Kỳ Sử Dương Hậu

Quyển 2 - Chương 16: Vân Nga may áo cho vua

Hoa Ban

02/06/2014

-Thái hậu vừa nói cái gì???

Phạm Cự Lạng trợn mắt, há họng, bộ dáng ngạc nhiên rất khoa trương khi nghe tôi nói xong. Tên này bị ngốc hay bị lãng tai? Nói đến thế mà còn không hiểu… Tôi quý phái cầm tách trà sen thượng hạng lên, lại tao nhã nhấp một ngụm trước cái nhìn có tia X-quang của Phạm Cự Lạng. Chờ cột kiên nhẫn của hắn tuột gần hết máu mới từ bi lên tiếng:

-Ai gia nói là, muốn Phạm đại tướng giúp đỡ khoáy động lòng binh. Trước giờ uy tín của Nhiếp chính vương trong thành Tràng An không hề nhỏ, dám chắc quân sĩ trong ngoài đều có thiện cảm với Lê Hoàn. Nay ngài nhồi nhét vào đầu họ ý tưởng “chọn vua”, rất có thể họ sẽ kích động đòi suy tôn Lê Hoàn. Chờ khi thời thế thuận lợi, ai gia sẽ giả vờ thuận theo quân binh mà tôn bệ hạ lên ngôi vị. Ta nói thế, ngươi nghe rõ chưa, đừng bắt ai gia nói thêm lần nữa!

Phạm Cự Lạng vẫn thô lố hai mắt, môi mấp máy chưa nói nên lời. Trong này chỉ có tôi và hắn, hoàn toàn bí mật. Sau một hồi dài im lặng, Lạng mới e dè nhìn tôi

-Hoàng thái hậu, người đang thử mạc tướng sao?

Tôi đặt mạnh cốc trà xuống bàn. Cái tên chết tiệt này, ngồi nghĩ cả buổi hóa ra chỉ nghĩ được như thế. Sao Lê Hoàn lại giao cả Nam thành cho gã thiếu não này chứ?

-Phạm Cự Lạng! Ngươi muốn ai gia nói bao nhiêu lần nữa? Bây giờ Toàn nhi còn chưa đủ 7 tuổi, giặc Tống thì sắp đánh vào. Cái trụ cột này còn chống được bao lâu? Lê Hoàn làm vua thì mới tạo dựng được niềm tin, so với Toàn nhi thì vững chắc hơn nhiều. Ai gia chỉ nghĩ cho đất nước, phen này nhất định phải thắng, bằng mọi giá phải thắng… Chỉ có Lê Hoàn mới đủ bản lĩnh tạo nên kì tích. Ngươi có tin hắn không?

Phạm Cự Lạng liền nghiêm mặt. Sau khi nhận định đây không phải cái bẫy, anh ta mới thận trọng đáp

-Dĩ nhiên thần hoàn toàn có niềm tin vào Nhiếp chính vương, chỉ là… Thái hậu đành lòng từ bỏ ngai vàng của họ Đinh sao? Về sau, người cũng không còn là Thái hậu, như vậy cũng không nuối tiếc sao?

Tiếc cái gì chứ, không làm Thái hậu thì làm Hoàng hậu. Tôi rất muốn nói như thế nhưng xét thấy không nên tiếc lộ tương lai, đành tiếp tục tỏ ra ta đây vĩ đại:

-Họ Đinh phúc khí không bền, không nên vì tư lợi mà chiếm giữ ngôi vua. Ai gia xem trọng giang sơn xã tắc, quan tâm cuộc sống người dân, chỉ mong bờ cõi Đại Cồ Việt đứng vững trước mọi thế lực ngoại bang. Ngai vàng thì có đáng gì khi phải làm vua bù nhìn, làm vương một quốc gia lệ thuộc? Huống chi Lê Hoàn là người có tài, có đức. Ngôi vua trao vào tay hắn, ai gia thấy trong lòng rất an tâm…

Phạm Cự Lạng rưng rưng nước mắt cảm động. Hóa ra Cồ quốc có một vị Thái hậu tấm lòng rộng như biển, cao như bầu trời, làm mẫu nghi thiên hạ xem dân như con, không vì danh lợi mà coi nhẹ quốc gia, sự vĩ đại này sánh bằng Bồ Tát tái sinh, Bà Tiên giáng trần, Đức phật hạ thế!!! Lạng ôm ngực nghẹn ngào, dường như cảm thấy bản thân quá bé nhỏ.

Tôi nhìn hắn biểu lộ 101 kiểu mặt nào là cảm phục, tôn sùng, thần tượng, xúc động, biết ơn,… con cáo già này có nhiều trạng thái tâm lý thật đấy! Suýt chút nữa là quỳ xuống hôn chân tôi rồi, khiếp thật!

Tôi cảm thông mà rót cho y tách trà, an ủi trái tim bé bỏng dễ tổn thương kia. =)) Lạng nhận tách trà mà cảm giác như thuốc trường sinh bất tử, uống cũng không nỡ.



-Ý của ai gia Phạm tướng quân đã hiểu, vậy thì ngài tự liệu an bài đi. Nhớ là khéo léo một chút, đừng để người ngoài phát hiện mình có tâm cơ. Nếu bất cẩn rất có thể Lê Hoàn bị hiểu lầm là sai ngươi đi sắp đặt, tìm cách cướp ngôi!

Lạng gật đầu như giã thóc, hắn mà có đuôi thì chắc chắn cái đuôi ấy đang phe phẩy ghê lắm. Chẳng thể chịu đựng lâu hơn cái mặt cáo già mà hóa thành cún con, không chừng tối nay ăn cơm chẳng vô, tôi đành nhanh chóng đuổi hắn đi. Việc này xem như xong, hy vọng họ Phạm kia sẽ làm đâu ra đấy, không để tôi thất vọng…

.

.

Gần đây Lê Hoàn không có mặt ở Đông thành hay Tây thành, anh suốt ngày quanh quẩn trong Tràng An lo đủ thứ việc. Tôi ở nơi hậu cung bốn bề tĩnh lặng, cảm giác sao quá bình yên, khác xa với chúng dân đang nhốn nháo đầu quân bên ngoài. Người Việt bao giờ cũng thế, họ luôn có một thứ quyết tâm khó chuyển dời đối với công cuộc chống ngoại xâm. Triều đình chiêu mộ hai đạo quân là nam nhân trưởng thành nhưng có không ít phụ nữ và thiếu niên cũng kiên quyết đòi theo, hừng hực chí khí.

Tràng An trở nên quá tải vì lượng người đông. Phạm Cự Lạng nhanh chóng điều động nhuệ binh chia nhau trấn các ải biên cương. Một số đạo quân nhỏ lẻ do tùy tướng làm chủ cũng nườm nượp kéo về Hoa Lư.

Thật khó mà biết rốt cuộc Đại Cồ Việt có bao nhiêu lính. Tôi hình dung cơ cấu quân sự ở đây một cách đơn giản. Quân chia làm hai loại: tinh binh và “lính biên sổ”. Tinh binh giống như “bộ đội chủ lực” của thời kháng chiến chống Pháp-Mỹ. Họ xem việc đánh giặc, bảo vệ hoàng triều là nghề nghiệp, quanh năm ở trong doanh trại, ngày ngày rèn luyện võ nghệ. Quân đội này số lượng không nhiều, khoảng hơn một đạo. Tinh binh là do quốc khố trích tiền nuôi dưỡng và đào tạo, là bộ phận nòng cốt, lợi hại nhất trong quân đội nhà Đinh.

Lính biên sổ thì tựa như quân du kích. Họ đều là tay nghiệp dư, ngày thường chăm chỉ làm nông, khi có giặc thì tham gia đánh. Cái này gọi là chế độ “Ngụ binh ư nông”. Nhà nước quản lý hộ khẩu các gia đình, biết rõ ai có con cái đang tuổi nhập ngũ (gọi là “biên sổ”). Khi triều đình cần, chiêu cáo kêu gọi thì thanh niên trai tráng phải đi. Thời hòa bình, lính biên sổ cũng phải tập dợt theo đợt. Cứ ba tháng sẽ gọi lính ở một địa phương, thay phiên nhau tuần tự vào Tràng An tham gia huấn luyện, hết 3 tháng lại được trở về nhà với vợ con. Như vậy có một lợi thế là không bị mất một lực lượng lao động và cũng không phải chi nhiều tiền để nuôi quân. Về sau các triều đại Lý, Trần, Hậu Lê… đều dùng chế độ quân sự này để xây dựng bộ máy nhà nước.

Lần chiêu mộ này vượt qua con số hai đạo mà Lê Hoàn mong muốn, bởi vì có nhiều người không thuộc diện bắt buộc cũng tình nguyện gia nhập. Giặc tới nhà đàn bà cũng đánh là như thế!

Tôi vẫn là Thái hậu Dương Vân Nga, thỉnh thoảng sẽ lấy danh nghĩa đó mà tham dự vài cuộc họp quan trọng, chuyện lớn lao nằm ngoài quyền hạn của Lê Hoàn thì do tôi quyết định. Thật ra cũng dễ lắm, chỉ cần ok là xong vì anh luôn đặt câu hỏi, khuyến mãi kèm theo một đáp án, sau đó sẽ dùng mô tuýp: “Thái hậu thấy thế nào?” Và tôi trả lời hết sức sảng khoái: “Ai gia cũng nghĩ như thế, Nhiếp chính vương đúng là đi guốc trong bụng người!” Kì thật tôi chả biết cái khỉ gió gì nhưng trả lời như vậy đều được quần thần tán thưởng là Hoàng thái hậu sáng suốt, anh minh, khà khà khà…. Lê Hoàn cũng không nhỏ mọn, để tôi cướp hết chất xám của anh, miễn sao mọi chuyện như ý là được.

Còn về Phạm Cự Lạng, haizzz…. Cái tên cáo này không phải là cáo lông trắng, cáo lông xám mà là giống lông đỏ. Khi ngại ngùng mặt sẽ đỏ như bộ lông. Tôi giao cho có tí xíu việc mà làm hoài chưa xong. Hắn truyền đạt lý luận tư tưởng của Đảng mà y như đàn bà nói chuyện phòng the, ngại ngùng, e ấp. Ngày nào cũng khều khều vài tên lính, thủ thỉ rù rì, nhìn xa xa như đang tán tỉnh người ta. Mặc dù cách này cũng phát huy hiệu quả nhưng chậm quá, hắn không có chút xíu tiềm năng làm chính trị gia gì cả.

Tôi cũng có việc riêng để làm, cụ thể là may áo rồng. Tôi gọi trưởng cung nữ của phòng Ti thải chuyên lo cung trang tới, bí mật sai bà ấy chuẩn bị áo long cổn vừa người cho Lê Hoàn. Mỗi ngày bà ấy đều tới đây từ sớm, ngồi trong tẩm phòng của tôi vá vá khâu khâu, chuyện này phải kín đáo vì lỡ có ai biết thì mắc tội. Vua còn sống sờ ra mà đi may long cổn khác chính là đại nghịch bất đạo. Tôi không khéo tay, muốn giúp cũng chẳng tự tin nhưng tôi có sáng kiến. Tôi đề nghị may thêm áo choàng họa tiết rồng, màu nhạt một chút để vua mặc khi ra ngoài. Bà cung nữ cũng thấy hợp lý liền bắt tay làm. Tất cả đều phải thêu tay trong khi thời gian gấp gáp, do đó tôi cũng không chờ được mà xoắn tay áo vào giúp đỡ, chuyện này không thể sai bọn cung nhân trong điện làm được. Bà ấy thêu hoa văn lớn, tôi thêu tiểu tiết nhỏ. Bà thêu rồng trên ngực áo, tôi giành phần ống tay, miễn sao chỗ đó khó thấy thì không ai phát hiện tác phẩm kinh động trời đất của tôi. Sau này có nhiều thời giờ, may lại áo đẹp cho anh là được rồi!

Thế là cung Vân Sàng ngày đêm chông đèn, phía sau rèm có một người thiếu nữ cắm cúi thêu long cổn cho vua. Cảnh này rất ư lãng mạn, cũng là nhờ được photoshop xóa hình bà cung nữ già ngồi đối diện đi, chỉ thấy mỗi cô gái xinh đẹp thêu xong một sợi râu liền cười sung sướng, thêu thêm một cái chân liền tự khen, thêu vảy rồng mà nhìn như bụi cỏ, lung tung hỗn độn. Tuy nhiên nàng cũng an ủi chính mình đây là sự độc đáo, trên đời làm gì tìm ra chiếc long bào thứ hai như thế!

Có công mài sắt có ngay nên kim, cuối cùng thì tác phẩm lớn cũng hoàn thành, tôi bắt đầu suốt ngày mê mẩn ngắm áo, đêm ôm nó mà ngủ, tưởng tượng xem hoàng đế của tôi sẽ oách thế nào! Haizzz, họ Phạm đáng chết, cứ rùa thế này thì bao giờ Lê Hoàn mới làm vua đây???

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net

truyện bách hợp
truyện sắc

Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.

truyện bách hợp

Nhận xét của độc giả về truyện Kỳ Sử Dương Hậu

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook