Quyển 2 - Chương 13: Ba bà vợ của Lê Hoàn
Hoa Ban
02/06/2014
Tháng 4 năm Canh Thìn (980), sau lần tạo phản của các Bặc, Điền, Cơ,
Tú, triều đình không còn vững như trước nhưng đã loại được cục diện hai
cực. Bây giờ trước sau trong ngoài đều nhất nhất nghe theo Lê Hoàn. Nói
chung có thể dùng hai chữ “đoàn kết” mà mô tả. Nhà Tống vẫn chưa có động tĩnh rõ ràng, nhưng chắc chắn rất mau sẽ có biến vì sứ thần Tống triều – Lư Tập vừa lên đường về nước. Ông ta mang theo tin tức nội bộ triều
Đinh lục đục, Triệu Khuông Nghĩa dễ gì buông tha cơ hội này.
Thân làm Thái hậu tôi cũng chỉ cố gắng củng cố thêm niềm tin cho quần thần, để họ tin vào bản thân, tin vào Lê Hoàn và tin vào vận mệnh. Đinh Toàn vẫn là đứa trẻ ngây ngô như thế, nó là ông vua ăn đúng giờ ngủ đủ giấc, chứ không như Nhiếp chính vương chạy ngược chạy xuôi, việc công, việc quân, việc gia… gần như rối cả lên.
Từ lần suýt giết tôi tháng trước, hình như Lê Hoàn đã suy nghĩ thông, anh ta không chống đối tôi nữa nhưng cũng không phải hòa hợp thân ái gì. Ngoài chuyện chính sự thì giữa hai người không có thêm chủ đề nào để nói. Lê Hoàn không bày vẻ mặt xi măng ra nữa mà trước sau là một khuôn mặt nghiêm túc, đứng đắn. Chúng tôi bàn chuyện rất tế nhị, ai cũng giữ phép giữa vương và Thái hậu. Chỉ là thi thoảng tôi hơi giật mình khi anh lặng lẽ nhìn tôi như đang ngẫm nghĩ điều gì đó không nằm trong khuông khổ công việc. Những lúc đó, Lê Hoàn đều cụp mắt xuống rất nhanh, suýt tí nữa tôi nghĩ là do ảo giác.
Anh có quá nhiều thứ phải lo, chuyện trị quốc và chuyện luyện binh. Tôi thay anh cán đáng một chút chuyện gia đình. Chọn một buổi sáng đẹp trời, tôi mời cả ba vị phu nhân đến cung Vân Sàng trò chuyện. Lê Hoàn lại có thêm 2 em bé rồi, đều còn nằm trong bụng mẹ. Tôi không biết phải hiểu chuyện này như thế nào. Tính theo thai tháng thì chỉ cách ngày Kiều Nga chết không bao lâu. Có thật là anh yêu Kiều Nga không? Nếu có thì tại sao lại lòi ra hai cái thai này? Chẳng lẽ đàn ông đối với tình yêu và tình dục không có mối liên quan? Tôi rất khó chịu trong lòng. Tôi sẽ không bao giờ thân mật với một người mà tôi không yêu, còn anh ấy có 3 bà vợ, người nào cũng con cái đầy đàn. Anh nghĩ cái gì khi ở trên giường với họ? Chỉ là để thỏa mãn sinh lý hay là vì trách nhiệm? Chết tiệt cái trách nhiệm kia! Họ muốn thì anh cho, chỉ vì họ từng cứu anh hoặc vì anh đã nhận sự ủy thác của ân nhân à?
Tôi không ghét những người đàn bà này, nói thế nào thì họ cũng gắn bó, sẻ chia và giúp đỡ Lê Hoàn từ khi tôi chưa tồn tại trên thế giới. Không có cậu ruột của Lý Ngọc Lâm, có thể Lê Hoàn bây giờ vẫn là một gã nhà nông nghèo khó. Không có sự liều lĩnh của Đỗ Nghi Lan, có thể Lê Hoàn đã chết từ khi còn loạn lạc. Không có công sức của Phương Thúy Diệu, biết đâu anh cũng chết trong trận Tây Kết hoặc là cánh tay kia không thể lành lặn như bây giờ… Tôi phải nói cảm ơn vì họ đã bảo vệ người đàn ông tôi yêu. Nhưng tôi có thể dùng của cải hay thứ gì đó khác để cảm tạ chứ không phải là san sẻ Lê Hoàn với 3 người đàn bà. Dù anh nói anh yêu tôi, dù anh thề non hẹn biển nhưng tôi không bao giờ thoải mái khi nhìn thấy phụ nữ khác bên cạnh anh, dùng danh nghĩa phu thê mà sống với anh hay những đứa con mang một nửa dòng máu của họ. Đàn bà sinh ra có chung cái nghi kị như vậy và phụ nữ thời đại càng không chấp nhận chế độ đa thê.
Haizzz… nhưng thế giới đâu thể vì một người mà thay đổi, chỉ có con người học cách thích nghi với thế giới mà thôi. Tôi không tin những nhân vật hoàng đế trong tiểu thuyết tình cảm có thể bỏ cả tam cung lục diện mà độc sủng một người. Thứ nhất, họ đều là đàn ông phong kiến, xem mình như trung tâm và đàn bà có nghĩa vụ quay quanh phục tùng chồng. Thứ hai, hoàng đế luôn vướn phải trách nhiệm, họ phải vì đại cuộc làm trọng, có lúc phải dùng hôn nhân chính trị để tìm kiếm hòa bình. Bất khả kháng như thế, biết trách ai đây? Còn trường hợp của Lê Hoàn, anh ấy quá coi trọng nghĩa ơn, dù tình yêu của anh lớn đến đâu thì tôi vẫn không có sức nặng bằng 3 bà vợ này cộng lại. Gỉa dụ tôi dựa vào tình cảm mà ép buộc Lê Hoàn chỉ sống một vợ một chồng, có lẽ anh sẽ đồng ý nhưng lương tâm không bao giờ yên và đàn trẻ thơ là những nạn nhân vô tội. Bọn trẻ, tôi không thể yêu chúng như con ruột, xin thứ lỗi vì tôi không phải bồ tát. Nhưng ít nhất tôi không ghét bỏ, không trút thù oán lên đầu trẻ con. Tôi cũng sẽ mỉm cười khi nhìn thấy chúng sở hữu một vài đường nét của cha, dòng máu của anh chảy trong người đứa bé, tôi không tìm ra lý do để xem chúng như kẻ thù.
Có lẽ sau giặc Tống thì cuộc chiến mới của tôi chính là gia đình. Tôi phải làm sao để cảm thấy thoải mái với sự chung đụng này? Có lẽ tôi nên học cách làm lơ và thông cảm. Học cách chấp nhận những khuyết điểm trong cuộc sống. Tôi đã có Lê Hoàn, tôi không thể quá tham lam mà thôn tính cả quan niệm, lối sống và quá khứ của anh. Một nhà văn người Pháp đã từng nói thế này: “Con người hạnh phúc ở mức mà họ nghĩ.”
-Thái hậu nương nương…
Lý Ngọc Lâm kéo tôi ra khỏi dòng suy tư mênh mang. Tôi thu lại bộ dạng ngớ ngẩn để nở nụ cưới marketing chuyên nghiệp.
-Trà này không tệ nhỉ, Lý vương phi?
Ngọc Lâm sờ sờ tách trà, cười hiền
-Ngon lắm, đa tạ Thái hậu.
-Uhm… các vị vương phi cứ tự nhiên, dạo này ai gia thấy buồn chán, gọi mọi người ra như vậy… không biết có phiền hà quá không?
Phương Thúy Diệu điệu đà châm trà vào tách cho tôi, giọng nói dịu dàng có thể ru người ta ngủ:
-Thái hậu chớ nói vậy, đây là phúc phận của tỉ muội thần thiếp.
Tôi cười cười, nhận trà của Diệu. Trong số ba người, cô gái này đẹp nhất, cũng có tố chất nhất. Dù rằng bề ngoài mềm yếu nhưng không có nghĩa là bản chất cũng thế. Có khi phụ nữ phải tỏ ra nhu nhược, yểu điệu thì đàn ông mới thích. Tôi nhìn ngắm một lát, thỏa chí hưởng thụ mỹ nhân rồi mới hỏi người nãy giờ im lặng
-Nghe nói dạo này Đỗ vương phi không khỏe, bị thai hành?
Đỗ Nghi Lan vô thức sờ bụng cười bẽn lẽn
-Tạ Thái hậu đã quan tâm, lần mang thai thứ hai này không khỏe như lần trước, chắc là do thần thiếp vừa bị cảm mạo, ảnh hưởng tới thai nhi…
Tôi gật đầu, sai Tiểu An đem một cây nhân sâm ra, đưa cho Lan và Lâm:
-Đỗ vương phi và Lý vương phi đem thứ này về, nghe nói là loại để dưỡng thai. Chú ý ăn uống điều độ, đi bộ buổi sáng, như thế mới tốt!
Hai người nhận quà, cảm ơn rối rít. Hai cái thai chêch lệnh nhau vài tuần, tính ra cũng tiện, chăm sóc một lượt được cả hai người. Lại huyên thuyên chuyện trời chuyện đất một lúc, tôi khuyên bọn họ không nên vì chồng vắng nhà mà sầu lo. Lê Hoàn vì nước, chuyện lớn nhỏ đã đủ mệt rồi, ba bà vợ này mà còn náo loạn thì anh sẽ điên lên mất, phải củng cố tinh thần, để 3 chị an phận ở trong vương phủ. Ngày tháng còn dài, sau này chúng ta sẽ còn có khối chuyện để tranh cãi, kiếp chung chồng nào có ai vui vẻ gì…
Nói mãi, nói một lúc thì Ngọc Lâm mới ngập ngừng hỏi:
-Sao không thấy Dương quyến nữ đâu, lâu rồi không gặp, hình như nàng ấy vẫn chưa xuất giá, Thái hậu nhỉ?
Nghi Lan lập tức mắt sáng rỡ, nhìn tôi chờ đợi. Thúy Diệu thì điềm đạm hơn, nàng ta cúi đầu nhìn lòng bàn tay nhưng bộ dạng hóng chuyện thì không qua được mắt tôi. Hóa 3 cô này đều tò mò về Kiều Nga, thảo nào từ nãy giờ cứ úp úp mở mở, bộ dáng kém tự nhiên. Vì sao họ lại quan tâm tới Kiều Nga? Tin Dương quyến nữ chết không được công bố, cung nhân trong triều cũng không nhiều người biết, các nàng không hay biết gì cũng phải.
Tôi nhìn chung trà đã ngụi, tự nhiên lòng cũng lạnh đi
-Muội muội của ai gia… đoản mệnh, đã mất năm trước rồi!
Ba người không hẹn mà trợn mắt. Ngọc Lâm kinh ngạc khó tin, cô ấy không phải loại người kín đáo, suy nghĩ đều lộ ra mặt cả. Nghi Lan thì cũng bất ngờ nhưng không lâu sau liền thu hồi biểu cảm kia, chia buồn với tôi mấy câu. Thúy Diệu lại trầm tư hơn, nàng ta không thân với Vân Nga vì là vợ nhỏ, về đây không lâu. Nói chung ba người ba vẻ nhưng có thể tóm tắt thành vài loại tính từ miêu tả như sau: kinh ngạc, mừng rỡ, vỡ lẽ. Còn thương xót, luyến tiếc? Xin lỗi, một chút cũng không có. Rốt cuộc thì tôi đắc tội gì mà họ lại mong tôi chết đến thế? Cả Thúy Diệu chỉ gặp Kiều Nga một lần, vốn không có quan hệ gì với nhau nhưng nàng ta cũng để lộ sự nhẹ nhõm. Haizzz… thì ra trên đời có nhiều người ghét mình như vậy, bị ghét và nguyền rủa riết rồi cũng chết!
Mùa hạ lại tới, phượng vĩ tím cũng nở vào mùa hè. Ngay cổng vào Tây thành có một cây như thế, đẹp vô cùng. Thời tiết có nóng lên chút ít nhưng sống giữa kinh thành lẫn trong rừng núi thế này, muốn ngày hạ oi bức cũng không dễ. Gần đây hoạt động của Nam thành tăng mạnh, từ sau vụ bê bối của Tứ trụ, nội bộ triều đình vốn không vững lại càng lung lay. Đinh Toàn mặc long bào, ngồi ngai vàng nhưng không mang tới sức nặng trong lòng dân, quân và quan. Nước có chủ mà cứ như không, quyền lớn rơi vào tay người khác họ, nói thế nào thì cũng không hợp đạo lý, bị nghi ngại hay phản đối là rất bình thường. Có lẽ vì lý do này mà ngôi vua phải nhường lại, nhất là khi nạn ngoại xâm trực tiếp uy hiếp bờ cõi đất nước, toàn dân và toàn quân cần có một điểm tựa để tin tưởng và đấu tranh.
Tôi chậm rãi dạo trong Tây cung, theo phía sau, như mọi khi, là 12 cô a hoàn trẻ trung, họ im lặng bước, nghe tôi thở dài, nhìn tôi ngẩn mặt ngắm bầu trời, cúi đầu trông bầy cá, nhặt cánh hoa rơi hay trầm ngâm dõi theo con bướm. Sau đó các nàng kết luận: Thái hậu vì nước non mà lao tâm khổ tứ!
Ây da, làm Thái hậu dễ thật, đóng kịch chút xíu lập tức được dán mác “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Bây giờ đúng ra tôi đã ngủ thẳng cẳng ở trên giường rồi, nhưng khổ nổi cơm trưa lỡ ăn tới 3 chén, bụng trướng ra, phải đi qua đi lại một chút cho tiêu bớt, nhân tiện làm mỹ nhân ưu sầu luôn.
Cứ đi một hồi thì không ngờ ra tới cổng thành. Cây phượng vẫn đẹp như năm trước, tôi lại muốn tới gần nhìn xem một chút. Cả Hoa Lư này chỉ có duy một phượng vĩ tím cổ thụ, trùng hợp thế nào lại mọc ngay Tây thành đại môn. Khi tới mùa, cái cây trổ đầy hoa, màu tím lấn áp màu xanh của lá, rũ tán xòa xuống cổng thành, tạo cảm giác mềm mại rất nghệ thuật.
Tôi nắm váy, kéo theo cái tà dài thòn lòn đầy họa tiết chim phượng mà rảo bước về cổng thành. Đến gần một tí tôi mới phát hiện mình không phải người duy nhất bị vẻ đẹp này thu hút. Cái người kia, áo đen, ngọc quan bạc, giày ủng, còn vác kiếm theo, không phải Nhiếp chính vương thì là ai? Ý nghĩ này xoẹt qua 3 giây, tôi lập tức đánh một vòng cung, đổi hướng quay trở lại Vân Sàng điện. Đám cung nữ không theo kịp phản ứng của tối, đội ngũ bỗng có chút loạn. Hình như có một nàng bị giẫm vào chân, kêu khẽ một tiếng. Tôi thở dài thầm nghĩ, muốn chuồn êm cũng không xong. Qủa nhiên phía sau liền có tiếng gọi:
-Thái hậu nương nương xin chậm bước!
Chậm? Không có đâu! Tôi xác định từ trái nghĩa của “chậm” là “nhanh”, liền tăng vận tốc lên gấp đôi. Người ngoài sau chắc cũng nhìn ra tôi giả điếc nhưng lại không đuổi theo. Tôi về tới nhà bình an vô sự, ngồi xuống giường, thở hổn hển vỗ ngực trấn an. Thôi cứ thực hiện chiến dịch 3 KHÔNG là không biết, không nghe, không thấy, coi như thành công phất lờ cái người kia. Dạo này tôi bị họ Lê khủng bố tinh thần. Mức độ tăng dần từ đánh bom liều chết, sang xả súng vào người vô tội rồi bắt cóc trẻ em làm con tin, cả việc ném bom hạt nhân vào khu dân cư cũng thực hiện nốt! Chính phủ trong tôi hết sức hoảng loạn, trùm khủng bố này ghê quá, gặp ở mọi lúc mọi nơi, có hôm đi nhà xí còn thấp thỏm lo âu… Haizzz, thôi cứ gặp đâu tránh nấy, một điều nhịn bằng chín điều lành.
Vụ việc này bắt đầu từ cái hôm Lê Hoàn đi vào điện và giơ một cái trâm cài tóc lên:
-Thái hậu, đây có phải đồ người đánh rơi không?
Tôi nhìn hiện vật mà toát mồ hôi lạnh. Anh ta kiếm ở đâu ra thế? Tôi rõ ràng đã đi lục tung bụi cỏ nhưng không thấy đồ đâu. Sao bây giờ nó nằm trên tay Lê Hoàn thế này? Gỉa ngu, đúng rồi, giả ngu là thượng sách!
Tôi nheo nheo mắt nhìn, rồi quay qua Tiểu An:
-An An, ai gia có tuổi rồi, mắt hơi kém. Ngươi nhìn xem kia là thứ gì?
Tiểu An biểu lộ sự ngạc nhiên một cách bí mật. Hóa ra Thái hậu già rồi! Nàng ra đi tới, lễ phép nhận trâm rồi đưa đến cho tôi
-Bẩm Thái hậu, là một cây trâm ạ!
-Ờ ờ… “châm”? Ôi dào, mấy ông thái y thật là bất cẩn, kim châm cứu cũng để rơi vãi lung tung, ai gia phải đến Ngự y phòng giáo huấn một phen!
Nói là làm, tôi liền đứng dậy. Tiểu An vội vã đính chính
-Không, không phải Thái hậu… là “trâm” ạ, một cây trâm phượng!
-À à… trâm? Haizzz… ai gia có tuổi rồi, tai không thính nữa, nghe thế nào lại lầm!
Tôi quay về chỗ cũ, còn đưa tay ra với Tiểu An
-An An, đỡ ai gia ngồi xuống, tuổi tác cao rồi, xương cốt không linh hoạt nữa…
Cô hầu trợn tròn mắt. Thái hậu sao thoáng cái đã già nhanh như vậy??? Tôi ngồi xuống ghế mỹ nhân, giả vờ ho mấy cái như kiểu bà lão hay cảm cúm.
-An An, rót cho ai gia tách trà, dạo này thời tiết thất thường, bệnh cũ của ai gia lại tái phát, haizzz… tuổi cao thật khổ!
Cô gầu lại ngỡ ngàng đi rót trà, tôi còn nghe nàng ta lẩm bẩm: “Thái hậu còn chưa 30 mà….?” Lê Hoàn từ đầu đến cuối bị xem như không khí, kiên nhẫn nhìn tôi đang lão hóa sớm, ánh mắt có thích thú, có đùa cợt, có buồn cười và có cả thưởng thức. Tôi uống hết tách trà, cường điệu rặng ra mấy cái ho, đang chuẩn bị nói mệt mỏi muốn nghỉ lưng thì Lê Hoàn chợt lên tiếng:
-Thái hậu nương nương, vậy cái trâm này chắc là của người rồi?
-Uhm? Trâm nào?
Tiểu An chen vào:
-Là cái trâm vương gia mới đem tới, thái hậu cũng mới hỏi
-Có hả? Haizzz… người già hay bị lẫn ấy mà! Ai gia gần đây quên nhiều chuyện, khó trách… chặc chặc chặc…
Lê Hoàn khoanh tay trước ngực, không cho tôi tiếp tục diễn kịch
-Thái hậu! Vậy người nói xem, CÓ PHẢI cây trầm phượng này là của THÁI HẬU không?
Tôi bóp bóp trán, suy nghĩ rất lâu rồi lại quay qua hỏi:
-An An, ai gia không nhớ rõ nữa, ai gia có cây trâm nào như thế không nhỉ?
Tiểu An thở dài thườn thượt, thương cảm cho sự “già nua” của tôi
-Bẩm thái hậu, trong hoàng cung này, tất cả trâm loan, trâm phượng, áo bào hay khăn tay, hài đi chân,… thứ gì có hình phượng đều là của Thái hậu hết!
-Ờ thế à, ai gia đã có tuổi…
Tôi chưa kịp nói xong điệp khúc có tuổi thì Lê Hoàn đã cắt ngang:
-Vậy phiền Thái hậu giải thích vì sao vật này lại nằm trong hốc cây bạch đàn ở bên hong cung điện?
Chết chửa? Thì ra là bị rơi vào hốc cây, thảo nào kiếm cả buổi không thấy. Lê Hoàn có ý gì đây? Săm soi một cây trâm, chạy tới tận cửa tra khảo, không phải là phát hiện ra gì rồi chứ? Không được, không thể tỏ ra yếu thế. Một Nhiếp chính vương làm gì có quyền ra khảo Thái hậu. Nghĩ tới đây, tôi quay quắc 180 độ
-Vương gia thật là rỗi rãi, chuyện công sự đến đâu rồi mà còn chạy tới đây tán gẫu? An An! Cất trâm vào rương, sau đó tiễn khách, ai gia muốn đi nghỉ rồi. Vương gia có chuyện gì thì mai tới vấn an đi!
Tôi bật dậy, đi phăng phăng vào tẩm phòng. Tiểu An kêu í ới
-Không phải xương cốt Thái hậu không linh hoạt sao? Để nô tì đỡ…
Tôi không thèm quay đầu, nói với nàng ta:
-Nhiều chuyện, tiễn khách đi, trà của ngươi dùng nước gì pha mà có mấy con kiến bơi bì bõm thế?
Tiểu An bị lật tẩy, lẩm bẩm: “Ơ… không phải Thái hậu mắt bị mờ sao?”
Tôi quát lên
-Nói gì đó? Dám nói xấu sau lưng ai gia?
-Uả? Không phải thái hậu tai kém sao?
Tôi mặc kệ cái An An ngốc hết thuốc chữa, cũng mặt kệ gã họ Lê đang nén cười mà đi thẳng vào giường, trùm mền, ngủ!
.
.
Sau đó ít lâu lại xảy ra một vụ khác. Cái khoảng đất nhỏ bên cạnh cung Vân Sàng một đêm nọ tự nhiên hóa thành biển hoa quỳnh. Tôi ngơ ngẩn ngắm biển hoa trắng mút, sáng lên dưới bầu trời đen. Miệng lắp bắp hỏi A Mẫn
-Cái… cái này… ở đâu ra thế?
Tên nô tài kính cẩn đáp
-Bẩm Thái hậu, Nhiếp chính vương vừa cho trồng hôm qua ạ!
Tôi hít một hơi lạnh, đảo mắt mấy vòng rồi đột ngột nhìn thấy một người đã đứng ôm cây đợi thỏ từ lúc nào. Giờ phút này, hắn đang ngồi trên cành cao, quan sát phản ứng của tôi
-Người đâu? Đem đốt hết cái vườn hoa này đi! Ai giơ trời sinh ghét nhất hoa quỳnh!
Nói rồi liền hóng hách xoay người rời đi. Thế là giai đoạn bị khủng bố chính thức bắt đầu, Lê Hoàn từng bước vạch trần sự hiểu biết kém cõi của tôi, hỏi tới vài chuyện riêng của Vân Nga và tiên đế. Ánh mắt của anh ngày một nham hiểm, không biết an phận nữa. Anh cứ lừ lừ nhìn tôi, giống như lạc đà sa mạc nhìn suối nước, như chó nhìn khúc xương, như mèo nhìn con cá, như diều hâu nhìn đàn gà, như sư sãi nhìn thịt lợn, như…. Haizzz… túm lại là rất khủng khiếp!
Tôi có thứ cảm giác chẳng lành, giống như con vịt bị nhốt sẵn trong chuồng, bất cứ lúc nào cũng có thể bị bắt ra, ném lên thớt, làm món mì vịt tiềm. Huhuhu… sau này có mướn, tôi cũng không dám đi lừa lộc cái gã họ Lê này nữa, giá phải trả hình như hơi đắt.
Thân làm Thái hậu tôi cũng chỉ cố gắng củng cố thêm niềm tin cho quần thần, để họ tin vào bản thân, tin vào Lê Hoàn và tin vào vận mệnh. Đinh Toàn vẫn là đứa trẻ ngây ngô như thế, nó là ông vua ăn đúng giờ ngủ đủ giấc, chứ không như Nhiếp chính vương chạy ngược chạy xuôi, việc công, việc quân, việc gia… gần như rối cả lên.
Từ lần suýt giết tôi tháng trước, hình như Lê Hoàn đã suy nghĩ thông, anh ta không chống đối tôi nữa nhưng cũng không phải hòa hợp thân ái gì. Ngoài chuyện chính sự thì giữa hai người không có thêm chủ đề nào để nói. Lê Hoàn không bày vẻ mặt xi măng ra nữa mà trước sau là một khuôn mặt nghiêm túc, đứng đắn. Chúng tôi bàn chuyện rất tế nhị, ai cũng giữ phép giữa vương và Thái hậu. Chỉ là thi thoảng tôi hơi giật mình khi anh lặng lẽ nhìn tôi như đang ngẫm nghĩ điều gì đó không nằm trong khuông khổ công việc. Những lúc đó, Lê Hoàn đều cụp mắt xuống rất nhanh, suýt tí nữa tôi nghĩ là do ảo giác.
Anh có quá nhiều thứ phải lo, chuyện trị quốc và chuyện luyện binh. Tôi thay anh cán đáng một chút chuyện gia đình. Chọn một buổi sáng đẹp trời, tôi mời cả ba vị phu nhân đến cung Vân Sàng trò chuyện. Lê Hoàn lại có thêm 2 em bé rồi, đều còn nằm trong bụng mẹ. Tôi không biết phải hiểu chuyện này như thế nào. Tính theo thai tháng thì chỉ cách ngày Kiều Nga chết không bao lâu. Có thật là anh yêu Kiều Nga không? Nếu có thì tại sao lại lòi ra hai cái thai này? Chẳng lẽ đàn ông đối với tình yêu và tình dục không có mối liên quan? Tôi rất khó chịu trong lòng. Tôi sẽ không bao giờ thân mật với một người mà tôi không yêu, còn anh ấy có 3 bà vợ, người nào cũng con cái đầy đàn. Anh nghĩ cái gì khi ở trên giường với họ? Chỉ là để thỏa mãn sinh lý hay là vì trách nhiệm? Chết tiệt cái trách nhiệm kia! Họ muốn thì anh cho, chỉ vì họ từng cứu anh hoặc vì anh đã nhận sự ủy thác của ân nhân à?
Tôi không ghét những người đàn bà này, nói thế nào thì họ cũng gắn bó, sẻ chia và giúp đỡ Lê Hoàn từ khi tôi chưa tồn tại trên thế giới. Không có cậu ruột của Lý Ngọc Lâm, có thể Lê Hoàn bây giờ vẫn là một gã nhà nông nghèo khó. Không có sự liều lĩnh của Đỗ Nghi Lan, có thể Lê Hoàn đã chết từ khi còn loạn lạc. Không có công sức của Phương Thúy Diệu, biết đâu anh cũng chết trong trận Tây Kết hoặc là cánh tay kia không thể lành lặn như bây giờ… Tôi phải nói cảm ơn vì họ đã bảo vệ người đàn ông tôi yêu. Nhưng tôi có thể dùng của cải hay thứ gì đó khác để cảm tạ chứ không phải là san sẻ Lê Hoàn với 3 người đàn bà. Dù anh nói anh yêu tôi, dù anh thề non hẹn biển nhưng tôi không bao giờ thoải mái khi nhìn thấy phụ nữ khác bên cạnh anh, dùng danh nghĩa phu thê mà sống với anh hay những đứa con mang một nửa dòng máu của họ. Đàn bà sinh ra có chung cái nghi kị như vậy và phụ nữ thời đại càng không chấp nhận chế độ đa thê.
Haizzz… nhưng thế giới đâu thể vì một người mà thay đổi, chỉ có con người học cách thích nghi với thế giới mà thôi. Tôi không tin những nhân vật hoàng đế trong tiểu thuyết tình cảm có thể bỏ cả tam cung lục diện mà độc sủng một người. Thứ nhất, họ đều là đàn ông phong kiến, xem mình như trung tâm và đàn bà có nghĩa vụ quay quanh phục tùng chồng. Thứ hai, hoàng đế luôn vướn phải trách nhiệm, họ phải vì đại cuộc làm trọng, có lúc phải dùng hôn nhân chính trị để tìm kiếm hòa bình. Bất khả kháng như thế, biết trách ai đây? Còn trường hợp của Lê Hoàn, anh ấy quá coi trọng nghĩa ơn, dù tình yêu của anh lớn đến đâu thì tôi vẫn không có sức nặng bằng 3 bà vợ này cộng lại. Gỉa dụ tôi dựa vào tình cảm mà ép buộc Lê Hoàn chỉ sống một vợ một chồng, có lẽ anh sẽ đồng ý nhưng lương tâm không bao giờ yên và đàn trẻ thơ là những nạn nhân vô tội. Bọn trẻ, tôi không thể yêu chúng như con ruột, xin thứ lỗi vì tôi không phải bồ tát. Nhưng ít nhất tôi không ghét bỏ, không trút thù oán lên đầu trẻ con. Tôi cũng sẽ mỉm cười khi nhìn thấy chúng sở hữu một vài đường nét của cha, dòng máu của anh chảy trong người đứa bé, tôi không tìm ra lý do để xem chúng như kẻ thù.
Có lẽ sau giặc Tống thì cuộc chiến mới của tôi chính là gia đình. Tôi phải làm sao để cảm thấy thoải mái với sự chung đụng này? Có lẽ tôi nên học cách làm lơ và thông cảm. Học cách chấp nhận những khuyết điểm trong cuộc sống. Tôi đã có Lê Hoàn, tôi không thể quá tham lam mà thôn tính cả quan niệm, lối sống và quá khứ của anh. Một nhà văn người Pháp đã từng nói thế này: “Con người hạnh phúc ở mức mà họ nghĩ.”
-Thái hậu nương nương…
Lý Ngọc Lâm kéo tôi ra khỏi dòng suy tư mênh mang. Tôi thu lại bộ dạng ngớ ngẩn để nở nụ cưới marketing chuyên nghiệp.
-Trà này không tệ nhỉ, Lý vương phi?
Ngọc Lâm sờ sờ tách trà, cười hiền
-Ngon lắm, đa tạ Thái hậu.
-Uhm… các vị vương phi cứ tự nhiên, dạo này ai gia thấy buồn chán, gọi mọi người ra như vậy… không biết có phiền hà quá không?
Phương Thúy Diệu điệu đà châm trà vào tách cho tôi, giọng nói dịu dàng có thể ru người ta ngủ:
-Thái hậu chớ nói vậy, đây là phúc phận của tỉ muội thần thiếp.
Tôi cười cười, nhận trà của Diệu. Trong số ba người, cô gái này đẹp nhất, cũng có tố chất nhất. Dù rằng bề ngoài mềm yếu nhưng không có nghĩa là bản chất cũng thế. Có khi phụ nữ phải tỏ ra nhu nhược, yểu điệu thì đàn ông mới thích. Tôi nhìn ngắm một lát, thỏa chí hưởng thụ mỹ nhân rồi mới hỏi người nãy giờ im lặng
-Nghe nói dạo này Đỗ vương phi không khỏe, bị thai hành?
Đỗ Nghi Lan vô thức sờ bụng cười bẽn lẽn
-Tạ Thái hậu đã quan tâm, lần mang thai thứ hai này không khỏe như lần trước, chắc là do thần thiếp vừa bị cảm mạo, ảnh hưởng tới thai nhi…
Tôi gật đầu, sai Tiểu An đem một cây nhân sâm ra, đưa cho Lan và Lâm:
-Đỗ vương phi và Lý vương phi đem thứ này về, nghe nói là loại để dưỡng thai. Chú ý ăn uống điều độ, đi bộ buổi sáng, như thế mới tốt!
Hai người nhận quà, cảm ơn rối rít. Hai cái thai chêch lệnh nhau vài tuần, tính ra cũng tiện, chăm sóc một lượt được cả hai người. Lại huyên thuyên chuyện trời chuyện đất một lúc, tôi khuyên bọn họ không nên vì chồng vắng nhà mà sầu lo. Lê Hoàn vì nước, chuyện lớn nhỏ đã đủ mệt rồi, ba bà vợ này mà còn náo loạn thì anh sẽ điên lên mất, phải củng cố tinh thần, để 3 chị an phận ở trong vương phủ. Ngày tháng còn dài, sau này chúng ta sẽ còn có khối chuyện để tranh cãi, kiếp chung chồng nào có ai vui vẻ gì…
Nói mãi, nói một lúc thì Ngọc Lâm mới ngập ngừng hỏi:
-Sao không thấy Dương quyến nữ đâu, lâu rồi không gặp, hình như nàng ấy vẫn chưa xuất giá, Thái hậu nhỉ?
Nghi Lan lập tức mắt sáng rỡ, nhìn tôi chờ đợi. Thúy Diệu thì điềm đạm hơn, nàng ta cúi đầu nhìn lòng bàn tay nhưng bộ dạng hóng chuyện thì không qua được mắt tôi. Hóa 3 cô này đều tò mò về Kiều Nga, thảo nào từ nãy giờ cứ úp úp mở mở, bộ dáng kém tự nhiên. Vì sao họ lại quan tâm tới Kiều Nga? Tin Dương quyến nữ chết không được công bố, cung nhân trong triều cũng không nhiều người biết, các nàng không hay biết gì cũng phải.
Tôi nhìn chung trà đã ngụi, tự nhiên lòng cũng lạnh đi
-Muội muội của ai gia… đoản mệnh, đã mất năm trước rồi!
Ba người không hẹn mà trợn mắt. Ngọc Lâm kinh ngạc khó tin, cô ấy không phải loại người kín đáo, suy nghĩ đều lộ ra mặt cả. Nghi Lan thì cũng bất ngờ nhưng không lâu sau liền thu hồi biểu cảm kia, chia buồn với tôi mấy câu. Thúy Diệu lại trầm tư hơn, nàng ta không thân với Vân Nga vì là vợ nhỏ, về đây không lâu. Nói chung ba người ba vẻ nhưng có thể tóm tắt thành vài loại tính từ miêu tả như sau: kinh ngạc, mừng rỡ, vỡ lẽ. Còn thương xót, luyến tiếc? Xin lỗi, một chút cũng không có. Rốt cuộc thì tôi đắc tội gì mà họ lại mong tôi chết đến thế? Cả Thúy Diệu chỉ gặp Kiều Nga một lần, vốn không có quan hệ gì với nhau nhưng nàng ta cũng để lộ sự nhẹ nhõm. Haizzz… thì ra trên đời có nhiều người ghét mình như vậy, bị ghét và nguyền rủa riết rồi cũng chết!
Mùa hạ lại tới, phượng vĩ tím cũng nở vào mùa hè. Ngay cổng vào Tây thành có một cây như thế, đẹp vô cùng. Thời tiết có nóng lên chút ít nhưng sống giữa kinh thành lẫn trong rừng núi thế này, muốn ngày hạ oi bức cũng không dễ. Gần đây hoạt động của Nam thành tăng mạnh, từ sau vụ bê bối của Tứ trụ, nội bộ triều đình vốn không vững lại càng lung lay. Đinh Toàn mặc long bào, ngồi ngai vàng nhưng không mang tới sức nặng trong lòng dân, quân và quan. Nước có chủ mà cứ như không, quyền lớn rơi vào tay người khác họ, nói thế nào thì cũng không hợp đạo lý, bị nghi ngại hay phản đối là rất bình thường. Có lẽ vì lý do này mà ngôi vua phải nhường lại, nhất là khi nạn ngoại xâm trực tiếp uy hiếp bờ cõi đất nước, toàn dân và toàn quân cần có một điểm tựa để tin tưởng và đấu tranh.
Tôi chậm rãi dạo trong Tây cung, theo phía sau, như mọi khi, là 12 cô a hoàn trẻ trung, họ im lặng bước, nghe tôi thở dài, nhìn tôi ngẩn mặt ngắm bầu trời, cúi đầu trông bầy cá, nhặt cánh hoa rơi hay trầm ngâm dõi theo con bướm. Sau đó các nàng kết luận: Thái hậu vì nước non mà lao tâm khổ tứ!
Ây da, làm Thái hậu dễ thật, đóng kịch chút xíu lập tức được dán mác “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Bây giờ đúng ra tôi đã ngủ thẳng cẳng ở trên giường rồi, nhưng khổ nổi cơm trưa lỡ ăn tới 3 chén, bụng trướng ra, phải đi qua đi lại một chút cho tiêu bớt, nhân tiện làm mỹ nhân ưu sầu luôn.
Cứ đi một hồi thì không ngờ ra tới cổng thành. Cây phượng vẫn đẹp như năm trước, tôi lại muốn tới gần nhìn xem một chút. Cả Hoa Lư này chỉ có duy một phượng vĩ tím cổ thụ, trùng hợp thế nào lại mọc ngay Tây thành đại môn. Khi tới mùa, cái cây trổ đầy hoa, màu tím lấn áp màu xanh của lá, rũ tán xòa xuống cổng thành, tạo cảm giác mềm mại rất nghệ thuật.
Tôi nắm váy, kéo theo cái tà dài thòn lòn đầy họa tiết chim phượng mà rảo bước về cổng thành. Đến gần một tí tôi mới phát hiện mình không phải người duy nhất bị vẻ đẹp này thu hút. Cái người kia, áo đen, ngọc quan bạc, giày ủng, còn vác kiếm theo, không phải Nhiếp chính vương thì là ai? Ý nghĩ này xoẹt qua 3 giây, tôi lập tức đánh một vòng cung, đổi hướng quay trở lại Vân Sàng điện. Đám cung nữ không theo kịp phản ứng của tối, đội ngũ bỗng có chút loạn. Hình như có một nàng bị giẫm vào chân, kêu khẽ một tiếng. Tôi thở dài thầm nghĩ, muốn chuồn êm cũng không xong. Qủa nhiên phía sau liền có tiếng gọi:
-Thái hậu nương nương xin chậm bước!
Chậm? Không có đâu! Tôi xác định từ trái nghĩa của “chậm” là “nhanh”, liền tăng vận tốc lên gấp đôi. Người ngoài sau chắc cũng nhìn ra tôi giả điếc nhưng lại không đuổi theo. Tôi về tới nhà bình an vô sự, ngồi xuống giường, thở hổn hển vỗ ngực trấn an. Thôi cứ thực hiện chiến dịch 3 KHÔNG là không biết, không nghe, không thấy, coi như thành công phất lờ cái người kia. Dạo này tôi bị họ Lê khủng bố tinh thần. Mức độ tăng dần từ đánh bom liều chết, sang xả súng vào người vô tội rồi bắt cóc trẻ em làm con tin, cả việc ném bom hạt nhân vào khu dân cư cũng thực hiện nốt! Chính phủ trong tôi hết sức hoảng loạn, trùm khủng bố này ghê quá, gặp ở mọi lúc mọi nơi, có hôm đi nhà xí còn thấp thỏm lo âu… Haizzz, thôi cứ gặp đâu tránh nấy, một điều nhịn bằng chín điều lành.
Vụ việc này bắt đầu từ cái hôm Lê Hoàn đi vào điện và giơ một cái trâm cài tóc lên:
-Thái hậu, đây có phải đồ người đánh rơi không?
Tôi nhìn hiện vật mà toát mồ hôi lạnh. Anh ta kiếm ở đâu ra thế? Tôi rõ ràng đã đi lục tung bụi cỏ nhưng không thấy đồ đâu. Sao bây giờ nó nằm trên tay Lê Hoàn thế này? Gỉa ngu, đúng rồi, giả ngu là thượng sách!
Tôi nheo nheo mắt nhìn, rồi quay qua Tiểu An:
-An An, ai gia có tuổi rồi, mắt hơi kém. Ngươi nhìn xem kia là thứ gì?
Tiểu An biểu lộ sự ngạc nhiên một cách bí mật. Hóa ra Thái hậu già rồi! Nàng ra đi tới, lễ phép nhận trâm rồi đưa đến cho tôi
-Bẩm Thái hậu, là một cây trâm ạ!
-Ờ ờ… “châm”? Ôi dào, mấy ông thái y thật là bất cẩn, kim châm cứu cũng để rơi vãi lung tung, ai gia phải đến Ngự y phòng giáo huấn một phen!
Nói là làm, tôi liền đứng dậy. Tiểu An vội vã đính chính
-Không, không phải Thái hậu… là “trâm” ạ, một cây trâm phượng!
-À à… trâm? Haizzz… ai gia có tuổi rồi, tai không thính nữa, nghe thế nào lại lầm!
Tôi quay về chỗ cũ, còn đưa tay ra với Tiểu An
-An An, đỡ ai gia ngồi xuống, tuổi tác cao rồi, xương cốt không linh hoạt nữa…
Cô hầu trợn tròn mắt. Thái hậu sao thoáng cái đã già nhanh như vậy??? Tôi ngồi xuống ghế mỹ nhân, giả vờ ho mấy cái như kiểu bà lão hay cảm cúm.
-An An, rót cho ai gia tách trà, dạo này thời tiết thất thường, bệnh cũ của ai gia lại tái phát, haizzz… tuổi cao thật khổ!
Cô gầu lại ngỡ ngàng đi rót trà, tôi còn nghe nàng ta lẩm bẩm: “Thái hậu còn chưa 30 mà….?” Lê Hoàn từ đầu đến cuối bị xem như không khí, kiên nhẫn nhìn tôi đang lão hóa sớm, ánh mắt có thích thú, có đùa cợt, có buồn cười và có cả thưởng thức. Tôi uống hết tách trà, cường điệu rặng ra mấy cái ho, đang chuẩn bị nói mệt mỏi muốn nghỉ lưng thì Lê Hoàn chợt lên tiếng:
-Thái hậu nương nương, vậy cái trâm này chắc là của người rồi?
-Uhm? Trâm nào?
Tiểu An chen vào:
-Là cái trâm vương gia mới đem tới, thái hậu cũng mới hỏi
-Có hả? Haizzz… người già hay bị lẫn ấy mà! Ai gia gần đây quên nhiều chuyện, khó trách… chặc chặc chặc…
Lê Hoàn khoanh tay trước ngực, không cho tôi tiếp tục diễn kịch
-Thái hậu! Vậy người nói xem, CÓ PHẢI cây trầm phượng này là của THÁI HẬU không?
Tôi bóp bóp trán, suy nghĩ rất lâu rồi lại quay qua hỏi:
-An An, ai gia không nhớ rõ nữa, ai gia có cây trâm nào như thế không nhỉ?
Tiểu An thở dài thườn thượt, thương cảm cho sự “già nua” của tôi
-Bẩm thái hậu, trong hoàng cung này, tất cả trâm loan, trâm phượng, áo bào hay khăn tay, hài đi chân,… thứ gì có hình phượng đều là của Thái hậu hết!
-Ờ thế à, ai gia đã có tuổi…
Tôi chưa kịp nói xong điệp khúc có tuổi thì Lê Hoàn đã cắt ngang:
-Vậy phiền Thái hậu giải thích vì sao vật này lại nằm trong hốc cây bạch đàn ở bên hong cung điện?
Chết chửa? Thì ra là bị rơi vào hốc cây, thảo nào kiếm cả buổi không thấy. Lê Hoàn có ý gì đây? Săm soi một cây trâm, chạy tới tận cửa tra khảo, không phải là phát hiện ra gì rồi chứ? Không được, không thể tỏ ra yếu thế. Một Nhiếp chính vương làm gì có quyền ra khảo Thái hậu. Nghĩ tới đây, tôi quay quắc 180 độ
-Vương gia thật là rỗi rãi, chuyện công sự đến đâu rồi mà còn chạy tới đây tán gẫu? An An! Cất trâm vào rương, sau đó tiễn khách, ai gia muốn đi nghỉ rồi. Vương gia có chuyện gì thì mai tới vấn an đi!
Tôi bật dậy, đi phăng phăng vào tẩm phòng. Tiểu An kêu í ới
-Không phải xương cốt Thái hậu không linh hoạt sao? Để nô tì đỡ…
Tôi không thèm quay đầu, nói với nàng ta:
-Nhiều chuyện, tiễn khách đi, trà của ngươi dùng nước gì pha mà có mấy con kiến bơi bì bõm thế?
Tiểu An bị lật tẩy, lẩm bẩm: “Ơ… không phải Thái hậu mắt bị mờ sao?”
Tôi quát lên
-Nói gì đó? Dám nói xấu sau lưng ai gia?
-Uả? Không phải thái hậu tai kém sao?
Tôi mặc kệ cái An An ngốc hết thuốc chữa, cũng mặt kệ gã họ Lê đang nén cười mà đi thẳng vào giường, trùm mền, ngủ!
.
.
Sau đó ít lâu lại xảy ra một vụ khác. Cái khoảng đất nhỏ bên cạnh cung Vân Sàng một đêm nọ tự nhiên hóa thành biển hoa quỳnh. Tôi ngơ ngẩn ngắm biển hoa trắng mút, sáng lên dưới bầu trời đen. Miệng lắp bắp hỏi A Mẫn
-Cái… cái này… ở đâu ra thế?
Tên nô tài kính cẩn đáp
-Bẩm Thái hậu, Nhiếp chính vương vừa cho trồng hôm qua ạ!
Tôi hít một hơi lạnh, đảo mắt mấy vòng rồi đột ngột nhìn thấy một người đã đứng ôm cây đợi thỏ từ lúc nào. Giờ phút này, hắn đang ngồi trên cành cao, quan sát phản ứng của tôi
-Người đâu? Đem đốt hết cái vườn hoa này đi! Ai giơ trời sinh ghét nhất hoa quỳnh!
Nói rồi liền hóng hách xoay người rời đi. Thế là giai đoạn bị khủng bố chính thức bắt đầu, Lê Hoàn từng bước vạch trần sự hiểu biết kém cõi của tôi, hỏi tới vài chuyện riêng của Vân Nga và tiên đế. Ánh mắt của anh ngày một nham hiểm, không biết an phận nữa. Anh cứ lừ lừ nhìn tôi, giống như lạc đà sa mạc nhìn suối nước, như chó nhìn khúc xương, như mèo nhìn con cá, như diều hâu nhìn đàn gà, như sư sãi nhìn thịt lợn, như…. Haizzz… túm lại là rất khủng khiếp!
Tôi có thứ cảm giác chẳng lành, giống như con vịt bị nhốt sẵn trong chuồng, bất cứ lúc nào cũng có thể bị bắt ra, ném lên thớt, làm món mì vịt tiềm. Huhuhu… sau này có mướn, tôi cũng không dám đi lừa lộc cái gã họ Lê này nữa, giá phải trả hình như hơi đắt.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.