Chương 541: Quyển 541 Iii. Phẩm Cúng Dường Bảo Tháp 03
Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
15/08/2021
Khi ấy, trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Nay Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác với công đức thù thắng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa nói cũng chưa hết.
Vì sao? Vì con theo Thế Tôn lãnh thọ công đức thù thắng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa rộng lớn vô cùng tận. Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tinh tấn tu học, tư duy đúng lý, biên chép giảng thuyết, truyền bá rộng rãi. Lại đem các thứ tràng hoa thượng diệu, cho đến đèn sáng để cúng dường, chứa nhóm công đức cũng vô cùng tận.
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Hay thay! Hay thay! Đúng như lời ông nói. Này Kiều-thi-ca! Ta chẳng nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thù thắng như trước đã nói. Vì sao? Này Kiều-thi-ca! Vì công đức thù thắng đầy đủ vô biên của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, phân biệt diễn nói không thể hết được.
Này Kiều-thi-ca! Ta cũng chẳng nói đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tinh tấn tu học, tư duy đúng lý, biên chép, giảng thuyết truyền bá rộng rãi. Lại đem các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng để cúng dường. Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này được công đức thù thắng cũng như trước đã nói.
Vì sao? Này Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đem tâm thanh tịnh cung kính tín thọ, cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tinh tấn tu học, tư duy đúng lý, giảng thuyết, khai thị rộng rãi cho các hữu tình. Dùng tuệ tăng thượng quán sát kỹ càng, vì muốn Chánh pháp trụ lâu ở đời, vì muốn Phật nhãn không hoại diệt, vì muốn Chánh pháp không ẩn mất, vì muốn hộ trì Bồ-tát làm cho tăng trưởng, vì muốn pháp nhãn thanh tịnh không hoại diệt ở thế gian nên biên chép Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, trang nghiêm bằng các báu. Lại đem các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng để cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen thì ta nói ở đời hiện tại, vị lai sẽ được công đức thù thắng vô lượng, vô biên.
Khi ấy, trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Chư Thiên chúng con thường theo hộ trì các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này, chẳng cho tất cả người chẳng phải người và các thứ ác duyên làm tổn hại.
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào thọ trì, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa và giảng thuyết, khai thị rộng rãi cho người khác thì ngay khi đó sẽ được vô lượng trăm ngàn Thiên tử do được nghe pháp nên đều đến nhóm họp vô cùng hoan hỉ, kính thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy. Các Thiên tử này nhờ oai lực chư thiên làm cho sự thuyết pháp biện tài tăng trưởng, tuyên dương vô cùng tận. Người không thích nói làm cho họ ưa nói, người thân tâm mỏi mệt làm cho họ được mạnh mẽ.
Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này thọ trì, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa và giảng thuyết, khai thị rộng rãi cho người khác được lợi ích ở hiện tại như vậy.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này ở trong bốn chúng giảng thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, tâm không khiếp sợ, chẳng sợ tất cả sự vấn nạn.
Vì sao? Vì người ấy nhờ Đại vương thần chú Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa hộ trì như vậy, ở trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đầy đủ, rộng lớn, phân biệt tất cả pháp. Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này an trụ pháp Không, quyết không thấy có người bị nạn, chỗ có nạn và những lời nói. Cũng không thấy có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, cũng lại không thấy Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có sự sai lầm. Vì vậy nên không bị tất cả ngoại đạo vấn nạn, làm cho khuất phục.
Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này giảng thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cho mọi người ở đời hiện tại sẽ được lợi ích như vậy.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tinh tấn tu học, tư duy đúng lý, biên chép, giảng thuyết truyền bá rộng rãi thì tâm của các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này chẳng bị che lấp, chẳng thối lui, cũng chẳng sợ hãi.
Vì sao? Vì đối với các pháp, các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này không có chấp trước nên không thấy có pháp nào làm cho họ bị che lấp, thối lui và sợ hãi.
Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này nhờ chí tâm lắng nghe, cho đến truyền bá rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên ở đời hiện tại được lợi ích như vậy.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tinh tấn tu học, tư duy đúng lý, biên chép, giảng thuyết truyền bá rộng rãi, lại đem các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng để cúng dường, thì thiện nam tử, thiện nữ v.v… này thường được cha mẹ, sư trưởng, bà con, bạn bè, quốc vương, đại thần và các Sa-môn, Bà-la-môn kính mến. Cũng được mười phương chư Phật, Bồ-tát, Thanh văn, Độc giác hộ niệm. Lại được thế gian, chư thiên, Ma, Phạm, người chẳng phải người giữ gìn bảo hộ, tất cả sự tai nạn đều bị tiêu diệt, các dị luận của ngoại đạo không thể khuất phục được.
Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này chí tâm lắng nghe cho đến cúng dường Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên ở đời hiện tại sẽ được lợi ích như vậy.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào biên chép Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, dùng các báu trang nghiêm đặt nơi thanh tịnh, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen thì khi đó trong tam thiên đại thiên quốc độ này và khắp mười phương vô biên quốc độ khác, chúng trời Tứ đại vương cho đến trời Quảng quả, những vị ấy đã phát tâm Vô thượng Bồ-đề rồi, thường đến chỗ này xem, lễ, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, đi quanh bên hữu, chấp tay làm lễ rồi lui ra.
Chư thiên cõi Tịnh cư cũng thường đến đây xem, lễ, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen đi quanh bên hữu chấp tay lễ bái rồi lui ra.
Lại có các loài rồng, Dược-xoa có oai đức lớn, nói rộng cho đến người chẳng phải người v.v… cũng thường đến đây xem, lễ, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, đi quanh bên hữu, chấp tay lễ bái rồi lui ra.
Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này suy nghĩ như vầy: Nay tất cả trời, rồng, nói rộng cho đến người chẳng phải người v.v… ở tam thiên đại thiên quốc độ này và mười phương vô biên quốc độ khác, đều đến đây xem, lễ, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa do ta biên chép, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, đi quanh bên hữu, chấp tay lễ bái rồi lui ra. Như vậy tức là ta đã lập pháp thí.
Suy nghĩ rồi vô cùng hoan hỉ, làm cho phước đức tăng trưởng bội phần.
Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này nhờ vô biên trời, rồng, Dược-xoa, A-tu-la v.v… thường theo ủng hộ, dù đến chỗ nào vẫn không bị người chẳng phải người làm tổn hại; chỉ trừ đời trước định nhân ác nghiệp đến đời hiện tại phải chịu quả báo, hoặc chuyển quả ác nặng thành quả báo nhẹ trong kiếp hiện tại.
Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này, nhờ sức đại oai thần Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa nên hiện đời được các thứ công đức thù thắng như vậy.
Khi ấy, trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này do nhân duyên gì biết được có trời, rồng, Dược-xoa, A-tu-la ở tam thiên đại thiên quốc độ này và mười phương vô biên thế giới khác đều đến nơi ấy để xem, lễ, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa do vị ấy đã biên chép, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, chấp tay hoan hỉ, đi quanh bên hữu hộ niệm?
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này, nếu thấy chỗ nào để Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy có ánh sáng nhiệm mầu, hoặc nghe chỗ ấy có mùi thơm bát ngát lạ thường, hoặc nghe có tiếng nhạc du dương thì nên biết ở đây có các trời, rồng đầy đủ oai đức thần lực lớn, đến chỗ đó xem, lễ, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, do những người kia đã biên chép, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, chấp tay hoan hỉ, đi quanh bên hữu hộ niệm.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này sửa sang chỗ ấy sạch đẹp trang nghiêm, chí tâm thành kính cúng dường Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Nên biết bấy giờ các trời, rồng đầy đủ oai đức thần lực lớn đến chỗ ấy xem, lễ, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa do những người kia biên chép, giữ gìn, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, chấp tay hoan hỉ, đi quanh bên hữu hộ niệm.
Này Kiều-thi-ca! Tùy theo chỗ nào có các trời, rồng đủ oai đức thần lực rộng lớn như vậy đi đến chỗ ấy, trong đó có những ác quỷ, tà thần đều kinh sợ lui ra, không dám ở lại. Do nhân duyên này, nên các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này tâm được rộng lớn, phát sanh tịnh thắng giải, sự tu thiện nghiệp càng thêm sáng suốt bội phần, ra làm các việc gì đều không bị chướng ngại.
Vì vậy, này Kiều-thi-ca! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này tùy để chỗ nào thì chung quanh chỗ ấy được dọn dẹp phấn uế, quét lau chùi rửa, tưới nước hương thơm, trải bảo tòa đem để trên ấy. Đốt hương rải hoa, treo tràng phan bảo cái, treo màn lọng, chuông gió treo xen bên trong, dùng ngọc diệu trân kỳ quí lạ, vàng bạc, đồ báu, y phục, anh lạc, kỹ nhạc, đèn sáng, các màu sắc lẫn lộn trang nghiêm nơi ấy.
Nếu ai có thể cúng dường Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy thì có vô lượng trời, rồng đủ oai đức thần lực lớn đi đến chỗ ấy xem, lễ, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa do những người kia chép giữ, và cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, chấp tay hoan hỉ, đi quanh bên hữu hộ niệm.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này nếu cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy thì thân tâm nhất định không bị mỏi mệt, thân tâm an vui, thân tâm điều hòa, thanh thản, thân tâm nhẹ nhàng lanh lợi.
Nếu chú tâm vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thì khi ban đêm ngủ nghỉ không có ác mộng, chỉ thấy mộng lành. Nghĩa là thấy thân sắc chơn kim, tướng hảo trang nghiêm của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác phóng đại quang minh, soi khắp tất cả. Trước sau đều có Thanh văn, Bồ-tát vây quanh.
Người trong chúng nghe Phật nói bố thí v.v… sáu pháp Ba-la-mật-đa và các pháp có nghĩa tương ưng với căn lành. Hoặc ở trong mộng thấy cội Bồ-đề, to lớn trang nghiêm bằng các báu. Có Đại Bồ-tát đi đến chỗ cây ấy ngồi kết già, chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chuyển pháp luân vi diệu, độ thoát các hữu tình.
Hoặc trong mộng thấy có vô lượng trăm ngàn, trăm ức, muôn ức chúng Đại Bồ-tát đang bàn luận lựa chọn nghĩa lý các pháp.
Hoặc trong mộng thấy mười phương quốc độ đều có vô lượng trăm ngàn, trăm ức, muôn ức đức Phật. Cũng nghe có người nói là ở thế giới ấy có đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác rất nhiều trăm ngàn, trăm ức, muôn ức Đại Bồ-tát, Thanh văn đệ tử cung kính vây quanh, thuyết pháp như vậy.
Hoặc trong mộng thấy mười phương quốc độ đều có vô lượng trăm ngàn, trăm ức, muôn ức đức Phật sắp nhập Niết-bàn. Các đức Phật ấy sau khi nhập Niết-bàn đều có thí chủ cúng dường Xá-lợi của Phật, dùng bảy báu thượng diệu xây vô lượng trăm ngàn, trăm ức, muôn ức số đại bảo tháp. Lại mỗi đại bảo tháp đều đem vô lượng tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng trải qua vô lượng kiếp cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen .
Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này thấy các loại tướng mộng lành như vậy, khi ngủ hoặc thức thân tâm đều an vui. Có các thiên thần ủng hộ tinh thần, làm cho những người kia tự biết thân thể nhẹ nhàng. Do nhân duyên này chẳng sanh tâm tham về ăn, uống, thuốc thang, y phục, giường nằm, tâm được nhẹ nhàng đối với bốn sự cúng dường.
Như thầy Du-già nhập định thắng diệu, nhờ định lực kia thân tâm được thấm nhuần. Sau khi xuất định, gặp thức ăn ngon tâm nhẹ nhàng ít muốn. Đây cũng như vậy.
Vì sao? Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này ở trong tam thiên đại thiên quốc độ này và mười phương vô biên thế giới khác, được tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát, trời, rồng, Dược-xoa, A-tu-la v.v… đầy đủ đại thần lực, oai đức thù thắng từ bi hộ niệm, đem tinh khí linh diệu rót vào thân tâm, làm cho ý chí người kia dũng mãnh, thân thể khỏe mạnh.
Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào muốn hiện đời được các công đức thù thắng như thế thì đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này thường phải lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tinh tấn tu học, tư duy đúng lý, giảng thuyết rộng rãi cho các hữu tình. Lại đem các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen.
Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào mặc dù đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa không thể lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tinh tấn tu học, tư duy đúng lý, giảng thuyết rộng rãi cho các hữu tình, nhưng vì muốn Chánh pháp trụ lâu ở đời, muốn Phật nhãn không hoại diệt, muốn Chánh pháp không ẩn mất, muốn hộ trì Bồ-tát làm cho tăng trưởng, muốn pháp nhãn thanh tịnh không hoại diệt ở thế gian nên biên chép, giữ gìn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, trang nghiêm bằng các báu, lại đem các tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen thì cũng được các công đức thù thắng như trước đã nói.
Vì sao? Này Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này có thể làm nhiều lợi ích cho vô lượng, vô biên loài hữu tình.
Vì vậy, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào ở trong đời hiện tại, vị lai muốn được công đức thù thắng, nên đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đem tâm thanh tịnh cung kính tin thọ. Vì cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tinh tấn tu học, tư duy đúng lý, giảng thuyết, khai thị rộng rãi cho các hữu tình. Đem tuệ tăng thượng xem xét kỹ càng, muốn Chánh pháp trụ lâu ở đời, muốn Phật nhãn không hoại diệt, muốn Chánh pháp không ẩn mất, muốn hộ trì Bồ-tát làm cho tăng trưởng, muốn đem pháp nghĩa truyền dạy cho hữu tình được đầy đủ, muốn điều phục rộng rãi các loài hữu tình để Phật nhãn không bị khuyết giảm nên biên chép, giữ gìn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này, trang nghiêm bằng các báu, lại đem các tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen.
Nếu thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào làm được như vậy thì ở đời hiện tại và vị lai sẽ được vô biên công đức thù thắng.
IV. PHẨM XƯNG DƯƠNG CÔNG ĐỨC
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Dù cho có Xá-lợi của Phật đầy khắp trong châu Thiệm-bộ này đem làm một phần, biên chép pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa làm một phần. Trong hai phần ấy, ông chọn phần nào?
Trời Đế Thích thưa:
– Bạch Thế Tôn! Theo ý con, nên chọn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Vì sao? Vì con đối với Xá-lợi của Phật đều tin thọ, cúng dường, cung kính. Nhưng thân và Xá-lợi của chư Phật đều nhân nơi pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa mà sanh ra, cũng nhờ công đức oai lực của sự huân tu pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa mà có. Vì vậy mới được tất cả thế gian, trời, người, A-tu-la v.v… cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen.
Tất cả chúng Đại Bồ-tát đều đối với pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này mà siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý sẽ chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều nhờ Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà được thông suốt chơn như, pháp giới, pháp tánh và thật tế, thành tựu Pháp thân. Do chứng Pháp thân nên mới gọi là Phật. Vì Xá-lợi của Phật nương vào Pháp thân nên mới được thế gian cung kính, cúng dường.
Bạch Thế Tôn! Như con ở trong điện Thiện Pháp, ngồi trên tòa Thiên Đế, trời Ba mươi ba, giảng thuyết Chánh pháp cho các Thiên chúng. Khi ấy, có vô lượng chư Thiên tử đi đến chỗ con lắng nghe nói pháp, cúng dường, cung kính đi quanh bên hữu rồi lui ra. Nếu khi con không ở pháp tòa ấy, thì các Thiên tử cũng đến chỗ ấy, dù không thấy con, nhưng họ vẫn xem như có con, đều cung kính cúng dường, và nói: “Chỗ này là tòa Đế Thích ngồi để thuyết pháp cho chư thiên, chúng ta nên xem như Thiên chủ đang hiện diện”. Rồi họ cúng dường đi quanh bên hữu, lễ bái rồi lui ra.
Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng lại như vậy, nếu có người biên chép, thọ trì, đọc tụng, giảng thuyết rộng rãi cho các hữu tình thì nên biết chỗ ấy có vô lượng, vô số trời, rồng, Dược-xoa, A-tu-la v.v… ở cõi này và vô biên thế giới ở mười phương khác đều đến nhóm họp. Nếu không có người thuyết pháp nhưng vì kính trọng pháp thì họ cũng đến chỗ đó cúng dường, cung kính đi quanh bên hữu rồi lui ra.
Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cùng với các hạnh của Đại Bồ-tát và trí nhất thiết trí của Phật đã chứng đắc đều làm nhân duyên, làm chỗ nương dựa, có khả năng thấu đạt. Vì vậy, nên con nói: Dù cho Xá-lợi của Phật đầy khắp trong châu Thiệm-bộ này đem làm một phần, biên chép pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa lại làm một phần, trong hai phần ấy, con chọn lấy phần Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Hãy gác việc Xá-lợi của Phật đầy khắp trong châu Thiệm-bộ này đem làm một phần, giả sử Xá-lợi của Phật đầy khắp bốn đại châu đem làm một phần. Hoặc Xá-lợi của Phật đầy khắp Tiểu thiên thế giới đem làm một phần. Hoặc Xá-lợi của Phật đầy khắp Trung thiên thế giới đem làm một phần. Hoặc Xá-lợi của Phật đầy khắp Đại thiên thế giới đem làm một phần. Và có người biên chép pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đem làm một phần, thì trong hai phần này, ý con sẽ chọn lấy phần Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Vì sao? Vì đối với chỗ Xá-lợi của chư Phật, con đều tin thọ, cúng dường, cung kính, nhưng pháp thân và Xá-lợi chư Phật đều do pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa mà sanh ra. Do công đức oai lực của pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đã huân tu, nên mới được tất cả thế gian, trời, người, A-tu-la v.v… cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tinh tấn tu học, tư duy đúng lý, biên chép, giảng thuyết truyền bá rộng rãi thì những người ấy ở đời sau chẳng đọa vào đường ác, xa lìa địa vị Thanh văn và bậc Độc giác, chẳng sợ tất cả tai họa, tật dịch xâm hại. Như người mắc nợ sợ người chủ nợ, liền thân cận phụng thờ quốc vương, dựa vào thế lực của quốc vương mà khỏi lo sợ. Vua dụ cho Bát-nhã ba-la-mật-đa, còn người mắc nợ kia dụ cho các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nương nhờ Bát-nhã ba-la-mật-đa xa lìa đường ác và các sự sợ hãi.
Bạch Thế Tôn! Ví như có người nương cậy nơi vua, được vua thu nhận, mới được người đời cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Xá-lợi của Phật cũng lại như vậy, do huân tu Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa nên được chư thiên, người, A-tu-la v.v… đều cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Vua dụ cho Bát-nhã ba-la-mật-đa. Xá-lợi của Phật dụ cho người nương cậy vào vua.
Bạch Thế Tôn! Chư Phật đã chứng được trí nhất thiết trí cũng nhờ Bát-nhã ba-la-mật-đa mà được thành tựu, nên con chọn lấy Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đủ đại thần lực, làm lợi ích cho hữu tình ở cõi tam thiên, tùy ở chỗ nào đều có Phật làm các Phật sự. Đó gọi là lợi ích an lạc cho tất cả hữu tình.
Bạch Thế Tôn! Ví như ngọc đại bảo thần châu vô giá, đầy đủ vô lượng các oai đức thắng diệu, tùy ở chỗ nào có thần châu này, người và chẳng phải người đều không bị não hại.
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào bị quỷ ám bắt, thân tâm khổ não. Khi ấy có người cầm thần châu này cho xem, nhờ oai lực của thần châu nên quỉ liền bỏ đi.
Hoặc có người bị bệnh sốt, hoặc phong, hoặc đàm, hoặc bị bệnh nóng do phong đàm hòa hợp gây ra bệnh, nếu đem thần châu này buộc đeo nơi thân, thì các bệnh như vậy đều được dứt trừ.
Thần châu này có khả năng soi sáng nơi tối tăm, mùa nóng có thể mát mẻ, mưa lạnh thì ấm áp, tùy ở địa phương nào có thần châu này thì nơi ấy khí hậu điều hòa, không lạnh, không nóng.
Hoặc địa phương nào có thần châu này thì rắn, bò cạp các loại độc không dám đến ở. Nếu có nam tử hoặc nữ nhân bị trúng độc đau đớn, khó chịu thì nên đem thần châu này đưa cho người bệnh xem, nhờ oai lực của thần châu làm cho chất độc bị tiêu diệt.
Nếu thân thể của các hữu tình bị tật hủi, ghẻ dữ, ghẻ chùm bao, mắt mù lòa, hoặc bệnh mắt, bệnh tai, bệnh mũi, bệnh yết hầu, bệnh thân, bệnh các lóng đốt, khi đeo thần châu này vào thì các bệnh đều được lành.
Hoặc trong các ao, suối, giếng v.v… nước bị đục dơ, hoặc sắp khô cạn, đem thần châu thả vào nước liền ngập đầy, lắng trong thơm sạch, đủ tám thứ công đức.
Nếu đem tấm vải xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, tía, bích, lục dệt thành các thứ màu sắc, gói thần châu này để vào trong nước, thì nước sẽ biến đổi thành màu các thứ vải.
Đại bảo thần châu vô giá như vậy, oai đức vô biên, nói không thể hết được. Nếu để thần châu trong rương hộp cũng làm cho những món đồ trong đó thành tựu đầy đủ vô lượng, vô biên oai đức. Nếu rương tráp để trống, do trước kia đã từng để thần châu, nên đồ đạc trong hộp ấy vẫn được nhiều người ưa chuộng.
Khi ấy, Khánh Hỷ hỏi trời Đế Thích:
– Thần châu như vậy chỉ ở cõi trời mới có, hay là cõi người cũng có?
Trời Đế Thích thưa:
– Cõi người, cõi trời đều có thần châu này. Nếu thần châu ở cõi người thì hình nó nhỏ mà nặng, còn ở cõi trời thì hình nó lớn mà nhẹ.
Lại nữa, hạt châu ở cõi người hình tướng chẳng đầy đủ, châu ở cõi trời tướng nó tròn đầy. Thần châu cõi trời oai đức thù thắng vô lượng gấp bội hơn ở cõi người.
Bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng lại như vậy, làm căn bản cho các công đức, hay diệt trừ vô lượng pháp ác bất thiện, tùy ở chỗ nào cũng diệt trừ được thân tâm khổ não của các hữu tình, người chẳng phải người đều chẳng làm hại được.
Bạch Thế Tôn! Như Lai đã chứng được trí nhất thiết trí và vô lượng, vô biên các công đức khác đều do Đại vương thần chú Bát-nhã ba-la-mật-đa đã diễn bày ra vô lượng, vô biên oai đức sâu rộng. Xá-lợi của Phật nhờ đã huân tu các công đức, nên các công đức này làm chỗ để nương tựa. Sau khi Phật Niết-bàn, đáng được lãnh thọ sự cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen của tất cả thế gian, trời, người, A-tu-la v.v…
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Hãy gác việc Xá-lợi của Phật ở cõi tam thiên lại, giả sử Xá-lợi của Phật đầy hằng hà sa số thế giới khắp mười phương đem làm một phần, hoặc có người biên chép pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa làm một phần. Trong hai phần này, ý con chọn lấy Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.
Vì sao? Vì con đối với Xá-lợi của Phật đều tin ưa cúng dường, cung kính, như pháp thân chư Phật và Xá-lợi đều do pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa sanh ra, đều nhờ công đức oai lực đã huân tu Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa mới được tất cả thế gian, trời, người, A-tu-la cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa hay sanh ra trí nhất thiết trí của Như Lai. Trí nhất thiết trí mà Như Lai đã chứng đắc có thể sanh ra thân Phật và Xá-lợi. Vì vậy, cúng dường Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, tức là cúng dường trí nhất thiết trí và Xá-lợi của chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào muốn được thấy vô lượng, vô số Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở mười phương thì phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa và tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.
Này Kiều-thi-ca! Đời quá khứ, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều nương vào Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này, đã chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đời vị lai, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cũng nương vào Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này sẽ chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Và đời hiện tại, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong mười phương vô biên thế giới cũng đều nương vào Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này hiện chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Nay Ta Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cũng nương vào Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này mà cũng chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Trời Đế Thích thưa:
– Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này là Đại Ba-la-mật-đa, là Vô thượng Ba-la-mật-đa, là Vô đẳng đẳng Ba-la-mật-đa. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các chúng Đại Bồ-tát đều nương vào Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này biết được sự sai khác về tâm hành của các hữu tình.
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Này Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát trong suốt thời gian tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, có thể như thật biết tất cả sự sai khác về tâm hành của các hữu tình.
Khi ấy, trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát chỉ nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, hay cũng nên hành năm Ba-la-mật-đa kia nữa?
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Này Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát nên hành đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa. Nhưng khi hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, quán các pháp đều lấy Bát-nhã ba-la-mật-đa làm đầu.
Này Kiều-thi-ca! Ví thân, cành, hoa, lá, quả trái của cây cối trong châu Thiệm-bộ, dù có nhiều thứ hình loại chẳng đồng nhưng nó đều có khả năng che bóng mát như nhau, đầy đủ công đức lớn, được mọi người nương tựa.
Cũng vậy, sáu pháp Ba-la-mật-đa, mỗi pháp tuy đều có khác, nhưng nhờ phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa hộ trì và hồi hướng trí nhất thiết trí, các tướng sai khác đều bất khả đắc, đầy đủ đại công đức, được mọi người nương theo.
Bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thành tựu công đức rộng lớn thù thắng, thành tựu tất cả công đức thù thắng, thành tựu viên mãn công đức thù thắng, thành tựu vô lượng công đức thù thắng, thành tựu vô biên công đức thù thắng, thành tựu vô số công đức thù thắng, thành tựu vô đẳng công đức thù thắng, thành tựu vô tận công đức thù thắng.
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.
V. PHẨM PHƯỚC MÔN 01
Bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, vì cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, đem tâm thanh tịnh cung kính tin thọ, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tinh tấn tu học, tư duy đúng lý, giảng thuyết, khai thị rộng rãi cho các hữu tình. Dùng tuệ tăng thượng quán sát kỹ càng, vì muốn Chánh pháp trụ lâu ở đời, muốn Phật nhãn không hoại diệt, vì muốn Chánh pháp không ẩn mất, muốn hộ trì Bồ-tát làm cho tăng trưởng, vì muốn pháp nhãn thanh tịnh thế gian không hoại diệt, nên biên chép Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, và trang nghiêm bằng các báu. Lại đem các tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Lại suy nghĩ: Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thành tựu công đức thù thắng rộng lớn rất khó được, không nên vứt bỏ, phải tự giữ gìn, cúng dường, cung kính, tư duy, đọc tụng. Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào biên chép Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này, trang nghiêm bằng các báu, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, hay đem cho người khác thọ trì, truyền bá rộng rãi thì trong hai nhóm phước này, phước nào nhiều hơn?
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Ta nay hỏi lại ông, tùy ý ông đáp. Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào theo người thỉnh được Xá-lợi của Phật, đựng trong hộp báu, để nơi thanh tịnh; lại đem các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Hoặc có thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào theo người thỉnh được Xá-lợi của Phật, đem chia cho người khác chừng hạt cải, khiến cho người đó cung kính thọ nhận, đem để chỗ thanh tịnh đúng pháp, lại dùng các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Ý ông thế nào? Trong hai nhóm phước này, phước người nào hơn?
Trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Theo ý con hiểu nghĩa Phật đã nói, trong hai nhóm phước này, phước người sau nhiều hơn.
Bấy giờ, Phật khen trời Đế Thích:
– Hay thay! Hay thay! Đúng như lời ông nói. Này Kiều-thi-ca! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, nếu tự mình thọ trì, cúng dường, cung kính, hoặc chỉ cho người khác, truyền bá rộng rãi; trong hai nhóm phước này, phước người sau nhiều hơn. Vì sao? Vì nhờ chuyển cho người khác nên vô lượng, vô số hữu tình được lợi ích an lạc.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này nói được nghĩa lý sâu xa như thật, vì người khác phân biệt, giảng nói làm cho họ hiểu được đúng đắn, người này được nhiều phước, lại còn truyền bá thí pháp cho người khác thì công đức càng nhiều gấp trăm ngàn lần. Phải kính Pháp sư này cũng như kính thờ Phật.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào biên chép, thọ trì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, nên biết đó là pháp khí, trang nghiêm bằng các báu, cúng dường, cung kính, tự mình đi đến chỗ khác truyền bá bố thí pháp cho người khác, khuyên họ siêng năng đọc tụng thì các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này được phước đức vô lượng, vô biên.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình ở châu Thiệm-bộ, làm cho chúng được an trụ trong mười thiện nghiệp đạo. Ý ông thế nào? Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… đó nhờ nhân duyên này được phước có nhiều không?
Trời Đế Thích bạch:
– Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, đem tâm thanh tịnh cung kính tín thọ, vì cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề nên biên chép phân phát. Lại giảng nói cho người khác, đối với nghĩa lý sâu xa làm cho họ không còn nghi ngờ, khuyên bảo chỉ dạy các loài hữu tình: Các ngươi nên siêng năng tu chơn đạo Bồ-tát, đó gọi là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nếu có thể siêng năng tu học đạo này, thì mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cứu vớt vô biên loài hữu tình, chứng được thật tế, đoạn tận các lậu, nhập Vô dư y bát Niết-bàn thì phước của các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này đạt được rất nhiều hơn trước.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Hãy gác việc các loài hữu tình của châu Thiệm-bộ, nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình trong bốn đại châu đều được an trụ trong mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông thế nào? Cho đến nói rộng…
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Hãy gác việc các loài hữu tình trong bốn đại châu lại, nếu có thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào giáo hóa loài hữu tình cõi Tiểu thiên được an trụ trong mười thiện nghiệp đạo. Ý ông thế nào? Cho đến nói rộng…
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Hãy gác việc các loài hữu tình của cõi Tiểu thiên lại, nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình cõi Trung thiên đều được an trụ trong mười thiện nghiệp đạo, cho đến nói rộng hơn. Ý ông thế nào?
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Hãy gác việc các loài hữu tình cõi Trung thiên lại, nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình cõi Đại thiên đều được an trụ trong mười thiện nghiệp đạo, cho đến nói rộng hơn. Ý ông thế nào?
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Hãy gác việc các loài hữu tình cõi Đại thiên lại, nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình nhiều như hằng hà sa… thế giới khắp mười phương đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo. Ý ông thế nào? Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… đó do nhân duyên này được phước nhiều không?
Trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này đem tâm thanh tịnh cung kính tín thọ, vì cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, biên chép phân phát, giảng nói cho người khác, đối với nghĩa lý sâu xa không còn nghi ngờ, dạy bảo giáo giới các loài hữu tình: Các ngươi nên siêng năng tu chơn đạo Bồ-tát, đó gọi là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nếu siêng năng tính tấn tu học đạo này, thì mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cứu vớt vô biên các loài hữu tình, chứng được thật tế, đoạn tận các lậu, nhập Vô dư y bát Niết-bàn, thì phước của các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này đạt được rất nhiều hơn trước.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình ở châu Thiệm-bộ đều được an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm loại thần thông. Ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ v.v… đó do nhân duyên này được phước đức nhiều không?
Trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đem tâm thanh tịnh cung kính tín thọ, vì cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề nên biên chép, lại giảng nói cho người khác, để họ hết nghi ngờ nghĩa lý sâu xa, dạy bảo giáo giới các hữu tình: Các ngươi nên siêng năng tu chơn đạo Bồ-tát, đó là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nếu có thể siêng năng tu học đạo này thì mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cứu vớt vô biên các loài hữu tình, chứng được thật tế, đoạn tận các lậu, nhập Vô dư y bát Niết-bàn, thì phước đức của các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này đạt được nhiều hơn trước.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Thôi, hãy gác việc các loài hữu tình ở châu Thiệm-bộ lại, nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình trong bốn đại châu đều được an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm phép thần thông, cho đến nói rộng… thì ý ông hiểu sao?
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Thôi, hãy gác việc các loài hữu tình trong bốn đại châu lại, nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình trong cõi Tiểu thiên đều được an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm phép thần thông, cho đến nói rộng… thì ý ông hiểu sao?
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Thôi, hãy gác việc các loài hữu tình cõi Tiểu thiên lại, nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình cõi Trung thiên làm cho an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm phép thần thông, cho đến nói rộng… thì ý ông hiểu sao?
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Thôi, hãy gác việc các loài hữu tình cõi Trung thiên lại, nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình cõi Đại thiên đều được an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm phép thần thông, cho đến nói rộng… thì ý ông hiểu sao?
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Thôi, hãy gác việc các loài hữu tình cõi Đại thiên lại, nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình nhiều như hằng hà sa… thế giới khắp mười phương đều được an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm phép thần thông, cho đến nói rộng… thì ý ông hiểu sao? Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này do nhân duyên ấy được phước có nhiều không?
Trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, đem tâm thanh tịnh cung kính tín thọ, vì cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, biên chép, phân phát, lại giảng nói cho người khác, để họ không còn nghi ngờ nghĩa lý sâu xa, dạy bảo giáo giới các hữu tình: Các ngươi nên siêng năng tu chơn đạo Bồ-tát, đó là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nếu có thể siêng năng tu học được đạo này thì mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cứu vớt vô biên các loài hữu tình, chứng được thật tế, đoạn tận các lậu, nhập Vô dư y bát Niết-bàn, thì phước đức của các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này đạt được nhiều hơn trước.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tu học, tư duy đúng lý, được phước nhiều hơn phước người giáo hóa, dẫn dắt rộng rãi các loài hữu tình trong châu Thiệm-bộ, đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm phép thần thông.
Cũng hơn phước giáo hóa loài hữu tình trong bốn đại châu, đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm phép thần thông.
Cũng hơn phước giáo hóa, dẫn dắt các loài hữu tình trong cõi Tiểu thiên đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm phép thần thông.
Cũng hơn phước giáo hóa, dẫn dắt các loài hữu tình trong một Trung thiên thế giới đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm phép thần thông.
Cũng hơn phước giáo hóa, dẫn dắt các loài hữu tình trong cõi Đại thiên đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm phép thần thông.
Cũng hơn phước giáo hóa, dẫn dắt các loài hữu tình khắp mười phương hằng hà sa thế giới đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm phép thần thông.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đem vô lượng pháp môn vì người khác diễn nói, giảng thuyết, chỉ bày giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý, làm cho họ dễ hiểu thì sẽ được phước nhiều hơn tự mình lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tu học, tư duy đúng lý, nhờ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đạt được công đức vô lượng gấp bội.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào tự mình đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tu học, tư duy đúng lý, đem vô lượng môn vì người khác tuyên thuyết rộng rãi, giảng giải, chỉ bày, giải thích, phân biệt nghĩa lý rõ ràng, làm cho họ dễ hiểu; người này được phước nhiều hơn phước trước vô lượng, vô biên.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, biên chép, trang nghiêm, thọ trì, đọc tụng. Lại có các thiện nam tử, thiện nữ v.v… khác đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, biên chép, trang nghiêm, phân phát cho hữu tình; người này đạt được phước nhiều hơn phước người trước vô lượng, vô biên.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa biên chép, trang nghiêm, truyền bá cho các loài hữu tình. Lại có thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa biết hoàn toàn về nghĩa lý, thường dùng nhiều văn nghĩa thâm diệu giảng nói cho người khác, thì người này được phước nhiều hơn phước người trước vô lượng, vô biên.
Khi ấy, trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào cũng phải dùng văn nghĩa thâm diệu để diễn nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cho người khác nghe hay sao?
Phật dạy:
– Này Kiều-thi-ca! Đúng vậy! Đúng vậy! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào có thể dùng các thứ văn nghĩa thâm diệu, vì người khác diễn nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này thì được vô biên đại công đức.
Trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Nên vì giảng thuyết nghĩa lý sâu xa Bát-nhã ba-la-mật-đa này cho các loài hữu tình nào?
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào không biết nghĩa lý sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa thì nên giảng thuyết nghĩa lý Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cho các thiện nam tử, thiện nữ v.v… ấy.
Vì sao? Này Kiều-thi-ca! Vì đời sau có thiện nam tử, thiện nữ v.v… cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nghe người khác giảng thuyết tương tự Bát-nhã ba-la-mật-đa, tâm liền mê lầm, thối thất giữa đường.
Khi ấy, trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là tương tự Bát-nhã ba-la-mật-đa mà gọi là giảng thuyết tương tự Bát-nhã ba-la-mật-đa?
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Ở đời sau có các Bí-sô không thể chuyên tu thân giới, tâm tuệ, trí tuệ thấp kém cũng như trâu dê, dù họ muốn giảng thuyết chơn thật Bát-nhã ba-la-mật-đa cho các loài hữu tình nhưng lại điên đảo nói tương tự Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Thế nào là Bí-sô điên đảo giảng thuyết tương tự Bát-nhã ba-la-mật-đa?
Nghĩa là Bí-sô kia vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói sắc hoại nên gọi là vô thường; nói thọ, tưởng, hành, thức hoại nên gọi là vô thường. Lại nói như vầy: Nếu hành như vậy là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Này Kiều-thi-ca! Như vậy gọi là điên đảo tuyên nói tương tự Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Này Kiều-thi-ca! Không nên vì sắc hoại mà quán sắc là vô thường; không nên vì thọ, tưởng, hành, thức hoại mà quán thọ, tưởng, hành, thức là vô thường.
Nếu quán sắc cho đến thức là vô thường như vậy, nên biết người kia đã hành tương tự Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào giảng thuyết bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa cho người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nói lời như vầy: “Thiện nam tử, đến đây! Ta sẽ dạy ông tu học bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nếu y theo lời ta dạy mà tu học sẽ mau được an trụ từ sơ địa cho đến thập địa Bồ-tát, sẽ được vô lượng các Phật pháp khác, mau nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, vượt hơn các địa vị Thanh văn, Độc giác.”
Này Kiều-thi-ca! Những người kia đem hữu tướng và hữu sở đắc mà làm phương tiện, nương thời phần tưởng dạy tu bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đó gọi là điên đảo giảng thuyết tương tự Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào bảo người có chủng tánh Bồ-tát: Nếu đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tu học, tư duy đúng lý sẽ được vô biên công đức thù thắng.
Này Kiều-thi-ca! Người kia đem hữu tướng và hữu sở đắc làm phương tiện nói lời như vậy, đó gọi là điên đảo nói tương tự Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này bảo người có chủng tánh Bồ-tát: Các ông đối với chư Phật Thế Tôn ở đời quá khứ, vị lai, hiện tại, từ lúc mới phát tâm cho đến rốt ráo có bao nhiêu căn lành đều nên tùy hỷ nhóm hợp tất cả, vì các hữu tình hồi hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Này Kiều-thi-ca! Người kia đem hữu tướng và hữu sở đắc làm phương tiện nói lời như vậy, gọi là điên đảo nói tương tự Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Vì vậy, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đem vô sở đắc làm phương tiện, vì các hữu tình giảng thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chơn thật không điên đảo, thì đạt được phước vô lượng, vô biên, hay làm lợi ích an vui cho loài hữu tình.
– Bạch Thế Tôn! Nay Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác với công đức thù thắng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa nói cũng chưa hết.
Vì sao? Vì con theo Thế Tôn lãnh thọ công đức thù thắng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa rộng lớn vô cùng tận. Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tinh tấn tu học, tư duy đúng lý, biên chép giảng thuyết, truyền bá rộng rãi. Lại đem các thứ tràng hoa thượng diệu, cho đến đèn sáng để cúng dường, chứa nhóm công đức cũng vô cùng tận.
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Hay thay! Hay thay! Đúng như lời ông nói. Này Kiều-thi-ca! Ta chẳng nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thù thắng như trước đã nói. Vì sao? Này Kiều-thi-ca! Vì công đức thù thắng đầy đủ vô biên của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, phân biệt diễn nói không thể hết được.
Này Kiều-thi-ca! Ta cũng chẳng nói đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tinh tấn tu học, tư duy đúng lý, biên chép, giảng thuyết truyền bá rộng rãi. Lại đem các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng để cúng dường. Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này được công đức thù thắng cũng như trước đã nói.
Vì sao? Này Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đem tâm thanh tịnh cung kính tín thọ, cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tinh tấn tu học, tư duy đúng lý, giảng thuyết, khai thị rộng rãi cho các hữu tình. Dùng tuệ tăng thượng quán sát kỹ càng, vì muốn Chánh pháp trụ lâu ở đời, vì muốn Phật nhãn không hoại diệt, vì muốn Chánh pháp không ẩn mất, vì muốn hộ trì Bồ-tát làm cho tăng trưởng, vì muốn pháp nhãn thanh tịnh không hoại diệt ở thế gian nên biên chép Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, trang nghiêm bằng các báu. Lại đem các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng để cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen thì ta nói ở đời hiện tại, vị lai sẽ được công đức thù thắng vô lượng, vô biên.
Khi ấy, trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Chư Thiên chúng con thường theo hộ trì các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này, chẳng cho tất cả người chẳng phải người và các thứ ác duyên làm tổn hại.
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào thọ trì, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa và giảng thuyết, khai thị rộng rãi cho người khác thì ngay khi đó sẽ được vô lượng trăm ngàn Thiên tử do được nghe pháp nên đều đến nhóm họp vô cùng hoan hỉ, kính thọ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy. Các Thiên tử này nhờ oai lực chư thiên làm cho sự thuyết pháp biện tài tăng trưởng, tuyên dương vô cùng tận. Người không thích nói làm cho họ ưa nói, người thân tâm mỏi mệt làm cho họ được mạnh mẽ.
Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này thọ trì, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa và giảng thuyết, khai thị rộng rãi cho người khác được lợi ích ở hiện tại như vậy.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này ở trong bốn chúng giảng thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, tâm không khiếp sợ, chẳng sợ tất cả sự vấn nạn.
Vì sao? Vì người ấy nhờ Đại vương thần chú Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa hộ trì như vậy, ở trong tạng bí mật Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đầy đủ, rộng lớn, phân biệt tất cả pháp. Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này an trụ pháp Không, quyết không thấy có người bị nạn, chỗ có nạn và những lời nói. Cũng không thấy có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, cũng lại không thấy Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa có sự sai lầm. Vì vậy nên không bị tất cả ngoại đạo vấn nạn, làm cho khuất phục.
Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này giảng thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cho mọi người ở đời hiện tại sẽ được lợi ích như vậy.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tinh tấn tu học, tư duy đúng lý, biên chép, giảng thuyết truyền bá rộng rãi thì tâm của các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này chẳng bị che lấp, chẳng thối lui, cũng chẳng sợ hãi.
Vì sao? Vì đối với các pháp, các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này không có chấp trước nên không thấy có pháp nào làm cho họ bị che lấp, thối lui và sợ hãi.
Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này nhờ chí tâm lắng nghe, cho đến truyền bá rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên ở đời hiện tại được lợi ích như vậy.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tinh tấn tu học, tư duy đúng lý, biên chép, giảng thuyết truyền bá rộng rãi, lại đem các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng để cúng dường, thì thiện nam tử, thiện nữ v.v… này thường được cha mẹ, sư trưởng, bà con, bạn bè, quốc vương, đại thần và các Sa-môn, Bà-la-môn kính mến. Cũng được mười phương chư Phật, Bồ-tát, Thanh văn, Độc giác hộ niệm. Lại được thế gian, chư thiên, Ma, Phạm, người chẳng phải người giữ gìn bảo hộ, tất cả sự tai nạn đều bị tiêu diệt, các dị luận của ngoại đạo không thể khuất phục được.
Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này chí tâm lắng nghe cho đến cúng dường Bát-nhã ba-la-mật-đa, nên ở đời hiện tại sẽ được lợi ích như vậy.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào biên chép Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, dùng các báu trang nghiêm đặt nơi thanh tịnh, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen thì khi đó trong tam thiên đại thiên quốc độ này và khắp mười phương vô biên quốc độ khác, chúng trời Tứ đại vương cho đến trời Quảng quả, những vị ấy đã phát tâm Vô thượng Bồ-đề rồi, thường đến chỗ này xem, lễ, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, đi quanh bên hữu, chấp tay làm lễ rồi lui ra.
Chư thiên cõi Tịnh cư cũng thường đến đây xem, lễ, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen đi quanh bên hữu chấp tay lễ bái rồi lui ra.
Lại có các loài rồng, Dược-xoa có oai đức lớn, nói rộng cho đến người chẳng phải người v.v… cũng thường đến đây xem, lễ, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, đi quanh bên hữu, chấp tay lễ bái rồi lui ra.
Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này suy nghĩ như vầy: Nay tất cả trời, rồng, nói rộng cho đến người chẳng phải người v.v… ở tam thiên đại thiên quốc độ này và mười phương vô biên quốc độ khác, đều đến đây xem, lễ, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa do ta biên chép, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, đi quanh bên hữu, chấp tay lễ bái rồi lui ra. Như vậy tức là ta đã lập pháp thí.
Suy nghĩ rồi vô cùng hoan hỉ, làm cho phước đức tăng trưởng bội phần.
Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này nhờ vô biên trời, rồng, Dược-xoa, A-tu-la v.v… thường theo ủng hộ, dù đến chỗ nào vẫn không bị người chẳng phải người làm tổn hại; chỉ trừ đời trước định nhân ác nghiệp đến đời hiện tại phải chịu quả báo, hoặc chuyển quả ác nặng thành quả báo nhẹ trong kiếp hiện tại.
Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này, nhờ sức đại oai thần Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa nên hiện đời được các thứ công đức thù thắng như vậy.
Khi ấy, trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này do nhân duyên gì biết được có trời, rồng, Dược-xoa, A-tu-la ở tam thiên đại thiên quốc độ này và mười phương vô biên thế giới khác đều đến nơi ấy để xem, lễ, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa do vị ấy đã biên chép, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, chấp tay hoan hỉ, đi quanh bên hữu hộ niệm?
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này, nếu thấy chỗ nào để Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy có ánh sáng nhiệm mầu, hoặc nghe chỗ ấy có mùi thơm bát ngát lạ thường, hoặc nghe có tiếng nhạc du dương thì nên biết ở đây có các trời, rồng đầy đủ oai đức thần lực lớn, đến chỗ đó xem, lễ, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, do những người kia đã biên chép, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, chấp tay hoan hỉ, đi quanh bên hữu hộ niệm.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này sửa sang chỗ ấy sạch đẹp trang nghiêm, chí tâm thành kính cúng dường Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Nên biết bấy giờ các trời, rồng đầy đủ oai đức thần lực lớn đến chỗ ấy xem, lễ, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa do những người kia biên chép, giữ gìn, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, chấp tay hoan hỉ, đi quanh bên hữu hộ niệm.
Này Kiều-thi-ca! Tùy theo chỗ nào có các trời, rồng đủ oai đức thần lực rộng lớn như vậy đi đến chỗ ấy, trong đó có những ác quỷ, tà thần đều kinh sợ lui ra, không dám ở lại. Do nhân duyên này, nên các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này tâm được rộng lớn, phát sanh tịnh thắng giải, sự tu thiện nghiệp càng thêm sáng suốt bội phần, ra làm các việc gì đều không bị chướng ngại.
Vì vậy, này Kiều-thi-ca! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này tùy để chỗ nào thì chung quanh chỗ ấy được dọn dẹp phấn uế, quét lau chùi rửa, tưới nước hương thơm, trải bảo tòa đem để trên ấy. Đốt hương rải hoa, treo tràng phan bảo cái, treo màn lọng, chuông gió treo xen bên trong, dùng ngọc diệu trân kỳ quí lạ, vàng bạc, đồ báu, y phục, anh lạc, kỹ nhạc, đèn sáng, các màu sắc lẫn lộn trang nghiêm nơi ấy.
Nếu ai có thể cúng dường Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy thì có vô lượng trời, rồng đủ oai đức thần lực lớn đi đến chỗ ấy xem, lễ, đọc tụng Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa do những người kia chép giữ, và cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, chấp tay hoan hỉ, đi quanh bên hữu hộ niệm.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này nếu cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy thì thân tâm nhất định không bị mỏi mệt, thân tâm an vui, thân tâm điều hòa, thanh thản, thân tâm nhẹ nhàng lanh lợi.
Nếu chú tâm vào Bát-nhã ba-la-mật-đa thì khi ban đêm ngủ nghỉ không có ác mộng, chỉ thấy mộng lành. Nghĩa là thấy thân sắc chơn kim, tướng hảo trang nghiêm của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác phóng đại quang minh, soi khắp tất cả. Trước sau đều có Thanh văn, Bồ-tát vây quanh.
Người trong chúng nghe Phật nói bố thí v.v… sáu pháp Ba-la-mật-đa và các pháp có nghĩa tương ưng với căn lành. Hoặc ở trong mộng thấy cội Bồ-đề, to lớn trang nghiêm bằng các báu. Có Đại Bồ-tát đi đến chỗ cây ấy ngồi kết già, chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chuyển pháp luân vi diệu, độ thoát các hữu tình.
Hoặc trong mộng thấy có vô lượng trăm ngàn, trăm ức, muôn ức chúng Đại Bồ-tát đang bàn luận lựa chọn nghĩa lý các pháp.
Hoặc trong mộng thấy mười phương quốc độ đều có vô lượng trăm ngàn, trăm ức, muôn ức đức Phật. Cũng nghe có người nói là ở thế giới ấy có đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác rất nhiều trăm ngàn, trăm ức, muôn ức Đại Bồ-tát, Thanh văn đệ tử cung kính vây quanh, thuyết pháp như vậy.
Hoặc trong mộng thấy mười phương quốc độ đều có vô lượng trăm ngàn, trăm ức, muôn ức đức Phật sắp nhập Niết-bàn. Các đức Phật ấy sau khi nhập Niết-bàn đều có thí chủ cúng dường Xá-lợi của Phật, dùng bảy báu thượng diệu xây vô lượng trăm ngàn, trăm ức, muôn ức số đại bảo tháp. Lại mỗi đại bảo tháp đều đem vô lượng tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng trải qua vô lượng kiếp cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen .
Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này thấy các loại tướng mộng lành như vậy, khi ngủ hoặc thức thân tâm đều an vui. Có các thiên thần ủng hộ tinh thần, làm cho những người kia tự biết thân thể nhẹ nhàng. Do nhân duyên này chẳng sanh tâm tham về ăn, uống, thuốc thang, y phục, giường nằm, tâm được nhẹ nhàng đối với bốn sự cúng dường.
Như thầy Du-già nhập định thắng diệu, nhờ định lực kia thân tâm được thấm nhuần. Sau khi xuất định, gặp thức ăn ngon tâm nhẹ nhàng ít muốn. Đây cũng như vậy.
Vì sao? Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này ở trong tam thiên đại thiên quốc độ này và mười phương vô biên thế giới khác, được tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, Thanh văn, Độc giác, Bồ-tát, trời, rồng, Dược-xoa, A-tu-la v.v… đầy đủ đại thần lực, oai đức thù thắng từ bi hộ niệm, đem tinh khí linh diệu rót vào thân tâm, làm cho ý chí người kia dũng mãnh, thân thể khỏe mạnh.
Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào muốn hiện đời được các công đức thù thắng như thế thì đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này thường phải lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tinh tấn tu học, tư duy đúng lý, giảng thuyết rộng rãi cho các hữu tình. Lại đem các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen.
Này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào mặc dù đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa không thể lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tinh tấn tu học, tư duy đúng lý, giảng thuyết rộng rãi cho các hữu tình, nhưng vì muốn Chánh pháp trụ lâu ở đời, muốn Phật nhãn không hoại diệt, muốn Chánh pháp không ẩn mất, muốn hộ trì Bồ-tát làm cho tăng trưởng, muốn pháp nhãn thanh tịnh không hoại diệt ở thế gian nên biên chép, giữ gìn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, trang nghiêm bằng các báu, lại đem các tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen thì cũng được các công đức thù thắng như trước đã nói.
Vì sao? Này Kiều-thi-ca! Vì các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này có thể làm nhiều lợi ích cho vô lượng, vô biên loài hữu tình.
Vì vậy, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào ở trong đời hiện tại, vị lai muốn được công đức thù thắng, nên đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đem tâm thanh tịnh cung kính tin thọ. Vì cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nên chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tinh tấn tu học, tư duy đúng lý, giảng thuyết, khai thị rộng rãi cho các hữu tình. Đem tuệ tăng thượng xem xét kỹ càng, muốn Chánh pháp trụ lâu ở đời, muốn Phật nhãn không hoại diệt, muốn Chánh pháp không ẩn mất, muốn hộ trì Bồ-tát làm cho tăng trưởng, muốn đem pháp nghĩa truyền dạy cho hữu tình được đầy đủ, muốn điều phục rộng rãi các loài hữu tình để Phật nhãn không bị khuyết giảm nên biên chép, giữ gìn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này, trang nghiêm bằng các báu, lại đem các tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen.
Nếu thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào làm được như vậy thì ở đời hiện tại và vị lai sẽ được vô biên công đức thù thắng.
IV. PHẨM XƯNG DƯƠNG CÔNG ĐỨC
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Dù cho có Xá-lợi của Phật đầy khắp trong châu Thiệm-bộ này đem làm một phần, biên chép pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa làm một phần. Trong hai phần ấy, ông chọn phần nào?
Trời Đế Thích thưa:
– Bạch Thế Tôn! Theo ý con, nên chọn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Vì sao? Vì con đối với Xá-lợi của Phật đều tin thọ, cúng dường, cung kính. Nhưng thân và Xá-lợi của chư Phật đều nhân nơi pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa mà sanh ra, cũng nhờ công đức oai lực của sự huân tu pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa mà có. Vì vậy mới được tất cả thế gian, trời, người, A-tu-la v.v… cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen.
Tất cả chúng Đại Bồ-tát đều đối với pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này mà siêng năng tu học, suy nghĩ đúng lý sẽ chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều nhờ Bát-nhã ba-la-mật-đa này mà được thông suốt chơn như, pháp giới, pháp tánh và thật tế, thành tựu Pháp thân. Do chứng Pháp thân nên mới gọi là Phật. Vì Xá-lợi của Phật nương vào Pháp thân nên mới được thế gian cung kính, cúng dường.
Bạch Thế Tôn! Như con ở trong điện Thiện Pháp, ngồi trên tòa Thiên Đế, trời Ba mươi ba, giảng thuyết Chánh pháp cho các Thiên chúng. Khi ấy, có vô lượng chư Thiên tử đi đến chỗ con lắng nghe nói pháp, cúng dường, cung kính đi quanh bên hữu rồi lui ra. Nếu khi con không ở pháp tòa ấy, thì các Thiên tử cũng đến chỗ ấy, dù không thấy con, nhưng họ vẫn xem như có con, đều cung kính cúng dường, và nói: “Chỗ này là tòa Đế Thích ngồi để thuyết pháp cho chư thiên, chúng ta nên xem như Thiên chủ đang hiện diện”. Rồi họ cúng dường đi quanh bên hữu, lễ bái rồi lui ra.
Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng lại như vậy, nếu có người biên chép, thọ trì, đọc tụng, giảng thuyết rộng rãi cho các hữu tình thì nên biết chỗ ấy có vô lượng, vô số trời, rồng, Dược-xoa, A-tu-la v.v… ở cõi này và vô biên thế giới ở mười phương khác đều đến nhóm họp. Nếu không có người thuyết pháp nhưng vì kính trọng pháp thì họ cũng đến chỗ đó cúng dường, cung kính đi quanh bên hữu rồi lui ra.
Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cùng với các hạnh của Đại Bồ-tát và trí nhất thiết trí của Phật đã chứng đắc đều làm nhân duyên, làm chỗ nương dựa, có khả năng thấu đạt. Vì vậy, nên con nói: Dù cho Xá-lợi của Phật đầy khắp trong châu Thiệm-bộ này đem làm một phần, biên chép pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa lại làm một phần, trong hai phần ấy, con chọn lấy phần Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Hãy gác việc Xá-lợi của Phật đầy khắp trong châu Thiệm-bộ này đem làm một phần, giả sử Xá-lợi của Phật đầy khắp bốn đại châu đem làm một phần. Hoặc Xá-lợi của Phật đầy khắp Tiểu thiên thế giới đem làm một phần. Hoặc Xá-lợi của Phật đầy khắp Trung thiên thế giới đem làm một phần. Hoặc Xá-lợi của Phật đầy khắp Đại thiên thế giới đem làm một phần. Và có người biên chép pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đem làm một phần, thì trong hai phần này, ý con sẽ chọn lấy phần Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa. Vì sao? Vì đối với chỗ Xá-lợi của chư Phật, con đều tin thọ, cúng dường, cung kính, nhưng pháp thân và Xá-lợi chư Phật đều do pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa mà sanh ra. Do công đức oai lực của pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đã huân tu, nên mới được tất cả thế gian, trời, người, A-tu-la v.v… cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tinh tấn tu học, tư duy đúng lý, biên chép, giảng thuyết truyền bá rộng rãi thì những người ấy ở đời sau chẳng đọa vào đường ác, xa lìa địa vị Thanh văn và bậc Độc giác, chẳng sợ tất cả tai họa, tật dịch xâm hại. Như người mắc nợ sợ người chủ nợ, liền thân cận phụng thờ quốc vương, dựa vào thế lực của quốc vương mà khỏi lo sợ. Vua dụ cho Bát-nhã ba-la-mật-đa, còn người mắc nợ kia dụ cho các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nương nhờ Bát-nhã ba-la-mật-đa xa lìa đường ác và các sự sợ hãi.
Bạch Thế Tôn! Ví như có người nương cậy nơi vua, được vua thu nhận, mới được người đời cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Xá-lợi của Phật cũng lại như vậy, do huân tu Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa nên được chư thiên, người, A-tu-la v.v… đều cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Vua dụ cho Bát-nhã ba-la-mật-đa. Xá-lợi của Phật dụ cho người nương cậy vào vua.
Bạch Thế Tôn! Chư Phật đã chứng được trí nhất thiết trí cũng nhờ Bát-nhã ba-la-mật-đa mà được thành tựu, nên con chọn lấy Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đủ đại thần lực, làm lợi ích cho hữu tình ở cõi tam thiên, tùy ở chỗ nào đều có Phật làm các Phật sự. Đó gọi là lợi ích an lạc cho tất cả hữu tình.
Bạch Thế Tôn! Ví như ngọc đại bảo thần châu vô giá, đầy đủ vô lượng các oai đức thắng diệu, tùy ở chỗ nào có thần châu này, người và chẳng phải người đều không bị não hại.
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào bị quỷ ám bắt, thân tâm khổ não. Khi ấy có người cầm thần châu này cho xem, nhờ oai lực của thần châu nên quỉ liền bỏ đi.
Hoặc có người bị bệnh sốt, hoặc phong, hoặc đàm, hoặc bị bệnh nóng do phong đàm hòa hợp gây ra bệnh, nếu đem thần châu này buộc đeo nơi thân, thì các bệnh như vậy đều được dứt trừ.
Thần châu này có khả năng soi sáng nơi tối tăm, mùa nóng có thể mát mẻ, mưa lạnh thì ấm áp, tùy ở địa phương nào có thần châu này thì nơi ấy khí hậu điều hòa, không lạnh, không nóng.
Hoặc địa phương nào có thần châu này thì rắn, bò cạp các loại độc không dám đến ở. Nếu có nam tử hoặc nữ nhân bị trúng độc đau đớn, khó chịu thì nên đem thần châu này đưa cho người bệnh xem, nhờ oai lực của thần châu làm cho chất độc bị tiêu diệt.
Nếu thân thể của các hữu tình bị tật hủi, ghẻ dữ, ghẻ chùm bao, mắt mù lòa, hoặc bệnh mắt, bệnh tai, bệnh mũi, bệnh yết hầu, bệnh thân, bệnh các lóng đốt, khi đeo thần châu này vào thì các bệnh đều được lành.
Hoặc trong các ao, suối, giếng v.v… nước bị đục dơ, hoặc sắp khô cạn, đem thần châu thả vào nước liền ngập đầy, lắng trong thơm sạch, đủ tám thứ công đức.
Nếu đem tấm vải xanh, vàng, đỏ, trắng, hồng, tía, bích, lục dệt thành các thứ màu sắc, gói thần châu này để vào trong nước, thì nước sẽ biến đổi thành màu các thứ vải.
Đại bảo thần châu vô giá như vậy, oai đức vô biên, nói không thể hết được. Nếu để thần châu trong rương hộp cũng làm cho những món đồ trong đó thành tựu đầy đủ vô lượng, vô biên oai đức. Nếu rương tráp để trống, do trước kia đã từng để thần châu, nên đồ đạc trong hộp ấy vẫn được nhiều người ưa chuộng.
Khi ấy, Khánh Hỷ hỏi trời Đế Thích:
– Thần châu như vậy chỉ ở cõi trời mới có, hay là cõi người cũng có?
Trời Đế Thích thưa:
– Cõi người, cõi trời đều có thần châu này. Nếu thần châu ở cõi người thì hình nó nhỏ mà nặng, còn ở cõi trời thì hình nó lớn mà nhẹ.
Lại nữa, hạt châu ở cõi người hình tướng chẳng đầy đủ, châu ở cõi trời tướng nó tròn đầy. Thần châu cõi trời oai đức thù thắng vô lượng gấp bội hơn ở cõi người.
Bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cũng lại như vậy, làm căn bản cho các công đức, hay diệt trừ vô lượng pháp ác bất thiện, tùy ở chỗ nào cũng diệt trừ được thân tâm khổ não của các hữu tình, người chẳng phải người đều chẳng làm hại được.
Bạch Thế Tôn! Như Lai đã chứng được trí nhất thiết trí và vô lượng, vô biên các công đức khác đều do Đại vương thần chú Bát-nhã ba-la-mật-đa đã diễn bày ra vô lượng, vô biên oai đức sâu rộng. Xá-lợi của Phật nhờ đã huân tu các công đức, nên các công đức này làm chỗ để nương tựa. Sau khi Phật Niết-bàn, đáng được lãnh thọ sự cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen của tất cả thế gian, trời, người, A-tu-la v.v…
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Hãy gác việc Xá-lợi của Phật ở cõi tam thiên lại, giả sử Xá-lợi của Phật đầy hằng hà sa số thế giới khắp mười phương đem làm một phần, hoặc có người biên chép pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa làm một phần. Trong hai phần này, ý con chọn lấy Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa.
Vì sao? Vì con đối với Xá-lợi của Phật đều tin ưa cúng dường, cung kính, như pháp thân chư Phật và Xá-lợi đều do pháp môn Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa sanh ra, đều nhờ công đức oai lực đã huân tu Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa mới được tất cả thế gian, trời, người, A-tu-la cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa hay sanh ra trí nhất thiết trí của Như Lai. Trí nhất thiết trí mà Như Lai đã chứng đắc có thể sanh ra thân Phật và Xá-lợi. Vì vậy, cúng dường Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, tức là cúng dường trí nhất thiết trí và Xá-lợi của chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào muốn được thấy vô lượng, vô số Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở mười phương thì phải hành Bát-nhã ba-la-mật-đa và tu Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.
Này Kiều-thi-ca! Đời quá khứ, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đều nương vào Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này, đã chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Đời vị lai, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cũng nương vào Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này sẽ chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Và đời hiện tại, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong mười phương vô biên thế giới cũng đều nương vào Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này hiện chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Nay Ta Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cũng nương vào Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này mà cũng chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Trời Đế Thích thưa:
– Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này là Đại Ba-la-mật-đa, là Vô thượng Ba-la-mật-đa, là Vô đẳng đẳng Ba-la-mật-đa. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các chúng Đại Bồ-tát đều nương vào Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này biết được sự sai khác về tâm hành của các hữu tình.
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Này Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát trong suốt thời gian tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, có thể như thật biết tất cả sự sai khác về tâm hành của các hữu tình.
Khi ấy, trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát chỉ nên hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, hay cũng nên hành năm Ba-la-mật-đa kia nữa?
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Này Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát nên hành đủ sáu pháp Ba-la-mật-đa. Nhưng khi hành bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, quán các pháp đều lấy Bát-nhã ba-la-mật-đa làm đầu.
Này Kiều-thi-ca! Ví thân, cành, hoa, lá, quả trái của cây cối trong châu Thiệm-bộ, dù có nhiều thứ hình loại chẳng đồng nhưng nó đều có khả năng che bóng mát như nhau, đầy đủ công đức lớn, được mọi người nương tựa.
Cũng vậy, sáu pháp Ba-la-mật-đa, mỗi pháp tuy đều có khác, nhưng nhờ phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa hộ trì và hồi hướng trí nhất thiết trí, các tướng sai khác đều bất khả đắc, đầy đủ đại công đức, được mọi người nương theo.
Bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thành tựu công đức rộng lớn thù thắng, thành tựu tất cả công đức thù thắng, thành tựu viên mãn công đức thù thắng, thành tựu vô lượng công đức thù thắng, thành tựu vô biên công đức thù thắng, thành tựu vô số công đức thù thắng, thành tựu vô đẳng công đức thù thắng, thành tựu vô tận công đức thù thắng.
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói.
V. PHẨM PHƯỚC MÔN 01
Bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, vì cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, đem tâm thanh tịnh cung kính tin thọ, chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tinh tấn tu học, tư duy đúng lý, giảng thuyết, khai thị rộng rãi cho các hữu tình. Dùng tuệ tăng thượng quán sát kỹ càng, vì muốn Chánh pháp trụ lâu ở đời, muốn Phật nhãn không hoại diệt, vì muốn Chánh pháp không ẩn mất, muốn hộ trì Bồ-tát làm cho tăng trưởng, vì muốn pháp nhãn thanh tịnh thế gian không hoại diệt, nên biên chép Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, và trang nghiêm bằng các báu. Lại đem các tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Lại suy nghĩ: Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa thành tựu công đức thù thắng rộng lớn rất khó được, không nên vứt bỏ, phải tự giữ gìn, cúng dường, cung kính, tư duy, đọc tụng. Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào biên chép Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này, trang nghiêm bằng các báu, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, hay đem cho người khác thọ trì, truyền bá rộng rãi thì trong hai nhóm phước này, phước nào nhiều hơn?
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Ta nay hỏi lại ông, tùy ý ông đáp. Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào theo người thỉnh được Xá-lợi của Phật, đựng trong hộp báu, để nơi thanh tịnh; lại đem các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Hoặc có thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào theo người thỉnh được Xá-lợi của Phật, đem chia cho người khác chừng hạt cải, khiến cho người đó cung kính thọ nhận, đem để chỗ thanh tịnh đúng pháp, lại dùng các thứ tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Ý ông thế nào? Trong hai nhóm phước này, phước người nào hơn?
Trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Theo ý con hiểu nghĩa Phật đã nói, trong hai nhóm phước này, phước người sau nhiều hơn.
Bấy giờ, Phật khen trời Đế Thích:
– Hay thay! Hay thay! Đúng như lời ông nói. Này Kiều-thi-ca! Đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, nếu tự mình thọ trì, cúng dường, cung kính, hoặc chỉ cho người khác, truyền bá rộng rãi; trong hai nhóm phước này, phước người sau nhiều hơn. Vì sao? Vì nhờ chuyển cho người khác nên vô lượng, vô số hữu tình được lợi ích an lạc.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu có người đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này nói được nghĩa lý sâu xa như thật, vì người khác phân biệt, giảng nói làm cho họ hiểu được đúng đắn, người này được nhiều phước, lại còn truyền bá thí pháp cho người khác thì công đức càng nhiều gấp trăm ngàn lần. Phải kính Pháp sư này cũng như kính thờ Phật.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào biên chép, thọ trì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, nên biết đó là pháp khí, trang nghiêm bằng các báu, cúng dường, cung kính, tự mình đi đến chỗ khác truyền bá bố thí pháp cho người khác, khuyên họ siêng năng đọc tụng thì các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này được phước đức vô lượng, vô biên.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình ở châu Thiệm-bộ, làm cho chúng được an trụ trong mười thiện nghiệp đạo. Ý ông thế nào? Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… đó nhờ nhân duyên này được phước có nhiều không?
Trời Đế Thích bạch:
– Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, đem tâm thanh tịnh cung kính tín thọ, vì cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề nên biên chép phân phát. Lại giảng nói cho người khác, đối với nghĩa lý sâu xa làm cho họ không còn nghi ngờ, khuyên bảo chỉ dạy các loài hữu tình: Các ngươi nên siêng năng tu chơn đạo Bồ-tát, đó gọi là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nếu có thể siêng năng tu học đạo này, thì mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cứu vớt vô biên loài hữu tình, chứng được thật tế, đoạn tận các lậu, nhập Vô dư y bát Niết-bàn thì phước của các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này đạt được rất nhiều hơn trước.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Hãy gác việc các loài hữu tình của châu Thiệm-bộ, nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình trong bốn đại châu đều được an trụ trong mười thiện nghiệp đạo, thì ý ông thế nào? Cho đến nói rộng…
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Hãy gác việc các loài hữu tình trong bốn đại châu lại, nếu có thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào giáo hóa loài hữu tình cõi Tiểu thiên được an trụ trong mười thiện nghiệp đạo. Ý ông thế nào? Cho đến nói rộng…
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Hãy gác việc các loài hữu tình của cõi Tiểu thiên lại, nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình cõi Trung thiên đều được an trụ trong mười thiện nghiệp đạo, cho đến nói rộng hơn. Ý ông thế nào?
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Hãy gác việc các loài hữu tình cõi Trung thiên lại, nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình cõi Đại thiên đều được an trụ trong mười thiện nghiệp đạo, cho đến nói rộng hơn. Ý ông thế nào?
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Hãy gác việc các loài hữu tình cõi Đại thiên lại, nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình nhiều như hằng hà sa… thế giới khắp mười phương đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo. Ý ông thế nào? Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… đó do nhân duyên này được phước nhiều không?
Trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này đem tâm thanh tịnh cung kính tín thọ, vì cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, biên chép phân phát, giảng nói cho người khác, đối với nghĩa lý sâu xa không còn nghi ngờ, dạy bảo giáo giới các loài hữu tình: Các ngươi nên siêng năng tu chơn đạo Bồ-tát, đó gọi là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nếu siêng năng tính tấn tu học đạo này, thì mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cứu vớt vô biên các loài hữu tình, chứng được thật tế, đoạn tận các lậu, nhập Vô dư y bát Niết-bàn, thì phước của các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này đạt được rất nhiều hơn trước.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình ở châu Thiệm-bộ đều được an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm loại thần thông. Ý ông thế nào? Thiện nam tử, thiện nữ v.v… đó do nhân duyên này được phước đức nhiều không?
Trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đem tâm thanh tịnh cung kính tín thọ, vì cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề nên biên chép, lại giảng nói cho người khác, để họ hết nghi ngờ nghĩa lý sâu xa, dạy bảo giáo giới các hữu tình: Các ngươi nên siêng năng tu chơn đạo Bồ-tát, đó là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nếu có thể siêng năng tu học đạo này thì mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cứu vớt vô biên các loài hữu tình, chứng được thật tế, đoạn tận các lậu, nhập Vô dư y bát Niết-bàn, thì phước đức của các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này đạt được nhiều hơn trước.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Thôi, hãy gác việc các loài hữu tình ở châu Thiệm-bộ lại, nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình trong bốn đại châu đều được an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm phép thần thông, cho đến nói rộng… thì ý ông hiểu sao?
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Thôi, hãy gác việc các loài hữu tình trong bốn đại châu lại, nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình trong cõi Tiểu thiên đều được an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm phép thần thông, cho đến nói rộng… thì ý ông hiểu sao?
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Thôi, hãy gác việc các loài hữu tình cõi Tiểu thiên lại, nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình cõi Trung thiên làm cho an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm phép thần thông, cho đến nói rộng… thì ý ông hiểu sao?
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Thôi, hãy gác việc các loài hữu tình cõi Trung thiên lại, nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình cõi Đại thiên đều được an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm phép thần thông, cho đến nói rộng… thì ý ông hiểu sao?
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Thôi, hãy gác việc các loài hữu tình cõi Đại thiên lại, nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào giáo hóa các loài hữu tình nhiều như hằng hà sa… thế giới khắp mười phương đều được an trụ bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm phép thần thông, cho đến nói rộng… thì ý ông hiểu sao? Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này do nhân duyên ấy được phước có nhiều không?
Trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, đem tâm thanh tịnh cung kính tín thọ, vì cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, biên chép, phân phát, lại giảng nói cho người khác, để họ không còn nghi ngờ nghĩa lý sâu xa, dạy bảo giáo giới các hữu tình: Các ngươi nên siêng năng tu chơn đạo Bồ-tát, đó là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nếu có thể siêng năng tu học được đạo này thì mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, cứu vớt vô biên các loài hữu tình, chứng được thật tế, đoạn tận các lậu, nhập Vô dư y bát Niết-bàn, thì phước đức của các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này đạt được nhiều hơn trước.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tu học, tư duy đúng lý, được phước nhiều hơn phước người giáo hóa, dẫn dắt rộng rãi các loài hữu tình trong châu Thiệm-bộ, đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm phép thần thông.
Cũng hơn phước giáo hóa loài hữu tình trong bốn đại châu, đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm phép thần thông.
Cũng hơn phước giáo hóa, dẫn dắt các loài hữu tình trong cõi Tiểu thiên đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm phép thần thông.
Cũng hơn phước giáo hóa, dẫn dắt các loài hữu tình trong một Trung thiên thế giới đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm phép thần thông.
Cũng hơn phước giáo hóa, dẫn dắt các loài hữu tình trong cõi Đại thiên đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm phép thần thông.
Cũng hơn phước giáo hóa, dẫn dắt các loài hữu tình khắp mười phương hằng hà sa thế giới đều được an trụ mười thiện nghiệp đạo, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm phép thần thông.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đem vô lượng pháp môn vì người khác diễn nói, giảng thuyết, chỉ bày giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý, làm cho họ dễ hiểu thì sẽ được phước nhiều hơn tự mình lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tu học, tư duy đúng lý, nhờ Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa đạt được công đức vô lượng gấp bội.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào tự mình đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tu học, tư duy đúng lý, đem vô lượng môn vì người khác tuyên thuyết rộng rãi, giảng giải, chỉ bày, giải thích, phân biệt nghĩa lý rõ ràng, làm cho họ dễ hiểu; người này được phước nhiều hơn phước trước vô lượng, vô biên.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, biên chép, trang nghiêm, thọ trì, đọc tụng. Lại có các thiện nam tử, thiện nữ v.v… khác đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, biên chép, trang nghiêm, phân phát cho hữu tình; người này đạt được phước nhiều hơn phước người trước vô lượng, vô biên.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa biên chép, trang nghiêm, truyền bá cho các loài hữu tình. Lại có thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa biết hoàn toàn về nghĩa lý, thường dùng nhiều văn nghĩa thâm diệu giảng nói cho người khác, thì người này được phước nhiều hơn phước người trước vô lượng, vô biên.
Khi ấy, trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào cũng phải dùng văn nghĩa thâm diệu để diễn nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cho người khác nghe hay sao?
Phật dạy:
– Này Kiều-thi-ca! Đúng vậy! Đúng vậy! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào có thể dùng các thứ văn nghĩa thâm diệu, vì người khác diễn nói Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này thì được vô biên đại công đức.
Trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Nên vì giảng thuyết nghĩa lý sâu xa Bát-nhã ba-la-mật-đa này cho các loài hữu tình nào?
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào không biết nghĩa lý sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa thì nên giảng thuyết nghĩa lý Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cho các thiện nam tử, thiện nữ v.v… ấy.
Vì sao? Này Kiều-thi-ca! Vì đời sau có thiện nam tử, thiện nữ v.v… cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nghe người khác giảng thuyết tương tự Bát-nhã ba-la-mật-đa, tâm liền mê lầm, thối thất giữa đường.
Khi ấy, trời Đế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Thế nào gọi là tương tự Bát-nhã ba-la-mật-đa mà gọi là giảng thuyết tương tự Bát-nhã ba-la-mật-đa?
Bấy giờ, Phật bảo trời Đế Thích:
– Ở đời sau có các Bí-sô không thể chuyên tu thân giới, tâm tuệ, trí tuệ thấp kém cũng như trâu dê, dù họ muốn giảng thuyết chơn thật Bát-nhã ba-la-mật-đa cho các loài hữu tình nhưng lại điên đảo nói tương tự Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Thế nào là Bí-sô điên đảo giảng thuyết tương tự Bát-nhã ba-la-mật-đa?
Nghĩa là Bí-sô kia vì người phát tâm Vô thượng Bồ-đề mà nói sắc hoại nên gọi là vô thường; nói thọ, tưởng, hành, thức hoại nên gọi là vô thường. Lại nói như vầy: Nếu hành như vậy là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Này Kiều-thi-ca! Như vậy gọi là điên đảo tuyên nói tương tự Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Này Kiều-thi-ca! Không nên vì sắc hoại mà quán sắc là vô thường; không nên vì thọ, tưởng, hành, thức hoại mà quán thọ, tưởng, hành, thức là vô thường.
Nếu quán sắc cho đến thức là vô thường như vậy, nên biết người kia đã hành tương tự Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào giảng thuyết bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa cho người phát tâm Vô thượng Bồ-đề, nói lời như vầy: “Thiện nam tử, đến đây! Ta sẽ dạy ông tu học bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Nếu y theo lời ta dạy mà tu học sẽ mau được an trụ từ sơ địa cho đến thập địa Bồ-tát, sẽ được vô lượng các Phật pháp khác, mau nhập Chánh tánh ly sanh của Bồ-tát, vượt hơn các địa vị Thanh văn, Độc giác.”
Này Kiều-thi-ca! Những người kia đem hữu tướng và hữu sở đắc mà làm phương tiện, nương thời phần tưởng dạy tu bố thí cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa. Đó gọi là điên đảo giảng thuyết tương tự Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào bảo người có chủng tánh Bồ-tát: Nếu đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tu học, tư duy đúng lý sẽ được vô biên công đức thù thắng.
Này Kiều-thi-ca! Người kia đem hữu tướng và hữu sở đắc làm phương tiện nói lời như vậy, đó gọi là điên đảo nói tương tự Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này bảo người có chủng tánh Bồ-tát: Các ông đối với chư Phật Thế Tôn ở đời quá khứ, vị lai, hiện tại, từ lúc mới phát tâm cho đến rốt ráo có bao nhiêu căn lành đều nên tùy hỷ nhóm hợp tất cả, vì các hữu tình hồi hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Này Kiều-thi-ca! Người kia đem hữu tướng và hữu sở đắc làm phương tiện nói lời như vậy, gọi là điên đảo nói tương tự Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Vì vậy, này Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào đem vô sở đắc làm phương tiện, vì các hữu tình giảng thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa chơn thật không điên đảo, thì đạt được phước vô lượng, vô biên, hay làm lợi ích an vui cho loài hữu tình.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.