giới Ba-la-mật-đa, nói thế này: Đến đây! Thiện nam tử! Ta sẽ dạy ngươi tu học tịnh giới Ba-la-mật-đa. Nếu ai theo lời dạy của ta mà tu hành thì sẽ mau trụ ở: Một là bậc Cực hỷ, hai là bậc Ly cấu, ba là bậc Phát quang, bốn là bậc Diệm tuệ, năm là bậc Cực nan thắng, sáu là bậc Hiện tiền, bảy là bậc Viễn hành, tám là bậc Bất động, chín là bậc Thiện tuệ, mười là bậc Pháp vân.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy dùng hữu tướng làm phương tiện, hữu sở đắc làm phương tiện, và có ý tưởng về thời gian mà dạy người khác tu học tịnh giới Ba-la-mật-đa là nói tịnh giới Ba-la-mật-đa tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết bố thí Ba-la-mật-đa, nói thế này: Đến đây! Thiện nam tử! Ta sẽ dạy ngươi tu học bố thí Ba-la-mật-đa. Nếu ai theo lời dạy của ta mà tu hành thì sẽ mau trụ ở: Một là bậc Cực hỷ, hai là bậc Ly cấu, ba là bậc Phát quang, bốn là bậc Diệm tuệ, năm là bậc Cực nan thắng, sáu là bậc Hiện tiền, bảy là bậc Viễn hành, tám là bậc Bất động, chín là bậc Thiện tuệ, mười là bậc Pháp vân.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy dùng hữu tướng làm phương tiện, hữu sở đắc làm phương tiện, và có ý tưởng về thời gian mà dạy người khác tu học bố thí Ba-la-mật-đa là nói bố thí Ba-la-mật-đa tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc nói tịnh lự Ba-la-mật-đa, hoặc nói tinh tấn Ba-la-mật-đa, hoặc nói an nhẫn Ba-la-mật-đa, hoặc nói tịnh giới Ba-la-mật-đa, hoặc nói bố thí Ba-la-mật-đa, nói thế này: Đến đây! Thiện nam tử! Ta sẽ dạy ngươi tu học Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Nếu ai theo lời dạy của ta mà tu học thì mau vượt bậc Thanh văn và Độc giác.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy dùng hữu tướng làm phương tiện, hữu sở đắc làm phương tiện, và có ý tưởng về thời gian mà dạy người khác tu học Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa thì đó là tuyên thuyết Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn, vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, hoặc nói tịnh lự Ba-la-mật-đa, hoặc nói tinh tấn Ba-la-mật-đa, hoặc nói an nhẫn Ba-la-mật-đa, hoặc nói tịnh giới Ba-la-mật-đa, hoặc nói bố thí Ba-la-mật-đa, nói thế này: Đến đây! Thiện nam tử! Ta sẽ dạy ngươi tu học Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa. Nếu ai theo lời dạy của ta mà tu học thì mau nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát. Đã nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát rồi liền đắc Vô sanh pháp nhẫn của Bồ-tát. Đã đắc Vô sanh pháp nhẫn của Bồ-tát liền đắc Thần thông bất thối của Bồ-tát. Đã đắc Thần thông bất thối của Bồ-tát, có khả năng đi khắp tất cả các cõi Phật trong mười phương, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen tất cả Như Lai Ứng Cúng Chánh Đẳng Giác. Do đó, mau chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.

Này Kiều Thi Ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy dùng hữu tướng làm phương tiện, hữu sở đắc làm phương tiện, và có ý tưởng về thời gian mà dạy người khác tu học Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa thì đó là tuyên thuyết Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… nói với bậc Bồ-tát trụ chủng tánh: “Nếu có khả năng lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh cần tu học, như lý tư duy Bát-nhã-ba-la-mật-đa thậm thâm thì quyết định sẽ đạt được vô lượng, vô số, vô biên công đức”, thì này Kiều Thi Ca, thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy dùng hữu tướng làm phương tiện, hữu sở đắc làm phương tiện, nói như thế là nói Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa tương tợ.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… nói với bậc Bồ-tát trụ chủng tánh: Những căn lành mà ngươi đã có từ khi sơ phát tâm cho đến khi chứng đắc Vô-dư Niết-bàn, trải qua thời của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong quá khứ, vị lai, hiện tại, đều nên tùy hỷ, nhóm tụ tất cả, vì các hữu tình hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Kiều Thi Ca, thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ấy dùng hữu tướng làm phương tiện, hữu sở đắc làm phương tiện, nói như thế là nói Bát-nhã, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa tương tợ.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện trọng sinh
truyện ngôn tình

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook