Chương 9: Đoạn 15 - Đoạn 16
H.T THÍCH THANH TỪ
17/04/2022
ĐOẠN 15
ÂM:
TRÌ KINH CÔNG ĐỨC.
Tu-bồ-đề! Nhược hữu thiện nam tử thiện nữ nhân, sơ nhật phần, dĩ Hằng hà sa đẳng thân bố thí, trung nhật phần phục dĩ Hằng hà sa đẳng thân bố thí, hậu nhật phần diệc dĩ Hằng hà sa đẳng thân bố thí. Như thị vô lượng bách thiên vạn ức kiếp dĩ thân bố thí. Nhược phục hữu nhân văn thử kinh điển, tín tâm bất nghịch, kỳ phước thắng bỉ, hà huống thư tả, thọ trì độc tụng vị nhân giải thuyết. Tu-bồ-đề! Dĩ yếu ngôn chi, thị kinh hữu bất khả tư nghị, bất khả xứng lượng, vô biên công đức, Như Lai vị phát Đại thừa giả thuyết, vị phát Tối thượng thừa giả thuyết. Nhược hữu nhân năng thọ trì độc tụng, quảng vị nhân thuyết, Như Lai tất tri thị nhân, tất kiến thị nhân, giai đắc thành tựu bất khả lượng, bất khả xứng, vô hữu biên, bất khả tư nghị công đức. Như thị nhân đẳng tắc vi hà đảm Như Lai A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề! Nhược nhạo tiểu pháp giả, trước ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, tức ư thử kinh bất năng thính thọ độc tụng, vị nhân giải thuyết. Tu-bồ-đề! Tại tại xứ xứ, nhược hữu thử kinh, nhất thiết thế gian thiên, nhân, a-tu-la sở ưng cúng dường. Đương tri thử xứ tắc vi thị tháp, giai ưng cung kính tác lễ vi nhiễu, dĩ chư hoa hương nhi tán kỳ xứ.
DỊCH:
CÔNG ĐỨC TRÌ KINH.
Tu-bồ-đề! Nếu có người thiện nam thiện nữ, buổi sáng đem thân mạng bằng số cát sông Hằng ra bố thí, buổi trưa lại đem thân mạng bằng số cát sông Hằng ra bố thí, buổi chiều cũng đem thân mạng bằng số cát sông Hằng ra bố thí, như thế vô lượng trăm ngàn muôn ức kiếp đem thân mạng bố thí. Nếu lại có người nghe kinh điển này, lòng tin không nghịch, phước của người này hơn phước của người kia, huống là chép viết, thọ trì, đọc tụng, vì người giải nói.
Này Tu-bồ-đề! Tóm tắt mà nói, kinh này có công đức vô biên không thể nghĩ, không thể lường. Như Lai vì những người phát tâm Đại thừa mà nói, vì những người phát tâm Tối thượng thừa mà nói. Nếu có người hay thọ trì đọc tụng, rộng vì người nói, Như Lai ắt biết người ấy, ắt thấy người ấy đều được thành tựu công đức không thể lường, không thể tính, không có bờ mé, không thể nghĩ bàn. Những người như thế tức là gánh vác pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của Phật. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề! Nếu người thích pháp nhỏ tức chấp ngã, chấp nhân, chấp chúng sanh, chấp thọ giả tức là đối với kinh này không thể lắng nghe, thọ trì, đọc tụng vì người giải nói. Này Tu-bồ-đề! Ở nơi nào nếu có kinh này thì tất cả thế gian trời, người, a-tu-la đều nên cúng dường, nên biết chỗ này tức là tháp, đều nên cung kính làm lễ vây quanh, dùng các thứ hương hoa mà rải cúng nơi ấy.
GIẢNG:
Trong đoạn này đức Phật nói về công đức trì kinh Kim Cang. Quí vị nhớ trong đoạn trước đức Phật đã từng nói, giả sử như đem bảy báu đầy cả tam thiên đại thiên thế giới bằng số cát sông Hằng ra bố thí, cũng không bằng công đức trì kinh này. Ở đây Ngài lại nói nếu có người buổi sáng đem thân của mình nhiều bằng số cát sông Hằng để bố thí, buổi trưa đem thân nhiều bằng số cát sông Hằng bố thí, buổi chiều cũng như vậy thì một ngày bố thí chừng bao nhiêu thân? Chỉ buổi sáng cũng tính không hết! Lại không phải chỉ một ngày mà trải vô lượng trăm ngàn muôn kiếp thì bố thí chừng bao nhiêu thân? Đem thân bố thí nhiều như vậy mà nếu có người nghe kinh Kim Cang, lòng tin không nghịch thì phước của người này còn hơn phước của người đó, quí vị tin nổi không? Giả sử có ai nói: Người đem thân bố thí, ai cần mũi thì cho mũi, ai cần tai thì cho tai, cần phần nào trong thân thể đều cho hết không tiếc, với người nghe kinh này tin nhận, thọ trì thì phước của người thọ trì kinh hơn phước của người bố thí, điều đó chúng ta còn chưa tin thay! Cho cái mũi đâu phải dễ, cho cái tai đâu phải dễ, vậy tại sao cái khó làm có phước ít hơn cái dễ làm? Phần nhiều nếu so sánh thì cái khó làm phải có công đức nhiều hơn cái dễ làm. Tại sao ở đây Phật bảo cái dễ công đức nhiều, cái khó công đức ít? Chỉ bố thí một
thân thôi mà còn không làm nổi, huống nữa là vô lượng thân trong vô lượng kiếp, thế mà phước lại thua người trì kinh, thật là khó hiểu! Cho nên nói: Phật nếu nói đủ, người ta sẽ hoang mang, hồ nghi, không tin. Thật ra nếu chúng ta, ai ai cũng đều thấy thân này là thật thì chắc chắn không bao giờ tin nổi kinh này. Trái lại nếu chúng ta biết rõ thân này như hạt sương buổi sáng, như đám mây chiều, không có gì lâu bền thì người đem những vật tạm bợ bố thí sánh với người biết trở về pháp thân bất sanh bất diệt, người nào hơn? Pháp thân bất sanh bất diệt mới là hơn chứù? Xả một triệu, một muôn, một ức cái thân bèo bọt này để được cái bất sanh bất diệt mới là quí chứ! Nhưng chắc là chúng ta không chịu. Vì chúng ta thấy không phải là bèo bọt. Tuy nghe Phật nói như thế song trên thực tế chúng ta còn thấy thân là thật, cho nên bảo xả nó chúng ta thấy thật là khó. Bởi thấy nó thật nên khi nghe Phật bảo xả bao nhiêu thân cũng không sánh được người trì kinh này, chúng ta không thể tin nổi. Chỉ có hàng Bồ-tát thấy thân như huyễn như hóa, khi nghe Phật nói, các Ngài cười và tin ngay. Thế nên đức Phật bảo rằng "Lòng tin không nghịch thì phước còn nhiều hơn người kia", huống nữa là cố gắng biên chép ra, thọ trì, đọc tụng, vì người giải nói thì phước vô kể. Như vậy trong hai việc bố thí thân và trì kinh, quí vị chọn việc nào? Tại sao chúng ta chọn trì kinh? Có phải vì chúng ta biết thân này là giả nên trì kinh để trở về cái chân thật, hay vì chúng ta sợ đau không dám bố thí thân? Như vậy để thấy rằng chúng ta trì kinh với cái niệm xem thân là quí, chớ không phải vì biết thân là giả và việc trì kinh chánh đáng hơn. Tuy còn cho thân là quí nhưng biết hướng về trì kinh để ứng dụng tu thì từ từ rồi cũng thấm, thân lần lần cũng hết quí, như vậy cũng có công đức lớn.
Ở đây chúng ta thuộc về hạng Tối thượng thừa hay hạng Đại thừa? Hay là hạng gì? Hạng Nhân thừa. Vì còn thấy thân là quí, muốn bỏ thân này được thân khác tốt hơn đó là thuộc Nhân thừa, chớ không phải Đại thừa, huống nữa là Tối thượng thừa! Trong kinh này, Phật vì người Đại thừa, vì người cầu Tối thượng thừa mà nói, nên nhiều khi chúng ta thấy khó hiểu. Nếu thật chúng ta thuộc hai hạng trên thì nghe kinh này, trì tụng và ứng dụng tu hành không có gì khó, vì chuyện đó dễ tin quá. Tất cả chúng ta không biết mê lầm từ thuở nào mà hiện giờ ai cũng đều thấy thân mình là thật. Nhưng ngày nay không bảo đảm được ngày mai, lấy gì gọi là thật? Nếu thật thì có bảo đảm. Trái lại không bảo đảm được một ngày, huống nữa đến một năm! Pháp thân là cái chưa từng sanh chưa từng diệt, là bảo đảm, nghĩa là sống được với cái đó rồi thì muôn kiếp ngàn đời không hoại. Còn sống với thân này thì không bảo đảm ngày mai. Như vậy đem cái không bảo đảm đổi cái bảo đảm mà tiếc không muốn đổi. Bố thí gồm có tài thí và pháp thí. Trong tài thí có chia hai phần: ngoại tài và nội tài. Ngoại tài là của cải, nội tài là thân mạng. Trong đoạn trước Phật nói về bố thí ngoại tài, đoạn này đức Phật nói đến bố thí nội tài. Đem thân này bố thí thì ngã không còn, ngã không còn thì niềm tin đối với pháp này không lui sụt. Thế nên đức Phật bảo rằng: Nếu người nào hay thọ trì, đọc tụng kinh này, rộng vì người nói thì Như Lai ắt biết người ấy, ắt thấy người ấy đều được thành tựu công đức
không thể nghĩ, không thể lường, không thể suy tính được, người ấy ắt là hay gánh vác pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của Như Lai. Người nào hiểu đúng kinh này, ứng dụng để sống, lại vì người giảng nói thì Phật biết chắc người đó là người gánh vác pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác tức pháp thành Phật, người đó xứng đáng kế thừa Phật.
Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, nếu người ưa pháp nhỏ là chấp ngã, chấp nhân, chấp chúng sanh, chấp thọï giả. Ưa pháp nhỏ là pháp gì? Tỉ dụ chúng ta đem bố thí chừng năm, mười đồng bạc thì chúng ta nghĩ với số tiền bố thí này đời sau mình sẽ được giàu có. Như vậy chúng ta chỉ thích được giàu sang, sung sướng ở đời sau mà sự giàu sang đó nhiều lắm chỉ là năm, sáu chục năm thôi, đó là tướng sanh diệt, mà mình thích cái sanh diệt thì không phải ưa pháp nhỏ là gì? Người ưa pháp nhỏ là còn nghĩ đời sau mình hưởng đó là ngã kiến, người giúp cho mình được hưởng đó là nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến đầy đủ. Vì thế đối với kinh này, người đó khó mà nghe, thọ trì, đọc tụng, vì người giải nói. Người chấp ngã đối với kinh Kim Cang thì khó nghe, khó nhận, khó thọ trì đọc tụng tại vì không tin. Kinh Kim Cang chỉ thẳng ngã là tướng hư dối, các pháp hiện tại là tướng hư dối, chỉ sống trở về với trí tuệ Bát-nhã, sống trở lại với pháp thân, cái đó mới chân thật. Vậy người biết rõ thân và cảnh giả dối, đó là hiểu kinh Kim Cang (Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng) và biết ngay nơi mình có cái trí tuệ Bát-nhã bất sanh bất diệt, đó là trì kinh Kim Cang. Biết rõ cảnh không thật, thân không thật mới nhận ra mình có cái chân thật, trong người giả có lồng cái chân thật, nhận được như thế mới tin kinh Kim Cang. Như vậy được bao nhiêu người tin? Lời Phật dạy, ai cũng tin cả. Nói thì nói thế, nhưng tin được lẽ đó là lẽ thật thì hơi khó, vì thấy mình thật mà Phật nói giả, thấy cảnh thật mà Phật nói giả thì làm sao mình chịu, còn cái Phật nói là thật thì mình lại không thấy, thế nên nói kinh này rất khó tin. Nhưng nếu tin được thì người đó không còn bốn tướng ngã nhân chúng sanh thọ giả, còn người chưa tin là còn nguyên bốn tướng. Người ấy không làm sao tu pháp cao siêu giải thoát được, họ chỉ thích những pháp nhỏ, nghĩa là đời này tu đời sau hưởng, hoặc bây giờ làm mai mốt hưởng.
Kết luận Phật nói rằng kinh này ở nơi nào thì tất cả thế gian trời, người, a-tu-la đều nên cúng dường như là cúng dường tháp, đi nhiễu chung quanh, đem hương hoa dâng cúng. Đây là đức Phật chỉ pháp này cao siêu tối thượng vượt hơn tất cả pháp thế gian, ai hiểu được pháp đó đều nên cung kính cúng dường.
ĐOẠN 16
ÂM:
NĂNG TỊNH NGHIỆP CHƯỚNG.
Phục thứ Tu-bồ-đề! Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ trì, độc tụng thử kinh, nhược vi nhân khinh tiện, thị nhân tiên thế tội nghiệp, ưng đọa ác đạo, dĩ kim thế nhân khinh tiện cố, tiên thế tội nghiệp tắc vi tiêu diệt, đương đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tambồ-đề. Tu-bồ-đề! Ngã niệm quá khứ vô lượng a-tăng-kỳ-kiếp, ư Nhiên Đăng Phật tiền đắc trị bát bách tứ thiên vạn ức na-do-tha chư Phật, tất giai cúng dường thừa sự vô không quá giả. Nhược phục hữu nhân ư hậu mạt thế năng thọ trì độc tụng thử kinh, sở đắc công đức, ư ngã sở cúng dường chư Phật công đức, bách phần bất cập nhất, thiên vạn ức phần, nãi chí toán số thí dụ sở bất năng cập. Tu-bồ-đề! Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân, ư hậu mạt thế, hữu thọ trì độc tụng thử kinh, sở đắc công đức, ngã nhược cụ thuyết giả, hoặc hữu nhân văn tâm tắùc cuồng loạn hồ nghi bất tín. Tu-bồ-đề! Đương tri thị kinh nghĩa bất khả tư nghị, quả báo diệc bất khả tư nghị.
DỊCH:
HAY LÀM SẠCH CÁC NGHIỆP CHƯỚNG.
Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu có người thiện nam, thiện nữ thọ trì đọc tụng kinh này, nếu bị người khinh chê, người này do tội nghiệp đời trước lẽ ra phải đọa trong đường ác, do đời này bị người khinh chê nên tội nghiệp đời trước ắt là tiêu diệt, sẽ được quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Này Tu-bồ-đề, ta nhớ thuở quá khứ vô lượng atăng-kỳ kiếp, ở trước đức Phật Nhiên Đăng, ta được gặp tám trăm bốn ngàn muôn ức nado-tha các đức Phật, ta đều cúng dường thờ phụng không sót một vị nào. Nếu lại có người ở đời mạt pháp sau này hay thọ trì đọc tụng kinh này, được công đức, đối với công đức cúng dường chư Phật của ta, trăm phần chẳng bằng một, ngàn muôn ức phần cho đến toán số thí dụ đều không thể bằng.
Này Tu-bồ-đề! Nếu người thiện nam thiện nữ ở đời mạt pháp sau này, có người thọ trì đọc tụng kinh này, được công đức, nếu ta nói cho đủ hoặc có người nghe tâm tất cuồng loạn, hồ nghi, không tin. Này Tu-bồ-đề, nên biết kinh nghĩa này không thể nghĩ bàn nên quả báo cũng không thể nghĩ bàn.
GIẢNG:
Trước khi giảng qua phần thứ mười sáu, tôi nhắc lại phần trước một chút khi nói về bố thí thân. Tôi dẫn một ví dụ nhỏ để quí vị thử xem mình dám bố thí không. Giả như ban đêm chúng ta ngủ, mộng thấy đi nơi này, nơi kia và cũng có nhà cửa đủ các thứ. Đến
một lát sau giật mình tỉnh cơn mộng, đó là mộng số một, thân mộng số một. Đến khuya lại mộng lần nữa, cũng thấy cảnh thân v. v… đó là mộng số hai. Như vậy cọng lại, cả đời mình bao nhiêu lần mộng? Không biết mấy ngàn cái mộng. Trong mấy ngàn mộng đó, đều có thân có cảnh. Giả sử có người đem hết các thân cảnh trong mộng đó đổi lấy thân của một đứa nhỏ chừng năm, ba tuổi, quí vị chịu đổi không? Bao nhiêu thân và cảnh trong mộng đó, dù là cả trăm ngàn thân và cảnh mộng, đem đổi một đứa bé thật độ năm, ba tuổi thì ai chịu đổi? Thân của đứa bé sống dài lắm chỉ là chín mươi năm thôi mà đổi bao nhiêu thân trong mộng mình còn không chịu đổi thay! Trong mỗi giấc mộng đều có thân có cảnh nhưng khi hết mộng thì mất, vậy thân cảnh trong mộng đó thật hay giả? Trong mộng thì ai nói giả được, chỉ khi thức rồi mới biết nó giả. Hiện tại chúng ta cũng giống như thế, bao nhiêu thân cảnh chúng ta đang sống - nghĩa là đang mê - thì đều thấy nó thật cả, nên nếu đổi nó với một thân chân thật thì chúng ta không đồng ý. Nhưng đến chừng giật mình thức giấc, tức là được tỉnh rồi, khi đó mới thấy rằng đổi bao nhiêu thân mộng cho một cái thân thật này cũng không xứng đáng nữa. Song phải đợi tỉnh đã, bây giờ còn mê thì thấy nó quí vô ngần!
Đến phần mười sáu, trước hết đức Phật bảo rằng nếu có người thiện nam thiện nữ hay thọ trì đọc tụng kinh này, nếu người đó bị người ta chê bai thì đó là do tội đời trước, đáng lý họ phải đọa trong địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh nhưng hiện đời này bị chê bai cho nên tội nghiệp đời trước liền tiêu diệt, sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Như vậy Phật nói rất rõ. Ai trì kinh này thì tội nghiệp đời trước sẽ giảm đi, lý đáng phải bị đọa trong địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh nhưng nhờ trì kinh này nên chỉ bị người chê bai thôi và tương lai sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Như thế, nếu có người nói: Coi chừng trì kinh này thì đổ nghiệp, quí vị phải trả lời thế nào? Người đó nói theo Phật hay nói theo ai? Phật bảo một đàng mà nói một ngã thì đó là ma nói rồi. Nói đổ nghiệp để ngăn không cho người ta trì kinh, đó là ngăn trở người ta tu hành phải không? Ở đây Phật khuyên chúng ta trì kinh để giảm nghiệp, đáng lẽ phải đọa trong ba đường ác mà bây giờ chỉ bị chê bai một chút thôi thì nhẹ biết chừng nào, vậy là giảm tối thiểu đó. Thế mà có người nói coi chừng tụng kinh Kim Cang thì đổ nghiệp, quí vị xác định cho kỹ xem câu nói đó là ai nói? Câu đó là ma nói. Giả sử người cạo tóc ở chùa mà nói câu đó thì không phải là người tu nữa, vì Phật bảo: Ngoài kinh mà nói là ma nói. Ở đây kinh chỉ rõ ràng mà họ nói khác đi, không có chỗ y cứ thì không phải ma là gì? Như vậy quí vị nên dè dặt đừng nói sai kinh mà mang tội. Thế nên chúng ta phải hiểu rõ lời Phật dạy. Nếu có ai hỏi: Tôi có thể trì kinh Kim Cang được không và trì kinh Kim Cang có đổ nghiệp không, thì quí vị trả lời ra sao? Chúng ta phải nói: Trì kinh Kim Cang là giảm nghiệp chớ không phải đổ nghiệp và dẫn câu này làm chứng: Nếu có người trì kinh này bị người khinh chê, người này do tội ác đời trước, lẽ ra bị đọa đường ác mà đời này bị người khinh chê nên nghiệp ác đời trước hết và sau sẽ thành Phật.
Tiếp theo đức Phật so sánh công đức trì kinh, trong đoạn trước Ngài so sánh với công đức bố thí nội tài và ngoại tài rồi, đến đây Ngài so sánh với công đức cúng dường Phật. Ngài bảo rằng: Trước đức Phật Nhiên Đăng (đến Phật Nhiên Đăng, Ngài được thọ ký thành Phật), Ngài đã gặp tám trăm bốn ngàn muôn ức na-do-tha chư Phật, Ngài đều cúng dường thờ phụng không sót một vị nào. Nếu trong đời mạt pháp này có người trì kinh Kim Cang, thì sánh với công đức Ngài cúng dường bao nhiêu đức Phật đó, công đức của Ngài không bằng một phần công đức của người trì kinh Kim Cang kia, cho đến toán số thí dụ cũng không bì kịp. Như vậy quí vị có tin nổi không? Quí vị có cúng dường được đức Phật nào chưa? Thật ra trong kinh nói: Ra đời mà gặp Phật là quí vô lượng vô biên, huống nữa là cúng dường bao nhiêu đức Phật, vậy mà không bằng người trì kinh Kim Cang là tại sao? Cúng dường đó là chúng ta đem cái gì cúng dường? Của cải bên ngoài và tâm thành kính bên trong của mình phải không? Nhưng tâm thành kính đó là sanh diệt hay là bất sanh diệt? Tâm thành kính cúng dườngđó là tâm sanh diệt, của cải cũng là tướng sanh diệt. Trì kinh là không còn thấy ngã thật, nhân thật mà thấy được ngay nơi mình có trí Kim Cang, nhận ra được trí chân thật đó tức là trì kinh Kim Cang. Như vậy bao nhiêu cái sanh diệt kia đâu bì được với cái chân thật. Thế nên Phật bảo công đức cúng dường không bằng một phần công đức trì kinh. Nhưng hiện nay nghe nói cúng dường thì thích mà nói trì kinh thì ngán phải không? Nếu bảo quí vị tổ chức lễ cúng dường Phật, cúng dường chư tăng được phước vô lượng thì ai cũng chịu, nếu bảo trì kinh Kim Cang thì ai cũng ngán. Chao ôi! Kinh gì nói không có ngã, không có nhân, không có chúng sanh, thọ giả, vậy chớ ai đây? Ai kia? Cứ thấy mình thật, người thật nên không kham trì kinh Kim Cang, chớ nếu hiểu rõ ngã, nhân và pháp đều là tướng hư giả không thật thì người trì kinh Kim Cang là công đức vô kể.
Thế nên đức Phật mới bảo rằng: Này Tu-bồ-đề, nếu có người thiện nam thiện nữ nào ở trong đời mạt pháp thọï trì kinh Kim Cang, thì công đức của người đó nếu ta nói cho đủ hoặc có người nghe thì tâm họ sanh cuồng loạn hồ nghi. Vì quá sức tưởng tượng của con người nên họ hoảng hốt, họ hồ nghi, không tin. Ngài bảo thêm: Nên biết nghĩa của kinh này không thể nghĩ bàn cho nên quả báo cũng không thể nghĩ bàn. Tại sao nghĩa không thể nghĩ bàn? Vì Kim Cang Bát-nhã là trí chân thật bất sanh bất diệt của chúng ta, là chân tâm bất sanh bất diệt hay pháp thân bất sanh bất diệt của mình, cái đó không bị giới hạn trong thời gian và không gian. Bởi không giới hạn trong thời gian, không gian nên thường nói là tuyệt đối, vượt ngoài đối đãi. Còn tất cả pháp thế gian đều nằm trong tương đối, vì tương đối nên là tướng sanh diệt. Quí vị kiểm lại xem trong cuộc sống này có cái gì không phải là tương đối? Như tối và sáng là tương đối, cho nên hiện giờ sáng, một lát nữa tối, rồi đến sáng, sáng tối đuổi nhau sanh diệt. Như vậy sáng tối là tương đối nên là tướng sanh diệt. Nam nữ cũng là tương đối cho nên nam nữ hợp là có sanh, sanh thì có tử, đó là tướng sanh diệt. Trên thế gian này tất cả đều là tương đối, đó là pháp sanh diệt. Pháp sanh diệt bì sao được với pháp không sanh diệt. Thế nên nghĩa của pháp không
sanh diệt cao siêu vô tận và quả báo cũng vô tận. Còn nghĩa của pháp sanh diệt là hữu tận thì quả báo cũng hữu tận. Đem cái hữu tận so với cái vô tận thì không bao giờ sánh kịp.
Quí vị hiểu như thế nào? Hiểu qua lời giải chớ chưa hiểu thật sự. Người nào thấy rõ thân này là ảo mộng là huyễn hóa như bọt như bóng, thấy cảnh cũng vậy thì người đó mới thật hiểu, người đó là người trì kinh Kim Cang. Còn nếu hiểu mơ hồ, vẫn thấy mình là thật thì chưa trì nổi kinh Kim Cang. Nếu có, đó là trì bằng chữ, bằng ngôn ngữ chớ chưa phải trì bằng tâm trí quán chiếu. Trái lại nếu thấy rõ hoặc xét rõ thân cảnh là tướng duyên hợp hư giả, đó là trì bằng trí tuệ quán chiếu. Trì bằng chữ nghĩa gọi là văn tự Bátnhã, còn dùng trí soi xét quán chiếu đó là quán chiếu Bát-nhã. Sống được với trí tuệ bất sanh bất diệt, đó là thật tướng Bát-nhã, đó mới là bất sanh bất diệt. Quí vị nhớ nên ứng dụng cái thứ hai hơn là cái thứ nhất, vì văn tự chữ nghĩa đọc qua rồi mất, còn quán chiếu mới thấm sâu vào trong, đó là cái để đi đến thật tướng.
ÂM:
TRÌ KINH CÔNG ĐỨC.
Tu-bồ-đề! Nhược hữu thiện nam tử thiện nữ nhân, sơ nhật phần, dĩ Hằng hà sa đẳng thân bố thí, trung nhật phần phục dĩ Hằng hà sa đẳng thân bố thí, hậu nhật phần diệc dĩ Hằng hà sa đẳng thân bố thí. Như thị vô lượng bách thiên vạn ức kiếp dĩ thân bố thí. Nhược phục hữu nhân văn thử kinh điển, tín tâm bất nghịch, kỳ phước thắng bỉ, hà huống thư tả, thọ trì độc tụng vị nhân giải thuyết. Tu-bồ-đề! Dĩ yếu ngôn chi, thị kinh hữu bất khả tư nghị, bất khả xứng lượng, vô biên công đức, Như Lai vị phát Đại thừa giả thuyết, vị phát Tối thượng thừa giả thuyết. Nhược hữu nhân năng thọ trì độc tụng, quảng vị nhân thuyết, Như Lai tất tri thị nhân, tất kiến thị nhân, giai đắc thành tựu bất khả lượng, bất khả xứng, vô hữu biên, bất khả tư nghị công đức. Như thị nhân đẳng tắc vi hà đảm Như Lai A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề! Nhược nhạo tiểu pháp giả, trước ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến, tức ư thử kinh bất năng thính thọ độc tụng, vị nhân giải thuyết. Tu-bồ-đề! Tại tại xứ xứ, nhược hữu thử kinh, nhất thiết thế gian thiên, nhân, a-tu-la sở ưng cúng dường. Đương tri thử xứ tắc vi thị tháp, giai ưng cung kính tác lễ vi nhiễu, dĩ chư hoa hương nhi tán kỳ xứ.
DỊCH:
CÔNG ĐỨC TRÌ KINH.
Tu-bồ-đề! Nếu có người thiện nam thiện nữ, buổi sáng đem thân mạng bằng số cát sông Hằng ra bố thí, buổi trưa lại đem thân mạng bằng số cát sông Hằng ra bố thí, buổi chiều cũng đem thân mạng bằng số cát sông Hằng ra bố thí, như thế vô lượng trăm ngàn muôn ức kiếp đem thân mạng bố thí. Nếu lại có người nghe kinh điển này, lòng tin không nghịch, phước của người này hơn phước của người kia, huống là chép viết, thọ trì, đọc tụng, vì người giải nói.
Này Tu-bồ-đề! Tóm tắt mà nói, kinh này có công đức vô biên không thể nghĩ, không thể lường. Như Lai vì những người phát tâm Đại thừa mà nói, vì những người phát tâm Tối thượng thừa mà nói. Nếu có người hay thọ trì đọc tụng, rộng vì người nói, Như Lai ắt biết người ấy, ắt thấy người ấy đều được thành tựu công đức không thể lường, không thể tính, không có bờ mé, không thể nghĩ bàn. Những người như thế tức là gánh vác pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của Phật. Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề! Nếu người thích pháp nhỏ tức chấp ngã, chấp nhân, chấp chúng sanh, chấp thọ giả tức là đối với kinh này không thể lắng nghe, thọ trì, đọc tụng vì người giải nói. Này Tu-bồ-đề! Ở nơi nào nếu có kinh này thì tất cả thế gian trời, người, a-tu-la đều nên cúng dường, nên biết chỗ này tức là tháp, đều nên cung kính làm lễ vây quanh, dùng các thứ hương hoa mà rải cúng nơi ấy.
GIẢNG:
Trong đoạn này đức Phật nói về công đức trì kinh Kim Cang. Quí vị nhớ trong đoạn trước đức Phật đã từng nói, giả sử như đem bảy báu đầy cả tam thiên đại thiên thế giới bằng số cát sông Hằng ra bố thí, cũng không bằng công đức trì kinh này. Ở đây Ngài lại nói nếu có người buổi sáng đem thân của mình nhiều bằng số cát sông Hằng để bố thí, buổi trưa đem thân nhiều bằng số cát sông Hằng bố thí, buổi chiều cũng như vậy thì một ngày bố thí chừng bao nhiêu thân? Chỉ buổi sáng cũng tính không hết! Lại không phải chỉ một ngày mà trải vô lượng trăm ngàn muôn kiếp thì bố thí chừng bao nhiêu thân? Đem thân bố thí nhiều như vậy mà nếu có người nghe kinh Kim Cang, lòng tin không nghịch thì phước của người này còn hơn phước của người đó, quí vị tin nổi không? Giả sử có ai nói: Người đem thân bố thí, ai cần mũi thì cho mũi, ai cần tai thì cho tai, cần phần nào trong thân thể đều cho hết không tiếc, với người nghe kinh này tin nhận, thọ trì thì phước của người thọ trì kinh hơn phước của người bố thí, điều đó chúng ta còn chưa tin thay! Cho cái mũi đâu phải dễ, cho cái tai đâu phải dễ, vậy tại sao cái khó làm có phước ít hơn cái dễ làm? Phần nhiều nếu so sánh thì cái khó làm phải có công đức nhiều hơn cái dễ làm. Tại sao ở đây Phật bảo cái dễ công đức nhiều, cái khó công đức ít? Chỉ bố thí một
thân thôi mà còn không làm nổi, huống nữa là vô lượng thân trong vô lượng kiếp, thế mà phước lại thua người trì kinh, thật là khó hiểu! Cho nên nói: Phật nếu nói đủ, người ta sẽ hoang mang, hồ nghi, không tin. Thật ra nếu chúng ta, ai ai cũng đều thấy thân này là thật thì chắc chắn không bao giờ tin nổi kinh này. Trái lại nếu chúng ta biết rõ thân này như hạt sương buổi sáng, như đám mây chiều, không có gì lâu bền thì người đem những vật tạm bợ bố thí sánh với người biết trở về pháp thân bất sanh bất diệt, người nào hơn? Pháp thân bất sanh bất diệt mới là hơn chứù? Xả một triệu, một muôn, một ức cái thân bèo bọt này để được cái bất sanh bất diệt mới là quí chứ! Nhưng chắc là chúng ta không chịu. Vì chúng ta thấy không phải là bèo bọt. Tuy nghe Phật nói như thế song trên thực tế chúng ta còn thấy thân là thật, cho nên bảo xả nó chúng ta thấy thật là khó. Bởi thấy nó thật nên khi nghe Phật bảo xả bao nhiêu thân cũng không sánh được người trì kinh này, chúng ta không thể tin nổi. Chỉ có hàng Bồ-tát thấy thân như huyễn như hóa, khi nghe Phật nói, các Ngài cười và tin ngay. Thế nên đức Phật bảo rằng "Lòng tin không nghịch thì phước còn nhiều hơn người kia", huống nữa là cố gắng biên chép ra, thọ trì, đọc tụng, vì người giải nói thì phước vô kể. Như vậy trong hai việc bố thí thân và trì kinh, quí vị chọn việc nào? Tại sao chúng ta chọn trì kinh? Có phải vì chúng ta biết thân này là giả nên trì kinh để trở về cái chân thật, hay vì chúng ta sợ đau không dám bố thí thân? Như vậy để thấy rằng chúng ta trì kinh với cái niệm xem thân là quí, chớ không phải vì biết thân là giả và việc trì kinh chánh đáng hơn. Tuy còn cho thân là quí nhưng biết hướng về trì kinh để ứng dụng tu thì từ từ rồi cũng thấm, thân lần lần cũng hết quí, như vậy cũng có công đức lớn.
Ở đây chúng ta thuộc về hạng Tối thượng thừa hay hạng Đại thừa? Hay là hạng gì? Hạng Nhân thừa. Vì còn thấy thân là quí, muốn bỏ thân này được thân khác tốt hơn đó là thuộc Nhân thừa, chớ không phải Đại thừa, huống nữa là Tối thượng thừa! Trong kinh này, Phật vì người Đại thừa, vì người cầu Tối thượng thừa mà nói, nên nhiều khi chúng ta thấy khó hiểu. Nếu thật chúng ta thuộc hai hạng trên thì nghe kinh này, trì tụng và ứng dụng tu hành không có gì khó, vì chuyện đó dễ tin quá. Tất cả chúng ta không biết mê lầm từ thuở nào mà hiện giờ ai cũng đều thấy thân mình là thật. Nhưng ngày nay không bảo đảm được ngày mai, lấy gì gọi là thật? Nếu thật thì có bảo đảm. Trái lại không bảo đảm được một ngày, huống nữa đến một năm! Pháp thân là cái chưa từng sanh chưa từng diệt, là bảo đảm, nghĩa là sống được với cái đó rồi thì muôn kiếp ngàn đời không hoại. Còn sống với thân này thì không bảo đảm ngày mai. Như vậy đem cái không bảo đảm đổi cái bảo đảm mà tiếc không muốn đổi. Bố thí gồm có tài thí và pháp thí. Trong tài thí có chia hai phần: ngoại tài và nội tài. Ngoại tài là của cải, nội tài là thân mạng. Trong đoạn trước Phật nói về bố thí ngoại tài, đoạn này đức Phật nói đến bố thí nội tài. Đem thân này bố thí thì ngã không còn, ngã không còn thì niềm tin đối với pháp này không lui sụt. Thế nên đức Phật bảo rằng: Nếu người nào hay thọ trì, đọc tụng kinh này, rộng vì người nói thì Như Lai ắt biết người ấy, ắt thấy người ấy đều được thành tựu công đức
không thể nghĩ, không thể lường, không thể suy tính được, người ấy ắt là hay gánh vác pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của Như Lai. Người nào hiểu đúng kinh này, ứng dụng để sống, lại vì người giảng nói thì Phật biết chắc người đó là người gánh vác pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác tức pháp thành Phật, người đó xứng đáng kế thừa Phật.
Vì cớ sao? Này Tu-bồ-đề, nếu người ưa pháp nhỏ là chấp ngã, chấp nhân, chấp chúng sanh, chấp thọï giả. Ưa pháp nhỏ là pháp gì? Tỉ dụ chúng ta đem bố thí chừng năm, mười đồng bạc thì chúng ta nghĩ với số tiền bố thí này đời sau mình sẽ được giàu có. Như vậy chúng ta chỉ thích được giàu sang, sung sướng ở đời sau mà sự giàu sang đó nhiều lắm chỉ là năm, sáu chục năm thôi, đó là tướng sanh diệt, mà mình thích cái sanh diệt thì không phải ưa pháp nhỏ là gì? Người ưa pháp nhỏ là còn nghĩ đời sau mình hưởng đó là ngã kiến, người giúp cho mình được hưởng đó là nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến đầy đủ. Vì thế đối với kinh này, người đó khó mà nghe, thọ trì, đọc tụng, vì người giải nói. Người chấp ngã đối với kinh Kim Cang thì khó nghe, khó nhận, khó thọ trì đọc tụng tại vì không tin. Kinh Kim Cang chỉ thẳng ngã là tướng hư dối, các pháp hiện tại là tướng hư dối, chỉ sống trở về với trí tuệ Bát-nhã, sống trở lại với pháp thân, cái đó mới chân thật. Vậy người biết rõ thân và cảnh giả dối, đó là hiểu kinh Kim Cang (Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng) và biết ngay nơi mình có cái trí tuệ Bát-nhã bất sanh bất diệt, đó là trì kinh Kim Cang. Biết rõ cảnh không thật, thân không thật mới nhận ra mình có cái chân thật, trong người giả có lồng cái chân thật, nhận được như thế mới tin kinh Kim Cang. Như vậy được bao nhiêu người tin? Lời Phật dạy, ai cũng tin cả. Nói thì nói thế, nhưng tin được lẽ đó là lẽ thật thì hơi khó, vì thấy mình thật mà Phật nói giả, thấy cảnh thật mà Phật nói giả thì làm sao mình chịu, còn cái Phật nói là thật thì mình lại không thấy, thế nên nói kinh này rất khó tin. Nhưng nếu tin được thì người đó không còn bốn tướng ngã nhân chúng sanh thọ giả, còn người chưa tin là còn nguyên bốn tướng. Người ấy không làm sao tu pháp cao siêu giải thoát được, họ chỉ thích những pháp nhỏ, nghĩa là đời này tu đời sau hưởng, hoặc bây giờ làm mai mốt hưởng.
Kết luận Phật nói rằng kinh này ở nơi nào thì tất cả thế gian trời, người, a-tu-la đều nên cúng dường như là cúng dường tháp, đi nhiễu chung quanh, đem hương hoa dâng cúng. Đây là đức Phật chỉ pháp này cao siêu tối thượng vượt hơn tất cả pháp thế gian, ai hiểu được pháp đó đều nên cung kính cúng dường.
ĐOẠN 16
ÂM:
NĂNG TỊNH NGHIỆP CHƯỚNG.
Phục thứ Tu-bồ-đề! Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân thọ trì, độc tụng thử kinh, nhược vi nhân khinh tiện, thị nhân tiên thế tội nghiệp, ưng đọa ác đạo, dĩ kim thế nhân khinh tiện cố, tiên thế tội nghiệp tắc vi tiêu diệt, đương đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tambồ-đề. Tu-bồ-đề! Ngã niệm quá khứ vô lượng a-tăng-kỳ-kiếp, ư Nhiên Đăng Phật tiền đắc trị bát bách tứ thiên vạn ức na-do-tha chư Phật, tất giai cúng dường thừa sự vô không quá giả. Nhược phục hữu nhân ư hậu mạt thế năng thọ trì độc tụng thử kinh, sở đắc công đức, ư ngã sở cúng dường chư Phật công đức, bách phần bất cập nhất, thiên vạn ức phần, nãi chí toán số thí dụ sở bất năng cập. Tu-bồ-đề! Nhược thiện nam tử, thiện nữ nhân, ư hậu mạt thế, hữu thọ trì độc tụng thử kinh, sở đắc công đức, ngã nhược cụ thuyết giả, hoặc hữu nhân văn tâm tắùc cuồng loạn hồ nghi bất tín. Tu-bồ-đề! Đương tri thị kinh nghĩa bất khả tư nghị, quả báo diệc bất khả tư nghị.
DỊCH:
HAY LÀM SẠCH CÁC NGHIỆP CHƯỚNG.
Lại nữa, này Tu-bồ-đề! Nếu có người thiện nam, thiện nữ thọ trì đọc tụng kinh này, nếu bị người khinh chê, người này do tội nghiệp đời trước lẽ ra phải đọa trong đường ác, do đời này bị người khinh chê nên tội nghiệp đời trước ắt là tiêu diệt, sẽ được quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Này Tu-bồ-đề, ta nhớ thuở quá khứ vô lượng atăng-kỳ kiếp, ở trước đức Phật Nhiên Đăng, ta được gặp tám trăm bốn ngàn muôn ức nado-tha các đức Phật, ta đều cúng dường thờ phụng không sót một vị nào. Nếu lại có người ở đời mạt pháp sau này hay thọ trì đọc tụng kinh này, được công đức, đối với công đức cúng dường chư Phật của ta, trăm phần chẳng bằng một, ngàn muôn ức phần cho đến toán số thí dụ đều không thể bằng.
Này Tu-bồ-đề! Nếu người thiện nam thiện nữ ở đời mạt pháp sau này, có người thọ trì đọc tụng kinh này, được công đức, nếu ta nói cho đủ hoặc có người nghe tâm tất cuồng loạn, hồ nghi, không tin. Này Tu-bồ-đề, nên biết kinh nghĩa này không thể nghĩ bàn nên quả báo cũng không thể nghĩ bàn.
GIẢNG:
Trước khi giảng qua phần thứ mười sáu, tôi nhắc lại phần trước một chút khi nói về bố thí thân. Tôi dẫn một ví dụ nhỏ để quí vị thử xem mình dám bố thí không. Giả như ban đêm chúng ta ngủ, mộng thấy đi nơi này, nơi kia và cũng có nhà cửa đủ các thứ. Đến
một lát sau giật mình tỉnh cơn mộng, đó là mộng số một, thân mộng số một. Đến khuya lại mộng lần nữa, cũng thấy cảnh thân v. v… đó là mộng số hai. Như vậy cọng lại, cả đời mình bao nhiêu lần mộng? Không biết mấy ngàn cái mộng. Trong mấy ngàn mộng đó, đều có thân có cảnh. Giả sử có người đem hết các thân cảnh trong mộng đó đổi lấy thân của một đứa nhỏ chừng năm, ba tuổi, quí vị chịu đổi không? Bao nhiêu thân và cảnh trong mộng đó, dù là cả trăm ngàn thân và cảnh mộng, đem đổi một đứa bé thật độ năm, ba tuổi thì ai chịu đổi? Thân của đứa bé sống dài lắm chỉ là chín mươi năm thôi mà đổi bao nhiêu thân trong mộng mình còn không chịu đổi thay! Trong mỗi giấc mộng đều có thân có cảnh nhưng khi hết mộng thì mất, vậy thân cảnh trong mộng đó thật hay giả? Trong mộng thì ai nói giả được, chỉ khi thức rồi mới biết nó giả. Hiện tại chúng ta cũng giống như thế, bao nhiêu thân cảnh chúng ta đang sống - nghĩa là đang mê - thì đều thấy nó thật cả, nên nếu đổi nó với một thân chân thật thì chúng ta không đồng ý. Nhưng đến chừng giật mình thức giấc, tức là được tỉnh rồi, khi đó mới thấy rằng đổi bao nhiêu thân mộng cho một cái thân thật này cũng không xứng đáng nữa. Song phải đợi tỉnh đã, bây giờ còn mê thì thấy nó quí vô ngần!
Đến phần mười sáu, trước hết đức Phật bảo rằng nếu có người thiện nam thiện nữ hay thọ trì đọc tụng kinh này, nếu người đó bị người ta chê bai thì đó là do tội đời trước, đáng lý họ phải đọa trong địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh nhưng hiện đời này bị chê bai cho nên tội nghiệp đời trước liền tiêu diệt, sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Như vậy Phật nói rất rõ. Ai trì kinh này thì tội nghiệp đời trước sẽ giảm đi, lý đáng phải bị đọa trong địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh nhưng nhờ trì kinh này nên chỉ bị người chê bai thôi và tương lai sẽ được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Như thế, nếu có người nói: Coi chừng trì kinh này thì đổ nghiệp, quí vị phải trả lời thế nào? Người đó nói theo Phật hay nói theo ai? Phật bảo một đàng mà nói một ngã thì đó là ma nói rồi. Nói đổ nghiệp để ngăn không cho người ta trì kinh, đó là ngăn trở người ta tu hành phải không? Ở đây Phật khuyên chúng ta trì kinh để giảm nghiệp, đáng lẽ phải đọa trong ba đường ác mà bây giờ chỉ bị chê bai một chút thôi thì nhẹ biết chừng nào, vậy là giảm tối thiểu đó. Thế mà có người nói coi chừng tụng kinh Kim Cang thì đổ nghiệp, quí vị xác định cho kỹ xem câu nói đó là ai nói? Câu đó là ma nói. Giả sử người cạo tóc ở chùa mà nói câu đó thì không phải là người tu nữa, vì Phật bảo: Ngoài kinh mà nói là ma nói. Ở đây kinh chỉ rõ ràng mà họ nói khác đi, không có chỗ y cứ thì không phải ma là gì? Như vậy quí vị nên dè dặt đừng nói sai kinh mà mang tội. Thế nên chúng ta phải hiểu rõ lời Phật dạy. Nếu có ai hỏi: Tôi có thể trì kinh Kim Cang được không và trì kinh Kim Cang có đổ nghiệp không, thì quí vị trả lời ra sao? Chúng ta phải nói: Trì kinh Kim Cang là giảm nghiệp chớ không phải đổ nghiệp và dẫn câu này làm chứng: Nếu có người trì kinh này bị người khinh chê, người này do tội ác đời trước, lẽ ra bị đọa đường ác mà đời này bị người khinh chê nên nghiệp ác đời trước hết và sau sẽ thành Phật.
Tiếp theo đức Phật so sánh công đức trì kinh, trong đoạn trước Ngài so sánh với công đức bố thí nội tài và ngoại tài rồi, đến đây Ngài so sánh với công đức cúng dường Phật. Ngài bảo rằng: Trước đức Phật Nhiên Đăng (đến Phật Nhiên Đăng, Ngài được thọ ký thành Phật), Ngài đã gặp tám trăm bốn ngàn muôn ức na-do-tha chư Phật, Ngài đều cúng dường thờ phụng không sót một vị nào. Nếu trong đời mạt pháp này có người trì kinh Kim Cang, thì sánh với công đức Ngài cúng dường bao nhiêu đức Phật đó, công đức của Ngài không bằng một phần công đức của người trì kinh Kim Cang kia, cho đến toán số thí dụ cũng không bì kịp. Như vậy quí vị có tin nổi không? Quí vị có cúng dường được đức Phật nào chưa? Thật ra trong kinh nói: Ra đời mà gặp Phật là quí vô lượng vô biên, huống nữa là cúng dường bao nhiêu đức Phật, vậy mà không bằng người trì kinh Kim Cang là tại sao? Cúng dường đó là chúng ta đem cái gì cúng dường? Của cải bên ngoài và tâm thành kính bên trong của mình phải không? Nhưng tâm thành kính đó là sanh diệt hay là bất sanh diệt? Tâm thành kính cúng dườngđó là tâm sanh diệt, của cải cũng là tướng sanh diệt. Trì kinh là không còn thấy ngã thật, nhân thật mà thấy được ngay nơi mình có trí Kim Cang, nhận ra được trí chân thật đó tức là trì kinh Kim Cang. Như vậy bao nhiêu cái sanh diệt kia đâu bì được với cái chân thật. Thế nên Phật bảo công đức cúng dường không bằng một phần công đức trì kinh. Nhưng hiện nay nghe nói cúng dường thì thích mà nói trì kinh thì ngán phải không? Nếu bảo quí vị tổ chức lễ cúng dường Phật, cúng dường chư tăng được phước vô lượng thì ai cũng chịu, nếu bảo trì kinh Kim Cang thì ai cũng ngán. Chao ôi! Kinh gì nói không có ngã, không có nhân, không có chúng sanh, thọ giả, vậy chớ ai đây? Ai kia? Cứ thấy mình thật, người thật nên không kham trì kinh Kim Cang, chớ nếu hiểu rõ ngã, nhân và pháp đều là tướng hư giả không thật thì người trì kinh Kim Cang là công đức vô kể.
Thế nên đức Phật mới bảo rằng: Này Tu-bồ-đề, nếu có người thiện nam thiện nữ nào ở trong đời mạt pháp thọï trì kinh Kim Cang, thì công đức của người đó nếu ta nói cho đủ hoặc có người nghe thì tâm họ sanh cuồng loạn hồ nghi. Vì quá sức tưởng tượng của con người nên họ hoảng hốt, họ hồ nghi, không tin. Ngài bảo thêm: Nên biết nghĩa của kinh này không thể nghĩ bàn cho nên quả báo cũng không thể nghĩ bàn. Tại sao nghĩa không thể nghĩ bàn? Vì Kim Cang Bát-nhã là trí chân thật bất sanh bất diệt của chúng ta, là chân tâm bất sanh bất diệt hay pháp thân bất sanh bất diệt của mình, cái đó không bị giới hạn trong thời gian và không gian. Bởi không giới hạn trong thời gian, không gian nên thường nói là tuyệt đối, vượt ngoài đối đãi. Còn tất cả pháp thế gian đều nằm trong tương đối, vì tương đối nên là tướng sanh diệt. Quí vị kiểm lại xem trong cuộc sống này có cái gì không phải là tương đối? Như tối và sáng là tương đối, cho nên hiện giờ sáng, một lát nữa tối, rồi đến sáng, sáng tối đuổi nhau sanh diệt. Như vậy sáng tối là tương đối nên là tướng sanh diệt. Nam nữ cũng là tương đối cho nên nam nữ hợp là có sanh, sanh thì có tử, đó là tướng sanh diệt. Trên thế gian này tất cả đều là tương đối, đó là pháp sanh diệt. Pháp sanh diệt bì sao được với pháp không sanh diệt. Thế nên nghĩa của pháp không
sanh diệt cao siêu vô tận và quả báo cũng vô tận. Còn nghĩa của pháp sanh diệt là hữu tận thì quả báo cũng hữu tận. Đem cái hữu tận so với cái vô tận thì không bao giờ sánh kịp.
Quí vị hiểu như thế nào? Hiểu qua lời giải chớ chưa hiểu thật sự. Người nào thấy rõ thân này là ảo mộng là huyễn hóa như bọt như bóng, thấy cảnh cũng vậy thì người đó mới thật hiểu, người đó là người trì kinh Kim Cang. Còn nếu hiểu mơ hồ, vẫn thấy mình là thật thì chưa trì nổi kinh Kim Cang. Nếu có, đó là trì bằng chữ, bằng ngôn ngữ chớ chưa phải trì bằng tâm trí quán chiếu. Trái lại nếu thấy rõ hoặc xét rõ thân cảnh là tướng duyên hợp hư giả, đó là trì bằng trí tuệ quán chiếu. Trì bằng chữ nghĩa gọi là văn tự Bátnhã, còn dùng trí soi xét quán chiếu đó là quán chiếu Bát-nhã. Sống được với trí tuệ bất sanh bất diệt, đó là thật tướng Bát-nhã, đó mới là bất sanh bất diệt. Quí vị nhớ nên ứng dụng cái thứ hai hơn là cái thứ nhất, vì văn tự chữ nghĩa đọc qua rồi mất, còn quán chiếu mới thấm sâu vào trong, đó là cái để đi đến thật tướng.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.