Kỳ Sử Dương Hậu

Quyển 1 - Chương 28: Những “tin vui” trong năm Giáp Tuất

Hoa Ban

26/05/2014

Năm Giáp Tuất (974), Thái Bình năm thứ 5, Tống Khai Bảo năm thứ 6.

Năm này có quá nhiều chuyện vui.

Trong hoàng thất, chị em tôi hồ hởi đón chào Đinh Toàn (丁璿) – con trai đầu tiên của Vân Nga, thằng bé sinh vào mùa hè, chân tay bụ bẫm tròn trịa, mấy ngày sau mở mắt mới phát hiện đôi mắt kia quá giống Đại Thắng Minh hoàng đế. Nhà vua vui mừng như điên, mở tiệc hai ngày chiêu đãi quần thần. Vậy là nổi lo không con của Vân Nga đã mất bóng, địa vị của chị vì con trai càng lên cao không có dấu hiệu ngừng. Sinh sau Đinh Toàn một ngày là Đinh Quế Nguyệt – con gái Phạm Kiều Oanh. Sinh trước Đinh Toàn một ngày là Lê Long Cân (không tìm thấy tư liệu) – con trai của Lê Hoàn với vợ cả Lý Ngọc Lâm. Tôi không biết nàng Lâm giỏi hay họ Lê kia quá tài, hai năm đã sinh 2 đứa. Quên nói tới đứa con trước đó của Lý Ngọc Lâm cũng là con trai, tên Lê Ngân Tích (黎銀錫). Như vậy Lê Hoàn có luôn 3 baby: Lê Long Thâu, Lê Ngân Tích và giờ là Lê Long Cân .

Thành tựu của hắn chưa dừng ở đây, cuối năm Qúy Dậu, nhà họ Lê lại rước “bà ba” vào cửa – Phương Thúy Diệu. Nàng này đã nằm bệnh một năm sau cú sock tâm lý. Ăn vạ ở phủ tướng lâu như thế, cuối cùng không chịu về nhà nữa, làm vợ chủ nhà luôn! Tôi đã gặp qua nàng ta một lần. Vô cùng yểu điệu thục nữ, rất giống hình tượng Lâm Đại Ngọc đa sầu đa cảm trong Hồng Lâu Mộng. Thấy trăng tà lòng nàng phiền muộn, thấy liễu rũ lòng nàng xót xa, thấy cá trong chậu sẽ đem đi thả, thấy hoàng hôn đẹp liền làm xuất khẩu thành thơ, thấy lá vàng rơi hay mưa rả rích sẽ tự nhiên nhỏ lệ. Haizzz…. Chịu hết nổi cái cô này, liễu yếu đào tơ như Phương Thúy Diệu quả thật cần một đại anh hùng đi kèm mới xứng đôi, tiểu thuyết đều viết như thế mà. Khó trách hoàng đế ban tặng bút tích “Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”

Đại hôn rất hoành tráng, gả vào nhà họ Lê là phước đức ba đời của họ Phương nhà nàng. Thử nghĩ xem, đã mất trinh tiết, lại là con viên quan nhỏ, nhan sắc cũng không đệ nhất thiên hạ, ấy vậy mà đường hoàng lên làm “Lê tam phu nhân”. Lê Hoàn đối với chuyện này rất trang nghiêm mà công bố một câu: “Diệu Nhi không phải thiếp, mà là chính thê, cả ba phu nhân đều là bình thê, ta hy vọng các nàng chung sống hòa thuận”

Tôi muốn rống lên “hòa thuận cái đầu anh!” Lê Hoàn chẳng lẽ không hiểu bản chất của phụ nữ? Đời nào đàn bà chung chồng có thể dùng từ “hòa thuận” mà mô tả. Đàn bà ai cũng biết ghen, làm vợ nhà giàu lại càng hay ghen. Họ sẽ tranh đua sủng hạnh, tranh đua vàng bạc, vải vóc, tranh đua con cái, tranh đua sắc đẹp. Nhìn lại thì cả ba cô đều là mỹ nhân, so với phụ nữ nhà nông ở Đại Cồ Việt thì đẹp chán. Lý Ngọc Lâm về sau tôi mới biết là cô ấy lớn tuổi hơn Lê Hoàn, là cháu gái của một viên quan nhỏ ở Châu Ái. Năm Lê Hoàn mất cha mẹ thì được ông ấy nhận nuôi. Cha nuôi của anh mang số sát thê, cưới 3 vợ chết cả 3, tuổi xế chiều chẳng có mụm con nên nhận nuôi con gái út của bà chị ruột, nàng là Lý Ngọc Lâm. Khi Lê Hoàn 13 tuổi về nhà họ ở thì Ngọc Lâm đã 17. Năm 17 cha anh mất, nguyện vọng là gửi gắm “chị gái nuôi” cho Lê Hoàn. Hình thức “gửi gắm” là để họ kết thành phu thê.

Lạy chúa, hắn ta cưới vợ già từ thuở 17 cơ đấy!? Vậy là họ cưới nhau đã 14 năm, thế mà chỉ mới có con hai năm qua, không lẽ 12 năm đầu Lê Hoàn tu hành? Đúng là khó hiểu.

Lý Ngọc Lâm lúc nhỏ đã được nhận nuôi, cậu của nàng tuy không làm quan lớn nhưng cũng khấm khá vì có bổng lộc. Nàng không phải một nắng hai sương ở ruộng đồng nên da dẻ đẹp, bàn tay mềm mại của con nhà giàu, hiện tại vẫn trẻ lắm, chưa có dấu hiệu lão hóa.

Sau Lý Ngọc Lâm là Đỗ Nghi Lan, năm nay cô nàng vừa 25 tuổi. Tình sử của Nghi Lan với Lê Hoàn thì bạn biết rồi đấy, cũng có tiềm năng dựng thành phim ghê. Tình yêu giữa anh hùng và con gái kẻ thù, vô cùng kích thích, vô cùng gây cấn và đã có cao trào – chính là Lê Long Thâu – con trai trưởng của Lê Hoàn. Năm nay thằng bé 3 tuổi rồi thì phải, nhỏ hơn Lang nhi một tuổi.

Ôi, ba tiểu quỷ nhà họ Lê, đứa mới chập chững, đứa còn nằm nôi, đứa mới ra đời, thật là nheo nhóc! À còn một đứa thứ tư quên kể tới, nó vẫn còn trong bụng mẹ, là con của Tam phu nhân. Tính theo thai tháng thì rõ ràng là có trước đám cưới nhưng chắc chắn không phải con hoang. Nói như thế có thể suy ra Lê Hoàn làm chuyện bậy bạ rồi lấy hôn nhân đền bù. Thật là xấu mặt cho Điện tiền chỉ huy sứ, tôi rất muốn mắng người, còn chuẩn bị sẵn thành ngữ kiểu như “đói quá ăn quàng”, “hoan dâm vô độ”, “ngựa quen đường cũ”, “trâu già gặm cỏ non”, “chán cơm thèm phở”… ôi hết từ vựng rồi, tôi muốn bổ sung thêm tiếng anh rằng anh ta có tố chất “motorboating”. Đừng tưởng từ này là “thuyền bằng động cơ”, nó là tiếng lóng, ý chỉ đàn ông có đầu óc đen tối, hay nghĩ về cơ thể phụ nữ và… vì niềm khao khát xấu xa mà mất ngủ hàng đêm!?



Được rồi, tác giả đã bổ sung kiến thức thành ngữ và vocabulary cho bạn đó, nói cảm ơn đi! =))

Bây giờ Lê Hoàn sướng rồi, ngồi hưởng ba vợ, rất có phong cách đại gia nuôi kiều nữ. Chết tiệt, anh ta có nhiều người để ôm ấp như thế mà vẫn chưa bỏ thói hái hoa bắt bướm, còn dám xuất hiện với tần suất ngày một cao trên nhánh bạch đàng ở cửa sổ phòng tôi. Tôi biết ngoài kia còn mấy trăm nàng luôn “tình nguyện chịu chết” vì hắn nhưng xin lỗi, còn lâu mới có tôi trong đó!

-Kiều Nga! Muội nhẹ một chút, xé rách cái áo của Toàn nhi bây giờ!!!

Vân Nga kêu thất thanh nhưng đã muộn màng, cái áo nhỏ xinh xắn đã hóa thành vải vụn. Vân Nga xuýt xoa lật tới lật lui, xem ra chị không thể vá lại rồi. Tôi làm mặt hối lỗi nhìn chị, Vân Nga lườm lườm mà chấp vấn

-Dạo này sao thế? Uống trà thì vỡ tách, hoa vừa cắm vào lọ đã bị vặt trụi, thay áo cho Tiểu Toàn thì làm rách, đi đường gặp hòn sỏi cũng giơ chân đá, trâm tóc, hoa tai thì ném lung tung… còn cái cửa sổ nữa, tại sao muội sai A Mẫn đóng lên mấy trăm cây đinh… ? Kiều Nga, rốt cuộc ai chọc giận muội vậy???

Tôi trề môi nghe chị liệt kê thành tích phá hoại của mình, rất muốn khiếu nại đến phủ tướng đòi bồi thường nhưng như vậy chẳng khác nào vạch áo cho người xem lưng. Tôi bắt đầu tìm lý do trên trời dưới đất, kiểu như kinh nguyệt không đều, suy âm thịnh dương, năm nay là năm hạn, thời tiết oi bức, tóm lại là đủ thứ lý sự nhưng không nhắc tới Lê Hoàn. Vân Nga lúc hiểu lúc không, toàn nhìn tôi bằng cặp mắt bới lông tìm vết.

Vân Nga đã hết ba tháng ở cử, bắt đầu đi lại bình thường. Công việc nuôi nấng Toàn Nhi chỉ do hai chị em tôi đảm trách, chị không để a hoàn nhúng tay vào. Tôi dùng vốn kiến thức hiện đại để chăm sóc thằng bé và tỉ tỉ. Lúc chị có thai, ngự y căn dặn phải hạn chế đi lại, nằm trên giường và ăn nhiều thịt cá. Tôi lại khuyên chị đi bộ mỗi sáng để điều hòa cơ thể và dễ sinh hơn, kết hợp vài động tác nhẹ dành cho bà bầu. Thức ăn vẫn có thịt cá nhưng không thể thiếu rau xanh, hoa quả, như vậy mới đủ chất. Việc này làm mấy ông lão ngự y vô cùng bức xúc nhưng Vân Nga thì nghe lời tôi răm rắp. Bọn họ “khiếu nại” lên hoàng thượng, vua cũng lo lắng đòi tôi giải thích. Vậy là tôi tốn một vũng nước bọt để nói về cấu tạo cơ thể phụ nữ, sự giãn nở cổ tử cung, tư thế nằm của bào thai, dây rốn nuôi dưỡng đứa trẻ rồi thêm cái quá trình lâm bồn mà bà mẹ chịu nhiều đau đớn và nguy cơ tử vong. Thời này không có kĩ thuật sinh mổ mà chỉ sinh tự nhiên, rủi ro rất cao và cũng có nhiều người vì khó sinh mà chết. Đinh Tiên Hoàng nghe rất chăm chú, tôi chẳng biết ông ấy có thể hiểu mấy phần nhưng rõ ràng bệ hạ rất nghiêm túc nghe tôi nói. Tôi khôn khéo thêm vào vài khái niệm trừu tượng được ưa chuộng thời cổ đại như là “âm dương”, “thai khí”… nói hươu nói vượn một chút thế là hoàng đế gật đầu, cho phép tôi làm đại phu tại gia cho Vân Nga. Sau lần đó tôi để lại ấn tượng không nhỏ cho mấy lão thái y. Xin đừng hiểu lầm, “ấn tượng” ở đây không phải cái gì tốt đẹp mà chính là khiến họ lầm tưởng tôi là loại…. gái hư. Cũng phải thôi, tôi nói năng quá lộ liễu, còn vẽ mấy thứ kia ra giấy khiến các bô lão phải đỏ mặt, ho khang, Vân Nga thì thôi rồi, trốn luôn trong phòng. Chỉ có Đinh Tiên Hoàng là bình tĩnh nhất, còn dám đặt câu hỏi: “Ngực hoàng hậu không lớn thêm, có phải không đủ sữa không? Trẫm có cần tìm một thiếu phụ có con cho hoàng nhi bú?”

Vân Nga lén lút sau tấm rèm vải nghe vậy mà nhìn xuống ngực, còn bóp bóp xoa xoa, rồi giương cặp mắt đáng thương nhìn bệ hạ. Tôi lấy hết sức bình sinh để nhịn cười sau đó giải thích cực kì chuyên nghiệp: “Ngực to hay nhỏ không liên quan tới lượng sữa. Kích cỡ ngực do mô mỡ quyết định, còn sữa là nằm ở tuyến sữa cơ!”

Hoàng đế chỉ hiểu câu đầu, ông chả biết cái gì là “mô mỡ” và “tuyến sữa” nhưng nghe nói không có vấn đề liền yên tâm. Và kết quả là phương pháp chăm sóc bà bầu đã không khiến ngài thất vọng. Vân Nga sinh con đủ tháng, chỉ hai giờ đã xong, không vật vã khổ sở, suốt thời kì mang thai chị cũng tươi tỉnh hồng hào, không như các bà bầu lúc nào cũng đi đứng lề mề, trốn gió trốn nắng đến xanh xao.

Tôi lại tiếp tục sự nghiệp bảo mẫu, đem baby đi phơi nắng sớm để cứng xương, không cho mặc quá nhiều lớp vải, sai người đàn hát tạo âm nhạc để kích thích trí tuệ phát triển, cho bé nếm các thứ mùi vị và trò chuyện để giúp bé phát triển kĩ năng giao tiếp. Đinh Toàn 4 tháng rưỡi, tôi cũng hóa thành gái một con. Có thằng bé, Vân Sàng cung vui tươi hơn, tôi cũng tìm ra phương thức lấy bận rộn quên sầu. Còn sầu cái gì thì bạn biết rồi đấy, thôi bỏ đi, nhắc lại làm gì… vốn chỉ là người xa lạ, duyên không có, phận chẳng thấy đâu, lo nhiều chóng già!

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện bách hợp
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

ngôn tình sắc

Nhận xét của độc giả về truyện Kỳ Sử Dương Hậu

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook