Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

Đánh giá: 10/10 từ 3 lượt

Ý nghĩa của Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

Nội dung chính yếu của Kinh Địa Tạng xoay quanh chữ Hiếu, nói lên bổn phận của người sống đối với người đã quá vãng. Kinh cũng nói đến những tội phúc quả báo ở thế giới bên kia để người Phật tử nương theo kinh này cùng dựa vào oai lực độ trì, gia hộ của Bồ Tát Địa Tạng để tu tập, hầu độ thoát cho chính mình, cho người thân cũng như tất cả chúng sanh đã quá vãng khỏi rơi vào con đường ác.

Phật nói kinh Địa Tạng là cốt cảnh tỉnh tất cả chúng ta dẹp bỏ tham sân si nơi tự tâm, tu tập ba nghiệp lành nơi tự tâm, rồi dứt nghiệp cũng nơi tự tâm và giải trừ vô minh tăm tối cũng nơi tự tâm. Cuối cùng trở về với Bổn Tôn Địa Tạng của chính mình. Đó là cương lĩnh của toàn bộ kinh Địa Tạng.


Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện gồm ba quyển Thượng, Trung, Hạ với 13 phẩm, là những giáo lý căn bản mà người tu học Phật cần nắm rõ trên lộ trình giác ngộ và giải thoát. 

1. Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện quyển thượng

- Phẩm thứ nhất: Thần thông trên cung trời Đao Lợi.

- Phẩm thứ hai: Phân thân tập hội.

- Phẩm thứ ba: Quán chúng sanh nghiệp duyên.

- Phẩm thứ tư: Nghiệp cảm của chúng sanh.

2. Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện quyển trung

- Phẩm thứ năm: Danh hiệu của địa ngục.

- Phẩm thứ sáu: Như lai tán thán.

- Phẩm thứ bảy: Lợi ích cả kẻ còn người mất.

- Phẩm thứ tám: Các vua diêm la khen ngợi.

- Phẩm thứ chín: Xưng danh hiệu chư Phật.

3. Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện quyển hạ

- Phẩm thứ mười: So sánh nhân duyên công đức của sự bố thí.

- Phẩm thứ mười một: Địa thần hộ Pháp.

- Phẩm thứ mười hai: Thấy nghe được lợi ích.

- Phẩm thứ mười ba: Dặn dò cứu độ nhơn thiên.

13 phẩm của bộ kinh rất tiêu biểu, gần gũi với hàng đệ tử Phật để giúp chúng ta dễ dàng thấm nhuần, đọc tụng và ứng dụng vào cuộc sống, mang lại công đức phước báu to lớn cho bản thân và mọi người.

Nhận xét của độc giả về truyện Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook