Chương 8: Quyển 4 Ii. Phẩm Học Quán 02
Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
12/08/2021
Phật bảo: Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đã có thể thành tựu được công đức như vậy, thì khi ấy, Tứ-đại-thiên-vương ở thế giới ba lần ngàn, đều rất vui mừng, cùng khởi lên ý nghĩ: Nay đây, chúng ta nên đem bốn bát dâng lên Bồ-tát này, như xưa kia, Thiên vương đã dâng bát lên các đức Phật trước. Khi ấy, cõi trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-ma, trời Đỗ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại, trong thế giới ba lần ngàn, đều rất vui mừng, cùng khởi lên ý nghĩ: Chúng ta đều nên cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen Bồ-tát như thế, khiến hung đảng A-tố-lạc tổn giảm dần, và khiến cho các Thiên chúng, quyến thuộc tăng thêm. Khi ấy trời Phạm-chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, trời Quang, trời Thiểu-quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng, trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả, trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh, trong thế giới ba lần ngàn, vui mừng hớn hở, cùng khởi lên ý nghĩ: Chúng ta nên thỉnh Bồ-tát như thế, mau chứng quả vị Giác ngộ cao tột, chuyển bánh xe pháp mầu nhiệm, đem lại lợi ích cho tất cả.
Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, khi sáu pháp Ba-la-mật-đa tăng trưởng, thì các thiện nam tử, thiện nữ nhân trong thế giới đó, hoặc thấy hoặc nghe, đều rất vui mừng, cùng khởi lên ý nghĩ: Chúng ta nguyện sẽ làm cha mẹ, anh em, chị em, vợ con, quyến thuộc, tri thức bằng hữu với Bồ-tát như thế; nhờ phương tiện này mà tu hành các thiện nghiệp, cũng sẽ chứng được quả vị Giác ngộ cao tột.
Khi ấy, Thiên chúng trong cõi Tứ-đại-thiên-vương, ở thế giới ấy, cho đến trời Sắc-cứu-cánh, hoặc thấy, hoặc nghe, đều rất vui mừng, cùng khởi lên ý nghĩ: Chúng ta sẽ tạo các phương tiện, để cho vị Bồ-tát ấy xa lìa phi phạm hạnh, từ khi mới phát tâm cho đến thành Phật, thường tu phạm hạnh. Vì sao vậy? Vì nếu nhiễm sắc dục, thì sinh nơi cõi Phạm thiên, còn có thể bị chướng ngại, huống là Chứng được quả vị Giác ngộ cao tột. Cho nên, Bồ-tát là người đoạn dục, xuất gia, tu phạm hạnh, mới có thể chứng được quả vị Giác ngộ cao tột, chứ chẳng phải là người không đoạn dục.
Khi ấy, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát cần phải có cha mẹ, vợ con, các thân hữu không?
Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Hoặc có Bồ-tát có đủ cha mẹ, vợ con, quyến thuộc, mà tu hạnh đại Bồ-tát; hoặc có đại Bồ-tát không có vợ con, từ lúc mới phát tâm cho đến khi thành Phật, thường tu phạm hạnh, không hoại đồng chơn; hoặc có đại Bồ-tát, phương tiện khéo léo, thị hiện thọ ngũ dục, rồi nhàm bỏ, xuất gia tu phạm hạnh, mới Chứng được quả vị Giác ngộ cao tột .
Xá Lợi Tử! Ví như ông thầy ảo thuật hoặc đệ tử của ông, rất giỏi phương pháp ảo thuật, tạo ra nhiều thứ rất hấp dẫn của ngũ dục, rồi cùng nhau tự do vui hưởng. Theo ông thì sao? những thứ do trò ảo thuật kia làm ra, có thật không?
Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!
Phật bảo: Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát cũng lại như thế, vì muốn thành thục các loại hữu tình, phương tiện khéo léo, giả hiện hưởng thụ ngũ dục, thật ra không có việc đó. Nhưng đại Bồ-tát này, ở trong ngũ dục, cực kỳ nhàm chán, không bị tội lỗi ngũ dục làm ô nhiễm, dùng vô lượng phương pháp mạt sát các dục; vì dục là lửa dữ, thiêu đốt thân tâm, vì dục là thứ dơ bẩn làm ô nhiễm mình và người, vì dục là đầu sỏ đã, đang và sẽ luôn làm tổn hại, vì dục là giặc oán, đêm dài, rình tìm làm suy tổn, dục như đuốc cỏ, dục như trái đắng, dục như gươm bén, dục như đống lửa, dục như đồ độc, dục như huyễn hoặc, dục như giếng tối, dục như quỉ Chiên-trà-la giả làm người thân v.v…
Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát dùng vô lượng lời lẽ nặng nề như vậy để mạt sát các dục. Đã hiểu rất rõ tội lỗi của các dục, thì đâu có thật sự hưởng thụ các dục, chỉ vì sự lợi ích giáo hóa hữu tình, nên đã phương tiện khéo léo giả hiện, thụ hưởng các dục.
Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát nên tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế nào?
Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên quán sát như thế này: Thật có Bồ-tát mà chẳng thấy có Bồ-tát, chẳng thấy có tên Bồ-tát, chẳng thấy có Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng thấy có tên Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng thấy tu hành, chẳng thấy chẳng tu hành. Vì sao?
Xá Lợi Tử! Vì tự tánh Bồ-tát là không, tên Bồ-tát là không, vì sao vậy? Vì tự tánh của sắc là không, chứ chẳng phải do không có mà không, cái không của sắc chẳng phải sắc, sắc chẳng lìa không, không chẳng lìa sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không, chứ chẳng phải do không có mà không, cái không của thọ tưởng hành thức chẳng phải là thọ tưởng hành thức; thọ, tưởng, hành, thức chẳng lìa không, không chẳng lìa thọ, tưởng, hành, thức; thọ, tưởng, hành, thức tức là không, không tức là thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao?
Xá Lợi Tử! Vì đây, chỉ có tên gọi là Bồ-đề; đây, chỉ có tên gọi là Tát-đỏa; đây, chỉ có tên gọi là Bồ-đề-tát-đỏa; đây, chỉ có tên gọi nên gọi đó là không; đây, chỉ có tên gọi đó là sắc, thọ, tưởng, hành, thức; tự tánh là như vậy, không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh. Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy, chẳng thấy sanh, chẳng thấy diệt, chẳng thấy nhiễm, chẳng thấy tịnh. Vì sao? Vì Chỉ giả lập những cái tên tạm đối với các pháp, để phân biệt; giả lập cái tên tạm, theo đó, khởi lên ngôn thuyết, gọi như thế này, như thế kia, rồi sinh khởi chấp trước thế này, thế nọ. Khi đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với tất cà những cái như thế, chẳng thấy có; do chẳng thấy có, mà không sanh chấp trước.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên quán sát như thế này: Bồ-tát, chỉ có tên gọi; Phật, chỉ có tên gọi; Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chỉ có tên gọi; sắc, chỉ có tên gọi, thọ, tưởng, hành, thức, chỉ có tên gọi; nhãn xứ, chỉ có tên gọi, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chỉ có tên gọi; sắc xứ, chỉ có tên gọi, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chỉ có tên gọi; nhãn giới, chỉ có tên gọi, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, chỉ có tên gọi; sắc giới, chỉ có tên gọi, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, chỉ có tên gọi; nhãn thức giới, chỉ có tên gọi, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, chỉ có tên gọi; nhãn xúc, chỉ có tên gọi, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, chỉ có tên gọi; nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, chỉ có tên gọi; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, chỉ có tên gọi; địa giới, chỉ có tên gọi; thủy, hỏa, phong, không thức giới, chỉ có tên gọi; nhân duyên, chỉ có tên gọi; đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên, chỉ có tên gọi; do duyên sanh ra các pháp, chỉ có tên gọi; vô minh, chỉ có tên gọi; hành, thức, danh, sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, lo, phiền, chỉ có tên gọi; Bố thí Ba-la-mật-đa, chỉ có tên gọi; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chỉ có tên gọi; cái nội không, chỉ có tên gọi; cái ngoại không, cái nội ngoại không, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không không thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, chỉ có tên gọi; bốn niệm trụ, chỉ có tên gọi; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chỉ có tên gọi; không giải thoát môn, chỉ có tên gọi; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, chỉ có tên gọi; khổ thánh đế, chỉ có tên gọi; tập, diệt, đạo thánh đế, chỉ có tên gọi; bốn tịnh lự, chỉ có tên gọi; bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chỉ có tên gọi; tám giải thoát, chỉ có tên gọi; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, chỉ có tên gọi; pháp môn Đà-la-ni, chỉ có tên gọi; pháp môn Tam-ma-địa, chỉ có tên gọi; bậc Cực hỷ, chỉ có tên gọi; bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, chỉ có tên gọi; bậc Chánh quán, chỉ có tên gọi; bậc Chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Kiến, bậc Bạt, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai, chỉ có tên gọi; năm loại mắt, chỉ có tên gọi; sáu phép thần thông, chỉ có tên gọi; mười lực Như Lai, chỉ có tên gọi; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, chỉ có tên gọi; ba mươi hai tướng đại sĩ, chỉ có tên gọi; tám mươi vẻ đẹp kèm theo, chỉ có tên gọi; pháp không quên mất, chỉ có tên gọi; tánh luôn luôn xả, chỉ có tên gọi; trí Nhất thiết, chỉ có tên gọi; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chỉ có tên gọi; trí Nhất thiết trí, chỉ có tên gọi; vĩnh viễn bứng gốc phiền não, thói xấu đeo đẳng nhiều đời, chỉ có tên gọi; quả Dự-lưu, chỉ có tên gọi; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, chỉ có tên gọi; Độc-giác Bồ-đề, chỉ có tên gọi; tất cả hạnh đại Bồ-tát, chỉ có tên gọi; quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, chỉ có tên gọi; pháp Thế gian, chỉ có tên gọi; pháp xuất thế gian, chỉ có tên gọi; pháp Hữu lậu, chỉ có tên gọi; pháp vô lậu, chỉ có tên gọi; pháp Hữu vi, chỉ có tên gọi; pháp vô vi, chỉ có tên gọi.
Xá Lợi Tử! Như ngã, chỉ có tên gọi gọi đó là ngã, thật không thể nắm bắt được. Như vậy hữu tình, dòng sinh mạng, sự sanh, sự dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, người do người sanh, ngã tối thắng, khả năng làm việc, khả năng khiến người làm việc, khả năng tạo nghiệp, khả năng khiến người tạo nghiệp, tự thọ quả báo, khiến người thọ quả báo, cái biết, cái thấy, cũng, chỉ có tên gọi; nghĩa là từ hữu tình đến cái thấy, vì là không, nên không thể nắm bắt được, chỉ tùy theo thế tục, mà giả lập tên tạm. Các pháp cũng vậy, không nên chấp trước. Vì thế, đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không thấy có ngã, cho đến cái thấy, cũng không thấy tất cả pháp tánh.
Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát tu hành thâm sâu Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, trừ trí tuệ của chư Phật, còn tất cả trí tuệ của Thanh-văn, Độc-giác đều không thể sánh kịp. Vì cái không, không thể nắm bắt được. Vì sao vậy? Vì đại Bồ-tát ấy, đối với tên gọi và cái được gọi tên, đều không có cái được, vì xem không thấy có, nên không chấp trước. Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát nếu có thể tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, thì gọi là khéo tu hành thâm sâu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Giả sử trí tuệ của Ngươi và Đại Mục Kiền Liên, nhiều như lúa, mè, tre, lau, mía, rừng v.v… đầy cả châu Thiệm bộ, sánh với trí tuệ của một vị đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, trăm ngàn phần không bằng một, ức phần không bằng một, trăm ức phần không bằng một, ngàn ức phần không bằng một, trăm ngàn ức phần không bằng một, phần toán số, phần tính đếm, phần thí dụ, cho đến phần cực số cũng không bằng một. Vì sao? Vì trí tuệ của vị đại Bồ-tát ấy có khả năng khiến tất cả hữu tình hướng đến Niết-bàn, mà trí tuệ tất cả Thanh-văn, Độc-giác chẳng được như thế.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Vì trí tuệ Tu hành trong môt ngày của một vị đại Bồ-tát, tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, trí tuệ của tất cả Thanh-văn, Độc-giác không thể sánh kịp. Xá Lợi Tử! Kể cả châu Thiệm bộ, giả sử trí tuệ của Ngươi và Đại Mục Kiền Liên nhiều như lúa, mè, tre, lau, mía, rừng v.v… đầy cả bốn đại châu, sánh với trí tuệ của một vị đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, trăm ngàn phần không bằng một, ức phần không bằng một, trăm ức phần không bằng một, ngàn ức phần không bằng một, trăm ngàn ức phần không bằng một, phần toán số, phần tính đếm, phần thí dụ, cho đến phần cực số cũng không bằng một. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì trí tuệ của vị đại Bồ-tát ấy có khả năng khiến cho tất cả hữu tình hướng đến Niết-bàn, trí tuệ của tất cả Thanh-văn, Độc-giác chẳng được như thế.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Trí tuệ tu hành trong một ngày của một vị đại Bồ-tát, tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, trí tuệ của tất cả Thanh-văn, Độc-giác không thể sánh kịp. Xá Lợi Tử! Kể cả bốn đại châu, giả sử trí tuệ của Ngươi và Đại Mục Kiền Liên nhiều như lúa, mè, tre, lau, mía, rừng v.v… đầy một thế giới ba lần ngàn, sánh với trí tuệ của một vị đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, trăm ngàn phần không bằng một, ức phần không bằng một, trăm ức phần không bằng một, ngàn ức phần không bằng một, trăm ngàn ức phần không bằng một, phần toán số, phần tính đếm, phần thí dụ, cho đến phần cực số cũng không bằng một. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì trí tuệ của vị đại Bồ-tát ấy, có khả năng khiến cho tất cả hữu tình hướng đến Niết-bàn, trí tuệ của tất cả Thanh-văn, Độc-giác chẳng được như thế.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Trí tuệ Tu hành trong môt ngày của một vị đại Bồ-tát, tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, trí tuệ của tất cả Thanh-văn, Độc-giác không thể sánh kịp. Xá Lợi Tử! Kể cả một thế giới ba lần ngàn, giả sử trí tuệ của Ngươi và Đại Mục Kiền Liên nhiều như lúa mè, tre, lau, mía, rừng v.v… đầy cả vô số thế giới chư Phật trong mười phương, sánh với trí tuệ của một đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, trăm ngàn phần không bằng một, ức phần không bằng một, trăm ức phần không bằng một, ngàn ức phần không bằng một, trăm ngàn ức phần không bằng một, phần toán số, phần tính đếm, phần thí dụ, cho đến phần cực số cũng không bằng một. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì trí tuệ của vị đại Bồ-tát ấy, có khả năng khiến cho tất cả hữu tình hướng đến Niết-bàn, mà trí tuệ của tất cả Thanh-văn, Độc-giác chẳng được như thế.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Trí tuệ Tu hành trong môt ngày của một vị đại Bồ-tát, tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, trí tuệ của tất cả Thanh-văn, Độc-giác không thể sánh kịp.
Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu trí tuệ của Thanh-văn thừa, Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; nếu trí tuệ của Độc-giác thừa; nếu trí tuệ của đại Bồ-tát; nếu trí tuệ của các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, các trí tuệ ấy đều không sai biệt, không chống trái nhau, không sinh không diệt, tự tánh đều không; nếu là pháp không sai biệt, không chống trái nhau, không sanh diệt, tự tánh không, vậy sự sai biệt của pháp này, đã không thể nắm bắt được, thì tại sao Thế Tôn bảo là trí tuệ của một vị đại Bồ-tát, tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chỉ trong một ngày, mà trí tuệ của tất cả Thanh-văn, Độc-giác không thể sánh kịp?
Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Ông nghĩ sao, trí tuệ của một vị đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chỉ trong một ngày đã hoàn thành được việc thù thắng, còn trí tuệ của tất cả Thanh-văn, Độc-giác có được việc này không?
Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!
Xá Lợi Tử! Ông nghĩ sao? Một vị đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tu trí tuệ trong một ngày, khởi lên ý nghĩ: Ta nên tu hành trí nhất thiết tướng vi diệu, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, lợi ích an lạc tất cả hữu tình. Vị đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp, giác ngộ tất cả tướng rồi, phương tiện an lập tất cả hữu tình, vào cảnh giới Vô-dư-y-Niết-bàn, trí tuệ của tất cả Thanh-văn, Độc-giác có được việc này không?
Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!
Lại, Xá Lợi Tử! Ông nghĩ sao, Tất cả Thanh-văn, Độc-giác, có ai có thể khởi lên ý nghĩ: Ta sẽ chứng được quả vị Giác ngộ cao tột, rồi phương tiện an lập tất cả hữu tình ở cảnh giới Vô-dư-y-Niết-bàn không?
Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!
Lại, Xá Lợi Tử! Ông nghĩ sao, tất cả Thanh-văn, Độc-giác có ai có thể khởi lên ý nghĩ: Ta sẽ tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa; ta sẽ tu hành thù thắng: Bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; ta sẽ tu hành thù thắng: Bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; ta sẽ tu hành thù thắng: Tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; ta sẽ tu hành thù thắng: Các môn giải thoát: Không, vô tướng, vô nguyện; ta sẽ an trụ cái nội không, cái ngoại không, cái nội ngoại không, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không không thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; ta sẽ an trụ: Chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh không đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cõi hư không, cõi không thể nghĩ bàn; ta sẽ an trụ thù thắng: Thánh đế: Khổ, tập, diệt, đạo; ta sẽ tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa; ta sẽ tu hành bậc Cực hỷ, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; ta sẽ hoàn thành thần thông Bồ-tát, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật; ta sẽ hoàn thành năm loại mắt, sáu pháp thần thông; ta sẽ hoàn thành mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; ta sẽ hoàn thành ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp kèm theo; ta sẽ hoàn thành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; ta sẽ hoàn thành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; vĩnh viễn bứng gốc tất cả phiền não, thói xấu đeo đẳng nhiều đời, chứng được quả vị Giác ngộ cao tột, rồi phương tiện an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tình, ở cảnh giới Vô-dư-y-Niết-bàn?
Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!
Phật bảo: Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đều khởi lên ý nghĩ: Ta sẽ tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cho đến ta sẽ vĩnh viễn bứng gốc tất cả phiền não, thói xấu đeo đẳng nhiều đời, chứng được quả vị Giác ngộ cao tột, rồi phương tiện an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tình, ở cảnh giới Vô-dư-y-Niết-bàn.
Xá Lợi Tử! Thí như loài đom đóm không nghĩ như thế nầy: Ánh sáng của ta có thể chiếu khắp châu Thiệm bộ, khiến cho đâu đâu cũng sáng rực lên; cũng như vậy, tất cả Thanh-văn, Độc-giác không nghĩ như thế nầy: Ta sẽ tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cho đến ta sẽ vĩnh viễn bứng gốc tất cả phiền não, thói xấu đeo đẳng nhiều đời, chứng được quả vị Giác ngộ cao tột, rồi phương tiện an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tình, ở cảnh giới Vô-dư-y-Niết-bàn.
Xá Lợi Tử! Thí như ánh sáng chói chang của mặt trời, chiếu khắp châu Thiệm bộ, không chỗ nào không chiếu đến; cũng như vậy, đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thường khởi lên ý nghĩ thế này: Ta sẽ tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa; cho đến ta sẽ vĩnh viễn bứng gốc tất cả phiền não, thói xấu đeo đẳng nhiều đời, chứng được quả vị Giác ngộ cao tột, rồi phương tiện an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tình, ở cảnh giới Vô-dư-y-Niết-bàn.
Xá Lợi Tử! Vì thế, nên biết, trí tuệ của tất cả Thanh-văn, Độc-giác sánh với trí tuệ tu hành một ngày của đại Bồ-tát, hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, trăm ngàn phần không bằng một, ức phần không bằng một, trăm ức phần không bằng một, ngàn ức phần không bằng một, trăm ngàn ức phần không bằng một, phần toán số, phần tính đếm, phần thí dụ, cho đến phần cực số, cũng không bằng một.
Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát có khả năng vượt các bậc Thanh-văn, Độc-giác; có khả năng chứng được bậc Bồ-tát không thối chuyển; có khả năng làm sáng tỏ đạo giác ngộ của đức Phật cao tột?
Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã, phương tiện khéo léo, nguyện lành, trí lực Ba-la-mật-đa; an trụ pháp không, vô tướng, vô nguyện, liền có khả năng vượt hơn tất cả các bậc Thanh-văn, Độc-giác; có khả năng chứng đắc bậc Bồ-tát không thối chuyển, và có khả năng làm sáng tỏ đạo giác ngộ của đức Phật cao tột.
Khi ấy, Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát trụ ở bậc nào mà có khả năng làm ruộng phước tốt cho tất cả Thanh-văn, Độc-giác?
Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã, phương tiện khéo léo, nguyện lành trí lực Ba-la-mật-đa, an trụ pháp không, vô tướng, vô nguyện, cho đến an tọa trên tòa Bồ-đề nhiệm mầu, thường làm ruộng phước cho tất cả Thanh-văn, Độc-giác. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì nương vào đại Bồ-tát, mà tất cả thiện pháp xuất hiện ở thế gian, nghĩa là do nhờ đại Bồ-tát mà có mười thiện nghiệp đạo, năm giới cận sự, tám giới cận trụ, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, việc làm phước mang tính bố thí, việc làm phước mang tính giữ giới, việc làm phước mang tính tu hành v.v… xuất hiện ở thế gian. Lại do nhờ đại Bồ-tát mà có bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, các môn giải thoát: Không, vô tướng, vô nguyện, các thánh đế: Khổ, tập, diệt, đạo, xuất hiện ở thế gian.
Lại do nhờ đại Bồ-tát mà có bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, xuất hiện ở thế gian.
Có cái nội không, cái ngoại không, cái nội ngoại không, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không không thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, xuất hiện ở thế gian.
Có nhất thiết pháp, Chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh không đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cõi hư không, cõi không thể nghĩ bàn, xuất hiện ở thế gian.
Có tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, xuất hiện ở thế gian.
Có tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa, mười bậc Bồ-tát, xuất hiện ở thế gian.
Có năm loại mắt, sáu phép thần thông, xuất hiện ở thế gian.
Có mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, xuất hiện ở thế gian.
Có pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, xuất hiện ở thế gian.
Có trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, xuất hiện ở thế gian.
Có vô lượng vô số vô biên pháp lành, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, xuất hiện ở thế gian.
Vì có các pháp lành như vậy, nên thế gian mới có dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bà-la-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ.
Vì có các pháp lành như vậy, nên thế gian mới có các trời trong cõi Tứ-đại-thiên-vương, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-ma, trời Đỗ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại.
Vì có các pháp lành như thế, nên thế gian mới có trời Phạm-chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, trời Quang, trời Thiểu-quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng, trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả, trời Vô-lượng-hữu-tình, trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh.
Vì có các pháp lành như thế, nên thế gian mới có trời Không-vô-biên-xứ, trời Thức-vô-biên-xứ, trời Vô-sở-hữu-xứ, trời Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ.
Vì có các pháp lành như thế, nên thế gian mới có Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác.
Vì có các pháp lành như thế, nên thế gian mới có đại Bồ-tát, và các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.
Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát có phải báo ơn thí chủ không?
Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát khỏi phải báo ơn các thí chủ. Vì sao? Vì đã báo ơn nhiều rồi. Vì sao vậy? Xá Lợi Tử! Vì các đại Bồ-tát là Đại thí chủ, đã bố thí cho các hữu tình vô lượng pháp lành, nghĩa là bố thí cho hữu tình mười thiện nghiệp đạo, năm giới cận sự, tám giới cận trụ, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, ba việc làm phước mang tánh bố thí, trì giới, tu hành. Lại bố thí cho hữu tình bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, các môn giải thoát: Không, vô tướng, vô nguyện, các thánh đế: Khổ, tập, diệt, đạo.
Lại bố thí cho hữu tình bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã, phương tiện khéo léo, nguyện lành, trí lực Ba-la-mật-đa.
Lại bố thí cho hữu tình cái nội không, cái ngoại không, cái nội ngoại không, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không không thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh.
Lại bố thí cho hữu tình tất cả pháp, chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh không đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cõi hư không, cõi không thể nghĩ bàn.
Lại bố thí cho hữu tình tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.
Lại bố thí cho hữu tình pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa, mười bậc Bồ-tát.
Lại bố thí cho hữu tình năm loại mắt, sáu phép thần thông.
Lại bố thí cho hữu tình mười lực Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.
Lại bố thí cho hữu tình pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.
Lại bố thí cho hữu tình trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Lại bố thí cho hữu tình bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, phương tiện khéo léo.
Lại bố thí cho hữu tình quả Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác Bồ-đề.
Lại bố thí cho hữu tình hạnh của tất cả Các đại Bồ-tát, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.
Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát bố thí cho hữu tình vô lượng, vô số, vô biên các loại thiện pháp như thế, cho nên gọi Bồ-tát là Đại thí chủ. Như vậy là đã báo ơn các thí chủ, và là ruộng phước tốt, làm sanh trưởng phước đức thù thắng.
III. PHẨM TƯƠNG ƯNG 01
Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với pháp nào, mà gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa?
Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của sắc, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của Thọ, tưởng, hành, thức, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của nhãn xứ, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của sắc xứ, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của nhãn giới, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của sắc giới, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của nhãn thức giới, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của nhãn xúc, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của địa giới, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của nhân duyên, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của các pháp do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên, và do các duyên khác sinh ra, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của vô minh, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, lo phiền, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của bố thí Ba-la-mật-đa, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái nội không, cái ngoại không, cái nội ngoại không, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không không thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của chơn như, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh không đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cõi hư không, cõi không thể nghĩ bàn, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của bốn niệm trụ, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của khổ thánh đế, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của tập, diệt, đạo thánh đế, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của mười thiện nghiệp đạo, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của năm giới cận sự, tám giới cận trụ, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của việc làm lành mang tính bố thí, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của việc làm lành mang tính giữ giới, mang tính tu hành, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của bốn tịnh lự, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của tám giải thoát, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của pháp môn giải thoát Không, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của tất cả pháp môn Đà-la-ni, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của tất cả pháp môn Tam-ma-địa, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của bậc Cực hỷ, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của năm loại mắt, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của sáu phép thần thông, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của mười lực của Phật, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của ba mươi hai tướng đại sĩ, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của tám mươi vẻ đẹp kèm theo, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của pháp không quên mất, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của tánh luôn luôn xả, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của trí nhất thiết, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của trí Nhất thiết trí, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của việc bứng gốc vĩnh viễn tất cả phiền não, thói xấu nhiều đời, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của quả Dự-lưu, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác Bồ-đề, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của tất cả hạnh đại Bồ-tát, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của ngã, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của hữu tình, dòng sinh mạng, sự sanh, sự dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, người do người sanh, ngã tối thắng, khả năng làm việc, khả năng khiến người làm việc, khả năng tạo nghiệp, khả năng khiến người tạo nghiệp, tự thọ quả báo, khiến người thọ quả báo, cái biết, cái thấy, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với những cái không như vậy, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do khi cùng tương ưng với những cái không như vậy, chẳng thấy sắc, hoặc tương ưng hoặc chẳng tương ưng; chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tương ưng hoặc chẳng tương ưng. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát ấy, chẳng thấy sắc, là pháp sanh hoặc là pháp diệt; chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức, là pháp sanh hoặc là pháp diệt; chẳng thấy sắc là pháp nhiễm hoặc là pháp tịnh; chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức là pháp nhiễm, hoặc là pháp tịnh.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, chẳng thấy sắc hiệp với thọ, chẳng thấy thọ hiệp với tưởng, chẳng thấy tưởng hiệp với hành, chẳng thấy hành hiệp với thức. Vì sao? Xá Lợi Tử! Không có một pháp nhỏ nhiệm nào hiệp với một pháp nhỏ nhiệm nào, vì bản tánh là không. Vì sao vậy? Xá Lợi Tử! Vì cái không của các sắc, nó chẳng phải là sắc; các cái không của thọ, tưởng, hành, thức, chúng chẳng phải là thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì cái không của các sắc, nó chẳng phải là tướng biến đổi, ngăn ngại; cái không của thọ, nó chẳng phải là tướng lãnh nạp; cái không của các tưởng, nó chẳng phải là tướng nắm bắt hình tượng; cái không của các hành, nó chẳng phải là tướng tạo tác; cái không của các thức, nó chẳng phải là tướng liễu biệt. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức chẳng khác không, không chẳng khác thọ, tưởng, hành, thức; thọ, tưởng, hành, thức tức là không, không tức là thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì tướng không của các pháp ấy chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng nhiễm, chẳng tịnh, chẳng tăng, chẳng giảm, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại.
Xá Lợi Tử! Như vậy, trong cái không, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có địa giới, không có thủy, hỏa, phong, không, thức giới; không có nhãn xứ, không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; không có sắc xứ, không có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; không có nhãn giới, không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; không có sắc giới, không có thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; không có nhãn thức giới, không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; không có nhãn xúc, không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; không có các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, không có các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; không có sự sanh khởi của vô minh, không có sự diệt tận của vô minh; không có sự sanh khởi của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, lo phiền; không có sự diệt tận của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, lo phiền; không có khổ thánh đế, không có tập, diệt, đạo thánh đế; không có đắc, không có hiện quán; không có Dự-lưu, không có quả Dự-lưu, không có Nhất-lai, không có quả Nhất-lai, không có Bất-hoàn, không có quả Bất-hoàn, không có A-la-hán, không có quả A-la-hán, không có Độc-giác, không có quả vị Độc-giác, không có Bồ-tát, không có hạnh Bồ-tát, không có Phật, không có quả vị Phật.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với các pháp như vậy, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, khi sáu pháp Ba-la-mật-đa tăng trưởng, thì các thiện nam tử, thiện nữ nhân trong thế giới đó, hoặc thấy hoặc nghe, đều rất vui mừng, cùng khởi lên ý nghĩ: Chúng ta nguyện sẽ làm cha mẹ, anh em, chị em, vợ con, quyến thuộc, tri thức bằng hữu với Bồ-tát như thế; nhờ phương tiện này mà tu hành các thiện nghiệp, cũng sẽ chứng được quả vị Giác ngộ cao tột.
Khi ấy, Thiên chúng trong cõi Tứ-đại-thiên-vương, ở thế giới ấy, cho đến trời Sắc-cứu-cánh, hoặc thấy, hoặc nghe, đều rất vui mừng, cùng khởi lên ý nghĩ: Chúng ta sẽ tạo các phương tiện, để cho vị Bồ-tát ấy xa lìa phi phạm hạnh, từ khi mới phát tâm cho đến thành Phật, thường tu phạm hạnh. Vì sao vậy? Vì nếu nhiễm sắc dục, thì sinh nơi cõi Phạm thiên, còn có thể bị chướng ngại, huống là Chứng được quả vị Giác ngộ cao tột. Cho nên, Bồ-tát là người đoạn dục, xuất gia, tu phạm hạnh, mới có thể chứng được quả vị Giác ngộ cao tột, chứ chẳng phải là người không đoạn dục.
Khi ấy, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát cần phải có cha mẹ, vợ con, các thân hữu không?
Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Hoặc có Bồ-tát có đủ cha mẹ, vợ con, quyến thuộc, mà tu hạnh đại Bồ-tát; hoặc có đại Bồ-tát không có vợ con, từ lúc mới phát tâm cho đến khi thành Phật, thường tu phạm hạnh, không hoại đồng chơn; hoặc có đại Bồ-tát, phương tiện khéo léo, thị hiện thọ ngũ dục, rồi nhàm bỏ, xuất gia tu phạm hạnh, mới Chứng được quả vị Giác ngộ cao tột .
Xá Lợi Tử! Ví như ông thầy ảo thuật hoặc đệ tử của ông, rất giỏi phương pháp ảo thuật, tạo ra nhiều thứ rất hấp dẫn của ngũ dục, rồi cùng nhau tự do vui hưởng. Theo ông thì sao? những thứ do trò ảo thuật kia làm ra, có thật không?
Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!
Phật bảo: Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát cũng lại như thế, vì muốn thành thục các loại hữu tình, phương tiện khéo léo, giả hiện hưởng thụ ngũ dục, thật ra không có việc đó. Nhưng đại Bồ-tát này, ở trong ngũ dục, cực kỳ nhàm chán, không bị tội lỗi ngũ dục làm ô nhiễm, dùng vô lượng phương pháp mạt sát các dục; vì dục là lửa dữ, thiêu đốt thân tâm, vì dục là thứ dơ bẩn làm ô nhiễm mình và người, vì dục là đầu sỏ đã, đang và sẽ luôn làm tổn hại, vì dục là giặc oán, đêm dài, rình tìm làm suy tổn, dục như đuốc cỏ, dục như trái đắng, dục như gươm bén, dục như đống lửa, dục như đồ độc, dục như huyễn hoặc, dục như giếng tối, dục như quỉ Chiên-trà-la giả làm người thân v.v…
Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát dùng vô lượng lời lẽ nặng nề như vậy để mạt sát các dục. Đã hiểu rất rõ tội lỗi của các dục, thì đâu có thật sự hưởng thụ các dục, chỉ vì sự lợi ích giáo hóa hữu tình, nên đã phương tiện khéo léo giả hiện, thụ hưởng các dục.
Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát nên tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế nào?
Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên quán sát như thế này: Thật có Bồ-tát mà chẳng thấy có Bồ-tát, chẳng thấy có tên Bồ-tát, chẳng thấy có Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng thấy có tên Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng thấy tu hành, chẳng thấy chẳng tu hành. Vì sao?
Xá Lợi Tử! Vì tự tánh Bồ-tát là không, tên Bồ-tát là không, vì sao vậy? Vì tự tánh của sắc là không, chứ chẳng phải do không có mà không, cái không của sắc chẳng phải sắc, sắc chẳng lìa không, không chẳng lìa sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; tự tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không, chứ chẳng phải do không có mà không, cái không của thọ tưởng hành thức chẳng phải là thọ tưởng hành thức; thọ, tưởng, hành, thức chẳng lìa không, không chẳng lìa thọ, tưởng, hành, thức; thọ, tưởng, hành, thức tức là không, không tức là thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao?
Xá Lợi Tử! Vì đây, chỉ có tên gọi là Bồ-đề; đây, chỉ có tên gọi là Tát-đỏa; đây, chỉ có tên gọi là Bồ-đề-tát-đỏa; đây, chỉ có tên gọi nên gọi đó là không; đây, chỉ có tên gọi đó là sắc, thọ, tưởng, hành, thức; tự tánh là như vậy, không sanh không diệt, không nhiễm không tịnh. Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy, chẳng thấy sanh, chẳng thấy diệt, chẳng thấy nhiễm, chẳng thấy tịnh. Vì sao? Vì Chỉ giả lập những cái tên tạm đối với các pháp, để phân biệt; giả lập cái tên tạm, theo đó, khởi lên ngôn thuyết, gọi như thế này, như thế kia, rồi sinh khởi chấp trước thế này, thế nọ. Khi đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với tất cà những cái như thế, chẳng thấy có; do chẳng thấy có, mà không sanh chấp trước.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên quán sát như thế này: Bồ-tát, chỉ có tên gọi; Phật, chỉ có tên gọi; Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chỉ có tên gọi; sắc, chỉ có tên gọi, thọ, tưởng, hành, thức, chỉ có tên gọi; nhãn xứ, chỉ có tên gọi, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, chỉ có tên gọi; sắc xứ, chỉ có tên gọi, thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, chỉ có tên gọi; nhãn giới, chỉ có tên gọi, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, chỉ có tên gọi; sắc giới, chỉ có tên gọi, thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, chỉ có tên gọi; nhãn thức giới, chỉ có tên gọi, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, chỉ có tên gọi; nhãn xúc, chỉ có tên gọi, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, chỉ có tên gọi; nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, chỉ có tên gọi; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, chỉ có tên gọi; địa giới, chỉ có tên gọi; thủy, hỏa, phong, không thức giới, chỉ có tên gọi; nhân duyên, chỉ có tên gọi; đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên, chỉ có tên gọi; do duyên sanh ra các pháp, chỉ có tên gọi; vô minh, chỉ có tên gọi; hành, thức, danh, sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, lo, phiền, chỉ có tên gọi; Bố thí Ba-la-mật-đa, chỉ có tên gọi; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chỉ có tên gọi; cái nội không, chỉ có tên gọi; cái ngoại không, cái nội ngoại không, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không không thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, chỉ có tên gọi; bốn niệm trụ, chỉ có tên gọi; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, chỉ có tên gọi; không giải thoát môn, chỉ có tên gọi; vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, chỉ có tên gọi; khổ thánh đế, chỉ có tên gọi; tập, diệt, đạo thánh đế, chỉ có tên gọi; bốn tịnh lự, chỉ có tên gọi; bốn vô lượng, bốn định vô sắc, chỉ có tên gọi; tám giải thoát, chỉ có tên gọi; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, chỉ có tên gọi; pháp môn Đà-la-ni, chỉ có tên gọi; pháp môn Tam-ma-địa, chỉ có tên gọi; bậc Cực hỷ, chỉ có tên gọi; bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, chỉ có tên gọi; bậc Chánh quán, chỉ có tên gọi; bậc Chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Kiến, bậc Bạt, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai, chỉ có tên gọi; năm loại mắt, chỉ có tên gọi; sáu phép thần thông, chỉ có tên gọi; mười lực Như Lai, chỉ có tên gọi; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, chỉ có tên gọi; ba mươi hai tướng đại sĩ, chỉ có tên gọi; tám mươi vẻ đẹp kèm theo, chỉ có tên gọi; pháp không quên mất, chỉ có tên gọi; tánh luôn luôn xả, chỉ có tên gọi; trí Nhất thiết, chỉ có tên gọi; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, chỉ có tên gọi; trí Nhất thiết trí, chỉ có tên gọi; vĩnh viễn bứng gốc phiền não, thói xấu đeo đẳng nhiều đời, chỉ có tên gọi; quả Dự-lưu, chỉ có tên gọi; quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, chỉ có tên gọi; Độc-giác Bồ-đề, chỉ có tên gọi; tất cả hạnh đại Bồ-tát, chỉ có tên gọi; quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, chỉ có tên gọi; pháp Thế gian, chỉ có tên gọi; pháp xuất thế gian, chỉ có tên gọi; pháp Hữu lậu, chỉ có tên gọi; pháp vô lậu, chỉ có tên gọi; pháp Hữu vi, chỉ có tên gọi; pháp vô vi, chỉ có tên gọi.
Xá Lợi Tử! Như ngã, chỉ có tên gọi gọi đó là ngã, thật không thể nắm bắt được. Như vậy hữu tình, dòng sinh mạng, sự sanh, sự dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, người do người sanh, ngã tối thắng, khả năng làm việc, khả năng khiến người làm việc, khả năng tạo nghiệp, khả năng khiến người tạo nghiệp, tự thọ quả báo, khiến người thọ quả báo, cái biết, cái thấy, cũng, chỉ có tên gọi; nghĩa là từ hữu tình đến cái thấy, vì là không, nên không thể nắm bắt được, chỉ tùy theo thế tục, mà giả lập tên tạm. Các pháp cũng vậy, không nên chấp trước. Vì thế, đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không thấy có ngã, cho đến cái thấy, cũng không thấy tất cả pháp tánh.
Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát tu hành thâm sâu Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, trừ trí tuệ của chư Phật, còn tất cả trí tuệ của Thanh-văn, Độc-giác đều không thể sánh kịp. Vì cái không, không thể nắm bắt được. Vì sao vậy? Vì đại Bồ-tát ấy, đối với tên gọi và cái được gọi tên, đều không có cái được, vì xem không thấy có, nên không chấp trước. Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát nếu có thể tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, thì gọi là khéo tu hành thâm sâu Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Giả sử trí tuệ của Ngươi và Đại Mục Kiền Liên, nhiều như lúa, mè, tre, lau, mía, rừng v.v… đầy cả châu Thiệm bộ, sánh với trí tuệ của một vị đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, trăm ngàn phần không bằng một, ức phần không bằng một, trăm ức phần không bằng một, ngàn ức phần không bằng một, trăm ngàn ức phần không bằng một, phần toán số, phần tính đếm, phần thí dụ, cho đến phần cực số cũng không bằng một. Vì sao? Vì trí tuệ của vị đại Bồ-tát ấy có khả năng khiến tất cả hữu tình hướng đến Niết-bàn, mà trí tuệ tất cả Thanh-văn, Độc-giác chẳng được như thế.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Vì trí tuệ Tu hành trong môt ngày của một vị đại Bồ-tát, tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, trí tuệ của tất cả Thanh-văn, Độc-giác không thể sánh kịp. Xá Lợi Tử! Kể cả châu Thiệm bộ, giả sử trí tuệ của Ngươi và Đại Mục Kiền Liên nhiều như lúa, mè, tre, lau, mía, rừng v.v… đầy cả bốn đại châu, sánh với trí tuệ của một vị đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, trăm ngàn phần không bằng một, ức phần không bằng một, trăm ức phần không bằng một, ngàn ức phần không bằng một, trăm ngàn ức phần không bằng một, phần toán số, phần tính đếm, phần thí dụ, cho đến phần cực số cũng không bằng một. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì trí tuệ của vị đại Bồ-tát ấy có khả năng khiến cho tất cả hữu tình hướng đến Niết-bàn, trí tuệ của tất cả Thanh-văn, Độc-giác chẳng được như thế.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Trí tuệ tu hành trong một ngày của một vị đại Bồ-tát, tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, trí tuệ của tất cả Thanh-văn, Độc-giác không thể sánh kịp. Xá Lợi Tử! Kể cả bốn đại châu, giả sử trí tuệ của Ngươi và Đại Mục Kiền Liên nhiều như lúa, mè, tre, lau, mía, rừng v.v… đầy một thế giới ba lần ngàn, sánh với trí tuệ của một vị đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, trăm ngàn phần không bằng một, ức phần không bằng một, trăm ức phần không bằng một, ngàn ức phần không bằng một, trăm ngàn ức phần không bằng một, phần toán số, phần tính đếm, phần thí dụ, cho đến phần cực số cũng không bằng một. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì trí tuệ của vị đại Bồ-tát ấy, có khả năng khiến cho tất cả hữu tình hướng đến Niết-bàn, trí tuệ của tất cả Thanh-văn, Độc-giác chẳng được như thế.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Trí tuệ Tu hành trong môt ngày của một vị đại Bồ-tát, tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, trí tuệ của tất cả Thanh-văn, Độc-giác không thể sánh kịp. Xá Lợi Tử! Kể cả một thế giới ba lần ngàn, giả sử trí tuệ của Ngươi và Đại Mục Kiền Liên nhiều như lúa mè, tre, lau, mía, rừng v.v… đầy cả vô số thế giới chư Phật trong mười phương, sánh với trí tuệ của một đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, trăm ngàn phần không bằng một, ức phần không bằng một, trăm ức phần không bằng một, ngàn ức phần không bằng một, trăm ngàn ức phần không bằng một, phần toán số, phần tính đếm, phần thí dụ, cho đến phần cực số cũng không bằng một. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì trí tuệ của vị đại Bồ-tát ấy, có khả năng khiến cho tất cả hữu tình hướng đến Niết-bàn, mà trí tuệ của tất cả Thanh-văn, Độc-giác chẳng được như thế.
Lại nữa, Xá Lợi Tử! Trí tuệ Tu hành trong môt ngày của một vị đại Bồ-tát, tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, trí tuệ của tất cả Thanh-văn, Độc-giác không thể sánh kịp.
Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Nếu trí tuệ của Thanh-văn thừa, Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; nếu trí tuệ của Độc-giác thừa; nếu trí tuệ của đại Bồ-tát; nếu trí tuệ của các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, các trí tuệ ấy đều không sai biệt, không chống trái nhau, không sinh không diệt, tự tánh đều không; nếu là pháp không sai biệt, không chống trái nhau, không sanh diệt, tự tánh không, vậy sự sai biệt của pháp này, đã không thể nắm bắt được, thì tại sao Thế Tôn bảo là trí tuệ của một vị đại Bồ-tát, tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chỉ trong một ngày, mà trí tuệ của tất cả Thanh-văn, Độc-giác không thể sánh kịp?
Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Ông nghĩ sao, trí tuệ của một vị đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chỉ trong một ngày đã hoàn thành được việc thù thắng, còn trí tuệ của tất cả Thanh-văn, Độc-giác có được việc này không?
Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!
Xá Lợi Tử! Ông nghĩ sao? Một vị đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tu trí tuệ trong một ngày, khởi lên ý nghĩ: Ta nên tu hành trí nhất thiết tướng vi diệu, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, lợi ích an lạc tất cả hữu tình. Vị đại Bồ-tát ấy, đối với tất cả pháp, giác ngộ tất cả tướng rồi, phương tiện an lập tất cả hữu tình, vào cảnh giới Vô-dư-y-Niết-bàn, trí tuệ của tất cả Thanh-văn, Độc-giác có được việc này không?
Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!
Lại, Xá Lợi Tử! Ông nghĩ sao, Tất cả Thanh-văn, Độc-giác, có ai có thể khởi lên ý nghĩ: Ta sẽ chứng được quả vị Giác ngộ cao tột, rồi phương tiện an lập tất cả hữu tình ở cảnh giới Vô-dư-y-Niết-bàn không?
Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!
Lại, Xá Lợi Tử! Ông nghĩ sao, tất cả Thanh-văn, Độc-giác có ai có thể khởi lên ý nghĩ: Ta sẽ tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa; ta sẽ tu hành thù thắng: Bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; ta sẽ tu hành thù thắng: Bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; ta sẽ tu hành thù thắng: Tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; ta sẽ tu hành thù thắng: Các môn giải thoát: Không, vô tướng, vô nguyện; ta sẽ an trụ cái nội không, cái ngoại không, cái nội ngoại không, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không không thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; ta sẽ an trụ: Chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh không đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cõi hư không, cõi không thể nghĩ bàn; ta sẽ an trụ thù thắng: Thánh đế: Khổ, tập, diệt, đạo; ta sẽ tu hành tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa; ta sẽ tu hành bậc Cực hỷ, bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân; ta sẽ hoàn thành thần thông Bồ-tát, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật; ta sẽ hoàn thành năm loại mắt, sáu pháp thần thông; ta sẽ hoàn thành mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; ta sẽ hoàn thành ba mươi hai tướng đại sĩ, tám mươi vẻ đẹp kèm theo; ta sẽ hoàn thành pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; ta sẽ hoàn thành trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; vĩnh viễn bứng gốc tất cả phiền não, thói xấu đeo đẳng nhiều đời, chứng được quả vị Giác ngộ cao tột, rồi phương tiện an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tình, ở cảnh giới Vô-dư-y-Niết-bàn?
Xá Lợi Tử bạch: Bạch Thế Tôn! Không! Bạch Thiện Thệ! Không!
Phật bảo: Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đều khởi lên ý nghĩ: Ta sẽ tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cho đến ta sẽ vĩnh viễn bứng gốc tất cả phiền não, thói xấu đeo đẳng nhiều đời, chứng được quả vị Giác ngộ cao tột, rồi phương tiện an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tình, ở cảnh giới Vô-dư-y-Niết-bàn.
Xá Lợi Tử! Thí như loài đom đóm không nghĩ như thế nầy: Ánh sáng của ta có thể chiếu khắp châu Thiệm bộ, khiến cho đâu đâu cũng sáng rực lên; cũng như vậy, tất cả Thanh-văn, Độc-giác không nghĩ như thế nầy: Ta sẽ tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cho đến ta sẽ vĩnh viễn bứng gốc tất cả phiền não, thói xấu đeo đẳng nhiều đời, chứng được quả vị Giác ngộ cao tột, rồi phương tiện an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tình, ở cảnh giới Vô-dư-y-Niết-bàn.
Xá Lợi Tử! Thí như ánh sáng chói chang của mặt trời, chiếu khắp châu Thiệm bộ, không chỗ nào không chiếu đến; cũng như vậy, đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thường khởi lên ý nghĩ thế này: Ta sẽ tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa; cho đến ta sẽ vĩnh viễn bứng gốc tất cả phiền não, thói xấu đeo đẳng nhiều đời, chứng được quả vị Giác ngộ cao tột, rồi phương tiện an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tình, ở cảnh giới Vô-dư-y-Niết-bàn.
Xá Lợi Tử! Vì thế, nên biết, trí tuệ của tất cả Thanh-văn, Độc-giác sánh với trí tuệ tu hành một ngày của đại Bồ-tát, hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì trăm phần không bằng một, ngàn phần không bằng một, trăm ngàn phần không bằng một, ức phần không bằng một, trăm ức phần không bằng một, ngàn ức phần không bằng một, trăm ngàn ức phần không bằng một, phần toán số, phần tính đếm, phần thí dụ, cho đến phần cực số, cũng không bằng một.
Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ-tát có khả năng vượt các bậc Thanh-văn, Độc-giác; có khả năng chứng được bậc Bồ-tát không thối chuyển; có khả năng làm sáng tỏ đạo giác ngộ của đức Phật cao tột?
Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã, phương tiện khéo léo, nguyện lành, trí lực Ba-la-mật-đa; an trụ pháp không, vô tướng, vô nguyện, liền có khả năng vượt hơn tất cả các bậc Thanh-văn, Độc-giác; có khả năng chứng đắc bậc Bồ-tát không thối chuyển, và có khả năng làm sáng tỏ đạo giác ngộ của đức Phật cao tột.
Khi ấy, Xá Lợi Tử lại bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát trụ ở bậc nào mà có khả năng làm ruộng phước tốt cho tất cả Thanh-văn, Độc-giác?
Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm tu hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã, phương tiện khéo léo, nguyện lành trí lực Ba-la-mật-đa, an trụ pháp không, vô tướng, vô nguyện, cho đến an tọa trên tòa Bồ-đề nhiệm mầu, thường làm ruộng phước cho tất cả Thanh-văn, Độc-giác. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì nương vào đại Bồ-tát, mà tất cả thiện pháp xuất hiện ở thế gian, nghĩa là do nhờ đại Bồ-tát mà có mười thiện nghiệp đạo, năm giới cận sự, tám giới cận trụ, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, việc làm phước mang tính bố thí, việc làm phước mang tính giữ giới, việc làm phước mang tính tu hành v.v… xuất hiện ở thế gian. Lại do nhờ đại Bồ-tát mà có bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, các môn giải thoát: Không, vô tướng, vô nguyện, các thánh đế: Khổ, tập, diệt, đạo, xuất hiện ở thế gian.
Lại do nhờ đại Bồ-tát mà có bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, xuất hiện ở thế gian.
Có cái nội không, cái ngoại không, cái nội ngoại không, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không không thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, xuất hiện ở thế gian.
Có nhất thiết pháp, Chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh không đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cõi hư không, cõi không thể nghĩ bàn, xuất hiện ở thế gian.
Có tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, xuất hiện ở thế gian.
Có tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa, mười bậc Bồ-tát, xuất hiện ở thế gian.
Có năm loại mắt, sáu phép thần thông, xuất hiện ở thế gian.
Có mười lực Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, xuất hiện ở thế gian.
Có pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả, xuất hiện ở thế gian.
Có trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, xuất hiện ở thế gian.
Có vô lượng vô số vô biên pháp lành, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, xuất hiện ở thế gian.
Vì có các pháp lành như vậy, nên thế gian mới có dòng dõi lớn Sát-đế-lợi, dòng dõi lớn Bà-la-môn, dòng dõi lớn Trưởng giả, dòng dõi lớn Cư sĩ.
Vì có các pháp lành như vậy, nên thế gian mới có các trời trong cõi Tứ-đại-thiên-vương, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-ma, trời Đỗ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại.
Vì có các pháp lành như thế, nên thế gian mới có trời Phạm-chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, trời Quang, trời Thiểu-quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng, trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả, trời Vô-lượng-hữu-tình, trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện-hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh.
Vì có các pháp lành như thế, nên thế gian mới có trời Không-vô-biên-xứ, trời Thức-vô-biên-xứ, trời Vô-sở-hữu-xứ, trời Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ.
Vì có các pháp lành như thế, nên thế gian mới có Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác.
Vì có các pháp lành như thế, nên thế gian mới có đại Bồ-tát, và các Đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác.
Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ-tát có phải báo ơn thí chủ không?
Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát khỏi phải báo ơn các thí chủ. Vì sao? Vì đã báo ơn nhiều rồi. Vì sao vậy? Xá Lợi Tử! Vì các đại Bồ-tát là Đại thí chủ, đã bố thí cho các hữu tình vô lượng pháp lành, nghĩa là bố thí cho hữu tình mười thiện nghiệp đạo, năm giới cận sự, tám giới cận trụ, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, ba việc làm phước mang tánh bố thí, trì giới, tu hành. Lại bố thí cho hữu tình bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, các môn giải thoát: Không, vô tướng, vô nguyện, các thánh đế: Khổ, tập, diệt, đạo.
Lại bố thí cho hữu tình bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, bát nhã, phương tiện khéo léo, nguyện lành, trí lực Ba-la-mật-đa.
Lại bố thí cho hữu tình cái nội không, cái ngoại không, cái nội ngoại không, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không không thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh.
Lại bố thí cho hữu tình tất cả pháp, chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh không đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cõi hư không, cõi không thể nghĩ bàn.
Lại bố thí cho hữu tình tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.
Lại bố thí cho hữu tình pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa, mười bậc Bồ-tát.
Lại bố thí cho hữu tình năm loại mắt, sáu phép thần thông.
Lại bố thí cho hữu tình mười lực Như Lai, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng.
Lại bố thí cho hữu tình pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả.
Lại bố thí cho hữu tình trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Lại bố thí cho hữu tình bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, phương tiện khéo léo.
Lại bố thí cho hữu tình quả Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác Bồ-đề.
Lại bố thí cho hữu tình hạnh của tất cả Các đại Bồ-tát, quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật.
Xá Lợi Tử! Các đại Bồ-tát bố thí cho hữu tình vô lượng, vô số, vô biên các loại thiện pháp như thế, cho nên gọi Bồ-tát là Đại thí chủ. Như vậy là đã báo ơn các thí chủ, và là ruộng phước tốt, làm sanh trưởng phước đức thù thắng.
III. PHẨM TƯƠNG ƯNG 01
Lúc bấy giờ, Xá Lợi Tử bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với pháp nào, mà gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa?
Phật bảo cụ thọ Xá Lợi Tử: Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của sắc, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của Thọ, tưởng, hành, thức, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của nhãn xứ, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của sắc xứ, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của nhãn giới, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của sắc giới, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của thanh, hương, vị, xúc, pháp giới, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của nhãn thức giới, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của nhãn xúc, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của địa giới, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của nhân duyên, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của các pháp do đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên, và do các duyên khác sinh ra, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của vô minh, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, lo phiền, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của bố thí Ba-la-mật-đa, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái nội không, cái ngoại không, cái nội ngoại không, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không không thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của chơn như, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của pháp giới, pháp tánh, tánh không hư vọng, tánh không đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cõi hư không, cõi không thể nghĩ bàn, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của bốn niệm trụ, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của khổ thánh đế, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của tập, diệt, đạo thánh đế, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của mười thiện nghiệp đạo, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của năm giới cận sự, tám giới cận trụ, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của việc làm lành mang tính bố thí, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của việc làm lành mang tính giữ giới, mang tính tu hành, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của bốn tịnh lự, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của bốn vô lượng, bốn định vô sắc, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của tám giải thoát, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của pháp môn giải thoát Không, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của tất cả pháp môn Đà-la-ni, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của tất cả pháp môn Tam-ma-địa, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của bậc Cực hỷ, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của năm loại mắt, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của sáu phép thần thông, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của mười lực của Phật, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của ba mươi hai tướng đại sĩ, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của tám mươi vẻ đẹp kèm theo, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của pháp không quên mất, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của tánh luôn luôn xả, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của trí nhất thiết, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của trí Nhất thiết trí, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của việc bứng gốc vĩnh viễn tất cả phiền não, thói xấu nhiều đời, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của quả Dự-lưu, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác Bồ-đề, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của tất cả hạnh đại Bồ-tát, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của quả vị Giác ngộ cao tột của chư Phật, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với cái không của ngã, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa; do cùng tương ưng với cái không của hữu tình, dòng sinh mạng, sự sanh, sự dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, người do người sanh, ngã tối thắng, khả năng làm việc, khả năng khiến người làm việc, khả năng tạo nghiệp, khả năng khiến người tạo nghiệp, tự thọ quả báo, khiến người thọ quả báo, cái biết, cái thấy, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với những cái không như vậy, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do khi cùng tương ưng với những cái không như vậy, chẳng thấy sắc, hoặc tương ưng hoặc chẳng tương ưng; chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức, hoặc tương ưng hoặc chẳng tương ưng. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát ấy, chẳng thấy sắc, là pháp sanh hoặc là pháp diệt; chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức, là pháp sanh hoặc là pháp diệt; chẳng thấy sắc là pháp nhiễm hoặc là pháp tịnh; chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức là pháp nhiễm, hoặc là pháp tịnh.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy, chẳng thấy sắc hiệp với thọ, chẳng thấy thọ hiệp với tưởng, chẳng thấy tưởng hiệp với hành, chẳng thấy hành hiệp với thức. Vì sao? Xá Lợi Tử! Không có một pháp nhỏ nhiệm nào hiệp với một pháp nhỏ nhiệm nào, vì bản tánh là không. Vì sao vậy? Xá Lợi Tử! Vì cái không của các sắc, nó chẳng phải là sắc; các cái không của thọ, tưởng, hành, thức, chúng chẳng phải là thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì cái không của các sắc, nó chẳng phải là tướng biến đổi, ngăn ngại; cái không của thọ, nó chẳng phải là tướng lãnh nạp; cái không của các tưởng, nó chẳng phải là tướng nắm bắt hình tượng; cái không của các hành, nó chẳng phải là tướng tạo tác; cái không của các thức, nó chẳng phải là tướng liễu biệt. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức chẳng khác không, không chẳng khác thọ, tưởng, hành, thức; thọ, tưởng, hành, thức tức là không, không tức là thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì tướng không của các pháp ấy chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng nhiễm, chẳng tịnh, chẳng tăng, chẳng giảm, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại.
Xá Lợi Tử! Như vậy, trong cái không, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có địa giới, không có thủy, hỏa, phong, không, thức giới; không có nhãn xứ, không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; không có sắc xứ, không có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; không có nhãn giới, không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý giới; không có sắc giới, không có thanh, hương, vị, xúc, pháp giới; không có nhãn thức giới, không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức giới; không có nhãn xúc, không có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc; không có các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, không có các thọ do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra; không có sự sanh khởi của vô minh, không có sự diệt tận của vô minh; không có sự sanh khởi của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, lo phiền; không có sự diệt tận của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, lo phiền; không có khổ thánh đế, không có tập, diệt, đạo thánh đế; không có đắc, không có hiện quán; không có Dự-lưu, không có quả Dự-lưu, không có Nhất-lai, không có quả Nhất-lai, không có Bất-hoàn, không có quả Bất-hoàn, không có A-la-hán, không có quả A-la-hán, không có Độc-giác, không có quả vị Độc-giác, không có Bồ-tát, không có hạnh Bồ-tát, không có Phật, không có quả vị Phật.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, do cùng tương ưng với các pháp như vậy, nên gọi là cùng tương ưng với Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.