Chương 417: Quyển 414 Xvi. Phẩm Tam-Ma-Địa 02
Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
14/08/2021
Lại nữa, này Thiện Hiện! Tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là vô lượng trăm ngàn các Tam-ma-địa vô thượng vi diệu, như là Tam-ma-địa Kiện hành, Tam-ma-địa Bảo ấn, Tam-ma-địa Sư tử du hý, Tam-ma-địa Diệu nguyệt, Tam-ma-địa Nguyệt tràng tướng, Tam-ma-địa Nhất thiết pháp dũng, Tam-ma-địa Quán đảnh, Tam-ma-địa Pháp giới quyết định, Tam-ma-địa Quyết định tràng tướng, Tam-ma-địa Kim cương dụ, Tam-ma-địa Nhập pháp ấn, Tam-ma-địa Phóng quang vô vong thất, Tam-ma-địa Thiện lập định vương, Tam-ma-địa Phóng quang, Tam-ma-địa Tinh tấn lực, Tam-ma-địa Đẳng dũng, Tam-ma-địa Nhập nhất thiết ngôn từ quyết định, Tam-ma-địa Đẳng nhập tăng ngữ, Tam-ma-địa Quán phương, Tam-ma-địa Tổng trì ấn, Tam-ma-địa Vô vong thất, Tam-ma-địa Chư pháp đẳng thú hải ấn, Tam-ma-địa Biến phú hư không, Tam-ma-địa Kim cương luân, Tam-ma-địa Ly trần, Tam-ma-địa Biến chiếu, Tam-ma-địa Bất thuấn, Tam-ma-địa Vô tướng trụ, Tam-ma-địa Bất tư duy, Tam-ma-địa Vô cấu đăng, Tam-ma-địa Vô biên quang, Tam-ma-địa Phát quang, Tam-ma-địa Phổ chiếu, Tam-ma-địa Tịnh kiên định, Tam-ma-địa Vô cấu quang, Tam-ma-địa Phát diệu lạc, Tam-ma-địa Điển đăng, Tam-ma-địa Vô tận, Tam-ma-địa Cụ oai quang, Tam-ma-địa Ly tận, Tam-ma-địa Vô động, Tam-ma-địa Vô hà khích, Tam-ma-địa Nhật đăng, Tam-ma-địa Tịnh nguyệt, Tam-ma-địa Tịnh quang, Tam-ma-địa Phát minh, Tam-ma-địa Tác sở ưng tác, Tam-ma-địa Trí tràng tướng, Tam-ma-địa Kim cương man, Tam-ma-địa Trụ tâm, Tam-ma-địa Phổ minh, Tam-ma-địa Thiện trụ, Tam-ma-địa Bảo tích, Tam-ma-địa Diệu pháp ấn, Tam-ma-địa Nhất thiết pháp bình đẳng tánh, Tam-ma-địa Xả ái lạc, Tam-ma-địa Nhập pháp đảnh, Tam-ma-địa Phiêu tán, Tam-ma-địa Phân biệt pháp cú, Tam-ma-địa Bình đẳng tự tướng, Tam-ma-địa Ly văn tự tướng, Tam-ma-địa Đoạn sở duyên, Tam-ma-địa Vô biến dị, Tam-ma-địa Vô phẩm loại, Tam-ma-địa Vô tướng hành, Tam-ma-địa Ly ế ám, Tam-ma-địa Cụ hành, Tam-ma-địa Bất biến động, Tam-ma-địa Độ cảnh giới, Tam-ma-địa Tập nhất thiết công đức, Tam-ma-địa Quyết định trụ, Tam-ma-địa Vô tâm trụ, Tam-ma-địa Tịnh diệu hoa, Tam-ma-địa Cụ giác chi, Tam-ma-địa Vô biên đăng, Tam-ma-địa Vô biên biện, Tam-ma-địa Vô đẳng đẳng, Tam-ma-địa Siêu nhất thiết pháp, Tam-ma-địa Quyết phán chư pháp, Tam-ma-địa Tán nghi võng, Tam-ma-địa Vô sở trụ, Tam-ma-địa Nhất tướng trang nghiêm, Tam-ma-địa Dẫn phát hành tướng, Tam-ma-địa Nhất hành tướng, Tam-ma-địa Ly hành tướng, Tam-ma-địa Diệu hành tướng, Tam-ma-địa Đạt chư hữu để tán hoại, Tam-ma-địa Nhập thi thiết ngữ ngôn, Tam-ma-địa Giải thoát âm thanh văn tự, Tam-ma-địa Cự xí nhiên, Tam-ma-địa Nghiêm tịnh tướng, Tam-ma-địa Vô tiêu xí, Tam-ma-địa Cụ nhất thiết diệu tướng, Tam-ma-địa Bất hý nhất thiết khổ lạc, Tam-ma-địa Vô tận hành tướng, Tam-ma-địa Cụ Đà-la-ni, Tam-ma-địa Nhiếp phục nhất thiết chánh tánh tà tánh, Tam-ma-địa Tịnh tức nhất thiết vi thuận, Tam-ma-địa Ly tắng ái, Tam-ma-địa Vô cấu minh, Tam-ma-địa Cụ kiên cố, Tam-ma-địa Mãn nguyệt tịnh quang, Tam-ma-địa Đại trang nghiêm, Tam-ma-địa Chiếu nhất thiết thế gian, Tam-ma-địa Định bình đẳng tánh, Tam-ma-địa Hữu tránh vô tránh bình đẳng lý thú, Tam-ma-địa Vô sào huyệt vô tiêu xí vô ái lạc, Tam-ma-địa Quyết định an trụ chơn như, Tam-ma-địa Ly thân uế ác, Tam-ma-địa Ly ngữ uế ác, Tam-ma-địa Ly ý uế ác, Tam-ma-địa Như hư không, Tam-ma-địa Vô nhiễm trước như hư không. Các Tam-ma-địa như vậy có vô lượng trăm ngàn. Đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát .
Này Thiện Hiện! Thế nào là Tam-ma-địa Kiện hành? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, có thể nạp thọ tất cả cảnh Tam-ma-địa, có thể mạnh mẽ làm xong vô biên việc thù thắng, có thể dẫn đầu tất cả đẳng trì. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Kiện hành.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Bảo ấn? Nghĩa là Tam-ma-địa này có thể ấn chứng tất cả định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Bảo ấn.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Sư tử du hý? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các định thù thắng an trụ tự tại. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Sư tử du hý.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Diệu nguyệt? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, như mặt trăng tròn trong sáng chiếu khắp các định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Diệu nguyệt.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nguyệt tràng tướng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể đảm nhận khắp các tướng thù thắng của định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nguyệt tràng tướng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhất thiết pháp dũng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể phát ra khắp tất cả định thù thắng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhất thiết pháp dũng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Quán đảnh? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể quán sát khắp tất cả đảnh định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Quán đỉnh.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Pháp giới quyết định? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể đối với pháp giới quyết định chiếu rõ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Pháp giới quyết định.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Quyết định tràng tướng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể quyết định thọ trì các tràng tướng của định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Quyết định tràng tướng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Kim cương dụ? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể phá trừ các định mà những pháp khác không nhiếp phục được. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Kim cương dụ.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhập pháp ấn? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể chứng nhập khắp các tất cả pháp ấn. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhập pháp ấn.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phóng quang vô vong thất? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, phóng ánh sáng định thù thắng chiếu đến các loài hữu tình làm cho họ nhớ lại những pháp đã từng lãnh thọ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Phóng quang vô vong thất.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Thiện lập định vương? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các định vương hay khéo kiến lập. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Thiện lập định vương.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phóng quang? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể phát ra ánh sáng của các định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Phóng quang.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tinh tấn lực? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể phát ra sức mạnh tinh tấn của các định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tinh tấn lực.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Đẳng dũng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì bình đẳng hiện lên. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Đẳng dũng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhập nhất thiết ngôn từ quyết định? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các ngôn từ quyết định hiểu rõ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhập nhất thiết ngôn từ quyết định.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Đẳng nhập tăng ngữ? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các tên của định có thể hiểu rõ hoàn toàn giải thích nghĩa lý. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Đẳng nhập tăng ngữ.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Quán phương? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các phương của định có thể quán chiếu khắp. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Quán phương.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tổng trì ấn? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể giữ gìn tổng quát các diệu ấn của định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tổng trì ấn.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô vong thất? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các tướng của định đều không quên mất. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô vong thất.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Chư pháp đẳng thú hải ấn? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các định thù thắng đều hướng vào như biển cả tóm thâu các dòng nước. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Chư pháp đẳng thú hải ấn.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Biến phú hư không? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, ở trong các định trùm khắp, có thể che chắn, bảo hộ như nhau, giống như hư không trong không gian. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Biến phú hư không.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Kim cương luân? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể giữ gìn khắp tất cả định thù thắng, làm cho không tan hoại như bánh xe kim cương. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Kim cương luân.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly trần? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể diệt trừ tất cả phiền não cấu uế ràng buộc. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Ly trần.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Biến chiếu? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, chiếu khắp các định làm cho rất sáng rỡ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Biến chiếu.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Bất thuấn? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, không mong cầu định khác hay pháp khác. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Bất thuấn.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô tướng trụ? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, không thấy trong các định có chút pháp nào có thể trụ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô tướng trụ.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Bất tư duy? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, không bị pháp tâm tâm sở hạ liệt làm lay chuyển. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Bất tư duy.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô cấu đăng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, như cầm đèn sáng chiếu rõ các định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô cấu đăng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô biên quang? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể phóng ra ánh sáng lớn chiếu soi không ngằn mé. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô biên quang.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phát quang? Nghĩa là khi an trụ đẳng trì (định) vô gián này, có thể phát ra tất cả ánh sáng định thù thắng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Phát quang.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phổ chiếu? Nghĩa là khi an trụ đẳng trì (định) vô gián này, có thể chiếu khắp các môn định thù thắng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Phổ chiếu.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tịnh kiên định? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, được tánh bình đẳng thanh tịnh của các đẳng trì (định). Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tịnh kiên định.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô cấu quang? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể tẩy trừ hết cấu uế của tất cả định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô cấu quang.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phát diệu lạc? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, lãnh thọ niềm vui vi diệu tất cả đẳng trì (định). Vì thế gọi là Tam-ma-địa Phát diệu lạc.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Điển đăng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, chiếu soi các đẳng trì (định) như điện chớp sáng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Điển đăng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô tận? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, dẫn đến vô tận công đức các đẳng trì (định) mà không thấy tướng tận hay không tận của nó. Vì thế gọi là Tam-ma-địa vô tận.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Cụ oai quang? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì (định) oai quang đầy đủ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Cụ oai quang.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly tận? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, thấy tất cả các đẳng trì (định) vô tận mà không thấy tướng có tận hay không tận. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Ly tận.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô động? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì (định) không động, không trạo cử, cũng không hý luận. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô động.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô hà khích? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì (định) không thấy có tỳ vết. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô hà khích.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhật đăng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các môn định phát ánh sáng chiếu khắp. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhật đăng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tịnh nguyệt? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì (định) đẩy lùi bóng tối như ánh trăng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tịnh nguyệt.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tịnh quang? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với tất cả các đẳng trì (định) được bốn sự hiểu biết thông suốt. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tịnh quang.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phát minh? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các môn định phát ánh sáng chiếu khắp. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Phát minh.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tác sở ưng tác? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm xong các việc nên làm của các đẳng trì (định), lại hoàn thành các việc làm của định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tác sở ưng tác.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Trí tràng tướng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, thấy tràng tướng diệu trí của các đẳng trì (định). Vì thế gọi là Tam-ma-địa Trí tràng tướng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Kim cương man? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, tuy có thể thông đạt tất cả pháp nhưng không thấy có tướng thông đạt. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Kim cương man.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Trụ tâm? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, tâm không lay động, không xoay chuyển, không chiếu soi, cũng không tổn giảm, không nghĩ có tâm. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Trụ tâm.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phổ minh? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể quán chiếu rõ khắp các định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Phổ minh.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Thiện trụ? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể khéo an trụ các đẳng trì (định). Vì thế gọi là Tam-ma-địa Thiện trụ.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Bảo tích? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, quán các đẳng trì (định) đều như châu báu nhóm lại. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Bảo tích.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Diệu pháp ấn? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể ấn chứng các đẳng trì (định), vì đem không ấn mà ấn chứng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Diệu pháp ấn.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhất thiết pháp bình đẳng tánh? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, không thấy có pháp nào lìa tánh bình đẳng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhất thiết pháp bình đẳng tánh.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Xả ái lạc? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với tất cả pháp xả bỏ các ưa thích. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Xả ái lạc.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhập pháp đảnh? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với tất cả pháp có thể đoạn trừ các chướng ngại, mê mờ, cũng hay đứng đầu trong các định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhập pháp đảnh.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phiêu tán? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, thổi tan tất cả chấp định, chấp pháp. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Phiêu tán.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phân biệt pháp cú? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, hay khéo phân biệt cú pháp các định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Phân biệt pháp cú.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Bình đẳng tự tướng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, được tự tướng bình đẳng của các đẳng trì (định). Vì thế gọi là Tam-ma-địa Bình đẳng tự tướng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly văn tự tướng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì (định) không đắc một chữ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Ly văn tự tướng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Đoạn sở duyên? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đoạn tuyệt cảnh tướng sở duyên của các đẳng trì (định). Vì thế gọi là Tam-ma-địa Đoạn sở duyên.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô biến dị? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, không đắc tướng biến dị của các pháp. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô biến dị.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô phẩm loại? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, không thấy tướng phẩm loại sai biệt của các pháp. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô phẩm loại.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô tướng hành? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với tướng các định đều vô sở đắc. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô tướng hành.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly ế ám? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, diệt trừ hết bóng tối của các định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Ly ế ám.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Cụ hạnh? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với hạnh các định đều không có kiến chấp. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Cụ hạnh.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Bất biến động? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì (định) không thấy biến động. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Bất biến động.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Độ cảnh giới? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, vượt qua cảnh giới sở duyên của các đẳng trì (định). Vì thế gọi là Tam-ma-địa Độ cảnh giới.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tập nhất thiết công đức? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể nhóm hợp các công đức của định, đối với tất cả pháp đều không còn tập tưởng (nhớ tưởng). Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tập nhất thiết công đức.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Quyết định trụ? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các định tâm tuy quyết định trụ, nhưng biết rõ tướng nó bất khả đắc. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Quyết định trụ.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô tâm trụ? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, tâm không lay chuyển, không đọa lạc. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô tâm trụ.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tịnh diệu hoa? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì (định) đều được thanh tịnh, ánh sáng rực rỡ trang nghiêm như hoa đẹp. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tịnh diệu hoa.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Cụ giác chi? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho việc tu tập bảy giác chi của tất cả định mau viên mãn. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Cụ giác chi.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô biên đăng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với tất cả pháp đều có thể chiếu rõ giống như đèn sáng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô biên đăng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô biên biện? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với tất cả pháp được vô biên kiến giải. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô biên biện.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô đẳng đẳng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì (định) được tánh bình đẳng, cũng làm cho các định thành vô đẳng đẳng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô đẳng đẳng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Siêu nhất thiết pháp? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể vượt qua các pháp khắp ba cõi. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Siêu nhất thiết pháp.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Quyết phán chư pháp? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các định thù thắng và tất cả pháp, hay vì hữu tình phán quyết như thật. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Quyết phán chư pháp.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tán nghi võng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì (định) và tất cả pháp mọi nghi ngờ đều được tiêu trừ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tán nghi võng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô sở trụ? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, không thấy các pháp có chỗ trụ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô sở trụ.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhất tướng trang nghiêm? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, không thấy các pháp có hai tướng có thể nắm bắt. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhất tướng trang nghiêm.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Dẫn phát hành tướng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì (định) và tất cả pháp, tuy hay hướng đến các hành tướng nhưng đều không thấy người hay hướng đến. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Dẫn phát hành tướng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhất hành tướng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, thấy hành tướng các đẳng trì (định) không có hai. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhất hành tướng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly hành tướng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, thấy các đẳng trì (định) đều không có hành tướng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Ly hành tướng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Diệu hành tướng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì (định) phát sanh hành tướng vi diệu. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Diệu hành tướng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Đạt chư hữu để tán hoại? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì (định) và tất cả pháp được trí thông đạt ngộ nhập như thật; đã ngộ nhập rồi, đối với các pháp hữu phá tan hoàn toàn không để sót lại. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Đạt chư hữu để tán hoại.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhập thi thiết ngữ ngôn? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, ngộ nhập tất cả pháp Tam-ma-địa, trình bày lời nói không vướng mắc, không chướng ngại. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhập thi thiết ngữ ngôn.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Giải thoát âm thanh văn tự? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, thấy các tướng giải thoát tất cả âm thanh văn tự, của các đẳng trì (định) tịch diệt. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Giải thoát âm thanh văn tự.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Cự xí nhiên? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì (định) oai quang chiếu sáng rực rỡ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Cự xí nhiên.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nghiêm tịnh tướng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, hay làm nghiêm tịnh tướng các đẳng trì (định), nghĩa là đối với các tướng đều có thể diệt trừ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nghiêm tịnh tướng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô tiêu xí? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì (định) không thấy nêu cờ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô tiêu xí.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Cụ nhất thiết diệu tướng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đầy đủ các diệu tướng của định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Cụ nhất thiết diệu tướng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Bất hý nhất thiết khổ lạc? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các tướng khổ vui của đẳng trì (định) không ưa thích quán sát. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Bất hý nhất thiết khổ lạc.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô tận hành tướng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, không thấy các hành tướng của định có cùng tận. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô tận hành tướng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Cụ Đà-la-ni? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể đảm nhiệm hết các việc thù thắng của định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Cụ Đà-la-ni.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhiếp phục nhất thiết chánh tánh tà tánh? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các kiến chấp về chánh tánh tà tánh của các đẳng trì (định) đều nhiếp phục làm cho không phát sanh. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhiếp phục nhất thiết chánh tánh tà tánh.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tịnh tức nhất thiết vi thuận? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì (định) và tất cả pháp đều không thấy có tướng nghịch thuận. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tịnh tức nhất thiết vi thuận.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly tắng ái? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì (định) và tất cả pháp đều không thấy có tướng thương ghét. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Ly tắng ái.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô cấu minh? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì (định) đều không thấy có tướng trong trong sạch, tướng cấu uế. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô cấu minh.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Cụ kiên cố? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì (định) đều được kiên cố. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Cụ kiên cố.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Mãn nguyệt tịnh quang? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì (định) tăng thêm công đức như mặt trăng tròn sáng thì nước biển dâng lên. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Mãn nguyện tịnh quang.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Đại trang nghiêm? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì (định) thành tựu các việc đại trang nghiêm, hy hữu, vi diệu. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Đại trang nghiêm.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Chiếu nhất thiết thế gian? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, chiếu soi các đẳng trì (định) và tất cả pháp, làm cho các loại hữu tình đều được khai sáng, hiểu rõ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Chiếu nhất thiết thế giam.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Định bình đẳng tánh? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, không thấy đẳng trì định hay tán loạn sai khác. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Định bình đẳng tánh.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Hữu tránh vô tránh bình đẳng lý thú? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, không thấy các pháp và tất cả định có tranh không tranh tánh tướng sai khác. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Hữu tránh vô tránh bình đẳng lý thú.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô sào huyệt vô tiêu xí vô ái lạc? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, phá trừ các sào huyệt, xả bỏ các cờ xí, đoạn trừ các ưa thích mà không chấp trước. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô sào huyệt vô tiêu xí vô ái lạc.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Quyết định an trụ chơn như? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì (định) và tất cả pháp thường không xả bỏ thật tướng chơn như. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Quyết định an trụ chơn như.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly thân uế ố? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì (định) phá hoại thân kiến. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Ly thân uế ố.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly ngữ uế ố? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì (định) diệt trừ nghiệp ác về lời nói. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Ly ngữ uế ố.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly ý uế ố? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì (định) diệt trừ nghiệp ác về ý. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Ly ý uế ố.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Như hư không? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm lợi ích cho khắp tất cả hữu tình tâm bình đẳng như hư không rộng lớn. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Như hư không.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô nhiễm trước như hư không? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, quán tất cả pháp đều vô sở hữu như hư không trong sạch, không ô nhiễm, không chấp trước. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô nhiễm trước như hư không.
Này Thiện Hiện! Có vô lượng trăm ngàn các Tam-ma-địa thù thắng hy hữu vi diệu như vậy. Nên biết đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát .
XVII. PHẨM NIỆM TRỤ ĐẲNG 01
Lại nữa, này Thiện Hiện! Tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là bốn niệm trụ. Thế nào là bốn? Một là thân niệm trụ; hai là thọ niệm trụ; ba là tâm niệm trụ; bốn là pháp niệm trụ.
Thân niệm trụ nghĩa là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tuy trụ ở nội thân quán theo thân, hoặc trụ ở ngoại thân quán theo thân, hoặc trụ ở nội ngoại thân quán theo thân nhưng vĩnh viễn không phát sanh tầm tư theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ái.
Thọ niệm trụ nghĩa là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tuy trụ ở nội thọ quán theo thọ, hoặc trụ ở ngoại thọ quán theo thọ, hoặc trụ ở nội ngoại thọ quán theo thọ nhưng vĩnh viễn không phát sanh tầm tư theo thọ, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ái.
Tâm niệm trụ nghĩa là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tuy trụ ở nội tâm quán theo tâm, hoặc trụ ở ngoại tâm quán theo tâm, hoặc trụ ở nội ngoại tâm quán theo tâm nhưng vĩnh viễn không phát sanh tầm tư theo tâm, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ái.
Pháp niệm trụ ấy là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tuy trụ ở nội pháp quán theo pháp, hoặc trụ ở ngoại pháp quán theo pháp, hoặc trụ ở nội ngoại pháp quán theo pháp nhưng vĩnh viễn không phát sanh tầm tư theo pháp, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ái.
Thế nào là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán sát kỹ thân mình khi đi biết đi, khi đứng biết đứng, khi ngồi biết ngồi, khi nằm biết nằm. Oai nghi thân mình sai khác như vậy, như vậy, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán sát kỹ thân mình chánh tri (như thật) đi lại, chánh tri (như thật) nhìn tới, nhìn lui, chánh tri (như thật) cúi xuống ngước lên, chánh tri (như thật) co duỗi, mặc Tăng-già-chi, đắp y cầm bát, hoặc ăn hoặc uống, nghỉ ngơi kinh hành, ngồi dậy, đón rước, thức ngủ nói năng im lặng, nhập xuất các định, đều chánh niệm tỉnh giác. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, có trụ nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán sát kỹ thân mình, lúc thở vào biết thở vào, khi thở ra biết thở ra, khi thở hơi dài biết thở hơi dài, khi thở hơi ngắn biết thở hơi ngắn. Như thợ quay bánh xe hoặc đệ tử người ấy, khi bánh xe quay nhiều biết bánh xe quay nhiều, khi bánh xe quay ít biết bánh xe quay ít. Đại Bồ-tát này cũng như vậy, biết rõ các hơi thở khi vào hoặc ra, dài ngắn khác nhau. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, đem vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán sát kỹ thân mình, với các giới sai khác. Nghĩa là địa giới, thủy, hỏa, phong giới. Như người đồ tể khéo léo hoặc học trò người ấy giết chết bò rồi, lại dùng dao bén phân chia thân bò ra làm bốn phần, hoặc ngồi hoặc đứng quán biết như thật. Đại Bồ-tát này cũng như vậy, quán sát thân mình với bốn giới địa, thủy, hỏa, phong sai khác. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán sát kỹ thân mình từ chân đến đầu có các thứ bất tịnh đầy nhẫy trong ấy, bên ngoài được lớp da mỏng bao bọc. Gọi là thân này chỉ có các thứ: Tóc, lông, móng, răng, da dày, da mỏng, máu, thịt, gân, mạch, xương, tủy, tim, gan, phổi, thận, mật, lá lách, dạ dày, ruột già, ruột non, phẩn, nước tiểu, nước dãi, nước mắt, mồ hôi, đất bẩn, đàm, mủ, mỡ lá, óc, màng, ghèn, cứt ráy. Những thứ bất tịnh như thế đầy nhẫy trong thân. Như trong kho của người nông phu hoặc các trưởng giả có chứa đầy các loại ngũ cốc như là: Nếp, mè, lúa, đậu, bắp v.v… Có người mắt sáng mở kho đó ra xem có thể biết như thật trong đó chỉ có các loại ngũ cốc như: Nếp, mè, lúa v.v… Đại Bồ-tát này cũng như vậy, quán sát kỹ thân mình từ chân đến đầu đầy nhẫy bất tịnh không thể ưa thích. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi vắng vẻ quán tử thi quăng bỏ đã qua một ngày, hoặc hai ngày cho đến bảy ngày, thi thể ấy sình trướng chuyển sang màu xanh bầm, hôi thối, da nứt, máu mủ chảy ra. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như vậy, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát, cuối cùng cũng lại như thế. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi vắng vẻ quán tử thi quăng bỏ đã qua một ngày, hoặc hai ngày cho đến bảy ngày, bị các loài cầm thú: Diều hâu, quạ, chim khách, cú mèo, cọp, beo, chồn, sói, chó, dã can v.v… Hoặc mổ, hoặc xé, làm cho xương thịt rơi rớt ngổn ngang, mà tranh giành ăn nuốt. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân mình có tánh như vậy, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát, cuối cùng sẽ bị như thế. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến chỗ vắng vẻ quán sát tử thi bị cầm thú ăn rồi, nhơ nhớp bấy nát, máu mủ chảy lìa, có vô lượng loại trùng giòi sinh ra mùi hôi thối còn hơn chó chết. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân mình có tánh như vậy, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát, cuối cùng sẽ bị như thế. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến chỗ vắng vẻ quán sát tử thi quăng bỏ bị trùng giòi ăn rồi, hết thịt lồi xương, đốt chân tay liền nhau nhờ gân, với máu thịt rã còn sót lại. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như vậy, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát cuối cùng sẽ bị như thế. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi vắng vẻ quán sát tử thi quăng bỏ, đã thành xương trắng không còn máu thịt, chỉ còn gân liền nhau. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như vậy, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát cuối cùng sẽ bị như thế. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi vắng vẻ quán sát tử thi quăng bỏ chỉ còn các xương, xương ấy trắng xám màu như ngọc kha, các gân nát bấy, các đốt chân tay rời ra. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như vậy, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát cuối cùng sẽ bị như thế. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi vắng vẻ quán sát thây chết quăng bỏ, đã thành xương trắng, các đốt tay chân phân tán, rơi lạc phương khác. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như vậy, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát cuối cùng sẽ bị như thế. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi vắng vẻ quán sát tử thi quăng bỏ, các xương rơi rã mỗi cái một nơi, xương chân một nơi, xương ống một nơi, xương đầu gối một nơi, xương đùi một nơi, xương vế một nơi, xương sườn một nơi, xương sống một nơi, xương ngực một nơi, xương vai một nơi, xương tay một nơi, xương ngón một nơi, xương cổ một nơi, xương cằm một nơi, xương má một nơi, xương đầu cũng ở nơi khác. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như vậy, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát cuối cùng sẽ bị như thế. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi vắng vẻ quán sát tử thi quăng bỏ, xương cốt ngổn ngang, gió thổi nắng đốt, mưa chan sương phủ, trải qua nhiều năm, màu sắc như ngọc kha. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như vậy, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát cuối cùng sẽ bị như thế. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi vắng vẻ quán sát tử thi quăng bỏ, xương còn lại tan lộn trên đất, trải qua hàng trăm năm, hoặc hàng ngàn năm, tướng trạng biến ra màu xanh, giống như lông chim bồ câu, hoặc mục nát như bụi, hòa chung với đất khó có thể phân biệt được. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như vậy, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát cuối cùng sẽ bị như thế. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, như trụ ở nội thân quán theo thân sai khác như vậy, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu. Trụ ở ngoại thân quán theo thân, trụ ở nội ngoại thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu Tùy theo chỗ thích hợp cũng như vậy.
Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với trong và ngoài bao gồm thọ, tâm, pháp, khi trụ quán theo thọ, tâm, pháp, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu. Tùy chỗ thích hợp đều nên giảng rộng.
Này Thiện Hiện! Như vậy, Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với trong và ngoài bao gồm thọ, tâm, pháp, khi trụ quán theo thân, thọ, tâm, pháp. Tuy quán như vậy nhưng vô sở đắc.
Này Thiện Hiện! Nên biết đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là bốn chánh đoạn. Thế nào là bốn?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với các pháp ác bất thiện chưa sanh, vì muốn làm cho không sanh nên sanh tâm mong muốn cố gắng, phát sanh siêng năng giữ gìn, đó là thứ nhất.
Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với các pháp ác bất thiện đã sanh, vì muốn đoạn trừ hẳn nên sanh tâm mong muốn cố gắng siêng năng giữ gìn, đó là thứ hai.
Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, pháp thiện chưa sanh vì làm cho phát sanh, nên sanh tâm mong muốn cố gắng siêng năng giữ gìn, đó là thứ ba.
Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, pháp thiện đã sanh, vì làm cho an trụ không quên, càng tăng thêm làm cho viên mãn nên sanh tâm mong muốn cố gắng siêng năng giữ gìn, đó là thứ tư.
Này Thiện Hiện! Nên biết đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.
Này Thiện Hiện! Thế nào là Tam-ma-địa Kiện hành? Nghĩa là khi nào an trụ Tam-ma-địa này, có thể nạp thọ tất cả cảnh Tam-ma-địa, có thể mạnh mẽ làm xong vô biên việc thù thắng, có thể dẫn đầu tất cả đẳng trì. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Kiện hành.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Bảo ấn? Nghĩa là Tam-ma-địa này có thể ấn chứng tất cả định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Bảo ấn.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Sư tử du hý? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các định thù thắng an trụ tự tại. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Sư tử du hý.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Diệu nguyệt? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, như mặt trăng tròn trong sáng chiếu khắp các định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Diệu nguyệt.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nguyệt tràng tướng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể đảm nhận khắp các tướng thù thắng của định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nguyệt tràng tướng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhất thiết pháp dũng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể phát ra khắp tất cả định thù thắng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhất thiết pháp dũng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Quán đảnh? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể quán sát khắp tất cả đảnh định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Quán đỉnh.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Pháp giới quyết định? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể đối với pháp giới quyết định chiếu rõ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Pháp giới quyết định.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Quyết định tràng tướng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể quyết định thọ trì các tràng tướng của định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Quyết định tràng tướng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Kim cương dụ? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể phá trừ các định mà những pháp khác không nhiếp phục được. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Kim cương dụ.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhập pháp ấn? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể chứng nhập khắp các tất cả pháp ấn. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhập pháp ấn.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phóng quang vô vong thất? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, phóng ánh sáng định thù thắng chiếu đến các loài hữu tình làm cho họ nhớ lại những pháp đã từng lãnh thọ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Phóng quang vô vong thất.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Thiện lập định vương? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các định vương hay khéo kiến lập. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Thiện lập định vương.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phóng quang? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể phát ra ánh sáng của các định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Phóng quang.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tinh tấn lực? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể phát ra sức mạnh tinh tấn của các định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tinh tấn lực.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Đẳng dũng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì bình đẳng hiện lên. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Đẳng dũng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhập nhất thiết ngôn từ quyết định? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các ngôn từ quyết định hiểu rõ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhập nhất thiết ngôn từ quyết định.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Đẳng nhập tăng ngữ? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các tên của định có thể hiểu rõ hoàn toàn giải thích nghĩa lý. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Đẳng nhập tăng ngữ.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Quán phương? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các phương của định có thể quán chiếu khắp. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Quán phương.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tổng trì ấn? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể giữ gìn tổng quát các diệu ấn của định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tổng trì ấn.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô vong thất? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các tướng của định đều không quên mất. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô vong thất.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Chư pháp đẳng thú hải ấn? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các định thù thắng đều hướng vào như biển cả tóm thâu các dòng nước. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Chư pháp đẳng thú hải ấn.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Biến phú hư không? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, ở trong các định trùm khắp, có thể che chắn, bảo hộ như nhau, giống như hư không trong không gian. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Biến phú hư không.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Kim cương luân? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể giữ gìn khắp tất cả định thù thắng, làm cho không tan hoại như bánh xe kim cương. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Kim cương luân.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly trần? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể diệt trừ tất cả phiền não cấu uế ràng buộc. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Ly trần.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Biến chiếu? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, chiếu khắp các định làm cho rất sáng rỡ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Biến chiếu.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Bất thuấn? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, không mong cầu định khác hay pháp khác. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Bất thuấn.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô tướng trụ? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, không thấy trong các định có chút pháp nào có thể trụ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô tướng trụ.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Bất tư duy? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, không bị pháp tâm tâm sở hạ liệt làm lay chuyển. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Bất tư duy.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô cấu đăng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, như cầm đèn sáng chiếu rõ các định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô cấu đăng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô biên quang? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể phóng ra ánh sáng lớn chiếu soi không ngằn mé. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô biên quang.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phát quang? Nghĩa là khi an trụ đẳng trì (định) vô gián này, có thể phát ra tất cả ánh sáng định thù thắng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Phát quang.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phổ chiếu? Nghĩa là khi an trụ đẳng trì (định) vô gián này, có thể chiếu khắp các môn định thù thắng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Phổ chiếu.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tịnh kiên định? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, được tánh bình đẳng thanh tịnh của các đẳng trì (định). Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tịnh kiên định.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô cấu quang? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể tẩy trừ hết cấu uế của tất cả định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô cấu quang.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phát diệu lạc? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, lãnh thọ niềm vui vi diệu tất cả đẳng trì (định). Vì thế gọi là Tam-ma-địa Phát diệu lạc.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Điển đăng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, chiếu soi các đẳng trì (định) như điện chớp sáng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Điển đăng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô tận? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, dẫn đến vô tận công đức các đẳng trì (định) mà không thấy tướng tận hay không tận của nó. Vì thế gọi là Tam-ma-địa vô tận.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Cụ oai quang? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì (định) oai quang đầy đủ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Cụ oai quang.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly tận? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, thấy tất cả các đẳng trì (định) vô tận mà không thấy tướng có tận hay không tận. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Ly tận.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô động? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì (định) không động, không trạo cử, cũng không hý luận. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô động.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô hà khích? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì (định) không thấy có tỳ vết. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô hà khích.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhật đăng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các môn định phát ánh sáng chiếu khắp. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhật đăng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tịnh nguyệt? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì (định) đẩy lùi bóng tối như ánh trăng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tịnh nguyệt.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tịnh quang? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với tất cả các đẳng trì (định) được bốn sự hiểu biết thông suốt. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tịnh quang.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phát minh? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các môn định phát ánh sáng chiếu khắp. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Phát minh.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tác sở ưng tác? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm xong các việc nên làm của các đẳng trì (định), lại hoàn thành các việc làm của định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tác sở ưng tác.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Trí tràng tướng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, thấy tràng tướng diệu trí của các đẳng trì (định). Vì thế gọi là Tam-ma-địa Trí tràng tướng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Kim cương man? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, tuy có thể thông đạt tất cả pháp nhưng không thấy có tướng thông đạt. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Kim cương man.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Trụ tâm? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, tâm không lay động, không xoay chuyển, không chiếu soi, cũng không tổn giảm, không nghĩ có tâm. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Trụ tâm.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phổ minh? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể quán chiếu rõ khắp các định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Phổ minh.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Thiện trụ? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể khéo an trụ các đẳng trì (định). Vì thế gọi là Tam-ma-địa Thiện trụ.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Bảo tích? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, quán các đẳng trì (định) đều như châu báu nhóm lại. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Bảo tích.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Diệu pháp ấn? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể ấn chứng các đẳng trì (định), vì đem không ấn mà ấn chứng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Diệu pháp ấn.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhất thiết pháp bình đẳng tánh? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, không thấy có pháp nào lìa tánh bình đẳng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhất thiết pháp bình đẳng tánh.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Xả ái lạc? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với tất cả pháp xả bỏ các ưa thích. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Xả ái lạc.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhập pháp đảnh? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với tất cả pháp có thể đoạn trừ các chướng ngại, mê mờ, cũng hay đứng đầu trong các định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhập pháp đảnh.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phiêu tán? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, thổi tan tất cả chấp định, chấp pháp. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Phiêu tán.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Phân biệt pháp cú? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, hay khéo phân biệt cú pháp các định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Phân biệt pháp cú.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Bình đẳng tự tướng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, được tự tướng bình đẳng của các đẳng trì (định). Vì thế gọi là Tam-ma-địa Bình đẳng tự tướng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly văn tự tướng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì (định) không đắc một chữ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Ly văn tự tướng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Đoạn sở duyên? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đoạn tuyệt cảnh tướng sở duyên của các đẳng trì (định). Vì thế gọi là Tam-ma-địa Đoạn sở duyên.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô biến dị? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, không đắc tướng biến dị của các pháp. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô biến dị.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô phẩm loại? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, không thấy tướng phẩm loại sai biệt của các pháp. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô phẩm loại.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô tướng hành? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với tướng các định đều vô sở đắc. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô tướng hành.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly ế ám? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, diệt trừ hết bóng tối của các định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Ly ế ám.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Cụ hạnh? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với hạnh các định đều không có kiến chấp. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Cụ hạnh.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Bất biến động? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì (định) không thấy biến động. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Bất biến động.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Độ cảnh giới? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, vượt qua cảnh giới sở duyên của các đẳng trì (định). Vì thế gọi là Tam-ma-địa Độ cảnh giới.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tập nhất thiết công đức? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể nhóm hợp các công đức của định, đối với tất cả pháp đều không còn tập tưởng (nhớ tưởng). Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tập nhất thiết công đức.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Quyết định trụ? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các định tâm tuy quyết định trụ, nhưng biết rõ tướng nó bất khả đắc. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Quyết định trụ.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô tâm trụ? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, tâm không lay chuyển, không đọa lạc. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô tâm trụ.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tịnh diệu hoa? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì (định) đều được thanh tịnh, ánh sáng rực rỡ trang nghiêm như hoa đẹp. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tịnh diệu hoa.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Cụ giác chi? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho việc tu tập bảy giác chi của tất cả định mau viên mãn. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Cụ giác chi.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô biên đăng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với tất cả pháp đều có thể chiếu rõ giống như đèn sáng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô biên đăng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô biên biện? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với tất cả pháp được vô biên kiến giải. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô biên biện.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô đẳng đẳng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì (định) được tánh bình đẳng, cũng làm cho các định thành vô đẳng đẳng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô đẳng đẳng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Siêu nhất thiết pháp? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể vượt qua các pháp khắp ba cõi. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Siêu nhất thiết pháp.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Quyết phán chư pháp? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các định thù thắng và tất cả pháp, hay vì hữu tình phán quyết như thật. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Quyết phán chư pháp.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tán nghi võng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì (định) và tất cả pháp mọi nghi ngờ đều được tiêu trừ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tán nghi võng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô sở trụ? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, không thấy các pháp có chỗ trụ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô sở trụ.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhất tướng trang nghiêm? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, không thấy các pháp có hai tướng có thể nắm bắt. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhất tướng trang nghiêm.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Dẫn phát hành tướng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì (định) và tất cả pháp, tuy hay hướng đến các hành tướng nhưng đều không thấy người hay hướng đến. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Dẫn phát hành tướng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhất hành tướng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, thấy hành tướng các đẳng trì (định) không có hai. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhất hành tướng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly hành tướng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, thấy các đẳng trì (định) đều không có hành tướng. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Ly hành tướng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Diệu hành tướng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì (định) phát sanh hành tướng vi diệu. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Diệu hành tướng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Đạt chư hữu để tán hoại? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì (định) và tất cả pháp được trí thông đạt ngộ nhập như thật; đã ngộ nhập rồi, đối với các pháp hữu phá tan hoàn toàn không để sót lại. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Đạt chư hữu để tán hoại.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhập thi thiết ngữ ngôn? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, ngộ nhập tất cả pháp Tam-ma-địa, trình bày lời nói không vướng mắc, không chướng ngại. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhập thi thiết ngữ ngôn.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Giải thoát âm thanh văn tự? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, thấy các tướng giải thoát tất cả âm thanh văn tự, của các đẳng trì (định) tịch diệt. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Giải thoát âm thanh văn tự.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Cự xí nhiên? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì (định) oai quang chiếu sáng rực rỡ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Cự xí nhiên.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nghiêm tịnh tướng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, hay làm nghiêm tịnh tướng các đẳng trì (định), nghĩa là đối với các tướng đều có thể diệt trừ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nghiêm tịnh tướng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô tiêu xí? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì (định) không thấy nêu cờ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô tiêu xí.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Cụ nhất thiết diệu tướng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đầy đủ các diệu tướng của định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Cụ nhất thiết diệu tướng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Bất hý nhất thiết khổ lạc? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các tướng khổ vui của đẳng trì (định) không ưa thích quán sát. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Bất hý nhất thiết khổ lạc.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô tận hành tướng? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, không thấy các hành tướng của định có cùng tận. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô tận hành tướng.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Cụ Đà-la-ni? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, có thể đảm nhiệm hết các việc thù thắng của định. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Cụ Đà-la-ni.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Nhiếp phục nhất thiết chánh tánh tà tánh? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các kiến chấp về chánh tánh tà tánh của các đẳng trì (định) đều nhiếp phục làm cho không phát sanh. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Nhiếp phục nhất thiết chánh tánh tà tánh.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Tịnh tức nhất thiết vi thuận? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì (định) và tất cả pháp đều không thấy có tướng nghịch thuận. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Tịnh tức nhất thiết vi thuận.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly tắng ái? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì (định) và tất cả pháp đều không thấy có tướng thương ghét. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Ly tắng ái.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô cấu minh? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì (định) đều không thấy có tướng trong trong sạch, tướng cấu uế. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô cấu minh.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Cụ kiên cố? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì (định) đều được kiên cố. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Cụ kiên cố.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Mãn nguyệt tịnh quang? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì (định) tăng thêm công đức như mặt trăng tròn sáng thì nước biển dâng lên. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Mãn nguyện tịnh quang.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Đại trang nghiêm? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì (định) thành tựu các việc đại trang nghiêm, hy hữu, vi diệu. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Đại trang nghiêm.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Chiếu nhất thiết thế gian? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, chiếu soi các đẳng trì (định) và tất cả pháp, làm cho các loại hữu tình đều được khai sáng, hiểu rõ. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Chiếu nhất thiết thế giam.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Định bình đẳng tánh? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, không thấy đẳng trì định hay tán loạn sai khác. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Định bình đẳng tánh.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Hữu tránh vô tránh bình đẳng lý thú? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, không thấy các pháp và tất cả định có tranh không tranh tánh tướng sai khác. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Hữu tránh vô tránh bình đẳng lý thú.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô sào huyệt vô tiêu xí vô ái lạc? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, phá trừ các sào huyệt, xả bỏ các cờ xí, đoạn trừ các ưa thích mà không chấp trước. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô sào huyệt vô tiêu xí vô ái lạc.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Quyết định an trụ chơn như? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, đối với các đẳng trì (định) và tất cả pháp thường không xả bỏ thật tướng chơn như. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Quyết định an trụ chơn như.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly thân uế ố? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì (định) phá hoại thân kiến. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Ly thân uế ố.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly ngữ uế ố? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì (định) diệt trừ nghiệp ác về lời nói. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Ly ngữ uế ố.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Ly ý uế ố? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm cho các đẳng trì (định) diệt trừ nghiệp ác về ý. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Ly ý uế ố.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Như hư không? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, làm lợi ích cho khắp tất cả hữu tình tâm bình đẳng như hư không rộng lớn. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Như hư không.
Thế nào gọi là Tam-ma-địa Vô nhiễm trước như hư không? Nghĩa là khi an trụ Tam-ma-địa này, quán tất cả pháp đều vô sở hữu như hư không trong sạch, không ô nhiễm, không chấp trước. Vì thế gọi là Tam-ma-địa Vô nhiễm trước như hư không.
Này Thiện Hiện! Có vô lượng trăm ngàn các Tam-ma-địa thù thắng hy hữu vi diệu như vậy. Nên biết đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát .
XVII. PHẨM NIỆM TRỤ ĐẲNG 01
Lại nữa, này Thiện Hiện! Tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là bốn niệm trụ. Thế nào là bốn? Một là thân niệm trụ; hai là thọ niệm trụ; ba là tâm niệm trụ; bốn là pháp niệm trụ.
Thân niệm trụ nghĩa là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tuy trụ ở nội thân quán theo thân, hoặc trụ ở ngoại thân quán theo thân, hoặc trụ ở nội ngoại thân quán theo thân nhưng vĩnh viễn không phát sanh tầm tư theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ái.
Thọ niệm trụ nghĩa là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tuy trụ ở nội thọ quán theo thọ, hoặc trụ ở ngoại thọ quán theo thọ, hoặc trụ ở nội ngoại thọ quán theo thọ nhưng vĩnh viễn không phát sanh tầm tư theo thọ, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ái.
Tâm niệm trụ nghĩa là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tuy trụ ở nội tâm quán theo tâm, hoặc trụ ở ngoại tâm quán theo tâm, hoặc trụ ở nội ngoại tâm quán theo tâm nhưng vĩnh viễn không phát sanh tầm tư theo tâm, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ái.
Pháp niệm trụ ấy là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tuy trụ ở nội pháp quán theo pháp, hoặc trụ ở ngoại pháp quán theo pháp, hoặc trụ ở nội ngoại pháp quán theo pháp nhưng vĩnh viễn không phát sanh tầm tư theo pháp, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ái.
Thế nào là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán sát kỹ thân mình khi đi biết đi, khi đứng biết đứng, khi ngồi biết ngồi, khi nằm biết nằm. Oai nghi thân mình sai khác như vậy, như vậy, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán sát kỹ thân mình chánh tri (như thật) đi lại, chánh tri (như thật) nhìn tới, nhìn lui, chánh tri (như thật) cúi xuống ngước lên, chánh tri (như thật) co duỗi, mặc Tăng-già-chi, đắp y cầm bát, hoặc ăn hoặc uống, nghỉ ngơi kinh hành, ngồi dậy, đón rước, thức ngủ nói năng im lặng, nhập xuất các định, đều chánh niệm tỉnh giác. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, có trụ nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán sát kỹ thân mình, lúc thở vào biết thở vào, khi thở ra biết thở ra, khi thở hơi dài biết thở hơi dài, khi thở hơi ngắn biết thở hơi ngắn. Như thợ quay bánh xe hoặc đệ tử người ấy, khi bánh xe quay nhiều biết bánh xe quay nhiều, khi bánh xe quay ít biết bánh xe quay ít. Đại Bồ-tát này cũng như vậy, biết rõ các hơi thở khi vào hoặc ra, dài ngắn khác nhau. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, đem vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán sát kỹ thân mình, với các giới sai khác. Nghĩa là địa giới, thủy, hỏa, phong giới. Như người đồ tể khéo léo hoặc học trò người ấy giết chết bò rồi, lại dùng dao bén phân chia thân bò ra làm bốn phần, hoặc ngồi hoặc đứng quán biết như thật. Đại Bồ-tát này cũng như vậy, quán sát thân mình với bốn giới địa, thủy, hỏa, phong sai khác. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, quán sát kỹ thân mình từ chân đến đầu có các thứ bất tịnh đầy nhẫy trong ấy, bên ngoài được lớp da mỏng bao bọc. Gọi là thân này chỉ có các thứ: Tóc, lông, móng, răng, da dày, da mỏng, máu, thịt, gân, mạch, xương, tủy, tim, gan, phổi, thận, mật, lá lách, dạ dày, ruột già, ruột non, phẩn, nước tiểu, nước dãi, nước mắt, mồ hôi, đất bẩn, đàm, mủ, mỡ lá, óc, màng, ghèn, cứt ráy. Những thứ bất tịnh như thế đầy nhẫy trong thân. Như trong kho của người nông phu hoặc các trưởng giả có chứa đầy các loại ngũ cốc như là: Nếp, mè, lúa, đậu, bắp v.v… Có người mắt sáng mở kho đó ra xem có thể biết như thật trong đó chỉ có các loại ngũ cốc như: Nếp, mè, lúa v.v… Đại Bồ-tát này cũng như vậy, quán sát kỹ thân mình từ chân đến đầu đầy nhẫy bất tịnh không thể ưa thích. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi vắng vẻ quán tử thi quăng bỏ đã qua một ngày, hoặc hai ngày cho đến bảy ngày, thi thể ấy sình trướng chuyển sang màu xanh bầm, hôi thối, da nứt, máu mủ chảy ra. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như vậy, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát, cuối cùng cũng lại như thế. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi vắng vẻ quán tử thi quăng bỏ đã qua một ngày, hoặc hai ngày cho đến bảy ngày, bị các loài cầm thú: Diều hâu, quạ, chim khách, cú mèo, cọp, beo, chồn, sói, chó, dã can v.v… Hoặc mổ, hoặc xé, làm cho xương thịt rơi rớt ngổn ngang, mà tranh giành ăn nuốt. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân mình có tánh như vậy, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát, cuối cùng sẽ bị như thế. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến chỗ vắng vẻ quán sát tử thi bị cầm thú ăn rồi, nhơ nhớp bấy nát, máu mủ chảy lìa, có vô lượng loại trùng giòi sinh ra mùi hôi thối còn hơn chó chết. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân mình có tánh như vậy, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát, cuối cùng sẽ bị như thế. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến chỗ vắng vẻ quán sát tử thi quăng bỏ bị trùng giòi ăn rồi, hết thịt lồi xương, đốt chân tay liền nhau nhờ gân, với máu thịt rã còn sót lại. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như vậy, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát cuối cùng sẽ bị như thế. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi vắng vẻ quán sát tử thi quăng bỏ, đã thành xương trắng không còn máu thịt, chỉ còn gân liền nhau. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như vậy, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát cuối cùng sẽ bị như thế. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi vắng vẻ quán sát tử thi quăng bỏ chỉ còn các xương, xương ấy trắng xám màu như ngọc kha, các gân nát bấy, các đốt chân tay rời ra. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như vậy, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát cuối cùng sẽ bị như thế. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi vắng vẻ quán sát thây chết quăng bỏ, đã thành xương trắng, các đốt tay chân phân tán, rơi lạc phương khác. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như vậy, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát cuối cùng sẽ bị như thế. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi vắng vẻ quán sát tử thi quăng bỏ, các xương rơi rã mỗi cái một nơi, xương chân một nơi, xương ống một nơi, xương đầu gối một nơi, xương đùi một nơi, xương vế một nơi, xương sườn một nơi, xương sống một nơi, xương ngực một nơi, xương vai một nơi, xương tay một nơi, xương ngón một nơi, xương cổ một nơi, xương cằm một nơi, xương má một nơi, xương đầu cũng ở nơi khác. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như vậy, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát cuối cùng sẽ bị như thế. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi vắng vẻ quán sát tử thi quăng bỏ, xương cốt ngổn ngang, gió thổi nắng đốt, mưa chan sương phủ, trải qua nhiều năm, màu sắc như ngọc kha. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như vậy, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát cuối cùng sẽ bị như thế. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đến nơi vắng vẻ quán sát tử thi quăng bỏ, xương còn lại tan lộn trên đất, trải qua hàng trăm năm, hoặc hàng ngàn năm, tướng trạng biến ra màu xanh, giống như lông chim bồ câu, hoặc mục nát như bụi, hòa chung với đất khó có thể phân biệt được. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như vậy, đủ pháp như vậy, chưa được giải thoát cuối cùng sẽ bị như thế. Đó là Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, trụ ở nội thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu.
Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, như trụ ở nội thân quán theo thân sai khác như vậy, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu. Trụ ở ngoại thân quán theo thân, trụ ở nội ngoại thân quán theo thân, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu Tùy theo chỗ thích hợp cũng như vậy.
Này Thiện Hiện! Các Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với trong và ngoài bao gồm thọ, tâm, pháp, khi trụ quán theo thọ, tâm, pháp, thắp sáng tinh tấn (nổ lực tinh tấn), chánh niệm tỉnh giác, điều phục tham ưu. Tùy chỗ thích hợp đều nên giảng rộng.
Này Thiện Hiện! Như vậy, Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với trong và ngoài bao gồm thọ, tâm, pháp, khi trụ quán theo thân, thọ, tâm, pháp. Tuy quán như vậy nhưng vô sở đắc.
Này Thiện Hiện! Nên biết đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.
Lại nữa, này Thiện Hiện! Tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát là bốn chánh đoạn. Thế nào là bốn?
Này Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với các pháp ác bất thiện chưa sanh, vì muốn làm cho không sanh nên sanh tâm mong muốn cố gắng, phát sanh siêng năng giữ gìn, đó là thứ nhất.
Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với các pháp ác bất thiện đã sanh, vì muốn đoạn trừ hẳn nên sanh tâm mong muốn cố gắng siêng năng giữ gìn, đó là thứ hai.
Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, pháp thiện chưa sanh vì làm cho phát sanh, nên sanh tâm mong muốn cố gắng siêng năng giữ gìn, đó là thứ ba.
Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện, pháp thiện đã sanh, vì làm cho an trụ không quên, càng tăng thêm làm cho viên mãn nên sanh tâm mong muốn cố gắng siêng năng giữ gìn, đó là thứ tư.
Này Thiện Hiện! Nên biết đó là tướng Đại thừa của Đại Bồ-tát.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.