Chương 552: Quyển 552 Xxii. Phẩm Thiện Hữu 02
Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
15/08/2021
Bấy giờ cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa mà có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa có pháp khả đắc có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi Không của Bát-nhã ba-la-mật-đa mà có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa Không của Bát-nhã ba-la-mật-đa có pháp khả đắc có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi Không mà có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa Không, có pháp khả đắc có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi Không mà có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa Không, có pháp khả đắc có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa mà có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa có pháp khả đắc có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi sắc mà có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa sắc có pháp khả đắc có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi thọ, tưởng, hành, thức mà có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa thọ, tưởng, hành, thức có pháp khả đắc có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi Không của sắc mà có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa Không của sắc, có pháp khả đắc có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi Không của thọ, tưởng, hành, thức mà có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa Không của thọ, tuởng, hành, thức có pháp khả đắc có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi sắc có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa sắc, có pháp khả đắc có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi thọ, tưởng, hành, thức có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa thọ, tưởng, hành, thức có pháp khả đắc có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi Không của sắc mà có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa Không của sắc, có pháp khả đắc có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi Không của thọ, tưởng, hành, thức mà có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa Không của thọ, tưởng, hành, thức, có pháp khả đắc có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Ngay nơi tất cả pháp mà có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa tất cả pháp, có pháp khả đắc có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi Không của tất cả pháp có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa Không của tất cả pháp, có pháp khả đắc có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi tất cả pháp mà có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa tất cả pháp, có pháp khả đắc có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi Không của tất cả pháp có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa Không của tất cả pháp, có pháp khả đắc có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
Bấy giờ Thiện Hiện bạch Phật:
– Kính Bạch Thế Tôn! Nếu vậy, các Đại Bồ-tát dùng những pháp nào để thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa và thực hành Không?
Phật bảo Thiện Hiện:
– Ý ông thế nào? Ông thấy có pháp thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa và thực hành Không, phải không?
Thiện Hiện bạch:
– Thưa không, kính bạch Thế Tôn!
Phật bảo Thiện Hiện:
– Ý ông thế nào? Ông thấy có Bát-nhã ba-la-mật-đa và thấy có Không là chỗ sở hành của Đại Bồ-tát phải không?
Thiện Hiện bạch:
– Thưa không, kính bạch Thế Tôn!
Phật bảo Thiện Hiện:
– Ý ông thế nào? Pháp mà ông không thấy, pháp này có thể đắc được không?
Thiện Hiện bạch:
– Thưa không, kính bạch Thế Tôn!
Phật bảo Thiện Hiện:
– Ý ông thế nào? Pháp chẳng thể đắc đó có sanh diệt phải không?
Thiện Hiện bạch:
– Thưa không, kính bạch Thế Tôn!
Phật bảo Thiện Hiện:
– Thật tướng của pháp mà ông chẳng thấy, chẳng đắc, đó là Vô sanh pháp nhẫn của Bồ-tát. Đại Bồ-tát thành tựu Vô sanh pháp nhẫn như vậy thì được thọ ký quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát này đối với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả và mười tám pháp Phật bất cộng cùng vô lượng, vô biên công đức thù thắng, gọi là người luôn tinh tấn, như thật tu hành. Nếu thường tinh tấn tu hành như vậy mà chẳng đắc trí quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, trí nhất thiết tướng, trí đại trí diệu, trí nhất thiết trí, trí đại thương chủ, thì quả thật không có lẽ đó.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
– Kính bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát nhờ vào pháp tánh vô sanh của tất cả pháp mà được Phật thọ ký quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát nhờ vào pháp tánh hữu sanh của tất cả pháp mà được Phật thọ ký quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát nhờ vào pháp tánh hữu sanh vô sanh của tất cả pháp mà được Phật thọ ký quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát nhờ vào pháp tánh phi hữu sanh, phi vô sanh của tất cả pháp mà được Phật thọ ký quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
Khi ấy, Thiện Hiện bạch Phật:
– Kính bạch Thế Tôn! Nếu vậy thì làm sao các Đại Bồ-tát có thể được thọ ký quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của Phật?
Phật bảo Thiện Hiện:
– Ý ông thế nào? Ông thấy có pháp để thọ ký quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của Phật phải không?
Thiện Hiện bạch:
– Thưa không, kính bạch Thế Tôn! Con không thấy pháp nào có thể được thọ ký quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của Phật, cũng không thấy pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của Phật có thể chứng, thời gian chứng, nơi chứng và do đây chứng, hoặc pháp sở chứng đều không thấy. Vì sao? Vì tất cả pháp đều không sở đắc; ngay trong tất cả pháp không sở đắc thì người chứng, pháp chứng, thời gian chứng, nơi chứng và do đây chứng đều bất khả đắc.
Phật bảo Thiện Hiện:
– Đúng như vậy, đúng như vậy! Như lời ông nói.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi không đắc tất cả pháp thì không nghĩ thế này: Ta sẽ chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Ta nhờ pháp này, ở thời gian như vậy, nơi chốn như vậy chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
XXIII. PHẨM THIÊN CHỦ
Bấy giờ, trời Ðế Thích bạch Phật:
– Kính bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy rất là sâu xa, khó thấy, khó biết?
Khi ấy, Phật bảo trời Ðế Thích:
– Đúng như vậy, đúng như vậy! Như lời ông nói, Kiều-thi-ca! Bát-nhã ba-la-mật-đa này rất là sâu xa, Bát-nhã ba-la-mật-đa này khó thấy, khó biết. Này Kiều-thi-ca! Vì hư không mênh mông nên Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng như vậy, rất là mênh mông. Vì hư không khó thấy, khó biết nên Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng như vậy, khó thấy, khó biết. Vì sao? Này Kiều-thi-ca! Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa này tự tánh xa lìa, hoàn toàn không sở hữu, giống như hư không.
Trời Ðế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Các loài hữu tình chẳng phải với chút ít thiện căn mà có thể chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tinh tấn tu học, tư duy đúng pháp, phân biệt giảng thuyết rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa khó thấy, khó biết này cho hữu tình.
Phật bảo trời Ðế Thích:
– Đúng như vậy! Đúng như vậy! Như lời ông nói. Này Kiều-thi-ca! Các loài hữu tình chẳng phải với chút ít thiện căn mà có thể chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh tấn tu học, tư duy đúng pháp và phân biệt giảng thuyết rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa khó thấy, khó biết này cho các hữu tình, hoặc biên chép làm cho lưu bố rộng rãi, các hữu tình này được công đức vô lượng.
Kiều-thi-ca! Giả sử tất cả hữu tình ở trong châu Thiệm-bộ này đều thành tựu mười thiện nghiệp đạo, ý ông thế nào? Các hữu tình này được công đức có nhiều không?
Trời Ðế Thích thưa:
– Rất nhiều, kính bạch Thế Tôn! Rất nhiều, kính bạch Thiện Thệ!
Phật bảo:
– Kiều-thi-ca! Có các Thiện nam tử, thiện nữ v.v…. chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh tấn tu học, tư duy đúng pháp, phân biệt, giảng nói rộng rãi kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này cho tất cả hữu tình, hoặc là biên chép làm cho được lưu bố cùng khắp, các thiện nam tử, thiện nữ v.v…. này đạt được công đức hơn công đức trước gấp trăm lần, gấp ngàn lần, cho đến gấp cùng cực số lần.
Bấy giờ, trong đại hội có một Bí-sô bảo trời Ðế Thích:
– Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, chuyên tinh tu học, tư duy đúng pháp, phân biệt giảng dạy rộng rãi kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này cho tất cả hữu tình, hoặc lại biên chép làm cho được lưu bố cùng khắp thì các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này đạt được công đức hơn ngài?
Trời Ðế Thích thưa:
– Các Thiện nam tử, thiện nữ v.v… này chỉ cần một lần phát tâm đầu tiên còn hơn tôi, huống là chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, chuyên tinh tu học, tư duy đúng pháp, phân biệt giảng dạy kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cho tất cả hữu tình, hoặc lại biên chép làm cho được lưu bố cùng khắp.
Bí-sô nên biết! Công đức của Đại Bồ-tát này đạt được cũng hơn tất cả công đức của thế gian, trời, người, A-tố-lạc v.v… đạt được.
Bí-sô nên biết! Công đức của Đại Bồ-tát này đạt được chẳng những hơn công đức của khắp tất cả thế gian, trời, người, A-tố-lạc v.v… đạt được mà còn hơn tất cả các bậc Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác đạt được.
Bí-sô nên biết! Công đức của Đại Bồ-tát này đạt được chẳng những hơn công đức của khắp tất cả các bậc Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác, mà còn hơn tất cả các Đại Bồ-tát làm nhà đại thí chủ tu hạnh bố thí mà xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Bí-sô nên biết! Công đức của Đại Bồ-tát này đạt được cũng hơn tất cả các Đại Bồ-tát xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa mà thường tu học: giới thanh tịnh, giới không khuyết, giới không hủy, giới không tạp, giới không uế và làm viên mãn giới uẩn.
Bí-sô nên biết! Công đức của Đại Bồ-tát này đạt được cũng hơn sự tu học của tất cả các Đại Bồ-tát xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa mà thường tu học viên mãn an nhẫn, viên mãn tịch tĩnh, không sân, không hận… cho đến đối với cây cháy cũng không có tâm làm hại, an nhẫn hoàn toàn.
Bí-sô nên biết! Công đức của Đại Bồ-tát này đạt được cũng hơn sự tu học của tất cả các Đại Bồ-tát xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa mà thường tu học tinh tiến dõng mãnh, không từ bỏ sự hộ trì tốt đẹp nào, không lười biếng, không hèn kém, tinh tấn viên mãn nghiệp thân, ngữ, ý.
Bí-sô nên biết! Công đức của Đại Bồ-tát này đạt được cũng hơn sự tu học của tất cả các Đại Bồ-tát xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa mà thường tu học tịnh lự đáng kính, tịnh lự đáng ưa thích, tịnh lự dõng mãnh, tịnh lự an trụ, tịnh lự tự tại, tịnh lự viên mãn.
Bí-sô nên biết! Công đức của Đại Bồ-tát này đạt được cũng hơn sự tu học của tất cả các Đại Bồ-tát xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa mà thường tu học các thiện căn khác.
Bí-sô nên biết! Đại Bồ-tát này đúng như lời dạy tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, vì có phương tiện thiện xảo nên hơn tất cả thế gian, trời, người, A-tố-lạc v.v…, cũng hơn tất cả Thanh văn, Độc giác, cũng hơn tất cả các chúng Bồ-tát xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Vì sao? Vì Đại Bồ-tát này đúng theo lời dạy tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này tùy thuận hoàn toàn. Đại Bồ-tát này có thể kế tục chủng tánh trí nhất thiết trí, làm cho không đoạn tuyệt, thường gần gũi bạn lành chơn tịnh là chư Phật và Bồ-tát. Đại Bồ-tát này tu hành tịnh hạnh thù thắng như vậy, thường không xa lìa tòa Bồ-đề vi diệu, hàng phục chúng ma, chế ngự các ngoại đạo. Đại Bồ-tát này khi tu học như vậy, phương tiện thiện xảo thường hay cứu vớt các loài hữu tình chìm đắm trong bùn phiền não. Đại Bồ-tát này khi học như vậy, phương tiện thiện xảo thường học pháp cần nên học của chúng Đại Bồ-tát, chẳng học pháp nên học của các Thanh văn, Độc giác thừa v.v…
Bí-sô nên biết! Đại Bồ-tát này đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa khi học như vậy các chúng Thiên thần đều rất hoan hỷ, bốn vua hộ thế đều thống lĩnh Thiên chúng đi đến chỗ Đại Bồ-tát đó cung kính, cúng dường, tôn trọng, khen ngợi, đồng nói thế này:
“Lành thay, Ðại sĩ! Nên siêng năng tinh tấn học pháp cần nên học của các chúng Đại Bồ-tát, chớ học pháp nên học của các Thanh văn, Độc giác thừa. Nếu học được như vậy thì mau an trụ nơi tòa diệu Bồ-đề, mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Như đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trước kia nhận bốn bình bát của bốn Thiên vương dâng cúng, nay Ngài cũng sẽ nhận như xưa. Bốn đức Thiên vương hộ thế dâng lên bốn bát, chúng tôi cũng sẽ dâng như vậy.
Bí-sô nên biết! Đại Bồ-tát này khi học như vậy, Thiên đế chúng tôi còn thống lãnh Thiên chúng đi đến chỗ Đại Bồ-tát này cung kính, cúng dường, tôn trọng ngợi khen, huống là các Thiên thần khác mà không đi đến nơi đó hay sao?
Bí-sô nên biết! Đại Bồ-tát này khi học như vậy, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các chúng Đại Bồ-tát cùng các trời, rồng, A-tố-lạc v.v… thường theo hộ niệm. Do nhân duyên này mà tất cả hiểm nạn, nguy khốn, thân tâm buồn khổ… ở thế gian đều chẳng làm tổn hại Đại Bồ-tát này. Các thứ bệnh tật do bốn đại trái nhau ở thế gian vĩnh viễn không có trong thân, chỉ trừ nghiệp nặng nhưng chuyển đổi nên hiện tại chịu nhẹ.
Bí-sô nên biết! Đại Bồ-tát này đúng như lời dạy tu hành phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, được những công đức ngay đời hiện tại như vậy và công đức đời sau thì vô lượng, vô biên.
Khi ấy, A-nan-đà thầm nghĩ: Thiên chủ Ðế Thích tự mình có biện tài khen ngợi Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa và công đức thù thắng của các Bồ-tát như thế hay là nhờ năng lực oai thần của Như Lai?
Khi ấy, trời Ðế Thích nhờ oai thần của Phật, biết ý nghĩ trong tâm A-nan-đà nên thưa rằng:
– Bạch Ðại Ðức! Sự khen ngợi của tôi về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa và công đức thù thắng của các Bồ-tát đều là nhờ thần lực của Như Lai.
Khi ấy, Phật bảo A-nan-đà :
– Đúng như vậy, đúng như vậy! Nay trời Ðế Thích khen ngợi Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa và công đức thù thắng của Bồ-tát như vậy, nên biết, đó đều là nhờ thần lực của Như Lai chứ chẳng phải biện tài của Đế Thích. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa và công đức thù thắng của các chúng Đại Bồ-tát nhất định chẳng phải tất cả thế gian, trời, người, A-tố-lạc v.v… có thể khen ngợi được.
XXIV. PHẨM VÔ TẠP VÔ DỊ
Bấy giờ, Phật bảo A-nan-đà:
– Khi nào Đại Bồ-tát tư duy Bát-nhã ba-la-mật-đa, tập học Bát-nhã ba-la-mật-đa, tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thì khi ấy tất cả ác ma trong tam thiên đại thiên thế giới đều sanh do dự, đồng nghĩ: Đại Bồ-tát này đang ở giai đoạn chứng Niết-bàn hoặc là thối lui vào địa vị Thanh văn hay Độc giác, hay hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, có thể làm lợi ích cho hữu tình cùng tận đời vị lai.
Lại nữa, này Khánh Hỷ! Nếu khi Đại Bồ-tát an trụ Bát-nhã ba-la-mật-đa thì khi ấy ác ma rất buồn khổ, thân tâm run sợ như trúng tên độc.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Nếu khi Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thì khi ấy ác ma đi đến chỗ Bồ-tát đó hóa ra vô số việc đáng sợ hãi, như: hóa làm dao kiếm, ác thú, rắn độc, lửa dữ đồng một lúc cháy bùng lên khắp bốn phía, muốn làm cho thân tâm Bồ-tát khủng khiếp, kinh sợ, bỏ mất cả tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề; đối với sự tu hành tâm bị khuất phục, cho nên phát khởi một niệm loạn ý là chướng ngại quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, là chỗ mong cầu trong thâm tâm của ác ma kia.
Bấy giờ, Khánh Hỷ bạch Phật:
– Kính bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa đều bị ác ma làm rối loạn hết cả, hay là có người bị rối loạn, người không bị rối loạn?
Phật bảo Khánh Hỷ:
– Chẳng phải các Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa đều bị ác ma làm rối loạn hết, mà có người bị rối loạn, người không bị rối loạn.
Cụ thọ Khánh Hỷ bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Những Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa bị các ma ác làm rối loạn, và những Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa không bị ác ma làm rối loạn?
Phật bảo Khánh Hỷ:
– Các Đại Bồ-tát đời trước nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tâm không tin hiểu, hủy báng, chê bai, thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa liền bị ác ma làm rối loạn. Đại Bồ-tát nào đời trước nghe giảng dạy Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, có lòng tin hiểu, chẳng hủy báng chê bai thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa không bị ác ma làm rối loạn.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Đại Bồ-tát nào nghe giảng dạy Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, nghi ngờ, do dự, là có hay là không có, là thật hay chẳng thật, thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa liền bị ác ma quấy rối. Nếu Đại Bồ-tát nào nghe giảng dạy Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, tâm vị đó hoàn toàn không nghi ngờ, do dự, tin chắc chắn là có thật, thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa không bị ma ác làm rối loạn.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Đại Bồ-tát nào xa lìa bạn lành, bị các bạn ác khống chế, chẳng nghe nghĩa lý sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa; do không nghe nên không hiểu rõ; vì không hiểu rõ nên không thể tu tập; vì không tu tập nên không thể thưa hỏi: làm thế nào để tu đúng theo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, làm thế nào để học đúng theo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa liền bị ác ma làm rối loạn.
Đại Bồ-tát nào gần gũi bạn lành, không bị bạn ác khống chế, được nghe nghĩa lý sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa; do được nghe nên hiểu rõ; do hiểu rõ, lập tức tu tập; do tu tập nên hay thưa hỏi: làm thế nào để tu đúng theo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, làm thế nào để học đúng theo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa không bị ác ma làm rối loạn.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Đại Bồ-tát nào xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa, nắm giữ, khen ngợi pháp chẳng chơn diệu thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa liền bị ác ma làm rối loạn.
Nếu Đại Bồ-tát nào gần gũi Bát-nhã ba-la-mật-đa, không nắm giữ, không khen ngợi pháp chẳng chơn diệu, thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa không bị ác ma làm rối loạn.
Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa, hủy báng, chê bai pháp chơn diệu thì bấy giờ ác ma liền nghĩ: Nay Bồ-tát này là bạn của ta. Do Bồ-tát này hủy báng pháp chơn diệu nên có vô lượng các chúng Bồ-tát mới học Ðại thừa đối với pháp chơn diệu cũng hủy báng. Do nhân duyên này, nguyện của ta viên mãn. Mặc dầu có vô lượng các chúng Bồ-tát mới học Ðại thừa làm bạn với ta nhưng chẳng thể làm cho nguyện của ta đầy đủ. Nay Bồ-tát này làm bạn với ta, làm cho sở nguyện của ta được đầy đủ hoàn toàn, nên Bồ-tát này đúng là bạn của ta, ta nên kết nạp để tăng thêm thế lực. Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa liền bị ác ma làm rối loạn.
Nếu Đại Bồ-tát nào gần gũi Bát-nhã ba-la-mật-đa, khen ngợi, tin nhận pháp chơn diệu; cũng làm cho vô lượng các chúng Bồ-tát mới học Ðại thừa khen ngợi, tin nhận pháp chơn diệu, do đây ác ma buồn rầu, sợ hãi thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa không bị ác ma làm rối loạn.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Đại Bồ-tát nào khi nghe giảng dạy kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, nói như vầy: “Bát-nhã ba-la-mật-đa này lý thú sâu xa, khó thấy, khó hiểu như vậy thì giảng dạy, lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tư duy, siêng năng tu học, biên chép, truyền bá cùng khắp mà làm gì. Kinh điển này chính ta còn không thể đạt được cội nguồn, huống là những người phước mỏng, trí cạn kia.” Khi ấy, có vô lượng các Bồ-tát mới học Ðại thừa nghe lời nói của Bồ-tát ấy, trong tâm kinh sợ, liền thối lui tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, rơi vào địa vị Thanh văn hoặc Độc giác, thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa liền bị ác ma làm rối loạn.
Nếu Đại Bồ-tát nào khi nghe thuyết kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, nói thế này: Bát-nhã ba-la-mật-đa này lý thú sâu xa, khó thấy, khó biết, nếu không giảng dạy, lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tinh tấn tu học, biên chép, truyền bá khắp nơi mà có thể chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thì chắc chắn không thể có lẽ ấy. Khi ấy, có vô lượng các Bồ-tát mới học Ðại thừa, nghe Bồ-tát đó nói như vậy vui mừng hớn hở, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thường ưa lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, làm cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng pháp, tinh tấn tu hành, giảng thuyết, biên chép, truyền bá cùng khắp cho mọi người cầu thẳng tới quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa không bị ác ma làm rối loạn.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Đại Bồ-tát nào ỷ vào công đức thiện căn của mình, khinh chúng Đại Bồ-tát khác nên nói thế này: “Ta luôn an trụ hạnh chơn thật viễn ly, còn các ông đều không có. Ta luôn tu tập hạnh chơn thật viễn ly, còn các ông chẳng có thể.” Khi ấy, ác ma vui mừng hớn hở nói: “Bồ-tát này chính là bạn bè của ta, luân hồi sanh tử chưa có lúc nào ra.”
Vì lẽ gì? Vì các Bồ-tát này ỷ vào công đức căn lành của mình có, khinh chúng Đại Bồ-tát khác, liền xa quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chẳng thể siêng năng làm trống không cảnh giới của Ta thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa liền bị ác ma làm rối loạn. Nếu Đại Bồ-tát nào không ỷ mình có công đức căn lành, khinh chê chúng Đại Bồ-tát khác, tuy thường tinh tấn tu các pháp lành nhưng chẳng chấp trước các tướng pháp lành thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa không bị ác ma làm rối loạn.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Nếu Đại Bồ-tát nào tự ỷ tên tuổi, dòng họ và công đức, sự tu tập Ðầu-đà, khinh miệt các chúng Bồ-tát tu các pháp thắng thiện khác, thường khen mình và hủy báng, chê bai các vị khác. Họ thật không có các hành trạng của Đại Bồ-tát Bất thối chuyển mà cho mình có, nên sanh các phiền não và nói: “Các ông không có danh hiệu Bồ-tát, chỉ riêng ta có”. Do tăng thượng mạn khinh chê Bồ-tát khác, bấy giờ ác ma rất vui mừng, nghĩ như vầy: Nay Bồ-tát này làm cho cung điện và quốc độ của ta chẳng trống không, tăng thêm cảnh giới địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ.
Bấy giờ ác ma giúp thần lực cho người kia, làm cho càng tăng thêm uy thế biện tài. Do đây được nhiều người tin nhận lời nói của người đó. Nhân đó khuyên phát đồng ác kiến như người kia. Ác kiến đồng rồi, học theo pháp tà của người kia. Học theo pháp tà rồi, phiền não hừng hực, vì tâm điên đảo nên phát sanh các nghiệp thân, ngữ, ý đều luôn nhận lấy quả khổ suy tổn không thể ưa thích. Do nhân duyên này tăng thêm cảnh giới địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, làm cho cung điện, cỏi nước ma đông đảo. Do đây, ác ma vui mừng hớn hở, muốn làm những điều gì đều tùy ý tự tại. Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa liền bị ác ma làm rối loạn.
Nếu Đại Bồ-tát nào không ỷ vào danh hiệu hư vọng cùng việc công đức tu tập Ðầu-đà của mình mà khinh miệt các chúng Bồ-tát tu các pháp thắng thiện khác, đối với các công đức xa lìa tăng thượng mạn, thường không khen mình, cũng không chê người, luôn hiểu biết đúng những việc của ác ma, thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa không bị ác ma làm rối loạn.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Khi nào Đại Bồ-tát này cùng với người cầu Thanh văn, Độc giác thừa gây gỗ, hủy miệt, phỉ báng nhau thì bấy giờ ác ma thấy sự việc như vậy nên nghĩ: Nay Bồ-tát này tuy xa quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề nhưng không xa lắm. Tuy gần cảnh giới địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ nhưng không gần lắm. Nghĩ như vậy xong, tuy vui mừng nhưng không hớn hở.
Khi nào Đại Bồ-tát cùng các chúng Đại Bồ-tát khác khinh miệt, chê bai nhau thì khi ấy thấy sự việc như vậy, ác ma liền nghĩ: Hai Bồ-tát này rất xa quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, rất gần cảnh giới địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Nghĩ như vậy rồi rất vui mừng hớn hở và tăng thêm sức lực của chúng, làm cho hai bên bạn bè đấu tranh luôn không dứt, làm cho vô lượng, vô biên hữu tình khác đều hết lòng nhàm chán Ðại thừa, thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa liền bị ác ma làm rối loạn.
Đại Bồ-tát nào cùng người cầu Thanh văn, Độc giác thừa chẳng đấu tranh, khinh miệt, chê bai nhau, phương tiện giáo hóa, làm cho hướng đến Ðại thừa, hoặc khiến họ tu vượt lên trên thừa của mình và cùng các thiện nam tử v.v… cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, không khinh chê, hủy báng, đấu tranh nhau, cùng dạy bảo nhau tu pháp thắng thiện, mau thẳng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chuyển vận bánh xe diệu pháp, độ các hữu tình, thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa không bị ác ma làm rối loạn.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Nếu Đại Bồ-tát nào chưa được thọ ký không thối lui quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, đối với các Đại Bồ-tát đã được thọ ký không thối lui quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, sanh tâm tổn hại, khinh miệt, đấu tranh, chê bai, mắng nhiếc. Đại Bồ-tát này tùy theo phát khởi bao nhiêu tâm niệm không lợi ích, thì thối lui bấy nhiêu kiếp từng tu thắng hạnh, trải qua bấy nhiêu đời xa lìa bạn lành, chịu lại bấy nhiêu đời sanh tử trói buộc. Nếu không bỏ tâm đại Bồ-đề thì trở lại bấy nhiêu kiếp mặc áo giáp Hoằng thệ, siêng tu thắng hạnh không lúc nào gián đoạn, sau đó mới được bù đắp lại công đức đã bị lui sụt.
Bấy giờ, Khánh Hỷ lại bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát này đã phát khởi tâm ác, sanh tử tội khổ thì phải luân hồi trải qua bấy nhiêu đời, hay ở nửa chừng cũng được ra khỏi. Đại Bồ-tát này bị lui thắng hạnh thì phải siêng năng trải bấy nhiêu kiếp mặc giáp Hoằng thệ, tu các thắng hạnh không lúc nào gián đoạn, sau đó mới được bù đắp lại công đức đã bị lui sụt, hay là ở nửa chừng có thể phục hồi lại như từ trước.
Phật bảo Khánh Hỷ:
– Ta vì Bồ-tát, Độc giác, Thanh văn thuyết cách xuất tội và phục hồi thiện lại. Khánh Hỷ nên biết! Đại Bồ-tát nào chưa được thọ ký không thối lui quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, đối với các Đại Bồ-tát đã được thọ ký không thối lui quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề sanh tâm tổn hại, đấu tranh khinh miệt, hủy nhục, chê bai, về sau không hổ thẹn, giữ ác không bỏ, không chịu như pháp tỏ bày sám hối. Ta nói loại người ấy ở nơi nửa chừng không có nghĩa thoát tội và phục hồi thiện pháp, phải theo số kiếp như cũ luân hồi trong sanh tử, xa lìa bạn lành, bị các khổ trói buộc. Nếu không xả bỏ tâm đại Bồ-đề thì phải bấy nhiêu kiếp mặc giáp Hoằng thệ, siêng tu thắng hạnh không có lúc nào gián đoạn, sau đó mới phục hồi công đức đã bị lui sụt.
Đại Bồ-tát nào chưa được thọ ký không thối lui quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thì đối với các Đại Bồ-tát đã được thọ ký không thối lui quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, tâm tổn hại, đấu tranh, khinh miệt, mắng nhiếc, hủy báng nhau, sau đó sanh hổ thẹn, tâm bỏ điều ác, liền theo đúng pháp phát lồ sám lỗi, nghĩ thế này: Ta nay đã được thân người vốn khó được, sao lại để cho khởi lên tội lỗi làm cho mất lợi lành lớn! Ta nên làm lợi ích cho tất cả hữu tình, sao lại làm hại chúng? Ta nên cung kính tất cả hữu tình như tôi tớ thờ chủ, sao lại kiêu mạn, khinh miệt, hủy nhục đối với hữu tình? Ta nên nhận chịu tất cả sự đánh đập, trách mắng của hữu tình, sao lại đối với hữu tình đem sự tàn bạo của lời nói và hành động đáp lại họ? Ta nên hòa giải tất cả, làm cho hữu tình kính mến nhau, sao lại đưa ra lời lẽ hung ác để chống chọi chúng? Ta nên chịu đựng để tất cả hữu tình dẫm đạp mãi mãi như đường sá hay như chiếc cầu, sao trở lại lăng nhục chúng? Ta cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề vì cứu vớt khổ lớn sanh tử cho hữu tình, làm cho được Niết-bàn an vui hoàn toàn, sao lại muốn đem khổ đến cho chúng? Từ nay cho đến tận đời vị lai, ta nên như si, như câm, như mù, như điếc, đối với các hữu tình không phân biệt, giả sử có bị chém đứt đầu, chân, cánh tay hoặc móc mắt, cắt tai, xẻo mũi, cắt lưỡi, cưa xẻ tất cả chi thể thân phần, đối với hữu tình kia ta quyết không phát khởi ác. Nếu ta có ác tâm thì liền bị thối lui tâm cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chướng ngại sự cầu trí nhất thiết trí, không thể làm lợi ích an vui cho hữu tình.
Khánh Hỷ nên biết! Đối với Đại Bồ-tát này, ta nói nửa chừng có thể thoát tội và phục hồi lại thiện pháp, chẳng còn trải qua nhiều kiếp số luân hồi sanh tử, không bị ác ma làm rối loạn và mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Các Đại Bồ-tát cùng với những vị cầu Thanh văn, Độc giác thừa như vậy chẳng nên giao thiệp. Giả sử cùng giao thiệp thì chẳng nên ở chung. Giả sử cùng ở chung thì chẳng nên cùng với họ bàn luận, xác quyết nghĩa lý. Vì sao? Vì nếu cùng với họ luận bàn để xác định nghĩa lý thì sẽ có thể phát sinh tâm giận dữ v.v… hoặc phát sinh lời lẽ thô ác. Nhưng các Bồ-tát đối với các loài hữu tình thì không nên giận dữ v.v… Cũng không nên nói lời thô ác. Giả sử bị chém đứt đầu, chân tay, thân phần… cũng không nên nói lời giận dữ. Vì sao? Vì các Đại Bồ-tát nên nghĩ: Ta cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề vì cứu giúp hữu tình dứt hẳn khổ sanh tử, làm cho được lợi ích, an vui hoàn toàn, đâu cho phép gây việc ác cho họ.
Khánh Hỷ nên biết! Nếu Đại Bồ-tát nào đối với loài hữu tình mà giận dữ, nói ra lời thô ác thì liền bị trở ngại quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề và hư hoại vô biên pháp hạnh của Bồ-tát. Thế nên, chúng Đại Bồ-tát muốn đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, đối với các hữu tình không nên giận dữ, cũng không nên nói lời thô ác.
Bấy giờ Khánh Hỷ bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát cùng Đại Bồ-tát làm cách nào để cùng ở chung?
Phật bảo Khánh Hỷ:
– Các Đại Bồ-tát cùng Đại Bồ-tát ở chung nên xem nhau như đại sư. Vì sao? Vì các Đại Bồ-tát cùng Đại Bồ-tát hỗ trợ nhau nên nghĩ thế này: Đại Bồ-tát kia là bạn lành chơn thật của chúng ta, cùng chúng ta làm bạn, đồng ngồi một thuyền, đồng đi một đường, đồng tới một chỗ, đồng làm một việc. Chúng ta cùng với họ cùng học một thời gian, cùng một nơi chốn và cùng được học một giáo pháp. Nếu học như vậy thì không khác nhau. Lại nghĩ: Các Bồ-tát kia vì chúng ta thuyết đạo đại Bồ-đề, tức là bạn lành của ta, cũng là đạo sư của ta. Nếu Đại Bồ-tát kia trụ ý nghĩ xen tạp, xa lìa ý nghĩ tương ưng với trí nhất thiết trí thì ta sẽ không học chung với các vị ấy. Nếu Đại Bồ-tát kia lìa ý nghĩ xen tạp, không lìa ý nghĩ tương ưng trí nhất thiết trí thì ta nên thường cùng học tập với họ.
Khánh Hỷ nên biết! Nếu Đại Bồ-tát luôn học như vậy thì tư lương Bồ-đề mau được viên mãn, mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, ở giai đoạn nửa chừng không bị chướng ngại.
XXV. PHẨM TẤN TỐC 01
Bấy giờ cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
– Kính bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát vì Tận nên học, là học trí nhất thiết trí phải không? Nếu Đại Bồ-tát này vì Bất sanh nên học, là học trí nhất thiết trí phải không? Nếu Đại Bồ-tát này vì Diệt nên học, là học trí nhất thiết trí phải không? Nếu Đại Bồ-tát này vì Bất khởi nên học, là học trí nhất thiết trí phải không? Nếu Đại Bồ-tát này vì Phi hữu nên học, là học trí nhất thiết trí phải không? Nếu Đại Bồ-tát này vì viễn ly nên học, là học trí nhất thiết trí phải không? Nếu Đại Bồ-tát này vì lìa nhiễm nên học, là học trí nhất thiết trí phải không? Nếu Đại Bồ-tát này vì hư không nên học, là học trí nhất thiết trí phải không? Nếu Đại Bồ-tát này vì pháp giới nên học, là học trí nhất thiết trí phải không? Nếu Đại Bồ-tát này vì Niết-bàn nên học, là học trí nhất thiết trí phải không?
Phật bảo Thiện Hiện:
– Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì chẳng phải học trí nhất thiết trí.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Do duyên nào Đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng phải là học trí nhất thiết trí?
Phật bảo Thiện Hiện:
– Ý ông thế nào? Phật chứng chơn như rất viên mãn, nên gọi danh hiệu Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Như vậy, chơn như có thể nói là Tận, cho đến có thể nói là Niết-bàn chăng?
Thiện Hiện bạch:
– Thưa không! Kính bạch Thế Tôn. Vì sao? Vì chơn như lìa tướng, chẳng thể nói là Tận, cho đến chẳng thể nói là Niết-bàn.
Phật bảo Thiện Hiện:
– Thế nên Đại Bồ-tát khi học như vậy là chẳng phải học trí nhất thiết trí.
Thiện Hiện nên biết, nếu Đại Bồ-tát chẳng vì Tận nên học là học trí nhất thiết trí. Cho đến chẳng vì Niết-bàn nên học, là học trí nhất thiết trí. Vì sao? Vì Phật chứng chơn như rất viên mãn nên gọi danh hiệu Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Khi ấy, chứng được chơn như chẳng tận cho đến Niết-bàn của trí nhất thiết trí, nên Đại Bồ-tát khi học như vậy là học trí nhất thiết trí.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì chính là học phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa, là học Phật địa, là học mười lực, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng và vô lượng, vô biên Phật pháp khác, tức là đã học trí nhất thiết trí.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy là đạt đến cứu cánh bờ kia của tất cả sự học.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì không bị tất cả Thiên ma và ngoại đạo hàng phục được.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì mau đắc được pháp tánh Bất thối của Bồ-tát.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì mau trụ địa vị Bất thối chuyển của Bồ-tát.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì mau an tọa tòa diệu Bồ-đề.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì chính là tự mình đi theo con đường của Như Lai Tổ phụ.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì chính là học pháp làm chỗ hộ trì cho các hữu tình, là học tánh đại từ, đại bi vậy.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì chính là học ba lần vận chuyển xe pháp với mười hai hành tướng Vô thượng.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì chính là học làm cho trăm ngàn vạn ức cảnh giới hữu tình được ở nơi Niết-bàn cứu cánh an lạc.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì chính là học không đoạn tuyệt chủng tánh Như Lai.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì chính là học mở cửa cam lồ chư Phật.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì chính là học đặt yên vô lượng, vô số, vô biên hữu tình trụ pháp Tam thừa.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì chính là học thị hiện cảnh giới vô vi chơn thật, hoàn toàn vắng lặng cho tất cả hữu tình.
Như vậy là học trí nhất thiết trí.
Thiện Hiện nên biết! Việc học như vậy, hữu tình hèn kém chẳng thể học được. Vì sao? Vì sự học như vậy muốn cứu vớt hết thảy khổ lớn sanh tử cho tất cả hữu tình, muốn đặt yên tất cả hữu tình trong việc tốt đẹp rộng lớn, muốn cùng hữu tình đồng hưởng thọ lợi ích an vui hoàn toàn, muốn cùng hữu tình đồng chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, muốn cùng hữu tình đồng học diệu hạnh tự lợi, lợi tha như hư không rộng lớn không gián đoạn, không tận cùng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì quyết định không đọa trong tất cả cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, A-tố-lạc v.v…; quyết định không sanh chốn biên địa hạ tiện, tà kiến; quyết định không sanh trong nhà Chiên-đồ-la, nhà gánh thây chết và các dõng dõi bần cùng, hạ tiện, bất luật nghi; quyết định chẳng sanh trong nhà công xảo kỹ nhạc, buôn bán tạp uế.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì sanh ra ở chỗ nào, hoàn toàn không bị mù, điếc, câm, ngọng, chân tay cong queo, căn chi tàn khuyết, gù lưng, lác hủi, ung thư, điên cuồng, trĩ, lậu, ghẻ dữ, thân không quá cao, quá lùn, cũng không đen đủi và không có các bệnh ghẻ nhơ nhớp.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì đời đời thường được quyến thuộc viên mãn, các căn viên mãn, thân thể viên mãn, âm thanh trong trẻo, dáng mạo đoan nghiêm, lời nói oai nghiêm, được nhiều người kính mến.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì sanh ở chỗ nào đều lìa việc sát sanh, lìa việc trộm cắp, lìa tà hạnh, lìa nói dối gạt, lìa nói thô ác, lìa nói chia rẽ, lìa nói lời bẩn thỉu, cũng lìa tham dục, sân giận, tà kiến, quyết chẳng chấp nhận tà pháp hư dối, không dùng pháp tà để sanh sống. Cũng không chấp nhận hữu tình phá giới, ác kiến, hủy báng pháp để làm bạn thân.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì hoàn toàn chẳng sanh trong cõi trời Trường thọ, đắm vui, ít trí tuệ. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát này thành tựu thế lực phương tiện thiện xảo. Do thế lực phương tiện thiện xảo này, mặc dù thường nhập được tịnh lự vô lượng và định vô sắc nhưng chẳng theo thế lực đó thọ sanh, vì được Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa bảo hộ. Thành tựu phương tiện thiện xảo như vậy, ở trong các định tuy thường được xuất nhập tự tại nhưng chẳng theo thế lực của các định đó thọ sanh ở cõi trời Trường thọ, bỏ tu hạnh đại Bồ-tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì được lực thanh tịnh, vô úy thanh tịnh, Phật pháp thanh tịnh.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp bản tánh thanh tịnh thì tại sao các Đại Bồ-tát khi học như vậy lại chứng đắc được các lực thanh tịnh, vô úy thanh tịnh, Phật pháp thanh tịnh.
Phật bảo Thiện Hiện:
– Đúng như vậy! Đúng như vậy! Như lời ông nói, các pháp xưa nay tự tánh thanh tịnh. Đại Bồ-tát này đối với tất cả pháp bản tánh thanh tịnh, tinh tấn tu học phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thông suốt như thật, tâm không chìm đắm, cũng không vướng mắc, xa lìa tất cả phiền não nhiễm đắm, nên nói: Khi Bồ-tát học như vậy, đối với tất cả pháp được thanh tịnh. Do nhân duyên này được lực thanh tịnh, vô úy thanh tịnh, Phật pháp thanh tịnh.
Lại nữa, Thiện Hiện! Mặc dầu tất cả pháp bản tánh thanh tịnh mà các phàm phu chẳng có tri kiến thấy biết. Đại Bồ-tát này vì muốn làm cho vị kia thấy biết, hiểu rõ nên khuyên tinh tấn tu hành phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa, nghĩ: Ta đối với bản tánh thanh tịnh của các pháp thấy biết hiểu rõ, rồi như thật khai ngộ tất cả hữu tình, làm cho chúng đối với bản tánh thanh tịnh của các pháp cũng thấy biết, hiểu rõ. Đại Bồ-tát này khi học như vậy được lực thanh tịnh, vô úy thanh tịnh, Phật pháp thanh tịnh.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì đối với tâm hạnh sai khác của các hữu tình đều thông suốt, dùng phương tiện thiện xảo đến tận bờ kia, làm cho các hữu tình biết được bản tánh thanh tịnh của tất cả pháp, chứng đắc Niết-bàn thanh tịnh hoàn toàn.
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa mà có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa có pháp khả đắc có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi Không của Bát-nhã ba-la-mật-đa mà có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa Không của Bát-nhã ba-la-mật-đa có pháp khả đắc có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi Không mà có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa Không, có pháp khả đắc có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi Không mà có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa Không, có pháp khả đắc có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi Bát-nhã ba-la-mật-đa mà có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa có pháp khả đắc có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi sắc mà có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa sắc có pháp khả đắc có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi thọ, tưởng, hành, thức mà có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa thọ, tưởng, hành, thức có pháp khả đắc có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi Không của sắc mà có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa Không của sắc, có pháp khả đắc có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi Không của thọ, tưởng, hành, thức mà có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa Không của thọ, tuởng, hành, thức có pháp khả đắc có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi sắc có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa sắc, có pháp khả đắc có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi thọ, tưởng, hành, thức có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa thọ, tưởng, hành, thức có pháp khả đắc có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi Không của sắc mà có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa Không của sắc, có pháp khả đắc có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi Không của thọ, tưởng, hành, thức mà có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa Không của thọ, tưởng, hành, thức, có pháp khả đắc có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Ngay nơi tất cả pháp mà có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa tất cả pháp, có pháp khả đắc có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi Không của tất cả pháp có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa Không của tất cả pháp, có pháp khả đắc có thể thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi tất cả pháp mà có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa tất cả pháp, có pháp khả đắc có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Chính nơi Không của tất cả pháp có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Xa lìa Không của tất cả pháp, có pháp khả đắc có thể thực hành Không, phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
Bấy giờ Thiện Hiện bạch Phật:
– Kính Bạch Thế Tôn! Nếu vậy, các Đại Bồ-tát dùng những pháp nào để thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa và thực hành Không?
Phật bảo Thiện Hiện:
– Ý ông thế nào? Ông thấy có pháp thực hành Bát-nhã ba-la-mật-đa và thực hành Không, phải không?
Thiện Hiện bạch:
– Thưa không, kính bạch Thế Tôn!
Phật bảo Thiện Hiện:
– Ý ông thế nào? Ông thấy có Bát-nhã ba-la-mật-đa và thấy có Không là chỗ sở hành của Đại Bồ-tát phải không?
Thiện Hiện bạch:
– Thưa không, kính bạch Thế Tôn!
Phật bảo Thiện Hiện:
– Ý ông thế nào? Pháp mà ông không thấy, pháp này có thể đắc được không?
Thiện Hiện bạch:
– Thưa không, kính bạch Thế Tôn!
Phật bảo Thiện Hiện:
– Ý ông thế nào? Pháp chẳng thể đắc đó có sanh diệt phải không?
Thiện Hiện bạch:
– Thưa không, kính bạch Thế Tôn!
Phật bảo Thiện Hiện:
– Thật tướng của pháp mà ông chẳng thấy, chẳng đắc, đó là Vô sanh pháp nhẫn của Bồ-tát. Đại Bồ-tát thành tựu Vô sanh pháp nhẫn như vậy thì được thọ ký quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Thiện Hiện nên biết! Đại Bồ-tát này đối với mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả và mười tám pháp Phật bất cộng cùng vô lượng, vô biên công đức thù thắng, gọi là người luôn tinh tấn, như thật tu hành. Nếu thường tinh tấn tu hành như vậy mà chẳng đắc trí quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, trí nhất thiết tướng, trí đại trí diệu, trí nhất thiết trí, trí đại thương chủ, thì quả thật không có lẽ đó.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
– Kính bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát nhờ vào pháp tánh vô sanh của tất cả pháp mà được Phật thọ ký quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát nhờ vào pháp tánh hữu sanh của tất cả pháp mà được Phật thọ ký quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát nhờ vào pháp tánh hữu sanh vô sanh của tất cả pháp mà được Phật thọ ký quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
– Kính bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát nhờ vào pháp tánh phi hữu sanh, phi vô sanh của tất cả pháp mà được Phật thọ ký quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề phải không?
– Chẳng phải vậy, Thiện Hiện!
Khi ấy, Thiện Hiện bạch Phật:
– Kính bạch Thế Tôn! Nếu vậy thì làm sao các Đại Bồ-tát có thể được thọ ký quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của Phật?
Phật bảo Thiện Hiện:
– Ý ông thế nào? Ông thấy có pháp để thọ ký quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của Phật phải không?
Thiện Hiện bạch:
– Thưa không, kính bạch Thế Tôn! Con không thấy pháp nào có thể được thọ ký quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của Phật, cũng không thấy pháp đối với quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của Phật có thể chứng, thời gian chứng, nơi chứng và do đây chứng, hoặc pháp sở chứng đều không thấy. Vì sao? Vì tất cả pháp đều không sở đắc; ngay trong tất cả pháp không sở đắc thì người chứng, pháp chứng, thời gian chứng, nơi chứng và do đây chứng đều bất khả đắc.
Phật bảo Thiện Hiện:
– Đúng như vậy, đúng như vậy! Như lời ông nói.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi không đắc tất cả pháp thì không nghĩ thế này: Ta sẽ chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Ta nhờ pháp này, ở thời gian như vậy, nơi chốn như vậy chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
XXIII. PHẨM THIÊN CHỦ
Bấy giờ, trời Ðế Thích bạch Phật:
– Kính bạch Thế Tôn! Bát-nhã ba-la-mật-đa như vậy rất là sâu xa, khó thấy, khó biết?
Khi ấy, Phật bảo trời Ðế Thích:
– Đúng như vậy, đúng như vậy! Như lời ông nói, Kiều-thi-ca! Bát-nhã ba-la-mật-đa này rất là sâu xa, Bát-nhã ba-la-mật-đa này khó thấy, khó biết. Này Kiều-thi-ca! Vì hư không mênh mông nên Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng như vậy, rất là mênh mông. Vì hư không khó thấy, khó biết nên Bát-nhã ba-la-mật-đa cũng như vậy, khó thấy, khó biết. Vì sao? Này Kiều-thi-ca! Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa này tự tánh xa lìa, hoàn toàn không sở hữu, giống như hư không.
Trời Ðế Thích bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Các loài hữu tình chẳng phải với chút ít thiện căn mà có thể chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, siêng năng tinh tấn tu học, tư duy đúng pháp, phân biệt giảng thuyết rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa khó thấy, khó biết này cho hữu tình.
Phật bảo trời Ðế Thích:
– Đúng như vậy! Đúng như vậy! Như lời ông nói. Này Kiều-thi-ca! Các loài hữu tình chẳng phải với chút ít thiện căn mà có thể chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh tấn tu học, tư duy đúng pháp và phân biệt giảng thuyết rộng rãi Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa khó thấy, khó biết này cho các hữu tình, hoặc biên chép làm cho lưu bố rộng rãi, các hữu tình này được công đức vô lượng.
Kiều-thi-ca! Giả sử tất cả hữu tình ở trong châu Thiệm-bộ này đều thành tựu mười thiện nghiệp đạo, ý ông thế nào? Các hữu tình này được công đức có nhiều không?
Trời Ðế Thích thưa:
– Rất nhiều, kính bạch Thế Tôn! Rất nhiều, kính bạch Thiện Thệ!
Phật bảo:
– Kiều-thi-ca! Có các Thiện nam tử, thiện nữ v.v…. chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tinh tấn tu học, tư duy đúng pháp, phân biệt, giảng nói rộng rãi kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này cho tất cả hữu tình, hoặc là biên chép làm cho được lưu bố cùng khắp, các thiện nam tử, thiện nữ v.v…. này đạt được công đức hơn công đức trước gấp trăm lần, gấp ngàn lần, cho đến gấp cùng cực số lần.
Bấy giờ, trong đại hội có một Bí-sô bảo trời Ðế Thích:
– Kiều-thi-ca! Nếu các thiện nam tử, thiện nữ v.v… nào chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, chuyên tinh tu học, tư duy đúng pháp, phân biệt giảng dạy rộng rãi kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này cho tất cả hữu tình, hoặc lại biên chép làm cho được lưu bố cùng khắp thì các thiện nam tử, thiện nữ v.v… này đạt được công đức hơn ngài?
Trời Ðế Thích thưa:
– Các Thiện nam tử, thiện nữ v.v… này chỉ cần một lần phát tâm đầu tiên còn hơn tôi, huống là chí tâm lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, chuyên tinh tu học, tư duy đúng pháp, phân biệt giảng dạy kinh điển Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa cho tất cả hữu tình, hoặc lại biên chép làm cho được lưu bố cùng khắp.
Bí-sô nên biết! Công đức của Đại Bồ-tát này đạt được cũng hơn tất cả công đức của thế gian, trời, người, A-tố-lạc v.v… đạt được.
Bí-sô nên biết! Công đức của Đại Bồ-tát này đạt được chẳng những hơn công đức của khắp tất cả thế gian, trời, người, A-tố-lạc v.v… đạt được mà còn hơn tất cả các bậc Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác đạt được.
Bí-sô nên biết! Công đức của Đại Bồ-tát này đạt được chẳng những hơn công đức của khắp tất cả các bậc Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác, mà còn hơn tất cả các Đại Bồ-tát làm nhà đại thí chủ tu hạnh bố thí mà xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Bí-sô nên biết! Công đức của Đại Bồ-tát này đạt được cũng hơn tất cả các Đại Bồ-tát xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa mà thường tu học: giới thanh tịnh, giới không khuyết, giới không hủy, giới không tạp, giới không uế và làm viên mãn giới uẩn.
Bí-sô nên biết! Công đức của Đại Bồ-tát này đạt được cũng hơn sự tu học của tất cả các Đại Bồ-tát xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa mà thường tu học viên mãn an nhẫn, viên mãn tịch tĩnh, không sân, không hận… cho đến đối với cây cháy cũng không có tâm làm hại, an nhẫn hoàn toàn.
Bí-sô nên biết! Công đức của Đại Bồ-tát này đạt được cũng hơn sự tu học của tất cả các Đại Bồ-tát xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa mà thường tu học tinh tiến dõng mãnh, không từ bỏ sự hộ trì tốt đẹp nào, không lười biếng, không hèn kém, tinh tấn viên mãn nghiệp thân, ngữ, ý.
Bí-sô nên biết! Công đức của Đại Bồ-tát này đạt được cũng hơn sự tu học của tất cả các Đại Bồ-tát xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa mà thường tu học tịnh lự đáng kính, tịnh lự đáng ưa thích, tịnh lự dõng mãnh, tịnh lự an trụ, tịnh lự tự tại, tịnh lự viên mãn.
Bí-sô nên biết! Công đức của Đại Bồ-tát này đạt được cũng hơn sự tu học của tất cả các Đại Bồ-tát xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa mà thường tu học các thiện căn khác.
Bí-sô nên biết! Đại Bồ-tát này đúng như lời dạy tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, vì có phương tiện thiện xảo nên hơn tất cả thế gian, trời, người, A-tố-lạc v.v…, cũng hơn tất cả Thanh văn, Độc giác, cũng hơn tất cả các chúng Bồ-tát xa lìa phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Vì sao? Vì Đại Bồ-tát này đúng theo lời dạy tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa này tùy thuận hoàn toàn. Đại Bồ-tát này có thể kế tục chủng tánh trí nhất thiết trí, làm cho không đoạn tuyệt, thường gần gũi bạn lành chơn tịnh là chư Phật và Bồ-tát. Đại Bồ-tát này tu hành tịnh hạnh thù thắng như vậy, thường không xa lìa tòa Bồ-đề vi diệu, hàng phục chúng ma, chế ngự các ngoại đạo. Đại Bồ-tát này khi tu học như vậy, phương tiện thiện xảo thường hay cứu vớt các loài hữu tình chìm đắm trong bùn phiền não. Đại Bồ-tát này khi học như vậy, phương tiện thiện xảo thường học pháp cần nên học của chúng Đại Bồ-tát, chẳng học pháp nên học của các Thanh văn, Độc giác thừa v.v…
Bí-sô nên biết! Đại Bồ-tát này đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa khi học như vậy các chúng Thiên thần đều rất hoan hỷ, bốn vua hộ thế đều thống lĩnh Thiên chúng đi đến chỗ Đại Bồ-tát đó cung kính, cúng dường, tôn trọng, khen ngợi, đồng nói thế này:
“Lành thay, Ðại sĩ! Nên siêng năng tinh tấn học pháp cần nên học của các chúng Đại Bồ-tát, chớ học pháp nên học của các Thanh văn, Độc giác thừa. Nếu học được như vậy thì mau an trụ nơi tòa diệu Bồ-đề, mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề. Như đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trước kia nhận bốn bình bát của bốn Thiên vương dâng cúng, nay Ngài cũng sẽ nhận như xưa. Bốn đức Thiên vương hộ thế dâng lên bốn bát, chúng tôi cũng sẽ dâng như vậy.
Bí-sô nên biết! Đại Bồ-tát này khi học như vậy, Thiên đế chúng tôi còn thống lãnh Thiên chúng đi đến chỗ Đại Bồ-tát này cung kính, cúng dường, tôn trọng ngợi khen, huống là các Thiên thần khác mà không đi đến nơi đó hay sao?
Bí-sô nên biết! Đại Bồ-tát này khi học như vậy, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các chúng Đại Bồ-tát cùng các trời, rồng, A-tố-lạc v.v… thường theo hộ niệm. Do nhân duyên này mà tất cả hiểm nạn, nguy khốn, thân tâm buồn khổ… ở thế gian đều chẳng làm tổn hại Đại Bồ-tát này. Các thứ bệnh tật do bốn đại trái nhau ở thế gian vĩnh viễn không có trong thân, chỉ trừ nghiệp nặng nhưng chuyển đổi nên hiện tại chịu nhẹ.
Bí-sô nên biết! Đại Bồ-tát này đúng như lời dạy tu hành phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, được những công đức ngay đời hiện tại như vậy và công đức đời sau thì vô lượng, vô biên.
Khi ấy, A-nan-đà thầm nghĩ: Thiên chủ Ðế Thích tự mình có biện tài khen ngợi Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa và công đức thù thắng của các Bồ-tát như thế hay là nhờ năng lực oai thần của Như Lai?
Khi ấy, trời Ðế Thích nhờ oai thần của Phật, biết ý nghĩ trong tâm A-nan-đà nên thưa rằng:
– Bạch Ðại Ðức! Sự khen ngợi của tôi về Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa và công đức thù thắng của các Bồ-tát đều là nhờ thần lực của Như Lai.
Khi ấy, Phật bảo A-nan-đà :
– Đúng như vậy, đúng như vậy! Nay trời Ðế Thích khen ngợi Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa và công đức thù thắng của Bồ-tát như vậy, nên biết, đó đều là nhờ thần lực của Như Lai chứ chẳng phải biện tài của Đế Thích. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa và công đức thù thắng của các chúng Đại Bồ-tát nhất định chẳng phải tất cả thế gian, trời, người, A-tố-lạc v.v… có thể khen ngợi được.
XXIV. PHẨM VÔ TẠP VÔ DỊ
Bấy giờ, Phật bảo A-nan-đà:
– Khi nào Đại Bồ-tát tư duy Bát-nhã ba-la-mật-đa, tập học Bát-nhã ba-la-mật-đa, tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thì khi ấy tất cả ác ma trong tam thiên đại thiên thế giới đều sanh do dự, đồng nghĩ: Đại Bồ-tát này đang ở giai đoạn chứng Niết-bàn hoặc là thối lui vào địa vị Thanh văn hay Độc giác, hay hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, có thể làm lợi ích cho hữu tình cùng tận đời vị lai.
Lại nữa, này Khánh Hỷ! Nếu khi Đại Bồ-tát an trụ Bát-nhã ba-la-mật-đa thì khi ấy ác ma rất buồn khổ, thân tâm run sợ như trúng tên độc.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Nếu khi Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa thì khi ấy ác ma đi đến chỗ Bồ-tát đó hóa ra vô số việc đáng sợ hãi, như: hóa làm dao kiếm, ác thú, rắn độc, lửa dữ đồng một lúc cháy bùng lên khắp bốn phía, muốn làm cho thân tâm Bồ-tát khủng khiếp, kinh sợ, bỏ mất cả tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề; đối với sự tu hành tâm bị khuất phục, cho nên phát khởi một niệm loạn ý là chướng ngại quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, là chỗ mong cầu trong thâm tâm của ác ma kia.
Bấy giờ, Khánh Hỷ bạch Phật:
– Kính bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa đều bị ác ma làm rối loạn hết cả, hay là có người bị rối loạn, người không bị rối loạn?
Phật bảo Khánh Hỷ:
– Chẳng phải các Đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa đều bị ác ma làm rối loạn hết, mà có người bị rối loạn, người không bị rối loạn.
Cụ thọ Khánh Hỷ bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Những Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa bị các ma ác làm rối loạn, và những Đại Bồ-tát nào khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa không bị ác ma làm rối loạn?
Phật bảo Khánh Hỷ:
– Các Đại Bồ-tát đời trước nghe thuyết Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa tâm không tin hiểu, hủy báng, chê bai, thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa liền bị ác ma làm rối loạn. Đại Bồ-tát nào đời trước nghe giảng dạy Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, có lòng tin hiểu, chẳng hủy báng chê bai thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa không bị ác ma làm rối loạn.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Đại Bồ-tát nào nghe giảng dạy Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa như vậy, nghi ngờ, do dự, là có hay là không có, là thật hay chẳng thật, thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa liền bị ác ma quấy rối. Nếu Đại Bồ-tát nào nghe giảng dạy Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, tâm vị đó hoàn toàn không nghi ngờ, do dự, tin chắc chắn là có thật, thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa không bị ma ác làm rối loạn.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Đại Bồ-tát nào xa lìa bạn lành, bị các bạn ác khống chế, chẳng nghe nghĩa lý sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa; do không nghe nên không hiểu rõ; vì không hiểu rõ nên không thể tu tập; vì không tu tập nên không thể thưa hỏi: làm thế nào để tu đúng theo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, làm thế nào để học đúng theo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa liền bị ác ma làm rối loạn.
Đại Bồ-tát nào gần gũi bạn lành, không bị bạn ác khống chế, được nghe nghĩa lý sâu xa của Bát-nhã ba-la-mật-đa; do được nghe nên hiểu rõ; do hiểu rõ, lập tức tu tập; do tu tập nên hay thưa hỏi: làm thế nào để tu đúng theo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, làm thế nào để học đúng theo Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa không bị ác ma làm rối loạn.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Đại Bồ-tát nào xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa, nắm giữ, khen ngợi pháp chẳng chơn diệu thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa liền bị ác ma làm rối loạn.
Nếu Đại Bồ-tát nào gần gũi Bát-nhã ba-la-mật-đa, không nắm giữ, không khen ngợi pháp chẳng chơn diệu, thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa không bị ác ma làm rối loạn.
Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào xa lìa Bát-nhã ba-la-mật-đa, hủy báng, chê bai pháp chơn diệu thì bấy giờ ác ma liền nghĩ: Nay Bồ-tát này là bạn của ta. Do Bồ-tát này hủy báng pháp chơn diệu nên có vô lượng các chúng Bồ-tát mới học Ðại thừa đối với pháp chơn diệu cũng hủy báng. Do nhân duyên này, nguyện của ta viên mãn. Mặc dầu có vô lượng các chúng Bồ-tát mới học Ðại thừa làm bạn với ta nhưng chẳng thể làm cho nguyện của ta đầy đủ. Nay Bồ-tát này làm bạn với ta, làm cho sở nguyện của ta được đầy đủ hoàn toàn, nên Bồ-tát này đúng là bạn của ta, ta nên kết nạp để tăng thêm thế lực. Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa liền bị ác ma làm rối loạn.
Nếu Đại Bồ-tát nào gần gũi Bát-nhã ba-la-mật-đa, khen ngợi, tin nhận pháp chơn diệu; cũng làm cho vô lượng các chúng Bồ-tát mới học Ðại thừa khen ngợi, tin nhận pháp chơn diệu, do đây ác ma buồn rầu, sợ hãi thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa không bị ác ma làm rối loạn.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Đại Bồ-tát nào khi nghe giảng dạy kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, nói như vầy: “Bát-nhã ba-la-mật-đa này lý thú sâu xa, khó thấy, khó hiểu như vậy thì giảng dạy, lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tư duy, siêng năng tu học, biên chép, truyền bá cùng khắp mà làm gì. Kinh điển này chính ta còn không thể đạt được cội nguồn, huống là những người phước mỏng, trí cạn kia.” Khi ấy, có vô lượng các Bồ-tát mới học Ðại thừa nghe lời nói của Bồ-tát ấy, trong tâm kinh sợ, liền thối lui tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, rơi vào địa vị Thanh văn hoặc Độc giác, thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa liền bị ác ma làm rối loạn.
Nếu Đại Bồ-tát nào khi nghe thuyết kinh Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, nói thế này: Bát-nhã ba-la-mật-đa này lý thú sâu xa, khó thấy, khó biết, nếu không giảng dạy, lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, tư duy, tinh tấn tu học, biên chép, truyền bá khắp nơi mà có thể chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thì chắc chắn không thể có lẽ ấy. Khi ấy, có vô lượng các Bồ-tát mới học Ðại thừa, nghe Bồ-tát đó nói như vậy vui mừng hớn hở, đối với Bát-nhã ba-la-mật-đa thường ưa lắng nghe, thọ trì, đọc tụng, làm cho thông suốt hoàn toàn, tư duy đúng pháp, tinh tấn tu hành, giảng thuyết, biên chép, truyền bá cùng khắp cho mọi người cầu thẳng tới quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa không bị ác ma làm rối loạn.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Đại Bồ-tát nào ỷ vào công đức thiện căn của mình, khinh chúng Đại Bồ-tát khác nên nói thế này: “Ta luôn an trụ hạnh chơn thật viễn ly, còn các ông đều không có. Ta luôn tu tập hạnh chơn thật viễn ly, còn các ông chẳng có thể.” Khi ấy, ác ma vui mừng hớn hở nói: “Bồ-tát này chính là bạn bè của ta, luân hồi sanh tử chưa có lúc nào ra.”
Vì lẽ gì? Vì các Bồ-tát này ỷ vào công đức căn lành của mình có, khinh chúng Đại Bồ-tát khác, liền xa quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chẳng thể siêng năng làm trống không cảnh giới của Ta thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa liền bị ác ma làm rối loạn. Nếu Đại Bồ-tát nào không ỷ mình có công đức căn lành, khinh chê chúng Đại Bồ-tát khác, tuy thường tinh tấn tu các pháp lành nhưng chẳng chấp trước các tướng pháp lành thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa không bị ác ma làm rối loạn.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Nếu Đại Bồ-tát nào tự ỷ tên tuổi, dòng họ và công đức, sự tu tập Ðầu-đà, khinh miệt các chúng Bồ-tát tu các pháp thắng thiện khác, thường khen mình và hủy báng, chê bai các vị khác. Họ thật không có các hành trạng của Đại Bồ-tát Bất thối chuyển mà cho mình có, nên sanh các phiền não và nói: “Các ông không có danh hiệu Bồ-tát, chỉ riêng ta có”. Do tăng thượng mạn khinh chê Bồ-tát khác, bấy giờ ác ma rất vui mừng, nghĩ như vầy: Nay Bồ-tát này làm cho cung điện và quốc độ của ta chẳng trống không, tăng thêm cảnh giới địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ.
Bấy giờ ác ma giúp thần lực cho người kia, làm cho càng tăng thêm uy thế biện tài. Do đây được nhiều người tin nhận lời nói của người đó. Nhân đó khuyên phát đồng ác kiến như người kia. Ác kiến đồng rồi, học theo pháp tà của người kia. Học theo pháp tà rồi, phiền não hừng hực, vì tâm điên đảo nên phát sanh các nghiệp thân, ngữ, ý đều luôn nhận lấy quả khổ suy tổn không thể ưa thích. Do nhân duyên này tăng thêm cảnh giới địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ, làm cho cung điện, cỏi nước ma đông đảo. Do đây, ác ma vui mừng hớn hở, muốn làm những điều gì đều tùy ý tự tại. Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa liền bị ác ma làm rối loạn.
Nếu Đại Bồ-tát nào không ỷ vào danh hiệu hư vọng cùng việc công đức tu tập Ðầu-đà của mình mà khinh miệt các chúng Bồ-tát tu các pháp thắng thiện khác, đối với các công đức xa lìa tăng thượng mạn, thường không khen mình, cũng không chê người, luôn hiểu biết đúng những việc của ác ma, thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa không bị ác ma làm rối loạn.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Khi nào Đại Bồ-tát này cùng với người cầu Thanh văn, Độc giác thừa gây gỗ, hủy miệt, phỉ báng nhau thì bấy giờ ác ma thấy sự việc như vậy nên nghĩ: Nay Bồ-tát này tuy xa quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề nhưng không xa lắm. Tuy gần cảnh giới địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ nhưng không gần lắm. Nghĩ như vậy xong, tuy vui mừng nhưng không hớn hở.
Khi nào Đại Bồ-tát cùng các chúng Đại Bồ-tát khác khinh miệt, chê bai nhau thì khi ấy thấy sự việc như vậy, ác ma liền nghĩ: Hai Bồ-tát này rất xa quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, rất gần cảnh giới địa ngục, súc sanh, ngạ quỷ. Nghĩ như vậy rồi rất vui mừng hớn hở và tăng thêm sức lực của chúng, làm cho hai bên bạn bè đấu tranh luôn không dứt, làm cho vô lượng, vô biên hữu tình khác đều hết lòng nhàm chán Ðại thừa, thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa liền bị ác ma làm rối loạn.
Đại Bồ-tát nào cùng người cầu Thanh văn, Độc giác thừa chẳng đấu tranh, khinh miệt, chê bai nhau, phương tiện giáo hóa, làm cho hướng đến Ðại thừa, hoặc khiến họ tu vượt lên trên thừa của mình và cùng các thiện nam tử v.v… cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, không khinh chê, hủy báng, đấu tranh nhau, cùng dạy bảo nhau tu pháp thắng thiện, mau thẳng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chuyển vận bánh xe diệu pháp, độ các hữu tình, thì Đại Bồ-tát này khi tu hành Bát-nhã ba-la-mật-đa không bị ác ma làm rối loạn.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Nếu Đại Bồ-tát nào chưa được thọ ký không thối lui quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, đối với các Đại Bồ-tát đã được thọ ký không thối lui quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, sanh tâm tổn hại, khinh miệt, đấu tranh, chê bai, mắng nhiếc. Đại Bồ-tát này tùy theo phát khởi bao nhiêu tâm niệm không lợi ích, thì thối lui bấy nhiêu kiếp từng tu thắng hạnh, trải qua bấy nhiêu đời xa lìa bạn lành, chịu lại bấy nhiêu đời sanh tử trói buộc. Nếu không bỏ tâm đại Bồ-đề thì trở lại bấy nhiêu kiếp mặc áo giáp Hoằng thệ, siêng tu thắng hạnh không lúc nào gián đoạn, sau đó mới được bù đắp lại công đức đã bị lui sụt.
Bấy giờ, Khánh Hỷ lại bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát này đã phát khởi tâm ác, sanh tử tội khổ thì phải luân hồi trải qua bấy nhiêu đời, hay ở nửa chừng cũng được ra khỏi. Đại Bồ-tát này bị lui thắng hạnh thì phải siêng năng trải bấy nhiêu kiếp mặc giáp Hoằng thệ, tu các thắng hạnh không lúc nào gián đoạn, sau đó mới được bù đắp lại công đức đã bị lui sụt, hay là ở nửa chừng có thể phục hồi lại như từ trước.
Phật bảo Khánh Hỷ:
– Ta vì Bồ-tát, Độc giác, Thanh văn thuyết cách xuất tội và phục hồi thiện lại. Khánh Hỷ nên biết! Đại Bồ-tát nào chưa được thọ ký không thối lui quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, đối với các Đại Bồ-tát đã được thọ ký không thối lui quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề sanh tâm tổn hại, đấu tranh khinh miệt, hủy nhục, chê bai, về sau không hổ thẹn, giữ ác không bỏ, không chịu như pháp tỏ bày sám hối. Ta nói loại người ấy ở nơi nửa chừng không có nghĩa thoát tội và phục hồi thiện pháp, phải theo số kiếp như cũ luân hồi trong sanh tử, xa lìa bạn lành, bị các khổ trói buộc. Nếu không xả bỏ tâm đại Bồ-đề thì phải bấy nhiêu kiếp mặc giáp Hoằng thệ, siêng tu thắng hạnh không có lúc nào gián đoạn, sau đó mới phục hồi công đức đã bị lui sụt.
Đại Bồ-tát nào chưa được thọ ký không thối lui quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề thì đối với các Đại Bồ-tát đã được thọ ký không thối lui quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, tâm tổn hại, đấu tranh, khinh miệt, mắng nhiếc, hủy báng nhau, sau đó sanh hổ thẹn, tâm bỏ điều ác, liền theo đúng pháp phát lồ sám lỗi, nghĩ thế này: Ta nay đã được thân người vốn khó được, sao lại để cho khởi lên tội lỗi làm cho mất lợi lành lớn! Ta nên làm lợi ích cho tất cả hữu tình, sao lại làm hại chúng? Ta nên cung kính tất cả hữu tình như tôi tớ thờ chủ, sao lại kiêu mạn, khinh miệt, hủy nhục đối với hữu tình? Ta nên nhận chịu tất cả sự đánh đập, trách mắng của hữu tình, sao lại đối với hữu tình đem sự tàn bạo của lời nói và hành động đáp lại họ? Ta nên hòa giải tất cả, làm cho hữu tình kính mến nhau, sao lại đưa ra lời lẽ hung ác để chống chọi chúng? Ta nên chịu đựng để tất cả hữu tình dẫm đạp mãi mãi như đường sá hay như chiếc cầu, sao trở lại lăng nhục chúng? Ta cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề vì cứu vớt khổ lớn sanh tử cho hữu tình, làm cho được Niết-bàn an vui hoàn toàn, sao lại muốn đem khổ đến cho chúng? Từ nay cho đến tận đời vị lai, ta nên như si, như câm, như mù, như điếc, đối với các hữu tình không phân biệt, giả sử có bị chém đứt đầu, chân, cánh tay hoặc móc mắt, cắt tai, xẻo mũi, cắt lưỡi, cưa xẻ tất cả chi thể thân phần, đối với hữu tình kia ta quyết không phát khởi ác. Nếu ta có ác tâm thì liền bị thối lui tâm cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, chướng ngại sự cầu trí nhất thiết trí, không thể làm lợi ích an vui cho hữu tình.
Khánh Hỷ nên biết! Đối với Đại Bồ-tát này, ta nói nửa chừng có thể thoát tội và phục hồi lại thiện pháp, chẳng còn trải qua nhiều kiếp số luân hồi sanh tử, không bị ác ma làm rối loạn và mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Lại nữa, Khánh Hỷ! Các Đại Bồ-tát cùng với những vị cầu Thanh văn, Độc giác thừa như vậy chẳng nên giao thiệp. Giả sử cùng giao thiệp thì chẳng nên ở chung. Giả sử cùng ở chung thì chẳng nên cùng với họ bàn luận, xác quyết nghĩa lý. Vì sao? Vì nếu cùng với họ luận bàn để xác định nghĩa lý thì sẽ có thể phát sinh tâm giận dữ v.v… hoặc phát sinh lời lẽ thô ác. Nhưng các Bồ-tát đối với các loài hữu tình thì không nên giận dữ v.v… Cũng không nên nói lời thô ác. Giả sử bị chém đứt đầu, chân tay, thân phần… cũng không nên nói lời giận dữ. Vì sao? Vì các Đại Bồ-tát nên nghĩ: Ta cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề vì cứu giúp hữu tình dứt hẳn khổ sanh tử, làm cho được lợi ích, an vui hoàn toàn, đâu cho phép gây việc ác cho họ.
Khánh Hỷ nên biết! Nếu Đại Bồ-tát nào đối với loài hữu tình mà giận dữ, nói ra lời thô ác thì liền bị trở ngại quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề và hư hoại vô biên pháp hạnh của Bồ-tát. Thế nên, chúng Đại Bồ-tát muốn đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, đối với các hữu tình không nên giận dữ, cũng không nên nói lời thô ác.
Bấy giờ Khánh Hỷ bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ-tát cùng Đại Bồ-tát làm cách nào để cùng ở chung?
Phật bảo Khánh Hỷ:
– Các Đại Bồ-tát cùng Đại Bồ-tát ở chung nên xem nhau như đại sư. Vì sao? Vì các Đại Bồ-tát cùng Đại Bồ-tát hỗ trợ nhau nên nghĩ thế này: Đại Bồ-tát kia là bạn lành chơn thật của chúng ta, cùng chúng ta làm bạn, đồng ngồi một thuyền, đồng đi một đường, đồng tới một chỗ, đồng làm một việc. Chúng ta cùng với họ cùng học một thời gian, cùng một nơi chốn và cùng được học một giáo pháp. Nếu học như vậy thì không khác nhau. Lại nghĩ: Các Bồ-tát kia vì chúng ta thuyết đạo đại Bồ-đề, tức là bạn lành của ta, cũng là đạo sư của ta. Nếu Đại Bồ-tát kia trụ ý nghĩ xen tạp, xa lìa ý nghĩ tương ưng với trí nhất thiết trí thì ta sẽ không học chung với các vị ấy. Nếu Đại Bồ-tát kia lìa ý nghĩ xen tạp, không lìa ý nghĩ tương ưng trí nhất thiết trí thì ta nên thường cùng học tập với họ.
Khánh Hỷ nên biết! Nếu Đại Bồ-tát luôn học như vậy thì tư lương Bồ-đề mau được viên mãn, mau chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, ở giai đoạn nửa chừng không bị chướng ngại.
XXV. PHẨM TẤN TỐC 01
Bấy giờ cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
– Kính bạch Thế Tôn! Nếu Đại Bồ-tát vì Tận nên học, là học trí nhất thiết trí phải không? Nếu Đại Bồ-tát này vì Bất sanh nên học, là học trí nhất thiết trí phải không? Nếu Đại Bồ-tát này vì Diệt nên học, là học trí nhất thiết trí phải không? Nếu Đại Bồ-tát này vì Bất khởi nên học, là học trí nhất thiết trí phải không? Nếu Đại Bồ-tát này vì Phi hữu nên học, là học trí nhất thiết trí phải không? Nếu Đại Bồ-tát này vì viễn ly nên học, là học trí nhất thiết trí phải không? Nếu Đại Bồ-tát này vì lìa nhiễm nên học, là học trí nhất thiết trí phải không? Nếu Đại Bồ-tát này vì hư không nên học, là học trí nhất thiết trí phải không? Nếu Đại Bồ-tát này vì pháp giới nên học, là học trí nhất thiết trí phải không? Nếu Đại Bồ-tát này vì Niết-bàn nên học, là học trí nhất thiết trí phải không?
Phật bảo Thiện Hiện:
– Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì chẳng phải học trí nhất thiết trí.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Do duyên nào Đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng phải là học trí nhất thiết trí?
Phật bảo Thiện Hiện:
– Ý ông thế nào? Phật chứng chơn như rất viên mãn, nên gọi danh hiệu Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Như vậy, chơn như có thể nói là Tận, cho đến có thể nói là Niết-bàn chăng?
Thiện Hiện bạch:
– Thưa không! Kính bạch Thế Tôn. Vì sao? Vì chơn như lìa tướng, chẳng thể nói là Tận, cho đến chẳng thể nói là Niết-bàn.
Phật bảo Thiện Hiện:
– Thế nên Đại Bồ-tát khi học như vậy là chẳng phải học trí nhất thiết trí.
Thiện Hiện nên biết, nếu Đại Bồ-tát chẳng vì Tận nên học là học trí nhất thiết trí. Cho đến chẳng vì Niết-bàn nên học, là học trí nhất thiết trí. Vì sao? Vì Phật chứng chơn như rất viên mãn nên gọi danh hiệu Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác. Khi ấy, chứng được chơn như chẳng tận cho đến Niết-bàn của trí nhất thiết trí, nên Đại Bồ-tát khi học như vậy là học trí nhất thiết trí.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì chính là học phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa, là học Phật địa, là học mười lực, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng và vô lượng, vô biên Phật pháp khác, tức là đã học trí nhất thiết trí.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy là đạt đến cứu cánh bờ kia của tất cả sự học.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì không bị tất cả Thiên ma và ngoại đạo hàng phục được.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì mau đắc được pháp tánh Bất thối của Bồ-tát.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì mau trụ địa vị Bất thối chuyển của Bồ-tát.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì mau an tọa tòa diệu Bồ-đề.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì chính là tự mình đi theo con đường của Như Lai Tổ phụ.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì chính là học pháp làm chỗ hộ trì cho các hữu tình, là học tánh đại từ, đại bi vậy.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì chính là học ba lần vận chuyển xe pháp với mười hai hành tướng Vô thượng.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì chính là học làm cho trăm ngàn vạn ức cảnh giới hữu tình được ở nơi Niết-bàn cứu cánh an lạc.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì chính là học không đoạn tuyệt chủng tánh Như Lai.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì chính là học mở cửa cam lồ chư Phật.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì chính là học đặt yên vô lượng, vô số, vô biên hữu tình trụ pháp Tam thừa.
Thiện Hiện nên biết! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì chính là học thị hiện cảnh giới vô vi chơn thật, hoàn toàn vắng lặng cho tất cả hữu tình.
Như vậy là học trí nhất thiết trí.
Thiện Hiện nên biết! Việc học như vậy, hữu tình hèn kém chẳng thể học được. Vì sao? Vì sự học như vậy muốn cứu vớt hết thảy khổ lớn sanh tử cho tất cả hữu tình, muốn đặt yên tất cả hữu tình trong việc tốt đẹp rộng lớn, muốn cùng hữu tình đồng hưởng thọ lợi ích an vui hoàn toàn, muốn cùng hữu tình đồng chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, muốn cùng hữu tình đồng học diệu hạnh tự lợi, lợi tha như hư không rộng lớn không gián đoạn, không tận cùng.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì quyết định không đọa trong tất cả cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, A-tố-lạc v.v…; quyết định không sanh chốn biên địa hạ tiện, tà kiến; quyết định không sanh trong nhà Chiên-đồ-la, nhà gánh thây chết và các dõng dõi bần cùng, hạ tiện, bất luật nghi; quyết định chẳng sanh trong nhà công xảo kỹ nhạc, buôn bán tạp uế.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì sanh ra ở chỗ nào, hoàn toàn không bị mù, điếc, câm, ngọng, chân tay cong queo, căn chi tàn khuyết, gù lưng, lác hủi, ung thư, điên cuồng, trĩ, lậu, ghẻ dữ, thân không quá cao, quá lùn, cũng không đen đủi và không có các bệnh ghẻ nhơ nhớp.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì đời đời thường được quyến thuộc viên mãn, các căn viên mãn, thân thể viên mãn, âm thanh trong trẻo, dáng mạo đoan nghiêm, lời nói oai nghiêm, được nhiều người kính mến.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì sanh ở chỗ nào đều lìa việc sát sanh, lìa việc trộm cắp, lìa tà hạnh, lìa nói dối gạt, lìa nói thô ác, lìa nói chia rẽ, lìa nói lời bẩn thỉu, cũng lìa tham dục, sân giận, tà kiến, quyết chẳng chấp nhận tà pháp hư dối, không dùng pháp tà để sanh sống. Cũng không chấp nhận hữu tình phá giới, ác kiến, hủy báng pháp để làm bạn thân.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì hoàn toàn chẳng sanh trong cõi trời Trường thọ, đắm vui, ít trí tuệ. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát này thành tựu thế lực phương tiện thiện xảo. Do thế lực phương tiện thiện xảo này, mặc dù thường nhập được tịnh lự vô lượng và định vô sắc nhưng chẳng theo thế lực đó thọ sanh, vì được Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa bảo hộ. Thành tựu phương tiện thiện xảo như vậy, ở trong các định tuy thường được xuất nhập tự tại nhưng chẳng theo thế lực của các định đó thọ sanh ở cõi trời Trường thọ, bỏ tu hạnh đại Bồ-tát.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì được lực thanh tịnh, vô úy thanh tịnh, Phật pháp thanh tịnh.
Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn! Nếu tất cả pháp bản tánh thanh tịnh thì tại sao các Đại Bồ-tát khi học như vậy lại chứng đắc được các lực thanh tịnh, vô úy thanh tịnh, Phật pháp thanh tịnh.
Phật bảo Thiện Hiện:
– Đúng như vậy! Đúng như vậy! Như lời ông nói, các pháp xưa nay tự tánh thanh tịnh. Đại Bồ-tát này đối với tất cả pháp bản tánh thanh tịnh, tinh tấn tu học phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thông suốt như thật, tâm không chìm đắm, cũng không vướng mắc, xa lìa tất cả phiền não nhiễm đắm, nên nói: Khi Bồ-tát học như vậy, đối với tất cả pháp được thanh tịnh. Do nhân duyên này được lực thanh tịnh, vô úy thanh tịnh, Phật pháp thanh tịnh.
Lại nữa, Thiện Hiện! Mặc dầu tất cả pháp bản tánh thanh tịnh mà các phàm phu chẳng có tri kiến thấy biết. Đại Bồ-tát này vì muốn làm cho vị kia thấy biết, hiểu rõ nên khuyên tinh tấn tu hành phương tiện thiện xảo của Bát-nhã ba-la-mật-đa, nghĩ: Ta đối với bản tánh thanh tịnh của các pháp thấy biết hiểu rõ, rồi như thật khai ngộ tất cả hữu tình, làm cho chúng đối với bản tánh thanh tịnh của các pháp cũng thấy biết, hiểu rõ. Đại Bồ-tát này khi học như vậy được lực thanh tịnh, vô úy thanh tịnh, Phật pháp thanh tịnh.
Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ-tát khi học như vậy thì đối với tâm hạnh sai khác của các hữu tình đều thông suốt, dùng phương tiện thiện xảo đến tận bờ kia, làm cho các hữu tình biết được bản tánh thanh tịnh của tất cả pháp, chứng đắc Niết-bàn thanh tịnh hoàn toàn.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.