Chương 19
Cao Hành Kiện
05/10/2018
Lâm cúi đầu dắt xe đạp từ nhà giữ xe cơ quan đi ra. Mấy hôm nay cô một mực
lánh mặt anh. Anh cố ý quay ngang xe của mình để cho hai xe, của anh và
của Lâm, tông nhau, Lâm mới ngẩng đầu nhìn anh, gượng cười, tỏ vẻ cam
chịu và xin lỗi vì vô ý mà gây nên va chạm đáng tiếc. Anh nói:
- Chúng ta cùng đi nhé!
Lâm lơ đãng, hờ hững lên xe chứ không như ngày nào hào hứng, nhí nhảnh. Xe trước, xe sau cách nhau một quãng, lặng lẽ hướng về nơi đã hẹn. Từ lúc nổ ra Văn cách, các công viên đều phải đóng cửa vào ban đêm. Họ xuống xe và đẩy bộ một đoạn, nhưng vẫn không ai nói với ai điều gì. Trên những mảng tường ven đường, các khẩu hiệu của phái tạo phản sinh viên được dán đè lên, phủ lấp những biểu ngữ mà hồng vệ binh huyết thống từng hô hào quét sạch lũ đầu trâu mặt ngựa, chỉ mặt gọi tên đến cả ủy viên bộ chính trị Trung ương Đảng và phó thủ tướng: “Dư Thu Lý, hãy cúi đầu nhận tội trước quần chúng cách mạng!”, “Đàm Chấn Lâm, chuông nguyện hồn ngươi đã điểm!”...
Lâm cởi bỏ vòng băng đỏ hồng vệ binh từ mấy hôm nay. Cô quàng kín đầu và đôi má bằng một tấm khăn xanh xám, cố giấu mình không muốn gây sự chú ý, lẫn vào đoàn người cồm cộm áo quần bông, đồng màu ngược xuôi trên đường. Hàng quán ban đêm đóng cửa từ rất sớm, không có chỗ nào mà đến và chẳng có lời nào để nói, hai người cứ đẩy xe lang thang trong gió lạnh, không đi cạnh bên nhau mà giữ đúng giữa họ một khoảng cách. Từng trận gió cát phả tới, đập lên những mảng tường, bóc và xé các bài đại tự báo, các câu khẩu hiệu, biểu ngữ thành vô vàn mảnh nhỏ xác xơ bay lượn.
Anh cảm thấy một nỗi niềm bi tráng, phải đối mặt với cuộc đấu tranh một mất một còn để bảo vệ chính nghĩa. Mối tình đẹp giữa anh và nàng sắp đến hồi kết thúc, thật là thê lương. Anh muốn quay lại cùng nàng, nhưng biết mở miệng như thế nào đây, trên cơ sở bình đẳng mà xoay vần cục diện hay cầu xin nàng bổ thí tình yêu. Anh bèn hỏi thăm bố mẹ Lâm, tỏ lòng quan tâm của mình, nhưng Lâm không đáp. Hai người lại đi một khoảng nữa trong im lặng, cuối cùng Lâm lên tiếng trước:
- Hình như tiểu sử của cha anh có vấn đề.
- Có vấn đề gì?
- Em chỉ muốn nhắc anh chú ý.
- Ông có tham gia đảng phái nào đâu?
- Hình như... - Lâm ngừng bặt.
- Hình như thế nào? - Anh dừng xe hỏi nàng.
- Em chỉ nghe qua loa, câu được câu chăng...
Lâm vẫn đẩy xe hướng về phía trước, không nhìn anh, cao đạo nói bâng quơ, lấp lửng, nửa như nhắc nhở nửa như quan ngại, sợ anh phạm sai lầm cuồng say, cũng là một cách bảo vệ anh. Nhưng anh nghe ra, hình như Lâm không yêu mình nữa, hình như nàng hoài nghi, cho rằng mình man khai lí lịch.
Anh cố công giảng giải:
- Trước giải phóng cha anh làm việc trong ngân hàng, rồi sau đó là chủ nhiệm bộ môn của một công ty tàu thuyền, và cũng đã viết báo, làm kí giả cho tờ báo tư nhân ngành thương mại, như vậy thì có vấn đề gì?
Anh định nói, anh đã tìm thấy trước tác “Tân dân chủ chủ nghĩa luận” của Mao Trạch Đông mà cha anh cất giấu; nhưng chẳng cần, bởi nói ra cũng không ích gì, anh cảm thấy oan ức cho cha mình quá.
- Họ nói, cha anh là một quan chức cao cấp.
- vẫn phải đi làm thuê, vẫn bị sa thải, và trước ngày giải phóng cũng thất nghiệp, ông chưa hề là một nhà tư bản, thậm chí không làm đại lí cho lão chủ nào cả.
Anh phẫn nộ, nhưng ngay sau đó tự thấy mình yếu mềm, không còn cách nào nữa để lấy lại sự tín nhiệm của Lâm. Lâm cũng không nói gì thêm.
- Còn ai nữa?
- Anh không cần phải hỏi, biết như vậy là được rồi.
- Em xa lánh anh là vì chuyện này ư?
- Tất nhiên là không - Lâm một mực không nhìn mặt anh, rồi nói rất khẽ - vì anh muốn đoạn tuyệt với em.
- Anh nhớ em, nhớ lắm, thật mà.
- Không có khả năng như vậy, nhưng thôi, đủ rồi. - Lâm quay đầu định đi.
Anh nắm lấy tay Lâm. Nàng vẫn cúi gằm:
- Đừng làm thế, cho em đi. Em chỉ muốn báo với anh là tiểu sử của cha anh cũng có vấn đề...
- Ai nói? Ban chính trị hay Đại Niên?
Anh truy hỏi, không kìm được cơn tức giận, còn Lâm, nàng chỉ ngoảnh mặt lại, nhìn xe cộ trên đường.
- Cha anh cũng không bị quy chụp là hữu phái!
Anh vẫn cố chấp biện bạch, mặc dầu đó là những gì anh muốn quên đi. Anh còn nhớ mẹ anh từng nói: đã qua rồi con ạ. Lúc ấy anh đang học đại học, về quê ăn tết.
- Không, không phải vấn đề đó. - Lâm nắm chắc ghi đông, đặt một chân lên bàn đạp.
- Thì còn vấn đề gì nữa? - Anh giữ chặt xe Lâm.
- Họ nói cha anh có cất giấu một khẩu súng riêng. - Lâm mím chặt môi, lên xe và đạp nhanh.
Đầu óc anh bùng lên tiếng nổ, hình như thấy Lâm nước mắt đầm đìa. Anh tự thương hại mình hay đó chỉ là một cảm giác sai lạc? Lâm choàng khăn màu xanh xám, hòa trong dòng người xuôi ngược, những mảnh giấy vụn, xé nát từ các tờ đại tự báo, biểu ngữ, khẩu hiệu cùng bụi đường bay loạn xạ, càng khiến anh khó nhận ra Lâm đang ở nơi nào. Anh nhớ mãi cái cảnh chia tay như thế với nàng. Anh không lên xe, vẫn dẫn bộ và mấy chữ “một khẩu súng riêng” khiến anh chóng mặt váng đầu, nhưng bình tĩnh nghĩ lại, anh không thể tạo phản giữa chừng.
Bọn anh hơn hai mươi người xông vào một con hẻm cạnh Trung Nam Hải, tìm đến cổng lớn màu hồng có cảnh vệ canh gác nghiêm ngặt, yêu cầu vị cán bộ nọ tự xưng là thủ trưởng cơ quan Trung ương Đảng đến cơ quan anh nhận sai lầm và phục hồi danh dự cho số cán bộ đảng và quần chúng bị quy oan là chống cách mạng. Khi bọn anh bước vào phòng làm việc, liền được quan chức đó tiếp đón. Ông là bậc lão thành cách mạng, đã mang quân hàm thượng tướng từ lâu, so với số cán bộ lãnh đạo luôn luôn ẩn nấp kín cổng cao tường, rặn không ra một câu nói nên hồn ở cơ quan anh thì lão tướng này phong độ phi phàm, ngồi đường hoàng trong chiếc ghế bành, không thèm đứng dậy, bình tĩnh mở đầu:
- Tôi không chủ ý muốn gặp các em, tôi đã tiếp xúc với quần chúng nhiều rồi; khi tôi tham gia cách mạng, vận động quần chúng, các em trẻ tuổi như thế này không biết còn ở đâu đâu, điều này không có nghĩa lão đây ỷ mình già cả, rao bán tuổi tác. - Giọng ông âm vang, trầm hùng, hệt như đang diễn thuyết hay báo cáo trong hội trường.
- Các em lớp người tuổi trẻ muốn tạo phản, tốt thôi. Tôi đã từng tạo phấn, từng cách cái mạng, người ta cũng cách mạng tôi, tạo phản tôi và tôi cũng phạm sai lầm, nghĩa là kinh nghiệm trải qua nói chung nhiều hơn các em. Tôi đã nói những lời sai trái làm phương hại đến tình cảm của nhiều đồng chí, họ tức giận, oan ức, hôm nay tại đây tôi muốn xin lỗi họ. Còn gì nữa, còn thế nào ư? Các em sẽ không phạm lầm? Các em sẽ mãi mãi là chính xác, những điều đó bản thân tôi không dám khẳng định. Trừ Mao Chủ tịch ra, ông cụ là tuyệt đối đúng, vĩnh viễn đúng, không được phép hoài nghi, thử hỏi ai trong các em sẽ không mắc khuyết điểm, phạm sai lầm, ha ha! - Lão cười.
Bọn anh, quần chúng ô hợp, khi mới đến nộ khí xung thiên, đấu chí ngất trời, thế mà lúc này ngoan ngoãn nghe lời giáo huấn, chẳng ai dám ho he. Riêng anh cảm nhận được cái ý không nói ra của lão tướng, sặc mùi uy hiếp và ám chỉ. Anh buộc phải đứng dậy, ai bảo anh làm thủ lĩnh cho hơn hai mươi người này thì không rõ, mặc kệ, anh cứ hỏi:
- Ngài có biết chăng, sau báo cáo động viên của ngài đêm đó, biết bao nhiêu người đã phải chịu cảnh kiểm tra, và hàng trăm trong số họ bị quy là phản Đảng, chống cách mạng, những người còn lại đều ghi vào lí lịch các sai phạm vô cớ, bịa đặt. Ngài có thể chỉ thị đảng ủy tuyên bố phục hồi danh dự cho họ và trước mặt quần chúng thiêu hủy tất cả các hồ sơ kia?
- Mỗi người đều có một “sổ nợ”, đảng ủy của các em là vấn đề đảng ủy, nhẽ nào quần chúng trắng tay hay sao, nhẽ nào chẳng có vấn đề gì cả? Tôi không dám chắc như vậy. Tôi đã nói rồi, tôi xin rút lại những lời từng nói, những lời của cá nhân tôi. Lão tướng bây giờ mới đứng dậy, không chút mệt mỏi, ưu phiền.
- Thế thì, ngài có thể trong cùng một hoàn cảnh như trước đây đã báo cáo động viên, nói lại những gì ngài vừa nói với chúng tôi một lần?
- Điều đó phải được Trung ương chuẩn y, tôi làm việc cho Trung ương mà, và do đó cần tuân thủ kỉ luật Đảng, chứ đâu có thể tùy ý muốn nói gì thì nói!
- Vậy xin hỏi bản báo cáo động viên đêm ấy ngài trình bày thì do ai chuẩn y, phê duyệt?
Vấn đề đã đi vào vùng cấm, bản thân anh cũng cảm thấy trọng lượng của câu hỏi. Lão tướng nhìn anh chằm chằm, đôi lông mày bạc trắng ken dày nhíu lại. Ông nói một cách khá lạnh lùng:
- Lời tôi nói ra, tôi chịu trách nhiệm, vả lại Mao Chủ tịch vẫn còn sử dụng tôi, vẫn chưa bãi quan tôi kia mà. Tôi nhắc lại, tất nhiên tôi phải chịu trách nhiệm về những điều mình đã nói.
- Nếu như thế, chúng tôi có thể ghi lại tất cả những gì ngài vừa nói, viết thành đại tự báo cho quần chúng xem? Chúng tôi là đại biểu được quần chúng cử đến, chúng tôi có trách nhiệm báo cáo lại với quần chúng nữa chứ.
Anh nói xong, nhìn mọi người xung quanh, chẳng ai phản bác. Thủ trưởng lão tướng lại nhìn anh lần nữa, anh thấy rõ cuộc giao tranh không cân sức này đã tới hồi tiến thoái lưỡng nan, bèn nói:
- Chúng tôi sẽ ghi lại, chỉnh lí những lời ngài vừa nói và trình ngài xem trước khi đưa ra quần chúng.
- Anh bạn trẻ, tôi thật khâm phục dũng khí của anh!
Lão tướng vẫn uy vũ, nói đoạn, bèn mở cửa hậu rút lui. Mọi người chưa kịp chú ý thì cánh cửa đó đã khép kín, chỉ còn lại cái bàn làm việc cùng chiếc ghế bành bệ vệ và hơn hai mươi quần chúng ô hợp. Anh chợt nhớ người nào đó đã nói, uy hiếp cũng là một kiểu trào lộng!
Bí thư đảng ủy bụng hơi phệ bị lôi ra giữa hội trường kiểm thảo, miệng mồm ấp úng, không bì cho mấy tháng trước đây từng ngồi cạnh thủ trưởng cơ quan trung ương mặt mày vênh váo, khí phái ta đây, giờ đeo mục kỉnh lão, hai tay nắm chặt bài viết, đưa ra thật xa, đọc rõ ràng mỗi chữ mỗi câu, trông khó nhọc như người đang học bổ túc văn hóa.
- Tôi đã hiểu sai... tinh thần của trung ương... chấp hành... một số chỉ thị không thỏa đáng...
Làm tổn hại... đến nhiệt tình cách mạng của các đồng chí. Tại đây xin thành khẩn...
Đọc đến chỗ này, đồng chí Ngô Đào ngừng lại giây lát, lấy hơi, giọng có vẻ cao lên một tí:
- Thành thành khẩn khẩn cáo lỗi các đồng chí có mặt hôm nay.
Cái đầu khá to của bí thư đảng ủy Ngô Đào cúi xuống, làm động tác vái lạy quần chúng xin xá tội, cử chỉ xem ra đã già cả và khá chân thực.
- Chỉ thị không thỏa đáng là những gì? Hãy nói cụ thể.
Người nào đó trong hội trường lên tiếng chất vấn, giọng đanh thép. Ngô Đào rời mắt khỏi bản kiểm thảo viết sẵn, giương mục kỉnh liếc nhìn cử tọa, mọi người xì xào như đang trao đổi với nhau điều gì đó. Ông lập tức nhìn vào giấy, tiếp tục đọc từng câu, từng chữ, phát âm rõ ràng:
- Lão cách mạng gặp phải vấn đề mới, chúng tôi đã dựa vào những kinh nghiệm cũ trước đây để thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề một cách máy móc, hôm nay với tình hình mới mẻ như thế này là khẳng định không... được... nữa rồi!
Giọng điệu của Ngô Đào vẫn sặc mùi lãnh đạo, quan cách. Hội trường đã ít nhiều động tĩnh, bí thư đảng ủy hình như cảm nhận ra rằng, ai đó muốn cắt ngang bài kiểm thảo của ông nên nhanh chóng rời trang giấy, nói bộ khá to để nhấn mạnh:
- Tôi cũng đã chấp hành một số chỉ thị sai lầm, và do đó phạm sai lầm. - Ngô Đào một tay cầm bản thảo, tay kia hất mạnh như có ý sửa chữa từ ngữ dùng sai, không rõ nghĩa mà ông vừa đọc.
- Ông nói sao mà thoải mái thế? Kinh nghiệm cũ, máy móc cũ của ông phải chăng là chống hữu phái?
Người đang hỏi là một phụ nữ chưa tới trung niên, một tổ trưởng bị quy oan phản Đảng, chống cách mạng. Chị đứng dậy uy nghi, Ngô vội hạ mục kỉnh để nhìn cho rõ người đó là ai, và bỗng lúng túng chẳng biết trả lời ra sao.
- Kinh nghiệm cũ, máy móc cũ của ông là cái gì, có phải là thủ đoạn dụ rắn ra khỏi hang hay không? - Chị vô cùng kích động, giọng nói run lên.
- Vâng, thưa vâng ạ. - Ngô Đào gật đầu lia lịa.
- Chỉ thị của ai, chỉ thị như thế nào, ông hãy nói rõ!
- Người phụ nữ ấy vẫn truy hỏi.
- Đồng chí lãnh đạo Trung ương, Trung ương của chúng ta - Chị trưởng phòng bị quy oan vẫn chưa chịu thua:
- Trung ương nào, đồng chí nào, họ đã chỉ thị ra sao, nói cụ thể, rõ ràng.
Mọi người trong hội trường đều đã hiểu, Trung ương thần thánh của họ đang bị phân liệt, đến như Bộ chính trị Trung ương Đảng cũng đã bị bộ tư lệnh cách mạng văn hóa giai cấp vô sản của Mao Chủ tịch thay thế. Tương tự, bộ tư lệnh lãnh đạo đồng chí Ngô Đào giờ đây không thể trấn giữ nổi cục diện hội trường này, người ta rào rào như ong vỡ tổ. Là một bí thư đảng ủy, ông phải tuân thủ kỉ luật Đảng, không được trả lời, bèn thay đổi giọng điệu trầm lắng, khổ đau, Ngô nói to nhưng tỏ vẻ dằn lòng:
- Thay mặt đảng ủy tôi xin lỗi các đồng chí đã bị đấu tố! - Ông lại cúi đầu mong xá tội, trông đến là mệt nhọc.
- Hãy đem sổ đen của các người ra đây! - Một thanh niên, cán bộ, đảng viên bị chỉnh đốn hét lên.
- Sổ đen nào ạ? - Ngô hoảng loạn, nhưng trấn tĩnh được ngay, liền ứng khẩu.
- Sổ đen ghi tên những người mà đảng ủy các ông thanh tra, kiểm soát và bí mật quyết định tra tấn, tống đi lao động cải tạo! - lại chị, người tổ trưởng kia lên tiếng, lúc này mặt chị trắng dã, tóc tai bơ phờ, phẫn nộ đã lên tới cực điểm.
- Hoàn toàn không có chuyện đó - Ngô Đào nhanh chóng nắm lấy micro, lập tức phủ định - xin các đồng chí không nên tin những điều bịa đặt, xin các đồng chí hãy yên tâm, đảng ủy chúng tôi hoàn toàn không có cuốn sổ đen nào cả, tôi xin lấy danh nghĩa tính đảng mà đảm bảo như vậy, thật là không có! Một số đồng chí bị oan ức, bị đảng ủy chúng tôi đấu tố không thỏa đáng, chúng tôi phạm sai lầm, tôi thành khẩn thừa nhận, nhưng sổ đen thì tuyệt đối không có...
Ngô Đào chưa dứt lời thì góc bên trái của hội trường nhao nhác, có người rời khỏi vị trí xông lên sân khấu:
- Tôi phải nói vài câu! Dựa vào đâu mà cấm tôi nói? Nếu thật tình là không có thì chẳng cần sợ người ta đàm tiếu!
Đó là lão Lưu, ông đẩy viên cán sự phòng bảo vệ ra một bên và nhảy lên sân khấu nói cho được.
- Hãy để cho đồng chí Lưu Bính phát biểu, vì sao lại cấm ngươi ta, Lưu Bính, đồng chí nói đi!
- Ngô Đào, ông đừng hòng khoác lác, giấu giếm; khi phong trào vừa mới nổ ra, bài đại tự báo đầu tiên vừa dán lên, đảng ủy liền triệu tập hội nghị khẩn cấp yêu cầu các bí thư chi bộ trở về đơn vị phân loại đảng viên, sắp xếp theo thứ tự yếu kém, có vấn đề, nghĩa là ban chính trị đã có sổ đen này từ lâu chứ không đợi đến lúc thanh tra, kiểm soát! - hội trường bắt đầu nổi loạn, hò la:
- Người của ban chính trị đâu rồi, lôi cổ ra, nộp ngay sổ đen!
- “Chỉ để phái tả tạo phản, không cho hữu phái ngóc đầu!” - Đại Niên ngồi chính giữa hội trường hô to khẩu hiệu và vội vàng nhảy lên sân khấu.
- “Cách mạng vô tội, tạo phản có lí!” - Đại Lý đứng trên ghế cao, cũng hô to đáp lại.
- Tôi đã có ba mươi sáu tuổi đảng, tôi không hề phản Đảng, chống cách mạng, lí lịch của tôi thì đảng ủy và quần chúng có thể thẩm tra, xác nhận!
Lão Lưu chưa dứt lời thì Đại Niên nắm lấy cổ áo ông:
- Cút đi, lão già con địa chủ, mày còn dám mở miệng đấu khẩu với Đảng ư? Đại Niên đẩy lão Lưu xuống khỏi sân khấu.
- Các đồng chí, cha tôi không phải là địa chủ, hồi kháng chiến chống Nhật cha tôi đã ủng hộ Đảng, lúc ấy Đảng có chính sách đoàn kết với các nhân sĩ yêu nước, những điệu đó đều ghi rõ ràng trong lí lịch, các đồng chí có thể thẩm tra, có thể xác minh. - Con trai Lưu Bính lên tiếng bảo vệ.
Gã hồng vệ binh đã từng lột băng đỏ trên ống tay áo người thanh niên này xông ra giúp sức Đại Niên, lôi tuột lão Lưu, làm ông già ngã quỵ.
- Không được phép đánh người, ai trấn áp quần chúng kẻ đó sẽ thất bại! - Cuối cùng thì anh phải phát biểu, không nín nhịn được nữa và Đại Lý hô to phụ họa.
- Nhảy lên đi!
Đại Niên, Đại Lý tranh cãi, cả hội trường tranh cãi, Ngô Đào gõ micro kêu gọi:
- Các đồng chí, các tiểu tướng hồng vệ binh, tôi đề nghị cả hai phái trở về chỗ cũ - nhưng chẳng ai thèm nghe Ngô Đào và người của ban chính trị cũng không dám ló mặt. Toàn bộ hội trường có nguy cơ đứng dậy ẩu đả, chẳng rõ vì sao anh chạy nhanh lên sân khấu, giật lấy micro từ tay Ngô Đào và gào hết cỡ:
- Ngô Đào không đầu hàng, mày sẽ bị tiêu diệt! cả hội trường cùng giơ tay hô theo:
- Ngô Đào không đầu hàng, mày sẽ bị tiêu diệt!
Nhân cơ hội đó anh tuyên bố:
- Đảng ủy không có quyền triệu tập hội nghị như thế này để hù dọa quần chúng, nếu cần, phải do quần chúng cách mạng chúng tôi đứng ra chủ trì!
Hội trường vỗ tay như sấm dậy, anh đã tháo gỡ được cục diện gay cấn, đấu khẩu, và dễ dàng tiến tới ẩu đả giữa hai phái hồng vệ binh, bỗng trở thành lãnh tụ mà quần chúng thiếu người lãnh đạo, khống chế yêu cầu. Bí thư đảng ủy thất sủng, kể cả vị thủ trưởng cơ quan trung ương đứng ra làm ô dù, chỗ dựa cho ông cũng co vòi. Ngô Đào, người chấp hành “chỉ thị không thỏa đáng” chẳng khác gì một vật hi sinh cho canh bạc chính trị của những vị cao cấp hơn ông.
- Chúng ta cùng đi nhé!
Lâm lơ đãng, hờ hững lên xe chứ không như ngày nào hào hứng, nhí nhảnh. Xe trước, xe sau cách nhau một quãng, lặng lẽ hướng về nơi đã hẹn. Từ lúc nổ ra Văn cách, các công viên đều phải đóng cửa vào ban đêm. Họ xuống xe và đẩy bộ một đoạn, nhưng vẫn không ai nói với ai điều gì. Trên những mảng tường ven đường, các khẩu hiệu của phái tạo phản sinh viên được dán đè lên, phủ lấp những biểu ngữ mà hồng vệ binh huyết thống từng hô hào quét sạch lũ đầu trâu mặt ngựa, chỉ mặt gọi tên đến cả ủy viên bộ chính trị Trung ương Đảng và phó thủ tướng: “Dư Thu Lý, hãy cúi đầu nhận tội trước quần chúng cách mạng!”, “Đàm Chấn Lâm, chuông nguyện hồn ngươi đã điểm!”...
Lâm cởi bỏ vòng băng đỏ hồng vệ binh từ mấy hôm nay. Cô quàng kín đầu và đôi má bằng một tấm khăn xanh xám, cố giấu mình không muốn gây sự chú ý, lẫn vào đoàn người cồm cộm áo quần bông, đồng màu ngược xuôi trên đường. Hàng quán ban đêm đóng cửa từ rất sớm, không có chỗ nào mà đến và chẳng có lời nào để nói, hai người cứ đẩy xe lang thang trong gió lạnh, không đi cạnh bên nhau mà giữ đúng giữa họ một khoảng cách. Từng trận gió cát phả tới, đập lên những mảng tường, bóc và xé các bài đại tự báo, các câu khẩu hiệu, biểu ngữ thành vô vàn mảnh nhỏ xác xơ bay lượn.
Anh cảm thấy một nỗi niềm bi tráng, phải đối mặt với cuộc đấu tranh một mất một còn để bảo vệ chính nghĩa. Mối tình đẹp giữa anh và nàng sắp đến hồi kết thúc, thật là thê lương. Anh muốn quay lại cùng nàng, nhưng biết mở miệng như thế nào đây, trên cơ sở bình đẳng mà xoay vần cục diện hay cầu xin nàng bổ thí tình yêu. Anh bèn hỏi thăm bố mẹ Lâm, tỏ lòng quan tâm của mình, nhưng Lâm không đáp. Hai người lại đi một khoảng nữa trong im lặng, cuối cùng Lâm lên tiếng trước:
- Hình như tiểu sử của cha anh có vấn đề.
- Có vấn đề gì?
- Em chỉ muốn nhắc anh chú ý.
- Ông có tham gia đảng phái nào đâu?
- Hình như... - Lâm ngừng bặt.
- Hình như thế nào? - Anh dừng xe hỏi nàng.
- Em chỉ nghe qua loa, câu được câu chăng...
Lâm vẫn đẩy xe hướng về phía trước, không nhìn anh, cao đạo nói bâng quơ, lấp lửng, nửa như nhắc nhở nửa như quan ngại, sợ anh phạm sai lầm cuồng say, cũng là một cách bảo vệ anh. Nhưng anh nghe ra, hình như Lâm không yêu mình nữa, hình như nàng hoài nghi, cho rằng mình man khai lí lịch.
Anh cố công giảng giải:
- Trước giải phóng cha anh làm việc trong ngân hàng, rồi sau đó là chủ nhiệm bộ môn của một công ty tàu thuyền, và cũng đã viết báo, làm kí giả cho tờ báo tư nhân ngành thương mại, như vậy thì có vấn đề gì?
Anh định nói, anh đã tìm thấy trước tác “Tân dân chủ chủ nghĩa luận” của Mao Trạch Đông mà cha anh cất giấu; nhưng chẳng cần, bởi nói ra cũng không ích gì, anh cảm thấy oan ức cho cha mình quá.
- Họ nói, cha anh là một quan chức cao cấp.
- vẫn phải đi làm thuê, vẫn bị sa thải, và trước ngày giải phóng cũng thất nghiệp, ông chưa hề là một nhà tư bản, thậm chí không làm đại lí cho lão chủ nào cả.
Anh phẫn nộ, nhưng ngay sau đó tự thấy mình yếu mềm, không còn cách nào nữa để lấy lại sự tín nhiệm của Lâm. Lâm cũng không nói gì thêm.
- Còn ai nữa?
- Anh không cần phải hỏi, biết như vậy là được rồi.
- Em xa lánh anh là vì chuyện này ư?
- Tất nhiên là không - Lâm một mực không nhìn mặt anh, rồi nói rất khẽ - vì anh muốn đoạn tuyệt với em.
- Anh nhớ em, nhớ lắm, thật mà.
- Không có khả năng như vậy, nhưng thôi, đủ rồi. - Lâm quay đầu định đi.
Anh nắm lấy tay Lâm. Nàng vẫn cúi gằm:
- Đừng làm thế, cho em đi. Em chỉ muốn báo với anh là tiểu sử của cha anh cũng có vấn đề...
- Ai nói? Ban chính trị hay Đại Niên?
Anh truy hỏi, không kìm được cơn tức giận, còn Lâm, nàng chỉ ngoảnh mặt lại, nhìn xe cộ trên đường.
- Cha anh cũng không bị quy chụp là hữu phái!
Anh vẫn cố chấp biện bạch, mặc dầu đó là những gì anh muốn quên đi. Anh còn nhớ mẹ anh từng nói: đã qua rồi con ạ. Lúc ấy anh đang học đại học, về quê ăn tết.
- Không, không phải vấn đề đó. - Lâm nắm chắc ghi đông, đặt một chân lên bàn đạp.
- Thì còn vấn đề gì nữa? - Anh giữ chặt xe Lâm.
- Họ nói cha anh có cất giấu một khẩu súng riêng. - Lâm mím chặt môi, lên xe và đạp nhanh.
Đầu óc anh bùng lên tiếng nổ, hình như thấy Lâm nước mắt đầm đìa. Anh tự thương hại mình hay đó chỉ là một cảm giác sai lạc? Lâm choàng khăn màu xanh xám, hòa trong dòng người xuôi ngược, những mảnh giấy vụn, xé nát từ các tờ đại tự báo, biểu ngữ, khẩu hiệu cùng bụi đường bay loạn xạ, càng khiến anh khó nhận ra Lâm đang ở nơi nào. Anh nhớ mãi cái cảnh chia tay như thế với nàng. Anh không lên xe, vẫn dẫn bộ và mấy chữ “một khẩu súng riêng” khiến anh chóng mặt váng đầu, nhưng bình tĩnh nghĩ lại, anh không thể tạo phản giữa chừng.
Bọn anh hơn hai mươi người xông vào một con hẻm cạnh Trung Nam Hải, tìm đến cổng lớn màu hồng có cảnh vệ canh gác nghiêm ngặt, yêu cầu vị cán bộ nọ tự xưng là thủ trưởng cơ quan Trung ương Đảng đến cơ quan anh nhận sai lầm và phục hồi danh dự cho số cán bộ đảng và quần chúng bị quy oan là chống cách mạng. Khi bọn anh bước vào phòng làm việc, liền được quan chức đó tiếp đón. Ông là bậc lão thành cách mạng, đã mang quân hàm thượng tướng từ lâu, so với số cán bộ lãnh đạo luôn luôn ẩn nấp kín cổng cao tường, rặn không ra một câu nói nên hồn ở cơ quan anh thì lão tướng này phong độ phi phàm, ngồi đường hoàng trong chiếc ghế bành, không thèm đứng dậy, bình tĩnh mở đầu:
- Tôi không chủ ý muốn gặp các em, tôi đã tiếp xúc với quần chúng nhiều rồi; khi tôi tham gia cách mạng, vận động quần chúng, các em trẻ tuổi như thế này không biết còn ở đâu đâu, điều này không có nghĩa lão đây ỷ mình già cả, rao bán tuổi tác. - Giọng ông âm vang, trầm hùng, hệt như đang diễn thuyết hay báo cáo trong hội trường.
- Các em lớp người tuổi trẻ muốn tạo phản, tốt thôi. Tôi đã từng tạo phấn, từng cách cái mạng, người ta cũng cách mạng tôi, tạo phản tôi và tôi cũng phạm sai lầm, nghĩa là kinh nghiệm trải qua nói chung nhiều hơn các em. Tôi đã nói những lời sai trái làm phương hại đến tình cảm của nhiều đồng chí, họ tức giận, oan ức, hôm nay tại đây tôi muốn xin lỗi họ. Còn gì nữa, còn thế nào ư? Các em sẽ không phạm lầm? Các em sẽ mãi mãi là chính xác, những điều đó bản thân tôi không dám khẳng định. Trừ Mao Chủ tịch ra, ông cụ là tuyệt đối đúng, vĩnh viễn đúng, không được phép hoài nghi, thử hỏi ai trong các em sẽ không mắc khuyết điểm, phạm sai lầm, ha ha! - Lão cười.
Bọn anh, quần chúng ô hợp, khi mới đến nộ khí xung thiên, đấu chí ngất trời, thế mà lúc này ngoan ngoãn nghe lời giáo huấn, chẳng ai dám ho he. Riêng anh cảm nhận được cái ý không nói ra của lão tướng, sặc mùi uy hiếp và ám chỉ. Anh buộc phải đứng dậy, ai bảo anh làm thủ lĩnh cho hơn hai mươi người này thì không rõ, mặc kệ, anh cứ hỏi:
- Ngài có biết chăng, sau báo cáo động viên của ngài đêm đó, biết bao nhiêu người đã phải chịu cảnh kiểm tra, và hàng trăm trong số họ bị quy là phản Đảng, chống cách mạng, những người còn lại đều ghi vào lí lịch các sai phạm vô cớ, bịa đặt. Ngài có thể chỉ thị đảng ủy tuyên bố phục hồi danh dự cho họ và trước mặt quần chúng thiêu hủy tất cả các hồ sơ kia?
- Mỗi người đều có một “sổ nợ”, đảng ủy của các em là vấn đề đảng ủy, nhẽ nào quần chúng trắng tay hay sao, nhẽ nào chẳng có vấn đề gì cả? Tôi không dám chắc như vậy. Tôi đã nói rồi, tôi xin rút lại những lời từng nói, những lời của cá nhân tôi. Lão tướng bây giờ mới đứng dậy, không chút mệt mỏi, ưu phiền.
- Thế thì, ngài có thể trong cùng một hoàn cảnh như trước đây đã báo cáo động viên, nói lại những gì ngài vừa nói với chúng tôi một lần?
- Điều đó phải được Trung ương chuẩn y, tôi làm việc cho Trung ương mà, và do đó cần tuân thủ kỉ luật Đảng, chứ đâu có thể tùy ý muốn nói gì thì nói!
- Vậy xin hỏi bản báo cáo động viên đêm ấy ngài trình bày thì do ai chuẩn y, phê duyệt?
Vấn đề đã đi vào vùng cấm, bản thân anh cũng cảm thấy trọng lượng của câu hỏi. Lão tướng nhìn anh chằm chằm, đôi lông mày bạc trắng ken dày nhíu lại. Ông nói một cách khá lạnh lùng:
- Lời tôi nói ra, tôi chịu trách nhiệm, vả lại Mao Chủ tịch vẫn còn sử dụng tôi, vẫn chưa bãi quan tôi kia mà. Tôi nhắc lại, tất nhiên tôi phải chịu trách nhiệm về những điều mình đã nói.
- Nếu như thế, chúng tôi có thể ghi lại tất cả những gì ngài vừa nói, viết thành đại tự báo cho quần chúng xem? Chúng tôi là đại biểu được quần chúng cử đến, chúng tôi có trách nhiệm báo cáo lại với quần chúng nữa chứ.
Anh nói xong, nhìn mọi người xung quanh, chẳng ai phản bác. Thủ trưởng lão tướng lại nhìn anh lần nữa, anh thấy rõ cuộc giao tranh không cân sức này đã tới hồi tiến thoái lưỡng nan, bèn nói:
- Chúng tôi sẽ ghi lại, chỉnh lí những lời ngài vừa nói và trình ngài xem trước khi đưa ra quần chúng.
- Anh bạn trẻ, tôi thật khâm phục dũng khí của anh!
Lão tướng vẫn uy vũ, nói đoạn, bèn mở cửa hậu rút lui. Mọi người chưa kịp chú ý thì cánh cửa đó đã khép kín, chỉ còn lại cái bàn làm việc cùng chiếc ghế bành bệ vệ và hơn hai mươi quần chúng ô hợp. Anh chợt nhớ người nào đó đã nói, uy hiếp cũng là một kiểu trào lộng!
Bí thư đảng ủy bụng hơi phệ bị lôi ra giữa hội trường kiểm thảo, miệng mồm ấp úng, không bì cho mấy tháng trước đây từng ngồi cạnh thủ trưởng cơ quan trung ương mặt mày vênh váo, khí phái ta đây, giờ đeo mục kỉnh lão, hai tay nắm chặt bài viết, đưa ra thật xa, đọc rõ ràng mỗi chữ mỗi câu, trông khó nhọc như người đang học bổ túc văn hóa.
- Tôi đã hiểu sai... tinh thần của trung ương... chấp hành... một số chỉ thị không thỏa đáng...
Làm tổn hại... đến nhiệt tình cách mạng của các đồng chí. Tại đây xin thành khẩn...
Đọc đến chỗ này, đồng chí Ngô Đào ngừng lại giây lát, lấy hơi, giọng có vẻ cao lên một tí:
- Thành thành khẩn khẩn cáo lỗi các đồng chí có mặt hôm nay.
Cái đầu khá to của bí thư đảng ủy Ngô Đào cúi xuống, làm động tác vái lạy quần chúng xin xá tội, cử chỉ xem ra đã già cả và khá chân thực.
- Chỉ thị không thỏa đáng là những gì? Hãy nói cụ thể.
Người nào đó trong hội trường lên tiếng chất vấn, giọng đanh thép. Ngô Đào rời mắt khỏi bản kiểm thảo viết sẵn, giương mục kỉnh liếc nhìn cử tọa, mọi người xì xào như đang trao đổi với nhau điều gì đó. Ông lập tức nhìn vào giấy, tiếp tục đọc từng câu, từng chữ, phát âm rõ ràng:
- Lão cách mạng gặp phải vấn đề mới, chúng tôi đã dựa vào những kinh nghiệm cũ trước đây để thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề một cách máy móc, hôm nay với tình hình mới mẻ như thế này là khẳng định không... được... nữa rồi!
Giọng điệu của Ngô Đào vẫn sặc mùi lãnh đạo, quan cách. Hội trường đã ít nhiều động tĩnh, bí thư đảng ủy hình như cảm nhận ra rằng, ai đó muốn cắt ngang bài kiểm thảo của ông nên nhanh chóng rời trang giấy, nói bộ khá to để nhấn mạnh:
- Tôi cũng đã chấp hành một số chỉ thị sai lầm, và do đó phạm sai lầm. - Ngô Đào một tay cầm bản thảo, tay kia hất mạnh như có ý sửa chữa từ ngữ dùng sai, không rõ nghĩa mà ông vừa đọc.
- Ông nói sao mà thoải mái thế? Kinh nghiệm cũ, máy móc cũ của ông phải chăng là chống hữu phái?
Người đang hỏi là một phụ nữ chưa tới trung niên, một tổ trưởng bị quy oan phản Đảng, chống cách mạng. Chị đứng dậy uy nghi, Ngô vội hạ mục kỉnh để nhìn cho rõ người đó là ai, và bỗng lúng túng chẳng biết trả lời ra sao.
- Kinh nghiệm cũ, máy móc cũ của ông là cái gì, có phải là thủ đoạn dụ rắn ra khỏi hang hay không? - Chị vô cùng kích động, giọng nói run lên.
- Vâng, thưa vâng ạ. - Ngô Đào gật đầu lia lịa.
- Chỉ thị của ai, chỉ thị như thế nào, ông hãy nói rõ!
- Người phụ nữ ấy vẫn truy hỏi.
- Đồng chí lãnh đạo Trung ương, Trung ương của chúng ta - Chị trưởng phòng bị quy oan vẫn chưa chịu thua:
- Trung ương nào, đồng chí nào, họ đã chỉ thị ra sao, nói cụ thể, rõ ràng.
Mọi người trong hội trường đều đã hiểu, Trung ương thần thánh của họ đang bị phân liệt, đến như Bộ chính trị Trung ương Đảng cũng đã bị bộ tư lệnh cách mạng văn hóa giai cấp vô sản của Mao Chủ tịch thay thế. Tương tự, bộ tư lệnh lãnh đạo đồng chí Ngô Đào giờ đây không thể trấn giữ nổi cục diện hội trường này, người ta rào rào như ong vỡ tổ. Là một bí thư đảng ủy, ông phải tuân thủ kỉ luật Đảng, không được trả lời, bèn thay đổi giọng điệu trầm lắng, khổ đau, Ngô nói to nhưng tỏ vẻ dằn lòng:
- Thay mặt đảng ủy tôi xin lỗi các đồng chí đã bị đấu tố! - Ông lại cúi đầu mong xá tội, trông đến là mệt nhọc.
- Hãy đem sổ đen của các người ra đây! - Một thanh niên, cán bộ, đảng viên bị chỉnh đốn hét lên.
- Sổ đen nào ạ? - Ngô hoảng loạn, nhưng trấn tĩnh được ngay, liền ứng khẩu.
- Sổ đen ghi tên những người mà đảng ủy các ông thanh tra, kiểm soát và bí mật quyết định tra tấn, tống đi lao động cải tạo! - lại chị, người tổ trưởng kia lên tiếng, lúc này mặt chị trắng dã, tóc tai bơ phờ, phẫn nộ đã lên tới cực điểm.
- Hoàn toàn không có chuyện đó - Ngô Đào nhanh chóng nắm lấy micro, lập tức phủ định - xin các đồng chí không nên tin những điều bịa đặt, xin các đồng chí hãy yên tâm, đảng ủy chúng tôi hoàn toàn không có cuốn sổ đen nào cả, tôi xin lấy danh nghĩa tính đảng mà đảm bảo như vậy, thật là không có! Một số đồng chí bị oan ức, bị đảng ủy chúng tôi đấu tố không thỏa đáng, chúng tôi phạm sai lầm, tôi thành khẩn thừa nhận, nhưng sổ đen thì tuyệt đối không có...
Ngô Đào chưa dứt lời thì góc bên trái của hội trường nhao nhác, có người rời khỏi vị trí xông lên sân khấu:
- Tôi phải nói vài câu! Dựa vào đâu mà cấm tôi nói? Nếu thật tình là không có thì chẳng cần sợ người ta đàm tiếu!
Đó là lão Lưu, ông đẩy viên cán sự phòng bảo vệ ra một bên và nhảy lên sân khấu nói cho được.
- Hãy để cho đồng chí Lưu Bính phát biểu, vì sao lại cấm ngươi ta, Lưu Bính, đồng chí nói đi!
- Ngô Đào, ông đừng hòng khoác lác, giấu giếm; khi phong trào vừa mới nổ ra, bài đại tự báo đầu tiên vừa dán lên, đảng ủy liền triệu tập hội nghị khẩn cấp yêu cầu các bí thư chi bộ trở về đơn vị phân loại đảng viên, sắp xếp theo thứ tự yếu kém, có vấn đề, nghĩa là ban chính trị đã có sổ đen này từ lâu chứ không đợi đến lúc thanh tra, kiểm soát! - hội trường bắt đầu nổi loạn, hò la:
- Người của ban chính trị đâu rồi, lôi cổ ra, nộp ngay sổ đen!
- “Chỉ để phái tả tạo phản, không cho hữu phái ngóc đầu!” - Đại Niên ngồi chính giữa hội trường hô to khẩu hiệu và vội vàng nhảy lên sân khấu.
- “Cách mạng vô tội, tạo phản có lí!” - Đại Lý đứng trên ghế cao, cũng hô to đáp lại.
- Tôi đã có ba mươi sáu tuổi đảng, tôi không hề phản Đảng, chống cách mạng, lí lịch của tôi thì đảng ủy và quần chúng có thể thẩm tra, xác nhận!
Lão Lưu chưa dứt lời thì Đại Niên nắm lấy cổ áo ông:
- Cút đi, lão già con địa chủ, mày còn dám mở miệng đấu khẩu với Đảng ư? Đại Niên đẩy lão Lưu xuống khỏi sân khấu.
- Các đồng chí, cha tôi không phải là địa chủ, hồi kháng chiến chống Nhật cha tôi đã ủng hộ Đảng, lúc ấy Đảng có chính sách đoàn kết với các nhân sĩ yêu nước, những điệu đó đều ghi rõ ràng trong lí lịch, các đồng chí có thể thẩm tra, có thể xác minh. - Con trai Lưu Bính lên tiếng bảo vệ.
Gã hồng vệ binh đã từng lột băng đỏ trên ống tay áo người thanh niên này xông ra giúp sức Đại Niên, lôi tuột lão Lưu, làm ông già ngã quỵ.
- Không được phép đánh người, ai trấn áp quần chúng kẻ đó sẽ thất bại! - Cuối cùng thì anh phải phát biểu, không nín nhịn được nữa và Đại Lý hô to phụ họa.
- Nhảy lên đi!
Đại Niên, Đại Lý tranh cãi, cả hội trường tranh cãi, Ngô Đào gõ micro kêu gọi:
- Các đồng chí, các tiểu tướng hồng vệ binh, tôi đề nghị cả hai phái trở về chỗ cũ - nhưng chẳng ai thèm nghe Ngô Đào và người của ban chính trị cũng không dám ló mặt. Toàn bộ hội trường có nguy cơ đứng dậy ẩu đả, chẳng rõ vì sao anh chạy nhanh lên sân khấu, giật lấy micro từ tay Ngô Đào và gào hết cỡ:
- Ngô Đào không đầu hàng, mày sẽ bị tiêu diệt! cả hội trường cùng giơ tay hô theo:
- Ngô Đào không đầu hàng, mày sẽ bị tiêu diệt!
Nhân cơ hội đó anh tuyên bố:
- Đảng ủy không có quyền triệu tập hội nghị như thế này để hù dọa quần chúng, nếu cần, phải do quần chúng cách mạng chúng tôi đứng ra chủ trì!
Hội trường vỗ tay như sấm dậy, anh đã tháo gỡ được cục diện gay cấn, đấu khẩu, và dễ dàng tiến tới ẩu đả giữa hai phái hồng vệ binh, bỗng trở thành lãnh tụ mà quần chúng thiếu người lãnh đạo, khống chế yêu cầu. Bí thư đảng ủy thất sủng, kể cả vị thủ trưởng cơ quan trung ương đứng ra làm ô dù, chỗ dựa cho ông cũng co vòi. Ngô Đào, người chấp hành “chỉ thị không thỏa đáng” chẳng khác gì một vật hi sinh cho canh bạc chính trị của những vị cao cấp hơn ông.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.