Chương 71
Lan Rùa
17/10/2017
Dung ngoan ngoãn vâng dạ, nhưng thấy mợ nói năng ngập ngừng lạ lạ, con
bé lo sốt vó, nó mặc kệ hàng họ, chạy một mạch về méc chồng. Bu Trinh cu Trí nghe kể hốt hoảng lao sang tìm Trâm, cũng may, mợ vẫn còn đang gội
đầu, cu Trí vội cầm xấp vải vứt đi, bu nhẹ nhàng đến gần khuyên nhủ.
-"Chuyện ngoài đình, bu nghe rồi, mợ tin làm gì? Toàn hoa cà lá cải."
-"Không phải đâu bu, đêm qua cậu báo mộng mà, cậu vẫy tay gọi con."
Mợ bình thản vừa lau tóc vừa đáp, thái độ mợ dửng dưng khiến bu phát sợ. Bu lôi mợ về nhà nhưng mợ một mực không chịu, mợ xin lỗi bu mợ bất hiếu nhưng lấy cậu rồi thì mợ sẽ theo cậu. Bu giận quá chửi mợ tùm lum, hàng xóm láng giềng thấy ầm ĩ vội ghé qua can ngăn.
-"Dì nói mợ Trâm nghe này, chết phải thấy xác, hiểu không?"
Vú Năm cùng mọi người ra sức gật đầu đồng tình, mợ thì khác, mợ cương quyết bảo giờ mợ không nhanh chỉ sợ lỡ cơ hội đầu thai cùng kiếp với cậu, đến khi đó dì chịu trách nhiệm được không? Dì Hồng đơ người, thím Vân đành nhảy vào bịa bừa.
-"Ôi dào, âm tào địa phủ người ta còn tra khảo sắp xếp chán ra ấy, thủ tục phải mất cỡ một năm mới xong cơ. Giả như tin kia bị sai, cậu vẫn khoẻ mạnh, về biết mợ không còn thì cậu tính sao? Kể cả trường hợp xấu nhất, vậy tới lúc đó ai lo hậu sự cho cậu? Bà hai hử? Con mụ ấy chỉ biết ăn thôi, mợ biết thừa mà? Nghe thím, có thương thì thương cho trót, nha!"
Mợ ngồi đờ đẫn một góc, bu nom mợ phát xót. Đáng nhẽ cậu chỉ xa nhà hai năm, nhưng vì thi Đình hoãn tới tháng chạp, ra giêng mới có kết quả thế nên kéo thành ba cái Tết, quãng thời gian quá dài so với tuổi xuân của con gái. Bằng tuổi mợ, chúng nó đã tay bồng tay bế hết rồi, còn mợ, đêm đêm vẫn lẻ loi.
Cứ ngỡ cậu đỗ đạt, mợ được hưởng phúc, ai ngờ mới gặp nhau được vài bữa cậu lại ra trận, chẳng biết khi nào quay về. Chẳng biết, còn có thể về không? Thôi thì được ngày nào hay ngày đấy, bu nhờ mọi người khuyên giải, nói chán chê mợ mới bình tâm lại, bu sai Trí cõng mợ về với bu.
Nhà nhỏ, nhưng ít ra còn có chị có em, có bu, mợ sẽ bớt cô đơn. Người mợ gầy rộc, có bữa chỉ húp chưa tới lưng bát cháo, có bữa bu quát, bu ép thì nuốt được già nửa đĩa xôi nhỏ, nhưng xong lại nôn tới tấp. Cu Trí thương chị lội xuống ao bắt tép đồng về rang tóp mỡ lá chanh đổi bữa, cái Dung ngồi xổm trên bờ mặt buồn rười rượi, nó ngoảnh vào trong ngó mợ rồi quay ra hỏi chồng.
-"Sao cậu mợ không bỏ trốn hử anh Trí? Cậu dư sức nuôi mợ mà."
-"Trốn mà được à? Trốn đâu cho thoát? Với giả sử thoát được rồi thì tui, Dung, bu Trinh, Trang Toàn rồi cả nhà phú ông có sống yên không?"
Dung chán nản gật đầu tỏ vẻ đã hiểu, thằng Trí lượm đầy giỏ tre bò lên bờ trát bùn vào gò má con nhỏ, hại nó la toáng lên. Mợ Trâm nheo mắt nhìn theo hai đứa, Trí bám Dung ghê, Dung rửa rau nó kéo nước, Dung thổi cơm nó rút rơm, lúc Dung ra vườn hái lá chanh, cu Trí còn bí mật chạy theo ôm vợ từ phía sau rồi quay vòng vòng trêu ghẹo.
Mợ chợt mỉm cười, nếu là cậu thì sẽ chẳng cần tới hai tay đâu, chỉ một tay thôi cũng có thể quắp mợ gọn ghẽ. Khi đó sao nhỉ? Bụng mợ vắt qua cánh tay cậu, cả đầu lẫn chân đều chúi xuống đất, người cong cong như con tôm đến khổ. Liệu rằng sau này, có được "khổ", như thế không?
Có còn được nhảy lên người cậu, bấu víu, mè nheo, nhõng nhẹo đủ kiểu?
Có còn được cậu đưa đi hái mận, ngồi vắt vẻo sau lưng cậu, cắn một miếng lại đưa cậu một miếng?
Có còn được trông thấy cậu? Chắc là có thôi nhỉ? Nếu không kiếp này, thì đành đợi kiếp sau vậy. Cậu vẫn nợ mợ thằng cu tí đó, mợ sẽ sớm đòi được thôi. Mợ tự trấn an, bật cười, xong lại bật khóc, trong lòng man mác nỗi chua xót khó tả.
Thời gian chầm chậm trôi, trăng khuyết rồi trăng lại tròn, mợ nhớ đêm rằm ấy, mợ Chi bụng to vượt mặt vẫn tất tưởi chạy sang nhà bu Trinh, hổn hển kể lể.
-"Ối chao ôi bữa trước hai bu đánh nhau tanh bành khói lửa, tất cả chỉ vì bát tổ yến bu Phúc nếm trộm. Bu Yến kêu bu đánh bu Phúc không phải vì tiếc miếng yến, mà đơn giản bởi vì muốn chính đốn lại nề nếp gia phong. Bu Phúc chẳng vừa, bảo giờ bu là mẹ của tướng sĩ có công với đất nước, bu Yến dám lên mặt như vậy là láo, xong lao vào cắn trả. Kết quả một bu sái quai hàm một bu rụng răng cửa."
Kể chuyện vui như thế mà cái mặt mợ hai cứ méo xềnh xệch, ghét ghê. Mợ cả bĩu môi hích tay, giả bộ bâng quơ.
-"Hôm nghe tin Đề đốc tử trận thầy Kim liền sai người vào phương Nam lượm tro cốt về lập bàn thờ. Khổ nỗi, lúc tới nơi thì người nhà ông ta nhận mất rồi. Mợ đừng ăn năn nữa, thực ra trận này ngay từ đầu Thống chế đã trốn nên kiểu gì cũng tới lượt cậu hai thôi, chẳng qua là ra quân trước cả khi nhận lệnh. Ấy thế lại càng may, điềm nhiên ngồi vào ghế Thống chế, được các quan trong triều ca ngợi không ngớt, còn gửi thư về cho mợ nữa này, có nghe không? Hay thôi?"
Đêm khuya quá, mợ sợ mợ đang mơ mất. Mợ tự vả vài phát vào má, thấy kêu bôm bốp mới run run hỏi han tình hình cậu giờ như nào, vết thương cũ sao rồi, có bị đâm chém thêm ở chỗ nào không?
-"Ôi dào ai mà biết, nhưng trong đây cậu viết cậu vẫn cầm cự được. Trước khi cậu trút hơi thở cuối cùng thì cậu không cho phép mợ tái giá."
Mợ Chi chậm rãi đọc, thư viết vội nên ngắn tẹo mà, có mỗi câu đó thôi. Cậu hai cũng thật, lo bò trắng răng, hâm hâm. Mợ hai cũng hâm nốt, ngồi thẫn thờ lầm bầm một mình.
-"Cho dù cậu không còn thở nữa, thì tôi cũng chẳng tái giá đâu."
Rõ ngốc, ngốc hết thuốc chữa, mợ Chi cằn nhằn đứng dậy. Thực ra mợ chỉ than thở vậy thôi, về tới phòng mợ hì hục châm đèn dầu, tỉ mẩn viết lại lời mợ Trâm rồi cẩn thận nhờ người gửi đi, mất già nửa tháng sau thư mới ra tới sa trường.
Mưa lớn triền miên mấy ngày không dứt, khi ấy Đô đốc lên kế hoạch muốn bắt chước người xưa đóng cọc ngầm dưới đáy rồi dụ địch ra sông lớn. Thống chế phản đối, cho rằng địa hình nay khác xưa khác, làm thế e rằng chính quân ta cũng khó thoát. Đô đốc tặc lưỡi thở dài, bảo cùng lắm là liều chết một phen. Có điều Thống chế vẫn lắc đầu, khẳng định nhất định phải sống sót trở về.
Binh lính được một phen trố mắt, phải chăng trước mặt họ là Thống chế hùng dũng uy nghiêm không sợ trời cũng chẳng sợ đất? Thế nhưng lại sợ chết! Cơ mà chết, thì có ai không sợ? Không ngại gươm sắc đao nhọn, không lo đau đớn, không tiếc thân mình, tuy nhiên nghĩ tới mẹ già con thơ vợ khờ ngày qua ngày mòn mỏi đợi chờ, lại sợ.
Ai cũng muốn được gặp mặt người thân, dù chỉ là cơ hội nhỏ nhoi. Bởi vậy họ đồng tình cùng kiên nhẫn đợi thời cơ chín muồi. Toàn quân đoàn kết cùng vô số lần bày binh bố trận tỉ mỉ, chiến trận khốc liệt rồi cũng có ngày dừng. Địch còn vài mống vội vã rút quân, ta cũng chẳng vẻ vang gì, thất thoát gần ba phần tư.
Đô đốc trọng thương nằm liệt giường. Thống chế ổn hơn một chút, ngực băng bó mấy lớp nhưng vẫn phi ngựa thục mạng. Dẫu sao đi chăng nữa, được trở về là tốt rồi. Có vết thương này âu cũng tốt, chẳng phải đó là cái cớ hoàn hảo nhất để thoái hôn hay sao? Một người không khoẻ mạnh thì đâu xứng làm rể nhà quan nữa?
Chỉ là, Võ Trạng Nguyên tính vẫn không nhanh bằng Thái phó tính. Ngày cậu về tới thôn, cũng là ngày người cậu muốn gặp nhất bị bắt đi. Nhà cửa tanh bành xơ xác, bu Trinh ngất xỉu, Dung đang cố gắng dìu bu từ đống rơm vào nhà, cu Trí run rẩy đưa cậu hai phong thư bọn họ để lại, nội dung vô cùng ngắn gọn.
"Nội trong vòng bảy ngày, đem kiệu hoa tới rước mợ cả và mợ ba. Bằng không thì đem quan tài tới rước mợ hai."
-"Chuyện ngoài đình, bu nghe rồi, mợ tin làm gì? Toàn hoa cà lá cải."
-"Không phải đâu bu, đêm qua cậu báo mộng mà, cậu vẫy tay gọi con."
Mợ bình thản vừa lau tóc vừa đáp, thái độ mợ dửng dưng khiến bu phát sợ. Bu lôi mợ về nhà nhưng mợ một mực không chịu, mợ xin lỗi bu mợ bất hiếu nhưng lấy cậu rồi thì mợ sẽ theo cậu. Bu giận quá chửi mợ tùm lum, hàng xóm láng giềng thấy ầm ĩ vội ghé qua can ngăn.
-"Dì nói mợ Trâm nghe này, chết phải thấy xác, hiểu không?"
Vú Năm cùng mọi người ra sức gật đầu đồng tình, mợ thì khác, mợ cương quyết bảo giờ mợ không nhanh chỉ sợ lỡ cơ hội đầu thai cùng kiếp với cậu, đến khi đó dì chịu trách nhiệm được không? Dì Hồng đơ người, thím Vân đành nhảy vào bịa bừa.
-"Ôi dào, âm tào địa phủ người ta còn tra khảo sắp xếp chán ra ấy, thủ tục phải mất cỡ một năm mới xong cơ. Giả như tin kia bị sai, cậu vẫn khoẻ mạnh, về biết mợ không còn thì cậu tính sao? Kể cả trường hợp xấu nhất, vậy tới lúc đó ai lo hậu sự cho cậu? Bà hai hử? Con mụ ấy chỉ biết ăn thôi, mợ biết thừa mà? Nghe thím, có thương thì thương cho trót, nha!"
Mợ ngồi đờ đẫn một góc, bu nom mợ phát xót. Đáng nhẽ cậu chỉ xa nhà hai năm, nhưng vì thi Đình hoãn tới tháng chạp, ra giêng mới có kết quả thế nên kéo thành ba cái Tết, quãng thời gian quá dài so với tuổi xuân của con gái. Bằng tuổi mợ, chúng nó đã tay bồng tay bế hết rồi, còn mợ, đêm đêm vẫn lẻ loi.
Cứ ngỡ cậu đỗ đạt, mợ được hưởng phúc, ai ngờ mới gặp nhau được vài bữa cậu lại ra trận, chẳng biết khi nào quay về. Chẳng biết, còn có thể về không? Thôi thì được ngày nào hay ngày đấy, bu nhờ mọi người khuyên giải, nói chán chê mợ mới bình tâm lại, bu sai Trí cõng mợ về với bu.
Nhà nhỏ, nhưng ít ra còn có chị có em, có bu, mợ sẽ bớt cô đơn. Người mợ gầy rộc, có bữa chỉ húp chưa tới lưng bát cháo, có bữa bu quát, bu ép thì nuốt được già nửa đĩa xôi nhỏ, nhưng xong lại nôn tới tấp. Cu Trí thương chị lội xuống ao bắt tép đồng về rang tóp mỡ lá chanh đổi bữa, cái Dung ngồi xổm trên bờ mặt buồn rười rượi, nó ngoảnh vào trong ngó mợ rồi quay ra hỏi chồng.
-"Sao cậu mợ không bỏ trốn hử anh Trí? Cậu dư sức nuôi mợ mà."
-"Trốn mà được à? Trốn đâu cho thoát? Với giả sử thoát được rồi thì tui, Dung, bu Trinh, Trang Toàn rồi cả nhà phú ông có sống yên không?"
Dung chán nản gật đầu tỏ vẻ đã hiểu, thằng Trí lượm đầy giỏ tre bò lên bờ trát bùn vào gò má con nhỏ, hại nó la toáng lên. Mợ Trâm nheo mắt nhìn theo hai đứa, Trí bám Dung ghê, Dung rửa rau nó kéo nước, Dung thổi cơm nó rút rơm, lúc Dung ra vườn hái lá chanh, cu Trí còn bí mật chạy theo ôm vợ từ phía sau rồi quay vòng vòng trêu ghẹo.
Mợ chợt mỉm cười, nếu là cậu thì sẽ chẳng cần tới hai tay đâu, chỉ một tay thôi cũng có thể quắp mợ gọn ghẽ. Khi đó sao nhỉ? Bụng mợ vắt qua cánh tay cậu, cả đầu lẫn chân đều chúi xuống đất, người cong cong như con tôm đến khổ. Liệu rằng sau này, có được "khổ", như thế không?
Có còn được nhảy lên người cậu, bấu víu, mè nheo, nhõng nhẹo đủ kiểu?
Có còn được cậu đưa đi hái mận, ngồi vắt vẻo sau lưng cậu, cắn một miếng lại đưa cậu một miếng?
Có còn được trông thấy cậu? Chắc là có thôi nhỉ? Nếu không kiếp này, thì đành đợi kiếp sau vậy. Cậu vẫn nợ mợ thằng cu tí đó, mợ sẽ sớm đòi được thôi. Mợ tự trấn an, bật cười, xong lại bật khóc, trong lòng man mác nỗi chua xót khó tả.
Thời gian chầm chậm trôi, trăng khuyết rồi trăng lại tròn, mợ nhớ đêm rằm ấy, mợ Chi bụng to vượt mặt vẫn tất tưởi chạy sang nhà bu Trinh, hổn hển kể lể.
-"Ối chao ôi bữa trước hai bu đánh nhau tanh bành khói lửa, tất cả chỉ vì bát tổ yến bu Phúc nếm trộm. Bu Yến kêu bu đánh bu Phúc không phải vì tiếc miếng yến, mà đơn giản bởi vì muốn chính đốn lại nề nếp gia phong. Bu Phúc chẳng vừa, bảo giờ bu là mẹ của tướng sĩ có công với đất nước, bu Yến dám lên mặt như vậy là láo, xong lao vào cắn trả. Kết quả một bu sái quai hàm một bu rụng răng cửa."
Kể chuyện vui như thế mà cái mặt mợ hai cứ méo xềnh xệch, ghét ghê. Mợ cả bĩu môi hích tay, giả bộ bâng quơ.
-"Hôm nghe tin Đề đốc tử trận thầy Kim liền sai người vào phương Nam lượm tro cốt về lập bàn thờ. Khổ nỗi, lúc tới nơi thì người nhà ông ta nhận mất rồi. Mợ đừng ăn năn nữa, thực ra trận này ngay từ đầu Thống chế đã trốn nên kiểu gì cũng tới lượt cậu hai thôi, chẳng qua là ra quân trước cả khi nhận lệnh. Ấy thế lại càng may, điềm nhiên ngồi vào ghế Thống chế, được các quan trong triều ca ngợi không ngớt, còn gửi thư về cho mợ nữa này, có nghe không? Hay thôi?"
Đêm khuya quá, mợ sợ mợ đang mơ mất. Mợ tự vả vài phát vào má, thấy kêu bôm bốp mới run run hỏi han tình hình cậu giờ như nào, vết thương cũ sao rồi, có bị đâm chém thêm ở chỗ nào không?
-"Ôi dào ai mà biết, nhưng trong đây cậu viết cậu vẫn cầm cự được. Trước khi cậu trút hơi thở cuối cùng thì cậu không cho phép mợ tái giá."
Mợ Chi chậm rãi đọc, thư viết vội nên ngắn tẹo mà, có mỗi câu đó thôi. Cậu hai cũng thật, lo bò trắng răng, hâm hâm. Mợ hai cũng hâm nốt, ngồi thẫn thờ lầm bầm một mình.
-"Cho dù cậu không còn thở nữa, thì tôi cũng chẳng tái giá đâu."
Rõ ngốc, ngốc hết thuốc chữa, mợ Chi cằn nhằn đứng dậy. Thực ra mợ chỉ than thở vậy thôi, về tới phòng mợ hì hục châm đèn dầu, tỉ mẩn viết lại lời mợ Trâm rồi cẩn thận nhờ người gửi đi, mất già nửa tháng sau thư mới ra tới sa trường.
Mưa lớn triền miên mấy ngày không dứt, khi ấy Đô đốc lên kế hoạch muốn bắt chước người xưa đóng cọc ngầm dưới đáy rồi dụ địch ra sông lớn. Thống chế phản đối, cho rằng địa hình nay khác xưa khác, làm thế e rằng chính quân ta cũng khó thoát. Đô đốc tặc lưỡi thở dài, bảo cùng lắm là liều chết một phen. Có điều Thống chế vẫn lắc đầu, khẳng định nhất định phải sống sót trở về.
Binh lính được một phen trố mắt, phải chăng trước mặt họ là Thống chế hùng dũng uy nghiêm không sợ trời cũng chẳng sợ đất? Thế nhưng lại sợ chết! Cơ mà chết, thì có ai không sợ? Không ngại gươm sắc đao nhọn, không lo đau đớn, không tiếc thân mình, tuy nhiên nghĩ tới mẹ già con thơ vợ khờ ngày qua ngày mòn mỏi đợi chờ, lại sợ.
Ai cũng muốn được gặp mặt người thân, dù chỉ là cơ hội nhỏ nhoi. Bởi vậy họ đồng tình cùng kiên nhẫn đợi thời cơ chín muồi. Toàn quân đoàn kết cùng vô số lần bày binh bố trận tỉ mỉ, chiến trận khốc liệt rồi cũng có ngày dừng. Địch còn vài mống vội vã rút quân, ta cũng chẳng vẻ vang gì, thất thoát gần ba phần tư.
Đô đốc trọng thương nằm liệt giường. Thống chế ổn hơn một chút, ngực băng bó mấy lớp nhưng vẫn phi ngựa thục mạng. Dẫu sao đi chăng nữa, được trở về là tốt rồi. Có vết thương này âu cũng tốt, chẳng phải đó là cái cớ hoàn hảo nhất để thoái hôn hay sao? Một người không khoẻ mạnh thì đâu xứng làm rể nhà quan nữa?
Chỉ là, Võ Trạng Nguyên tính vẫn không nhanh bằng Thái phó tính. Ngày cậu về tới thôn, cũng là ngày người cậu muốn gặp nhất bị bắt đi. Nhà cửa tanh bành xơ xác, bu Trinh ngất xỉu, Dung đang cố gắng dìu bu từ đống rơm vào nhà, cu Trí run rẩy đưa cậu hai phong thư bọn họ để lại, nội dung vô cùng ngắn gọn.
"Nội trong vòng bảy ngày, đem kiệu hoa tới rước mợ cả và mợ ba. Bằng không thì đem quan tài tới rước mợ hai."
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.