Chương 2: câu cá
Tặc Đạo Tam Si
09/01/2014
Không biết tại sao tiếng hát bên bờ tường nhanh chóng yên lặng, không giống như trước đây. Vũ Lăng cảm thấy buồn chán, lo lắng thiếu gia không nghe được tiếng nhạc lại quay về bắt mình đọc sách liền quay đầu lại nhìn thì thấy thiếu gia vẫn đang ngồi đặt chiếc quạt trên đầu gối như đang nghĩ chuyện gì đó.
- Hiện tại dường như thiếu gia bắt đầu có suy nghĩ, nhìn có hơi giống với một người hiếu học.
Vũ Lăng thè lưỡi với thiếu gia một cái rồi tiếp tục câu cá. Tính tình của nó vốn hoạt náo, nên cá vừa mới vào rỉa là đã giật cần nên mãi vẫn không câu được con nào. Vũ Lăng nổi nóng càu nhàu mắng chửi, liên tục sút những hòn đá xuống nước làm cho đám cá sợ hãi bỏ đi.
Trương Nguyên từ từ đi tới, nói:
- Tiểu Vũ! Để ta câu cho.
Vũ Lăng đứng dậy vội vàng đỡ thiếu gia ngồi xuống rồi sau đó móc mồi, đặt cần câu vào trong tay thiếu gia. Nó đứng một bên mà nghĩ thầm:" Tính tình của thiếu gia còn nôn nóng hơn ta. Ta không câu được thì làm sao mà thiếu gia có thể. Hơn nữa, thiếu gia không nhìn thấy phao thì làm sao mà biết cá có cắn câu hay không? Hay là ta nên nhắc cho thiếu gia..."
Vừa mới nghĩ tới đó, nó chợt nghe thấy thiếu gia nói:
- Tiểu Vũ! Ngươi không được lên tiếng.
Vũ Lăng thưa một tiếng rồi thè lưỡi, nghĩ thầm:" Thiếu gia thành thần tiên rồi hay sao mà biết được ta đang nghĩ gì?" Sau đó, nó liền ngồi xuống, mím môi nhìn vị thiếu gia đang bịt mắt câu cá.
Chỉ thấy thiếu gia vung cần một cái, thi thoảng hơi lắc nhẹ cổ tay khiến cho mồi câu ở trong nước di chuyển. Một lát sau, cái lông ngỗng được làm thành phao đang nổi trên mặt nước chợt chìm xuống.
Vũ Lăng đang định nhắc nhở thiếu gia thì chợt nhớ ra thiếu gia vừa mới nói mình không được lên tiếng đành phải mím môi thật chặt mà nhìn cái phao chuyển động. Nó hết sức nôn nóng. Nhưng thiếu gia vẫn hết sức bình tĩnh như cơ bản không hề biết con cá đã cắn câu.
Đúng lúc này, thiếu gia chợt giật cần một cái. "Vù" một con cá nhỏ dẹp màu đen bắn lên trên không rồi rơi xuống đất dẫy đành đạch.
- Oa! Một con cá nhỏ. Con này dài khoảng bốn tấc.
Vũ Lăng mừng rỡ chạy tới vừa gỡ cá vừa khen:
- Thiếu gia thật lợi hại. Bịt mắt mà vẫn có thể câu được cá.
Thả con cá vào trong giỏ, Vũ Lăng vui vẻ nhanh chóng ngắt một đoạn giun rồi móc vào lưỡi câu để cho thiếu gia tiếp tục câu cá. Bất chợt, nó nghe thấy thiếu gia nói:
- Phía Tây Trương có người tới. Nhìn xem là ai?
Vũ Lăng bước ra khỏi cây cầu nhìn xung quanh rồi nhanh chóng chạy về bẩm với Trương Nguyên:
- Đó là gánh hát bên Tây Trương, có khoảng hơn chục người. A! Trương Tam công tử cũng có ở đó, chẳng lẽ lại tới nơi này hóng mát? Tây trương có nhiều đình làm bằng gỗ như vậy....
Trương Nguyên nhíu màu. Trương Tam công tử có tên là Trương Ngạc, tự Yến Khách, năm nay mười sáu tuổi. Trong số huynh đệ thì y đứng thứ ba. Đông Trương kém phát triển nhưng họ Trương cũng là một họ lớn, cái kém phát triển ở đây chỉ là so với Tây Trương mà thôi. Trong nhà Trương Nguyên có người hầu, tỳ nữ, áo cơm không phải lo. Tuy nhiên gia cảnh so với nhà Trương Ngạc kia thì quả thực chẳng khác nào một trời một vực. Tây Trương vốn giàu có, còn nhà Trương Ngạc lại là một trong số những phú hộ của Tây Trương.
Trương Nguyên cũng không biết nhiều về thúc bá tổ, thúc bá, huynh đệ bên Tây Trương. Hắn chỉ biết rằng ông cố của mình và ông cố của Trương Ngạc là huynh đệ ruột thịt. Ông cố Trương Ngạc đỗ Trang Nguyên khoa thi Đình năm Long Khánh thứ năm, còn ông cố của hắn thì chỉ là một thầy đồ. Từ đó, Tây Trương và Đông Trương mới dần dần xuất hiện khoảng cách...
Về phần phụ thân của Trương Ngạc là Trương Bảo Sinh thì Trương Nguyên cũng biết. Trương Bảo Sinh đỗ cử nhân năm Vạn Lịch thứ hai mươi bốn, giao du rất rộng. Đồng Kỳ Xương, Trần Mi Công đều là bạn tốt của lão. Ở phủ Thiệu Hưng, lão cũng quan hệ rất tốt. Tuy nhiên đứa con Trương Ngạc của lão thì lại là một tên phá gia chi tử. Mặc dù gã rất thông minh nhưng lại ham chơi.
Đầu năm ở Hàng Châu, Trương Ngạc thấy ở phố cửa Bắc có một gia đình nuôi cá vàng sặc sỡ đáng yêu. Gã định mua nhưng người ta không bán. Sau đó gã liền bỏ ra ba mươi lượng bạc để mua lấy. Năm Vạn Lịch thứ ba mươi, ba mươi lượng bạc lúc đó tính quy đổi so với tiền nhân dân tệ bốn trăm năm sau thì khoảng chừng hơn hai mươi ngàn tệ. Trên đường đi thuyền về Thiệu Hưng, năm con các vàng chết hết không còn lấy một nhưng Trương Ngạc cũng chẳng hề thấy tiếc...
Trương Bảo Sinh bỏ năm mươi lượng bạc mua một cái lô đồng thời Tuyên Đức, Trương Ngạc lấy ra xem thấy màu đồng đã xỉn liền bỏ vào trong lò than để luyện không ngờ đốt cháy. Tuy nhiên gã cũng vẫn thản nhiên như không có việc gì.
Việc đốt chảy cái lò Tuyên Đức, Trương Nguyên tận mắt nhìn thấy. Trước kia, Trương Nguyên suốt ngày đi theo gã cho nên hết sức hâm mộ với chuyện vung tay của Trương Ngạc, luôn hận sao không được sinh ra ở Tây Trương.
Mẹ của Trương Nguyên là Lữ thị mặc dù rất yêu hắn nhưng gia cảnh như vậy cũng không thể sánh với mẫu thân của Trương Ngạc là Vương phu nhân muốn cho Trương Ngạc bao nhiêu bạc thì cho. Mỗi tháng, mẹ của Trương Nguyên chỉ trích cho hắn sáu tiền để tiêu vặt. Lẽ ra với sáu tiền cũng đủ cho một nhà ba người ăn no nửa tháng nhưng Trương Nguyên đi theo Trương Ngạc ăn chơi như vậy cũng cảm thấy số tiền đó thật sự rất ít.
- Thiếu gia! Chúng ta về đi.
Đứa hầu Vũ Lăng đi với Trương Nguyên nên rất sợ Trương Tam công tử. Cái tên đó vốn vui buồn bất thường. Trước kia y cũng hay trêu đùa Trương Nguyên nhưng có một lần không hiểu tại sao lại tát Vũ Lăng một cái rồi ném cho nó nửa lạng bạc, nói là tiền phát chẩn rồi cười ha hả mà bỏ đi. Vũ Lăng mặc dù là gia nô, được nửa lạng bạc nhưng vẫn cảm thấy nhục.
Trương Nguyên "ừ" một tiếng rồi vịn vai Vũ Lăng bước đi. Bất chợt hắn nghe thấy từ trên cầu có tiếng người giống như tiếng vịt thốt lên:
- Hóa ra là giới tử! Nghe nói mắt người có bệnh nhưng ta vẫn chưa có thời gian tới thăm. Ngươi đừng có trách. Bây giờ, mắt ngươi có đỡ chút nào chưa?
Người đó vừa nói vừa bước nhanh xuống dưới cầu, bám theo sau là rất nhiều tiếng bước chân, tiếng cười nói. Cả đám ca kỹ đó toàn là người trẻ tuổi chừng mười bốn, mười lăm tuổi.
Người có tiếng như tiếng vịt đó chính là Trương Ngạc. Mười sáu tuổi nên Trương Ngạc bước vào tuổi phát triển, vỡ giọng nên hơi khó nghe.
Trương Nguyên đứng lại nói:
- Tốt hơn nhiều. Đa tạ Tam huynh quan tâm.
Trương Ngạc phe phẩy cái quạt, híp mắt nhìn Trương Nguyên rồi cảm thấy rất hứng thú với miếng vải xanh bịt mắt của y mà hỏi:
- Giới Tử! Lỗ Vân Cốc nói mắt ngươi có thể sáng lại được hay không?
Trương Nguyên trả lời:
- Không.
Trương Ngạc nói:
- Vậy thì thật khó coi...
Cái đám thiếu niên đi sau y nghe thấy vậy liền cất tiếng cười ha hả.
"Vui lắm sao?" Vũ Lăng đang đỡ Trương Nguyên liền bĩu môi, nghĩ thầm:" Ngươi cứ thử giả mù xem."
Trương Ngạc nói:
- Mù thực ra cũng chẳng sao. Chẳng phải có một vị cổ sư cũng bị mù nhưng đánh đàn tam huyền thạt hay.
Thấy Trương Nguyên không trả lời, lại đeo miếng bịt mắt, y liền đi tới gần nói:
- Giới Tử! Để ta xem mắt ngươi xem thế nào.
Y giơ tay lên định gỡ miếng che mắt của Trương Nguyên xuống.
Trương Nguyên vội vàng lùi lại một bước.
Vũ Lăng vội vàng nói:
- Tam công tử! Mắt của thiếu gia nhà ta không thể nhìn ra ánh sáng. Lỗ danh y đã căn dặn như vậy.
Trương Ngạc cũng không phải là loại người không biết điều. Hơn nữa, cả hai cũng là anh em trong họ, nếu cố tình giật mình che mặt của Trương Nguyên xuống thì không hay lắm. Y liền gấp cái quạt xếp cầm trong tay rồi nói với Trương Nguyên:
- Giới Tử! Bỏ miếng che mắt xuống cho ta xem, ta sẽ tặng cái quạt này cho ngươi. Đây là cái quạt xếp mà ngươi rất thích, nó được Trầm Thiếu Lâu ở Tô Châu làm ra.
Trương Ngạc thích lấy bạc, lợi ra để dụ người khác, hơn nữa lần nào cũng thành công. Gã không ngại để cho người khác có được lợi ích, còn mình thì dụ dỗ người ta khuất phục mình.
Trương Nguyên thầm nghĩ lại thì nhớ ra năm trước, có đi theo Trương Ngạc tới Tây Thành du ngoạn, rồi nhìn thấy trong một cửa hàng có bán cái quạt xếp của danh gia Trầm Thiếu Lâu ở Tô Châu làm ra. Lúc đó, Trương Ngạc có mua một cái. Mặc dù Trương Nguyên rất muốn có một cái quạt như vậy nhưng cũng chỉ biết nhìn mà thôi chứ không mua nổi. Cái quạt của Trầm Thiếu Lâu làm ra ít nhất phải bán được hai lượng tám, rất là đắt.
- Thế nào hả Giới Tử? - Trương Ngạc lên tiếng giục.
Trương Nguyên biết tính của Trương Ngạc nếu không đạt được mục đích sẽ không thôi. Nếu lúc trước với tính của Trương Nguyên sẽ lấy miếng vải che mắt xuống, còn y thì nhắm mắt cũng chẳng sợ bị nắng lại còn được một cây quạt. Nhưng hiện tại thì Trương Nguyên đã không còn là Trương Nguyên ngày đó nữa, không thể để cho người khác muốn làm gì thì làm.
- Ha là thế này đi. Tam huynh! Đệ đánh với huynh một ván cờ. Nếu huynh thắng, đệ tặng miếng che mắt này cho huynh. Đệ thắng thì mỗi ngày huynh cho hai người tới đọc sách cho đệ có được không.
Trương Thải và Vũ Lăng không biết nhiều chữ lắm. Để cho cả hai đọc sách thật sự là làm khó họ, sai hết chỗ này tới chỗ khác khiến cho Trương Nguyên nghe cũng mệt.
- Hiện tại dường như thiếu gia bắt đầu có suy nghĩ, nhìn có hơi giống với một người hiếu học.
Vũ Lăng thè lưỡi với thiếu gia một cái rồi tiếp tục câu cá. Tính tình của nó vốn hoạt náo, nên cá vừa mới vào rỉa là đã giật cần nên mãi vẫn không câu được con nào. Vũ Lăng nổi nóng càu nhàu mắng chửi, liên tục sút những hòn đá xuống nước làm cho đám cá sợ hãi bỏ đi.
Trương Nguyên từ từ đi tới, nói:
- Tiểu Vũ! Để ta câu cho.
Vũ Lăng đứng dậy vội vàng đỡ thiếu gia ngồi xuống rồi sau đó móc mồi, đặt cần câu vào trong tay thiếu gia. Nó đứng một bên mà nghĩ thầm:" Tính tình của thiếu gia còn nôn nóng hơn ta. Ta không câu được thì làm sao mà thiếu gia có thể. Hơn nữa, thiếu gia không nhìn thấy phao thì làm sao mà biết cá có cắn câu hay không? Hay là ta nên nhắc cho thiếu gia..."
Vừa mới nghĩ tới đó, nó chợt nghe thấy thiếu gia nói:
- Tiểu Vũ! Ngươi không được lên tiếng.
Vũ Lăng thưa một tiếng rồi thè lưỡi, nghĩ thầm:" Thiếu gia thành thần tiên rồi hay sao mà biết được ta đang nghĩ gì?" Sau đó, nó liền ngồi xuống, mím môi nhìn vị thiếu gia đang bịt mắt câu cá.
Chỉ thấy thiếu gia vung cần một cái, thi thoảng hơi lắc nhẹ cổ tay khiến cho mồi câu ở trong nước di chuyển. Một lát sau, cái lông ngỗng được làm thành phao đang nổi trên mặt nước chợt chìm xuống.
Vũ Lăng đang định nhắc nhở thiếu gia thì chợt nhớ ra thiếu gia vừa mới nói mình không được lên tiếng đành phải mím môi thật chặt mà nhìn cái phao chuyển động. Nó hết sức nôn nóng. Nhưng thiếu gia vẫn hết sức bình tĩnh như cơ bản không hề biết con cá đã cắn câu.
Đúng lúc này, thiếu gia chợt giật cần một cái. "Vù" một con cá nhỏ dẹp màu đen bắn lên trên không rồi rơi xuống đất dẫy đành đạch.
- Oa! Một con cá nhỏ. Con này dài khoảng bốn tấc.
Vũ Lăng mừng rỡ chạy tới vừa gỡ cá vừa khen:
- Thiếu gia thật lợi hại. Bịt mắt mà vẫn có thể câu được cá.
Thả con cá vào trong giỏ, Vũ Lăng vui vẻ nhanh chóng ngắt một đoạn giun rồi móc vào lưỡi câu để cho thiếu gia tiếp tục câu cá. Bất chợt, nó nghe thấy thiếu gia nói:
- Phía Tây Trương có người tới. Nhìn xem là ai?
Vũ Lăng bước ra khỏi cây cầu nhìn xung quanh rồi nhanh chóng chạy về bẩm với Trương Nguyên:
- Đó là gánh hát bên Tây Trương, có khoảng hơn chục người. A! Trương Tam công tử cũng có ở đó, chẳng lẽ lại tới nơi này hóng mát? Tây trương có nhiều đình làm bằng gỗ như vậy....
Trương Nguyên nhíu màu. Trương Tam công tử có tên là Trương Ngạc, tự Yến Khách, năm nay mười sáu tuổi. Trong số huynh đệ thì y đứng thứ ba. Đông Trương kém phát triển nhưng họ Trương cũng là một họ lớn, cái kém phát triển ở đây chỉ là so với Tây Trương mà thôi. Trong nhà Trương Nguyên có người hầu, tỳ nữ, áo cơm không phải lo. Tuy nhiên gia cảnh so với nhà Trương Ngạc kia thì quả thực chẳng khác nào một trời một vực. Tây Trương vốn giàu có, còn nhà Trương Ngạc lại là một trong số những phú hộ của Tây Trương.
Trương Nguyên cũng không biết nhiều về thúc bá tổ, thúc bá, huynh đệ bên Tây Trương. Hắn chỉ biết rằng ông cố của mình và ông cố của Trương Ngạc là huynh đệ ruột thịt. Ông cố Trương Ngạc đỗ Trang Nguyên khoa thi Đình năm Long Khánh thứ năm, còn ông cố của hắn thì chỉ là một thầy đồ. Từ đó, Tây Trương và Đông Trương mới dần dần xuất hiện khoảng cách...
Về phần phụ thân của Trương Ngạc là Trương Bảo Sinh thì Trương Nguyên cũng biết. Trương Bảo Sinh đỗ cử nhân năm Vạn Lịch thứ hai mươi bốn, giao du rất rộng. Đồng Kỳ Xương, Trần Mi Công đều là bạn tốt của lão. Ở phủ Thiệu Hưng, lão cũng quan hệ rất tốt. Tuy nhiên đứa con Trương Ngạc của lão thì lại là một tên phá gia chi tử. Mặc dù gã rất thông minh nhưng lại ham chơi.
Đầu năm ở Hàng Châu, Trương Ngạc thấy ở phố cửa Bắc có một gia đình nuôi cá vàng sặc sỡ đáng yêu. Gã định mua nhưng người ta không bán. Sau đó gã liền bỏ ra ba mươi lượng bạc để mua lấy. Năm Vạn Lịch thứ ba mươi, ba mươi lượng bạc lúc đó tính quy đổi so với tiền nhân dân tệ bốn trăm năm sau thì khoảng chừng hơn hai mươi ngàn tệ. Trên đường đi thuyền về Thiệu Hưng, năm con các vàng chết hết không còn lấy một nhưng Trương Ngạc cũng chẳng hề thấy tiếc...
Trương Bảo Sinh bỏ năm mươi lượng bạc mua một cái lô đồng thời Tuyên Đức, Trương Ngạc lấy ra xem thấy màu đồng đã xỉn liền bỏ vào trong lò than để luyện không ngờ đốt cháy. Tuy nhiên gã cũng vẫn thản nhiên như không có việc gì.
Việc đốt chảy cái lò Tuyên Đức, Trương Nguyên tận mắt nhìn thấy. Trước kia, Trương Nguyên suốt ngày đi theo gã cho nên hết sức hâm mộ với chuyện vung tay của Trương Ngạc, luôn hận sao không được sinh ra ở Tây Trương.
Mẹ của Trương Nguyên là Lữ thị mặc dù rất yêu hắn nhưng gia cảnh như vậy cũng không thể sánh với mẫu thân của Trương Ngạc là Vương phu nhân muốn cho Trương Ngạc bao nhiêu bạc thì cho. Mỗi tháng, mẹ của Trương Nguyên chỉ trích cho hắn sáu tiền để tiêu vặt. Lẽ ra với sáu tiền cũng đủ cho một nhà ba người ăn no nửa tháng nhưng Trương Nguyên đi theo Trương Ngạc ăn chơi như vậy cũng cảm thấy số tiền đó thật sự rất ít.
- Thiếu gia! Chúng ta về đi.
Đứa hầu Vũ Lăng đi với Trương Nguyên nên rất sợ Trương Tam công tử. Cái tên đó vốn vui buồn bất thường. Trước kia y cũng hay trêu đùa Trương Nguyên nhưng có một lần không hiểu tại sao lại tát Vũ Lăng một cái rồi ném cho nó nửa lạng bạc, nói là tiền phát chẩn rồi cười ha hả mà bỏ đi. Vũ Lăng mặc dù là gia nô, được nửa lạng bạc nhưng vẫn cảm thấy nhục.
Trương Nguyên "ừ" một tiếng rồi vịn vai Vũ Lăng bước đi. Bất chợt hắn nghe thấy từ trên cầu có tiếng người giống như tiếng vịt thốt lên:
- Hóa ra là giới tử! Nghe nói mắt người có bệnh nhưng ta vẫn chưa có thời gian tới thăm. Ngươi đừng có trách. Bây giờ, mắt ngươi có đỡ chút nào chưa?
Người đó vừa nói vừa bước nhanh xuống dưới cầu, bám theo sau là rất nhiều tiếng bước chân, tiếng cười nói. Cả đám ca kỹ đó toàn là người trẻ tuổi chừng mười bốn, mười lăm tuổi.
Người có tiếng như tiếng vịt đó chính là Trương Ngạc. Mười sáu tuổi nên Trương Ngạc bước vào tuổi phát triển, vỡ giọng nên hơi khó nghe.
Trương Nguyên đứng lại nói:
- Tốt hơn nhiều. Đa tạ Tam huynh quan tâm.
Trương Ngạc phe phẩy cái quạt, híp mắt nhìn Trương Nguyên rồi cảm thấy rất hứng thú với miếng vải xanh bịt mắt của y mà hỏi:
- Giới Tử! Lỗ Vân Cốc nói mắt ngươi có thể sáng lại được hay không?
Trương Nguyên trả lời:
- Không.
Trương Ngạc nói:
- Vậy thì thật khó coi...
Cái đám thiếu niên đi sau y nghe thấy vậy liền cất tiếng cười ha hả.
"Vui lắm sao?" Vũ Lăng đang đỡ Trương Nguyên liền bĩu môi, nghĩ thầm:" Ngươi cứ thử giả mù xem."
Trương Ngạc nói:
- Mù thực ra cũng chẳng sao. Chẳng phải có một vị cổ sư cũng bị mù nhưng đánh đàn tam huyền thạt hay.
Thấy Trương Nguyên không trả lời, lại đeo miếng bịt mắt, y liền đi tới gần nói:
- Giới Tử! Để ta xem mắt ngươi xem thế nào.
Y giơ tay lên định gỡ miếng che mắt của Trương Nguyên xuống.
Trương Nguyên vội vàng lùi lại một bước.
Vũ Lăng vội vàng nói:
- Tam công tử! Mắt của thiếu gia nhà ta không thể nhìn ra ánh sáng. Lỗ danh y đã căn dặn như vậy.
Trương Ngạc cũng không phải là loại người không biết điều. Hơn nữa, cả hai cũng là anh em trong họ, nếu cố tình giật mình che mặt của Trương Nguyên xuống thì không hay lắm. Y liền gấp cái quạt xếp cầm trong tay rồi nói với Trương Nguyên:
- Giới Tử! Bỏ miếng che mắt xuống cho ta xem, ta sẽ tặng cái quạt này cho ngươi. Đây là cái quạt xếp mà ngươi rất thích, nó được Trầm Thiếu Lâu ở Tô Châu làm ra.
Trương Ngạc thích lấy bạc, lợi ra để dụ người khác, hơn nữa lần nào cũng thành công. Gã không ngại để cho người khác có được lợi ích, còn mình thì dụ dỗ người ta khuất phục mình.
Trương Nguyên thầm nghĩ lại thì nhớ ra năm trước, có đi theo Trương Ngạc tới Tây Thành du ngoạn, rồi nhìn thấy trong một cửa hàng có bán cái quạt xếp của danh gia Trầm Thiếu Lâu ở Tô Châu làm ra. Lúc đó, Trương Ngạc có mua một cái. Mặc dù Trương Nguyên rất muốn có một cái quạt như vậy nhưng cũng chỉ biết nhìn mà thôi chứ không mua nổi. Cái quạt của Trầm Thiếu Lâu làm ra ít nhất phải bán được hai lượng tám, rất là đắt.
- Thế nào hả Giới Tử? - Trương Ngạc lên tiếng giục.
Trương Nguyên biết tính của Trương Ngạc nếu không đạt được mục đích sẽ không thôi. Nếu lúc trước với tính của Trương Nguyên sẽ lấy miếng vải che mắt xuống, còn y thì nhắm mắt cũng chẳng sợ bị nắng lại còn được một cây quạt. Nhưng hiện tại thì Trương Nguyên đã không còn là Trương Nguyên ngày đó nữa, không thể để cho người khác muốn làm gì thì làm.
- Ha là thế này đi. Tam huynh! Đệ đánh với huynh một ván cờ. Nếu huynh thắng, đệ tặng miếng che mắt này cho huynh. Đệ thắng thì mỗi ngày huynh cho hai người tới đọc sách cho đệ có được không.
Trương Thải và Vũ Lăng không biết nhiều chữ lắm. Để cho cả hai đọc sách thật sự là làm khó họ, sai hết chỗ này tới chỗ khác khiến cho Trương Nguyên nghe cũng mệt.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.