Chương 56: Quyển 51 Xv. Phẩm Biện Đại-Thừa 01
Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
14/08/2021
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Vì sao biết được tướng Đại-thừa của đại Bồ-tát? Vì sao biết được sự phát tâm hướng đến Đại-thừa của đại Bồ-tát? Đại-thừa đó từ đâu mà ra, đến trụ ở nơi nào? Đại-thừa ấy làm thế nào mà trụ? Ai nương Đại-thừa ấy mà xuất hiện?
Phật bảo: Thiện Hiện! Ngươi hỏi vì sao mà biết được cái tướng Đại-thừa của đại Bồ-tát? Sáu phép Ba-la-mật-đa là tướng Đại-thừa của đại Bồ-tát. Những gì là sáu? Đó là bố thí Ba-la-mật-đa, tịnh giới Ba-la-mật-đa, an nhẫn Ba-la-mật-đa, tinh tấn Ba-la-mật-đa, tịnh lự Ba-la-mật-đa, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là bố thí Ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát?
Phật dạy: Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát phát tâm tương ưng với trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tự bố thí tất cả sở hữu trong ngoài, cũng khuyên người khác bố thí sở hữu trong ngoài. Duy trì thiện căn này, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Thiện Hiện, đó là bố thí Ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là tịnh giới Ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát?
Phật dạy: Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát phát tâm tương ưng với trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tự an trú mười thiện nghiệp đạo, cũng khuyên người khác an trú muời thiện nghiệp đạo, duy trì thiện căn này, cùng với tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Thiện Hiện, đó là tịnh giới Ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là an nhẫn Ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát?
Phật dạy: Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát phát tâm tương ưng với trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tự làm đầy đủ và tăng thượng an nhẫn, cũng khuyên người khác làm đầy đủ và tăng thượng an nhẫn, duy trì thiện căn này, cùng với tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Thiện Hiện, đó là an nhẫn Ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là tinh tấn Ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát?
Phật dạy: Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát phát tâm tương ưng với trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với sáu phép Ba-la-mật-đa, tự siêng năng tu tập chẳng dừng nghỉ, cũng khuyên người khác đối với sáu phép Ba-la-mật-đa, siêng năng tu tập chẳng dừng nghỉ, duy trì thiện căn này, cùng với tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Thiện Hiện, đó là tinh tấn Ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là tịnh lự Ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát?
Phật dạy: Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát phát tâm tương ưng với trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tự mình có thể khéo léo nhập vào các tịnh lự vô lượng, vô sắc, hoàn toàn chẳng theo thế lực ấy mà thọ sanh, cũng có thể khuyên người khác nhập vào các tịnh lự, vô lượng, vô sắc giống như sự khéo léo của mình, duy trì thiện căn này, cùng với tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Thiện Hiện, đó là tịnh lự Ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát?
Phật dạy: Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát phát tâm tương ưng với trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, có khả năng tự quán sát như thật tất cả pháp tánh, đối với các pháp tánh, không có sự chấp trước, cũng khuyên người khác quán sát như thật tất cả pháp tánh, đối với các pháp tánh, không có sự chấp trước, duy trì thiện căn này, cùng với tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Thiện Hiện, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Thiện Hiện! Nên biết, đó là tướng Đại-thừa của đại Bồ-tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại-thừa của đại Bồ-tát là cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh. Đó là tướng Đại-thừa của đại Bồ-tát.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là nội không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Nội nghĩa là nội pháp, tức là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Trong đó, nhãn gắn liền với cái không của nhãn. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý gắn liền với cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là nội không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là ngoại không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Ngoại nghĩa là ngoại pháp, tức là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Trong đó, sắc gắn liền với cái không của sắc. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thanh, hương, vị, xúc, pháp gắn liền với cái không của thanh, hương, vị, xúc, pháp. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là ngoại không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là nội ngoại không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Nội ngoại nghĩa là nội, ngoại pháp, tức là nội lục xứ, ngoại lục xứ. Trong đó, nội lục xứ gắn liền với cái không của ngoại lục xứ. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Ngoại lục xứ gắn liền với cái không của nội lục xứ. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là nội, ngoại không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là không không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Không nghĩa là tất cả pháp đều không. Cái không này gắn liền với cái không của không. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là không không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Đại nghĩa là mười phương, tức là đông, nam, tây, bắc, tứ vi, thượng, hạ. Trong đó, phương đông gắn liền với cái không của phương đông. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Phương nam, tây, bắc, tứ vi, thượng, hạ gắn liền với cái không của phương nam, tây, bắc, tứ vi, thượng, hạ. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là đại không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là thắng nghĩa không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Thắng nghĩa nghĩa là Niết bàn. Thắng nghĩa này gắn liền với cái không của thắng nghĩa. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là thắng nghĩa không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là hữu vi không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Hữu vi nghĩa là Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới. Trong đó, Dục giới gắn liền với cái không của Dục giới. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Sắc, Vô Sắc giới gắn liền với cái không của Sắc, Vô Sắc giới. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là hữu vi không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là vô vi không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Vô vi nghĩa là không sanh, không trụ, không dị, không diệt. Vô vi này gắn liền với cái không của vô vi. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là vô vi không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là tất cánh không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Tất cảnh nghĩa là cái rốt cùng của các pháp, chẳng thể nắm bắt được. Cái rốt cùng này gắn liền với cái không rốt cùng. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là tất cánh không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là vô tế không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Vô tế nghĩa là không có ranh giới giữa cái khởi đầu, ở giữa và sau cùng, có thể nắm bắt được, và không có cái ranh giới giữa đi và đến, có thể nắm bắt được. Vô tế này gắn liền với cái không của vô tế. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là vô tế không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là tán không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Tán nghĩa là có buông, có bỏ, có xả, có thể nắm bắt được. Tán này gắn liền với cái không của tán. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là tán không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là vô biến dị không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Vô biến dị nghĩa là không buông, không bỏ, không xả, có thể nắm bắt được. Cái vô biến dị này gắn liền với cái không của vô biến dị. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là vô biến dị không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là bản tánh không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Bản tánh nghĩa là bản tánh của tất cả pháp, hoặc tánh của pháp hữu vi, hoặc tánh của pháp vô vi, đều chẳng phải Thanh-văn làm ra, chẳng phải Độc-giác làm ra, chẳng phải Bồ-tát làm ra, chẳng phải Như Lai làm ra, cũng chẳng phải ai khác làm ra. Bản tánh này gắn liền với cái không của bản tánh. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là bản tánh không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là tự tướng không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Tự tướng nghĩa là tự tướng của tất cả pháp, như biến ngại là tự tuớng của sắc, lãnh nạp là tự tướng của thọ, thủ tượng là tự tướng của tưởng, tạo tác là tự tướng của hành, liễu biệt là tự tướng của thức; hoặc là tự tướng của pháp hữu vi, hoặc là tự tướng của pháp vô vi, cũng như vậy. Tự tướng này gắn liền với cái không của tự tướng. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là tự tướng không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là cộng tướng không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Cộng tướng nghĩa là tướng chung của tất cả pháp. Như khổ là cộng tướng của pháp hữu lậu, vô thường là cộng tướng của pháp hữu vi; không, vô ngã là cộng tướng của tất cả pháp, có vô lượng cộng tướng như vậy. Cộng tướng này gắn liền với cái không của cộng tướng. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là cộng tướng không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là nhất thiết pháp không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Nhất thiết pháp nghĩa là pháp năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, hoặc là pháp hữu sắc, vô sắc, hữu kiến, vô kiến, hữu đối, vô đối, hữu lậu, vô lậu, hữu vi, vô vi. Nhất thiết pháp này gắn liền với cái không của nhất thiết pháp. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là nhất thiết pháp không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là bất khả đắc không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Bất khả đắc nghĩa là trong tất cả pháp này, chẳng thể nắm bắt được, hoặc quá khứ chẳng thể nắm bắt được, vị lai chẳng thể nắm bắt được, hiện tại chẳng thể nắm bắt được; hoặc trong quá khứ không có vị lai hiện tại, có thể nắm bắt được; hoặc trong vị lai không có quá khứ, hiện tại, có thể nắm bắt được; hoặc trong hiện tại không có quá khứ, vị lai, có thể nắm bắt được. Bất khả đắc này gắn liền với cái không của bất khả đắc. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là bất khả đắc không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là vô tánh không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Vô tánh nghĩa là không có một mảy may tánh có thể nắm bắt được. Vô tánh này gắn liền với cái không của vô tánh. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là vô tánh không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là tự tánh không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Tự tánh nghĩa là tự tánh năng hòa hợp của các pháp. Tự tánh này gắn liền với cái không của tự tánh. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là tự tánh không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là vô tánh tự tánh không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Vô tánh tự tánh nghĩa là các pháp không có tánh năng hòa hợp nhưng có tự tánh sở hòa hợp. Vô tánh tự tánh này gắn liền với cái không của vô tánh tự tánh. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là vô tánh tự tánh không.
Lại nữa, Thiện Hiện! Hữu tánh gắn liền với cái không của hữu tánh; vô tánh gắn liền với cái không của vô tánh; tự tánh gắn liền với cái không của tự tánh; tha tánh gắn liền với cái không của tha tánh.
Thế nào là hữu tánh gắn liền với cái không của hữu tánh? Hữu tánh nghĩa là năm uẩn. Hữu tánh này gắn liền với cái không của hữu tánh. Vì tánh sanh của năm uẩn chẳng thể nắm bắt được. Đó là hữu tánh gắn liền với cái không của hữu tánh.
Thế nào là vô tánh gắn liền với cái không của vô tánh? Vô tánh nghĩa là vô vi. Vô tánh này gắn liền với cái không của vô tánh. Đó là vô tánh gắn liền với cái không của vô tánh.
Thế nào là tự tánh gắn liền với cái không của tự tánh? Nghĩa là tự tánh của tất cả pháp đều là không. Không này chẳng phải do trí làm ra, chẳng phải do kiến làm ra, cũng chẳng phải do cái gì khác làm ra. Đó là tự tánh gắn liền với cái không của tự tánh.
Thế nào là tha tánh gắn liền với cái không của tha tánh? Nghĩa là hoặc Phật xuất thế, hoặc chẳng xuất thế, tất cả pháp, pháp trụ, pháp định, pháp tánh, pháp giới, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, chơn như, tánh bất hư vọng, tánh bất biến dị, thật tế, đều gắn liền với tha tánh nên là không. Đó là tha tánh gắn liền với cái không của tha tánh.
Thiện Hiện! Nên biết, đó là tướng Đại-thừa của đại Bồ-tát.
Phật bảo: Thiện Hiện! Ngươi hỏi vì sao mà biết được cái tướng Đại-thừa của đại Bồ-tát? Sáu phép Ba-la-mật-đa là tướng Đại-thừa của đại Bồ-tát. Những gì là sáu? Đó là bố thí Ba-la-mật-đa, tịnh giới Ba-la-mật-đa, an nhẫn Ba-la-mật-đa, tinh tấn Ba-la-mật-đa, tịnh lự Ba-la-mật-đa, Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là bố thí Ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát?
Phật dạy: Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát phát tâm tương ưng với trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tự bố thí tất cả sở hữu trong ngoài, cũng khuyên người khác bố thí sở hữu trong ngoài. Duy trì thiện căn này, cùng với tất cả hữu tình đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Thiện Hiện, đó là bố thí Ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là tịnh giới Ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát?
Phật dạy: Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát phát tâm tương ưng với trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tự an trú mười thiện nghiệp đạo, cũng khuyên người khác an trú muời thiện nghiệp đạo, duy trì thiện căn này, cùng với tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Thiện Hiện, đó là tịnh giới Ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là an nhẫn Ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát?
Phật dạy: Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát phát tâm tương ưng với trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tự làm đầy đủ và tăng thượng an nhẫn, cũng khuyên người khác làm đầy đủ và tăng thượng an nhẫn, duy trì thiện căn này, cùng với tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Thiện Hiện, đó là an nhẫn Ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là tinh tấn Ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát?
Phật dạy: Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát phát tâm tương ưng với trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, đối với sáu phép Ba-la-mật-đa, tự siêng năng tu tập chẳng dừng nghỉ, cũng khuyên người khác đối với sáu phép Ba-la-mật-đa, siêng năng tu tập chẳng dừng nghỉ, duy trì thiện căn này, cùng với tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Thiện Hiện, đó là tinh tấn Ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là tịnh lự Ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát?
Phật dạy: Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát phát tâm tương ưng với trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, tự mình có thể khéo léo nhập vào các tịnh lự vô lượng, vô sắc, hoàn toàn chẳng theo thế lực ấy mà thọ sanh, cũng có thể khuyên người khác nhập vào các tịnh lự, vô lượng, vô sắc giống như sự khéo léo của mình, duy trì thiện căn này, cùng với tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Thiện Hiện, đó là tịnh lự Ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát?
Phật dạy: Thiện Hiện! Nếu đại Bồ-tát phát tâm tương ưng với trí nhất thiết trí và đại bi làm đầu, lấy vô sở đắc làm phương tiện, có khả năng tự quán sát như thật tất cả pháp tánh, đối với các pháp tánh, không có sự chấp trước, cũng khuyên người khác quán sát như thật tất cả pháp tánh, đối với các pháp tánh, không có sự chấp trước, duy trì thiện căn này, cùng với tất cả hữu tình, đồng hồi hướng quả vị giác ngộ cao tột, thì này Thiện Hiện, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Thiện Hiện! Nên biết, đó là tướng Đại-thừa của đại Bồ-tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại-thừa của đại Bồ-tát là cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh. Đó là tướng Đại-thừa của đại Bồ-tát.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là nội không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Nội nghĩa là nội pháp, tức là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Trong đó, nhãn gắn liền với cái không của nhãn. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý gắn liền với cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là nội không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là ngoại không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Ngoại nghĩa là ngoại pháp, tức là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Trong đó, sắc gắn liền với cái không của sắc. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thanh, hương, vị, xúc, pháp gắn liền với cái không của thanh, hương, vị, xúc, pháp. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là ngoại không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là nội ngoại không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Nội ngoại nghĩa là nội, ngoại pháp, tức là nội lục xứ, ngoại lục xứ. Trong đó, nội lục xứ gắn liền với cái không của ngoại lục xứ. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Ngoại lục xứ gắn liền với cái không của nội lục xứ. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là nội, ngoại không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là không không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Không nghĩa là tất cả pháp đều không. Cái không này gắn liền với cái không của không. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là không không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Đại nghĩa là mười phương, tức là đông, nam, tây, bắc, tứ vi, thượng, hạ. Trong đó, phương đông gắn liền với cái không của phương đông. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Phương nam, tây, bắc, tứ vi, thượng, hạ gắn liền với cái không của phương nam, tây, bắc, tứ vi, thượng, hạ. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là đại không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là thắng nghĩa không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Thắng nghĩa nghĩa là Niết bàn. Thắng nghĩa này gắn liền với cái không của thắng nghĩa. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là thắng nghĩa không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là hữu vi không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Hữu vi nghĩa là Dục giới, Sắc giới, Vô Sắc giới. Trong đó, Dục giới gắn liền với cái không của Dục giới. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Sắc, Vô Sắc giới gắn liền với cái không của Sắc, Vô Sắc giới. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là hữu vi không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là vô vi không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Vô vi nghĩa là không sanh, không trụ, không dị, không diệt. Vô vi này gắn liền với cái không của vô vi. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là vô vi không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là tất cánh không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Tất cảnh nghĩa là cái rốt cùng của các pháp, chẳng thể nắm bắt được. Cái rốt cùng này gắn liền với cái không rốt cùng. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là tất cánh không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là vô tế không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Vô tế nghĩa là không có ranh giới giữa cái khởi đầu, ở giữa và sau cùng, có thể nắm bắt được, và không có cái ranh giới giữa đi và đến, có thể nắm bắt được. Vô tế này gắn liền với cái không của vô tế. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là vô tế không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là tán không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Tán nghĩa là có buông, có bỏ, có xả, có thể nắm bắt được. Tán này gắn liền với cái không của tán. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là tán không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là vô biến dị không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Vô biến dị nghĩa là không buông, không bỏ, không xả, có thể nắm bắt được. Cái vô biến dị này gắn liền với cái không của vô biến dị. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là vô biến dị không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là bản tánh không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Bản tánh nghĩa là bản tánh của tất cả pháp, hoặc tánh của pháp hữu vi, hoặc tánh của pháp vô vi, đều chẳng phải Thanh-văn làm ra, chẳng phải Độc-giác làm ra, chẳng phải Bồ-tát làm ra, chẳng phải Như Lai làm ra, cũng chẳng phải ai khác làm ra. Bản tánh này gắn liền với cái không của bản tánh. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là bản tánh không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là tự tướng không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Tự tướng nghĩa là tự tướng của tất cả pháp, như biến ngại là tự tuớng của sắc, lãnh nạp là tự tướng của thọ, thủ tượng là tự tướng của tưởng, tạo tác là tự tướng của hành, liễu biệt là tự tướng của thức; hoặc là tự tướng của pháp hữu vi, hoặc là tự tướng của pháp vô vi, cũng như vậy. Tự tướng này gắn liền với cái không của tự tướng. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là tự tướng không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là cộng tướng không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Cộng tướng nghĩa là tướng chung của tất cả pháp. Như khổ là cộng tướng của pháp hữu lậu, vô thường là cộng tướng của pháp hữu vi; không, vô ngã là cộng tướng của tất cả pháp, có vô lượng cộng tướng như vậy. Cộng tướng này gắn liền với cái không của cộng tướng. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là cộng tướng không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là nhất thiết pháp không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Nhất thiết pháp nghĩa là pháp năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, hoặc là pháp hữu sắc, vô sắc, hữu kiến, vô kiến, hữu đối, vô đối, hữu lậu, vô lậu, hữu vi, vô vi. Nhất thiết pháp này gắn liền với cái không của nhất thiết pháp. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là nhất thiết pháp không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là bất khả đắc không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Bất khả đắc nghĩa là trong tất cả pháp này, chẳng thể nắm bắt được, hoặc quá khứ chẳng thể nắm bắt được, vị lai chẳng thể nắm bắt được, hiện tại chẳng thể nắm bắt được; hoặc trong quá khứ không có vị lai hiện tại, có thể nắm bắt được; hoặc trong vị lai không có quá khứ, hiện tại, có thể nắm bắt được; hoặc trong hiện tại không có quá khứ, vị lai, có thể nắm bắt được. Bất khả đắc này gắn liền với cái không của bất khả đắc. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là bất khả đắc không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là vô tánh không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Vô tánh nghĩa là không có một mảy may tánh có thể nắm bắt được. Vô tánh này gắn liền với cái không của vô tánh. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là vô tánh không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là tự tánh không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Tự tánh nghĩa là tự tánh năng hòa hợp của các pháp. Tự tánh này gắn liền với cái không của tự tánh. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là tự tánh không.
Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Thế nào là vô tánh tự tánh không?
Phật dạy: Thiện Hiện! Vô tánh tự tánh nghĩa là các pháp không có tánh năng hòa hợp nhưng có tự tánh sở hòa hợp. Vô tánh tự tánh này gắn liền với cái không của vô tánh tự tánh. Vì sao? Vì chẳng phải thường, chẳng phải hoại, bản tánh là như vậy. Thiện Hiện! Đó là vô tánh tự tánh không.
Lại nữa, Thiện Hiện! Hữu tánh gắn liền với cái không của hữu tánh; vô tánh gắn liền với cái không của vô tánh; tự tánh gắn liền với cái không của tự tánh; tha tánh gắn liền với cái không của tha tánh.
Thế nào là hữu tánh gắn liền với cái không của hữu tánh? Hữu tánh nghĩa là năm uẩn. Hữu tánh này gắn liền với cái không của hữu tánh. Vì tánh sanh của năm uẩn chẳng thể nắm bắt được. Đó là hữu tánh gắn liền với cái không của hữu tánh.
Thế nào là vô tánh gắn liền với cái không của vô tánh? Vô tánh nghĩa là vô vi. Vô tánh này gắn liền với cái không của vô tánh. Đó là vô tánh gắn liền với cái không của vô tánh.
Thế nào là tự tánh gắn liền với cái không của tự tánh? Nghĩa là tự tánh của tất cả pháp đều là không. Không này chẳng phải do trí làm ra, chẳng phải do kiến làm ra, cũng chẳng phải do cái gì khác làm ra. Đó là tự tánh gắn liền với cái không của tự tánh.
Thế nào là tha tánh gắn liền với cái không của tha tánh? Nghĩa là hoặc Phật xuất thế, hoặc chẳng xuất thế, tất cả pháp, pháp trụ, pháp định, pháp tánh, pháp giới, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, chơn như, tánh bất hư vọng, tánh bất biến dị, thật tế, đều gắn liền với tha tánh nên là không. Đó là tha tánh gắn liền với cái không của tha tánh.
Thiện Hiện! Nên biết, đó là tướng Đại-thừa của đại Bồ-tát.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.