Chương 3: Cướp Lịch Thành trại, Độc Nhãn Long táng mạng Tiếp kẻ thù xưa, Cam lão lọt trùng vi
Tề Phong Quân
27/06/2014
Trong khi Trường Mâu Cam Kiến Khường hùng cứ nơi cao sơn ở giáp giới đất Thiểm Tây thuộc Đan Châu thì cách đó chừng bảy mươi dặm có trên tặc đạo họ Tăng tên Ân tước hiệu Độc Nhãn Long chiếm cứ ngọn Độc sơn, dưới
trướng tập họp được hai ngàn lâu la chuyên cướp bóc khách thương, chận
người đi đường đòi tiền mãi lộ, đánh phá các làng mạc châu, huyện đoạt
của giết người, hiếp trác phụ nữ, khiến dân chúng lầm than khổ sở vô
cùng, sống trong lo sợ không còn biết chi là ngày mai cả.
Tăng Ân tự dưng là Độc Sơn đại vương và phong cho biểu đệ y là Ma Vân Thiết Xi Tăng Đạo chức Phó đại vương.
Quan quân nhà Thanh đã nhiều lần chinh phạt nhưng nơi đó núi cao rừng rậm rất đỗi hiểm trở, chuyến nào cũng bị phục binh tử thương không biết bao nhiêu mà kể.
Vốn phường giá áo túi cơm, viên quan người Mãn bị thất trận nhiều lần, chỉ phúc trình qua loa lên cấp trên rồi yểm nhẹm hẳn vụ tặc đạo Độc sơn, án binh bất động, mặc cho anh em họ Tăng cướp bóc tung hoành, miễn là chúng không động tới bổn thân là được rồi.
Dư biết cái hèn của quan lại ty thuộc miền ấy, Tăng Ân khéo léo nhờ người lân la đem tặng phẩm đút lót, thành thử chẳng bao lâu hai bên đã giao kết rất thân.
Tóm lại, chỉ đám dân đen bỗng nhiên trở thành nạn nhân của cả quan lẫn giặc, khóc dở, mếu dở không còn biết cầu cứu vào đâu.
Đến khi Cam Trường Mâu độc chiếm Cao sơn, thế thiên hành đạo, cứu độ dân lành danh tiếng lẫy lừng, dân chúng bèn kéo cả tới khu ấy ơn nhờ che chở, lạc nghiệp an cư.
Trương Mâu còn bắn tin cho bọn đạo tặc Đông Sơn biết rằng nếu xâm phạm tới khu vực bên Cao sơn thì sẽ tức khắc bị chặn đánh không còn manh giáp mang về.
Độc Nhãn Long Tăng Ân tức lắm nhưng không dám hành động, chỉ vì y biết thành tích giang hồ và võ thuật cao siêu của họ Cam.
Cướp bóc mãi các vùng quen thuộc nghèo khó, thâu nạp chẳng được bao nhiêu, không đủ nuôi số lâu la ngày một đông trên sơn trại, Tăng Đạo bàn với Tăng Ân đánh khu Liệt Thành trại nổi tiếng giàu có, của lắm thóc nhiều, trâu bò gia súc có tới hàng ngàn con.
Tăng Ân suy nghĩ nói :
- Nhưng Lịch Thành trại thuộc khu vực Cao Sơn, chúng ta sẽ đụng tới Cam tặc đồ, việc xảy ra to.
Ma Vân Thiết Xi Tăng Đạo cười ha hả :
- Sợ tên họ Cam mãi ư? Nó một ta hai, chớ có ba đầu sáu tay đâu! Quân ta lại đông hơn. Thế nào cũng phải một mất một còn! Biểu huynh sợ y cứ việc ở lại sơn trại, mặc tiểu đệ lãnh nhận vụ xuất quân này.
Vỗ bàn, Tăng Ân chạm lòng tự ái, thét lớn khiến mấy tên lâu la đứng hầu phía xa xa trên tụ nghĩa đường sợ xanh mặt.
- Biểu đệ nói lạ! Độc Nhãn Long này đã từng tung hoành bốn bể, một tay hạ sát không biết bao nhiêu mạng rồi, lẽ nào sợ tên họ Cam đó sao? Chẳng qua thể tình cùng bọn Hắc đạo cả với nhau nên mặc cho y sống phần y. Đã vậy, đêm mai ta xuất hiện đập tan Lịch Thành trại thành bình địa, xem Cam tặc dám làm chi ta nổi!
Dứt lời, Tăng Ân hầm hầm tức giận, hối lâu la lấy rượu uống, Tăng Đạo nói :
- Biểu huynh tức giận hay hư việc, phải điểm tĩnh phân chia công tác mới mong thành tựu được.
- Cứ nói đi, ta nghe!
- Lịch Thành trại cách Cao Sơn chừng ba mươi dặm. Ta chia quan ra làm hai đạo tiền, hậu để tiếp cứu lẫn nhau. Người ngậm tăm, ngựa bỏ nhạc. Hành động mau lẹ, thâu nạp được bao nhiêu mang luôn về sơn trại. Lúc Cam tặc có hay thì ta đã về tới đất nhà rồi, muốn đánh thời đánh không sao.
Nghe Ma Vân Thiết Xi phân giải, Tăng Ân dịu giọng :
- Biểu đệ nói vậy nghe được. Vậy ta hãy sửa soạn, đêm mai thi hành ngay. Cần giữ kín mục tiêu kẻo lọt tới tai do thám của Cao Sơn.
Nói về Cam Trường Mâu tổ chức nơi sơn trại cũng thập phần chu đáo.
Một ban do thám đặc vụ có đủ phương tiện được phân phái đi khắp nơi dò xét thấy sự gì lạ phương hại cho sơn trại, phải cấp báo ngay.
Bởi vậy, Cam Trường Mâu hay tin ngay chập tối hôm ấy có cánh quân ước độ ngàn lâu la do Tăng Ân dẫn đầu kéo về phía Lịch Thành trại.
Trường Mâu mỉm cười :
- Can trường nhỉ! Bọn giặc ấy dám xâm phạm khu vực này. Âu cũng là dịp may tránh cho ta khỏi tiếng khởi hấn!
Tức khắc họ Cam điểm ba trăm mã quân cung thủ hạ sơn tiến nhanh về hướng Lịch Thành trại. Sang đầu canh hai thì tới nơi, giữa lúc mọi người trong trại đang lo sợ nhốn nháo.
Trại chủ nghe bảo Cam Trường Mâu kéo quân tới, mừng rỡ vội ra đón tiếp :
- Cam anh hùng tới vừa đúng lúc. Chúng tôi được báo bọn giặc Độc sơn đông lắm tiến gần tới đây rồi. Có lẽ chúng định cướp khu trại này.
Trường Mây gật đầu phì cười :
- Đúng như vậy chớ còn lẽ gì nữa. Vì thế, tôi mới tới đây để tiếp chúng. Tiên sinh báo cho dân trại yên trí đừng nhốn nháo. Các trai tráng thanh niên phải cầm khí giới canh phòng quanh trại, còn mọi sự mặc tôi.
Dứt lời, Cam Trường Mâu ra khỏi trại cách xa độ một dặm chia quân làm hai toán tả hữu núp ở cánh rừng bên đường tự mình cầm Trượng bát xà mâu, cưỡi ngựa đứng chắn ở ngay giữa đường đất.
Quả nhiên lát sau, đoàn lâu la Độc Sơn rầm rộ kéo đến. Độc Nhãn Long Tăng Ân đai nịt gọn gàng, hung dữ cầm đại đao đi đầu.
Tăng Ân giật mình khi nhận ra Cam Trường Mâu đơn thân đứng sừng sững ngay giữa đường liền biết ngay sự đã bại lộ và tất có mưa kế chi đây! Nhưng tiến thoái lưỡng nan, Tăng Ân đành họ lệnh cho lâu la ngừng tiến, bật thêm hồng cho sáng rồi thúc ngựa tiến tới cất tiếng hỏi lớn :
- Ai đó khá đứng dẹp sang bên cho quân ta trẩy qua.
Lầm lì, Trường Mâu hỏi lại :
- Đường này thuộc khu ta, không có sự ưng thuận của ta sao dám kéo lâu la qua đây?
Lối nói ngang của Cam Trường Mâu đủ khiến Tăng Ân nổi giận, nhưng trước khí phách oai hùng mà đơn mâu độc mã của họ Cam, Tăng Ân vội ghì cương ngựa :
- Ô hay! Đất nước của triều đình nhà Vua, ai cũng có quyền đi, sao lại nhận ẩu là của ngươi, ngăn cấm người đi?
Cam Trường Mâu cười lạt :
- Tặc đạo chuyên cướp của hiếp người cũng biết dùng hai chữ triều đình Vua tôi sao? Triều đình nào có dung tặc đạo?
Vừa lúc ấy, Ma Vân Thiết Xí Tăng Đạo tới nơi, thấy đoàn lâu la thứ nhất bị án lại, nên vong ngựa chạy lên xem.
Thấy vậy, chắc dạ hơn, Tăng Ân liền lớn tiếng bảo Trường Mâu :
- Tránh đường ta đi kẻo hối không kịp đâu!
Họ Cam phì cười :
- Hỏi cây mâu này coi nó có ưng thuận không?
Tăng Đạo thúc ngựa tiến lên nói lớn :
- Biểu huynh để tôi bắt thằng giặc này cho mà coi!
Dứt lời, y múa tít cây đại phủ xông vào đánh Cam Trường Mâu.
Họ Cam hoa mâu gạt mạnh ngọn búa bổ thương đối phương. Tăng Đạo bị rung chuyển cả người, mới biết Cam Trường Mâu có đởm lực phi thường. Tuy vậy y cũng bổ chéo một ngọn búa nữa thiệt mạnh.
Muốn kết liễu mau lẹ trận đấu giành phần thắng về mình, Tăng Ân lẳng lặng lấy cung tên nhắm ngực họ Căm bắn một phát.
Giữa khi ấy, Trường Mâu chưa kịp gạt mũi tên chênh chếch từ phía tả tới, thì con ngựa bỗng chồm lên cao có lẽ muốn theo sát Tăng Đạo, thành thử bị tên trúng giữa ức cắm nhập vào tới ngót nửa mũi.
Rống lên đau đớn, con tuấn mã khựng hẳn hai giò trước té lăn trên mặt đất, nhưng Trường Mâu nhảy xuống kịp.
Hai tên tặc đạo cả mừng cùng thúc ngựa xông tới, kẻ huơ đao, người múa búa định kết liễu cuộc đời họ Cam.
Nổi giận đùng đùng, Trường Mâu thét :
- Đồ hèn!
Quay cây mâu đi một vòng theo thế Tán Hoa Cái Đính, Cam Trường Mâu gạt bật khí giới địch sang bên, đồng thời, lẹ như chớp, đâm luôn một mũi trúng hống Tăng Ân nhào xuống ngựa.
Sợ anh bị sát hại, Tăng Đạo vội chắn ngang, liều mạng chém một ngọn nữa ngang cổ họ Cam. Bọn lâu la Độc sơn cũng ùa ra cứu Đại vương của chúng khiêng về mặt trận.
Tránh ngọn búa địch, Trường Mâu nhảy phắt lên ngựa của Tăng Ân.
Tăng Đạo rượt theo thúc mũi búa vào sau lưng họ Cam. Bọn lâu la ào tới vây chặt Trường Mâu vào giữa.
Họ Cam thét :
- Đồ chuột nhắt, ta tha cho mấy hiệp đầu mà không biết thân!
- Ôi! Chát.
Trường Mâu gạt mạnh, cây búa địch văng ra xa, Tăng Đạo toạc hổ khẩu gục xuống cổ ngựa, thúc ngựa chạy dài.
Họ Cam đuổi theo. Bọn lâu la rẽ đường nhường cho chủ tường chạy. Phi ngựa tới sát bên, Trường Mâu với tay nắm đai lưng nhấc bổng Tăng Đạo lê cao khỏi yên ngựa, quật xuống đất. Nhảy xuống ngựa, Trường Mâu chặn chân lên ngực dằn tên tặc đạo nằm ngửa trên mặt đất, khiến Tăng Đạo có cảm tưởng như đang bị phiến đá lớn đè lên ngực nghẹt thở.
- Súc sanh, đầu hàng hay muốn ta đạp bể phổi?
Tăng Đạo vòng hai tay đẫm mày ra hiệu xin hàng.
Trường Mâu nhắc chân ra, Tăng Đạo lồm cồm đứng lên trở lại nơi bọn lâu la Độc Sơn đang xúm quanh Tăng Ân.
Lấy ống tù và ở đai lưng, họ Cam thổi một hơi dài.
Quân Cao sơn núp ở hai bên rừng nhô ra chĩa cung tên vào toán lâu la Độc sơn.
Lên ngựa của Tăng Ân, Cam Trường Mâu chỉ hai tên tặc đạo nói lớn :
- Mạng cẩu trệ của cá ngươi không quý bằng con tuấn mã đang thoi thóp kia chết oan vì mũi tên bắn lén hèn hạ vừa rồi. Ta chuẩn cho năm hôm phải giải tán, đốt bỏ sơn trại đi nơi khác. Nếu trái lời, ta sẽ san Độc sơn thành bình địa. Hãy coi chừng! Khôn hồn rút lâu la về ngay.
Chờ bọn Độc sơn đi hết, Trường Mâu hạ lệnh cho quân chôn xác ngựa và rừng bên.
Dân chúng Lịch Thành trại kéo nhau tới kính cẩn tạ ơn và ân cần mời họ Cam về trại khoản đãi, nhưng Trường Mâu nhất định chối từ kéo quân về Cao Sơn ngay đêm đó.
Bọn giặc Độc sơn về đến trại, Tăng Ân lên cơn sốt nóng li bì. Vết thường tuy không nặng lắm nhưng vì lâu la ô hợp, trong khi băng bó tạm, làm nhơ chỗ đau nên nơi thương tích làm độc, ba bữa sau trở bịnh nặng, Độc Nhãn Long biết mình khó sống gọi Tăng Đạo và vợ con đến bên giường trăng trối, dặn sau này phải báo thù...
Tăng Đạo chôn cất anh họ ngay nơi sân trước đại trại. Đoạn y lấy của trong kho ra phân phát giải tán lâu la, đem gia đình Tăng Ân rời khỏi đất Thiểm Tây đi mất.
Từ đó không ai biết tin tức chúng ở phương trời nào nữa.
Hôm thứ sáu, quân do thám bên Cao Sơn về báo cho Trường Mâu biết tự sự và trình lên một tấm biển gỗ có mấy hàng chữ viết bằng sơn đen.
“Gởi Trường Mâu Cam Kiến Khương,
Ô! Thù giết cha sẽ báo. Khí giới của ta sẽ tẩm độc dược ngọn mâu của ngươi.
Tăng Tòng Hổ, ký”.
Cam Trường Mâu ngạc nhiên không hiểu vì lẽ gì bọn Tăng gia lại nói tới ngọn mâu của mình tẩm độc dược, sai hẳn với sự thật.
Những năm về sau, Cam Trường Mâu có ý chờ đợi Tăng Tòng Hổ tìm đến báo thù, nhưng cho tới khi rời Cao sơn cũng không xảy ra việc gì cả, nên vị lão anh hùng không chú trọng đến lời đe dọa khi xưa, cho rằng hoặc họ Tăng đã gặp tai nạn, hoặc không đủ tài sức thực hành cuộc báo thù.
Ngoài ra, con một lý do nữa khiến Cam lão tin chắc kẻ kế nghiệp họ Tăng bỏ dở vụ hiềm thừ.
Số là đêm hôm cứu Lịch Thành trại, Trường Mâu không muốn sát hại Tăng Ân, nhân nhượng rất nhiều cho đến lúc y hèn hạ bắn tên ám hại giết chết con ngựa quý nên mới nổi giận đâm nhẹ cho một mâu trúng hông, và không thừa thế bồi thêm mũi nào khác nữa.
Ngọn mâu đó đáng lẽ phải suốt qua ngực hay bụng Tăng Ân.
Ngay như trường hợp của Tăng Đạo cũng vậy. Y đã được hưởng lòng từ tâm vô biên của địch thủ trong trận đấu.
Có lẽ Tăng Tòng Hổ đã điều tra rõ sự kiện ấy nên bỏ mối phụ thù?
Nhưng không, sự thật khác hẳn, Tăng Tòng Hổ là hạng tiểu nhân, không biết suy luận quân tử như Cam lão.
Khi Tăng Ân lâm chung, Tòng Hổ còn nhỏ tuổi. Tăng Đạo lãnh nhiệm vụ nuôi dạy cháu để sau này báo thù.
Hai chú cháu họ Tăng phiêu bạt sống nghệ giặc cướp, nay đó mai kia, bồng bềnh trôi nổi, không nương thân được nơi nào lâu dài cả.
Tăng Tòng Hổ cao lớn vạm vỡ, sức khỏe, theo chú truyền dạy võ nghệ cho và học hỏi các ngón hay tài lạ trong chốn lục lâm.
Sẵn có máu tặc đạo trong huyết quản, Tòng Hổ tánh nòng như lửa, hung ác dị thường, giết người chẳng biết tanh tay.
Đến năm mười bảy tuổi, Tòng Hổ đã có mười tám án mạng trong lương tâm, và cũng năm ấy, Tăng Đạo sa lưới pháp luật bị hành quyết tại Quý Châu.
Lẹ chân, Tòng Hổ chạy thoát, lang thang lẩn lút trong các vùng sơn cốc, không dám ló mặt ra nơi thị trấn, châu, huyện đông người.
Chẳng bao lâu, lộ phí và lương khô hết nhẵn, Tòng Hổ phải nhịn đói tới mất ngày, uống nước suối chịu trận.
Một hôm, không đi nổi nữa, y nằm phục xuống phiến đã dưới gốc cây gần của khu rừng lớn nơi giáp giới đất Ba Thục, bọc hành lý và cây giáo bỏ vương bên cạnh.
Tăng Tòng Hổ thiếp đi không biết bao nhiêu lâu, đến khi chợt tỉnh dậy thì thấy mình nằm ngửa trên bục gạch một ngôi am nhỏ đổ nát điêu tàn.
Lạ lùng, bỡ ngỡ, Tòng Hổ ngồi nhỏm dậy, nhớ ra mình bị đói nhiều ngày ngất trong rừng... Nhưng, quá lạ! Sao bây giờ không thấy ruột gan cồn cào như trước nữa?
Nhìn quanh, y thất bọc hành trang để ở góc bục, còn ngọn giáo thì dựng góc bàn thờ đổ nát tượng Phật long lở đổ lổng chổng. Tòng Hổ liền đừng phắt dậy, đi ra của am nhưng giựt mình đứng sững lại.
Trên thềm am cổ, một lão đạo sĩ mập mạp, hình dung cổ quái, cặp mi trắng như cước, mắt nhắm nghiền, hai tay chắp lên ngực, ngồi xếp bằng tròn trơ trơ như pho tượng đá.
Tăng Tòng Hổ chưa biết xử trí ra sao, lão đạo sĩ cổ quái đã nói :
- Thiếu niên tên chi? Tại sao nằm ngất trong rừng? Nếu không gặp ta đem về đây thì đã làm mồi ngon cho thú dữ đó?
Lanh trí, Tòng Hổ bước vội ra trước mặt đạo sĩ quỳ lạy :
- Con họ Tăng tên Tòng Hổ, cách đây mấy thắng, gia thúc mãi võ kiếm ăn chẳng may bị quan quân nhà Thanh nghi là giặc cướp bắt đêm về hành hình. Từ đó, tứ cố vô thân, con đói quá ngất ở cửa rừng may được đạo trưởng cứu mạng, ơn trời biến ất bao giờ dám quên, Lão đạo sĩ mở mắt chăm chú nhìn thiếu niên đang quỳ mọp trước mặt :
- Người có muốn theo ta học võ nghệ không?
Đang không nơi nương tựa lo bị quan quân lùng bắt, bỗng được dị nhân chấp nhận nuôi dạy, Tòng Hổ mừng rỡ lạy luôn ba lạy :
- Được theo thầy học võ là sở nguyện của đệ tử, từ nay đệ tử quyết chí đi theo, dẫu khổ hạnh cũng chẳng từ nan.
Đạo sĩ gật đầu :
- Theo ta ít nhất cũng phải năm năm.
- Bẩm sư phụ, đệ tử không quản ngại vấn đề thời gian. Miễn là hấp thụ được tinh hoa võ thuật, một ngày kia có bản lãnh trong tay trả được mối phụ thù...
Nhìn thẳng vào mắt thiếu niên, đạo sĩ hỏi :
- Kẻ thù sát phụ đó là ai?
- Dạ, Trường Mâu Cam Kiến Khương.
Suy nghĩ giây lát, đạo sĩ nói :
- Họ Cam ở Đan Châu trên Thiểm Tây phải không?
- Dạ chánh người ấy.
- Cho con đứng dậy. Ta là Bạch Mi đạo nhân, tu ở Triều Vân sơn bên Tây Khương. Nay về đó, đường sá hiểm trở còn xa vạn dặm, con khá kiên chí theo hầu. Muốn trả thù họ Cam không phải việc dễ làm đâu.
- Dạ, sư phụ tin ở đệ tử, dầu thác cũng không từ nan.
Bạch Mi đạo nhân rũ áo đứng lên lấy trong bọc để cạnh ra một gói bánh khô đưa cho Tăng Tòng Hổ bảo ăn.
Chợt nhớ ra điều gì, Tòng Hổ hỏi thầy :
- Đệ tử nhớ rằng bị đói nhiều ngày mới ngất đi mà bỗng dưng hiện thời, dù mới tỉnh, cũng không mệt là tại sao?
Bạch Mi nghiêm nghi :
- Nếu ta không cho con uống sinh lực đan thì con hết thở rồi còn chi! Nào sửa soạn đi ngay, con!
Nghe thầy dạy, Tòng Hổ cảm kính vô cùng, đem hành lý của mình và của Bạch Mi, cầm giá theo ra khỏi am.
Bạch Mi nói :
- Đưa cây giáo ta coi nào!
Tòng Hổ cung kính hai tay nâng ngọn giáo đưa cho Bạch Mi.
- Chà! Đồ bỏ này nặng quá dùng sao được, mang theo làm chi thêm bận tay!
Dứt lời đạo sĩ lao ngọn giáo vào thân cây xoan lớn ngập hết mũi sắt, Tòng Hổ vừa sợ vừa mừng nghĩ thầm: “Trời ơi! Ngập hết mũi giáo thế kia thì rút ra sao được nữa!”
Từ đó, Tăng Tòng Hổ theo thầy qua Tứ Xuyên sang Tây Khương học võ luôn sáu năm trường, thọ hưởng được bản lãnh cao cường.
Một hôm, Bạch Mi đạo nhân đưa cho Tòng Hổ cây giáo Trường Sà mà rằng :
- Thập bát ban võ nghệ, hiền đồ đã tinh thông, tinh hoa võ thuật thâu nhận được khá đầy đủ. Với công phu ấy, hiền đồ ra đời dư sức bào thù cha và có thể đường đầu với anh hùng thiên hạ rồi.
- Bẩm, sư phụ định cho đệ tử hạ sơn sao? Đệ tử mong được nán lại học hỏi thêm...
Bạch Mi ngắt lời :
- Vô ích! Kẻ thù là Cam Trường Mâu, một nhân vật hữu danh trong giới giang hồ, ta nói con dư sức báo phụ thù, thiết nghĩ tưởng chẳng cần phí ngày giờ tại chốn sơn cùng thủy tận này nữa! Ta chúc hiền đồ may mắn. Tiền có, y phục đầu đủ, mong cây giáo Trường Sà này giúp con thành công.
Biết tánh Bạch Mi không ưa nói nhiều, Tăng Tòng Hổ đành thu xếp hành trang biệt thầy và mấy bạn đồng môn vác giáo Trường Sà xuống núi.
Ra khỏi khu vực Tây Khương, Tăng Tòng Hổ theo đường cũ tìm đến các nơi quen thuộc với Tăng Đạo khi xưa tái giao bè bạn. Bọn lục lâm cường đạo thấy Tòng Hổ là trang mãnh hán tài nghệ siêu quần nên suy tôn, sợ hãi, e nể như thánh thần.
Bởi vậy, họ Tăng đang máu niên thiếu, đâm ra kiêu ngạo, chứng nào tật nấy, cướp bóc tiêu xài, gian dâm phụ nữ không biết bao nhiêu mà kể. Ở nơi này một năm, chỗ khác đôi ba năm, gây nhiều án mạng trong đám dân lành, nên thành tước hiệu Hắc Sát Cô Thần.
Nhiều năm sau, khi đã ngoài tam tuần, Tăng Tòng Hổ mới lên tới Đan Châu tìm đến Cao sơn thì họ Cam đã rời đi nơi khác từ lâu rồi.
Y lên Độc Sơn thăm mộ cha. Nấm mồ đã bị tuế nguyệt phong sương san phẳng chẳng biết đâu mà kiếm. Nơi sơn trại cũ cỏ mọc bao trùm không còn dấu tích.
Hỏi thăm, không một ai biết Cam Trường Mâu đã thiên đi nơi nào, nên Tăng Tòng Hổ lại hạp bè đặng một mặt cướp bóc, một mặt dò la khắp nơi thâm sơn cũng cốc tìm kiếm Cam gia...
Nói về Cam lão anh hùng, sau hôm khách điểu báo điểm. Cam lão chỉ quanh quẩn trong nhà không hề ra khỏi cổng trại.
Bốn ngày sau không có chuyện gì xảy ra, Triệu thị đã hơi mừng, nhưng trưa hôm thứ năm, dùng bữa xong, Cam lão đang ngồi bên Tử Long hàn huyên cùng vợ thì gia nhân vào báo :
- Thưa Trại chủ, có người xin yết kiến.
Nheo đôi mày, Cam lão hỏi :
- Ai đó? Người thế nào? Tên chi?
- Thưa, họ không xưng danh. Đó là một lão bán vạm vỡ cỡ ngoại tam tuần.
- Được, cứ mời vào!
Cam lão quay lại bảo Triệu thi nét mặt đang lo lắng :
- Hiền thê khá cùng con lui vào hậu phòng.
Dứt lời, lão anh hùng xốc áo, bước ra hiên nhà đón khách.
Một mãnh hán, diện mạo hung dữ, da mặt sần sùi đỏ gay, đầu gấu lưng beo, vận võ phục không đẹp khí giới, tiến tới vái dài :
- Phải chăng tiên sinh là người anh hùng họ Cam hùng cứ Cao sơn Đan Châu khi xưa?
Đáp lẽ, Cam lão nói :
- Dạ, chánh tôi. Hảo hớn có điều chi dạy bảo? Xin qua bộ vào nơi thảo sảnh dùng trà.
Người đó theo Cam lão vào nhà, chia ngôi chủ khách cùng ngồi.
- Xin khỏi bận rộn pha trà, tôi đi ngay. Bỉ danh họ Tăng tên Tòng Hổ, người kế nghiệp của Độc Nhãn Long Tăng Ân bên Độc sơn, nay giữ lời hẹn đến tìm anh hùng!...
- A! Câu chuyện cũ nhiều năm nay lại bắt đầu nóng hổi...
Tăng Tòng Hổ cười :
- Không! Đối với tôi chuyện đó bao giờ cũng nóng, chưa tới lúc nguội! Sau nhiều năm tìm kiếm không ngờ người anh hùng lại ẩn mình nơi Tần Lĩnh sơn hẻo lánh này!
Bị nói chọc, Cam lão nén giận cười ha hả :
- Lão về đây để di dường cho khỏi trong thấy tội lỗi của thế nhân, chớ không có mục đích trốn tránh ẩn núp. Người anh hùng có sợ chi trường đao mũi kiếm! Nhưng có một điều...
- Xin tiên sinh cứ dạy.
Vuốt chòm râu bạc, Cam lão nói tiếp :
- Trước hết, việc lão sắp nói ra đây không phải là sự cầu xin, mong tráng sĩ chớ hiểu lầm. Khơi đống tro tàn này, lão chỉ có mục đích phô bày sự thật của việc xưa còn quyền phán đoán tin tưởng đều do nơi tráng sĩ. Đêm hôm đó, nếu tối muốn, lệnh phụ tất phải mạng vong trong vòng đấu rồi...
Cam lão kể lại rõ ràng việc Tăng Ân định đánh Lịch Thành trại cho Tòng Hổ nghe, và nói tiếp :
- Chắc hồi đó tráng sĩ còn nhỏ tuổi, chỉ nghe người thuật lại sai lạc để gây mối hận thù giữa hai họ Tăng, Cam. Dù sao, lão phu cũng rất phục tráng sĩ biết giữ lời tìm lão hôm nay.
Tăng Tòng Hổ vốn dòng thất phu vô lại, hiểu sao nổi lý lẽ phải trái. Y cho là Cam Trường Mâu sợ hãi, kiếm chuyện cầu hòa nên vẻ tự đắc, hỗn xược hiện trên nét mặt sần sùi thô bỉ :
- Tôi không cần hiểu tới sự việc mà anh hùng vừa nó có nhã ý phô bày. Tuy còn nhỏ nhưng hồi ấy gia thúc Tăng Đạo có mặt tại trận và lập lại cho tôi biết các sự kiện đã xảy ra đêm đó. Nay người nhân chứng độc nhất là gia thức cũng đã quá cố rồi. Biết nghĩ phải, trái sao đây cho khỏi oan người tử nạn nơi chín suối? Hôm nay, sau nhiều năm khổ công thăm dò đến đây, tôi chỉ có mục đích xin anh hùng cho lãnh giáo một vài thế võ để được học hỏi thêm đó thôi.
Họ Cam cố nén giận :
- Để lương tâm khỏi thắc mắc, lão phu kể việc xưa cho tráng sĩ nghe, có vậy thôi! Tráng sĩ định thi hành... việc đó ở đâu? Giờ nào? Hay là ngay bây giờ, trước cửa trại này cũng được!
Tăng Tòng Hổ cười ha hả :
- Không! Tôi không muốn lệnh phu nhân trông thấy thảm cảnh...
Nói tới đây y bỗng đờ người ra nhìn vào phía hậu phòng.
Ngạc nhiên, Trường Mâu nhìn theo chợt thấy Triệu thị đi thoáng vào nhà trong.
Tòng Hổ nói tiếp :
- Đêm nay, canh hai, tại quãng đất trồng bên đầu rừng phía Tây nam cách đây chừng hai dặm đường. Đơn thân, độc chiến, chịu không?
- Được lắm, lão sẽ y hẹn!
Tăng Tòng Hổ đứng dậy, vòng tay vái :
- Được thử tiếp anh hùng là một sự danh dự cho tôi.
Nói đoạn, y quay người đi thẳng.
Cam lão đờ người ra nhìn theo, hồi lâu quay lại thì đã thấy Triệu thị ôm Tử Long đứng khép nép bên án thư từ hồi nào, vẻ mặt lo âu...
Trường Mâu ngần ngừ trong chớp mắt, rồi nói thẳng :
- Điềm khách điểu đó. Con kẻ thù hồi xưa vừa tới, thách ta tử chiến đêm nay trong rừng sâu...
Tái mặt, Triệu thị ấp úng :
- Thế phu quân...
Cam lão anh hùng ngắt lời.
- Ta đã nhận lời thách đó và sẽ y hẹn.
Trường Mâu với tay lấy bầu rượu rót đầy ly lớn uống cạn, đoạn cầm cây mâu cắm trên giá binh khí định rút bọc vải ra, nhưng tần ngần chẳng hiểu nghĩ sao lại thôi.
Bước vào tư phòng, Trường Mâu với tay lên tường lấy thành trường kiếm ra, hoa lên mấy đường loang loáng.
Lưỡi kiếm rít lên như lụa xé, làn thanh quang vụt ra tựa chớp rạch ngang trời.
Trường Mâu thâu kiếm lại ngắm nghía hồi lâu mới tra vào vỏ treo lên chỗ cũ.
Trường Mâu cũng tấm tắc khen thầm đối phương thọ giáo được bản lãnh khá cao, tiến lên tấn công luôn bằng một lát kiếm chém ngang hông.
Tòng Hổ cũng không phải tay vừa, đưa cán giáo gạt bay lưỡi kiếm địch sang một bên, đồng thời tiện tay chọc luôn một ngọn Trường Sà nhằm ngực Trường Mâu lúc đó đang để hở.
Quay kiếm lại, Cam lão đánh bật ngọn giáo sang bên.
Hai món khí giới va vào nhau bật lên một tiếng chát nảy lửa khiến cả hai đấu thủ cũng phải nhảy lùi cả lại nhìn khí giới xem có bị tổn hại không.
Hằm hè, giữ miếng, hai bên quắc mắt nhìn nhau, chân bước quanh chưa được một vòng, cả hai cùng thét lên như trời long đất lở, áp vào hỗn chiến.
Làn kiếm tỏa ra muôn đạo thanh quang lạnh rợn người, nhưng cây giáo Trường Sa cũng bốc tròn thành luồng tử khí, chát chúa rồn rập va vào nhau động cả vùng núi rừng cô liêu.
Trận hỗn đấu mỗi lúc một thêm ghê gớm, kinh khủng. Đường giáo càng quằn quại hiểm độc bao nhiêu thì thế kiếm cũng trở nên khủng khiếp ghê hồn bấy nhiêu.
Bỗng Tăng Tòng Hổ hoa giáo lên một vòng nhảy ra khỏi vòng chiến, co chân chạy:
Đánh đang hăng, Trường Mâu thét :
- Chạy đâu cho thoát! Coi đây!
Cam lão anh hùng say chiến đuổi theo chưa kịp vài sải tay thì Tòng Hổ đã đã hô lớn :
- Bắn!
Bọn đạo tặc bao vây khu chiến hồi nãy dương cung tên phát ra vun vút tựa mưa rào nhằm mình người anh hùng có tuổi.
Tức giận, Trường mâu gầm lên như cọp, vung tròn thanh trường kiếm gạt tên rớt lủa tủa khắp quanh người.
Càng gạt, tên càng tới tấp bay đến hết lớp này đến lớp khác...
Than ôi, sức người có hạn, trời tối mù mịt, cặp mắt lão anh hùng dù tinh tường đến đâu cũng chẳng nhìn thấy hết, mồ hôi toát ra như tắm, một mũi tên từ phía sau bay tới cắm phập vào giữa lưng lão anh hùng thất thế.
Cùng lúc ấy, Tăng Tòng Hổ lại nhảy vào đánh mạnh.
Gầm lên như sư tử trúng thương, Trường Mâu đau đớn gạt mạnh ngọn giáo địch, nhưng ngọn khác đã phóng luôn tới phập dội lên một tiếng trúng bụng.
Đưa tay tả nắm chặt ngù ngọn giáo, tay hữu vung náo kiếm, Trường Mâu chặt mạnh, cán giáo Trường Sà bị tiện làm đôi, Tòng Hổ chúi sang một bên.
Một loạt tên nữa phát ra trúng mình lão anh hùng tua tủa.
Trường Mâu gầm thét phóng mình nhảy bừa vào đám quân, kiếm đưa ra, năm bảy chiếc thủ cấp rơi lốp bốp xuống mặt đất, máu phun tung tóe.
Bọn tặc đạo sợ hãi tản ra nhường lão anh hùng băng ra ngoài vòng vây, vội chạy thẳng một mạch về trại nhà.
Tăng Tòng Hổ cũng ra hiệu thâu quân không đuổi :
- Như vậy nó đủ chết rồi. Họa chăng còn kịp thì giờ trối trăng cùng vợ con.
Cổng trại còn để ngỏ, Trường Mâu băng qua sân cỏ, lảo đảo lên thềm vào gần tới khách phòng thì qụy xuống lăn ra mặt gạch, máu phun lên như tưới.
Triệu thị và Tử Long ngồi chờ trên trường kỷ chỉ kịp đứng lên chạy vội tới ôm lấy kêu khóc thảm thiết.
Bọn gia nhân cũng chạy tới lăng xăng không biết làm thế nào.
Trường Mâu xua tay ra hiệu bảo mọi người đừng khóc nữa, nghiến răng rút mạng mũi giáo, ruột cũng trào theo miệng vết thương mở lớn.
Đôi mắt hùm lờ đờ, Trường Mâu cố nhìn vợ con phều phào :
- Hiền thê! Thế là hết! Nhớ lời ta dặn nuôi... con. Thù cha... Tử Long phải... phải báo. Nó là Tăng Tòng Hổ, lục lâm đại đạo! Báu kiếm đây... con giữ lấy, sau này...
Trường Mâu rời tay kiếm ra bên Tử Long, mắt mở trừng trừng nấc lên mấy tiếng, ngoẹo đầu sang một bên...
Hồn vị lão anh hùng về trời.
Triệu Thị và Tử Long cùng mọi người trong trại phục quanh xác người anh hùng thất thế, khóc cho tới canh năm.
Khóc chán chê, Triệu thị gạt nước mắt, vuốt mặt cho người chồng đáng kính, hai tay nâng thanh báu kiếm cất vào phòng, gọi Tử Long theo sau.
Người nhà xúm lại khiêng xác Trường Mâu lên trường kỷ...
Bỗng, từ lúc nào, Tăng Tòng Hổ dữ tợn ngạo nghễ khoanh tay trước ngực hiện ra đứng chặn giữa chánh môn.
Y nhe răng vàng ệch ra cười vang khiến mọi người ghê rợn sợ hãi nép cả vào bên tường.
- Ha! Ha! Hết đời Trường Mâu! Ha! Ha Đảo mắt nhìn quanh, y nói lớn :
- Thiếu phụ xinh đẹp đâu? Chiến phẩm của ta, hãy ra mau với người chiến thắng. Mau!
Thấy động, Triệu thị dắt Tử Long bước ra khỏi cửa phòng, nhưng sợ hãi đứng dừng bước trước cảnh bạc đồ...
Tòng Hổ, như kẻ say máu, chệnh choạng bước vào, sặc sụa hơi rượu, ghê tởm. Triệu thị nghiến răng chỉ mặt kẻ thù mắng lớn :
- Mi hèn hạ giết chồng ta chưa đủ còn muốn chi?
- Ha! Ha! Ta muốn giết hổ non! Nhổ cỏ phải nhổ cả rễ! Nghe chưa? Và sau đó muốn... hưởng chiến lợi phẩm!
- Đồ khát máu đê hèn!
Triệu thị vội giắt Tử Long chạy trở lại đóng ập cửa phòng lại nhưng giữa khi ấy, từ ngoài sân vang vội lên mấy tiếng ré lạ lùng...
Tăng đạo tặc vội nhìn ra cửa, mặt tái ngắt, chạy vụt vào nhà trong, theo phía sau biến mất vào rặng Bạch Dương sơn.
Triệu thị lăm lăm hai tay cầm kiếm báu, định tâm liều mạng với kẻ thù. Nhưng nàng nghe rõ các tiếng dồn dập ngoài nhà, rồi im bặt.
Nghi ngờ chưa biết hành động ra sao thì có tiếng người nhà gọi :
- Phu nhân! Phu nhân! Ra mau, có khách. Thoát hiểm rồi...
Tăng Ân tự dưng là Độc Sơn đại vương và phong cho biểu đệ y là Ma Vân Thiết Xi Tăng Đạo chức Phó đại vương.
Quan quân nhà Thanh đã nhiều lần chinh phạt nhưng nơi đó núi cao rừng rậm rất đỗi hiểm trở, chuyến nào cũng bị phục binh tử thương không biết bao nhiêu mà kể.
Vốn phường giá áo túi cơm, viên quan người Mãn bị thất trận nhiều lần, chỉ phúc trình qua loa lên cấp trên rồi yểm nhẹm hẳn vụ tặc đạo Độc sơn, án binh bất động, mặc cho anh em họ Tăng cướp bóc tung hoành, miễn là chúng không động tới bổn thân là được rồi.
Dư biết cái hèn của quan lại ty thuộc miền ấy, Tăng Ân khéo léo nhờ người lân la đem tặng phẩm đút lót, thành thử chẳng bao lâu hai bên đã giao kết rất thân.
Tóm lại, chỉ đám dân đen bỗng nhiên trở thành nạn nhân của cả quan lẫn giặc, khóc dở, mếu dở không còn biết cầu cứu vào đâu.
Đến khi Cam Trường Mâu độc chiếm Cao sơn, thế thiên hành đạo, cứu độ dân lành danh tiếng lẫy lừng, dân chúng bèn kéo cả tới khu ấy ơn nhờ che chở, lạc nghiệp an cư.
Trương Mâu còn bắn tin cho bọn đạo tặc Đông Sơn biết rằng nếu xâm phạm tới khu vực bên Cao sơn thì sẽ tức khắc bị chặn đánh không còn manh giáp mang về.
Độc Nhãn Long Tăng Ân tức lắm nhưng không dám hành động, chỉ vì y biết thành tích giang hồ và võ thuật cao siêu của họ Cam.
Cướp bóc mãi các vùng quen thuộc nghèo khó, thâu nạp chẳng được bao nhiêu, không đủ nuôi số lâu la ngày một đông trên sơn trại, Tăng Đạo bàn với Tăng Ân đánh khu Liệt Thành trại nổi tiếng giàu có, của lắm thóc nhiều, trâu bò gia súc có tới hàng ngàn con.
Tăng Ân suy nghĩ nói :
- Nhưng Lịch Thành trại thuộc khu vực Cao Sơn, chúng ta sẽ đụng tới Cam tặc đồ, việc xảy ra to.
Ma Vân Thiết Xi Tăng Đạo cười ha hả :
- Sợ tên họ Cam mãi ư? Nó một ta hai, chớ có ba đầu sáu tay đâu! Quân ta lại đông hơn. Thế nào cũng phải một mất một còn! Biểu huynh sợ y cứ việc ở lại sơn trại, mặc tiểu đệ lãnh nhận vụ xuất quân này.
Vỗ bàn, Tăng Ân chạm lòng tự ái, thét lớn khiến mấy tên lâu la đứng hầu phía xa xa trên tụ nghĩa đường sợ xanh mặt.
- Biểu đệ nói lạ! Độc Nhãn Long này đã từng tung hoành bốn bể, một tay hạ sát không biết bao nhiêu mạng rồi, lẽ nào sợ tên họ Cam đó sao? Chẳng qua thể tình cùng bọn Hắc đạo cả với nhau nên mặc cho y sống phần y. Đã vậy, đêm mai ta xuất hiện đập tan Lịch Thành trại thành bình địa, xem Cam tặc dám làm chi ta nổi!
Dứt lời, Tăng Ân hầm hầm tức giận, hối lâu la lấy rượu uống, Tăng Đạo nói :
- Biểu huynh tức giận hay hư việc, phải điểm tĩnh phân chia công tác mới mong thành tựu được.
- Cứ nói đi, ta nghe!
- Lịch Thành trại cách Cao Sơn chừng ba mươi dặm. Ta chia quan ra làm hai đạo tiền, hậu để tiếp cứu lẫn nhau. Người ngậm tăm, ngựa bỏ nhạc. Hành động mau lẹ, thâu nạp được bao nhiêu mang luôn về sơn trại. Lúc Cam tặc có hay thì ta đã về tới đất nhà rồi, muốn đánh thời đánh không sao.
Nghe Ma Vân Thiết Xi phân giải, Tăng Ân dịu giọng :
- Biểu đệ nói vậy nghe được. Vậy ta hãy sửa soạn, đêm mai thi hành ngay. Cần giữ kín mục tiêu kẻo lọt tới tai do thám của Cao Sơn.
Nói về Cam Trường Mâu tổ chức nơi sơn trại cũng thập phần chu đáo.
Một ban do thám đặc vụ có đủ phương tiện được phân phái đi khắp nơi dò xét thấy sự gì lạ phương hại cho sơn trại, phải cấp báo ngay.
Bởi vậy, Cam Trường Mâu hay tin ngay chập tối hôm ấy có cánh quân ước độ ngàn lâu la do Tăng Ân dẫn đầu kéo về phía Lịch Thành trại.
Trường Mâu mỉm cười :
- Can trường nhỉ! Bọn giặc ấy dám xâm phạm khu vực này. Âu cũng là dịp may tránh cho ta khỏi tiếng khởi hấn!
Tức khắc họ Cam điểm ba trăm mã quân cung thủ hạ sơn tiến nhanh về hướng Lịch Thành trại. Sang đầu canh hai thì tới nơi, giữa lúc mọi người trong trại đang lo sợ nhốn nháo.
Trại chủ nghe bảo Cam Trường Mâu kéo quân tới, mừng rỡ vội ra đón tiếp :
- Cam anh hùng tới vừa đúng lúc. Chúng tôi được báo bọn giặc Độc sơn đông lắm tiến gần tới đây rồi. Có lẽ chúng định cướp khu trại này.
Trường Mây gật đầu phì cười :
- Đúng như vậy chớ còn lẽ gì nữa. Vì thế, tôi mới tới đây để tiếp chúng. Tiên sinh báo cho dân trại yên trí đừng nhốn nháo. Các trai tráng thanh niên phải cầm khí giới canh phòng quanh trại, còn mọi sự mặc tôi.
Dứt lời, Cam Trường Mâu ra khỏi trại cách xa độ một dặm chia quân làm hai toán tả hữu núp ở cánh rừng bên đường tự mình cầm Trượng bát xà mâu, cưỡi ngựa đứng chắn ở ngay giữa đường đất.
Quả nhiên lát sau, đoàn lâu la Độc Sơn rầm rộ kéo đến. Độc Nhãn Long Tăng Ân đai nịt gọn gàng, hung dữ cầm đại đao đi đầu.
Tăng Ân giật mình khi nhận ra Cam Trường Mâu đơn thân đứng sừng sững ngay giữa đường liền biết ngay sự đã bại lộ và tất có mưa kế chi đây! Nhưng tiến thoái lưỡng nan, Tăng Ân đành họ lệnh cho lâu la ngừng tiến, bật thêm hồng cho sáng rồi thúc ngựa tiến tới cất tiếng hỏi lớn :
- Ai đó khá đứng dẹp sang bên cho quân ta trẩy qua.
Lầm lì, Trường Mâu hỏi lại :
- Đường này thuộc khu ta, không có sự ưng thuận của ta sao dám kéo lâu la qua đây?
Lối nói ngang của Cam Trường Mâu đủ khiến Tăng Ân nổi giận, nhưng trước khí phách oai hùng mà đơn mâu độc mã của họ Cam, Tăng Ân vội ghì cương ngựa :
- Ô hay! Đất nước của triều đình nhà Vua, ai cũng có quyền đi, sao lại nhận ẩu là của ngươi, ngăn cấm người đi?
Cam Trường Mâu cười lạt :
- Tặc đạo chuyên cướp của hiếp người cũng biết dùng hai chữ triều đình Vua tôi sao? Triều đình nào có dung tặc đạo?
Vừa lúc ấy, Ma Vân Thiết Xí Tăng Đạo tới nơi, thấy đoàn lâu la thứ nhất bị án lại, nên vong ngựa chạy lên xem.
Thấy vậy, chắc dạ hơn, Tăng Ân liền lớn tiếng bảo Trường Mâu :
- Tránh đường ta đi kẻo hối không kịp đâu!
Họ Cam phì cười :
- Hỏi cây mâu này coi nó có ưng thuận không?
Tăng Đạo thúc ngựa tiến lên nói lớn :
- Biểu huynh để tôi bắt thằng giặc này cho mà coi!
Dứt lời, y múa tít cây đại phủ xông vào đánh Cam Trường Mâu.
Họ Cam hoa mâu gạt mạnh ngọn búa bổ thương đối phương. Tăng Đạo bị rung chuyển cả người, mới biết Cam Trường Mâu có đởm lực phi thường. Tuy vậy y cũng bổ chéo một ngọn búa nữa thiệt mạnh.
Muốn kết liễu mau lẹ trận đấu giành phần thắng về mình, Tăng Ân lẳng lặng lấy cung tên nhắm ngực họ Căm bắn một phát.
Giữa khi ấy, Trường Mâu chưa kịp gạt mũi tên chênh chếch từ phía tả tới, thì con ngựa bỗng chồm lên cao có lẽ muốn theo sát Tăng Đạo, thành thử bị tên trúng giữa ức cắm nhập vào tới ngót nửa mũi.
Rống lên đau đớn, con tuấn mã khựng hẳn hai giò trước té lăn trên mặt đất, nhưng Trường Mâu nhảy xuống kịp.
Hai tên tặc đạo cả mừng cùng thúc ngựa xông tới, kẻ huơ đao, người múa búa định kết liễu cuộc đời họ Cam.
Nổi giận đùng đùng, Trường Mâu thét :
- Đồ hèn!
Quay cây mâu đi một vòng theo thế Tán Hoa Cái Đính, Cam Trường Mâu gạt bật khí giới địch sang bên, đồng thời, lẹ như chớp, đâm luôn một mũi trúng hống Tăng Ân nhào xuống ngựa.
Sợ anh bị sát hại, Tăng Đạo vội chắn ngang, liều mạng chém một ngọn nữa ngang cổ họ Cam. Bọn lâu la Độc sơn cũng ùa ra cứu Đại vương của chúng khiêng về mặt trận.
Tránh ngọn búa địch, Trường Mâu nhảy phắt lên ngựa của Tăng Ân.
Tăng Đạo rượt theo thúc mũi búa vào sau lưng họ Cam. Bọn lâu la ào tới vây chặt Trường Mâu vào giữa.
Họ Cam thét :
- Đồ chuột nhắt, ta tha cho mấy hiệp đầu mà không biết thân!
- Ôi! Chát.
Trường Mâu gạt mạnh, cây búa địch văng ra xa, Tăng Đạo toạc hổ khẩu gục xuống cổ ngựa, thúc ngựa chạy dài.
Họ Cam đuổi theo. Bọn lâu la rẽ đường nhường cho chủ tường chạy. Phi ngựa tới sát bên, Trường Mâu với tay nắm đai lưng nhấc bổng Tăng Đạo lê cao khỏi yên ngựa, quật xuống đất. Nhảy xuống ngựa, Trường Mâu chặn chân lên ngực dằn tên tặc đạo nằm ngửa trên mặt đất, khiến Tăng Đạo có cảm tưởng như đang bị phiến đá lớn đè lên ngực nghẹt thở.
- Súc sanh, đầu hàng hay muốn ta đạp bể phổi?
Tăng Đạo vòng hai tay đẫm mày ra hiệu xin hàng.
Trường Mâu nhắc chân ra, Tăng Đạo lồm cồm đứng lên trở lại nơi bọn lâu la Độc Sơn đang xúm quanh Tăng Ân.
Lấy ống tù và ở đai lưng, họ Cam thổi một hơi dài.
Quân Cao sơn núp ở hai bên rừng nhô ra chĩa cung tên vào toán lâu la Độc sơn.
Lên ngựa của Tăng Ân, Cam Trường Mâu chỉ hai tên tặc đạo nói lớn :
- Mạng cẩu trệ của cá ngươi không quý bằng con tuấn mã đang thoi thóp kia chết oan vì mũi tên bắn lén hèn hạ vừa rồi. Ta chuẩn cho năm hôm phải giải tán, đốt bỏ sơn trại đi nơi khác. Nếu trái lời, ta sẽ san Độc sơn thành bình địa. Hãy coi chừng! Khôn hồn rút lâu la về ngay.
Chờ bọn Độc sơn đi hết, Trường Mâu hạ lệnh cho quân chôn xác ngựa và rừng bên.
Dân chúng Lịch Thành trại kéo nhau tới kính cẩn tạ ơn và ân cần mời họ Cam về trại khoản đãi, nhưng Trường Mâu nhất định chối từ kéo quân về Cao Sơn ngay đêm đó.
Bọn giặc Độc sơn về đến trại, Tăng Ân lên cơn sốt nóng li bì. Vết thường tuy không nặng lắm nhưng vì lâu la ô hợp, trong khi băng bó tạm, làm nhơ chỗ đau nên nơi thương tích làm độc, ba bữa sau trở bịnh nặng, Độc Nhãn Long biết mình khó sống gọi Tăng Đạo và vợ con đến bên giường trăng trối, dặn sau này phải báo thù...
Tăng Đạo chôn cất anh họ ngay nơi sân trước đại trại. Đoạn y lấy của trong kho ra phân phát giải tán lâu la, đem gia đình Tăng Ân rời khỏi đất Thiểm Tây đi mất.
Từ đó không ai biết tin tức chúng ở phương trời nào nữa.
Hôm thứ sáu, quân do thám bên Cao Sơn về báo cho Trường Mâu biết tự sự và trình lên một tấm biển gỗ có mấy hàng chữ viết bằng sơn đen.
“Gởi Trường Mâu Cam Kiến Khương,
Ô! Thù giết cha sẽ báo. Khí giới của ta sẽ tẩm độc dược ngọn mâu của ngươi.
Tăng Tòng Hổ, ký”.
Cam Trường Mâu ngạc nhiên không hiểu vì lẽ gì bọn Tăng gia lại nói tới ngọn mâu của mình tẩm độc dược, sai hẳn với sự thật.
Những năm về sau, Cam Trường Mâu có ý chờ đợi Tăng Tòng Hổ tìm đến báo thù, nhưng cho tới khi rời Cao sơn cũng không xảy ra việc gì cả, nên vị lão anh hùng không chú trọng đến lời đe dọa khi xưa, cho rằng hoặc họ Tăng đã gặp tai nạn, hoặc không đủ tài sức thực hành cuộc báo thù.
Ngoài ra, con một lý do nữa khiến Cam lão tin chắc kẻ kế nghiệp họ Tăng bỏ dở vụ hiềm thừ.
Số là đêm hôm cứu Lịch Thành trại, Trường Mâu không muốn sát hại Tăng Ân, nhân nhượng rất nhiều cho đến lúc y hèn hạ bắn tên ám hại giết chết con ngựa quý nên mới nổi giận đâm nhẹ cho một mâu trúng hông, và không thừa thế bồi thêm mũi nào khác nữa.
Ngọn mâu đó đáng lẽ phải suốt qua ngực hay bụng Tăng Ân.
Ngay như trường hợp của Tăng Đạo cũng vậy. Y đã được hưởng lòng từ tâm vô biên của địch thủ trong trận đấu.
Có lẽ Tăng Tòng Hổ đã điều tra rõ sự kiện ấy nên bỏ mối phụ thù?
Nhưng không, sự thật khác hẳn, Tăng Tòng Hổ là hạng tiểu nhân, không biết suy luận quân tử như Cam lão.
Khi Tăng Ân lâm chung, Tòng Hổ còn nhỏ tuổi. Tăng Đạo lãnh nhiệm vụ nuôi dạy cháu để sau này báo thù.
Hai chú cháu họ Tăng phiêu bạt sống nghệ giặc cướp, nay đó mai kia, bồng bềnh trôi nổi, không nương thân được nơi nào lâu dài cả.
Tăng Tòng Hổ cao lớn vạm vỡ, sức khỏe, theo chú truyền dạy võ nghệ cho và học hỏi các ngón hay tài lạ trong chốn lục lâm.
Sẵn có máu tặc đạo trong huyết quản, Tòng Hổ tánh nòng như lửa, hung ác dị thường, giết người chẳng biết tanh tay.
Đến năm mười bảy tuổi, Tòng Hổ đã có mười tám án mạng trong lương tâm, và cũng năm ấy, Tăng Đạo sa lưới pháp luật bị hành quyết tại Quý Châu.
Lẹ chân, Tòng Hổ chạy thoát, lang thang lẩn lút trong các vùng sơn cốc, không dám ló mặt ra nơi thị trấn, châu, huyện đông người.
Chẳng bao lâu, lộ phí và lương khô hết nhẵn, Tòng Hổ phải nhịn đói tới mất ngày, uống nước suối chịu trận.
Một hôm, không đi nổi nữa, y nằm phục xuống phiến đã dưới gốc cây gần của khu rừng lớn nơi giáp giới đất Ba Thục, bọc hành lý và cây giáo bỏ vương bên cạnh.
Tăng Tòng Hổ thiếp đi không biết bao nhiêu lâu, đến khi chợt tỉnh dậy thì thấy mình nằm ngửa trên bục gạch một ngôi am nhỏ đổ nát điêu tàn.
Lạ lùng, bỡ ngỡ, Tòng Hổ ngồi nhỏm dậy, nhớ ra mình bị đói nhiều ngày ngất trong rừng... Nhưng, quá lạ! Sao bây giờ không thấy ruột gan cồn cào như trước nữa?
Nhìn quanh, y thất bọc hành trang để ở góc bục, còn ngọn giáo thì dựng góc bàn thờ đổ nát tượng Phật long lở đổ lổng chổng. Tòng Hổ liền đừng phắt dậy, đi ra của am nhưng giựt mình đứng sững lại.
Trên thềm am cổ, một lão đạo sĩ mập mạp, hình dung cổ quái, cặp mi trắng như cước, mắt nhắm nghiền, hai tay chắp lên ngực, ngồi xếp bằng tròn trơ trơ như pho tượng đá.
Tăng Tòng Hổ chưa biết xử trí ra sao, lão đạo sĩ cổ quái đã nói :
- Thiếu niên tên chi? Tại sao nằm ngất trong rừng? Nếu không gặp ta đem về đây thì đã làm mồi ngon cho thú dữ đó?
Lanh trí, Tòng Hổ bước vội ra trước mặt đạo sĩ quỳ lạy :
- Con họ Tăng tên Tòng Hổ, cách đây mấy thắng, gia thúc mãi võ kiếm ăn chẳng may bị quan quân nhà Thanh nghi là giặc cướp bắt đêm về hành hình. Từ đó, tứ cố vô thân, con đói quá ngất ở cửa rừng may được đạo trưởng cứu mạng, ơn trời biến ất bao giờ dám quên, Lão đạo sĩ mở mắt chăm chú nhìn thiếu niên đang quỳ mọp trước mặt :
- Người có muốn theo ta học võ nghệ không?
Đang không nơi nương tựa lo bị quan quân lùng bắt, bỗng được dị nhân chấp nhận nuôi dạy, Tòng Hổ mừng rỡ lạy luôn ba lạy :
- Được theo thầy học võ là sở nguyện của đệ tử, từ nay đệ tử quyết chí đi theo, dẫu khổ hạnh cũng chẳng từ nan.
Đạo sĩ gật đầu :
- Theo ta ít nhất cũng phải năm năm.
- Bẩm sư phụ, đệ tử không quản ngại vấn đề thời gian. Miễn là hấp thụ được tinh hoa võ thuật, một ngày kia có bản lãnh trong tay trả được mối phụ thù...
Nhìn thẳng vào mắt thiếu niên, đạo sĩ hỏi :
- Kẻ thù sát phụ đó là ai?
- Dạ, Trường Mâu Cam Kiến Khương.
Suy nghĩ giây lát, đạo sĩ nói :
- Họ Cam ở Đan Châu trên Thiểm Tây phải không?
- Dạ chánh người ấy.
- Cho con đứng dậy. Ta là Bạch Mi đạo nhân, tu ở Triều Vân sơn bên Tây Khương. Nay về đó, đường sá hiểm trở còn xa vạn dặm, con khá kiên chí theo hầu. Muốn trả thù họ Cam không phải việc dễ làm đâu.
- Dạ, sư phụ tin ở đệ tử, dầu thác cũng không từ nan.
Bạch Mi đạo nhân rũ áo đứng lên lấy trong bọc để cạnh ra một gói bánh khô đưa cho Tăng Tòng Hổ bảo ăn.
Chợt nhớ ra điều gì, Tòng Hổ hỏi thầy :
- Đệ tử nhớ rằng bị đói nhiều ngày mới ngất đi mà bỗng dưng hiện thời, dù mới tỉnh, cũng không mệt là tại sao?
Bạch Mi nghiêm nghi :
- Nếu ta không cho con uống sinh lực đan thì con hết thở rồi còn chi! Nào sửa soạn đi ngay, con!
Nghe thầy dạy, Tòng Hổ cảm kính vô cùng, đem hành lý của mình và của Bạch Mi, cầm giá theo ra khỏi am.
Bạch Mi nói :
- Đưa cây giáo ta coi nào!
Tòng Hổ cung kính hai tay nâng ngọn giáo đưa cho Bạch Mi.
- Chà! Đồ bỏ này nặng quá dùng sao được, mang theo làm chi thêm bận tay!
Dứt lời đạo sĩ lao ngọn giáo vào thân cây xoan lớn ngập hết mũi sắt, Tòng Hổ vừa sợ vừa mừng nghĩ thầm: “Trời ơi! Ngập hết mũi giáo thế kia thì rút ra sao được nữa!”
Từ đó, Tăng Tòng Hổ theo thầy qua Tứ Xuyên sang Tây Khương học võ luôn sáu năm trường, thọ hưởng được bản lãnh cao cường.
Một hôm, Bạch Mi đạo nhân đưa cho Tòng Hổ cây giáo Trường Sà mà rằng :
- Thập bát ban võ nghệ, hiền đồ đã tinh thông, tinh hoa võ thuật thâu nhận được khá đầy đủ. Với công phu ấy, hiền đồ ra đời dư sức bào thù cha và có thể đường đầu với anh hùng thiên hạ rồi.
- Bẩm, sư phụ định cho đệ tử hạ sơn sao? Đệ tử mong được nán lại học hỏi thêm...
Bạch Mi ngắt lời :
- Vô ích! Kẻ thù là Cam Trường Mâu, một nhân vật hữu danh trong giới giang hồ, ta nói con dư sức báo phụ thù, thiết nghĩ tưởng chẳng cần phí ngày giờ tại chốn sơn cùng thủy tận này nữa! Ta chúc hiền đồ may mắn. Tiền có, y phục đầu đủ, mong cây giáo Trường Sà này giúp con thành công.
Biết tánh Bạch Mi không ưa nói nhiều, Tăng Tòng Hổ đành thu xếp hành trang biệt thầy và mấy bạn đồng môn vác giáo Trường Sà xuống núi.
Ra khỏi khu vực Tây Khương, Tăng Tòng Hổ theo đường cũ tìm đến các nơi quen thuộc với Tăng Đạo khi xưa tái giao bè bạn. Bọn lục lâm cường đạo thấy Tòng Hổ là trang mãnh hán tài nghệ siêu quần nên suy tôn, sợ hãi, e nể như thánh thần.
Bởi vậy, họ Tăng đang máu niên thiếu, đâm ra kiêu ngạo, chứng nào tật nấy, cướp bóc tiêu xài, gian dâm phụ nữ không biết bao nhiêu mà kể. Ở nơi này một năm, chỗ khác đôi ba năm, gây nhiều án mạng trong đám dân lành, nên thành tước hiệu Hắc Sát Cô Thần.
Nhiều năm sau, khi đã ngoài tam tuần, Tăng Tòng Hổ mới lên tới Đan Châu tìm đến Cao sơn thì họ Cam đã rời đi nơi khác từ lâu rồi.
Y lên Độc Sơn thăm mộ cha. Nấm mồ đã bị tuế nguyệt phong sương san phẳng chẳng biết đâu mà kiếm. Nơi sơn trại cũ cỏ mọc bao trùm không còn dấu tích.
Hỏi thăm, không một ai biết Cam Trường Mâu đã thiên đi nơi nào, nên Tăng Tòng Hổ lại hạp bè đặng một mặt cướp bóc, một mặt dò la khắp nơi thâm sơn cũng cốc tìm kiếm Cam gia...
Nói về Cam lão anh hùng, sau hôm khách điểu báo điểm. Cam lão chỉ quanh quẩn trong nhà không hề ra khỏi cổng trại.
Bốn ngày sau không có chuyện gì xảy ra, Triệu thị đã hơi mừng, nhưng trưa hôm thứ năm, dùng bữa xong, Cam lão đang ngồi bên Tử Long hàn huyên cùng vợ thì gia nhân vào báo :
- Thưa Trại chủ, có người xin yết kiến.
Nheo đôi mày, Cam lão hỏi :
- Ai đó? Người thế nào? Tên chi?
- Thưa, họ không xưng danh. Đó là một lão bán vạm vỡ cỡ ngoại tam tuần.
- Được, cứ mời vào!
Cam lão quay lại bảo Triệu thi nét mặt đang lo lắng :
- Hiền thê khá cùng con lui vào hậu phòng.
Dứt lời, lão anh hùng xốc áo, bước ra hiên nhà đón khách.
Một mãnh hán, diện mạo hung dữ, da mặt sần sùi đỏ gay, đầu gấu lưng beo, vận võ phục không đẹp khí giới, tiến tới vái dài :
- Phải chăng tiên sinh là người anh hùng họ Cam hùng cứ Cao sơn Đan Châu khi xưa?
Đáp lẽ, Cam lão nói :
- Dạ, chánh tôi. Hảo hớn có điều chi dạy bảo? Xin qua bộ vào nơi thảo sảnh dùng trà.
Người đó theo Cam lão vào nhà, chia ngôi chủ khách cùng ngồi.
- Xin khỏi bận rộn pha trà, tôi đi ngay. Bỉ danh họ Tăng tên Tòng Hổ, người kế nghiệp của Độc Nhãn Long Tăng Ân bên Độc sơn, nay giữ lời hẹn đến tìm anh hùng!...
- A! Câu chuyện cũ nhiều năm nay lại bắt đầu nóng hổi...
Tăng Tòng Hổ cười :
- Không! Đối với tôi chuyện đó bao giờ cũng nóng, chưa tới lúc nguội! Sau nhiều năm tìm kiếm không ngờ người anh hùng lại ẩn mình nơi Tần Lĩnh sơn hẻo lánh này!
Bị nói chọc, Cam lão nén giận cười ha hả :
- Lão về đây để di dường cho khỏi trong thấy tội lỗi của thế nhân, chớ không có mục đích trốn tránh ẩn núp. Người anh hùng có sợ chi trường đao mũi kiếm! Nhưng có một điều...
- Xin tiên sinh cứ dạy.
Vuốt chòm râu bạc, Cam lão nói tiếp :
- Trước hết, việc lão sắp nói ra đây không phải là sự cầu xin, mong tráng sĩ chớ hiểu lầm. Khơi đống tro tàn này, lão chỉ có mục đích phô bày sự thật của việc xưa còn quyền phán đoán tin tưởng đều do nơi tráng sĩ. Đêm hôm đó, nếu tối muốn, lệnh phụ tất phải mạng vong trong vòng đấu rồi...
Cam lão kể lại rõ ràng việc Tăng Ân định đánh Lịch Thành trại cho Tòng Hổ nghe, và nói tiếp :
- Chắc hồi đó tráng sĩ còn nhỏ tuổi, chỉ nghe người thuật lại sai lạc để gây mối hận thù giữa hai họ Tăng, Cam. Dù sao, lão phu cũng rất phục tráng sĩ biết giữ lời tìm lão hôm nay.
Tăng Tòng Hổ vốn dòng thất phu vô lại, hiểu sao nổi lý lẽ phải trái. Y cho là Cam Trường Mâu sợ hãi, kiếm chuyện cầu hòa nên vẻ tự đắc, hỗn xược hiện trên nét mặt sần sùi thô bỉ :
- Tôi không cần hiểu tới sự việc mà anh hùng vừa nó có nhã ý phô bày. Tuy còn nhỏ nhưng hồi ấy gia thúc Tăng Đạo có mặt tại trận và lập lại cho tôi biết các sự kiện đã xảy ra đêm đó. Nay người nhân chứng độc nhất là gia thức cũng đã quá cố rồi. Biết nghĩ phải, trái sao đây cho khỏi oan người tử nạn nơi chín suối? Hôm nay, sau nhiều năm khổ công thăm dò đến đây, tôi chỉ có mục đích xin anh hùng cho lãnh giáo một vài thế võ để được học hỏi thêm đó thôi.
Họ Cam cố nén giận :
- Để lương tâm khỏi thắc mắc, lão phu kể việc xưa cho tráng sĩ nghe, có vậy thôi! Tráng sĩ định thi hành... việc đó ở đâu? Giờ nào? Hay là ngay bây giờ, trước cửa trại này cũng được!
Tăng Tòng Hổ cười ha hả :
- Không! Tôi không muốn lệnh phu nhân trông thấy thảm cảnh...
Nói tới đây y bỗng đờ người ra nhìn vào phía hậu phòng.
Ngạc nhiên, Trường Mâu nhìn theo chợt thấy Triệu thị đi thoáng vào nhà trong.
Tòng Hổ nói tiếp :
- Đêm nay, canh hai, tại quãng đất trồng bên đầu rừng phía Tây nam cách đây chừng hai dặm đường. Đơn thân, độc chiến, chịu không?
- Được lắm, lão sẽ y hẹn!
Tăng Tòng Hổ đứng dậy, vòng tay vái :
- Được thử tiếp anh hùng là một sự danh dự cho tôi.
Nói đoạn, y quay người đi thẳng.
Cam lão đờ người ra nhìn theo, hồi lâu quay lại thì đã thấy Triệu thị ôm Tử Long đứng khép nép bên án thư từ hồi nào, vẻ mặt lo âu...
Trường Mâu ngần ngừ trong chớp mắt, rồi nói thẳng :
- Điềm khách điểu đó. Con kẻ thù hồi xưa vừa tới, thách ta tử chiến đêm nay trong rừng sâu...
Tái mặt, Triệu thị ấp úng :
- Thế phu quân...
Cam lão anh hùng ngắt lời.
- Ta đã nhận lời thách đó và sẽ y hẹn.
Trường Mâu với tay lấy bầu rượu rót đầy ly lớn uống cạn, đoạn cầm cây mâu cắm trên giá binh khí định rút bọc vải ra, nhưng tần ngần chẳng hiểu nghĩ sao lại thôi.
Bước vào tư phòng, Trường Mâu với tay lên tường lấy thành trường kiếm ra, hoa lên mấy đường loang loáng.
Lưỡi kiếm rít lên như lụa xé, làn thanh quang vụt ra tựa chớp rạch ngang trời.
Trường Mâu thâu kiếm lại ngắm nghía hồi lâu mới tra vào vỏ treo lên chỗ cũ.
Trường Mâu cũng tấm tắc khen thầm đối phương thọ giáo được bản lãnh khá cao, tiến lên tấn công luôn bằng một lát kiếm chém ngang hông.
Tòng Hổ cũng không phải tay vừa, đưa cán giáo gạt bay lưỡi kiếm địch sang một bên, đồng thời tiện tay chọc luôn một ngọn Trường Sà nhằm ngực Trường Mâu lúc đó đang để hở.
Quay kiếm lại, Cam lão đánh bật ngọn giáo sang bên.
Hai món khí giới va vào nhau bật lên một tiếng chát nảy lửa khiến cả hai đấu thủ cũng phải nhảy lùi cả lại nhìn khí giới xem có bị tổn hại không.
Hằm hè, giữ miếng, hai bên quắc mắt nhìn nhau, chân bước quanh chưa được một vòng, cả hai cùng thét lên như trời long đất lở, áp vào hỗn chiến.
Làn kiếm tỏa ra muôn đạo thanh quang lạnh rợn người, nhưng cây giáo Trường Sa cũng bốc tròn thành luồng tử khí, chát chúa rồn rập va vào nhau động cả vùng núi rừng cô liêu.
Trận hỗn đấu mỗi lúc một thêm ghê gớm, kinh khủng. Đường giáo càng quằn quại hiểm độc bao nhiêu thì thế kiếm cũng trở nên khủng khiếp ghê hồn bấy nhiêu.
Bỗng Tăng Tòng Hổ hoa giáo lên một vòng nhảy ra khỏi vòng chiến, co chân chạy:
Đánh đang hăng, Trường Mâu thét :
- Chạy đâu cho thoát! Coi đây!
Cam lão anh hùng say chiến đuổi theo chưa kịp vài sải tay thì Tòng Hổ đã đã hô lớn :
- Bắn!
Bọn đạo tặc bao vây khu chiến hồi nãy dương cung tên phát ra vun vút tựa mưa rào nhằm mình người anh hùng có tuổi.
Tức giận, Trường mâu gầm lên như cọp, vung tròn thanh trường kiếm gạt tên rớt lủa tủa khắp quanh người.
Càng gạt, tên càng tới tấp bay đến hết lớp này đến lớp khác...
Than ôi, sức người có hạn, trời tối mù mịt, cặp mắt lão anh hùng dù tinh tường đến đâu cũng chẳng nhìn thấy hết, mồ hôi toát ra như tắm, một mũi tên từ phía sau bay tới cắm phập vào giữa lưng lão anh hùng thất thế.
Cùng lúc ấy, Tăng Tòng Hổ lại nhảy vào đánh mạnh.
Gầm lên như sư tử trúng thương, Trường Mâu đau đớn gạt mạnh ngọn giáo địch, nhưng ngọn khác đã phóng luôn tới phập dội lên một tiếng trúng bụng.
Đưa tay tả nắm chặt ngù ngọn giáo, tay hữu vung náo kiếm, Trường Mâu chặt mạnh, cán giáo Trường Sà bị tiện làm đôi, Tòng Hổ chúi sang một bên.
Một loạt tên nữa phát ra trúng mình lão anh hùng tua tủa.
Trường Mâu gầm thét phóng mình nhảy bừa vào đám quân, kiếm đưa ra, năm bảy chiếc thủ cấp rơi lốp bốp xuống mặt đất, máu phun tung tóe.
Bọn tặc đạo sợ hãi tản ra nhường lão anh hùng băng ra ngoài vòng vây, vội chạy thẳng một mạch về trại nhà.
Tăng Tòng Hổ cũng ra hiệu thâu quân không đuổi :
- Như vậy nó đủ chết rồi. Họa chăng còn kịp thì giờ trối trăng cùng vợ con.
Cổng trại còn để ngỏ, Trường Mâu băng qua sân cỏ, lảo đảo lên thềm vào gần tới khách phòng thì qụy xuống lăn ra mặt gạch, máu phun lên như tưới.
Triệu thị và Tử Long ngồi chờ trên trường kỷ chỉ kịp đứng lên chạy vội tới ôm lấy kêu khóc thảm thiết.
Bọn gia nhân cũng chạy tới lăng xăng không biết làm thế nào.
Trường Mâu xua tay ra hiệu bảo mọi người đừng khóc nữa, nghiến răng rút mạng mũi giáo, ruột cũng trào theo miệng vết thương mở lớn.
Đôi mắt hùm lờ đờ, Trường Mâu cố nhìn vợ con phều phào :
- Hiền thê! Thế là hết! Nhớ lời ta dặn nuôi... con. Thù cha... Tử Long phải... phải báo. Nó là Tăng Tòng Hổ, lục lâm đại đạo! Báu kiếm đây... con giữ lấy, sau này...
Trường Mâu rời tay kiếm ra bên Tử Long, mắt mở trừng trừng nấc lên mấy tiếng, ngoẹo đầu sang một bên...
Hồn vị lão anh hùng về trời.
Triệu Thị và Tử Long cùng mọi người trong trại phục quanh xác người anh hùng thất thế, khóc cho tới canh năm.
Khóc chán chê, Triệu thị gạt nước mắt, vuốt mặt cho người chồng đáng kính, hai tay nâng thanh báu kiếm cất vào phòng, gọi Tử Long theo sau.
Người nhà xúm lại khiêng xác Trường Mâu lên trường kỷ...
Bỗng, từ lúc nào, Tăng Tòng Hổ dữ tợn ngạo nghễ khoanh tay trước ngực hiện ra đứng chặn giữa chánh môn.
Y nhe răng vàng ệch ra cười vang khiến mọi người ghê rợn sợ hãi nép cả vào bên tường.
- Ha! Ha! Hết đời Trường Mâu! Ha! Ha Đảo mắt nhìn quanh, y nói lớn :
- Thiếu phụ xinh đẹp đâu? Chiến phẩm của ta, hãy ra mau với người chiến thắng. Mau!
Thấy động, Triệu thị dắt Tử Long bước ra khỏi cửa phòng, nhưng sợ hãi đứng dừng bước trước cảnh bạc đồ...
Tòng Hổ, như kẻ say máu, chệnh choạng bước vào, sặc sụa hơi rượu, ghê tởm. Triệu thị nghiến răng chỉ mặt kẻ thù mắng lớn :
- Mi hèn hạ giết chồng ta chưa đủ còn muốn chi?
- Ha! Ha! Ta muốn giết hổ non! Nhổ cỏ phải nhổ cả rễ! Nghe chưa? Và sau đó muốn... hưởng chiến lợi phẩm!
- Đồ khát máu đê hèn!
Triệu thị vội giắt Tử Long chạy trở lại đóng ập cửa phòng lại nhưng giữa khi ấy, từ ngoài sân vang vội lên mấy tiếng ré lạ lùng...
Tăng đạo tặc vội nhìn ra cửa, mặt tái ngắt, chạy vụt vào nhà trong, theo phía sau biến mất vào rặng Bạch Dương sơn.
Triệu thị lăm lăm hai tay cầm kiếm báu, định tâm liều mạng với kẻ thù. Nhưng nàng nghe rõ các tiếng dồn dập ngoài nhà, rồi im bặt.
Nghi ngờ chưa biết hành động ra sao thì có tiếng người nhà gọi :
- Phu nhân! Phu nhân! Ra mau, có khách. Thoát hiểm rồi...
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.