Chương 168: Đóa sen dưới gốc cây đào
Tặc Đạo Tam Si
12/02/2016
Vương Tư Nhâm thông tỏ thế sự, phân tích thấu đáo, đoán chừng hiềm khích giữa Trương Nguyên lúc trước và tri phủ Thiệu Hưng Từ Thời Tiến ngược lại
lại trở thành thành tích đỗ đầu thi phủ của Trương Nguyên, đây cũng coi
như là trong họa có phúc, nói đến lời cuối cùng, Vương Tư Nhâm chuyển
lời, dặn dò:
- Trương Nguyên, con viết bát cổ văn của quyển ‘Triệu mạnh chi sở’ ra, Anh Tư muốn xem.
Trương Nguyên vốn là vì chuyện Vương lão sư biết Anh Tư sư muội mô phỏng đề cho hắn mà có chút lo sợ bất an, nhưng Vương lão sư lại không hề để ý, ngược lại còn nói thẳng Anh Tư sư muội muốn xem bài bát cổ văn khác của hắn, ý tứ của Vương lão sư cũng thật khó đoán.
Trương Nguyên liền đến thư phòng ở sân trước, mài nửa nghiên mực, viết ra bát cổ văn thể tao phú của cuốn ‘Triệu mạnh chi sở’, Vương Tư Nhâm nhìn hắn viết, tiện thể chỉ bảo một chút thư pháp của hắn, chợt nghe tiếng bước chân dồn dập, có một giọng già nua khàn khàn từ phía cửa sảnh truyền tới:
- Lão gia lão gia!
Vương Tư Nhâm giật mình, vội đi ra khỏi thư phòng, hỏi:
- Vương Phúc, sao ngươi lại đến đây?
Vương Phúc là lão bộc đi theo hầu trưởng nữ của lão xuất giá đến Tiêu Sơn Trần thị, hai tháng trước cũng là Vương Phúc về báo tin nói rằng Trần cô gia bệnh nặng, lão vội đi thăm viếng, ở lại Tiêu Sơn gần một tháng, con rể Trần Thụ Hặc bệnh tình cũng thuyên giảm, lão cũng không thể cứ ở Tiêu Sơn mãi, nên trở về Hội Kê. Giờ chưa tới một tháng lại thấy Vương Phúc vội vội vàng vàng tới, thật khiến lão hết hồn. Giờ đây lão không muốn nhìn thấy nhất chính là lão bộc Vương Phúc. Lão bộc Vương Phúc đầu tóc hoa râm vẻ mặt hoảng loạn bẩm báo:
- Lão gia, Trần cô gia e không xong rồi, đêm qua nôn ra rất nhiều máu, người cũng đã hôn mê, tiểu thư khóc lóc lắm, lão gia mau tới xem thế nào.
Vương Tư Nhâm thở dài một tiếng quay về thư phòng nâng chung trà lên uống. Vương phúc đi theo vào, lau mồ hôi trên trán, chờ đợi lão gia ra lệnh, Trương Nguyên lúc này cũng đứng lên, đứng hầu một bên.
Vương Tư Nhâm uống hai hớp trà, nói:
- Có gấp gáp cũng vô dụng, ta cũng không phải thầy thuốc, Tiêu Sơn cũng không phải chạy đi có thể đến đấy ngay được.
Lão chậm rãi nói vài câu, bỗng nhiên xúc động phẫn nộ đứng lên giận dữ nói:
- Trần Thụ Hặc khi đính hôn với Tĩnh Thục đã có bệnh phổi, lại giấu diếm không nói, đây không phải hại người sao!
Trương Nguyên nghĩ thầm:
- Thổ huyết nhiều hẳn là bệnh lao phổi thời kỳ cuối, không thể cứu được, tỷ tỷ của Anh Tư sư muội mới xuất giá năm kia, giờ mới chừng hai mươi tuổi đã thành quả phụ, thật sự là bi kịch.
Vương Tư Nhâm dặn dò Vương Phúc đi nghỉ trước, đợi dùng cơm trưa xong hãy đi Tiêu Sơn. Vương Phúc đang định rời khỏi thư phòng, thì Vương phu nhân và Anh Tư tiểu thư vội vàng từ nội viện đi tới, theo sau còn có hai con út của Vương Tư Nhâm. Vương phu nhân vội hỏi:
- Vương phúc, cô gia thế nào?
Vương phúc nói:
- Cô gia đêm qua thổ huyết, người đã hôn mê bất tỉnh, lão nô đi suốt đêm về báo tin.
Vương phu nhân bật khóc, Vương Anh Tư cũng khóc theo, hai tiểu Vương công tử oa oa khóc lớn.
Trương Nguyên khom người hỏi Vương Tư Nhâm: - Thày có điều gì dặn dò chỉ bảo học sinh không ạ?
Vương Tư Nhâm nói:
- Con về đi, vốn muốn giữ con ở lại dùng cơm, giờ đành khất để khi khác vậy.
Trương Nguyên nói:
- Học sinh muốn cùng thày đi Tiêu Sơn thăm bệnh!
Vương Tư Nhâm nói:
- Không cần, con cứ về an tâm đọc sách đi!
Trương Nguyên nói:
- Nếu như Trần công tử mắc bệnh lao phổi thì thày cũng phải lưu ý phòng bị lây nhiễm, thày phải mang theo an tức hương (cây cánh kiến trắng) để xua đuổi vi trùng giải uế.
Vương Tư Nhâm cười cười nói:
- Con thật ra học nhiều biết rộng, điều này ta cũng biết, ta trước kia cũng không xem sách thuốc, gần đây lại xem không ít, sắp thành lương y rồi.
Trương Nguyên cáo từ ra về, cùng Vũ Lăng, Mục Kính Nham đi bộ về Sơn Âm, mới đến trước cửa nhà, đã thấy một người đàn ông ăn vận như kiệu phu từ trong cửa trúc đi ra, hỏi ra mới biết là tỷ phu Lục Thao nhờ kiệu phu đưa thư tới. Trương Nguyên liền vào nội viện, tỷ tỷ Trương Nhược Hi đem thư cho hắn xem, Lục Thao trong thư nói rằng đệ đệ của mình là Lục Dưỡng Phương đã xuất ngục, hiện đang đóng cửa nghiền ngẫm lỗi lầm, phụ thân Triệu Khôn ở Hoa Đình vẫn chưa gặp được Đổng Kỳ Hưng nên đã mau chóng quay về phủ, các mặt khác đều tốt, Nhược Hi không cần bận lòng. Trương mẫu Lã thị cũng không biết chuyện Lục Dưỡng Phương ngồi tù, lúc này nhìn thấy thư mới kinh sợ hỏi nguyên cớ. Trương Nhược Hi liền nói sơ qua rằng Lục Dưỡng Phương mưu đoạt tỳ nữ của người khác không được nên bị kiện bỏ tù. Trương mẫu Lã thị lắc đầu nói:
- Đều là cùng cha mẹ sinh ra mà Lục Thao lương thiện đứng đắn còn em trai Lục Dưỡng Phương sao lại xằng bậy như thế!
Sau bữa trưa, Trương Nhược Hi đến thư phòng ở tây lầu viết thư trả lời cho phu quân Lục Thao, hỏi Trương Nguyên khi nào viết thư cho Dương Thạch Hương?
Trương Nguyên nói:
- Đợi thi phủ yết bảng xong đệ mới viết thư, như vậy mới có chuyện để viết, chứ cố ý viết thư hỏi Dương Thạch Hương về gia sự tỷ phu thì cũng ngại.
Trương Nhược Hi gật đầu nói:
- Nói cũng phải, vậy thì tỷ viết thư trả lời trước.
Viết xong thư, nàng sai Thạch Song đi tìm kiệu phu nhờ gửi thư tới Thanh Phổ, năm nay gửi thư cũng đắt, gửi phong thư này phải trả kiệu phu ba hào bạc.
Thi phủ phải tới hạ tuần tháng này mới yết bảng, tuy nói Vương Tư Nhâm đoán chừng Trương Nguyên sẽ đỗ đầu, nhưng chưa yết bảng thì vẫn không thể an tâm. Mấy ngày này Trương Nguyên cũng không làm bát cổ văn mỗi ngày giống như trước kia, chỉ để tỷ tỷ đọc cho hắn vài trang 《 Chiêu minh văn tuyển 》, lại chép bảng chữ mẫu nửa canh giờ, thời gian còn lại thì xem thợ làm nhà ngay ở vườn sau. Tòa lầu nhỏ chuyên bằng gỗ này đã xây xong, dự tính là tam doanh hai tầng, bên cạnh còn có tai phòng, về sau có thể tụ tập bạn bè ăn uống tiệc rượu tại đây, cũng có thể ở được mười mấy người tới thi phủ. Hôm đó Trương Nguyên viết thư cho Thương Đạm Nhiên nói rằng ngày gần đây sẽ đến thăm Hội Kê Thương phủ, cho nên sáng sớm ngày 13 tháng tư, hai cha con Mục Kính Nham và Mục Chân Chân đến bến tàu kênh đào Tây Hưng cách xa nhà chừng ngoài mười dặm mua ba mươi cân dâu Bạch Sa và ba mươi cân sơn trà, mỗi loại để lại mười cân nhà dùng, còn lại bốn mươi cân sơn trà và quả dâu thì sai Thạch Song gánh theo Trương Nguyên đến Hội Kê Thương gia, Vũ Lăng cũng đi theo, Vũ Lăng mỗi tay xách theo một con ngỗng trắng lớn, hai con ngỗng cũng để biếu Thương gia. Ba người mướn một thuyền nhỏ ở cầu Bát Sĩ, chèo thuyền đến bến tàu ở bờ Đông Đại Trì, lần này không lên bờ ở vườn sau của Thương thị, không thể lần nào cũng đi cửa sau được. Đến trước cổng tòa nhà Thương thị, cổng mở ra hai cánh, người gác cổng thấy Sơn Âm Trương công tử đến, vội vàng đi vào thông báo. Trương Nguyên nhớ lại cảnh tượng mùa đông năm trước lần đầu tiên tới nơi này, tiểu Cảnh Huy lon ton ở phía trước, bất giác mỉm cười. Cảnh Lan, Cảnh Huy tỷ muội sớm đã đến kinh thành rồi, phỏng chừng tháng sau Nhị huynh Thương Chu Đức cũng muốn về Hội Kê. Thê tử của Thương Chu Đức là Kỳ thị nhờ một người anh họ của Thương Chu Đức tới đón Trương Nguyên đến chính sảnh ngồi uống trà, Trương Nguyên sai người hầu của Thương thị đem hai giỏ quả dâu và sơn trà mang vào, biếu Thương thị nữ quyến nếm quả tươi.
Người anh họ này của Thương Chu Đức là một lão tú tài khá cổ hủ, hỏi han Trương Nguyên mãi về cuộc thi huyện.
Hết thi phủ, lại bắt Trương Nguyên đọc hai quyển bát cổ văn thi phủ cho lão nghe. Lão tú tài này là sinh đồ năm đầu Vạn Lịch, hiểu biết về văn bát cổ đã hoàn toàn lạc hậu, nhưng lại bình luận hai cuốn văn bát cổ của Trương Nguyên chỗ này vế đối không xứng, chỗ kia bằng trắc không phù hợp, đối với biểu hiện trong chế nghệ và tư tưởng Chu lý học bất hòa của Trương Nguyên, lão tú tài này lại càng chân thành chỉ ra chỗ sai.
Trương Nguyên lắng nghe vô cùng kiên nhẫn, cũng liên tiếp gật đầu đồng tình, lão tú tài càng cao hứng nói chuyện. Lão nói với Trương Nguyên về cách nhìn của mình đối với sự vô vị tầm thường của nghĩa lý tứ thư, nói tới mức mặt mày hớn hở, càng nói về sau lại dậm chân chửi bới thậm tệ quan giám khảo, cảm thấy nhân tài là mình bị mai một quả thực là thiên cổ kỳ oan, y hai mươi hai tuổi bổ sinh đồ huyện học, sau đó tham gia thi hương lần thứ nhất, trong thời gian đó có đại tang hai lần, thiếu hai lớp chưa bổ sung. Từ năm thứ tư Vạn Lịch thi đến năm bốn mươi Vạn Lịch, nói cách khác năm trước y còn tham gia thi hương Hàng Châu, có thể nói rất có chí, già nhưng vẫn rất quyết tâm. Trương Nguyên lại kiên trì nghe được một hồi, cuối cùng cũng tuyệt vọng, không có tiểu Cảnh Huy đáng yêu báo tin, chắp nối nhân duyên, đổi cái lão nho cổ hủ ngồi ở chỗ này, hắn muốn gặp Thương Đạm Nhiên một chút cũng khó khăn, sớm biết như thế thì thà đi tới vườn sau để gặp nhau rồi.
Trương Nguyên đứng dậy cáo từ, lão tú tài kia giữ khách lại, nói:
- Ở lại đây dùng cơm trưa đi, lão phu sẽ tiếp đệ. Ta và đệ tuổi tuy rằng cách xa, nhưng lại ngang hàng, uống xoàng vài chén, tâm tình một phen bát cổ và khoa cử, mong rằng có ích nhỏ cho đệ.
Trương Nguyên vừa nghe thấy lão còn muốn tâm tình tiếp, liền khẩn trương từ chối khéo, nói hôm nay còn muốn đi bái kiến thày Vương Tư Nhâm, để hôm khác lại đến nghe lão dạy bảo, nói rồi dẫn Thạch Song, Vũ Lăng rầu rĩ đi ra, vài lần đến thương gia, lần này là vô vị nhất.
Một tỳ nữ đuổi theo ra cổng kêu:
- Trương công tử!
Trương Nguyên trong lòng vui mừng, quay lại thì thấy tỳ nữ kia tiến lên vén áo thi lễ, nói khẽ:
- Tiểu thư Đạm Nhiên nhà tỳ nữ mời Trương công tử đến cổng vườn sau gặp gỡ .
Trương Nguyên đang chờ câu nói này, từ Sơn Âm đến Hội Kê mặc dù không xa nhưng cũng không gần, chỉ ngồi trò chuyện với lão tú tài cổ hủ kia rồi về thì thật sự là mất hứng, hắn nghe vậy chợt cảm thấy tinh thần phấn chấn hẳn lên. “ Vườn sau gặp gỡ “ là từ ngữ cực kỳ mờ ám. Hắn gật đầu nói:
- Ta sẽ lên thuyền từ chỗ bến tàu rồi đi vòng qua.
Đợi khi Trương Nguyên đi thuyền mui đen đến bến tàu ở vườn sau của Trương thị, Thương Đạm Nhiên mặc áo màu tím nhạt, ống tay áo bó khít đã ngồi đợi sẵn dưới gốc cây đào ở bên bờ sông. Trương Nguyên nhảy lên bờ, đứng lại nhìn Thương Đạm Nhiên ở cách mấy trượng đúng là như đóa hoa sen nổi trên mặt nước, vẻ đẹp vô cùng trong sáng, thuần khiết.
Thương Đạm Nhiên thấy Trương Nguyên cứ nhìn mình không rời, sắc mặt không khỏi ửng đỏ, nàng vén áo thi lễ, nói khẽ:
- Trương công tử về luôn sao?
Trương Nguyên bước lại gần, hai tỳ nữ bên cạnh Thương Đạm Nhiên liền mím môi cười rồi lui ra, để tiện cho hai người nói chuyện.
Trương Nguyên đứng trước mặt Thương Đạm Nhiên, lần này đứng gần nên nhìn càng thêm rõ ràng. Vẻ đẹp của Thương Đạm Nhiên toát ra từ trong cốt cách, khuôn mặt dù vẽ cũng không đủ để lột tả hết được vẻ đẹp của nàng, tà áo tím với ống tay áo bó khít, lưng áo lại rộng thùng thình, áo được may bằng loại vải bông lụa Tùng Giang thượng đẳng, vô cùng mềm mại, không biết so với làn da của Đạm Nhiên thì cái nào mềm mịn hơn?
- Vốn tưởng rằng lần này tới không gặp được nàng, đang hồn bay phách lạc đây này, may quá lại được gặp nhau.
Trương Nguyên mỉm cười nói.
Đạm Nhiên có chút bối rối, giờ nàng lại không tự nhiên thoải mái như hồi lần đầu gặp Trương Nguyên ở Hãm Đào viên. Bởi vì lúc đó hai người chưa quen biết, Thương Đạm Nhiên phải kiêu ngạo, phải tao nhã, mà hiện giờ nàng và Trương Nguyên đã đính hôn, hai người tuy ái mộ lẫn nhau nhưng lại chưa quá quen thuộc với nhau.
Tình cảnh rất thân mật, đây chính là lúc tình cảm tinh tế. Thương Đạm Nhiên chúm chím cười hỏi:
- Trương công dụ, anh họ ta có phải đã nói chuyện khoa cử lận đận với chàng phải không?
Trương Nguyên cười nói:
- Nói nhiều lắm, còn nói với ta rằng sang năm nếu đỗ sinh đồ thì năm sau nữa huynh ấy sẽ cùng ta tham gia thi hương ở Hàng Châu. Huynh ấy ứng thí đã nhiều năm, chỗ nào cũng đều thông tỏ cả, huynh ấy có thể quan tâm giúp đỡ ta.
Thương Đạm Nhiên cười thành tiếng, hỏi:
- Chàng muốn đến sảnh vườn sau uống trà không?
Vừa từ cổng chính bước ra, giờ lại vào cổng sau, xem ra không hay lắm. Trương Nguyên tần ngần nói:
- Ở đây rất tốt, chúng ta cứ đứng nói chuyện.
Không biết vì sao, Đạm Nhiên thấy thiếu cái gì đó, khiến nàng không để thoải mái đối mặt Trương Nguyên, thiếu gì nhỉ? Bỗng nhiên nàng chợt ngộ ra là vì cô cháu gái Cảnh Huy không ở đó, nhớ lần đó Tiểu Huy bận rộn chuyển lời từ hai bên bức bình phong, chợt Trương Nguyên cười nói:
- Có phải nàng nhớ tới Cảnh Huy phải không? Mỗi lần chúng ta gặp gỡ đều có cô bé, lần này không có, có vẻ khó chịu đúng không.
Đạm Nhiên ngước lên, ánh mắt long lanh như nước hồ thu, làn môi khẽ cười, nói:
- Đúng là nhớ tới Tiểu Huy!
Trương Nguyên nói:
- Lần trước ở Hàng Châu, ta và nhị huynh mang theo Cảnh Lan, Cảnh Huy đi du ngoạn hồ Tây, tiểu Cảnh Huy nhiều lần nhắc tới nàng, nói rằng tiểu cô cô đã dạy chúng thơ về hồ Tây, nói rằng tiểu cô cô còn chưa đi du ngoạn hồ Tây.
Thương Đạm Nhiên nhíu đôi bờ mi thanh tú lại, nói:
- Chàng nói như vậy, thì thiếp lại càng nhớ hai chị em chúng hơn.
Trương Nguyên mỉm cười nói:
- Nếu thuận lợi, năm sau ta và nàng sẽ cùng vào kinh thăm bọn chúng.
Thương Đạm Nhiên trong lòng vui mừng, cúi đầu ừ một tiếng.
Thuyền bè qua lại Đông Đại trì, Đạm Nhiên tuy có bóng cây đào che khuất nhưng cũng không tiện đứng nói chuyện lâu. Trương Nguyên có thể gặp được nàng, nói dăm ba câu thì coi như đã mãn nguyện, hắn nói:
- Nàng về đi, ta còn phải đi phủ thày Vương Quý Trọng một chuyến.
Thương Đạm Nhiên hỏi nhỏ:
- Vậy khi nào chàng lại đến?
Trương Nguyên nói:
- Tháng sau ta đến trúc đình ở núi Bạch Mã để đọc sách, nàng thấy thế nào?
Thương Đạm Nhiên vui mừng nói:
- Được!
Trương Nguyên cười nói:
- Nàng biết đấy, ta phải dưỡng mắt, nói là đọc sách nhưng kỳ thực là phải có người đọc cho ta nghe, tháng sau khi ta tới thì ai đọc sách cho ta nghe?
Thương Đạm Nhiên đỏ bừng hai gò má, e lệ nói:
- Thiếp đọc cho chàng nghe!
Trương Nguyên rất vui mừng, chắp tay nói:
- Nương tử chớ có nuốt lời!
Đạm Nhiên vô cùng xấu hổ, quay lưng đi, nghe Trương Nguyên nói vọng theo:
- Vậy ta cũng đi về đây!
Nàng ừ một tiếng, lát sau quay người lại, thấy Trương Nguyên đã lên con thuyền mui đen, đứng ở mui thuyền vòng tay thi lễ với nàng, nàng cũng vội vén áo thi lễ, mắt nhìn con thuyền đi xa dần, tâm trạng trở nên trống vắng, lại nghĩ tới việc mình đã đồng ý đọc sách cho hắn nghe, nàng vừa xấu hổ lại vừa chờ mong, Trương Nguyên thì không xấu hổ mà chỉ chờ mong. Ngày mùa hè ở đình trúc lưng chừng núi Bạch Mã nghe Đạm Nhiên đọc sách, thật là sự hưởng thụ đẹp biết chừng nào, giọng nói mềm mại uyển chuyển của Thương Đạm Nhiên cực kỳ êm tai, chỉ e đến lúc đó chỉ mải nghe giọng của nàng mà quên mất ý tứ câu chữ của cuốn sách, ban đầu nên để nàng đọc cuốn gì đây?
Trương Nguyên đột nhiên gõ mạnh một cái vào trán mình, Vũ Lăng đứng bên cạnh vội hỏi:
- Thiếu gia làm sao vậy?
Trương Nguyên cười nói:
- Không có gì, tống đi rồi.
Vũ Lăng tò mò không biết thiếu gia gõ trán rồi tống cái gì đi!
Đến bến Hạnh Hoa Tự, Trương Nguyên lên bờ đi đến phủ thầy Vương, lão gác cổng nói rằng lão gia vẫn chưa từ Tiêu Sơn trở về, Trương Nguyên không vào trong phủ, trở về thuyền mui đen, người phu chèo thuyền chèo về phía Sơn Âm, có lúc còn nghe được tiếng tiếng đáy thuyền kêu ‘soạt soạt’, người phu chèo thuyền vội chèo ra phía giữa sông, mặt mày nhăn nhó nói:
- Hôm nay nếu như lại không mưa thì sông sắp cạn tới đáy rồi.
- Trương Nguyên, con viết bát cổ văn của quyển ‘Triệu mạnh chi sở’ ra, Anh Tư muốn xem.
Trương Nguyên vốn là vì chuyện Vương lão sư biết Anh Tư sư muội mô phỏng đề cho hắn mà có chút lo sợ bất an, nhưng Vương lão sư lại không hề để ý, ngược lại còn nói thẳng Anh Tư sư muội muốn xem bài bát cổ văn khác của hắn, ý tứ của Vương lão sư cũng thật khó đoán.
Trương Nguyên liền đến thư phòng ở sân trước, mài nửa nghiên mực, viết ra bát cổ văn thể tao phú của cuốn ‘Triệu mạnh chi sở’, Vương Tư Nhâm nhìn hắn viết, tiện thể chỉ bảo một chút thư pháp của hắn, chợt nghe tiếng bước chân dồn dập, có một giọng già nua khàn khàn từ phía cửa sảnh truyền tới:
- Lão gia lão gia!
Vương Tư Nhâm giật mình, vội đi ra khỏi thư phòng, hỏi:
- Vương Phúc, sao ngươi lại đến đây?
Vương Phúc là lão bộc đi theo hầu trưởng nữ của lão xuất giá đến Tiêu Sơn Trần thị, hai tháng trước cũng là Vương Phúc về báo tin nói rằng Trần cô gia bệnh nặng, lão vội đi thăm viếng, ở lại Tiêu Sơn gần một tháng, con rể Trần Thụ Hặc bệnh tình cũng thuyên giảm, lão cũng không thể cứ ở Tiêu Sơn mãi, nên trở về Hội Kê. Giờ chưa tới một tháng lại thấy Vương Phúc vội vội vàng vàng tới, thật khiến lão hết hồn. Giờ đây lão không muốn nhìn thấy nhất chính là lão bộc Vương Phúc. Lão bộc Vương Phúc đầu tóc hoa râm vẻ mặt hoảng loạn bẩm báo:
- Lão gia, Trần cô gia e không xong rồi, đêm qua nôn ra rất nhiều máu, người cũng đã hôn mê, tiểu thư khóc lóc lắm, lão gia mau tới xem thế nào.
Vương Tư Nhâm thở dài một tiếng quay về thư phòng nâng chung trà lên uống. Vương phúc đi theo vào, lau mồ hôi trên trán, chờ đợi lão gia ra lệnh, Trương Nguyên lúc này cũng đứng lên, đứng hầu một bên.
Vương Tư Nhâm uống hai hớp trà, nói:
- Có gấp gáp cũng vô dụng, ta cũng không phải thầy thuốc, Tiêu Sơn cũng không phải chạy đi có thể đến đấy ngay được.
Lão chậm rãi nói vài câu, bỗng nhiên xúc động phẫn nộ đứng lên giận dữ nói:
- Trần Thụ Hặc khi đính hôn với Tĩnh Thục đã có bệnh phổi, lại giấu diếm không nói, đây không phải hại người sao!
Trương Nguyên nghĩ thầm:
- Thổ huyết nhiều hẳn là bệnh lao phổi thời kỳ cuối, không thể cứu được, tỷ tỷ của Anh Tư sư muội mới xuất giá năm kia, giờ mới chừng hai mươi tuổi đã thành quả phụ, thật sự là bi kịch.
Vương Tư Nhâm dặn dò Vương Phúc đi nghỉ trước, đợi dùng cơm trưa xong hãy đi Tiêu Sơn. Vương Phúc đang định rời khỏi thư phòng, thì Vương phu nhân và Anh Tư tiểu thư vội vàng từ nội viện đi tới, theo sau còn có hai con út của Vương Tư Nhâm. Vương phu nhân vội hỏi:
- Vương phúc, cô gia thế nào?
Vương phúc nói:
- Cô gia đêm qua thổ huyết, người đã hôn mê bất tỉnh, lão nô đi suốt đêm về báo tin.
Vương phu nhân bật khóc, Vương Anh Tư cũng khóc theo, hai tiểu Vương công tử oa oa khóc lớn.
Trương Nguyên khom người hỏi Vương Tư Nhâm: - Thày có điều gì dặn dò chỉ bảo học sinh không ạ?
Vương Tư Nhâm nói:
- Con về đi, vốn muốn giữ con ở lại dùng cơm, giờ đành khất để khi khác vậy.
Trương Nguyên nói:
- Học sinh muốn cùng thày đi Tiêu Sơn thăm bệnh!
Vương Tư Nhâm nói:
- Không cần, con cứ về an tâm đọc sách đi!
Trương Nguyên nói:
- Nếu như Trần công tử mắc bệnh lao phổi thì thày cũng phải lưu ý phòng bị lây nhiễm, thày phải mang theo an tức hương (cây cánh kiến trắng) để xua đuổi vi trùng giải uế.
Vương Tư Nhâm cười cười nói:
- Con thật ra học nhiều biết rộng, điều này ta cũng biết, ta trước kia cũng không xem sách thuốc, gần đây lại xem không ít, sắp thành lương y rồi.
Trương Nguyên cáo từ ra về, cùng Vũ Lăng, Mục Kính Nham đi bộ về Sơn Âm, mới đến trước cửa nhà, đã thấy một người đàn ông ăn vận như kiệu phu từ trong cửa trúc đi ra, hỏi ra mới biết là tỷ phu Lục Thao nhờ kiệu phu đưa thư tới. Trương Nguyên liền vào nội viện, tỷ tỷ Trương Nhược Hi đem thư cho hắn xem, Lục Thao trong thư nói rằng đệ đệ của mình là Lục Dưỡng Phương đã xuất ngục, hiện đang đóng cửa nghiền ngẫm lỗi lầm, phụ thân Triệu Khôn ở Hoa Đình vẫn chưa gặp được Đổng Kỳ Hưng nên đã mau chóng quay về phủ, các mặt khác đều tốt, Nhược Hi không cần bận lòng. Trương mẫu Lã thị cũng không biết chuyện Lục Dưỡng Phương ngồi tù, lúc này nhìn thấy thư mới kinh sợ hỏi nguyên cớ. Trương Nhược Hi liền nói sơ qua rằng Lục Dưỡng Phương mưu đoạt tỳ nữ của người khác không được nên bị kiện bỏ tù. Trương mẫu Lã thị lắc đầu nói:
- Đều là cùng cha mẹ sinh ra mà Lục Thao lương thiện đứng đắn còn em trai Lục Dưỡng Phương sao lại xằng bậy như thế!
Sau bữa trưa, Trương Nhược Hi đến thư phòng ở tây lầu viết thư trả lời cho phu quân Lục Thao, hỏi Trương Nguyên khi nào viết thư cho Dương Thạch Hương?
Trương Nguyên nói:
- Đợi thi phủ yết bảng xong đệ mới viết thư, như vậy mới có chuyện để viết, chứ cố ý viết thư hỏi Dương Thạch Hương về gia sự tỷ phu thì cũng ngại.
Trương Nhược Hi gật đầu nói:
- Nói cũng phải, vậy thì tỷ viết thư trả lời trước.
Viết xong thư, nàng sai Thạch Song đi tìm kiệu phu nhờ gửi thư tới Thanh Phổ, năm nay gửi thư cũng đắt, gửi phong thư này phải trả kiệu phu ba hào bạc.
Thi phủ phải tới hạ tuần tháng này mới yết bảng, tuy nói Vương Tư Nhâm đoán chừng Trương Nguyên sẽ đỗ đầu, nhưng chưa yết bảng thì vẫn không thể an tâm. Mấy ngày này Trương Nguyên cũng không làm bát cổ văn mỗi ngày giống như trước kia, chỉ để tỷ tỷ đọc cho hắn vài trang 《 Chiêu minh văn tuyển 》, lại chép bảng chữ mẫu nửa canh giờ, thời gian còn lại thì xem thợ làm nhà ngay ở vườn sau. Tòa lầu nhỏ chuyên bằng gỗ này đã xây xong, dự tính là tam doanh hai tầng, bên cạnh còn có tai phòng, về sau có thể tụ tập bạn bè ăn uống tiệc rượu tại đây, cũng có thể ở được mười mấy người tới thi phủ. Hôm đó Trương Nguyên viết thư cho Thương Đạm Nhiên nói rằng ngày gần đây sẽ đến thăm Hội Kê Thương phủ, cho nên sáng sớm ngày 13 tháng tư, hai cha con Mục Kính Nham và Mục Chân Chân đến bến tàu kênh đào Tây Hưng cách xa nhà chừng ngoài mười dặm mua ba mươi cân dâu Bạch Sa và ba mươi cân sơn trà, mỗi loại để lại mười cân nhà dùng, còn lại bốn mươi cân sơn trà và quả dâu thì sai Thạch Song gánh theo Trương Nguyên đến Hội Kê Thương gia, Vũ Lăng cũng đi theo, Vũ Lăng mỗi tay xách theo một con ngỗng trắng lớn, hai con ngỗng cũng để biếu Thương gia. Ba người mướn một thuyền nhỏ ở cầu Bát Sĩ, chèo thuyền đến bến tàu ở bờ Đông Đại Trì, lần này không lên bờ ở vườn sau của Thương thị, không thể lần nào cũng đi cửa sau được. Đến trước cổng tòa nhà Thương thị, cổng mở ra hai cánh, người gác cổng thấy Sơn Âm Trương công tử đến, vội vàng đi vào thông báo. Trương Nguyên nhớ lại cảnh tượng mùa đông năm trước lần đầu tiên tới nơi này, tiểu Cảnh Huy lon ton ở phía trước, bất giác mỉm cười. Cảnh Lan, Cảnh Huy tỷ muội sớm đã đến kinh thành rồi, phỏng chừng tháng sau Nhị huynh Thương Chu Đức cũng muốn về Hội Kê. Thê tử của Thương Chu Đức là Kỳ thị nhờ một người anh họ của Thương Chu Đức tới đón Trương Nguyên đến chính sảnh ngồi uống trà, Trương Nguyên sai người hầu của Thương thị đem hai giỏ quả dâu và sơn trà mang vào, biếu Thương thị nữ quyến nếm quả tươi.
Người anh họ này của Thương Chu Đức là một lão tú tài khá cổ hủ, hỏi han Trương Nguyên mãi về cuộc thi huyện.
Hết thi phủ, lại bắt Trương Nguyên đọc hai quyển bát cổ văn thi phủ cho lão nghe. Lão tú tài này là sinh đồ năm đầu Vạn Lịch, hiểu biết về văn bát cổ đã hoàn toàn lạc hậu, nhưng lại bình luận hai cuốn văn bát cổ của Trương Nguyên chỗ này vế đối không xứng, chỗ kia bằng trắc không phù hợp, đối với biểu hiện trong chế nghệ và tư tưởng Chu lý học bất hòa của Trương Nguyên, lão tú tài này lại càng chân thành chỉ ra chỗ sai.
Trương Nguyên lắng nghe vô cùng kiên nhẫn, cũng liên tiếp gật đầu đồng tình, lão tú tài càng cao hứng nói chuyện. Lão nói với Trương Nguyên về cách nhìn của mình đối với sự vô vị tầm thường của nghĩa lý tứ thư, nói tới mức mặt mày hớn hở, càng nói về sau lại dậm chân chửi bới thậm tệ quan giám khảo, cảm thấy nhân tài là mình bị mai một quả thực là thiên cổ kỳ oan, y hai mươi hai tuổi bổ sinh đồ huyện học, sau đó tham gia thi hương lần thứ nhất, trong thời gian đó có đại tang hai lần, thiếu hai lớp chưa bổ sung. Từ năm thứ tư Vạn Lịch thi đến năm bốn mươi Vạn Lịch, nói cách khác năm trước y còn tham gia thi hương Hàng Châu, có thể nói rất có chí, già nhưng vẫn rất quyết tâm. Trương Nguyên lại kiên trì nghe được một hồi, cuối cùng cũng tuyệt vọng, không có tiểu Cảnh Huy đáng yêu báo tin, chắp nối nhân duyên, đổi cái lão nho cổ hủ ngồi ở chỗ này, hắn muốn gặp Thương Đạm Nhiên một chút cũng khó khăn, sớm biết như thế thì thà đi tới vườn sau để gặp nhau rồi.
Trương Nguyên đứng dậy cáo từ, lão tú tài kia giữ khách lại, nói:
- Ở lại đây dùng cơm trưa đi, lão phu sẽ tiếp đệ. Ta và đệ tuổi tuy rằng cách xa, nhưng lại ngang hàng, uống xoàng vài chén, tâm tình một phen bát cổ và khoa cử, mong rằng có ích nhỏ cho đệ.
Trương Nguyên vừa nghe thấy lão còn muốn tâm tình tiếp, liền khẩn trương từ chối khéo, nói hôm nay còn muốn đi bái kiến thày Vương Tư Nhâm, để hôm khác lại đến nghe lão dạy bảo, nói rồi dẫn Thạch Song, Vũ Lăng rầu rĩ đi ra, vài lần đến thương gia, lần này là vô vị nhất.
Một tỳ nữ đuổi theo ra cổng kêu:
- Trương công tử!
Trương Nguyên trong lòng vui mừng, quay lại thì thấy tỳ nữ kia tiến lên vén áo thi lễ, nói khẽ:
- Tiểu thư Đạm Nhiên nhà tỳ nữ mời Trương công tử đến cổng vườn sau gặp gỡ .
Trương Nguyên đang chờ câu nói này, từ Sơn Âm đến Hội Kê mặc dù không xa nhưng cũng không gần, chỉ ngồi trò chuyện với lão tú tài cổ hủ kia rồi về thì thật sự là mất hứng, hắn nghe vậy chợt cảm thấy tinh thần phấn chấn hẳn lên. “ Vườn sau gặp gỡ “ là từ ngữ cực kỳ mờ ám. Hắn gật đầu nói:
- Ta sẽ lên thuyền từ chỗ bến tàu rồi đi vòng qua.
Đợi khi Trương Nguyên đi thuyền mui đen đến bến tàu ở vườn sau của Trương thị, Thương Đạm Nhiên mặc áo màu tím nhạt, ống tay áo bó khít đã ngồi đợi sẵn dưới gốc cây đào ở bên bờ sông. Trương Nguyên nhảy lên bờ, đứng lại nhìn Thương Đạm Nhiên ở cách mấy trượng đúng là như đóa hoa sen nổi trên mặt nước, vẻ đẹp vô cùng trong sáng, thuần khiết.
Thương Đạm Nhiên thấy Trương Nguyên cứ nhìn mình không rời, sắc mặt không khỏi ửng đỏ, nàng vén áo thi lễ, nói khẽ:
- Trương công tử về luôn sao?
Trương Nguyên bước lại gần, hai tỳ nữ bên cạnh Thương Đạm Nhiên liền mím môi cười rồi lui ra, để tiện cho hai người nói chuyện.
Trương Nguyên đứng trước mặt Thương Đạm Nhiên, lần này đứng gần nên nhìn càng thêm rõ ràng. Vẻ đẹp của Thương Đạm Nhiên toát ra từ trong cốt cách, khuôn mặt dù vẽ cũng không đủ để lột tả hết được vẻ đẹp của nàng, tà áo tím với ống tay áo bó khít, lưng áo lại rộng thùng thình, áo được may bằng loại vải bông lụa Tùng Giang thượng đẳng, vô cùng mềm mại, không biết so với làn da của Đạm Nhiên thì cái nào mềm mịn hơn?
- Vốn tưởng rằng lần này tới không gặp được nàng, đang hồn bay phách lạc đây này, may quá lại được gặp nhau.
Trương Nguyên mỉm cười nói.
Đạm Nhiên có chút bối rối, giờ nàng lại không tự nhiên thoải mái như hồi lần đầu gặp Trương Nguyên ở Hãm Đào viên. Bởi vì lúc đó hai người chưa quen biết, Thương Đạm Nhiên phải kiêu ngạo, phải tao nhã, mà hiện giờ nàng và Trương Nguyên đã đính hôn, hai người tuy ái mộ lẫn nhau nhưng lại chưa quá quen thuộc với nhau.
Tình cảnh rất thân mật, đây chính là lúc tình cảm tinh tế. Thương Đạm Nhiên chúm chím cười hỏi:
- Trương công dụ, anh họ ta có phải đã nói chuyện khoa cử lận đận với chàng phải không?
Trương Nguyên cười nói:
- Nói nhiều lắm, còn nói với ta rằng sang năm nếu đỗ sinh đồ thì năm sau nữa huynh ấy sẽ cùng ta tham gia thi hương ở Hàng Châu. Huynh ấy ứng thí đã nhiều năm, chỗ nào cũng đều thông tỏ cả, huynh ấy có thể quan tâm giúp đỡ ta.
Thương Đạm Nhiên cười thành tiếng, hỏi:
- Chàng muốn đến sảnh vườn sau uống trà không?
Vừa từ cổng chính bước ra, giờ lại vào cổng sau, xem ra không hay lắm. Trương Nguyên tần ngần nói:
- Ở đây rất tốt, chúng ta cứ đứng nói chuyện.
Không biết vì sao, Đạm Nhiên thấy thiếu cái gì đó, khiến nàng không để thoải mái đối mặt Trương Nguyên, thiếu gì nhỉ? Bỗng nhiên nàng chợt ngộ ra là vì cô cháu gái Cảnh Huy không ở đó, nhớ lần đó Tiểu Huy bận rộn chuyển lời từ hai bên bức bình phong, chợt Trương Nguyên cười nói:
- Có phải nàng nhớ tới Cảnh Huy phải không? Mỗi lần chúng ta gặp gỡ đều có cô bé, lần này không có, có vẻ khó chịu đúng không.
Đạm Nhiên ngước lên, ánh mắt long lanh như nước hồ thu, làn môi khẽ cười, nói:
- Đúng là nhớ tới Tiểu Huy!
Trương Nguyên nói:
- Lần trước ở Hàng Châu, ta và nhị huynh mang theo Cảnh Lan, Cảnh Huy đi du ngoạn hồ Tây, tiểu Cảnh Huy nhiều lần nhắc tới nàng, nói rằng tiểu cô cô đã dạy chúng thơ về hồ Tây, nói rằng tiểu cô cô còn chưa đi du ngoạn hồ Tây.
Thương Đạm Nhiên nhíu đôi bờ mi thanh tú lại, nói:
- Chàng nói như vậy, thì thiếp lại càng nhớ hai chị em chúng hơn.
Trương Nguyên mỉm cười nói:
- Nếu thuận lợi, năm sau ta và nàng sẽ cùng vào kinh thăm bọn chúng.
Thương Đạm Nhiên trong lòng vui mừng, cúi đầu ừ một tiếng.
Thuyền bè qua lại Đông Đại trì, Đạm Nhiên tuy có bóng cây đào che khuất nhưng cũng không tiện đứng nói chuyện lâu. Trương Nguyên có thể gặp được nàng, nói dăm ba câu thì coi như đã mãn nguyện, hắn nói:
- Nàng về đi, ta còn phải đi phủ thày Vương Quý Trọng một chuyến.
Thương Đạm Nhiên hỏi nhỏ:
- Vậy khi nào chàng lại đến?
Trương Nguyên nói:
- Tháng sau ta đến trúc đình ở núi Bạch Mã để đọc sách, nàng thấy thế nào?
Thương Đạm Nhiên vui mừng nói:
- Được!
Trương Nguyên cười nói:
- Nàng biết đấy, ta phải dưỡng mắt, nói là đọc sách nhưng kỳ thực là phải có người đọc cho ta nghe, tháng sau khi ta tới thì ai đọc sách cho ta nghe?
Thương Đạm Nhiên đỏ bừng hai gò má, e lệ nói:
- Thiếp đọc cho chàng nghe!
Trương Nguyên rất vui mừng, chắp tay nói:
- Nương tử chớ có nuốt lời!
Đạm Nhiên vô cùng xấu hổ, quay lưng đi, nghe Trương Nguyên nói vọng theo:
- Vậy ta cũng đi về đây!
Nàng ừ một tiếng, lát sau quay người lại, thấy Trương Nguyên đã lên con thuyền mui đen, đứng ở mui thuyền vòng tay thi lễ với nàng, nàng cũng vội vén áo thi lễ, mắt nhìn con thuyền đi xa dần, tâm trạng trở nên trống vắng, lại nghĩ tới việc mình đã đồng ý đọc sách cho hắn nghe, nàng vừa xấu hổ lại vừa chờ mong, Trương Nguyên thì không xấu hổ mà chỉ chờ mong. Ngày mùa hè ở đình trúc lưng chừng núi Bạch Mã nghe Đạm Nhiên đọc sách, thật là sự hưởng thụ đẹp biết chừng nào, giọng nói mềm mại uyển chuyển của Thương Đạm Nhiên cực kỳ êm tai, chỉ e đến lúc đó chỉ mải nghe giọng của nàng mà quên mất ý tứ câu chữ của cuốn sách, ban đầu nên để nàng đọc cuốn gì đây?
Trương Nguyên đột nhiên gõ mạnh một cái vào trán mình, Vũ Lăng đứng bên cạnh vội hỏi:
- Thiếu gia làm sao vậy?
Trương Nguyên cười nói:
- Không có gì, tống đi rồi.
Vũ Lăng tò mò không biết thiếu gia gõ trán rồi tống cái gì đi!
Đến bến Hạnh Hoa Tự, Trương Nguyên lên bờ đi đến phủ thầy Vương, lão gác cổng nói rằng lão gia vẫn chưa từ Tiêu Sơn trở về, Trương Nguyên không vào trong phủ, trở về thuyền mui đen, người phu chèo thuyền chèo về phía Sơn Âm, có lúc còn nghe được tiếng tiếng đáy thuyền kêu ‘soạt soạt’, người phu chèo thuyền vội chèo ra phía giữa sông, mặt mày nhăn nhó nói:
- Hôm nay nếu như lại không mưa thì sông sắp cạn tới đáy rồi.
Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.net
Dtruyen.com đổi tên miền thành Dtruyen.net. Độc giả ghi nhớ để truy cập.